Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

van 6 tuan 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.1 KB, 13 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 23/10/2020 Ngày giảng:…………… Tiết 30,31 NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được khái niệm ngôi kể trong văn tự sự. - Nắm được đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của từng loại ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba); Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. 2. Kĩ năng - Lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn bản tự sự. - Vận dụng ngôi kể vào đọc – hiểu văn bản tự sự. 3. Thái độ - Có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. - Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ. * Các nội dung tích hợp: - GD kĩ năng sống: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, tự nhận thức, xác định giá trị bản thân, thể hiện sự tự tin, giao tiếp, lắng nghe tích cực, hợp tác, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lí thời gian,… - GDĐĐ: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, TRUNG THỰC. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức kĩ năng, phiếu học tập… - Học sinh: soạn trước bài theo hướng dẫn về nhà của GV. III. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT - Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm... - Kĩ thuật: Động não, trình bày 1 phút, chia nhóm IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp(1’)Kiểm tra sĩ số học sinh 2. Kiểm tra bài cũ(3’) ? Lời văn, đoạn văn tự sự cần đáp ứng yêu cầu gì. 3. Bài mới: A. Hoạt động khởi động - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh; tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập - Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề - Kĩ thuật: động não, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 10p.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ? Cho đoạn tự sự sau: Trên đường đi học về, em nhặt được một chiếc ví tiền bị rơi cạnh cổng trường. Ngay lập tức, em mang chiếc ví đó đến đồn công an để tìm và trả lại cho chủ nhân chiếc ví. Biết chuyện, bố mẹ đã khen em rất nhiều và thưởng cho em một chuyến đi chơi vui vẻ. 1. Người kể chuyện trong đoạn văn trên là ai? Nhân vật em 2. Nếu thay em bằng Lan thì đoạn văn sẽ ntn? Trên đường đi học về, Lan nhặt được một chiếc ví tiền bị rơi cạnh cổng trường. Ngay lập tức, Lan mang chiếc ví đó đến đồn công an để tìm và trả lại cho chủ nhân chiếc ví. Biết chuyện, bố mẹ đã khen Lan rất nhiều và thưởng cho Lan một chuyến đi chơi vui vẻ. ? Vị trí kể chuyện trong 2 đoạn văn trên khác nhau ntn? 1. Trong cuộc, trực tiếp kể những gì mình trải qua 2. Giấu mình đi, kể những gì quan sát, chứng kiến GV: Khi kể chuyện bắt buộc phải xác định mối quan hệ giữa người kể với sự việc được kể, chỗ đứng để quan sát và gọi tên sự vật, nhân vật và miêu tả chúng. Tiết học này giúp các em tìm hiểu một yếu tố hình thức trong Tập làm văn là ngôi kể. B. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 30p HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự GV gọi HS đọc nội dung phần I. SGK/87 1. Phân tích ngữ liệu HS đọc ? Ngôi kể là gì ? Có mấy ngôi kể? * Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. - Ngôi kể 1 - Ngôi kể 3 * Đoạn văn 1: Kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mình, gọi các GV gọi HS đọc đoạn văn 1, 2 SGK/88 nhân vật bằng tên gọi của chúng. HS đọc * Đoạn văn 2: Kể theo ngôi thứ Thảo luận nhóm bàn (2p) nhất, người kể hiện diện, xưng GV chia lớp thành 2 tổ, yêu cầu HS thảo luận “tôi” (nhân vật Dế mèn) nhóm bàn – theo tổ: - Tổ 1: Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? - Tổ 2: Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Căn cứ vào đâu em xác định như vậy? Người.