Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Khí phế thủng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.34 KB, 7 trang )

Khí phế thủng
Một người đang ở độ tuổi gặt hái nhiều thành công, làm việc “đầu óc” nên hút
thuốc lá hơi nhiều. Gần đây, anh ấy có cảm giác khó thở và hay ho. Anh đi khám bác
sĩ, được chụp X quang phổi và được biết là bị… thủng phổi!
Khí phế thủng là gì?
Sự thực thì người này không phải bị thủng phổi mà là bị khí phế thủng.
Khí phế thủng là tình trạng mà vách các phế nang trong phổi mất tính co giãn.
Các phế nang trở nên yếu và dễ vỡ. Tính đàn hồi của mô phổi mất đi khiến cho không
khí bị bắt giữ trong phế nang, làm giảm khả năng trao đổi oxygen và khí CO2. Cũng
vậy, khả năng “mở” của phế quản bị mất đi, gây ra sự tắc nghẽn đường dẫn khí.
Triệu chứng biểu hiện của khí phế thủng bao gồm khó thở, ho và giới hạn hoạt
động thể lực. Khí phế thủng và viêm phế quản mạn tính, cùng nhau tạo nên bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính (COPD).
Nguyên nhân khí phế thủng là gì?
Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây nên khí phế thủng. Một nguyên nhân
khác gây khí phế thủng là thiếu một loại protein “bảo vệ phổi”, gọi là alpha 1-
antitrypsin (AAT). Ở Việt Nam chưa có con số thống kê số người bị thiếu AAT,
nhưng ở Mỹ ước tính có khoảng 100 ngàn người bị thiếu AAT. Tuổi khởi phát bị khí
phế thủng do thiếu AAT là sớm hơn do hút thuốc lá. Hút thuốc lá sẽ làm nặng lên đáng
kể tình trạng khí phế thủng ở người bị thiếu AAT.
Khí phế thủng trầm trọng thế nào?
Khí phế thủng thường xuất hiện sau 45 tuổi, nghĩa là ở độ tuổi mà ta có thể làm
được nhiều thứ cho gia đình và xã hội. Ở xứ ta, đàn ông hút thuốc lá nhiều hơn phụ nữ
nên tỷ lệ bị khí phế thủng ở nam giới cũng cao hơn.
Khí phế thủng cùng với viêm phế quản mạn tính tạo ra bệnh phổi tắc nghẽn
mãn tính, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng “top ten” ở các nước phát triển cũng
như đang phát triển.
Khí phế thủng phát triển như thế nào?
Phế nang là nơi mà oxygen (được ta hít vào từ không khí) trao đổi với khí CO2
của máu ở phổi (CO2 được sinh ra qua quá trình chuyển hóa của các tế bào, được máu
vận chuyển từ tế bào về phổi). Kết quả của sự trao đổi này là oxygen từ không khí


được đi vào máu và CO2 từ máu sẽ được thải ra ngoài. Khí phế thủng bắt đầu với sự
phá hủy phế nang trong phổi. Sư phá hủy này làm cho vách của các phế nang mỏng đi
và dễ vỡ. Tổn thương phế nang không thể hồi phục được và tạo ra các “lỗ trống” vĩnh
viễn, thường ở thùy dưới của phổi. Đặc điểm này trên phim X quang là phần thấp của
phổi “đen” hơn phần trên của phổi do bị ứ khí nhiều hơn.
Khi các phế nang bị phá hủy, phổi sẽ cung cấp ít oxygen cho máu, máu đem
oxygen đến mô giảm đi và kết quả là bệnh nhân sẽ bị thở ngắn. Phổi có tính năng đàn
hồi vốn rất quan trọng trong việc giữ cho phế quản “mở” ra. Khi phổi bị mất tính năng
đàn hồi, bệnh nhân bị khó thở, đặc biệt là khó thở khi thở ra. Cũng do phổi mất tính
đàn hồi, phế quản không còn thông thoáng nên sẽ bị ứ các chất tiết làm bệnh nhân phải
ho để tống những chất này ra ngoài.

Hình ảnh khí phế thủng: A: Khí phế thủng trung tâm tiểu thùy; B: khí phế
thủng toàn tiểu thùy
Điều trị khí phế thủng
Mục đích của điều trị là làm giảm triệu chứng và ngăn chặn bệnh tiến triển,
đồng thời giảm thiểu tối đa tác dụng phụ do thuốc gây ra. Điều trị bao gồm, ngưng hút
thuốc lá, vì đó là yếu tố quan trọng nhất giúp cho phổi khỏe mạnh. Các thuốc giãn phế
quản sẽ giúp cho phế quản được “mở” tốt hơn, giải quyết tình trạng khó thở cũng như
hỗ trợ tống đờm ra ngoài. Các thuốc này có thể cho qua đường hít dạng khí dung hay
đường uống. Corticosteroid có thể dùng để hít trong điều trị dự phòng hay uống (hoặc
tiêm) trong điều trị cơn cấp. Khi bị cơn cấp có thể phải dùng thuốc kháng sinh khi nghi
ngờ bị nhiễm trùng. Tập thể dục bao gồm tập thể dục thông thường (tốt nhất là đi bộ)
và tập thở để giúp cho cơ hô hấp được khỏe mạnh. Tập thở bước đầu nên được hướng
dẫn bởi chuyên viên vật lý trị liệu chuyên về hô hấp (có thể liên hệ ở Bệnh viện Phạm
Ngọc Thạch). Thuốc ức chế men alpha 1-proteinase chỉ sử dụng ở bệnh nhân bị khí
phế thủng do thiếu AAT, không nên sử dụng cho người bị khí phế thủng do các
nguyên nhân khác. Phẫu thuật giảm thể tích phổi và ghép phổi được cân nhắc rất kỹ
lưỡng bởi thầy thuốc chuyên khoa về lồng ngực.
Dự phòng khí phế thủng

