Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

(Luận văn thạc sĩ) quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện bình tân, tỉnh vĩnh long​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Bảo Luân

QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nguyễn Bảo Luân

QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC HỌC SINH
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ
HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG HUYỆN BÌNH TÂN,
TỈNH VĨNH LONG
Chun ngành : Quản lí giáo dục
Mã số

: 8140114


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS.LÊ QUANG SƠN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được ai cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan các thơng tin trích dẫn trong luận văn được ghi
chú rõ ràng về nguồn gốc.

Tác giả luận văn

Nguyễn Bảo Luân


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn tốt
nghiệp này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ từ quý thầy cô, cha
mẹ học sinh, các em học sinh, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS.Lê Quang Sơn người
hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
hồn thành luận văn.
Xin cảm ơn Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư phạm TP. Hồ
Chí Minh đã tạo mọi điều kiện cho tơi học tập và hồn thành luận văn
này.

Tơi xin cảm ơn Sở GD&ĐT Vĩnh Long, Ban giám hiệu, giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, quý cha mẹ học sinh và các em học sinh các
trường THPT Tân Qưới, trường THPT Tân Lược, trường THCS&THPT
Mỹ Thuận đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình khảo sát thu
thập số liệu và hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn

Nguyễn Bảo Luân


MỤC LỤC

Trang

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CƠNG TÁC PHỐI HỢP
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC
SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............. 9
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................... 9
1.2. Các khái niệm của đề tài .......................................................................... 12
1.3. Lí luận về sự phối hợp của GVCN và CMHS ......................................... 18
1.4. Quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS .............................................. 31
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp của GVCN và CMHS................ 36
Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 37
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ SỰ PHỐI HỢP GIÁO DỤC

HỌC SINH CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA
MẸ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG HUYỆN BÌNH TÂN, TỈNH VĨNH LONG ............. 39
2.1. Khái quát về huyện Bình Tân và các trường THPT ở huyện Bình Tân .. 39
2.1.1. Đặc điểm về địa lí, kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Bình Tân .. 39
2.1.2. Các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long .................... 39
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................ 41
2.2.1. Mẫu nghiên cứu............................................................................. 41
2.2.2. Cách xử lí số liệu........................................................................... 42


2.3. Thực trạng hoạt động phối hợp của GVCN và CMHS các trường
THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long ................................................. 43
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVCN, HS và CMHS về sự
phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ..................................... 43
2.3.2. Mục tiêu phối hợp của GVCN và CMHS ..................................... 48
2.3.3. Chủ thể phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ........................ 49
2.3.4. Nội dung phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ..................... 50
2.3.5. Hình thức phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS .................... 60
2.3.6. Điều kiện phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS ..................... 64
2.4. Thực trạng quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS ............................ 65
2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu phối hợp ........................................... 65
2.4.2. Thực trạng quản lí nội dung phối hợp........................................... 66
2.4.3. Thực trạng quản lí các hình thức phối hợp ................................... 70
2.4.4. Thực trạng quản lí các điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của
sự phối hợp .................................................................................... 72
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phối hợp của GVCN và CMHS ................ 73
2.6. Đánh giá thực trạng quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS .............. 78
Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 80
Chương 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NÂNG CAO HIỆU QUẢ

PHỐI HỢP CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA
MẸ HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN BÌNH
TÂN, TỈNH VĨNH LONG........................................................ 82
3.1. Cơ sở đề xuất các biện pháp ..................................................................... 82
3.1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................. 82
3.1.2. Cơ sở pháp lí ................................................................................. 83
3.1.3. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 84
3.2. Đề xuất các biện pháp .............................................................................. 86


3.2.1. Làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về
tầm quan trọng của hoạt động phối hợp giáo dục học sinh của
nhà trường với gia đình và xã hội ................................................. 86
3.2.2. Củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lí hoạt động phối
hợp, xây dựng quy chế phối hợp và cơ chế điều hành hoạt
động phối hợp nhằm thúc đẩy hoạt động phối hợp với CMHS .... 88
3.2.3. Hiệu trưởng chỉ đạo GVCN thực hiện đa dạng các hình thức
phối hợp với CMHS ...................................................................... 91
3.2.4. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo nâng cao hiệu quả phối
hợp của ba môi trường giáo dục là giáo dục nhà trường, giáo
dục gia đình và xã hội ................................................................... 95
3.2.5. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác vận động xã hội hóa và tranh thủ
các điều kiện hỗ trợ từ các nguồn lực xã hội cho hoạt động phối
hợp giáo dục học sinh..................................................................... 96
3.2.6. Hiệu trưởng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác phối hợp giáo dục học sinh của GVCN với CMHS ....... 98
3.2.7. Hiệu trưởng quản lí chặt chẽ kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt
động phối hợp của GVCN với CMHS ........................................ 100
3.2.8. Hiệu trưởng tăng cường công tác kiểm tra và đánh giá hoạt

