Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

GIAO AN LOP 4 OANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.45 KB, 27 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 5 c a b d o0oc a b d. THỨ 2 TIẾT 1 TIẾT 2 TẬP ĐỌC. Ngày dạy: 24 / 09/2012 CHÀO CỜ NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG. I.MỤC TIÊU:. - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt lời các nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dám nói lên sự thật. ( trả lời được các CH 1, 2, 3). - HS kh, giỏi trả lời được CH 4 (SGK). - Giáo dục tính trung thực , dũng cảm trong mỗi HS. KNS: Xác định giá trị, tự nhận thức về bản thân, tư duy phê phán. II.ĐỒ DÙNG:. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc.. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:. 1. Bài cũ: 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài “Tre Việt Nam”và trả lời câu hỏi + Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? của ai ? + Em thích hình ảnh nào trong bài ? Vì sao ? 2.Bài mới. a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bi. * Luyện đọc. HS đọc nối tiềp theo 4 đoạn ( 3 lượt); GV kết hợp hướng dẫn đọc tiếng khó và giải nghĩa từ mới . - HS luyện đọc theo cặp; - 1 HS đọc lại toàn bài; - GV đọc diễn cảm toàn bài * Tìm hiểu bài : Đoạn 1: HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: + Nhà vua làm cách nào để tìm được người trung thực ?( Vua phát cho mỗi người dân một thúng thóc đã luộc kĩ ...) + Đoạn 1 ý nói gì ? Nhà vua tìm người trung thực để truyền ngôi. - HS đọc thầm đoạn 2. + Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì ? Kết quả ra sao ? Chôm gieo trồng, chăm sóc mà thóc vẫn không nảy mầm. + Đến kì nộp thóc cho vua. Chuyện gì đã xảy ra? Mọi người nô nức chở thóc... + Hành động của cậu bé Chôm có gì khác mọi người ? Chôm dũng cảm dám nói sự thật dù em có thể bị trừng trị. - HS đọc đoạn 3. + Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe Chôm nói ? (...sững sờ, ngạc nhiên, lo lắng cho Chôm ) - HS đọc thầm đoạn 4, trao đổi N2 trả lời câu hỏi: + Vua khen cậu bé Chôm những gì ?( khen Chôm trung thực, dũng cảm). + Cậu bé Chôm được hưởng những gì do tính thật thà, dũng cảm của mình ?( được vua truyền ngôi báu và trở thành ông vua hiền minh ).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Đoạn 2, 3, 4 nói lên điều gì? Chôm là người trung thực dám nói lên sự thật. c. Luyện đọc diễn cảm - 4 HS đọc 4 đoạn của bài , lớp theo dõi tìm ra cách đọc( Vài HS nêu) - GV hướng dẫn cách đọc toàn bài. - Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc: Chôm lo lắng ...thóc giống của ta ! - GV đọc mẫu. HS tìm ra cách đọc và luyện đọc. -GV nhận xét – sửa sai. - Gọi 3 HS đọc phân theo vai. - GV nhận xét tuyên dương. 3.Củng cố-Dặn dò: - Nêu nội dung chính của bài. + Theo em, vì sao người trung thực là người đáng quý ? Câu chuyện này giáo dục chúng ta điều gì? (phải sống trung thực, dám nói lên mọi sự thật...) - Nhận xét tiết học. -------- a & b ---------. TIẾT 3 TOÁN. LUYỆN TẬP. I.MỤC TIÊU:. -Biết số ngày của từng tháng trong năm, của năm nhuận và năm không nhuận. - Chuyển đổi được đơn vị đo giữa ngày, giờ, phút , giây. - Xác định được một năm cho trước thuộc thế kỉ nào. Làm bài tập 1, 2, 3 - Giáo dục HS yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG. -Kẻ sẵn nội dung bài tập 1 lên bảng phụ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC . 1.Kiểm tra bài cũ : - 2 HS lên bảng làm bài tập 2 ( c,d), bài3 2. Bài mới. a. GV giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bi 1: HS nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài vào vở .1 HS làm trên bảng lớp - HS nhận xét bài của bạn, nêu lại những tháng nào có 30 ngày ?Những tháng nào có 31 ngày ? tháng 2 có bao nhiêu ngày ? Bài 2. 1HS nêu yêu cầu của bài tập - HS tự dổi các đơn vị . HS nêu cách thực hiện. Bài 3: HS đọc thầm bài và thực hiện - HS nêu cách tính số năm từ khi Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay: * Vua Quang Trung đại phá quân Thanh năm 1789 năm đó thuộc thế kỉ XVIII. Số năm từ khi Quang Trung đại phá quân Thanh đến nay: 2010 – 1789 = 221 (năm) * Nguyễn Tri sinh năm:1980–600 = 1380. Năm đó thuộc thế kỉ XIV - GV nhận xét – sửa sai. 3.Củng cố-Dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Về nhà làm bài tập 4,5. -------- a & b ---------.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> TIẾT 4 ĐẠO ĐỨC. BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN.(T1). I.MỤC TIÊU:. - Biết được: Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác.Biết kiềm chế cảm xúc, biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. - ND tích hợp GDBVMT:Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan môi trường. HS biết bày tỏ ý kiến của mình với cha mẹ, thầy cô giáo, với chính quyền địa phương về mơi trường sống của em trong gia đình, trường, lớp học, mơi trường ở cộng đồng địa phương, ... KNS: Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. Kĩ năng lắng nghe người khác trình bày ý kiến. II.ĐỒ DÙNG: - Bảng phụ – bài tập. - Thẻ bìa màu xanh, đỏ, vàng cho mỗi nhóm: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:. 1.Bài cũ: + Thế nào là vượt khó trong học tập? + Nêu ví dụ về sự vượt khó trong học tập. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài : b. Hoạt động 1: Giải quyết các tình huống (N4) +Các nhóm đọc 4 tình huống ở SGK, thảo luận và trả lời 2 câu hỏi (T9- SGK). - Đại diện các nhóm lên trình bày. Lớp nhận xét, thống nhất cách giải quyết từng tình huống: 1. Em sẽ gặp cô giáo để xin cô giao cho việc khác phù hợp hơn với sức khỏe và sở thích. 2. Em xin phép cô giáo được kể lại để cô không bị hiểu lầm. 3. Em hỏi bố mẹ xem bố mẹ có thời gian rảnh không ? Nếu được thì em muốn bố mẹ cho đi chơi. 4. Em nói với người tổ chức nguyện vọng và khả năng của mình. + Điều gì sẽ xảy ra nếu các em không được bày tỏ ý kiến về việc có liên quan đến em ?(có thể các em sẽ phải làm những việc không đúng, không phù hợp) - GV kết luận: Những việc diễn ra xung quanh môi trường các em sống, sinh hoạt, vui chơi, học tâp các em đều có quyền nêu ý kiến thẳng thắn, chia sẽ những mong muốn của mình. *Hoạt động 2 : Thảo luận theo N2 (BT1- SGK) - GV nêu yêu cầu của BT1 - HS thảo luận N2 để nhận xét hành vi , việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp. - Một số nhóm trình bày, lớp nhận xét , bổ sung. - GV kết luận. *Hoạt động 3: tỏ thái độ.( BT2- SGK) - HS làm việc theo nhóm. GV phát giấy màu cho các nhóm và yêu cầu nhóm trao đổi, bày tỏ ý kiến theo quy định: Câu nào tán thành thì ghi số của câu.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đó vào thẻ màu đỏ, phân vân thì ghi vào thẻ màu vàng, nếu không tán thành thì ghi vào giấy màu xanh. - HS các nhóm trình bày. Giải thích. - GV nhận xét , kết luận : ý kiến a, b, c, d tán thành; ý kiến đ không tán thành. 