Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Lựa chọn một tranh chấp về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài tại việt nam và giải quyết vụ việc đó theo các quy định hiện hành của pháp luật việt nam và điều ước quốc tế mà việt nam là thành viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.28 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHĨM
MƠN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
ĐỀ BÀI SỐ 03
“Lựa chọn một tranh chấp về quan hệ thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam và giải quyết vụ việc
đó theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
LỚP
NHÓM

:

N02 – TL1
: 03

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Trong điều kiện giao lưu và hợp tác quốc tế, con người có nhu cầu di cư
từ nước này sang nước khác để cư trú, làm ăn, sinh sống. Một số quan hệ thừa
kế vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quốc gia, đó là
những quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi. Thừa kế di sản chính là sự chuyển
dịch tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người đã chết cho cá nhân, tổ
chức có quyền hưởng thừa kế, người thừa kế trở thành chủ sở hữu của tài sản


được hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi của mỗi
con người. Thừa kế là một chế định quan trọng được pháp luật cụ thể hóa trong
bộ luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong tư pháp quốc tế nó vẫn
giữ ngun vai trị của nó nhưng được nhìn nhận với quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi. Thực tiễn giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài thời
gian qua rất phức tạp, số lượng các điều ước quốc tế song phương hay đa
phương điều chỉnh vấn đề này cũng không nhiều. Về quy định của pháp luật
Việt Nam trong vấn đề này, mãi đến BLDS 2005 và BLDS 2015 mới có các điều
luật ghi nhận về vấn đề thừa kế trong tư pháp quốc tế và một số quy định trong
các văn bản pháp luật khác có liên quan. Bởi vậy chính tầm quan trọng và ảnh
hưởng lớn của thừa kế trong tư pháp quốc tế nên nhóm em xin lựa chọn đề tài:
“Lựa chọn một tranh chấp về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngồi tại Việt Nam và giải quyết vụ việc đó theo các quy định hiện hành của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện bài làm, song
có thể cịn tồn tại những mặt hạn chế, thiếu sót về kiến thức. Nhóm em rất mong
được nhận ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các thầy cơ giáo để bản thân mình
có thêm kinh nghiệm trong những đề tài lần sau. Chúng em xin chân thành cảm
ơn Bộ môn Tư pháp quốc tế, Khoa Pháp luật Quốc tế - Trường Đại học
Luật Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em cơ hội được học tập và
thực hiện đề tài tiểu luận này!



Tình huống giả định:
Năm 1990, vào một ngày đẹp trời, ông David Nghĩa (quốc tịch Pháp) sang
Việt Nam công tác và bà Trang (quốc tịch Việt Nam) gặp nhau, yêu nhau rồi sau
đó kết hơn sinh được ba người con là Đào (7/1991), Giang (2/1993) và Mai
(2/1993). Sau thời gian 10 năm chung sống, năm 2000, ông David Nghĩa và bà
Trang mua được căn chung cư trị giá 2 tỷ trên đường Nguyễn Chí Thanh (Quận

Đống Đa – TP Hà Nội). Tháng 6/2001, ông David Nghĩa dùng tiền của hai vợ
chồng đi mua vé số và may mắn trúng số tiền 10 tỷ sau khi đã trừ thuế, ông bà
đem số tiền này gửi tại ngân hàng Vietinbank chi nhánh Ba Đình.
Cuối năm 2001, bà Trang bị ốm nằm liệt giường, ông David Nghĩa buồn
chán nên nảy sinh quan hệ ngồi hơn nhân với bà Tình là hàng xóm và năm sau
sinh được 1 con trai tên là Trung. Tháng 2/2021, trong một lần đi bộ qua đường,
ông Nghĩa bất ngờ bị tai nạn rồi chết, không để lại di chúc. Được biết trước khi
kết hơn ơng David Nghĩa có căn nhà trị giá khoảng 3 tỷ VNĐ và một cửa hàng
tại thành phố Paris. Bà Tình biết tin đến nhà bà Trang yêu cầu chia thừa kế cho
cả con trai bà với ông David Nghĩa là cháu Trung. Do bà Trang khơng đồng ý
nên bà Tình muốn khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu chia di sản thừa kế.
Biết rằng Việt Nam và Pháp khơng có điều ước quốc tế để giải quyết vấn đề
thừa kế theo pháp luật.


NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ VÀ GIẢI
QUYẾT XUNG ĐỘT TRONG THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CĨ YẾU
TỐ NƯỚC NGỒI THEO TƯ PHÁP QUỐC TẾ VIỆT NAM:
1. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế:
Thừa kế trong tư pháp quốc tế là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi
được điều chỉnh theo các nguyên tắc và các quy phạm của tư pháp quốc tế.
Theo Điều 663 BLDS 2015, Thừa kế có yếu tố nước ngồi là quan hệ thừa
kế có ít nhất một bên chủ thể là cá nhân, pháp nhân nước ngoài hoặc căn cứ xác
lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở nước ngồi hoặc tài sản thừa kế ở
nước ngồi. Có thể được nhận diện thơng qua một trong các dấu hiệu sau:
- Chủ thể tham gia quan hệ thừa kế (cá nhân, tổ chức để lại thừa kế hoặc cá
nhân tổ chức có quyền thừa kế) phải là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài. Việc
giải quyết vấn đề xung đột pháp luật về quốc tịch của cá nhân tổ chức phải tuân
theo quy tắc chung áp dụng trong tư pháp quốc tế cho từng loại hình cá nhân tổ

chức cụ thể.
- Đối tượng của quan hệ thừa kế (di sản) - là tài sản đang hiện diện hoặc
đang tồn tại ở nước ngoài và chịu sự chi phối điều chỉnh chủ yếu của pháp luật
nước sở tại. Tuy vậy các tài sản này cũng đồng thời chịu sự chi phối điều chỉnh
của pháp luật nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế các tài sản đó.
- Có kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thừa kế
xảy ra ở nước ngoài.
2. Giải quyết xung đột trong thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngồi theo tư pháp quốc tế Việt Nam:
Vấn đề thừa kế theo pháp luật thường được đặt ra trong trường hợp thừa kế
không có di chúc, di chúc khơng hợp pháp, khơng để lại di chúc với một phần
tài sản hoặc di chúc không hợp pháp một phần1. Việc xác định pháp luật điều
1 Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế - Lý luận và thực tiễn tại Việt Nam : luận văn thạc sĩ / Trịnh Thị Ngọc
Dự ; TS. Bùi Xuân Nhự hướng dẫn – trang 33

6


chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam về cơ bản dựa vào Bộ luật dân
sự 2015 và các điều ước quốc tế (các hiệp định tương trợ tư pháp song phương)
mà Việt Nam đã ký kết với các nước. Trong đó có quy định điều chỉnh vấn đề
thừa kế cụ thể như sau:2
- Trường hợp có điều ước quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài, quy tắc
thường sử dụng trong các hiệp định tương trợ tư pháp trong phương để xác định
pháp luật áp dụng là:
+ Nếu di sản thừa kế là động sản thì áp dụng pháp luật của nước ký kết mà
người để lại động sản thừa kế là công dân vào thời điểm người đó chết (Lex
patriae/Lex nationalis); Nếu di sản thừa kế là bất động sản thì áp dụng pháp luật
của nước ký kết nơi có bất động sản thừa kế (Lex rei sitae)3
+ Việc phân biệt di sản thừa kế là động sản hay bất động sản phải tuân theo

