Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

(Luận văn thạc sĩ) kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần thép hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.99 KB, 172 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là

: NGUYỄN THỊ LỆ

Sinh ngày

: 20/06/1983

Nơi sinh

: Hưng Yên

Lớp

: CH22A KT – Chuyên ngành Kế toán

Khoá 2016 – 2018 : Trường Đại học Thương Mại
Mã số

: 16AM0301019

Tôi xin cam đoan:
1. Luận văn thạc sỹ kinh kế: “Kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát” do chính tơi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Tuấn Duy.
2. Các số liệu, tài liệu, dẫn chứng được sử dụng trong luận văn này
trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu
nào trước đây.


Hà nội, ngày

tháng

năm 2018

Học viên

Nguyễn Thị Lệ


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chương trình cao học và bản luận văn này, bên cạnh những
nỗ lực của bản thân tác giả đã nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ tận
tình của thầy cơ, gia đình và bạn bề trong suốt q trình học tập, cơng tác.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Duy.
Các thầy cô giáo khoa Sau đại học và khoa Kế toán Kiểm toán Trường
Đại học Thương mại Hà Nội.
Lãnh đạo và toàn thể cán bộ kế tốn, kỹ thuật đang cơng tác tại Cơng ty
cổ phần Thép Hịa Phát mà tác giả đã tiến hành khảo sát và các nhà khoa học,
đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho tơi trong q trình
học tập, cơng tác và thực hiện luận văn thạc sĩ.
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để hoàn thành Luận văn bằng tất cả sự
nhiệt tình và năng lực của bản thân, tuy nhiên Luận văn khơng tránh khỏi
những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành để
bản Luận văn khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn có ý nghĩa cao
trong hoạt động thực tiễn.

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................ii
MỤC LỤC.......................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ............................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.....................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..........................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................5
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài.................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................7
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu..............................7
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu :.........................................................................7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TỐN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP............................................................................9
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất........9
1.1.1. Khái niệm, bản chất của KTQT.............................................................9
1.1.2. Nội dung của KTQT.............................................................................11
1.1.3. Vai trị của KTQT đối với cơng tác quản trị trong các DN.................16
1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm trong các DN sản xuất......................................................18

1.2.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm..........18
1.2.2. Nhiệm vụ của KTQT chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. .20


iv

1.3. kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các
DN sản xuất....................................................................................................21
1.3.1. Nhận diện và phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm phục
vụ quản trị DN................................................................................................22
1.3.2. Xây dựng dự toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm...................30
1.3.3. Thu thập thơng tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phục
vụ yêu cầu quản trị DN..................................................................................32
1.3.4. Lập báo cáo và phân tích thơng tin phục vụ việc ra quyết định.........47
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................................50
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CƠNG TY CỔ
PHẦN THÉP HỊA PHÁT..............................................51
2.1. Tổng quan về Cơng ty và nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí giá
thành tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát...................................................51
2.1.1. Tổng quan về Cơng ty..........................................................................51
2.1.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến KTQT chi phí giá thành tại Cơng ty
cổ phần thép Hịa Phát...................................................................................63
2.2 Thực trạng kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại Cơng ty cổ phần thép Hòa Phát..............................................................67
2.2.1. Nhận diện và phân loại chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm..67
2.2.2. Xây dựng định mức và lập dự tốn chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm................................................................................................................70
2.2.3 Thu thập thông tin thực hiện về chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm phục vụ yêu cầu quản trị.....................................................................73