3. Củng cố- Dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò: HS biết bày tỏ ý kiến của mình về quyền trẻ em , về những việc làm liên quan đến môi trường sống. -HS về nhà tìm hiểu những việc có liên quan đến trẻ em và bày tỏ ý kiến của về vấn đề đó. -------- a & b --------TIẾT 5 KHOA HỌC DỤNG HỢP LÍ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN. I.MỤC TIÊU:. - Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật. - Nêu lợi ích của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao) - Biết quý trọng các loại thực phẩm . II.ĐỒ DÙNG: - Các hình minh họa trong sgk. Các tranh ảnh quảng cáo thực phẩm có chứa I-ốt và những tác hại do không ăn muối I-ốt. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC .. 1. Bài cũ : 2 HS lên bảng trả lời 2 câu hỏi ở SGK ( tiết trước) 2. Bài mới *Giới thiệu: *Hoạt động1: Trò chơi : “Kể tên những món rán hay xào” + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn. + 2đội lên thực hiện dưới dạng trò chơi tiếp sức“Kể tên những món rán hay xào” + Gia đình em thường rán xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật ? - KL: Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn. *Hoạt động 2: Vì sao cần ăn kết hợp chất béo động vật và chất béo thực vật. - HS quan sát các hình trong sgk và đọc kĩ các món ăn rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi: + Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật ? + Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? - Các nhóm trình bày. GV nhận xét từng nhóm. - GV chốt lại và cho HS đọc phần thứ nhất của mục bạn cần biết. *Kết luận : sgk (2 -3 em nêu). *Hoạt động 3 : Tại sao nên sử dụng muối I-ốt và không nên ăn mặn. - HS giới thiệu những tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối I-ốt. - HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi : + Muối I-ốt có ích lợi gì cho con người ? (Muối I-ốt dùng để nấu ăn hàng ngày. Ăn muối I-ốt để tránh bệnh bướu cổ, để phát triển cả về thị lực và trí lực)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - HS đọc phần 2 của mục cần biết. - HS giới thiệu những tranh ảnh về tác hại của việc dùng quá nhiều muối I-ốt. + Muối I-ốt rất quan trọng nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì ? + Kết luận : Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bệnh huyết áp cao, bệnh thận,..) - Yêu cầu đọc phần bài học sgk. 3.Củng cố-Dặn dò: HS đọc mục bạn cần biết. + Tất cả các loại thực phẩm đều do công sức của con người làm ra vì vậy khi dùng nó thì chúng ta phải làm gì? ********************** THỨ 3 Ngày dạy: 25 / 09/2012 TIẾT 1 TOÁN TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG I.MỤC TIÊU:. - Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số. - Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số. - Làm bài 1(a, b, c), HS khá, giỏi làm cả bài 1; bài 2 - Giáo dục HS yêu thích học toán. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1. Bài cũ: 2HS lên bảng làm bài tập 4, 5 ở tiết trước. 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài : b.Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng *Bài toán 1: HS đọc bài toán và quan sát hình vẽ tóm tắt nội dung bài toán ở SGK rồi nêu cách giải theo gợi ý: - Hai can có tất cả bao nhiêu lít dầu ?(Có tất cả 6 + 4 = 10 lít dầu). - Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít dầu ? ( có 10 : 2 = 5 lít dầu) . - HS trình bày lời giải bài toán. - GV: như vậy trung bình mỗi can có 5l dầu, để tìm số dầu trung bình mỗi can chúng ta đã lấy tổng số dầu chia cho số can. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của 2 số 4 và 6. - Nêu cách tìm số trung bình cộng của 6 và 4 ? lấy (6+4):2 ; 2 là số các số hạng *Bài toán: HS đọc đề toán. - Bài toán cho ta biết gì ? Bài toán hỏi gì ? - HS trao đổi N2 tìm cách giải. - Một số nhóm trình bày cách giải, GV nhận xét , KL cách giải đúng: tính tổng số HS của ba lớp sau đó lấy tổng đó chia cho 3 ( 3 l số lớp ) + Ba số 25, 27, 32 có trung bình cộng là bao nhiêu ? là 54. + Muốn tìm số trung bình cộng của ba số 25, 27, 32 ta làm thế nào ? Ta tính tổng của 3 số rồi lấy tổng vừa tìm được chia cho 3. - Hy tính trung bình cộng của các số 32, 48, 64, 72. + Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm như thế nào ?(...ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng) 3.Luyện tập. Bài 1: 1HS đọc đề. - 1 HS lên bảng làm, HS cả lớp làm vào vở. - Lớp - GV nhận xét ; chữa bài..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> a) ( 42 + 52 ) : 2 = 47 b) ( 36 + 42 + 57 ) : 3 = 45 c) ( 34 + 43 + 52 + 39 ) : 4 = 42 d) ( 20 + 35 + 37 + 65 + 73 ) : 5 = 46. Bài 2: 1HS đọc đề. + Bài toán cho biết gì ? Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ? - 1 HS lên bảng giải , HS cả lớp làm vào vở. GV nhận xét – cho điểm. HS chữa bài (nếu sai) 3.Củng cố – Dặn dò: - HS nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. - GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà làm bài tập 3 , chuẩn bị bi sau. -------- a & b --------TIẾT 2 LTVC RỘNG VỐN TỪ : TRUNG THỰC, TỰ TRỌNG. I.MỤC TIÊU:. - Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4); tìm được 1, 2 từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được (BT1, BT2); nắm được nghĩa từ “ tự trọng” (BT3). - Giáo dục HS luôn trung thực trong học tập cũng như trong cuộc sống. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Bài cũ: 2 HS lên bảng làm bài tập 1 và 2. 2. Bài mới . a. GV giới thiệu bài. b. HD làm bài tập. Bài 1: 1HS đọc yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm và ghi vào giấy nháp từ trái nghĩa với Trung thực và từ cùng nghĩa với Trung thực. - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, KL: + Từ cùng nghĩa với Trung thực : thẳng thắn, thẳng tính, ngay thẳng, chân thật, thật thà, thật lòng, thật tâm, chính trực, bộc trực, thành thật, thật tình,… + Từ trái nghĩa với trung thực : điêu ngoa, gian dối, xảo trá, gian lận, lưu manh, lừa đảo, lừa bịp, lừa lọc,… - HS ghi từ vào vở. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu của bài. - HS thực hiện đặt câu với các từ trên. - HS nối tiếp nhau nêu câu mình đặt, lớp nhận xét , sửa chữa; GV ghi bảng những câu hay. Bài 3: HS nêu yêu cầu của bài. - HS thảo luận nhóm đôi làm bài. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, - GV kết luận: Câu đúng : câu c. - GV mở rộng và giải nghĩa một số từ : + Tự trọng : coi trọng và giữ gìn phẩm giá của mình. + Tin vào bản thân : Tự tin. + Quyết định lấy công việc của mình : tự quyết. + Đánh giá mình quá cao và coi thường người khác : tự kiêu, tự cao..