pháp luật của nước nơi có di sản thừa kế đó (Lex rei sitae)
- Trường hợp khơng có điều ước quốc tế thì áp dụng theo điều 680 BLDS
2015 về xác định pháp luật áp dụng: “Thừa kế được xác định theo pháp luật
của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó”
Theo điều này thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để
lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. 4 Tức toàn bộ quan hệ thừa kế
(thời điểm mở, hàng thừa kế, phạm vi di sản thừa kế, chia thừa kế...) dù với
động sản hay BĐS đều được điều chỉnh theo khoản 1 điều 680 BLDS, tức theo
PL của nước mà người để lại di sản có quốc tịch ngay trước khi chết (luật nội
dung). Tuy nhiên việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó. Tức có thể theo PL mà
2 Hướng dẫn học Tư pháp quốc tế - TS Vũ Thị Phương Lan, TS Nguyễn Thái Mai,…
3 Điều 34 Hiệp định với Cuba, Điều 43 Hiệp định với Hungari, Điều 33 Hiệp định với Bungari, Điều 41 Hiệp
định với Ba Lan, Điều 36 Hiệp định với Lào, Điều 39 Hiệp định với Liên Bang Nga,…
4 Đây là điểm mới tiến bộ so với điều 767 BLDS 2005 trước đây. Nếu như ở BLDS 2005 chỉ quy định “trước
khi chết” - đây là khoảng thời gian không được xác định cụ thể. Trong khoảng thời gian đó, người để lại di sản
thừa kế có thể đã thay đổi nhiều quốc tịch khác nhau. VD: trước khi chết 10 năm đương sự là công dân Mỹ,
nhưng trước khi chết 3 năm đương sự khơng cịn là công dân nước Mỹ nữa mà là công dân Việt Nam. Do đó,
việc xác định quốc tịch ngay trước khi chết để từ đó lựa chọn pháp luật của quốc gia đó để giải quyết là cần thiết.

7


người di sản thừa kế có quốc tịch thì người thừa kế được hưởng trọn vẹn di sản
thừa kế là BĐS nhưng theo PL nơi có BĐS thì người thừa kế đó lại khơng được
sở hữu BĐS đó. Trong TH này, quyền sở hữu và thừa kế vẫn được bảo vệ song
người thừa kế chỉ được hưởng giá trị của BĐS là di sản thừa kế mà không thể
trực tiếp chiếm hữu sử dụng được.

Việc xác định một di sản thừa kế là bất động sản hoặc động sản được xác
định theo Điều 677 Bộ luật dân sự 2015, phù hợp với pháp luật của nước nơi có
di sản thừa kế đó.
Ngồi ra, trong trường hợp người để lại di sản thừa kế khơng có quốc tịch
hoặc có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc xác định pháp luật áp dụng về thừa kế
theo pháp luật phải tuân theo quy định tại Điều 672 Bộ luật dân sự 2015. Theo
đó, trong trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá
nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người khơng quốc tịch thì pháp luật áp
dụng là pháp luật của nước nơi người đó cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi (Lex domicilii). Nếu người đó có nhiều nơi cư trú
hoặc khơng xác định được nơi cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có
mối liên hệ gắn bó nhất (Proper Law).
Việc áp dụng pháp luật nước ngoài theo dẫn chiếu của pháp luật dân sự
Việt Nam để giải quyết vấn đề thừa kế có yếu tố nước ngoài lại Việt Nam phải
tuân theo các quy định tại Phần thứ năm Bộ luật dân sự 2015. Theo quy định tại
Điều 670 Bộ luật dân sự 2015, pháp luật nước ngồi được dẫn chiếu đến khơng
được áp dụng trong trường hợp sau đây: (i) Hậu quả của việc áp dụng pháp luật
nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam; (ii) Nội dung
của pháp luật nước ngồi khơng xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp
cần thiết theo quy định của pháp luật tố tụng. Trong trường hợp pháp luật nước
ngồi khơng được áp dụng theo một tronghai trường hợp nêu trên, thì pháp luật
Việt Nam được áp dụng. Trong trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng

8


nhưng có cách hiểu khác nhau, thì theo Điều 667 Bộ luật dân sự 2015, việc áp
dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngồi đó.
II. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH VỀ QUAN HỆ THỪA