2.2.4. Lập báo cáo và phân tích thơng tin phục vụ việc ra quyết định.........84
2.3. Đánh giá thực trạng kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm tại Công ty Cổ phần thép Hòa Phát...........................................86


v

2.3.1. Những ưu điểm.....................................................................................87
2.3.2. Những hạn chế.....................................................................................88
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................91
CHƯƠNG 3 CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ
TỐN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN THÉP HỒ PHÁT..........................................92
3.1. Định hướng phát triển của Cơng ty và ngun tắc hồn thiện kế tốn
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa
Phát.................................................................................................................92
3.1.1 Sự cần thiết phải hồn thiện KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.....................................................92
3.1.2 Ngun tắc hồn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát...............................................93
3.2. Các giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.................................94
3.2.1. Hồn thiện nhận diện và phân loại chi phí sản xuất, giá thành sản
phẩm phục vụ quản trị DN............................................................................95
3.2.2. Hoàn thiện xây dựng định mức và lập dự toán chi phí sản xuất, giá
thành sản phẩm..............................................................................................97
3.2.3. Hồn thiện thu thập thơng tin về chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm phục vụ yêu cầu quản trị DN.............................................................101
3.2.4. Hoàn thiện phân tích thơng tin chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm phục vụ yêu cầu quản trị DN............................................................108

3.2.5. Xây dựng mơ hình tổ chức kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm............................................................................................110
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp..............................................................113
3.3.1 Đối với Công ty cổ phần thép Hòa Phát.............................................113


vi

3.3.2 Về phía Nhà nước................................................................................114
3.4. Những hạn chế trong nghiên cứu và hướng phát triển
trong tương lai.......................................................114
3.4.1 Những hạn chế trong nghiên cứu đề tài............................................114
3.4.2. Những đề xuất trong việc giải quyết những hạn chế khi nghiên cứu
đề tài..............................................................................................................115
KẾT LUẬN..................................................................................................116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BCTC
BHXH
BHYT
BHTN
BTC
CP

CP SXC
CP NCTT
CP NVLTT
CCDC
CP
DN
GTGT
KTQT
KTTC
NCTT
NVLTT
SXC
SXKD
TK
TNDN
TNHH
TSCĐ

Chữ đầy đủ
Báo cáo tài chính
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Bộ Tài chính
Chi phí
Chi phí sản xuất chung
Chi phí nhân cơng trực tiếp
Chi phí ngun vật liệu trực tiếp
Công cụ dụng cụ
Cổ phần

Doanh nghiệp
Giá trị gia tăng
Kế tốn quản trị
Kế tốn tài chính
Nhân cơng trực tiếp
Ngun vật liệu trực tiếp
Sản xuất chung
Sản xuất kinh doanh
Tài khoản
Thu nhập doanh nghiệp
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ hạch toán và q trình sản xuất (Mơ hình cơ bản).............33
Sơ đồ 1.2: Q trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo cơng việc...........39
Sơ đồ 1.3: Q trình tập hợp chi phí và tính giá thành theo q trình............42
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức công ty.................................................................55
Sơ đồ 2.2: Quy trình cơng nghệ Hệ thống nấu quặng.....................................57
Sơ đồ 2.3: Quy trình cơng nghệ Hệ thống nấu phơi thép................................58
Sơ đồ 2.4: Quy trình cán thép..........................................................................58


viii

Sơ đồ 2.5: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty............................................59
Bảng 2.1: Đánh giá kết quả thực hiện chi phí sản xuất...................................64
Bảng 2.2: So sánh tình hình thực hiện thực tế của sản phẩm thép phi 16 kích
thước 11.7m.....................................................................................................86
Bảng 3.1: Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ...............................97

với mức độ hoạt động.....................................................................................97
Mẫu 3. 1: Phiếu xuất kho theo hạn mức........................................................102
Mẫu 3. 2: Phiếu lĩnh vật tư vượt định mức...................................................103
Mẫu 3. 3: Phiếu báo thay đổi định mức vật liệu............................................104
Mẫu 3. 4: Báo cáo chi phí SXKD theo yếu tố...............................................106
Bảng 3. 2: Báo cáo chi phí SXKD theo khoản mục......................................107
Bảng 3.3: Báo cáo định chi phí SXKD theo yếu tố.......................................108
Sơ đồ 3.1: Bộ máy kế toán.............................................................................111


