LUẬN VĂN
Đề tài
Quỹ nhàn rối trong bảo hiểm xã hội
MỤC LỤC
A.LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………………1
B.NỘI DUNG……………………………………………………….2
I.Lí luận chung về quỹ nhàn rỗi trong BHXH……………………….2
1.Quỹ BHXH……………………………………………………...2
2.Quỹ nhàn rỗi trong BHXH………………………………………3
II.Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH……………………………………4
1.Mục đích đầu tư………………………………………………….4
2.Nội dung đầu tư…………………………………………………..6
3.Các nguyên tắc đầu tư…………………………………………….8
4.Đánh giá…………………………………………………………...11
C.KẾT LUẬN………………………………………………………….12
Tài liệu tham
khảo……………………………………………………...13
Mục lục…………………………………………………………………14
2
A.LỜI MỞ ĐẦU
“Mỗi năm nhà nước bỏ ra 10.000 tỷ đồng để trả lương cho khoảng 1
triệu người về hưu trước ngày 1/1/1995. Những người nghỉ hưu sau đó thì
với mức đóng như hiện nay chỉ 10-15 năm nữa sẽ dẫn đến chi vượt thu, quỹ
bảo hiểm xã hội phá sản”. Đó là thông tin được đưa ra tại buổi thảo luận về dự
án Luật bảo hiểm xã hội được Ủy ban thường vụ Quốc hội thảo luận vào tháng 8
năm 2005.
Để giải bài toán quỹ phá sản, dự luật bảo hiểm xã hội đã đề ra một loạt
chính sách. Thứ nhất, tăng mức đóng bảo hiểm xã hội của cả chủ sử dụng và lao
động từ năm 2010 mỗi năm lên 0,5%, tức khoảng 2016 thì tổng mức đóng góp
của cả chủ và lao động là 26%. Thứ hai, giảm chi phí quản lý quỹ từ 3,6% như
hiện nay xuống mức lý tưởng 2%. Thứ ba, chấm dứt chế độ nghỉ hưu sớm (trước
1999 tuổi nghỉ hưu bình quân của nam là 57,1, nữ 51,9; sau năm 1999 giảm
tương ứng còn 54,8 và 49,2). Biện pháp cuối cùng là tiền nhàn rỗi của quỹ được
đầu tư và cho vay để bảo toàn và tăng trưởng.
Trước thực tế đó, với vốn kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn nhiệt
tình của cô giáo Lê Thị Xuân Hương em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “quỹ
nhàn rỗi trong Bảo hiểm xã hội” làm bài tiểu luận của mình.
Như ta đã biết trong hoạt động bảo hiểm nói chung và bảo hiểm xã hội nói
riêng thường xuất hiện thuật ngữ “quỹ nhàn rỗi”. Chính vì thế mà bài tiểu luận
này được thực hiện với mục đích làm sáng tỏ những thắc mắc xoay quanh vấn
đề “quỹ nhàn rỗi” như: Thuật ngữ “quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội” là
gì? ,Quỹ này dùng để làm gì?,…
Kết cấu bài tiểu luận ngoài lời nói đầu và kết luận gồm:
I.Lí luận chung về quỹ nhàn rỗi trong BHXH.
3
II.Đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
B.NỘI DUNG
I-LÍ LUẬN CHUNG VỀ QUỸ NHÀN RỖI TRONG BẢO HIỂM XÃ
HỘI.
1.Quỹ Bảo hiểm xã hội.
Trong đời sống kinh tế - xã hội , người ta thường nói đến rất nhiều loại
quỹ khác nhau như: quỹ tiêu dùng, quỹ sản xuất, quỹ dự phòng, quỹ tiền lương,
quỹ tiền thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ tiết kiệm... Tất cả các loại quỹ này đều có
một điểm chung là tập hợp các phương tiện tài chính hay vật chất khác cho
những hoạt động nào đó theo mục tiêu định trước với những quy định/quy chế
nhất định. Quỹ lớn hay nhỏ biểu thị khả năng về mặt phương tiện và vật chất để
thực hiện mục tiêu đề ra.
Tất cả các loại quỹ đều không chỉ tồn tại với một khối lượng tĩnh tại tại một thời
điểm mà còn luôn luôn biến động theo hướng tăng lên ở đầu vào với các nguồn
thu và giảm đi ở đầu ra với các khoản chi như một dòng chảy liên tục. Có thể
hình dung quỹ như một bể chứa nước, trong đó đầu vào có nước luôn chảy để
nước trong bể ngày càng nhiều lên còn đầu ra là quá trình sử dụng nước làm cho
nước trong bể vơi dần đi. Để bảo đảm cho đầu ra ổn định, người ta thiết lập một
lượng dữ trữ. Tương tự như với bể nước, đầu vào phải nhiều hơn đầu ra thì trong
bể mới luôn luôn có nước. Bởi vậy, để quản lý và điều hành được một quỹ nào
đó thì không phải chỉ quản lý được khối lượng tĩnh của nó tại một thời điểm, mà
quan trọng hơn là phải quản lý được lưu lượng của nó trong một khoảng thời
gian nhất định. Tương tự như vậy, quỹ BHXH cũng được hình thành từ các
nguồn thu khác nhau và được sử dụng để chi trả các trợ cấp BHXH cho người
4
thụ hưởng và các chi phí quản lý khác theo quy định của pháp luật. Vì vậy, quỹ
BHXH phải được tính toán sao cho nguồn thu phải đủ lớn và phải "chảy" vào
"bể" liên tục để đảm bảo các chi phí - "đầu ra" của BHXH không chỉ hiện tại mà
cả trong tương lai. Khi mức "chảy" ra lớn, những người hoạch định phát triển
BHXH phải tìm cách để tăng nhiều hơn mức "chảy" vào.
