Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Tài liệu Cổ phần hoá doanh nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.41 KB, 5 trang )

Cổ phần hoá doanh nghiệp là gì? Tại sao Nhà nước ta tiến hành cổ phần hoá
mà không phải tư nhân hoá các doanh nghiệp Việt Nam? Những mặt đạt
được của Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện cổ phần hoá.
Trả lời:
1. Cổ phần hoá doanh nghiệp là gì?
Cổ phần hóa là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu, biến doanh nghiệp sở hữu
một chủ thành doanh nghiệp sở hữu nhiều chủ, tức là quá trình chuyển từ hình thức sở hữu
đơn nhất sang sở hữu chung thông qua việc chuyển một phần tài sản cho người khác, cổ
phần hoá có thể áp dụng với tất cả các doanh nghiệp thuộc sở hữu một chủ duy nhất.
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc chuyển đổi hình thức sở hữu một phần
tài sản của nhà nước, biến doanh nghiệp từ sở hữu của nhà nước thành dạng sở hữu hỗn
hợp, trong đó nhà nước có thể giữ một tỷ lệ vốn nhất định, tỷ lệ này tuỳ thuộc vào vai trò,
vị trí của nó trong nền kinh tế.
Nói cách khác, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển doanh nghiệp
mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành công ty cổ phần (doanh
nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà
nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp (gọi
tắt là cổ phần hoá).
Đối tượng cổ phần hóa là những doanh nghiệp nhà nước hiện có mà Nhà nước không
cần giữ 100% vốn, không phụ thuộc vào thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh. Điều 2,
Nghị định 109/2007/NĐ-CP, ngày 26/6/2007 của Chính phủ quy định đối tượng cổ phần
hoá là: Công ty nhà nước độc lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương; Công ty mẹ của Tập
đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước); Công ty mẹ
trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con; Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng
công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập; Đơn vị hạch toán phụ thuộc của công
ty nhà nước độc lập, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ, công ty thành viên hạch
toán độc lập của Tổng công ty; Công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước nắm giữ 100%
vốn điều lệ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào định hướng sắp xếp, phát triển
doanh nghiệp nhà nước và điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp mà quyết định chuyển
doanh nghiệp nhà nước hiện có thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước có cổ phần chi
phối, cổ phần đặc biệt, cổ phần ở mức thấp, hoặc Nhà nước không giữ cổ phần.


Hình thức cổ phần hóa bao gồm: giữ nguyên giá trị doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để
thu hút thêm vốn; bán một phần giá trị hiện có của doanh nghiệp cho các cổ đông; cổ phần hóa
đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; chuyển toàn bộ doanh nghiệp thành công ty cổ phần (được
quy định tại Điều 4, Nghị định 109/2007/NĐ-CP, ngày 26/6/2007 của Chính phủ). Trường hợp
cổ phần hóa đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp thì không được gây khó khăn hoặc làm ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh các bộ phận còn lại của doanh nghiệp.
2. Tại sao Nhà nước ta tiến hành cổ phần hoá mà không phải tư nhân hoá các
doanh nghiệp Việt Nam?
Đảng và nhà nước ta chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, chứ không tư
nhân hóa doanh nghiệp nhà nước. Thực chất cổ phần hoá khác với tư nhân hoá. Tư nhân
hoá là bán toàn bộ tài sản doanh nghiệp nhà nước cho tư nhân. Còn cổ phần hoá
chỉ là chuyển doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước (doanh nghiệp đơn sở hữu) thành
công ty cổ phần (doanh nghiệp đa sở hữu), chuyển doanh nghiệp từ chỗ hoạt động theo
Luật doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo các quy định về công ty cổ phần trong
Luật Doanh nghiệp, trong đó, Nhà nước có thể giữ một tỷ lệ vốn nhất định, tỷ lệ này tuỳ
thuộc vào vai trò, vị trí của doanh nghiệp đó trong nền kinh tế.
Trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp và nền kinh tế còn nhiều khó
khăn, doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng
phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển
đất nước; đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Doanh nghiệp nhà nước đã chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt và sản phẩm
thiết yếu của nền kinh tế; góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ
đạo, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng thế và lực của đất nước. Doanh nghiệp nhà
nước chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản phẩm trong nước, trong tổng thu ngân sách, kim
ngạch xuất khẩu và công trình hợp tác đầu tư với nước ngoài; là lực lượng quan trọng trong
thực hiện các chính sách xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai và bảo đảm nhiều sản phẩm,
dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội, quốc phòng, an ninh. Doanh nghiệp nhà nước ngày
càng thích ứng với cơ chế thị trường; năng lực sản xuất tiếp tục tăng; cơ cấu ngày càng hợp
lý hơn; trình độ công nghệ và quản lý có nhiều tiến bộ; hiệu quả và sức cạnh tranh từng bước