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Yêu cầu HS đặt câu. Bài 4: 1HS đọc yêu cầu bài. - HS thảo luận theo bàn, làm bài; HS trình bày bài làm, lớp nhận xét, bổ sung, KL: +Các thành ngữ, tục ngữ a,c,d : nói về tính trung thực. + Các thành ngữ, tục ngữ b,e : nói về lòng tự trọng. - GV giải nghĩa các câu trên. + Thẳng như ruột ngựa : Người có lòng dạ ngay thẳng. + Giấy rách phải giữ lấy lề : Khuyên người ta dù nghèo đói, khó khăn, vẫn phải giữ nề nếp, phẩm giá của mình. 4.Củng cố - Dặn dò: - Em thích nhất câu tục ngữ, thành ngữ nào ? Vì sao ? - Các câu thành ngữ , tục ngữ trên khuyên ta điều gì? ( phải sống trung thực, giữ phẩm giá trong sạch của mình) - Về nhà học thuộc các câu tục ngữ, thành ngữ và các từ ngữ có trong bài. - Chuẩn bị cho bi sau. -------- a & b --------TIẾT 3 ÂM NHẠC ÔN BÀI HÁT:BẠN ƠI LẮNG NGHE GIỚI THIỆU NỐT TRẮNG I. MỤC TIÊU -Học sinh hát đúng giai điệu bài hát :Bạn ơi lắng nghe. -Giới thiệu nốt trắng. II. CHUẨN BỊ - Thanh phách III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1.Ổn định tổ chức 2.Kiểm tra bài củ: Một vài HS hát lại bài : Em yêu hoà bình . Lớp nhận xét và tuyên dương những em hát đùng và hay. 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Bạn ơi lắng nghe * Giáo viên hát 1 lần .HS chú ý lắng nghe * HS đọc lời ca một lượt sau đó tập cho các em lần lượt hát từng câu một Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng nghe Tiếng dòng suối ngoài xa thì thào HS hát từ hai đến ba lần .GV hướng dẫn 2 câu tiếp theo: Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát Tiếng làn sóng trôi xuôi ào ào HS nối từ câu 1 đến câu 4 Tương tự theo giai điệu của lời 1 HS hát được lời 2. *Giới thiệu nốt trắng : GV kí hiệu nốt và giới thiệu : dài trường độ một nốt trắng bằng hai lần nốt đen. -GV ghi lên bảng các hình nốt , cho HS đọc và gõ tiết tấu 3 Củng cố dặn dò : -HS hát lại bài : Bạn ơi lắng nghe -Dặn HS về nhà hát thuộc bài ca.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> TIẾT 4 CHÍNH TẢ. NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG. I.MỤC TIÊU. -Nghe – viết chính xác, đẹp đoạn văn Lúc ấy...ông vua hiền minh trong bài Những hạt thóc giống. -Làm đúng bài tập chính tả phân biệt l / n hoặc en / eng II.CHUẨN BỊ:. Bảng phụ viết sẵn bài tập 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC .. 1. Kiểm tra bài cũ - GV đọc cho HS viết vào bảng con. + bâng khuâng, bận bịu, nhân dân , vâng lời. - Gv nhận xét sửa sai .2.Bài mới . *Giới thiệu bài. *Hướng dẫn nghe – viết chính tả. a)Trao đổi về nội dung đoạn văn. -Goi 01 HS đọc đoạn văn Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi ? Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi. ?Vì sao người trung thực là người đáng quý ? b)Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm trả lời:( luộc kĩ, thóc giống, dõng dạc, truyền ngôi,...) - Yêu cầu HS đọc, viết các từ vừa tìm được. -GV phân tích và cho HS viết. GV nhận xét sửa sai. *Viết chính tả. - GV đọc cho HS viết với tốc độ vừa *Soát lỗi và chấm bài. -Đọc toàn bài cho HS soát lỗi. + HS mở sgk và dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài -Chấm chữa bài. Nhận xét bài viết của HS. *Hướng dẫn làm bài tập chính tả. -Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.a. -HS làm bài dưới dạng trò chơi tiếp sức. +GV nêu luật chơi và cách chơi. - Nhận xét bài làm của HS tuyên dương nhóm thắng cuộc. *Bài 3:a)Gọi 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS hoạt động nhóm . Nhận xét về lời giải đúng 3.Củng cố-Dặn dò: -Những em viết sai chính tả về nhà viết lại. -Chuẩn bị bài sau. -------- a & b ---------.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TIẾT 5 KỂ CHUYỆN. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC. I.MỤC TIÊU:. - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực. - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện. - Giáo dục các em luôn sống trung thực. II.ĐỒ DÙNG: - Các truyện về tính trung thực. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC:. 1.Bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn câu chuyện Một nhà thơ chân chính. - 1 HS kể tòan bộ câu chuyện. 2. Bài mới. a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn HS kể. * Tìm hiểu đề bài: 1HS đọc đề bài. GV phân tích đề và gạch chân những ý trọng tâm của đề : được nghe, được đọc, tính trung thực. - 2 HS đọc phần gợi ý(SGK). - HS đọc thầm kĩ phần 3. GV ghi phần đánh giá ( như SGV) lên bảng. + Nội dung câu chuyện đúng chủ đề.(4 điểm) . Câu chuyện ngoài sgk.(1 điểm) + Cách kể : hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ.(3 điểm) + Nêu đúng ý nghĩa câu chuyện .(1 điểm) + Trả lời được câu hỏi của bạn hay đặt được câu hỏi cho bạn.(1 điểm) * Kể chuyện trong nhóm. - HS thực hiện kể chuyện cho nhóm (nhóm 4 em) theo gợi ý ở SGK * Thi kể và nêu ý nghĩa câu chuyện: Mỗi nhóm một HS kể. - HS lớp nhận xét lời kể của bạn theo các tiêu chuẩn. Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất ? Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? 3.Củng cố-Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò:Về nhà kể lại câu chuyện,tìm đọc những câu truyện nói về tính trung thực, phải luôn sống trung thực, giữ vững phẩm giá của mình. **********************. THỨ 4 TIẾT 1 TẬP ĐỌC. Ngày dạy: 26 / 09/2012 GÀ TRỐNG VÀ CÁO.. I.MỤC TIÊU:. 1.Đọc thành tiếng: -Đọc dúng :vắt vẻo, quắp đuôi, rõ phường gian dối. Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung. 2. Đọc – Hiểu: - từ ngữ : đon đá, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay, từ rày, thiệt hơn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nội dung : Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo. 3. Học thuợc lịng bài thơ. II.CHUẨN BỊ. -Tranh minh họa. -Bảng phụ viết sẳn các câu đoạn thơ cần luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ : 3HS -Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi của bài : Những hạt thóc giống. -GV Nhận xét và cho điểm. 2.Bài mới *Giới thiệu bài. *Hướng dẩn luyện đọc và tìm hiểu bài. -Yêu cầu HS mở sgk, sau đó gọi HS nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc 1 khổ thơ -GV kết hợp sửa lỗi HS phát âm sai. +Lưu ý cách ngắt nhịp các câu thơ sau. -HS luyện đọc theo cặp. -2 HS đọc trước lớp. - GV đọc bài thơ *Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn 1 : ? Gà Trống và Cáo đứng ở vị trí khác nhau như thế nào ? +Gà Trống đậu vắt vẻo trên cành cây cao. Cáo đứng dưới gốc cây ? Cáo đã làm gì để dụ Gà Trống xuống đất ? +Cáo đon đả mời Gà xuống đất để thông báo một tin mới : từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân. +Từ “rày” nghĩa là từ nay trở đi. ? Tin tức Cáo đưa ra là sự thật hay bịa đặt ? nhằm mục đích gì ? +Cáo đưa ra tin bịa đặt nhằm dụ Gà Trống xuống đất để ăn thịt Gà *Đoạn 1 cho em biết điều gì ? => Âm mưu của Cáo. -HS đọc đoạn 2. ? Vì sao Gà không nghe lời Cáo ? +Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, muốn ăn thịt Gà. ? Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì ? +Vì Cáo rất sợ chó săn ? Thiệt hơn nghĩa là gì ? +Thiệt hơn là so đo, tính toán xem lợi hay hại, tốt hay xấu. *Đoạn 2 nói lên điều gì ? =>Sự thông minh của Gà. - HS đọc đoạn cuối bài. ? Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà nói ? Cáo khiếp sợ hồn lạc phách bay, quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy. ? Thấy Cáo bỏ chạy, thái độ của Gà ra sao ? Gà khoái chí cười phì vì Cáo đã lộ rõ bản chất, đã không ăn được thịt gà mà còn cắm cổ chạy vì sợ. ? Theo em Gà thông minh ở điểm nào ? -HS nêu ý chính đoạn 3. => Cáo lộ rõ bản chất gian xảo.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> -HS đọc lại toàn bài. Chúng ta hãy cảnh giác, chớ tin lời kẻ xấu dù đó là những lời ngon ngọt. * HDHS luyện đọc bài thơ. -Gọi HS đọc bài thơ -GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm GV yêu cầu HS đọc từng đoạn và tìm ra cách ngắt giọng, nhấn giọng hợp lí. +-Yêu cầu HS đọc, Nhận xét uốn nắn, sửa sai. -Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. -GV cho HS đọc phân vai. -Nhận xét , cho điểm HS. 3.Củng cố-Dặn dò -Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ? -Trong bài thơ em thích nhất khổ thơ nào ? Vì sao ? -GV Nhận xét tuyên dương tiết học. -Về nhà học thuộc bài thơ và xem trước bài mới. -------- a & b --------TIẾT 2. TOÁN. LUYỆN TẬP. I.MỤC TIÊU: Giúp HS:.. -Củng cố về số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng. II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :. 1.Kiểm tra bài cũ : -GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tập ở tiết trước cho về nhà. Nhận xét. 2.Bài mới : *Giới thiệu bài : *Hướng dẫn HS làm bài tập : *Bài 1: -GV yêu cầu HS nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số. -2 HS lên bảng thực hiện. HS lớp thực hiện vào bảng con. a. ( 96+121+143) : 3 =120 b.( 35+12+24+21+43) =27 -GV nhận xét sửa sai. *Bài 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề bài. +Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện- HS lớp thực hiện vào vở. -GV quan sát nhận xét sửa sai. Bài giải Số dân tăng thêm của 3 năm là : 96 + 82 + 71 = 249(người ) Trung bình mỗi năm dân số xã đó tăng thêm số người là : 249 : 3 = 83 (người ) Đáp số : 83người *Bài 3: Yêu cầu HS: -Xác định yêu cầu của bài tập..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> -Nêu cách thực hiện theo thứ tự. -Thực hiện vào vở. - GV chấm chữa bài- nhận xét. Tổng số đo chiều cao của cả 5 bạn là : 138+132+130+136+134=670(cm) Trung bình số đo chiều cao của mỗi bạn là : 670 : 5 = 134 (cm) Đáp số : 134 cm *Bài tập 4: GV gọi HS nêu yêu cầu của bài toán, sau đó yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi. -Yêu cầu 2 HS lên thực hiện thi đua nhau. -GV nhận xét sửa sai. *Bài tập 5: GV gọi HS đọc đề bài phần a.. -Yêu cầu HS: -Xác định yêu cầu của bài : +Bài toán thuộc dạng toán gì ? +Muốn biết số còn lại chúng ta phải biết được gì ? +Phải tính tổng của 2 số, sau đó lấy tổng trừ đi số đã biết. +Có tính được tổng của 2 số không ? Ta tính bằng cách nào ? +Lấy số trung bình cộng của 2 số nhân với 2 ta được tổng của 2 số. -Yêu cầu HS thực hiện phần a. Tổng của hai số là : 9 X 2 = 18 Số cần tìm là : 18 – 12 = 6 - GV nhận xét 3. Củng có – Dặn dò: -GV nhận xét tiết học, dặn dò HS làm lại các bài tập hoặc hoàn thành đối với những em thực hiện chưa xong. -------- a & b --------TIẾT 3 TLV VIẾT THƯ. (kiểm tra viết) I.MỤC TIÊU:. - Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần: đầu thư, phần chính, phần cuối thư). - Giáo dục HS biết chúc mừng , chia sẽ niềm vui hay nỗi buồn của người khác. II,ĐỒ DÙNG:. - Phần ghi nhớ ( viết vào bảng phụ). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC .. 1. Bài cũ : Nêu cách trình bày của một bức thư ? GV treo bảng phụ phần ghi nhớ. 2.Bài mới . a. Giới thiệu bài, ghi đề lên bảng..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> b. HD HS tìm hiểu đề: HS đọc đề. - HS nhắc lại bố cục một bức thư: 1.Mở đầu bức thư: Ghi địa điểm, thời gian viết thư, lời chào hỏi. 2. Nội dung bức thư: +Nêu lí do và mục đích viết thư.Thăm hỏi người nhận thư. + Thông báo tình hình người nhận thư. +Nêu ý kiến cần trao đổi hoặc bày tỏ tình cảm. 3. Phần kết thúc bức thư: Ghi lời chúc lời hứa hẹn. - HD: chọn một trong 4 đề để làm bài, lời lẽ trong thư phải thân mật, thể hiện sự chân thành, xưng hô phải phù hợp với đối tượng mình nói đến. -HS làm bài 3. Thu bài, nhận xét giờ học. -------- a & b --------TIẾT 4 LỊCH SỬ. NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC. I.MỤC TIÊU:. Sau bài học, HS biết : -Thời gian nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ từ năm 179 TCN đến năm 938. -Một số chính sách áp bức bóc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. -Nhân dân ta không chịu khuất phục, liên tục đứng lên khỡi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, giữ gìn nền văn hóa dân tộc. II.CHUẨN BỊ:. -Phiếu thảo luận nhóm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU.. 1.Kiểm tra bài cũ: 2HS -Kể lại cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc ? -GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới *Giới thiệu bài: *Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp. Chính sách áp bức bốc lột của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta. -HS đọc phần nội dung bài. +Chúng chia nước ta thành nhiều quận, huyện do chính quyền người hán cai quản. +Chúng bắt nhân dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, dẫn gổ trầm, xuống biển mò ngọc trai, đồi mồi, san hô,.. cống nạp. -GV yêu cầu HS đọc phần 1 ở sgk. ? Sau khi thôn tính nước ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức bóc lột nào đối với nhân dân ta ?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> +Chúng đưa người Hán sang ở lẫn và bắt chúng ta phải học phong tục tập quán của chúng - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: Tìm sự khác biệt về tình hình nước ta về chủ quyền, về kinh tế, về văn hóa trước và sau khi bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ. -GV treo bảng phụ lên và yêu cầu HS đọc nội dung hoạt động. -HS thảo luận nhóm và báo cáo. -GV Nhận xét sửa sai. +GV kết luận : sgk. *Hoạt động 2 : Làm cá nhân. Các cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. -GV phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS thực hiện. GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời vào phiếu. -HS thực hiện và báo cáo. -GV ghi ý kiến của HS lên bảng. ? Từ năm 179 TCN đến năm 938 nhân dân ta có bao nhiêu cuộc khởi nghĩa lớn chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc? (Có 9 cuộc khởi nghĩa lớn.) ? Mở đầu cho các cuộc khởi nghĩa ấy là cuộc khởi nghĩa nào ? Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. ? Cuộc khởi nghĩa nào đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc ? Khởi nghĩa Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng ? Việc nhân dân ta liên tục khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc nói lên điều gì ? +Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước GV tóm ý nội dung bài. *Hoạt động kết thúc -GV Nhận xét dặn dò. -GV cho HS nêu lại nội dung bài. -Về nhà xem lại bài và xem trước bài mới. -------- a & b --------TIẾT 5 THỂ DỤC THỨ 5 TIẾT 1 TOÁN. (GV BỘ MÔN DẠY) ********************* Ngày dạy: 27 / 09/2012. BIỂU ĐỒ. I MỤC TIÊU:. - Bước đầu có hiểu biết về biểu đồ cột. - Biết đọc thông tin trên biểu đồ tranh. - Làm bài 1, bài 2(a, b); HS khá, giỏi trả lời câu hỏi c - Giáo dục HS yêu thích học toán. II.ĐỒ DÙNG: - Biểu đồ Các con của năm gia đình, như phần bài học SGK, phóng to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Bài cũ: Nêu cách tìm số trung bình cộng của các số?.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Hãy tìm số trung bình cộng của các số sau: a. 12 và 46 ; b. 15, 35 và 105 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Tìm hiểu biểu đồ Các con của năm gia đình : - GV treo biểu đồ Các con của năm gia đình, giới thiệu: Đây là biểu đồ về các con của năm gia đình. +Biểu đồ có mấy cột ? Cột bên trái cho biết gì?Cột bên phải cho biết những gì ? + Biểu đồ cho biết về các con của những gia đình nào ? +Gia đình cô Mai có mấy con, đó là trai hay gái ? + Gia đình cô Lan có mấy con, đó là trai hay gái ? + Biểu đồ cho biết gì về các con của gia đình cô Hồng ? + Gia đình cô Đào, gia đình cô Cúc có mấy con? -HS nêu lại những điều em biết về các con của năm gia đình thông qua biểu đồ. 3. Thực hành : Bài 1: HS quan sát biểu đồ, sau đó tự làm bài. - HS trả lời các câu hỏi ở SGK( BT1) Bài 2: HS đọc đề bài trong SGK, quan sát biểu đồ, trả lời các câu hỏi - GV kết luận câu trả lời đúng 3.Củng cố- Dặn dò - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bi tập còn lại và chuẩn bị bài sau. -------- a & b ------TIẾT 2. LTVC. DANH TỪ. I.MỤC TIÊU:. - Hiểu được danh từ (DT) là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị). - Nhận biết được DT chỉ khái niệm trong số các DT cho trước và tập đặt câu (BT mục III). HS khá, giỏi giải thích được một số từ ngữ. II.ĐỒ DÙNG:. - Tranh về con sông, cây dừa, trời mưa, quyển truyện,.. - Giấy viết sẵn các nhóm danh từ III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Bài cũ : + Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. + Tìm từ cùng nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu ví dụ: Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung BT1. - HS thảo luận cặp đôi và tìm từ, ghi các từ chỉ sự vật trong từng dòng thơ vào vở nháp. - HS đọc câu trả lời (mỗi HS nêu từ ở một dòng thơ ), HS nhận xét ; GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật: Truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa. Bài 2: - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Hoạt động trong nhóm 4. - Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm HS . HS thảo luận và hoàn thành phiếu. - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luật về phiếu đúng: Từ chỉ người : ông cha, cha ông. .Từ chỉ vật : sông, dừa, chân trời. .Từ chỉ hiện tượng : nắng, mưa. .Từ chỉ khái niệm : cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời. .Từ chỉ đơn vị : cơn. con, rặng. - GV kết luận: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ. + Vậy em hãy cho biết danh từ là gì ?( Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị ). + Khi nói đến “cuộc đời”, “cuộc sống”, có em nếm, ngửi, nhìn được không ? (Không nếm, không nhìn được vì nó không có hình thái rõ rệt , đó chỉ là những khái niệm) + Danh từ chỉ khái niệm là gì ?( là những từ chỉ sự vật không có hình ảnh sắc thái rõ rệt). + Danh từ chỉ đơn vị là gì ?(Là những từ dùng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được). c.Ghi nhớ: 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - HS lấy ví dụ về danh từ, GV ghi vào từng cột trên bảng. 3. Thực hành: Bài 1: 1 HS đọc nội dung và yêu cầu. - HS thảo luận N2 tìm danh từ chỉ khái niệm có trong bài. - HS trình bày, lớp nhận xét, KL: Danh từ chỉ khái niệm: điểm, đạo đức, lòng, kinh nghiệm, cách mạng *HS khá, giỏi: +Tại sao các từ : nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm? ( Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật, người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được). + Tại sao từ cách mạng là danh từ chỉ khái niệm ? Vì cách mạng nghĩa là cuộc đấu tranh về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn, chạm…được. Bài 2: 1HS đọc yêu cầu. - HS tự đặt câu, đọc câu văn của mình. GV nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa tiếng Việt chưa hay. 3. Củng cố – dặn dò: Danh từ là gì? - Nhận xét tiết học; Dặn HS về nhà tìm mỗi loại 5 danh từ. -------- a & b ------TIẾT 3 KHOA HỌC: ĂN NHIỀU RAU VÀ QUẢ CHÍN, SỬ DỤNG THỰC PHẨM SẠCH VÀ AN TOÀN I MỤC TIÊU. - Biết được hằng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín, sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. - Nêu được:.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Một số tiêu chuẩn của thực phẩm sạch và an toàn (Giữ được chất dinh dưỡng; được nuôi, trồng, bảo quản và chế biến hoá chất; không gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người). + Một số biện pháp thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm (chọn thức ăn tươi, sạch, có giá trị dinh dưỡng, không có màu sắc, mùi vị lạ; dùng nước sạch để rửa thực phẩm, dụng cụ và để nấu ăn; nấu chín thức ăn, nấu xong nên ăn ngay; bảo quản đúng cách những thức ăn chưa dùng hết). - Có kĩ năng tự nhận thức về ích lợi của các loại rau, quả chín. Kĩ năng nhận diện và lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn. - Tích hợp GDBVMT: mối quan hệ giữa con người với môi trường: con người cần đến thức ăn từ môi trường II,ĐỒ DÙNG:. - Các hình minh hoạ ở trang 22, 23 / SGK (phóng to nếu có điều kiện). - Một số rau tươi, 1 bó rau bị héo, 1 hộp sữa mới và 1 hộp sữa để lâu đã bị gỉ. - 5 tờ phiếu có ghi sẵn các câu hỏi. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật ? Vì sao phải ăn muối i-ốt và không nên ăn mặn ? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Ích lợi của việc ăn rau và quả chín hàng ngày. - HS trả lời các câu hỏi: + Em cảm thấy thế nào nếu không ăn rau ? + Ăn rau và quả chín hàng ngày có lợi ích gì ? - GV nhận xét , kết luận (sgk). * Hoạt động 2 : Trò chơi : Đi chợ. - Cách tiến hành : chia lớp thành 4 tổ, sử dụng các loại rau, đồ hộp mình mang đến lớp để tiến hành trò chơi. . Các đội hãy cùng đi chợ, mua những thứ thực phẩm mà mình cho là sạch và an toàn. . Mỗi đội cử 2 HS tham gia. Giới thiệu về các thức ăn đội đã mua, giải thích tại sao đội mình chọn mua thứ này mà không mua thứ kia. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm biết mua hàng và trình bày lưu loát. - GV kết luận : sgk *Hoạt động 3: Các cách thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm. - HS thảo luận nhóm đôi với các câu hỏi: + Thế nào là thức ăn tươi, sạch? Làm thế nào để bảo vệ thức ăn tươi sạch? ( Thức ăn tươi, sạch là thức ăn có giá trị dinh dưỡng, không bị ôi, thiu, héo, úa, mốc, …) GV: bảo vệ thức ăn tươi sạch góp phần bảo vệ môi trường sống sạch ,đẹp. + Làm thế nào để nhận ra rau, thịt đã ôi ?(Rau mềm nhũn, có màu hơi vàng là rau bị úa, thịt thâm có mùi lạ, không dính là thịt đã bị ôi ). + Khi mua đồ hộp em cần chú ý điều gì ? (hạn sử dụng, không dùng những loại hộp bị thủng, phồng, han gỉ). + Vì sao không nên dùng thực phẩm có màu sắc và có mùi lạ ?(...dễ gây ngộ độc hoặc gây hại lâu dài cho sức khoẻ con người) + Tại sao phải sử dụng nước sạch để rửa thực phẩm và dụng cụ nấu ăn ?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> +Nấu chín thức ăn có lợi gì?Bảo quản thức ăn chưa dùng hết trong tủ có lợi gì? 3.Củng cố- dặn dò : - HS đọc lại mục Bạn cần biết. + Con người có quan hệ như thế nào với môi trường? (Con người cần đến thức ăn từ môi trường) - Dặn dò: học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu xem gia đình mình làm cách nào để bảo quản thức ăn. - Nhận xét tiết học. -------- a & b ------TIẾT 4 MĨ THUẬT THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT XEM TRANH PHONG CẢNH I. MỤC TIÊU -HS hiểu vẻ đẹp của tranh phong cảnh . -Cảm nhận được vẻ đẹp của tranh phong cảnh. - Biết mô tả các hình ảnh và màu sắc trên tranh. II. CHUẨN BỊ - Sưu tầm mmột số tranh phong cảnh. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: *. Giới thiệu bài: Thường thức mĩ thuật: xem tranh phong cảnh. a. Hoạt động 1: Xem tranh a. Phong cảnh Sài Sơn: Tranh khắc gỗ màu của hoạ sĩ: Nguyễn Tiến Chung - GV chia nhóm theo nhóm 4 - HS thảo luận theo nhóm và trình bày ý kiến của nhóm mình theo câu hỏi gợi ý: + Bức tranh vẽ gì? + Màu sắc trong bức tranh như thế nào? + Hình ảnh chính trong bức tranh là gì? + trong bức tranh có những hình ảnh gì? b. Phố cổ: Tranh sơn dầu của hoạ sĩ: Bùi xuân Phái + Bức tranh vẽ những gì? + dáng vẽ cảu ngôi nhà? màu sắc của bức tranh? c. Cầu Thê Húc: Tranh màu bột của Tạ Kim Chi - HS nhận xét về hình ảnh trong bức tranh, màu sắc, chất liệu,cách thể hiện b. Hoạt động 2: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét chung về tiết học, khen gợi những HS có nhiều ý kiến đóng góp cho bài học - Về nhà quan sát lại các bức tranh để nắm nội dung bức tranh - Dặn HS quan sát các loại quả dạng hình cầu. -------- a & b -------.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TIẾT 5 KĨ THUẬT. KHÂU THƯỜNG. I.MỤC TIÊU:. - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau, đường khâu có thể bị dúm. - HS khéo tay có thể khâu được mũi khâu thường. Các mũi khâu tương đối đều nhau, đường khâu ít bị dúm. - Biết yêu quý những sản phẩm mình làm ra. II. ĐỒ DÙNG:. - Kim khâu, kim thêu các cỡ , vải trắng hoặc màu, thước thẳng. - Một số sản phẩm may, khâu thêu, tranh quy trình khâu III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Bài mới: a)Giới thiệu bài: Khâu thường. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: HS thực hành khâu thường - HS nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường. - Vài em lên bảng thực hiện khâu một vài mũi khâu thường để kiểm tra cách cầm vải, cầm kim, vạch dấu. - GV nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước: Bước 1: Vạch dấu đường khâu. Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. - GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. . - HS thực hành, GV chỉ dẫn thêm cho các HS còn lúng túng. * Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS - HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - HS trang trí sản phẩm, GV chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em. -Đánh giá sản phẩm của HS . 3.Củng cố- dặn dò:- Nhận xét về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. HS thực hành cá nhân theo nhóm. HS trình bày sản phẩm. - HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn . -------- a & b -------THỨ 6 Ngày dạy: 28 / 09/2012 TIẾT 1 TOÁN: BIỂU ĐỒ ( T2) I MỤC TIÊU:. - Bước đầu biết về biểu đồ cột. - Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ cột. - Làm bài 1, bài 2(a) - Giáo dục HS yêu thích học toán. II,ĐỒ DÙNG:. - Phóng to, hoặc vẽ sẵn vào bảng phụ biểu đồ Số chuột của 4 thôn đã diệt. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ: 3 HS trả lời các câu hỏi ở BT2..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> 2.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Giới thiệu biểu đồ hình cột : Biểu đồ “Số chuột 4 thôn đã diệt” - GV treo biểu đồ và giới thiệu : Đây là biểu đồ hình cột thể hiện số chuột của 4 thôn đã diệt. ? Nhận biết các đặc điểm của biểu đồ ? Biểu đồ hình cột được thể hiện bằng các hàng và các cột , em hãy cho biết :Biểu đồ có mấy cột ? Trục ngang các cột ghi gì ? Trục đứng của biểu đồ ghi gì ? ? Số được ghi trên đầu mỗi cột là gì ?(Là số chuột được biểu diễn ở cột đó) - Hướng dẫn HS đọc biểu đồ: + Biểu đồ biểu diễn số chuột đã diệt được của các thôn nào ? + Hãy chỉ trên biểu đồ cột biểu diễn số chuột đã diệt được của từng thôn. + Thôn Đông diệt được bao nhiêu con chuột? + Hãy nêu số chuột đã diệt được của các thôn Đoài, Trung, Thượng. + Thôn nào diệt được nhiều chuột nhất ? Thôn nào diệt được ít chuột nhất ? + Cả 4 thôn diệt được bao nhiêu con chuột ? + Thôn Đoài diệt được nhiều hơn thôn Đông bao nhiêu con chuột ? + Thôn Trung diệt được ít hơn thôn Thượng bao nhiêu con chuột ? + Có mấy thôn diệt được trên 2000 con chuột ? Đó là những thôn nào ? 