Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.54 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THIỆU HÓA TRƯỜNG TH- THIỆU KHÁNH ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 5 Năm học 2011-2012 Câu 1: ( 2đ) Tìm 2 số tự nhiên liên tiếp m và n biết: m < 16,27569 < n. Đáp số: Câu 2: ( 2đ) Cho dãy số tự nhiên liên tiếp: 1,2,3,4, …….,1999. Hỏi dãy số trên có bao nhiêu chữ số? Đáp số: 1 số xax Câu 3: (2đ) Tìm số abc biết số đó bằng 5 Đáp số: Câu 4: (2đ) : Một học sinh khi nhân một số với 1007đã quên viết hai chữ số 0 của số 1007 nên tích số giảm đi 3153150đơn vị. Tìm số đó? Đáp số: Câu 5: (2đ) Viết thêm 4 số hạng của dãy số sau: 1, 4, 9, 16, 25, 36,……,…..,……,….., Đáp số: Câu 6 ( 2đ): Học kỳ này lớp Bình có 4 bài kiểm tra toán. Sau 3 bài kiểm tra, Bình tính điểm trung bình thì được 6 điểm. Để trung bình điểm kiểm tra toán của cả 4 bài là 7 điểm thì đến bài kiểm tra toán thứ tư Bình phải được mấy điểm? Đáp số: Câu 7 (2đ): Có 15 công nhân cùng làm một công việc . Họ sẽ hoàn thành công việc đó trong 20 ngày. Sau khi cùng làm dược 6 ngày thì có 5 công nhân phải chuyển đi làm việc khác . Hỏi các công nhân còn lại phải làm tiếp trong bao nhiêu ngày nữa thì mới hoàn thành công việc đó? ( Sức lao động của mỗi người là như nhau) Đáp số: Câu 8( 2đ): Hiện nay tổng số tuổi của hai mẹ con là 40 tuổi. Biết tuổi con có bao nhiêu ngày thì tuổi mẹ có bấy nhiêu tuần. Tính tuổi hai mẹ con hiện nay? Đáp số: Câu 9 ( 2đ): Tìm số 1a2b, biết số đó chia hết cho cả 2; 5 và 9. Đáp số: Câu 10( 2đ): Nếu giảm chiều dài của một hình chữ nhật đi 20% và muốn diện tích không thay đổi thì chiều rộng phải thay đổi như thế nào? Đáp số:.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 11(5đ) : Cho tam giác ABC có góc A vuông, Cạnh AB = 40 cm, cạnh AC= 60 cm, EDAC là hình thang và có chiều cao 10 cm. ( E ở trên cạnh BC, D ở trên cạnh AB) . Tính diện tích hình tam giác BED..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Đáp án: Câu 1: m = 16, n = 17 Câu 2: 6889 chữ số Câu 3: 103 Câu 4: 3185 Câu 5: 49, 64, 81,100 Câu 6: 10 điểm Câu 7: 21 ngày Câu 8: mẹ 35 tuổi, con 5 tuổi Câu 9: 1620 Câu 10: Chiều rộng tăng thêm 25% Câu 11: Giải: B. D A. E C. ( 0,5điểm). Nối E với A ta có Diện tích tam giác ABC là: (0,25điểm) ( 60 x 40) : 2 = 1200 (cm2) (0,25điểm) Diện tích tam giác EAC là: (0,25điểm) ( 60 x 10) : 2= 300 ( cm2) (0,25điểm) Diện tích tam giác EAB là: (0,25điểm) 1200 – 300 = 900 ( cm2) (0,25điểm) Vì EDAC là hình thang nên ED là đường cao trong tam giác EAB. (0,25điểm) Chiều cao ED là: 900 X 2 : 40 = 45 ( cm2) (0,5điểm) Diện tích tam giác BED là: (0,25điểm) ( 40 – 10) X 45 : 2 = 675 ( cm2) ( 1 điểm ) Đáp số: 675 ( cm2) (0,5điểm).