được nâng lên; đời sống của người lao động từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cũng còn những mặt hạn chế, yếu kém, có mặt
rất nghiêm trọng: quy mô còn nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, chưa thật tập trung vào
những ngành, lĩnh vực then chốt; trình độ công nghệ còn lạc hậu, quản lý còn yếu kém,
chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh
doanh chưa tương xứng với các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu
quả và sức cạnh tranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu
việc làm và dôi dư còn lớn… Do vậy, để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, phát triển
và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước ta chủ trương chuyển đổi doanh
nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần với mục tiêu: tạo ra loại hình doanh nghiệp có
nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài
sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất, kinh doanh; tạo
động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho doanh nghiệp nhà nước;
phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường sự giám
sát của xã hội đối với doanh nghiệp; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp
và người lao động.
Có thể nói, các doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong thành
phần kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước có vai trò quyết định trong việc giữ vững định
hướng xã hội chủ nghĩa, ổn định và phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Doanh
nghiệp nhà nước (gồm doanh nghiệp nhà nước giữ 100% vốn và doanh nghiệp nhà nước
giữ cổ phần chi phối) phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ
vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng
và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt, góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là chủ lực trong
hội nhập kinh tế quốc tế.
Như vậy, so với các nước đã và đang tiến hành cổ phần hoá trên thế giới, thì ở nước ta,
chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước xuất phát từ đường lối kinh tế và đặc điểm
kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay: chúng ta đang bố trí lại cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ
chế quản lý cho phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản của Nhà nước. Đó là đặc điểm lớn nhất chi phối, quyết định mục đích nội

dung và phương thức cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Vì vậy, về thực chất cổ phần hoá
ở nước ta là nhằm sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước cho hợp lý và hiệu quả, còn việc
chuyển đổi sở hữu của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông trong công ty cổ phần chỉ là
một trong những phương tiện quan trọng để thực hiện mục đích trên, chứ không phải tư nhân
hoá.
3. Kết quả việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước
Tính đến đầu năm 2009, cả nước đã thực hiện sắp xếp được 5.556 doanh nghiệp và
8 Tổng công ty Nhà nước, trong đó cổ phần hoá được 3.854 doanh nghiệp và bộ phận
doanh nghiệp (chiếm 69,4% tổng số doanh nghiệp đã sắp xếp), giao 196 doanh nghiệp,
bán 155 doanh nghiệp, khoán và cho thuê 30 doanh nghiệp, sáp nhập hợp nhất 531 doanh
nghiệp, còn lại các hình thức khác là 790 doanh nghiệp.
Sau gần 20 năm thực hiện chủ trương cổ phần hoá, kết quả đạt được như sau:
3.1. Mặt được:
a. Đối với doanh nghiệp:
Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, hầu hết các chỉ tiêu về tài chính, kết quả hoạt
động của doanh nghiệp như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, doanh thu, lợi nhuận... đều tăng
rất nhanh. Giá trị tổng tài sản bình quân hai năm sau cổ phần hoá so với bình quân hai năm
trước cổ phần hoá tăng 66,39%; giá trị vốn chủ sở hữu tăng tới 90,67%; doanh thu tăng
75,13%; lợi nhuận tăng 233,09%; tỉ suất lợi nhuận so với vốn chủ sở hữu của các doanh
nghiệp cũng tăng 19,25%.
Nhìn chung, doanh nghiệp là đối tượng được lợi nhiều nhất từ chính sách cổ phần
hoá. Hầu hết các doanh nghiệp khi chuyển sang công ty cổ phần đều hoạt động có hiệu quả
hơn trước xét tổng thể trên các mặt doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách, tích luỹ vốn…
Nhiều doanh nghiệp đã thoát ra khỏi tình trạng nợ nần, phá sản, khắc phục được những
hạn chế do cơ chế quản lý cũ như nạn tham nhũng, lãng phí trong sản xuất, sự thiếu trách
nhiệm trong lao động, quản lý trì trệ, yếu kém…
Ngoài những lợi ích kinh tế kể trên, khi Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước còn có
thêm những lợi ích khác góp phần tích cực vào việc năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh:
 Thứ nhất: Năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tăng lên nhờ được bổ sung
nguồn vốn lưu động và đầu tư đổi mới công nghệ. Về nguyên tắc, tất cả số tiền bán cổ phiếu, sau