KẾ THEO PHÁP LUẬT CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI:
1. Giải quyết tình huống:
Căn cứ vào tình huống giả định, giữa Việt Nam và Pháp khơng có hiệp định
tương trợ tư pháp về vấn đề thừa kế theo pháp luật. Nhóm tiến hành giải quyết
tình huống như sau:
a, Xác định đây có là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi hay khơng?
Để xác định thì cần căn cứ vào các quy định của BLDS 2015. Cụ thể, theo
điểm c khoản 2 Điều 663 BLDS 2015:“c) Các bên tham gia đều là công dân
Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của QHDS đó ở nước ngồi.”
Tình huống trên, bà Trang, bà Tình (người đại diện cho cháu Trung) mang
quốc tịch Việt Nam nhưng có tài sản là một căn nhà trị giá 3 tỷ và một cửa hàng
tại Paris - xác định đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi.
Vì vậy, trong tình huống trên xác định, bà Tình (người đại diện cho cháu
Trung) khởi kiện yêu cầu và bà Trang về tài sản thừa kế và quyền thừa kế của
cháu Trung được xác định là quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
b, Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên hay khơng?
Nếu có thì Tịa án cụ thể nào có thẩm quyền?
Do giữa Việt Nam và Pháp khơng có điều ước quốc tế để giải quyết vấn
đề thừa kế như đã nêu ở trên, nên việc xác định Tồ án có thẩm quyền giải quyết
vụ việc phải dựa vào pháp luật của Việt Nam, cụ thể là BLTTDS 2015.
Căn cứ Khoản 1 Điều 470 - Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
“1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi sau đây thuộc thẩm
quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
a) Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động
sản có trên lãnh thổ Việt Nam;”
9


 Xét tình huống giả định, di sản mà ơng David Nghĩa để lại sau khi chết
có đối tượng là BĐS trên lãnh thổ Việt Nam nên vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền

riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
Sau khi xác định được thẩm quyền của Tòa án Việt Nam, Tòa án sẽ tiếp
tục áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật để xác định thẩm quyền của
Tòa án cụ thể.
- Xét về thẩm quyền theo loại việc: Tranh chấp về thừa kế là tranh chấp
dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Khoản 5 Điều
26 BLTTDS.
- Xét về thẩm quyền theo cấp: Căn cứ Khoản 3 Điều 35 và điểm c Khoản
1 Điều 37 thì tranh chấp này có tài sản ở nước ngoài nên sẽ thuộc thẩm quyền
giải quyết của TAND cấp tỉnh.
- Xét thẩm quyền theo lãnh thổ: Căn cứ Khoản Điều 39 BLTTDS 2015 thì
do tranh chấp này có đối tượng là bất động sản trên địa bàn TP. Hà Nội, vì vậy
thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Toà án nhân dân TP. Hà Nội.
 Như vậy, TAND TP. Hà Nội có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.
c, Pháp luật giải quyết nhà và cửa hàng tại Pháp:
Căn cứ theo khoản 1 điều 680 BLDS 2015, thì vấn đề thừa kế nhà và cửa
hàng tại Pháp thì sẽ được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di
sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết. Ơng David Nghĩa có quốc tịch
Pháp ngay trước khi chết nên sẽ áp dụng pháp luật của Pháp .
Vì căn nhà và cửa hàng đều là bất động sản tồn tại ở Pháp nên theo khoản
2 điều 680 BLDS 2015, việc thực hiện quyền thừa kế đối với nhà và cửa hàng sẽ
được tuân theo pháp luật của Pháp. Pháp có cho phép người nước ngoài được
quyền sở hữu tài sản sau khi thực hiện đầy đủ các thủ tục nhận di sản thừa kế mà
pháp luật quy định hay khơng thì phải dựa vào pháp luật của Pháp.

10


d, Pháp luật giải quyết với chung cư tại Việt Nam và 10 tỷ gửi ngân
hàng Vietinbank

Theo Điều 677 BLDS 2015 về Phân loại tài sản: “Việc phân loại tài sản
là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài
sản.” Vì căn chung cư và 10 tỷ tiền gửi tại ngân hàng hiện diện trên lãnh thổ
Việt Nam nên việc phân loại cũng dựa trên PLVN. Theo đó, căn chung cư là bất
động sản, 10 Tỷ gửi tại ngân hàng là động sản.
- Thứ nhất, với căn chung cư tại Việt Nam:
Công dân: người có quốc tịch của quốc gia nào đó.
Đọc điều 3 luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại
việt nam: 1. Người nước ngoài là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước
ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt
Nam.
VD: A nhập cảnh vào VIỆT NAM, trình giấy tờ nước nào thì áp dụng quy chế
nước đó.
VD: áp dụng với quan hệ đầu tư.
Người nước ngồi là người khơng có quốc tịch VIỆT NAM gồm:
- Người khơng có QT
- Người có QT
Đọc điều 3 khoản 25 Luật HNGĐ 2014: Quan hệ giữa người VIỆT NAM định
cư ở NN – có yếu tố NN
# Điều 663 BỘ LUẬTDÂN SỰ do: xem xét đăng kí kết hơn là xem xét v ề tình
trạng nhân thân.
Trước nên, ơng David Nghĩa được coi là người nước ngoài (quốc tịch
Pháp) nên phải xét ơng có phải là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam hay
không. Căn cứ khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014: “Điều 159. Đối tượng được
sở hữu nhà ở và hình thức sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước
ngoài
11


