Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ontap NV9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.05 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Đề 2: (2/22 đề kiểm tra tổng hợp) </b>


Câu 1/Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
<i>Nao nao dòng nước uốn quanh</i>


<i>Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang</i>
<i>Sè sè nắm đất bên đường</i>


<i>Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh</i>


(Truyện Kiều – Nguyễn Du)


Câu 2/ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong cuộc
sống.


Hãy viết một đoạn văn hay bài văn ngắn (khoảng 20 dịng) trình bày suy nghĩ của em về tính tự lập của
các bạn học sinh hiện nay.


<i><b> Câu3/:Phần lớn các truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 9 đều viết về cuộc sống và</b></i>
con người Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975. Qua những tác phẩm ấy, cùng với hiểu biết của em về lịch
sử dân tộc giai đoạn 1945-1975, em hình dung và cảm nhận như thế nào về cuộc sống của đất nước, con
người trong giai đoạn đó?


Gợi ý
<b>Câu1/ </b>


Trong đoạn thơ:


<i>Nao nao dòng nước uốn quanh</i>
<i>Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang</i>



<i>Sè sè nắm đất bên đường</i>
<i>Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh</i>


(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Tác giả đã sử dụng liên tiếp một loạt từ láy: “nao nao”, “nho nhỏ”, “dầu dầut”, “sè sè”, việc dùng từ của
thi nhân vừa chính xác vừa tinh tế , vừa có tác dụng gợi nhiều cảm xúc cho người đọc. Các từ láy vừa gợi tả
được hình ảnh sự vật, vừa thể hiện tâm trạng con người.


-Trong hai câu thơ đầu, hai từ láy “nao nao”, “nho nhỏ” đã gợi tả được cảnh sắc mùa xuân lúc chị em Thúy
Kiều du xuân trở về .Cảnh vẫn mang cái nét thanh tao, trong trẻo của mùa xuân ,rất êm dịu:một nhịp cầu nho
nhỏ, xinh xinh, một khe nước nhỏ. Cử động cũng rất nhẹ nhàng: dòng nước uốn quanh. Một bức tranh thật
tĩnh lặng nhuốm đầy tâm trạng. Chính việc sử dụng từ láy “nao nao” đã gợi được cảm giác bâng khuâng, xao
xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. Dòng nước uốn quanh
“nao nao” như báo trước sau ngay lúc này thôi, Kiều sẽ gặp nấm mộ Đạm Tiên, sẽ gặp chàng thư sinh
“phong tư tài mạo tót vời” – Kim Trọng.


-Ở hai câu thơ sau, dường như cảnh vật đã thay đổi hẳn nhuốm một màu sắc thê lương , u ám:
<i>Sè sè nắm đất bên đường</i>


<i>Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh</i>


Hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” vừa gợi được hình ảnh một nấm mồ quá thấp , nhỏ bé, lẻ loi, đơn độc , lạc
lõng giữa ngày lễ tảo mộ; một nấm mộ chôn cất vội vàng qua qt , khơng ai chăm sóc. Thật tội nghiệp và
đáng thương cho thân phận người nằm dưới mộ. Bức tranh cảnh vật sao mà thê lương , ảm đạm đến thế.
Chính hai từ láy “sè sè”, “dầu dầu” đã nhuốm màu sắc u ám lên cảnh vật, chuẩn bị cho sự xuất hiện những
hình ảnh của “âm khí nặng nề” trong những câu thơ tiếp theo.


Câu 2/


Cần bảo đảm các yêu cầu:



-Văn bản là một đoạn văn hoặc một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng)
-Nội dung : Suy nghĩ về tính tự lập của học sinh hiện nay.


-Hành văn : rõ ràng , chính xác, sinh động , mạch lạc và chặt chẽ.
Một số gợi ý:


+ Tự lập là một trong những yếu tố cần thiết làm nên sự thành công trong học tập cũng như trong
cuộc sống.


+ Trong học tập, người học sinh có tính tự lập sẽ có thái độ chủ động, tích cực, có động cơ và mục
đích học tập rõ ràng, đúng đắn . Từ đó , nó sẽ giúp cho học sinh tìm được phương pháp học tập tốt. Kiến thức
tiếp thu được vững chắc. Bản lĩnh được nâng cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

không chăm ngoan, không học bài, không chuẩn bị bài. Kết quả : những học sinh đó thường rơi vào loại yếu ,
kém cả về hạnh kiểm và học tập.


+Học sinh cần phải rèn luyện tính tự lập trong học tập vì điều đó vừa giúp học sinh có thái độ chủ
động, có hứng thú trong học tập,vừa tạo cho học sinh có bản lĩnh vững chắc khi tiếp thu tri thức và giải quyết
vấn đề . Tự lập không phải là cô lập, không loại trừ sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn của bạn bè, thầy cô khi
cần thiết, phù hợp và đúng mức.


+ Tính tự lập trong học tập là tiền đề để tạo nên sự tự lập trong cuộc sống. Điều đó, là một yếu tố rất
quan trọng giúp cho học sinh có được tương lai thành đạt. Tính tự lập là một đức tính vơ cùng quan trọng mà
học sinh cần có, vì khơng phải lúc nào cha mẹ , bạn bè và thầy cô cũng ở bên cạnh họ để giúp đỡ họ. Nếu
khơng có tính tự lập, khi ra đời học sinh sẽ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nỗi , thiếu
kiềm chế.


<b>Câu 3/ </b>



-Xác định các truyện, nội dung của từng truyện.


-Điểm nổi bật của giai đoạn lịch sử (1945 -1975 ):hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ
cứu nước.