động phối hợp của GVCN và CMHS ......................................... 101
3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp .............. 102
3.3.1. Tính cấp thiết của biện pháp ....................................................... 104
3.3.2. Tính khả thi của biện pháp .......................................................... 105
Tiểu kết Chương 3 ............................................................................... 106
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BGH

Ban giám hiệu

CBQL

Cán bộ quản lí

CMHS

Cha mẹ học sinh

ĐTB

Điểm trung bình

ĐLC


Độ lệch chuẩn

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

GVBM

Giáo viên bộ môn

HT

Hiệu trưởng

HS

Học sinh

NV

Nhân viên

PHGD

Phối hợp giáo dục


PHT

Phó hiệu trưởng

SPH

Sự phối hợp

THPT

Trung học phổ thông


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1

Đánh giá của CBQL và GVCN về trách nhiệm phối hợp giữa
GVCN và CMHS trong việc giáo dục học sinh

43

Bảng 2.2

Ý kiến của CBQL, GVCN và CMHS về ý nghĩa phối hợp giáo
dục học sinh của GVCN và CMHS

44


Bảng 2.3

Nhận thức của học sinh về mức độ quan tâm việc học tập của
những người thân trong gia đình

45

Bảng 2.4

Đánh giá của CBQL, GVCN và CMHS về mức độ quan tâm
của các lực lượng giáo dục trong nhà trường đối với hoạt động
phối hợp
Nhận thức của CBQL và GVCN về mục tiêu phối hợp giáo dục
của GVCN và CMHS

46

Bảng 2.6

Nhận thức của CBQL, GVCN về chủ thể phối hợp giáo dục của
GVCN và CMHS

49

Bảng 2.7

Số lần CMHS liên lạc trực tiếp với GVCN

50


Bảng 2.8

Số lần GVCN tiếp xúc với những người thân trong gia đình các
em qua thư mời

51

Bảng 2.9

Ý kiến của học sinh cho biết về mong muốn những người thân
trong gia đình phối hợp với CMHS

53

Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện cơng tác
quản lí việc bầu chọn Ban đại diện CMHS đầu năm học

54

Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL và GVCN về nội dung và mức độ thực
hiện phối hợp của GVCN và CMHS

56

Bảng 2.5

48


Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và kết quả

thực hiện tổ chức phối hợp của GVCN và CMHS

57

Bảng 2.13 Đánh giá việc thực hiện nội dung phối hợp mà CMHS phối hợp
với GVCN

59

Bảng 2.14 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và các
hình thức GVCN sử dụng để phối hợp với CMHS

60

Bảng 2.15 Đánh giá mức độ thực hiện và các hình thức phối hợp mà
CMHS thường liên lạc với GVCN

62

Bảng 2.16 Nhận xét của CBQL và GVCN về sự phối hợp với CMHS có
điều kiện kinh tế khá giả so với CMHS các em học sinh có điều
kiện kinh tế khó khăn
Bảng 2.17 Đánh giá của CBQL và GVCN về thực trạng quản lí mục tiêu
phối hợp giáo dục giữa GVCN và CMHS

64

Bảng 2.18 Đánh giá của CBQL và GVCN về công tác xây dựng kế hoạch
phối hợp giữa GVCN và CMHS


66

Bảng 2.19 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và nội
dung thực hiện công tác tổ chức, chỉ đạo sự phối hợp giáo dục
của GVCN và CMHS
Bảng 2.20 Đánh giá của CBQL và GVCN về mức độ thực hiện và hiệu
quả thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá sự phối hợp giáo dục
của GVCN và CMHS
Bảng 2.21 Đánh giá của CBQL và GVCN về các hình thức và biện pháp
quản lí sự phối hợp giữa GVCN và CMHS

67

Bảng 2.22 Đánh giá của CBQL và GVCN về các hình thức và biện pháp
quản lí về điều kiện tài chính và cơ sở vật chất cho sự phối hợp