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> xưng "tôi" trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay tác giả (Tô Hoài)? HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày GV chốt ? Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do, không bị hạn chế. Còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và trải qua? - Ngôi kể thứ ba: người kể có thể linh hoạt kể tự do những gì diễn ra với nhân vật -> Câu chuyện mang tính khách quan. - Ngôi kể thứ nhất: người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình biết và đã trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình -> Câu chuyện chân thực giàu cảm xúc, mang tính chủ quan. ? Nếu đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay "tôi" bằng Dế Mèn. Lúc đó, em sẽ có một đoạn văn như thế nào? Đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3, thay "tôi" bằng Dế Mèn, đoạn văn trở thành đoạn văn kể chuyện, không mang ý tự kể về mình của nhân vật (Dế Mèn), đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình. ? Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi thứ nhất xưng "tôi" được không? Vì sao? Khó, vì khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi... ? Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể cần phải làm gì? Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp. ? Từ đây hãy khái quát lại đặc điểm, vai trò của mỗi loại ngôi kể? HS suy nghĩ, trả lời GV chốt GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/89 2. Ghi nhớ (SGK/89) HS đọc C. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm, chơi trò chơi - Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian: 30p * GV hướng dẫn HS củng cố lí thuyết (10p) GV yêu cầu 2 HS lên bảng làm MC tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi: Cả lớp cùng vừa hát bài Lớp chúng mình, vừa truyền tay nhau hộp quà. Khi bài hát kết thúc dừng lại ở tay ai thì người đó phải trả lời câu hỏi mà MC đưa ra. Trả lời đúng sẽ được nhận chiếc hộp quà đó, trả lời sai thì phải nhường cơ hội cho bạn khác. Các câu hỏi: (1) Ngôi kể là gì? Có những ngôi kể nào? (2) Truyện Thánh Gióng được kể theo ngôi thứ mấy? Căn cứ vào đâu để xác định? (3) Đóng vai vua Hùng kể lại P1 văn bản – Vua Hùng kén rể? HS thực hiện nhiệm vụ GV đánh giá, nhận xét.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * GV hướng dẫn HS làm các BT trong SGK (23p) Bài tập 1 (SGK/89) GV gọi HS đọc yêu cầu BT1 HS đọc GV yêu cầu HS trình bày phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà HS thực hiện, nhận xét cho nhau GV chốt: Đổi ngôi kể: Thứ nhất -> Thứ ba (Thay tôi -> Dế mèn, nó, chú, cậu ta…) Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong cùng hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, chú đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được. ? Nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn? Khi thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ nhất sang ngôi thứ ba, nội dung kể không phải là chuyện tự thuật của nhân vật nữa mà như có một người vô hình nào đó lặng lẽ quan sát và kể lại hoạt động của Dế Mèn rồi kể lại. Bởi thế đoạn văn mang sắc thái khách quan mà không bộc lộ rõ cuộc sống nội tâm của nhân vật. Bài tập 2 (SGK/89) GV gọi HS đọc yêu cầu BT2 HS đọc GV yêu cầu HS trình bày phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà HS thực hiện, nhận xét cho nhau GV chốt: Đổi ngôi kể: Thứ ba -> Thứ nhất (Thanh, chàng -> Tôi) Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già của bà tôi, con mèo già vẫn chơi đùa với tôi ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mặt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mỉm cười lại gần vuốt ve con mèo. ? Nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn? Lời kể mang tính chủ quan, ngôi kể “tôi” tô đậm sắc thái