-Con người trong giai đoạn ấy : gồm các tầng lớp, các thế hệ ,những biểu hiện tinh thần, hành
động


- Chú ý thế hệ trẻ.


*Những truyện ngắn đã học : Làng (Kim lân),Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang sáng), Lặng lẽ Sapa
(Nguyễn Thành Long) , Những ngôi sa xa xôi (Lê minh Khuê): tập trung thể hiện cuộc sống của đất
nước, con người Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975.


-Qua những tác phẩm này, ta có thể hình dung phần nào về đất nước và con người trong giai đoạn lịch
sử ấy. Giai đoạn lịch sử nổi bật với 2 cuộc kháng chiến đầy gian khổ, hy sinh nhưng cũng rất anh dũng.
*+Các tác phẩm đã cho ta hình dung được về cuộc chiến tranh nhân dân ở mọi miền đất nước,
<b>với sự tham gia của đông đảo các tầng lớp, thế hệ</b> . Truyện “Làng” của Kim Lân viết về đề tài nông
dân và kháng chiến trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật chính của
truyện là ơng Hai, một lão nơng, cần cù , chất phác, giàu lòng yêu quê hương đất nước. Ơng gắn bó với
cách mạng, quyết tâm đi theo kháng chiến, trung thành tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt của Cụ Hồ
Chí Minh. Những con người trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là hình ảnh những con
người mới đã sống đẹp , giàu tình nhân ái, hết lòng phục vụ đất nước và nhân dân. Sống nơi lặng lẽ non
xanh nhưng họ chẳng lặng lẽ chút nào! Trái lại cuộc đời của họ vô cùng sơi nổi, đầy tâm huyết và giàu
nhiệt tình cách mạng. Họ là những con người đang sống và cống hiến giữa Sa Pa lặng lẽ góp phần vào
cơng cuộc xây dựng đất nước và sự nghiệp giải phóng miền Nam trong thời chống Mỹ. Nhân vật Thu
trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là nữ chiến sĩ giao liên trong kháng chiến
chống Mĩ ở chiến trường miền Nam đang đi tiếp con đường chiến đấu gian khổ, vô cùng oanh liệt vẻ
vang của cha anh dào dạt sức sống trẻ trung và dũng mãnh.Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê
Minh Khuê đã làm sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và những chiến cơng phi thường của tổ trinh sát mặt


đường trên tuyến đường Trường Sơn thời đánh Mĩ của Định, Nho, của chị Thao, của hàng vạn cô thanh
niên xung phong .


+Một vài truyện cũng phác họa cuộc sống lao động, từ một làng quê trong những năm kháng chiến
chống Pháp (truyện Làng –Kim Lân) đến công việc thầm lặng của những người làm cơng tác khí tượng
trên đỉnh núi cao Hồng Liên Sơn (Lặng lẽ Sapa - Nguyễn Thành Long)


+Đặc biệt các tác phẩm đã tập trung thể hiện thành cơng hình ảnh những con người Việt Nam
<b>thuộc nhiều lứa tuổi , tầng lớp, nghề nghiệp, bình thường , giản dị mà lại rất cao đẹp.</b>


 Đó là người nơng dân như ông Hai (truyện Làng – Kim Lân) phải rời làng đi tản cư mà không
lúc nào nguôi nhớ về làng quê với tất cả niềm yêu mến , tự hào, đồng thời tình yêu làng quê đã
được nâng lên thành tình yêu nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 Nổi bật là hình ảnh thế hệ trẻ trong kháng chiến, với chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm, tinh
thần trách nhiệm và ý thức công dân, đồng thời lại rất hồn nhiên, trong sáng, giàu tình cảm:
- Truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa” của Nguyễn Thành Long viết về một mảng hiện thực miền đất Sapa trong


giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, thiên truyện như
muốn nói với ta rằng: bên trong vẻ lặng lẽ của núi rừng, cuộc sống ở đây chứa bao vẻ đẹp đáng u,
đang có khơng ít sự hy sinh thầm lặng . Dù được miêu tả nhiều hay ít, trực tiếp hay gián tiếp, nhân vật
nào của “Lặng lẽ Sapa” cũng hiện lên với nét đẹp cao quý đáng khâm phục . Trong đó, anh thanh niên
làm cơng tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu có những suy nghĩ ,việc làm, cách sống đẹp và đầy ý nghĩa.
Truyện ngắn này nhà văn như muốn khẳng định: Cuộc sống của chúng ta được làm nên từ bao phấn
đấu hy sinh lớn lao và thầm lặng. Những con người cần mẫn nhiệt tình như anh thanh niên ấy thật đáng
trân trọng,thật đáng yêu.


- Truyện “Những ngôi sao xa xôi” được viết năm 1971, lúc cuộc kháng chiếnchống Mĩ của dân tộc đang
diễn ra ác liệt . Cũng như bao sáng tác thơ văn thời ấy, đều ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ca
ngợi những phẩm chất cao cả của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Truyện kể về


cuộc sống chiến đấu gian khổ hiểm nguy nhưng tâm hồn trong sáng, hồn nhiên , lạc quan của ba cô gái
thanh niên xung phong( là Định , Nho và Thao) ở “tổ trinh sát mặt đường” tại một trọng điểm trên
tuyến đường Trường Sơn . Mặc dù công việc của họ rất hiểm nguy- luôn giáp mặt với đạn bom và cái
chết- nhưng vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và nhiều mơ mộng..Đó chính là
hình ảnh đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm sáu mươi bảy mươi của thế kỉ XX.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×