72

Bảng 2.23 Những yếu tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lí sự phối hợp của
GVCN và CMHS

73

Bảng 3.1

103

Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

65


68

70


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục học sinh là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội. Để
giáo dục học sinh hiệu quả thì cơng tác phối hợp giáo dục của ba môi trường
giáo dục này rất quan trọng và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Trong đó nhà trường và gia đình là hai môi trường giáo dục trực tiếp
học sinh, quyết định đến kết quả học tập và việc hình thành nhân cách của học
sinh. Ở lứa tuổi trung học phổ thông hiện nay, đây là lứa tuổi mà các em đang
trong giai đoạn phát triển, đời sống tâm sinh lí cũng có sự thay đổi mạnh mẽ
để dần trưởng thành.
Các em luôn muốn tự khẳng định mình với bạn bè và những người thân
trong gia đình, đời sống tâm sinh lí của các em chuyển dần từ cơ thể trẻ con
chuyển sang cơ thể của thanh thiếu niên. Trong giai đoạn này, các em rất cần
sự giúp đỡ và hướng dẫn của người lớn, đặc biệt là những người thân trong
gia đình các em, sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè giúp các em được kinh
nghiệm sống và có vốn kiến thức để trải nghiệm. Từ những kinh nghiệm có
được từ giáo dục gia đình và nhà trường có vai trị rất lớn, giúp các em có
kiến thức để ứng xử trong đời sống xã hội hàng ngày.
Giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông hiện nay là vấn đề
rất được quan tâm của cha mẹ học sinh, nhà trường và các lực lượng trong xã
hội, chất lượng giáo dục muốn đạt được kết quả cao đòi hỏi cần phải có sự
phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và cha mẹ học sinh các em.

Tuy nhiên công tác phối hợp giáo dục giữa nhà trường và cha mẹ học
sinh hiện nay ở các trường trung học phổ thơng đơi lúc cịn chưa được quan
tâm. Sự phối hợp giáo dục này đơi lúc cịn chưa có sự thống nhất cao về nội
dung, phương pháp, hình thức phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.
Công tác quản lí hoạt động phối hợp giáo dục (PHGD) của giáo viên
chủ nhiệm (GVCN) và cha mẹ học sinh (CMHS) của Hiệu trưởng (HT) còn


2

thiếu chặt chẽ, sự quan tâm phối hợp này chưa thường xuyên và kịp thời, hiệu
quả hoạt động PHGD học sinh đạt được là chưa cao. Ngoài việc giáo dục học
sinh tại gia đình các em thì giáo dục học sinh ở nhà trường là rất quan trọng
đối với lứa tuổi học sinh (HS) trung học phổ thông (THPT) ở giai đoạn hiện
nay.
Vì vậy, muốn chất lượng giáo dục đạt kết quả cao thì rất cần thiết có sự
phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và CMHS, mà cầu nối cho HĐPH này là
GVCN lớp, đây là lực lượng quan trọng không thể thiếu ở các trường THPT
hiện nay, lực lượng đã góp phần quyết định đến chất lượng giáo dục của nhà
trường và của cả nghành giáo dục tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua.
Hồ Chí Minh, nhà giáo dục lớn của dân tộc Việt Nam, trong buổi nói
chuyện tại hội nghị cán bộ đảng viên ngành giáo dục tháng 6 năm 1957. Bác
Hồ nói: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục
ngồi xã hội và trong gia đình, để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường
được tốt hơn. Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu giáo
dục trong gia đình và xã hội thì kết quả cũng khơng hồn tồn”. Người khẳng
định tầm quan trong của sự PHGD giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Để
giáo dục HS được hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ của ba mơi trường
giáo dục đó là giáo dục nhà trường, giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Cả
ba môi trường giáo dục này cùng hỗ trợ cho nhau, góp phần thành cơng trong

cơng tác giáo dục HS.
Trong ba mơi trường giáo dục thì giáo dục nhà trường đóng vai trị
quan trọng nhất trong việc truyền đạt tri thức cho HS. Kết hợp với giáo dục
gia đình và xã hội sẽ phát huy vai trị của sự phối hợp cả ba mơi trường giáo
dục trên góp phần đạt mục tiêu phát triển toàn diện tri thức và hoàn thiện về
nhân cách của HS.
Trong hoạt động giáo dục ở các trường THPT, GVCN lớp là cầu nối
quan trong cho mọi hoạt động PHGD giữa nhà trường và CMHS. Lực lượng