1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt

Nam bao gồm:
…c) Cá nhân nước ngồi được phép nhập cảnh vào Việt Nam…”
Ơng David Nghĩa đến Việt Nam công tác vào năm 1990 nên ông phải
thuộc trường hợp cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Do
đó, ơng David Nghĩa phải thỏa mãn điều kiện nhập cảnh theo Điều 20 Luật
Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam:
“Người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực.
Người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ
chiếu phải cịn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng và phải cách thời điểm xuất
cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày;
2. Khơng thuộc trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định tại Điều 21 của
Luật này.”
Ông David Nghĩa sang Việt Nam thỏa mãn các điều kiện nên được phép
nhập cảnh.  Như vậy, ông David Nghĩa là đối tượng được sở hữu nhà ở tại
Việt Nam theo điểm c khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014.
Căn cứ khoản 3 Điều 160 Luật Nhà ở 2014 về điều kiện được sở hữu nhà
ở tại Việt Nam: “3. Đối với cá nhân nước ngoài quy định tại điểm c khoản 1
Điều 159 của Luật này thì phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không
thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy
định của pháp luật.”  Ông David Nghĩa thỏa mãn được điều kiện này nên ông
được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cụ thể ở tình huống này ơng và bà Trang
đã sở hữu căn chung cư trị giá 2 tỷ.
Căn chung cư mà ông David Nghĩa và bà Trang mua là bất động sản theo
khoản 1 Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015 và hiện diện ở Việt Nam. Đối với thừa
kế theo luật mà di sản thừa kế là bất động sản, tư pháp quốc tế Việt Nam áp
dụng nguyên tắc Luật nơi có vật. Điều này có nghĩa là pháp luật Việt Nam sẽ
được áp dụng khi công dân nước ngoài để lại di sản thừa kế là bất động sản hiện
diện trên lãnh thổ Việt Nam. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 680 Bộ luật Dân sự
12



2015 cũng quy định: “2. Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được
xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”. Do đó trong trường
hợp này, pháp luật xác định quan hệ thừa kế với căn chung cư sẽ theo pháp luật
Việt Nam.
- Thứ hai, với 10 tỷ gửi tại ngân hàng Vietinbank:
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “1. Tài sản
chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động,
hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu
nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại
khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc
được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung”
và Số tiền trúng sổ xố này được coi là thu nhập hợp pháp của vợ, chồng trong
thời kỳ hôn nhân theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn
thi hành luật hôn nhân và gia đình 2014: “1. Khoản tiền thưởng, tiền trúng
thưởng xổ số, tiền trợ cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 11 của
Nghị định này.” Như vậy, số tiền 10 tỉ này là tài sản chung của ông David Nghĩa
và bà Trang.
Tiền không phải là bất động sản nên căn cứ khoản 1 Điều 680 Bộ luật
Dân sự 2015: “1. Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để
lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.” Do đó, pháp luật được áp
dụng sẽ là pháp luật của nước mà ông David Nghĩa mang quốc tịch, cụ thể ở đây
là pháp luật Pháp. Tuy nhiên, theo thực tiễn tư pháp nước Pháp thì thường áp
dụng pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có nơi thường trú cuối
cùng. Mà Việt Nam là nước ông David Nghĩa có nơi thường trú cuối cùng nên
việc thừa kế sẽ được xác định theo pháp luật của Việt Nam.
e, Trường hợp ơng David Nghĩa có nhiều quốc tịch thì sẽ xác định việc
thừa kế như thế nào?
“Điều 672. Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc

tịch, người có nhiều quốc tịch
13


2. Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá
nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch thì pháp luật
áp dụng là pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và cư trú vào thời
điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Nếu người đó có nhiều nơi
cư trú hoặc khơng xác định được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch
khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi thì
pháp luật áp dụng là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có mối
liên hệ gắn bó nhất.
Trường hợp pháp luật được dẫn chiếu đến là pháp luật của nước mà cá
nhân có quốc tịch nhưng cá nhân đó là người có nhiều quốc tịch, trong đó có
quốc tịch Việt Nam thì pháp luật áp dụng là pháp luật Việt Nam”
Giả thiết ông David Nghĩa là người có nhiều quốc tịch nhưng trong đó
khơng quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, tình huống giả định thì ơng David Nghĩa
đã sinh sống tại Việt Nam kể từ năm 1990 đến khi ơng chết. Vì vậy nơi cư trú
của ơng David Nghĩa được xác định là Việt Nam. Tuy nhiên, nơi cư trú và quốc
tịch của ông lại khác nhau vào thời điểm phát sinh quan hệ thừa kế theo pháp
luật có yếu tố nước ngồi, nên trong q trình giải quyết vụ án, Tòa án sẽ xem
xét áp dụng pháp luật của nước mà ơng David Nghĩa có quốc tịch và có mối liên
hệ gắn bó nhất.

14


KẾT LUẬN
Qua việc tìm hiểu về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngồi
theo pháp luật Việt Nam và việc xây dựng tình huống, giải quyết tình huống đã

phần nào giúp hiểu rõ hơn về chế định thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngồi. Việc giải quyết các vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài trên thực tiễn
khá phức tạp giữa các nước có liên quan. Qua đó cần có những chính sách nội
luật hoá pháp luật trong nước phù hợp và tiến hành hội nhập với quốc tế thơng
qua việc kí kết các điều ước quốc tế, các hiệp định tương trợ tư pháp... để việc
giải quyết được dễ dàng hơn.
Ở thực tế đời sống, có thể có nhiều tình huống, trường hợp tương tự với
tình huống đã nêu trong đề bài, vì vậy chỉ khi hiểu rõ được những quy định về
thừa kế có yếu tố nước ngồi và biết cách áp dụng chính xác tùy vào từng tình
huống cụ thể, chúng ta mới có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ
thể tham gia quan hệ dân sự cũng như thể hiện được vai trò quan trọng của tư
pháp quốc tế về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi đối với đời sống hiện nay.
Đồng thời góp phần ổn định các mối quan hệ xã hội, tạo cơ sở để cơ quan nhà
nước giải quyết các vấn đề phát sinh.
Vì vấn đề thời gian và sự hạn chế trong kiến thức mà bài tiểu luận cịn
nhiều sai sót, chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn của thầy cơ để bài
tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
a, Tài liệu in:
1. Giáo trình Tư pháp quốc tế / Trường Đại học Luật Hà Nội ; Chủ biên:
Trần Minh Ngọc, Vũ Thị Phương Lan ; Nguyễn Thái Mai,… - NXB Tư pháp –
Năm 2019;
2. Hướng dẫn học và ôn tập môn Tư pháp quốc tế / Nguyễn Hồng Bắc chủ
biên ; Ngô Thị Ngọc Ánh – NXB Lao động – Năm 2021;
4. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế - Lý luận và thực tiễn tại Việt
Nam : luận văn thạc sĩ / Trịnh Thị Ngọc Dự ; TS. Bùi Xuân Nhự hướng dẫn;

3. Nguyễn Văn Cừ, Trần Thị Huệ (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật
dân sự năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội, 2017.
b, Tài liệu website:
1. Bình luận các quy định giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ thừa
kế trong tư pháp quốc tế Việt Nam - />c, Văn bản pháp luật:
1. Hiến pháp 2013;
2. Bộ luật Dân sự 2005, 2015;
3. Công ước La Haye 1973 về quản lý quốc tế bất động sản của người đã
chết;
4. Công ước La Haye 1989 về pháp luật áp dụng cho vấn đề thừa kế bất
động sản của người đã chết;
5. Luật doanh nghiệp 2020;
6. Luật nhà ở 2014;
16



×