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Trong thời gian vừa qua ở Việt Nam có rất nhiều cơng trình khoa học,
luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ hay các bài viết trên tạp chí chuyên ngành
của các tác giả nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
đặc biệt là KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại các doanh
nghiệp. Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến kế tốn chi phí và giá
thành sản phẩm:
Luận văn thạc sỹ: “ Hồn thiện kế tốn quản trị chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm phục vụ quản trị doanh nghiệp tại Công ty CP Xây Dựng
Dịch Vụ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nghệ An” (2013) của tác giả
Nguyễn Thị Trà Giang, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã đưa
ra các giải pháp hồn thiện kế tốn quản trị CPSX và giá thành sản phẩm tại
Công ty CP Xây dựng dịch vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An.
Ngồi ra luận văn cịn nêu rõ những điều kiện về phía nhà nước, các cơ quan
ban nghành, cũng như Cơng ty để đảm bảo các giải pháp hồn thiện kế tốn
CPSX và giá thành sản phẩm tại Cơng ty được khả thi.
Luận văn thạc sĩ năm 2014 của Lê Thị Hồng Hà “Tổ chức cơng tác kế

tốn quản trị chi phí tại Cơng ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn”, luận văn thạc sĩ
năm 2014 của Bùi Lệ Giang “Kế tốn quản trị chi phí tại Cơng ty cổ phần
bột giặt và hố chất Đức Giang”. Các cơng trình nghiên cứu này đã phân tích
rất chi tiết những lý thuyết cơ bản xung quanh vấn đề KTQT chi phí sản xuất
như: xây dựng các định mức tiêu chuẩn chi phí sản xuất, xây dựng các dự
tốn chi phí sản xuất, phương pháp thu thập thơng tin và phân tích thơng tin
phục vụ ra quyết định… Từ đó, các tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn
thiện KTQT chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm sản xuất của từng đơn vị
mà các tác giả đã nghiên cứu. Tuy nhiên, các luận văn này mới chỉ nghiên cứu


2

nội dung KTQT chi phí sản xuất mà chưa đề cập đến KTQT giá thành sản
phẩm trong doanh nghiệp và mơ hình KTQT chi phí sản xuất hiện đại.
Tác giả Đặng Thị Dịu (2014) với bài viết về Triển khai ứng dụng một số
nội dung của KTQT chi phí trong các DN xây lắp tỉnh Thái Nguyên, từ việc
đánh giá thực trạng, tác giả đưa ra giải pháp để triển khai ứng dụng nội dung
của KTQT chi phí trong các DN xây lắp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên về: tổ
chức bộ máy KTQT, phân loại chi phí, hạch tốn chi phí, đánh giá hiệu quả
hoạt động của các bộ phận. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra điều kiện để áp dụng
KTQT chi phí cho các doanh nghiệp này.
Luận văn thạc sỹ: “Kế tốn quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Diesel Sông Công” (2016)
của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh, Trường Đại Học Thương Mại. Luận văn
đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận chung về KTQT CPSX và giá thành sản
phẩm, phân tích đánh giá thực trạng KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Diesel Sơng Cơng, đưa ra
các giải pháp hồn thiện tổ chức KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm nhằm đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Bài viết của NCS.Đinh Thị Kim Xuyến trên tạp chí Nghiên cứu Tài
chính Kế tốn số 04 (129) năm 2014 “Kế tốn quản trị chi phí và giá thành
trong các doanh nghiệp viễn thông di động tại Việt Nam”. Bài viết đã dưa ra
được những giải pháp nhằm hoàn thiện đối tượng hạch tốn chi phí, phương
pháp tính giá thành; hồn thiện phân loại chi phí; hồn thiện xây dựng định
mức chi phí, lập dự tốn và phân tích chênh lệch. Tuy nhiên, phần thực trạng,
tác giả vẫn chưa cho thấy rõ cơng tác KTQT chi phí và giá thành trong các
DN viễn thơng di động.
Trong các cơng trình nghiên cứu trên, các tác giả đã đưa ra một số vấn đề
cơ bản về KTQT CPSX và giá thành sản phẩm và đã có các đề xuất nhằm
hồn thiện vấn đề này. Các đề tài đều trình bày được cơ sở lý luận về KTQT