3. Thực hành : Bài 1: HS quan sát biểu đồ trong SGK, trả lời câu hỏi của bài. + Biểu đồ này là biểu đồ hình gì ? Biểu đồ biểu diễn về cái gì ?... GV nhận xét phần trả lời của HS. Bài 2: HS quan sát biểu đồ trong SGK, điền vào những chỗ còn thiếu trong biểu , đọc số lớp 1 của trường tiểu học Hòa Bình trong từng năm học. + Năm học nào thì trường Hòa Bình có 3lớp Một ? - Vậy ta điền năm học 2002 – 2003 vào chỗ trống dưới cột 2. - HS tự làm với 2 cột còn lại. - GV chữa bài và cho điểm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập ở VBT và chuẩn bị bài sau. -------- a & b ------TIẾT 2 TLV ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I MỤC TIÊU:. - Có hiểu biết ban đầu về đoạn văn kể chuyện (ND ghi nhớ). - Biết vận dụng những hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện. - Thông qua câu chuyện giáo dục sự hiếu thảo, tímh thật thà cho mỗi HS II,ĐỒ DÙNG:. - Tranh minh hoạ truyện Hai mẹ con và bà tiên (T54 SGK) III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Bài cũ : Cốt truyện là gì ? Cốt truyện gồm những phần nào ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : b. Tìm hiểu ví dụ:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu. - 1HS đọc lại truyện Những hạt thóc giống, lớp theo dõi. - HS HĐN4 : Tìm những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống ghi vào giấy nháp. - 2-3 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung, kết luận lời giải đúng Bài 2: HS trả lời câu hỏi: + Dấu hiệu nào giúp em nhận ra chỗ mở đầu và chỗ kết thúc đoạn văn ? Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô. Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng. + Em có nhận xét gì về dấu hiệu này ở đoạn 2 ?( khi kết thúc lời thoại cũng viết xuống dòng nhưng không phải là 1 đoạn văn). GV: Khi viết hết đoạn văn chúng ta cần viết xuống dòng. Bài 3: 1HS đọc yêu cầu. - HS thảo luận nhóm và trả lời 2 câu hỏi ở SGK. - HS trả lời câu hỏi, GV kết luận: Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể về một sự việc trong 1 chuỗi sự việc làm cốt truyện của truyện. Đoạn văn được nhận ra nhờ dấu chấm xuống dòng. c.Ghi nhớ: 2HS đọc phần ghi nhớ. - HS tìm 1 đoạn văn bất kì trong các bài tập đọc, truyện kể mà em biết và nêu sự việc được nêu trong đoạn văn đó. 3.Thực hành: 2 HS đọc yêu cầu và nội dung + Câu truyện kể lại chuyện gì? kể về một em bé vừa hiếu thảo, vừa thật thà. + Đoạn nào đã viết hoàn chỉnh ? Đoạn nào còn thiếu ? + Đoạn 1 kể sự việc gì ?( kể về cuộc sống và hoàn cảnh của 2 mẹ con) + Đoạn 2 kể sự việc gì ? (Mẹ cô bé ốm nặng, cô bé đi tìm thầy thuốc) + Đoạn 3 còn thiếu phần nào ? + Phần thân đoạn kể lại chuyện gì ? (kể lại sự việc cô bé trả lại người đánh rơi chiếc nải) - HS làm bài cá nhân.- Một số HS trình bày, GV nhận xét, cho điểm HS + Câu chuyện muốn nói với em điều gì?( phải sống thật thà và hiếu thảo với cha, mẹ ) 3. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học. - HS về nhà việt lại đoạn 3 câu truyện vào vở. -------- a & b ------TIẾT 3 ĐỊA LÝ TRUNG DU BẮC BỘ I.MỤC TIÊU:. - Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ : Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp. - Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân trung du Bắc Bộ: + Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du. + Trồng rừng được đẩy mạnh . - Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi. - HS khá, giỏi : nêu được quy trình chế biến chè. - Biết bảo vệ rừng, trồng cây ở những vùng đất trống..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> II,ĐỒ DÙNG:. - Bản đồ : hành chính Việt Nam và bản đồ Địa lý tự nhiên Việt Nam.. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1.Bài cũ : Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những việc gì? + Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn ? 2.Bài mới . * GV giới thiệu bài. * Tìm hiểu bài: a.Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải. - GV treo tranh về vùng trung du, HS quan sát và trả lời câu hỏi. + Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng ?( vùng đồi). + Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn, đồi và cách sắp xếp các đồi ở vùng trung du?(đỉnh tròn, sườn thoải và các đồi xếp nối liền nhau). - HS chỉ các tỉnh có ở vùng trung du trên bản đồ hành chính Việt Nam - GV quan sát nhận xét và chỉ lại cho HS thấy rỏ hơn. b.Chè và cây ăn quả ở trung du. ( HĐcá nhân) + Theo em vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loại cây nào ?(cây cọ, chè,...) - HS quan sát hình 1 và 2 ở SGK, nêu tên tỉnh, loại cây trồng tương ứng và chỉ vị trí 2 tỉnh trên bản đồ dịa lí VN ? + Mỗi loại cây trồng đó thuộc cây ăn quả hay cây công nghiệp ? - HS quan sát hình 3 và thảo luận nhóm đôi nói cho nhau nghe về qui trình chế biến chè. c.Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp.( HĐ cả lớp) +Hiện nay ở vùng núi và vùng trung du đang có các hiện tượng gì xảy ra ? (Khai thác gỗ bừa bãi.) +Theo em hiện tượng đất trồng đồi trọc sẽ gây ra hậu quả như thế nào ? (Gây lũ lụt, đất đai cằn cỗi.) + Chúng ta phải làm gì để tránh được hậu quả đó? ( trồng rừng và bảo vệ rừng) + Em có nhận xét gì về bảng số liệu trên và ý nhĩa của bảng số liệu đó ? (Diện tích đất trồng rừng ngày một tăng). 3. Cũng cố-Dặn dò: HS đọc nội dung của bài học ở SGK. -Học bài và chuẩn bị bài tiếp theo. -------- a & b ------TIẾT 4 THỂ DỤC (GV BỘ MÔN DẠY) -------- a & b --------TIẾT 5 ATGT ĐI XE ĐẠP AN TOÀN I MỤC TIÊU:. - HS biết xe đạp là phương tiện GT thô sơ, dễ đi nhưng phải bảo đảm an toàn. - HS hiểu vì sao đối với trẻ em phải có đủ điều kiện của bản thân và có chiếc xe.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> đạp đúng quy định mới có thể được đi xe ra đường phố. - Biết được những quy định của luật GTĐB đối với người đi xe đạp ở trên đường. -Có thói quen đi sát lề đường và luôn quan sát khi đi đường, k/tra xe trước khi đi. - Có ý thức thức hiện các quy định bảo đảm ATGT. II.ĐỒ DÙNG :. - Sơ đồ ngã tư có vòng xuyến, tranh vẽ một số hình ảnh đi xe đạp đúng và sai III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Bài cũ: Nêu ý nghĩa của vật kẻ đường. Cọc tiêu có tác dụng gì trong giao thông. Hàng rào chắn có mấy loại dùng để làm gì? 2.Bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Lựa chọn xe đạp an toàn: - GV nêu câu hỏi HS trả lời: + Chiếc xe đạp bảo đảm an toàn là chiếc xe như thế nào? (Xe tốt, có đủ phân, đèn chiếu sáng, vừa tầm với người đi) * Hoạt động 2: Những quy định để bảo đảm an toàn khi đi đường. + HS quan sát tranh và sơ đồ, chỉ trên sơ đồ hướng đi đúng và hướng sai. + Chỉ trong tranh những hành vi đi xe đạp đúng và sai đường. - Hoạt động nhóm 4: Trao đổi trả lời câu hỏi khi đi ở ngoài đường cần thực hiện những yêu cầu gì? - Đại diện nhóm trả lời, lớp nhận xét, bổ sung, kết luận: Khi đi ở ngoài đường cần thực hiện các quy định sau: Đội mũ bảo hiểm, đi sát lề đường bên phải, đi đúng làn đường dành riêng cho xe thô sơ; đi đêm phải có đèn báo hiệu; khi muốn rẻ phải xin đường; không đi xe dàn hàng ngang ở trên đường, không dùng xe giữa đường nói chuyện;... 3.Củng cố-Dặn dò: GV hệ thống bài học, dặn học sinh phải thưch hiện đúng luật giao thông đường bộ. ************************.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> SINH HOẠT LỚP 1.MỤC TIÊU:. -Từng HS nắm được những ưu, nhuợc điểm của Lớp trong tuần vừa qua.Từ đó có hướng khắc phục tốt những nhược điểm.