3

GVCN trong nhà trường được HT tin tưởng, ủy quyền tổ chức các hoạt động
PHGD với CMHS. Đây là lực lượng nắm rõ tình hình nề nếp học tập của từng
em HS trong lớp học, hiểu rõ đặc điểm tình hình học tập của từng em HS của
lớp mình, thơng qua hoạt động chủ nhiệm lớp. GVCN còn được so sánh như
người nhạc trưởng trong dàn nhạc giao hưởng, là người có vai trị quyết định
đến chất lượng của buổi hòa nhạc cũng giống như chất lượng của lớp chủ
nhiệm nói chung và chất lượng học tập của từng HS nói riêng.
Tuy nhiên việc PHGD giữa CMHS và GVCN ở các trường THPT hiện
nay còn thiếu chặt chẽ, hoạt động PHGD chưa được tổ chức thường xuyên,
nội dung và phương pháp phối hợp cịn nhiều hạn chế, cơng tác quản lí hoạt
động phối hợp của HT chưa thường xuyên quan tâm, nên hiệu quả của hoạt
động phối hợp này là chưa cao. Bởi nhiều nguyên nhân như CMHS còn chưa
quan tâm đến hoạt động phối hợp với GVCN. GVCN tổ chức HĐPH với
CMHS cịn mang tính hình thức, nội dung và phương pháp phối hợp chưa
chặt chẽ và đa dạng. HT chưa có giải pháp quản lí hiệu quả cơng tác PHGD
giữa GVCN và CMHS.
Cơng tác quản lí sự PHGD của GVCN và CMHS ở các trường THPT
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện và đạt được những kết quả nhất

định trong khâu xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp. Tuy nhiên cơng
tác này cịn hạn chế trong việc tổ chức hoạt động phối hợp và công tác kiểm
tra đánh giá kết quả HĐPH giữa GVCN và CMHS. Nguyên nhân do HT thực
hiện các HĐPH chưa chặt chẽ, đồng bộ và toàn diện, đồng thời hoạt động này
cịn thiếu sự hợp tác từ phía CMHS.
Chính vì lí do trên, việc nghiên cứu đề tài:“Quản lí sự phối hợp giáo
dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung
học phổ thông huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long” vừa có tính cấp thiết, vừa hy
vọng góp phần thiết thực, nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục của
GVCN với CMHS tại các trường THPT hiện nay, góp phần mang lại hiệu quả


4

giáo dục toàn diện về nhân cách HS và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường nói riêng, của ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Vĩnh Long nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về quản lí sự phối hợp, xác định thực trạng cơng tác
quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS ở các trường THPT ở huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long. Từ đó đề xuất một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao
hiệu quả phối hợp của GVCN và CMHS.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí nhà trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS ở các
trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS ở các
trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cịn bất cập. Ngun nhân là ở

HT chưa bổ sung các giải pháp quản lí sự phối hợp của GVCN và CMHS.
Nếu tăng cường quản lí sự phối hợp giáo dục của GVCN và CMHS thì có thể
nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về quản lí sự phối hợp giáo dục học
sinh của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học
phổ thông
5.2. Khảo sát thực trạng quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của
giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ
thơng huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long


5

5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động phối hợp giáo dục của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh ở các
trường trường trung học phổ thơng huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Phạm vi nội dung
Khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp của HT quản lí hoạt động
phối hợp giáo dục học sinh của GVCN và CMHS các trường THPT huyện
Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay.
6.2. Đối tượng khảo sát
Cán bộ quản lí, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và cha mẹ học sinh ở
các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
6.3. Thời gian khảo sát
Khảo sát thực trạng quản lí sự phối hợp giáo dục học sinh của GVCN
và CMHS các trường THPT trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
năm học 2017- 2018 và đề xuất biện pháp cho giai đoạn 2017-2020.
7. Phương pháp luận nghiên cứu

7.1. Cơ sở phương pháp luận
7.1.1. Quan điểm hệ thống - cấu trúc
Theo quan điểm hệ thống cấu trúc, quản lí sự PHGD học sinh của
GVCN và CMHS là một hệ thống với các yếu tố hợp thành như sau:
- Quản lí mục tiêu phối hợp.
- Quản lí đối tượng phối hợp.
- Quản lí nội dung phối hợp.
- Quản lí các hình thức phối hợp.
- Quản lí kết quả phối hợp.
Các yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ với nhau và quản lí sự phối hợp
là một bộ phận trong cơng tác quản lí nhà trường THPT.