3

CPSX và giá thành sản phẩm; các đề tài đã đưa ra được thực trạng KTQT
CPSX và giá thành sản phẩm tại các đơn vị được nghiên cứu, từ đó đánh giá
được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế và nguyên nhân của
những hạn chế đó; các đề tài đã đưa ra được phương hướng cũng như giải
pháp hồn thiện kế tốn CPSX và giá thành sản phẩm dựa trên đặc điểm và
định hướng phát triển của các đơn vị được nghiên cứu. Nhưng bên cạnh
những mặt đạt được, các đề tài vẫn còn những hạn chế nhất định như: Đối
tượng nghiên cứu đều xem xét trên hai góc độ KTTC và KTQT. Tuy nhiên
nội dung các luận văn đều khơng trình bày rõ ràng từ việc phân loại chi phí,
phân loại giá thành đến thực trạng và giải pháp hồn thiện.
Vì vậy, nhận thức được tầm quan trọng đó, qua tìm hiểu thực tế tại Cơng
ty cùng với việc sử dụng các kiến thức của bản thân và nghiên cứu các tài liệu
chuyên ngành có liên quan, tác giả đã lựa chọn đề tài “kế toán quản trị chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát”.
2. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.

Trước những năm 1986 nền kinh tế nước ta còn là nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung, trong hệ thống lý luận cũng như thực tiễn về kế toán người ta
chỉ sử dụng duy nhất khái niệm “Kế tốn” để nói về hệ thống kế toán DN.
Đến nay, kinh tế nước ta đã và đang phát triển mạnh mẽ theo xu hướng đa
dạng hoá các thành phần kinh tế, đặc biệt là có sự tham gia của các công ty
liên doanh, công ty cổ phần, cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi làm cho hệ
thống kế tốn trong các DN đã ít nhiều có sự thay đổi nhằm đảm bảo được vai
trị quan trọng của nó. Xuất phát từ những yêu cầu của thực tế, địi hỏi kế tốn
khơng chỉ cung cấp những thơng tin về tình hình sản xuất kinh doanh trong
DN mà cịn phải cung cấp thơng tin cụ thể về chi phí, giá thành, doanh thu và
kết quả của DN để các nhà quản trị DN có thể kiểm tra, ra quyết định về giá
cả, đầu tư và lựa chọn phương án sản xuất. Chính vì vậy kế tốn quản trị
(KTQT) đã ra đời và tồn tại cho đến nay như một tất yếu khách quan.


4

KTQT nói chung và KTQT chi phí sản xuất và giá thành nói riêng trong
các DN có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thiết lập hệ thống thông tin một
cách chi tiết phục vụ cho việc điều hành và quản lý nội bộ DN. Tuy nhiên, do
đặc thù về hồn cảnh ra đời cũng như mục đích trong việc cung cấp thông tin,
cho đến nay khái niệm về KTQT nói chung và KTQT chi phí, giá thành nói
riêng vẫn còn là một vấn đề tương đối mới mẻ trong hầu hết các DN. Điều
này cho thấy công tác về quản trị trong hệ thống kế toán ở nước ta cịn chưa
thật phát huy được vai trị của mình, địi hỏi các nhà quản lý DN phải ln có
cái nhìn đúng đắn để có thể sử dụng thơng tin một cách hữu ích nhất và ra
quyết định một cách chính xác nhất.
Một DN muốn tồn tại và đứng vững phải tự chủ trong mọi hoạt động
SXKD (SXKD) của mình từ việc đầu tư vốn, tổ chức sản xuất đến việc tiêu
thụ sản phẩm. Để cạnh tranh trên thị trường, các DN phải không ngừng nâng

cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với nhu cầu và
thị hiếu của người tiêu dùng. Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất mà
các DN có thể sử dụng để cạnh tranh đó là biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Do đó việc nghiên cứu tìm tịi và tổ chức hạ giá thành sản phẩm là rất quan
trọng đối với các DN sản xuất.
Để đạt được mục tiêu đó, các DN phải quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất,
bên cạnh đó tìm ra các biện pháp tốt nhất để giảm chi phí khơng cần thiết,
tránh lãng phí. Vì vậy, trong cơng tác quản lý DN, KTQT chi phí và tính giá
thành sản phẩm là cơng việc ln được các nhà quản trị DN quan tâm vì nó
chi phối đến chất lượng, hiệu quả hoạt động SXKD của DN. Đồng thời thơng
qua thơng tin mà KTQT chi phí và tính giá thành sản phẩm cung cấp giúp cho
các nhà quản trị đưa ra được quyết định phù hợp cho sự phát triển SXKD và
yêu cầu quản trị DN.
Công ty cổ phần Thép Hịa Phát là một đơn vị có quy mô lớn về lĩnh vực
sản xuất các sản phẩm thép cũng khơng đặt ngồi phạm vi đó. Cơng tác


5

KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Công ty hiện nay đã và đang được
lãnh đạo Công ty quan tâm và mong muốn tìm được những giải pháp hữu
hiệu cho vấn đề quan trọng này.
Xuất phát từ tầm quan trọng của KTQT CPSX và giá thành sản phẩm,
những hạn chế, tồn tại trong KTQT chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại
Cơng ty thì việc nghiên cứu và tìm ra biện pháp khắc phục là điều rất cần
thiết. Vì vậy, Học viên đã chọn đề tài “Kế tốn quản trị chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát” làm đề tài cho Luận
văn thạc sĩ của mình.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Xuất phát từ tính cần thiết khách quan của KTQT CPSX và tính giá

thành sản phẩm trong các DN sản xuất nói chung và của Cơng ty cổ phần thép
Hịa Phát nói riêng, việc nghiên cứu đề tài này nhằm những mục tiêu cụ thể :
- Về lý luận: hệ thống hoá lý luận về KTQT CPSX và giá thành sản
phẩm trong các DN sản xuất.
- Về thực tiễn: Mơ tả, phân tích thực trạng KTQT CPSX và giá thành
sản phẩm tại Công ty cổ phần thép Hòa Phát. Đánh giá và phát hiện ra các ưu,
nhược điểm cịn tồn tại, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT CPSX
và giá thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Phương pháp cơ bản chủ yếu vận dụng để nghiên cứu luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Trong luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:
Phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát,
so sánh, đánh giá dựa trên những tài liệu sẵn có của đơn vị mà rút ra kết luận.
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để thu thập các thông tin, hệ thống
lý luận chung về kế toán CPSX và giá thành sản phẩm và thực trạng công tác
KTQT CPSX và giá thành sản phẩm tại Cơng ty Cổ phần thép Hịa Phát, tác


6

giả đã thực hiện qua nhiều kênh khác nhau như: Nghiên cứu các quy định kế
toán, chế độ kế toán, tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học, các bài viết
trên các tạp chí kinh tế và các văn bản pháp luật có liên quan. Đồng thời, tác
giả cịn tiến hành nghiên cứu các tài liệu của Công ty Cổ phần thép Hòa Phát,
liên quan đến các nội dung như: Quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm
tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh…
+ Phương pháp phỏng vấn: Tác giả thực hiện phỏng vấn trực tiếp và gián
tiếp Tổng giám đốc, kế toán trưởng, nhân viên kế tốn tổng hợp và kế tốn vật