tình cảm của đoạn văn, người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe thấy, nhìn thấy, trải qua, trực tiếp bộc bạch cảm xúc của mình… Bài tập 3 (SGK/90) GV yêu cầu HS làm BT3 ở nhà Bài tập 4 (SGK/90) Thảo luận nhóm bàn (2p) GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn BT4 SGK/90 HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày, nhận xét cho nhau GV chốt: Kể theo ngôi thứ ba, người kể có điều kiện giấu mặt, không thể hiện cái nhìn chủ quan của một cá nhân mà là cái nhìn chung của cộng đồng. Vì truyền thuyết, truyện cổ tích là sản phẩm tư duy của cộng đồng -> phù hợp với đặc trưng của truyện dân gian (sáng tác tập thể, truyền miệng). Bài tập 5 (SGK/90) ? Khi viết thư em sử dụng ngôi kể nào? HS suy nghĩ, trả lời GV chốt: Ngôi thứ nhất vì phải thể hiện trực tiếp tình cảm cá nhân, bộc lộ những.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> tình cảm riêng tư với người nhận. Bài tập 6 (SGK/90) ? Kể về cảm xúc của em khi nhận được quà của người thân? GV gọi HS đọc yêu cầu BT6 SGK/90 HS đọc ? Với đề bài này, khi kể chúng ta phải xưng hô thế nào? Tôi hoặc em ? Em dự kiến sẽ trình bày những sự việc gì? - Hoàn cảnh nhận quà - Lí do được nhận quà - Cảm xúc của em khi nhận được quà - Ý nghĩa của món quà đó GV: Vì thời gian có hạn nên cô chỉ yêu cầu các em làm trong một đoạn văn từ 8 – 10 câu (đã chuẩn bị ở nhà) GV gọi 1-2 HS trình bày HS thực hiện nhiệm vụ Các HS khác nhận xét và tự chấm cho bạn theo phiếu học tập GV phát từ đầu giờ GV đánh giá, chỉnh sửa, cho điểm D. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, động não - Thời gian: 2p ? Em đã bao giờ viết thư chưa? Viết cho ai? ND gì? Trong lá thư đó em xưng hô như thế nào? HS tự bộc lộ GV khắc sâu cho HS về việc sử dụng ngôi kể thứ nhất * GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần Đọc thêm SGK/90 GV gọi HS đọc phần Đọc thêm SGK/90 HS đọc ? Qua nội dung Đọc thêm em rút ra nhận xét về phương diện ngôi kể thì có mấy cách kể chuyện? - Ngôi thứ nhất - Ngôi thứ ba - Ngôi thứ ba là chủ yếu nhưng xen vào đó là những đoạn kể ở ngôi thứ nhất (Tự thuật nội tâm). VD: “Xuân đang trên đường về nhà. Sao hôm nay mình lại không tự kiềm chế được và đã mắng các em hơi quá lời như vậy”. => GV nhắc nhở HS về việc lựa chọn ngôi kể cho phù hợp, nhất là trong các bài viết tập làm văn sắp tới. 4. Củng cố (2p): ? Qua 2 tiết học về ngôi kể, em rút ra bài học gì cho mình khi tạo lập văn bản tự sự? - Khi tạo lập văn bản tự sự cần lựa chọn ngôi kể phù hợp để đạt được hiệu quả giao.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tiếp tốt nhất. - Kể ở ngôi 3 người kể tự giấu mình đi, có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. - Kể ở ngôi 1, người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, thấy, trải qua, trực tiếp nói ra cảm xúc, ý nghĩ của mình. 5. Hướng dẫn về nhà ( ) - Học bài cũ: + Học thuộc ghi nhớ SGK/89 + Hoàn thiện các bài tập trong phần luyện tập. + Đóng vai Lang Liêu kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy - Chuẩn bị bài mới: Thứ tự kể trong văn tự sự + Đọc ngữ liệu + Trả lời các câu hỏi trong ngữ liệu V.RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….. Ngày soạn: 23/10/2020 Ngày giảng: Tiết: 32 THỨ TỰ KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - HS hiểu được thế nào là thứ tự kể trong văn tự sự. Nắm được hai cách kể: Kể “xuôi”, kể “ngược”. - Nắm được điều kiện cần có khi kể “ngược”. 2. Kỹ năng - Chọn thứ tự kể phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu hiện nội dung. - Vận dụng hai cách kể vào bài viết của mình. 3. Thái độ - Có ý thức tự giác tích cực trong học tập. 4. Định hướng phát triển năng lực - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng thứ tự phù hợp với ngữ cảnh. - Suy nghĩ sáng tạo, hợp tác,....