-Rèn đức tính phê và tự phê trước tập thể. -GV triển khai kế hoạch tuần tới. II.NỘI DUNG SINH HOẠT: 1. Lớp trưởng đánh giá lại hoạt động tuần qua. GV đánh giá chung 2. Từng tổ thảo luận và đề ra hướng khắc phục nhược điểm. 3. GV triển khai kế hoạch tuần tới. - Tiếp tục duy trì những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm. - Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. - Sinh hoạt đầu giờ, giữa giờ nghiêm túc ,có chất lượng. - Vệ sinh lớp học, sân trường sạch sẽ. ************************************************************* 1. Bi cũ : + Tìm từ trái nghĩa với trung thực và đặt câu với 1 từ vừa tìm được. + Tìm từ cng nghĩa với trung thực v đặt câu với 1 từ vừa tìm được. 2. Bi mới: a. Giới thiệu bi: b. Tìm hiểu ví dụ: Bi 1: HS đọc yêu cầu và nội dung BT1. - HS thảo luận cặp đôi và tìm từ, ghi cc từ chỉ sự vật trong từng dịng thơ vào vở nháp. - HS đọc câu trả lời (mỗi HS nu từ ở một dịng thơ ), HS nhận xét ; GV dùng phấn màu gạch chân những từ chỉ sự vật: Truyện cổ, cuộc sống, tiếng, xưa, cơn, nắng, mưa, con, sông, rặng, dừa. Bi 2: - 1 HS đọc yu cầu trong SGK. - Hoạt động trong nhóm 4. - Pht giấy v bt dạ cho từng nhĩm HS . HS thảo luận v hồn thnh phiếu. - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Kết luật về phiếu đúng: Từ chỉ người : ông cha, cha ông. .Từ chỉ vật : sơng, dừa, chn trời. .Từ chỉ hiện tượng : nắng, mưa. .Từ chỉ khái niệm : cuộc sống, truyện cổ, tiếng, xưa, đời. .Từ chỉ đơn vị : cơn. con, rặng. - GV kết luận: Những từ chỉ sự vật, chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm và đơn vị được gọi là danh từ. + Vậy em hy cho biết danh từ l gì ?( Danh từ là những từ chỉ sự vật (người,.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị ). + Khi nói đến “cuộc đời”, “cuộc sống”, có em nếm, ngửi, nhìn được không ? (Không nếm, không nhìn được vì nĩ khơng cĩ hình thi r rệt , đó chỉ l những khi niệm) + Danh từ chỉ khi niệm l gì ?( l những từ chỉ sự vật khơng cĩ hình ảnh sắc thi r rệt). + Danh từ chỉ đơn vị là gì ?(L những từ dng để chỉ những sự vật có thể đếm, định lượng được). c.Ghi nhớ: 2HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. - HS lấy ví dụ về danh từ, GV ghi vo từng cột trn bảng. 3. Thực hnh: Bi 1: 1 HS đọc nội dung và yêu cầu. - HS thảo luận N2 tìm danh từ chỉ khi niệm cĩ trong bi. - HS trình by, lớp nhận xt, KL: Danh từ chỉ khi niệm: điểm, đạo đức, lịng, kinh nghiệm, cch mạng *HS kh, giỏi: +Tại sao các từ : nước, nhà, người không phải là danh từ chỉ khái niệm? ( Vì nước, nhà là danh từ chỉ vật, người là danh từ chỉ người, những sự vật này ta có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được). + Tại sao từ cch mạng l danh từ chỉ khi niệm ? Vì cch mạng nghĩa l cuộc đấu trang về chính trị hay kinh tế mà ta chỉ có thể nhận thức trong đầu, không nhìn, chạm…được. Bi 2: 1HS đọc yêu cầu. - HS tự đặt câu, đọc câu văn của mình. GV nhắc những HS đặt câu chưa đúng hoặc có nghĩa tiếng Việt chưa hay. 3. Củng cố – dặn dị: Danh từ l gì? - Nhận xt tiết học; Dặn HS về nh tìm mỗi loại 5 danh từ. ........................................................................................................... 1. Bi cũ: kiểm tra dụng cụ học tập. 2. Bi mới: a)Giới thiệu bi: Khâu thường. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: HS thực hành khâu thường - HS nhắc lại kĩ thuật khâu mũi thường. - Vi em ln bảng thực hiện khu một vài mũi khâu thường để kiểm tra cách cầm vải, cầm kim, vạch dấu. - GV nhận xét, nhắc lại kỹ thuật khâu mũi thường theo các bước: Bước 1: Vạch dấu đường khâu. Bước 2: Khâu các mũi khâu thường theo đường dấu. - GV nhắc lại và hướng dẫn thêm cách kết thúc đường khâu. . - HS thực hnh, GV chỉ dẫn thm cho cc HS cịn lng tng. * Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập của HS - HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm. - HS trang trí sản phẩm, GV chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương nhằm động viên, khích lệ các em. -Đánh giá sản phẩm của HS ..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> 3.Củng cố- dặn dị:- Nhận xt về sự chuẩn bị, tinh thần học tập của HS. HS thực hnh c nhn theo nhĩm. HS trình by sản phẩm. - HS tự đánh giá theo tiêu chuẩn . ....................................................................................................... AN TỒN GIAO THƠNG: &2:VẠCH KẺ ĐƯỜNG , CỌC TIU V RO CHẮN I.MỤC TIU: - HS hiểu ý nghĩa, tc dụng của vạch kẻ đường, cọc tiu v ro chắn trong giao thơng. - HS nhận biết được cc loại cọc tiu, ro chắn, vạch kẻ đường v xc định đúng nơi cĩ vạch kẻ đường, cọc tiu , ro chắn. Biết thực hnh đúng quy định. - Gio dục HS khi đi đường luơn biết quan st đến mọi tín hiệu giao thơngđể chấp hnh đúng luật giao thơng đường bộ v đảm bảo ATGT. II. ĐỒ DNG: - Cc biển bo ở bi 1, tranh ở SGK phĩng to. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Bi cũ: + Nu đặc điểm của biển bo cấm. + Nu đặc điểm của biển hiệu lệnh v biển bo nguy hiểm. 2. Bi mới. a. Giới thiệu bi: b. Cc hoạt động: * Hoạt động 1: Trị chơi khởi động: Đi tìm biển bo hiệu giao thơng. GV treo một số bảng tn biển bo đ học ở bi 1 ln bảng, học sinh viết tn cc biển bo đó vo giấy, trọng ti tập hợp khẳng định đội thắng. Hoạt động 2: Tìm hiểu vật kẻ đường - GV nu cu hỏi HS trả lời. + Những ai đ nhìn thấy vật kể trn đường. + Hy mơ tả cc loại vật kẻ trn đường m em đ nhìn thấy. + Người ta kẻ những vật trn đường để lm gì? (để phn chia ln đường, ln xe, hướng đi, vị trí dng lại). - GV kết luận: Vật kẻ đường gồm cc vật kẻ, mũi tn v chữ viết để hướng dẫn điều khiển giao thơng nhằm bảo đảm an tồn cho người đi đường. Cĩ hai loại vật kẻ đường: vật kẻ trn mặt đường, cng mũi tn chỉ cc hướng đi. HS quan st hình minh hoạ ở SGK. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về cọc tiu v hng ro chắn. - HS mơ tả hình dng cọc tiu cắm ở mp đường. - GV giới thiệu cc dạng cọc tiu, đặc điểm chung: cao 60cm, sơn trắng, đầu trn sơn đỏ, cọc cĩ tiết diện vuơng? + Cọc tiu cĩ tc dụng gì trong giao thơng? (gip người đi đường biết giới hạn của đường, hướng đi của đường: đường dốc, đường cong dốc cĩ vực su. * Hng ro chắn: + Hng ro chắn thường cĩ ở đâu? (ở nơi đường thắt hẹp, đường cống, đường cụt, nơi đường sắt đi qua, ở đoạn đường cấm đi lại,... + Ro chắn dng để lm gì? (để ngăn khơng cho người v xe qua lại) GV kết luận: Cĩ 2 loai ro chắn: ro chắn di động v ro chắn cố định,... 3.Củng cố-Dặn dị: HS đọc phần ghi nhớ SGK.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> GV nhận xt giờ học, dặn HS luơn luơn tơn trọng v đi đúng luật GTĐB. ***************************************************************.

<span class='text_page_counter'>(28)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×