tư Cơng ty Cổ phần thép Hòa Phát.
+ Phương pháp quan sát: Tác giả tiến hành thực hiện phương pháp quan
sát trực tiếp tại cơng ty. Mục đích của phương pháp này là thơng qua việc
quan sát trực tiếp thực trạng KTQT CPSX và tính giá thành sản phẩm tại cơng
ty để so sánh đối chiếu với tài liệu do công ty cung cấp.
+ Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu: Tổng hợp các tài liệu thu
được, hệ thống thành các nhóm vấn đề để mơ tả thực trạng theo nhóm các vấn
đề được hệ thống. Từ đó, tác giả tiến hành so sánh, đối chiếu giữa thực tế hoạt
động sản xuất của DN với quy định trong chế độ kế toán, chuẩn mực kế tốn
hiện hành. Phân tích các dữ liệu đã thu thập được từ đó đưa ra các kết luận,
các đề xuất phù hợp để khắc phục những tồn tại mà DN đang gặp phải.
+ Phương pháp so sánh: Với các dữ liệu trên cơ sở đã phân nhóm các dữ
liệu tác giả tiến hành so sánh giữa cơ sở khoa học lý thuyết, các quy định, chế
độ kế toán với việc thực hiện trên thực tế tại công ty.
+ Phương pháp phân tích, đánh giá: Căn cứ vào những dữ liệu đã thu
thập được, tác giả tiến hành phân tích, đánh giá và đưa ra các nhận xét về vấn
đề nghiên cứu. Nếu có nghi ngờ hoặc cảm thấy chưa đủ thơng tin đưa ra nhận
định thì tiến hành điều tra lại để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng KTQT CPSX và giá thành
sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.


7

Phạm vi nghiên cứu: Khảo sát tại Công ty cổ phần thép Hòa Phát năm
2016, 2017.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
Hệ thống hoá một số lý luận chung về KTQT CPSX và tính giá thành
sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.

Đề tài đưa ra nhận xét, đánh giá về thực trạng KTQT CPSX và tính giá
thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát. Trên cơ sở đó chỉ ra những
tồn tại, nguyên nhân tồn tại trong KTQT CPSX và giá thành sản phẩm, từ đó đề
xuất những giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hồn thiện
KTQT CPSX và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.
7. Kết cấu đề tài nghiên cứu :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu và tài liệu tham khảo,
bài nghiên cứu được chia làm 3 chương với nội dung như sau:
- Chương 1. Một số lý luận cơ bản về KTQT CPSX và tính giá thành
sản phẩm trong các DN
Nội dung chương 1 đề cập đến những vấn đề cơ bản của KTQT, nội
dung của kế tốn CPSX và tính giá thành sản phẩm. Đây là tiền đề cho việc
nghiên cứu thực trạng cơng tác KTQT CPSX và tính giá thành sản phẩm
trong các DN sản xuất, cũng như là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả của KTQT CPSX và tính giá thành sản phẩm.
- Chương 2. Thực trạng KTQT CPSX và tính giá thành sản phẩm tại
Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát
Thơng qua việc tổng hợp, thu thập và phân tích dữ liệu, chương 2 cho
thấy cụ thể hơn về công tác KTQT CPSX và tính giá thành sản phẩm tại DN
điển hình là Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát Từ đó phân tích để đưa ra những
điểm mạnh và những điểm cịn hạn chế trong KTQT CPSX và tính giá thành
sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép Hịa Phát.


8

- Chương 3. Các kết luận và đề xuất nhằm hồn thiện kế tốn quản
trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Cơng ty cổ phần thép
Hòa Phát.
Trong chương này, đề tài nghiên cứu đưa ra những cái nhìn khách quan

cũng như tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác kế tốn
quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với DN điển hình là
Cơng ty cổ phần thép Hòa Phát.