<span class='text_page_counter'>(7)</span> * Các nội dung tích hợp: - GD kĩ năng sống: + Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ tiếng Việt, từ mượn theo những mục đích giao tiếp cụ thể của bản thân. + Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách dùng từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy, từ mượn. - GDĐĐ: các giá trị TRÁCH NHIỆM, TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - GV: Giáo án, SGK, SGV, Chuẩn KTKN... - HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn về nhà của GV III. PHƯƠNG PHÁP – KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp: vấn đáp, phân tích, thuyết trình, thảo luận... - Kĩ thuật: động não, đặt câu hỏi, trình bày một phút... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: 1P 2. Kiểm tra bài cũ ? Ngôi kể là gì ? Có thể kể theo những ngôi nào? ? Tác dụng và hạn chế của ngôi kể 1? Ngôi kể 3? * Yêu cầu: - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể dùng để kể chuyện. Có thể kể theo 2 ngôi: Ngôi 1, ngôi 3. - Ngôi kể 1: Người kể xưng “tôi” Tác dụng: Kể trực tiếp những điều mình nghe mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra được cảm tưởng, ý nghĩ của mình. Hạn chế: Không kể được những gì mà mình không biết không thấy -> mang màu sắc chủ quan. - Ngôi kể 3: Người kể dấu mình, gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng. Tác dụng: Kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Hạn chế, không thể hiện được cảm tưởng, ý nghĩa của nhân vật -> mang tính khách quan hơn. 3. Bài mới A. Hoạt động khởi động - Thời gian: phút - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - Kĩ thuật: Động não, tia chớp, hỏi và trình bày Gv: có mấy con đường dẫn từ nhà em đến trường Hs suy nghĩ trả lời(2-3-4, có đường lớn, bằng phẳng, dễ đi nhưng hơi xa, có đường.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> tắt gần nhưng khó đi, có đường đi cùng với bạn bè, có đường đi cùng ba mẹ đi làm...) Chúng ta đều có nhiều cách, nhiều con đường để đi đến trường tùy thuộc vào mục đích, không có con đường nào là duy nhất cả. Trong văn tự sự cũng vậy, đặc biệt là tự sự hiện đại (bao gồm kể chuyện đời thường, kể chuyện tưởng tượng sáng tạo), có rất nhiều cách kể chuyện. Người ta có thể kể theo thứ tự, kể theo dòng hồi tưởng và có thể kể ngược. Chọn thứ tự kể thế nào cho phù hợp với đặc điểm thể loại và nhu cầu biểu đạt nội dung để đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. B. Hoạt động hình thành kiến thức - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Kĩ thuật:Kĩ thuật hỏi và trả lời, trình bày một phút, chia nhóm, giao nhiệm vụ - Phương tiện: Máy chiếu, phiếu học tập - Thời gian :. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ Hoạt động 1: Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự ? Thứ tự là gì? Sự sắp xếp lần lượt trên dưới, trước sau theo một trật tự hợp lí. GV cho học sinh tóm tắt các sự việc chính trong truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” HS thực hiện, nhận xét cho nhau. NỘI DUNG CẦN ĐẠT I/ Tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự 1. Phân tích ngữ liệu (SGK T97) * Truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”: - Các sự việc chính: + Có hai vợ chồng ông bà lão sống trong túp lều nát bên bờ biển, hàng ngày chồng đi thả lưới vợ ở nhà kéo sợi. + Ông lão bắt được cá vàng, ông thả cá về biển mà không cần trả ơn. + Về nhà ông lão kể cho vợ.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> nghe. Mụ vợ mắng chồng và bắt ông lão ra biển xin cá vàng một cái máng lợn mới. Cá vàng nhẹ nhàng bảo ông lão hãy về đi ... + Lần thứ hai mụ vợ bắt ông lão xin cá vàng một ngôi nhà đẹp. Cá vàng đáp ứng ... + Lần thứ 3 mụ vợ bắt ông lão xin cá vàng cho mụ làm nhất phẩm phu nhân ... + Lần thứ 4 mụ vợ bắt ông lão xin cá vàng cho mụ làm làm nữ hoàng ... + Lần thứ 5 mụ vợ đòi làm làm Long Vương ngự trên mặt biển để cá vàng hầu hạ mụ. Cá vàng im lặng lặn xuống biển. Ông lão trở về nhà thì thấy mọi thứ trở lại như xưa – mụ vợ ngồi bên cái máng lợn sứt ... ? Các sự việc trong câu chuyện được kể theo -> Các sự việc được kể theo trình tự nào? trình tự thời gian, cái gì diễn ra HS suy nghĩ, trả lời trước kể trước, cái gì diễn ra sau GV chốt kể sau: nguyên nhân – diễn biến – kết quả -> Thứ tự tự nhiên - kể xuôi ? Kể theo trình tự như vậy có tác dụng gì? -> Tác dụng: Người đọc dễ theo HS suy nghĩ, trả lời dõi, nêu bật được tính cách của GV chốt nhân vật, bộc lộ rõ ý nghĩa ? Em thường thấy cách kể theo thứ tự này ở truyện... các câu chuyện nào? Truyện dân gian: Cổ tích, Truyền thuyết. GV gọi 1 HS đọc bài văn SGK – T97 * Bài văn - SGK T97: HS đọc - Các sự việc chính: ? Hãy tóm tắt các sự việc chính của truyện? (1) Tin Ngỗ bị chó dại cắn được HS suy nghĩ, trả lời băng bó tại trạm y tế xã truyền.