Các nhà nghiên cứu thấy rằng bỏ hẳn hút thuốc lá có thể dự phòng cũng như
làm giảm tiến triển khí phế thủng. Kiểm soát các yếu tố môi trường khác, chẳng hạn ô
nhiễm không khí, cũng có thể giúp ngăn chặn khí phế thủng.
Trong trường hợp đã bị khí phế thủng, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn
của bác sĩ hô hấp để làm giảm thiểu số lần lên cơn cấp và cơn cấp nếu có xảy ra cũng
nhẹ. Duy trì thói quen dinh dưỡng thích hợp, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn để giữ
gìn sức khỏe và tăng sức đề kháng với vi trùng. Ngay khi thấy có dấu hiệu bị cảm lạnh
hay viêm nhiễm đường hô hấp trên (chảy mũi, hắt hơi, đau họng…) là cần đến bác sĩ
ngay. Viêm nhiễm đường hô hấp có thể làm trầm trọng các triệu chứng khí phế thủng.
Để đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp, nên chủng ngừa cúm và phế cầu khuẩn
(Pneumocoque).
Cuối cùng, hãy nhớ rằng, không hút thuốc lá. Đa số những người bị khí phế
thủng là người hút thuốc lá. Khi đã bị khí phế thủng, tiếp tục hút thuốc sẽ làm tình
trạng bệnh nặng thêm, đặc biệt ở những người bị khí phế thủng do thiếu AAT.
Khí phế thủng là một bệnh nghiêm trọng. Khi tổn thương phổi kéo dài, có thể
dẫn đến tâm phế mạn (bệnh tim do bệnh phổi mạn tính gây ra), một bệnh ảnh hưởng
rất nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân và việc điều trị là đã muộn.



Béo phì & Chức năng phổi
Thuở nhỏ, khi nô đùa, ta thường thấy những bạn “sổ sữa” thường dễ mệt, dễ
“thở hỗn hễn” hơn chúng ta …
Béo phì là gì?
Với đà phát triển tốt của nền kinh tế, ngày càng có nhiều người bị béo phì, đặc
biệt ở thành thị, nơi mà con người ít vận động lại thường xuyên …tiệc tùng. Một
người được gọi là béo phì khi có Chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn hoặc bằng 30. BMI
được hiểu nôm na là so sánh cân nặng với chiều cao của một người, công thức tính
BMI là tỷ số giữa cân nặng (tính bằng kilogram) và bình phương chiều cao (tính bằng
mét). Chẳng hạn, một người cao 1,60 mét và nặng 64 kg thì BMI = 64/1,6 x 1,6 = 25.

Có sự liên quan giữa béo phì và gia tăng nguy cơ của nhiều bệnh như ung thư,
tim mạch, nội tiết, khớp. Béo phì cũng có ảnh hưởng trên chức năng của hệ hô hấp như
ảnh hưởng trên hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn (COPD), rối loạn liên quan với
giấc ngủ.

Ảnh hưởng của béo phì trên chức năng sinh lý của phổi
Hệ hô hấp có một tính năng sinh lý tuyệt vời là Tính đàn, thường được đánh giá
bằng Suất đàn. Có thể hiểu đơn giản suất đàn của hệ hô hấp là khả năng mà phổi và
thành ngực giãn ra để tăng thể tích khi tăng một đơn vị áp suất trong đường dẫn khí. Ở
người béo phì, suất đàn của toàn hệ thống hô hấp giảm đến một phần ba so với bình
thường. Điều này có nghĩa là khả năng giãn ra của phổi và thành ngực khi cần thiết ở
người béo phì bị giảm đi.
Khi bị béo phì quá nhiều sẽ làm cho các cơ hô hấp không đủ khả năng thực hiện
vai trò của nó, đặc biệt là cơ hoành. Vì cơ hoành giữ vai trò quan trọng trong hô hấp,
cho nên người béo phì nặng có thể bị hội chứng giảm thông khí do béo phì.
Để chống lại việc giảm suất đàn của toàn hệ thống hô hấp và yếu cơ hô hấp,
người béo phì phải thở nhanh và nông mà chúng ta thường thấy biểu hiện là “thở hỗn
hễn”.

Béo phì & Hen suyễn
Dù chưa được chứng minh một cách rõ ràng, ngày nay, đa số y văn trên thế giới
đều thừa nhận rằng, rối loạn chức năng phổi ở người béo phì liên quan với sự gia tăng
nguy cơ hen suyễn.
Về mặt lâm sàng, hen suyễn có biểu hiện là những đợt lặp đi lặp lại của các
triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. Các triệu chứng này xảy ra
là hậu quá của tiến trình viêm mạn tính trong phế quản. Người béo phì cũng có “ái
tính” cao với viêm. Ngoài ra, béo phì cũng có ảnh hưởng trên đáp ứng điều trị với hít
corticosteroid. Một nghiên cứu lớn đã được thực hiệc để đánh giá đáp ứng với hít
corticosteroid ở người béo phì bị hen suyễn thì thấy đáp ứng kém hơn so với người
hen suyễn không bị béo phì. May mắn là với corticosteroid uống hay với các thuốc

điều trị hen suyễn khác thì không có sự khác biệt giữa người bị béo phì và không bị
béo phì.

×