9

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TỐN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan về kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1. Khái niệm, bản chất của KTQT
Trên thị trường hiện nay để có thể tồn tại và phát triển một cách bền
vững, các DN cần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra và duy trì các lợi thế
cạnh tranh so với các DN trong ngành. Để làm được điều này, các nhà quản trị
DN cần xây dựng và phát triển hệ thống kế tốn một cách hiệu quả nhất.
Kế tốn góp phần rất quan trọng vào công tác quản lý các hoạt động kinh
tế, tài chính. Để có thể tồn tại và phát triển một cách bền vững, các DN cần
nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh so với
các DN trong ngành . Như vậy, KTQT là một bộ phận cấu thành của hệ thống
thơng tin kế tốn nói chung trong các tổ chức kinh tế, đặc biệt là các DN kinh
doanh. Thông tin KTQT với chức năng cơ bản nhất là công cụ hữu hiệu để
các cấp quản lý đưa ra quyết định điều hành mọi hoạt động nhằm hướng tới
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Cho đến nay tồn tại rất nhiều quan điểm khác
nhau về KTQT, có thể đưa ra một số định nghĩa sau đây về KTQT:
Theo giáo sư, tiến sỹ Ronald. W.Hilton thuộc trường Đại học Cornell –
Mỹ thì: “KTQT là một bộ phận của hệ thống thơng tin quản trị trong các tổ
chức, mà nhà quản trị dựa vào đó để hoạch định và kiểm sốt các hoạt động
của tổ chức” [5 - tr10]
Theo các giáo sư, tiến sỹ: Jack. J.Smith; Robert. M.Keith và William.

L.Slephens ở trường Đại học South – Floria, thì “KTQT là một hệ thống kế
toán cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để
hoạch định và kiểm soát” [5 - tr10]


10

Theo Ray.H.Garrosonviết trong cuốn Managerial Accounting của nhà
xuất bản McGraw – Hill năm 2008:: “ KTQT có liên hệ với việc cung cấp cho
các nhà quản trị những thông tin định lượng mà họ cần để hoạch định và kiểm
soát” [5 - tr10]
Theo luật kế toán Việt Nam (năm 2003) và Thơng tư 53/2006/TT-BTC
ngày 12/06/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn áp dụng KTQT trong DN :
“KTQT là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thơng tin kinh tế, tài
chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn
vị kế tốn”.
“KTQT là một mơn khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin định
lượng kết hợp với định tính về các hoạt động của một đơn vị cụ thể. Các
thơng tin đó giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định liên quan đến
việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện
các hoạt động của đơn vị nhẳm tối ưu hóa các mục tiêu.” (5, tr10)
Theo tập thể tác giả Kế toán trường Đại học Thương mại viết trong giáo
trình KTQT năm 2011 thì: “KTQT là một bộ phận của hệ thống kế tốn DN,
có chức năng thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin thỏa mãn nhu cầu của các
nhà quản trị DN, là những người mà các quyết định và hành động của họ có
liên quan trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của DN”.
Từ những quan điểm trên có thể rút ra định nghĩa về KTQT như sau:
“KTQT là việc thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế về tình hình
hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, qua đó giúp cho nhà quản trị DN
nắm bắt, đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động của DN cũng như có cơ

sở để lập kế hoạch và đưa ra các quyết định kinh doanh”.
Bản chất của KTQT thể hiện qua các đặc trưng sau:
- KTQT là một bộ phận của cơng tác kế tốn nói chung của DN, đồng
thời là công cụ quan trọng không thể thiếu đối với công tác quản trị nội bộ
DN. KTQT được coi như một hệ thống nhằm trợ giúp cho các nhà quản lý ra
quyết định, là phương tiện để thực hiện kiểm soát quản lý trong DN.