6

7.1.2. Quan điểm lịch sử - logic
Đề tài nghiên cứu cơng tác quản lí sự PHGD học sinh của GVCN và
CMHS trong năm học 2017-2018. Đề tài xác định hoạt động PHGD học sinh
của GVCN và CMHS tiến hành trong năm 2017-2018, thông qua việc khảo
sát và thu thập số liệu chính xác về thực trạng quản lí hoạt động PHGD học
sinh giữa GVCN và CMHS.
7.1.3. Quan điểm thực tiễn
Xuất phát từ những tồn tại trong quản lí hoạt động PHGD học sinh của
GVCN và CMHS các trường THPT huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Cùng
với việc khảo sát thực trạng, đề tài phát hiện những mâu thuẫn, những yếu tố
làm trở ngại việc quản lí hoạt động PHGD học sinh của GVCN và CMHS,
tìm ra nguyên nhân thực trạng để đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện thực
trạng, nâng cao hiệu quả PHGD học sinh giữa GVCN và CMHS, đáp ứng các
mục tiêu giáo dục của nhà trường.
7.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, tổng hợp
lí thuyết, các tài liệu, giáo trình, bài báo, tạp chí chun ngành khoa học giáo
dục, văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu
có liên quan đến sự PHGD học sinh của GVCN và CMHS để hiểu rõ bản chất
vấn đề nghiên cứu, nhằm xác lập cơ sở lí luận vững chắc và giả thuyết khoa
học cho đề tài nghiên cứu.
7.2.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
+ Mục đích khảo sát: Khảo sát thực trạng thu thập thông tin từ CBQL,
GVCN, HS và CMHS về thực trạng hoạt động phối hợp của GVCN và
CMHS các trường THPT hiện nay, đề xuất biện pháp của HT quản lí hoạt


7

động PHGD của GVCN và CMHS, đồng thời khảo sát tính cấp thiết và tính
khả thi của các biện pháp đề xuất.
+ Nội dung khảo sát: Khảo sát thực trạng hoạt động phối hợp và cơng
tác quản lí hoạt động phối hợp giữa GVCN và CMHS, khảo sát tính cần thiết
và khả thi của hệ thống các biện pháp đề xuất.
+ Công cụ khảo sát: Tác giả sử dụng phiếu hỏi khảo sát ý kiến cán bộ
quản lí, giáo viên chủ nhiệm, học sinh và cha mẹ học sinh.
- Phương pháp phỏng vấn
+ Mục đích phương pháp: Phương pháp này được sử dụng để trao đổi,
xin ý kiến CBQL, GVCN, CMHS và HS để thu thập thêm thông tin nhằm
khẳng định tính chính xác của kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
+ Cách thực hiện: Xây dựng câu hỏi phỏng vấn cho CBQL, hỏi trực
tiếp GVCN, HS và CMHS, ghi biên bản buổi phỏng vấn từng nội dung cụ thể
và phù hợp từng đối tượng phỏng vấn.

- Phương pháp thống kê
Phương pháp này nhằm xử lí kết quả nghiên cứu để đánh giá thực
trạng, từ đó đề xuất các biện pháp quản lí. Để xử lí số liệu điều tra thực trạng,
tác giả sử dụng phần mềm SPSS tính tỉ lệ phần trăm, tính trung bình và độ
lệch chuẩn. Kết quả tính tốn thống kê, đã cho những số liệu để từ đó người
nghiên cứu rút ra những kết luận chính xác, có giá trị thực tiễn.
8. Cấu trúc luận văn
MỞ ĐẦU
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản lí công tác phối hợp của giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm
và cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thơng huyện Bình Tân, tỉnh
Vĩnh Long


8

Chương 3: Các biện pháp quản lí phối hợp giáo dục học sinh của
giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các trường trung học phổ thơng
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long
KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


9

Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ CƠNG TÁC PHỐI HỢP GIÁO DỤC
CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ CHA MẸ HỌC SINH

CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử giáo dục, con người chịu sự
tác động của ba môi trường giáo dục đó là giáo dục gia đình, nhà trường và xã
hội. Nhà giáo dục người Liên Xô E.A.A-rơ-kin cho rằng: “Không ai có quyền
địi hỏi người mẹ phải khước từ, dù là một phần nhỏ bé, tình yêu nồng nàn và
sự âu yếm của mình đối với con cái. Nhưng khi thể hiện lịng u thương tha
thiết của mình đối với người mẹ phải hết sức từ tốn, dè dặt và có mức độ”.
Nền giáo dục Liên Xơ cũ có rất nhiều nhà giáo dục lỗi lạc như
N.C.Krupxkai (1869-1939), nhà giáo dục-viện sĩ hàn lâm V.A.Xukhomlinxky
(1918-1970) đã nêu lên ý nghĩa vô cùng to lớn của sự phối hợp giữa gia đình
và nhà trường trong việc thực hiện mục đích giáo dục HS, những người công
dân trong tương lai đối với đất nước, sự hợp tác giữa cha mẹ và thầy cơ khơng
những nhằm mục đích định hướng giáo dục mà cịn là động lực giúp các em
có niềm tin trong quá trình học tập và rèn luyện. V.A.Xukhomlinki cho rằng
nếu gia đình và nhà trường khơng có sự phối hợp, hợp tác để thống nhất mục
đích, nội dung giáo dục sẽ dẫn đến tình trạng gia đình một đường, nhà trường
một nẻo.
Nhiệm vụ của nhà trường trong việc tổ chức phối hợp với gia đình là
vấn đề từ lâu đã được xã hội và các nhà giáo dục rất coi trọng trong nền giáo
dục cận đại. J.A.Comenxki (1592-1670) là người đầu tiên nêu ra hệ thống lí
luận chặt chẽ về tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của mối quan hệ thống nhất
giữa gia đình và nhà trường, đối với kết quả giáo dục trẻ J.A.Comenxki khẳng


10

định: “Lịng ham học ở các em cần được kích thích từ phía bố, mẹ, nhà
trường, bài vở và phương pháp giảng dạy…tất cả các bậc cha mẹ, giáo viên,

nhà trường, bản thân môn học, phương pháp dạy học phải thống nhất làm
thức tỉnh và duy trì khát vọng học tập trong học sinh”.
Sự PHGD giữa GVCN và CMHS là yếu tố góp phần giáo dục HS hình
thành nhân cách đạo đức toàn diện và hướng đến sự thành đạt trong xã hội.
Các nhà giáo dục đã khẳng định sự thành công trong công tác giáo dục không
thể thiếu vai trò phối hợp quan trọng này.
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Ở nước ta có rất nhiều nhà nghiên cứu về lĩnh vực giáo dục, đã khẳng
định vai trò quan trọng trong công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình,
sự PHGD giữa nhà trường và gia đình là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục trong trường học nói riêng và chất lượng giáo
Việt Nam nói chung. Từ thời xa xưa ơng cha ta đã đề cao vai trò hợp tác chặt
chẽ giữa giáo dục nhà trường và giáo dục gia đình, có rất nhiều câu ca dao,
tục ngữ nói nói về đạo lí uống nước nhớ nguồn, nhớ cơng ơn Thầy giáo, Cơ
giáo. Ca dao Việt Nam có câu:
-“Khơng thầy đố mày làm nên”
-“Muốn sang thì bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ thì u lấy thầy”
-“Lên non mới biết non cao
Ni con mới biết cơng lao mẹ, thầy”
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà giáo dục lớn của dân tộc Việt Nam, trong
lĩnh vực giáo dục, Bác Hồ luôn quan tâm đến tầm quan trọng của việc PHGD
của nhà trường và gia đình, góp phần hình thành nhân cách của HS. Bác Hồ
nói:“Phải nhất thiết liên hệ với gia đình học trị, bởi vì giáo dục trong nhà
trường chỉ là một phần, cịn cần có sự giáo dục ngồi xã hội và trong gia