khi trừ đi các chi phí sẽ được điều chuyển để bổ sung vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh.
 Thứ hai: Doanh nghiệp có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Sự chuyển
đổi này đã hạn chế thấp nhất những can thiệp thô bạo, phi kinh tế của các cơ quan công
quyền, hạn chế các chỉ đạo vốn có của một doanh nghiệp Nhà nước.
 Thứ ba: Doanh nghiệp đã có được một cách quản lý mới mang tính dân chủ. Với
việc cổ phần hoá, doanh nghiệp đã chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ
phần, cũng có nghĩa là xác định vai trò chủ nhân tập thể. Hội đồng quản trị sẽ thực sự làm
chủ công ty với động lực lợi nhuận, vì lợi ích của các cổ đông (trong đó có chính mình),
thay mặt các cổ đông và được các cổ đông bầu lên chứ không phải ai khác.
b. Đối với Nhà nước:
Lợi ích đầu tiên mà Nhà nước thu được từ chính sách cổ phần hoá là phần thuế thu
được từ các công ty cổ phần tăng hơn so với khi còn là doanh nghiệp Nhà nước, tất cả các
công ty cổ phần đều đóng thuế đầy đủ, năm sau cao hơn năm trước từ 30-35%, nộp ngân
sách tăng bình quân 2 lần so với trước khi cổ phần hoá: cụ thể như CTCP cơ điện lạnh
tăng gần 3 lần, công ty Cổ phần sơn Bạch Tuyết tăng 2,7 lần…
Phần vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá khi xác định lại, nhìn chung
đều tăng từ 10-50% so với giá trị ghi trên sổ sách. Như vậy, khi cổ phần hoá vốn Nhà nước
không bị mất đi, được bảo toàn mà còn tăng thêm.
Ngoài những lợi ích trên, từ kết quả cổ phần hoá, hàng năm Nhà nước không còn
tốn một khoản ngân sách lớn để bù đắp cho các doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ, cán cân
thu chi của Nhà nước được cân bằng hơn. Hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước được
hoàn chỉnh và gắn với mục tiêu của nền kinh tế. Chính cơ chế tạo chuyên môn hoá dẫn đến
sự thay đổi về trình độ quản lý đạt mức cao. Nhà nước có điều kiện quản lý nền kinh tế
thông qua các chính sách vĩ mô.
Cổ phần hoá đã đặt cơ sở cho thị trường vốn ra đời bằng việc ra mắt Uỷ ban chứng
khoán quốc gia và Trung tâm giao dịch chứng khoán vừa qua, làm cơ sở để Nhà nước
kiểm soát lạm phát. Lượng tiền lưu thông trong xã hội trong tương lai gần sẽ chuyển một
phần vào thị trương vốn, thực hiện tái đầu tư trên diện rộng hoặc tập trung vốn giải quyết
các công trình trọng điểm của Nhà nước.
c. Đối với người lao động:

Có thể nói, nhờ cổ phần hoá mà người lao động đã trở thành người chủ thực sự của
doanh nghiệp xét theo cổ phần mà họ sở hữu. Qua cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà
nước, tất cả ngưòi lao động trong doanh nghiệp bằng các nguồn vốn tự có, quỹ phúc lợi
của doanh nghiệp được phân bổ và cả vốn riêng của cá nhân, đều có thể tham gia mua cổ
phần tại công ty, xí nghiệp được cổ phần hoá.
Với việc góp vốn này, người lao động , từ công nhân trực tiếp sản xuất đến vị giám
đốc, đều có thể trở thành người chủ thực sự đối với doanh nghiệp, được tham gia trực tiếp
hay gián tiếp vào việc lập phương hướng kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh
nghiệp với quyết tâm và ý chí chung là gặt hái được hiệu quả cao nhất, tốt nhất.
Trong thực tế, các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá bảo đảm việc làm và thu
nhập của người lao động ổn định và có chiều hướng tăng lên. Do mở rộng sản xuất, số lao động
ở các doanh nghiệp này tăng bình quân 12%. Thu nhập của người lao động làm việc tai các
công ty cổ phần tăng bình quân hằng năm gần 20% (chưa kể thu nhập từ cổ tức).
Việc đầu tư vào các công ty cổ phần, nói chung người lao động đã thu được lợi tức
cao hơn gửi tiết kiệm và vốn của họ trong công ty tăng gấp 1,5-2 lần so với lúc mới mua cổ
phiếu. Do lãi cao đã bổ sung thêm vào vốn, đến nay giá trị cổ phần người lao động sở hữu
bình quân tăng gấp 2-3 lần, đặc biệt có những công ty tăng tới 4-5 lần như Công ty Cổ
phần Cơ điện lạnh và Công ty Cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển.
Là chủ nhân thực sự trong Công ty cổ phần, ngưòi lao động đã nâng cao tính chủ
động, ý thức kỷ luật, tinh thần tự giác, tiết kiệm trong lao động sản xuất, góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân mình, công
ty, Nhà nước và xã hội.
3.2. Hạn chế, yếu kém:
Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa như mong muốn. Số lượng doanh
nghiệp cổ phần hoá tuy đã tăng đáng kể trong những năm gần đây nhưng so với yêu cầu vẫn
còn hạn chế, tốc độ cổ phần chậm và thời gian thực hiện bị kéo dài; Thu hút cổ đông ngoài
doanh nghiệp mới chỉ đạt 15,4% vốn điều lệ, vì vậy các cổ đông chiến lược có ít cơ hội để trở
thành những người chủ có vai trò nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí
nghiệp…
Tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước còn chậm, có phần do sự chỉ đạo

của một số Bộ, ngành, địa phương, tổng công ty chùng xuống, sự phối hợp giữa các cơ
quan trong xử lý các vướng mắc chưa kịp thời, một số doanh nghiệp thuộc diện sắp xếp, cổ
phần hóa trong 2 năm qua có quy mô vừa và lớn, tình hình tài chính phức tạp. Bên cạnh
đó, thị trường tài chính và thị trường chứng khoán trong và ngoài nước thời gian qua có
những biến động bất thường làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cổ phần hoá và bán
doanh nghiệp. Số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới vẫn tiếp tục tăng, nhưng việc
thống kê và theo dõi về thực trạng doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh còn yếu…

×