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> GV chốt. đi khắp nơi. (2) Ngỗ bị chó dại cắn, kêu cứu, không ai đến cứu vì một lần đã bị mắc lừa Ngỗ. (3) Ngỗ mồ côi, trở lên nêu lổng bị mọi người xa lánh - Ngỗ tìm cách trêu trọc mọi người. (4) Mọi người ái ngại, không biết Ngỗ có rút ra bài học cho mình không. -> Kể không theo trình tự thời ? Bài văn được kể theo thứ tự nào? Có đúng gian: kết quả trước - diễn biến với thực tế diễn ra không? sự việc - nguyên nhân sau HS suy nghĩ, trả lời GV chốt -> Thứ tự kể ngược -> Tác dụng: gây bất ngờ, chú ý ? Cách kể này có tác dụng gì? cho người đọc, nhấn mạnh bài HS suy nghĩ, trả lời học cho nhân vật Ngỗ và mọi GV chốt người. ? Em thường gặp cách kể theo thứ tự ngược này ở những loại truyện nào? Kể kỉ niệm ... GV nhắc nhở HS chuẩn bị bài viết số 2 ? Để kể ngược phải có yếu tố gì? Yếu tố hồi tưởng ? Nếu kể đúng theo thực tế (thứ tự tự nhiên) thì phải kể như thế nào? (3) - (2) - (1) - (4) ? Từ hai bài tập cho biết khi kể chuyện ta có thể kể theo các thứ tự nào? Kể xuôi / kể ngược ? Thử kể lại truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng” theo thứ tự kể ngược? HS suy nghĩ, trả lời, nhận xét cho nhau GV đánh giá, định hướng.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> ? Khi kể chuyện, ta cần lưu ý điều gì? Chọn ngôi kể, thứ tự kể cho phù hợp. GV gọi HS đọc ghi nhớ 2. Ghi nhớ:SGK – T98 HS đọc C. Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 10p Hoạt động 2: Luyện tập II. Luyện tập GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 Bài tập 1 (T98) ? Tìm sự việc chính của truyện? - Thứ tự kể: ngược theo dòng GV lược ghi lên bảng. hồi tưởng ? Truyện kể theo thứ tự nào? Ngôi kể thứ - Ngôi thứ nhất. mấy? - Vai trò của yếu tố hồi tưởng: là HS suy nghĩ, trả lời cơ sở cho việc kể ngược. GV chốt ? Yếu tố hồi tưởng có vai trò gì? HS suy nghĩ, trả lời GV chốt Bài tập 2 (T99) Bài tập 2(T99) * Tìm hiểu đề: ? Xác định thể loại và yêu cầu đề bài? - Thể loại: Văn tự sự HS suy nghĩ, trả lời - Yêu cầu: Kể chuyện lần đầu GV chốt em được đi chơi xa * Lập dàn bài: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn (3p): Lập - MB: Giới thiệu câu chuyện sẽ dàn ý cho đề văn kể HS thực hiện nhiệm vụ, trình bày - TB: GV chốt + Lần đầu em được đi chơi xa trong trường hợp nào? Ai đưa em đi? + Nơi xa ấy là đâu? Về quê, ra thành phố hay đi tham quan nơi nào....

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Em đã trông thấy gì trong chuyến đi ấy? Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi? - KB: + Chuyến đi kết thúc ntn? + Em ước ao những chuyến đi ntn? D. Hoạt động vận dụng - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp - Kĩ thuật: Hỏi và trả lời, trình bày một phút - Thời gian: 3p ? Truyện “Thánh Gióng” được kể theo thứ tự nào? Giải thích? E. Hoạt động mở rộng – sáng tạo - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: vấn đáp - Kĩ thuật: hỏi và trả lời, trình bày một phút - Phương tiện: Máy chiếu - Thời gian: 5p GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm và tác dụng của 2 cách kể chuyện ? Kể lại một chuyến đi chơi xa cho người thân nghe 4. Hướng dẫn về nhà ( ) - Đối với bài cũ: + Học thuộc ghi nhớ + Hoàn thành các bài tập trong phần luyện tập - Chuẩn bị bài mới: Luyện nói kể chuyện + Tập lập dàn ý cho các đề: Kể về một lần mắc lỗi/ Kể về một việc tốt đã làm + Luyện nói phần mở bài, kết bài và kể lại một sự việc trong chuyện. V.RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(13)</span>

<span class='text_page_counter'>(14)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×