11

đình để cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn” (Hoàng Mai

Khanh, 2011).
Bác Hồ rất quan tâm đến giáo dục gia đình. Theo Bác nhiều gia đình
cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia
đình càng tốt. Cha mẹ, ơng bà trong gia đình có thể nói là những người thầy
đầu tiên dạy dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn phát triển tư duy của các em và từng
bước giáo dục các em hình thành nhân cách. Bác Hồ cho rằng trong giáo dục,
nếu thiếu sự giáo dục của gia đình hoặc giáo dục gia đình khơng phù hợp với
u cầu của xã hội sẽ hạn chế kết quả giáo dục.
Trong bức thư Bác viết ngày 31 tháng 5 năm 1955 sau khi căn dặn thầy
giáo, học sinh, cán bộ thanh niên và các cháu nhi đồng, Bác Hồ nói: “Tơi
cũng mong các gia đình liên lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp đỡ nhà trường
giáo dục và khuyến khích các em chăm chỉ học tập, sinh hoạt lành mạnh và
hăng hái giúp ích nhân dân”.
Theo tác giả Lê Văn Diệu cho rằng cùng với nhà trường, gia đình tham
gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra được nguồn lao động
tương lai có chất lượng, khơng thể thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và gia
đình trong việc giáo dục học sinh. Với mong muốn tìm biện pháp quản lí sự
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục, thời
gian qua một số luận văn thạc sĩ quản lí giáo dục tiến hành nghiên cứu, như
đề tài: “Quản lí cơng tác phối hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh các
trường THCS vùng nông thôn thị xã Bà Rịa” (Dương Văn Thạnh, 2007); đề
tài: “Quản lí sự phối hợp của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh các
trường THPT huyện Hòa Thạnh, tỉnh Tây Ninh” (Trịnh Thị Hồng Hạnh,
2015).
Từ những đề tài nghiên cứu trên, các tác giả cho chúng ta thấy tầm
quan trọng của sự phối hợp giáo dục học sinh giữa GVCN với CMHS, đồng


12


thời đưa ra các giải pháp quản lí sự phối hợp giữa GVCN và CMHS, góp
phần nâng cao hiệu quả phối hợp giáo dục.
1.2. Các khái niệm của đề tài
1.2.1. Quản lí
Theo lịch sử phát triển của lồi người, trong q trình phát triển của xã
hội, khi xã hội có sự phân công lao động đã xuất hiện một dạng lao động có
tính chất đặc thù và có tổ chức đã điều khiển các hoạt động lao động theo yêu
cầu của tổ chức, đó là hoạt động quản lí. Hiện nay có nhiều định nghĩa về
quản lí khác nhau, tùy theo cách tiếp cận các đối tượng mà có nhiều khái niệm
khác nhau. Thuật ngữ “Quản lí” được sử dụng rất phổ biến và rộng rãi trong
cuộc sống, trong mọi hoạt động của các tổ chức xã hội đều cần tới hoạt động
quản lí.
“Quản lí” là cơng việc cần thiết diễn ra trong mọi lĩnh vực đời sống và
có liên quan đến con người.
“Quản lí” theo Từ điển Tiếng Việt thơng dụng có nghĩa là:“Tổ chức,
điều khiển hoạt động của một cơ quan, đơn vị” (Từ điển Tiếng Việt thông
dụng, 1998).
“Quản lí” là một trong những loại hình lao động quan trọng nhất trong
các hoạt động của con người. Thông qua hoạt động quản lí giúp cho chủ thể
quản lí điều hành công việc một cách thuận lợi, hiệu quả, góp phần thành
cơng trong cơng việc của mình, đạt chất lượng và năng suất cao.
Theo tác giả Harold Koontz (1909 -1984), nhà giáo dục người Mỹ cho
rằng: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực
cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí
nhằm hình thành một mơi trường mà trong đó con người có thể đạt được các
mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít
nhất. Quản lí là một hệ thống mở rộng hoạt động trong mơi trường và tác
động qua lại với nó. Khi áp dụng lí thuyết vào quản lí, những người quản lí