<span class='text_page_counter'>(4)</span> ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT Câu 1( 4đ): Điền vào chỗ trống d, gi hoặc r để hoàn chỉnh đoạn thơ: …òng sông qua trước cửa Nước …ì …ầm ngày đêm ….ó từ ….òng sông lên Qua vườn em ….ào ….ạt. Câu 2( 4đ): Khôi phục dấu chấm ở vị trí thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại đoạn văn cho đúng. Biển rất đẹp buổi sáng , nắng sớm tràn trên mặt biển mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh. Câu 3(4đ): Trong những câu nào dưới dây, từ chạy mang nghĩa gốc và trong những câu nào từ chạy mang nghĩa chuyển. a. Cầu thủ chạy đón quả bóng. b. Đánh kẻ chạy đi, không đánh kẻ chạy lại c. Tàu chạy trên đường ray d. Đồng hồ này chạy chậm. Câu 4( 4đ): Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ (nếu có) trong các câu sau. a. Cô mùa xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng. b. Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi. c. Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét. d. Buổi sáng trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò. Câu 5( 9đ): Trong bài “ Bài ca về trái đất” nhà thơ Định Hải có viết: Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi cánh chim vồn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất quay! Cùng bay nào, cho trái đất quay! Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được những điều gì về trái đất thân yêu..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> ĐÁP ÁN Câu 1: Thứ tự các âm cần điền là d, r , r, gi , d, d, d ( 5 âm đẩu đúng cho mỗi âm 0,6đ ; 2 âm cuối mỗi âm 0,5đ) Câu 2 Điền đúng 3 dấu chấm, mỗi dấu chấm cho 1 điểm. Viết lại đúng chính tả 3 chữ đầu câu, mỗi chữ cho 0,25 đ. Trình bày sạch sẽ, viết đúng chính tả: 0,25đ Biển rất đẹp buổi sáng , nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh. Câu 3: Xác định đúng mỗi câu cho 1 điểm. Từ chạy trong câu a: mang nghĩa gốc Trong câu b,c,d mang nghĩa chuyển. Câu 4: Xác định đúng mỗi câu cho 1 điểm. a. CN: Cô mùa xuân xinh tươi. VN: đang lướt nhẹ trên cánh đồng. b. CN1 : Lương Ngọc Quyến, CN2 tấm lòng chung với nước VN1 : hi sinh , VN2 ông còn sáng mãi c. CN1 : Cái hình ảnh trong tôi vê cô, TN: đến bây giờ VN : vẫn còn rõ nét d. CN : Buổi sáng trước khi đi làm,Bác VN : để một vien gạch vào bếp lò Câu 5: HS nêu được những cảm nhận về trái đất thân yêu. 2đ- Trái đất là tài sản vô giá của tất cả mọi người. 2đ- Trái đất được so sánh với hình ảnh quả bóng xanh bay giữa trời xanh cho ta thấy vẻ đẹp của sự bình yên, của niềm vui trong sáng hồn nhiên. 1.5đ- Trái đất hoà bình luôn ấm áp tiếng chim bồ câu gù. 1.5- Hình ảnh cánh chim hải âu bay chập chờn trên sóng biển cho ta thấy trái đất đẹp và nên thơ. 1đ+ HS nêu được: Mọi người trên trái đất phải biết bảo vệ sự bình yên của trái đất. 1đ+ Đoạn văn viết mạch lạc, rõ ràng không sai lỗi chính tả.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHÒNG GD&ĐT THIỆU HÓA TRƯỜNG TH- THIỆU KHÁNH ĐỀ THI MÔN TOÁN LỚP 4 Năm học 2011-2012 Bài 1: Tìm x. X x 6 + X x 3 + X = 270 Đáp số: Bài 2: Một cuốn sách dày 315 trang. Hỏi để đánh số thứ tự các trang của cuốn sách đó ta phải dùng bao nhiêu lần các chữ số. Đáp số: Bài 3: Một phép nhân có thừa số thứ hai là 25, một học sinh khi thực hiện phép nhân đã quên lùi tích riêng thứ 2 vào 1 số so với tích riêng thứ nhất nên dẫn đến kết quả sai là 840. Hãy tìm tích đúng của phép nhân đó? Đáp số: 1 3 thời gian từ lúc mẹ bắt Bài 4: Thời gian từ đầu ngày đến lúc mẹ bắt đầu di làm bằng đầu đi làm đến hết ngày. Hỏi mẹ đi làm lúc mấy giờ. Đáp số: Bài 5: Tổng của hai số lẻ là 1240. Tìm 2 số đó biết rằng giữa chúng có 7 số chẵn liên tiếp. Đáp số: Bài 6: Hai anh em Hoà và Bình có 48 hòn bi. Hoà cho bạn 5 hòn bi. Bố cho Bình 5 hòn bi. Vì vậy số bi của hai anh em bằng nhau. Hỏi lúc đầu Hoà có nhiều hơn Bình bao nhiêu hòn bi? Đáp số: Bài 7: Tìm số lớn nhất có 4 chữ số khác nhau.Biết rằng tổng của bốn chữ bằng 16 và chữ số hàng đơn vị là số tự nhiên nhỏ nhất. Đáp số: Bài 8: Một hình chữ nhật có chiều dài gấp rưỡi chiều rộng và có chu vi bằng 80 cm. Người ta kéo chiều dài thêm 3m. Hỏi phải kéo chiều rộng thêm bao nhiêu m để được hình vuông. Đáp số: Bài 9: Tìm số có 2 chữ số, biết rằng số đó gấp 6 lần số hàng đơn vị của nó. Đáp số: Bài 10: Lan có 16 nhãn vở, Loan có 12 nhãn vở, Hồng có số nhãn vở bằng trung bình cộng của Lan và Loan. Huệ có số nhãn vở ít hơn trung bình cộng của 4 bạn là 3 nhãn vở. Hỏi Huệ có bao nhiêu nhãn vở?.