Theo những quan niệm về quỹ nói chung như trên, thì quỹ BHXH là tập hợp
những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH (có thể bao gồm
người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp)
và các nguồn thu hợp pháp khác, hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả
cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm và chi phí cho các hoạt
động nghiệp vụ BHXH.
Như vậy, quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó
vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật
chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.
2.Quỹ nhàn rỗi trong bảo hiểm xã hội.
Tỷ lệ thu BHXH từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng
lao động so với tổng chi ngày càng tăng từ 34,2% của quý IV/1995 lên
70,5% năm 2000. Điều đó nói lên rằng, công tác thu nộp BHXH đã góp phần
quan trọng vào việc hình thành đượ quỹ BHXH tập trung, hạch toán độc lập
với Ngân sách Nhà nước, làm giảm gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước
trong việc chi trả các chế độ BHXH đồng thời tạo điều kiện cho cơ quan
BHXH Việt Nam chủ động trong việc số tiền tạm thời nhàn rỗi chưa được sử
dụng trong quỹ BHXH vào đầu tư tăng trưởng quỹ. Số tiền này được hình
5
thành từ khoản chênh lệch thu-chi quỹ BHXH hàng năm được phản ánh rõ
nét trong đồ thị dưới đây:
Đồ thị chênh lệch thu – chi quỹ BHXH
(từ quý IV/1995 đên năm 2000)
Qua đồ thị chênh lệch thu-chi quỹ BHXH ở trên ta thấy khoản chênh lệch
này tăng lên qua các năm 2.186,5 tỷ đồng năm 1996 lên 3.974,7 tỷ đồng năm
2000, tăng bình quân hàng năm là 447,1 tỷ đồng. Đây là kết qủa rất đáng mừng
trong thời kì đổi mới cơ chế quản lí BHXH Việt Nam, nó đã tạo cho quỹ BHXH
một khoản tiền tạm thời nhàn rỗi ngày càng lớn, một phần trong đó sẽ được đem
vào đầu tư sinh lời và tạo ra một nguồn thu mới cho quỹ BHXH.
Như vậy, do đặc thù người tham gia BHXH đóng phí trong một thời gian
dài và thường là rất lâu sau họ mới được hưởng các chế độ trợ cấp dài hạn (như
hưu trí, tuất...), đồng thời số người tham gia đóng phí và hưởng tại một thời
điểm thường có chênh lệch dương (đôi khi khá lớn) nên quỹ BHXH tại một thời
điểm nhất định có số tiền kết dư lớn.Và thuật ngữ “quỹ nhàn rỗi” cũng bắt
nguồn từ đó...
II-ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI.
6
353
2186.5
2852.1
3124.4
3245.6
3974.7
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
IV/1995 1996 1997 1998 1999 2000
Sè tiÒn
(Tû ®ång)
N¨m
1.Mục đích đầu tư.
Nhìn lai hệ thống bảo hiểm xã hội trên thế giới ta thấy: Ở nước Đức
không thực hiện đầu tư tăng trưởng quỹ. Nếu trong năm quỹ bị mất cân đối, thu
không đủ chi, ngân sách Nhà nước cấp bù để đảm bảo đời sống cho người về
hưu;Đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là các nước trong khu vực hầu
hết áp dụng mô hình quản lý quỹ dài hạn. Nhiều nước như: Philippin, Malaysia,
Singapore... đã xây dựng kế hoạch cân đối quỹ đến năm 2010 - 2020.
Đối với nước ta, do kinh tế chưa phát triển, ngân sách Nhà nước chưa có
điều kiện trợ cấp hàng năm cho quỹ BHXH thì áp dụng mô hình cân đối quỹ dài
hạn cho 2 chế độ hưu trí và tử tuất là phù hợp nhất. Đây là hai chế độ dài hạn, vì
người lao động phải đóng BHXH trong một thời gian dài 15 - 30 năm, khi đủ
tuổi đời, đủ số năm đóng BHXH mới được hưởng trợ cấp. Vì vậy, trong thời
gian đầu quỹ BHXH luôn còn tồn tích một khối lượng tiền tệ nhàn rỗi. Số tiền
tạm thời nhàn rỗi này được Chính phủ cho phép thực hiện các biện pháp đầu tư
tăng trưởng quỹ.
Nguồn quỹ nhàn rỗi trong BHXH cần được đầu tư tăng trưởng, vì :
- Trong quá trình hoạt động các nguồn thu của BHXH, bao gồm thu
do các đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động, đóng góp của Nhà
nước trong một số trường hợp và các nguồn thu hợp pháp khác. Các nguồn thu
này khi đưa vào quỹ BHXH có một bộ phận được chi dùng ngay (cho các trợ
cấp BHXH ngắn hạn) ; nhưng phần lớn dùng để chi trả cho các trợ cấp BHXH
dài hạn mà tính từ khi đóng phải hàng chục năm sau mới phải chi (nếu tính riêng
cho một người). Đối với những hệ thống BHXH trẻ (như Việt Nam), số người
đóng góp hiện tại lớn hơn nhiều so với số người hưởng BHXH hiện tại, thì số
tiền chưa được dùng ngay rất lớn. Đây được gọi là phần nhàn rỗi tương đối của
quỹ BHXH. Theo quy luật tiền tệ, phần nhàn rỗi của quỹ BHXH không được để
đóng băng mà phải được đưa vào lưu thông, phải được đầu tư để tránh những rủi
ro về tiền tệ như lạm phát và các rủi ro khác. Do vậy, đầu tư trước hết là để đảm
7