13

ln xử lí theo điều kiện hoặc tiếp cận theo tình huống” (Harold Koontz,
1992).
Theo tác giả Frederich Wiliam Taylor (1856-1915) người Mỹ nói về
quản lí: “Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và cái
đó thế nào bằng phương pháp tốt nhất và rẻ tiền nhất” (Harold Koontz,
1992).
Frederich Wiliam Taylor và các cộng sự của ơng đã đưa ra bốn ngun
tắc quản lí cơ bản là: quản lí là phải lựa chọn nhân viên một cách khoa học,
cho học hành để họ phát triển hết khả năng của mình; nhà quản lí phải am
hiểu khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn, để đảm bảo
bố trí lao động một cách khoa học; nhà quản lí phải cộng tác với nhân viên
theo nguyên tắc khoa học; trách nhiệm và công việc được phân chia rõ ràng
giữa nhà quản lí và nhân viên, nhà quản lí phải chịu trách nhiệm tồn bộ cơng
việc của mình.
Tác giả Paul Herscy và Ken Blanchard trong cuốn : “Quản lí nguồn
nhân lực”thì cho rằng: “Quản lí là một q trình cùng làm việc giữa nhà
quản lí và người bị quản lí, nhằm thơng qua hoạt động cá nhân, huy động các
nguồn lực khác để đạt mục tiêu của tổ chức”.
Tác giả Bùi Văn Quân cho rằng: “Quản lí là q trình tiến hành những
hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác
động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật
khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lí nhằm tạo ra sự thay đổi
hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của
tổ chức trong một môi trường luôn biến động” (Bùi Văn Quân, 2007).
Tác giả Dương Thị Diệu Hoa cho rằng:“Quản lí là sự tác động có mục
đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí lên đối tượng (khách thể) quản lí, nhằm
sử dụng và phát huy hiệu quả nhất tiềm năng; các cơ hội của đối tượng để đạt



14

được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến đổi của môi trường.” (Dương Diệu
Hoa, 2003).
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lí là những hoạch định của chủ thể
quản lí trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các
nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội
lực)” (Trần Kiểm, 2011).
Tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt:“Quản lí là một q trình định
hướng, q trình có mục tiêu, quản lí một hệ thống nhằm đạt được những
mục tiêu nhất định” (Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt, 1998).
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về quản lí, nhưng nhìn chung quản
lí có thể được hiểu như sau: “Quản lí là sự tác động có tổ chức có hướng đích
của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra trong cơng
việc” (Đặng Quốc Bảo, 1997).
1.2.2. Quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp, huy động các lực
lượng giáo dục và xã hội nhằm thực hiện công việc giáo dục, không chỉ là sự
nghiệp của nhà trường, của ngành giáo dục và đào tạo, mà là là sự nghiệp
chung của cả cộng đồng xã hội. Quản lí giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt
động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào
tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội.
Theo các tác giả Đặng Xuân Hải và Nguyễn Sỹ Thư: “Quản lí giáo dục
chính là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối
với các hoạt động giáo dục và đào tạo do các cơ quan quản lí chịu trách
nhiệm về giáo dục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực
hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của nhà nước nhằm phát triển sự
nghiệp giáo dục và đào tạo, duy trì kỷ cương, thỏa mãn nhu cầu được giáo
dục và đào tạo của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà

nước.” (Đặng Xuân Hải, Nguyễn Sỹ Thư, 2012).


15

Tác giả Phạm Minh Hạc nói về quản lí giáo dục: “Quản lí giáo dục là
hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lí
(hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc
giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ,
đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến lên trạng thái mới về chất” (Phạm Minh
Hạc, 1999).
Quản lí giáo dục là cơng việc tác động quản lí của các cấp quản lí nhà
nước và từng cơ sở giáo dục đối với toàn bộ hoạt động giáo dục trong phạm
vi trách nhiệm trên cơ sở của pháp luật, khoa học nhằm thực hiện mục tiêu
giáo dục học sinh. Quản lí giáo dục nói chung, quản lí nhà trường nói riêng
phải tính đến đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên và mang tích
chất đặc thù.
Như vậy quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, hợp
quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các yếu
tố, các quá trình của hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống vận hành ổn
định và phát triển bền vững.
1.2.3. Quản lí nhà trường
Hoạt động giáo dục trong nhà trường có liên quan đến các tổ chức đồn
thể và nhiều đối tượng khác nhau như GVBM, GVCN, NV, HS, CMHS...nên
rất cần có sự điều hành, quản lí trong nhà trường. Nhà trường là nơi giáo dục
HS, tổ chức quản lí chương trình giáo dục, quá trình này bao gồm chủ thể
giáo dục là GV và đối tượng giáo dục là HS luôn tương tác với nhau để thực
hiện mục tiêu giáo dục theo yêu cầu của xã hội.
Quản lí nhà trường có thể hiểu là những tác động có định hướng của

HT đến GVBM, GVCN, NV và HS theo đúng chương trình, nội dung giáo
dục, nhằm đạt mục tiêu giáo dục đặt ra.


×