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> Đáp số: Bài 11: Cho hình chữ nhật có chiều dài gấp 3 lần chiều rộng. Nếu bớt chiều dài 4m, thêm chiều rộng 4m thì diện tích tăng 240 m2. Tính diện tích hình chữ nhật ban đầu. Đáp án Bài 1: X = 27 Bài 2: 837 chữ số Bài 3: 3000 Bài 4: Lúc 6 giờ sáng Bài 5: 613, 627 Bài 6: 10 hòn bi Bài 7: 9610 Bài 8: 11m Bài 9: 12, 24, 36, 48 Bài 10: 10 nhãn vở Bài 11: ( 5 điểm ) Giải Theo bài ra ta có hình vẽ:. 0,75 điểm 4m. 240 m2 H1. 4m. 4m. Nhìn vào hình vẽ ta rhấy diện tích tăng lên 240 m2 chính là diện tích H1 Chiều dài hình 1 là: 240 : 4 = 60 (m) Chiều rộng của hình chữ nhật ban đầu là : (60+4) : 2 = 32 (m) Chiều dài của hình chữ nhật ban đầu là: 32 x 3 = 96 (m) Diên tích của hình chữ nhật ban đầu là: 96 x 32 = 3 072 (m2) Đáp số: 3 072 m2. 0,5 điểm 0,25 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm 0,75 điểm 0,25 điểm 0, 5 điểm 0,75 điểm 0,25 điểm.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> ĐỀ THI MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 4 Câu 1:(4đ): Điền r; d hay gi vào chỗ chấm. Dễ … ãi ; rúc …ích; ….ao thừa; giục ….ã; ….ai dẳng; …éo rắt; rụng ….ời; ….eo neo. Câu 2(4đ): Xác định danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác heo may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. Câu 3( 4đ): Hãy xếp các từ sau làm 3 nhóm . Từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ láy: Nhà ga, mơ màng, trông chờ, xa xôi, nhỏ nhẹ, mong mỏi, buôn bán, nhẹ nhàng, nhí nhảnh, thúng mủng, xanh biếc, binh lính, lạnh ngắt, lạnh giá, lạnh tanh, học lỏm. Câu4 (4đ): Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ ( nếu có) trong các câu sau: a) Trâu là loại động vật ăn cỏ b) Con trâu nhà em đang ăn cỏ. c) Em mang cỏ cho trâu ăn. d) Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Câu 5( 9đ): Trong bài thơ “ Bè xuôi sông la” nhà thơ Vũ Duy Thông có viết: Sông la ơi sông la Trong veo như ánh mắt Bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi. Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được vẻ đẹp của dòng sông La như thế nào?.
<span class='text_page_counter'>(9)</span> ĐÁP ÁN Câu 1: (4 điểm) Dễ dãi ; rúc rích; giao thừa; giục giã; dai dẳng; réo rắt; rụng rời; gieo neo(đúng mỗi từ cho 0,5) Câu 2: (4 điểm) - Danh từ : Sáng, lòng , Hà nội, phố, hơi may, người, đầu, lưng, thềm, nắng, lá. - Động từ: chớm, ra , đi, ngoảnh lại, rơi. - Tính từ: Lạnh, dài, xao xác, đầy (Đúng mỗi từ cho 0,2 điểm) Câu 3: (4 điểm) Từ ghép có nghĩa phân loại: Nhà ga, xanh biếc, lạnh ngắt, lạnh tanh, học lỏm. Từ ghép có nghĩa tổng hợp: Trông chờ, nhỏ nhẹ, buôn bán, thúng mủng, binh lính, lạnh giá. Từ láy: Mơ màng, xa xôi, mong mỏi, nhẹ nhàng, nhí nhảnh. (Học sinh xác định đúng mỗi từ cho 0,25 điểm). Câu 4: (4 điểm) (Học sinh xác định đúng mỗi câu cho 1 điểm) a) Trâu / là loại động vật ăn cỏ Chủ ngữ Vị ngữ. b) Con trâu nhà em / đang ăn cỏ. Chủ ngữ Vị ngữ. c) Em / mang cỏ cho trâu ăn. Chủ ngữ Vị ngữ. d) Đi dưới rặng sấu, / ta /sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Trạng ngữ Chủ ngữ Vị ngữ. Câu 5: (9 điểm) Lời văn có cảm xúc, trình bày mạch lạc, dùng từ chính xác với nội dung câu thơ, đúng chính tả (2 điểm) Học sinh nêu được những ý sau: - Đoạn thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đẹp thật quyến rũ của dòng sông La quê hương. (2 đ) - Nhà thơ đã nhân hóa sông La, gọi tên sông một cách trìu mến như gọi một con người. (1đ) - Cách so sánh dòng sông La (trong veo như ánh mắt) làm cho ta thấy sắc màu trong xanh của dòng sông cũng đậm đà tình cảm. (1đ) - Những lũy trẻ rũ bóng xuông mặt sông cũng được nhân hóa thành (bờ che xanh im mát. Mươn mướt đôi hàng mi). Vẻ đẹp của dòng sông, của bờ tre chẳng khác nào vẻ đẹp của một người con gái quê hương ( 2điểm). - Đó cũng chính là vẻ đẹp đậm đà tình cảm yêu thương gắn bó với con người ( 1điểm)..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>