11

- KTQT cung cấp những thông tin về hoạt động kinh tế tài chính trong
phạm vi yêu cầu quản lý nội bộ của một DN. Người sử dụng thông tin do
KTQT cung cấp là những bộ phận và những nhà điều hành, quản lý trong DN.
- Thông tin của KTQT là nguồn thông tin chủ yếu giúp cho nhà quản trị
thực hiện các chức năng quản trị: Lập kế hoạch, tổ chức và điều hành thực
hiện kế hoạch, kiểm soát tình hình thực hiện kế hoạch và ra quyết định.
Phân biệt KTTC với KTQT.
- Kế toán được phân loại thành KTTC (KTTC) và KTQT. KTTC liên
quan tới quá trình báo cáo hoạt động của một DN cho các cá nhân ở bên
ngồi. Thơng tin được trình bày dưới dạng các báo cáo tài chính. KTQT bao
gồm việc tập hợp các thơng tin kế tốn cho những người sử dụng trong nội bộ
như giám đốc, các giám sát viên. Thông tin được sử dụng chủ yếu để giúp cho
việc vận hành công việc kinh doanh của DN.
- KTTC và KTQT cũng cịn khác nhau về đặc điểm của thơng tin. KTTC
trước hết liên quan đến việc báo cáo các sự kiện mà có thể biểu hiện bằng giá
trị. KTQT thì bao gồm cả việc báo cáo các sự kiện theo hình thái vật chất.
Hình thái vật chất có thể là tổng số giờ lao động của nhân viên trong đơn vị đã
làm việc trong một tháng nào đó hay số nguyên vật liệu được dùng để sản
xuất… Cuối cùng, KTTC thường có các nhân viên kế tốn để lập các báo cáo
hàng năm cho các cổ đông và các tổ chức tài chính. KTQT thì liên quan tới

các báo cáo của một kỳ trong thời gian ngắn hơn, thí dụ như tháng, tuần hoặc
cả ngày.
1.1.2. Nội dung của KTQT
KTQT cung cấp thông tin một cách cụ thể, chi tiết theo yêu cầu quản lý
của từng đơn vị. Thông tin KTQT không chỉ là thơng tin về giá trị mà cịn bao
gồm cả những thông tin khác như hiện vật hoặc thời gian lao động và phải đặt
trọng tâm cho tương lai. Nội dung của KTQT phải được xác định theo yêu


12

cầu cụ thể nhằm phát huy tác dụng đích thực của nó trong cơng tác quản trị.
Về cơ bản nội dung KTQT như sau:
Nếu xét theo mối quan hệ giữa KTTC và KTQT về nội dung các thông
tin mà KTQT cung cấp thì KTQT DN gồm:
- KTQT các yếu tố SXKD như hàng tồn kho, tài sản cố định, chi phí, lao
động và tiền lương.
- KTQT chi phí và giá thành sản phẩm.
- KTQT doanh thu và kết quả kinh doanh.
- KTQT về các hoạt động đầu tư tài chính.
- KTQT các hoạt động khác của DN.
Nếu xem xét quá trình KTQT trong mối quan hệ với chức năng quản lý,
KTQT bao gồm các khâu:
Nội dung của kế toán quản trị gồm[5 –tr.12]:
“Lượng hóa và xây dựng dự tốn ngân sách cho các mục tiêu hoạt động
của DN”.
“Phân loại và kiểm sốt chi phí theo từng loại, từng thành phần, yếu tố
chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành cho từng loại sản phẩm, từng
công việc, từng hoạt động dịch vụ.”
“Kiểm sốt và cung cấp thơng tin về tình hình thực hiện các dự tốn,

phân tích giải trình các nguyên nhân gây chênh lệch giữa thực hiện với dự
tốn”.
“Thu nhận, xử lý và cung cấp thơng tin cần thiết, thích hợp giúp các nhà
quản trị lựa chọn quyết định kinh doanh hợp lý”.
Nội dung các thông tin mà KTQT cung cấp phải có ích và phù hợp với
từng bước trong quá trình ra quyết định của nhà quản trị.
Xác lập các chỉ tiêu kinh tế phục vụ công tác quản trị.
Lợi nhuận là mục tiêu cơ bản, được đặt lên hàng đầu và được coi là
cương lĩnh hoạt động của mọi DN. Từ mục tiêu chung đã xác định sẽ được
nhà quản trị chính thức hóa bằng các chỉ tiêu kinh tế cụ thể. Các chỉ tiêu kinh
tế cơ bản được xác lập là chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và không thể bỏ qua
chỉ tiêu về chi phí. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, chi phối lẫn
nhau tạo thành hệ thống các chỉ tiêu và góp phần đảm bảo cho DN thực hiện


13

được phương án tối ưu trong kinh doanh. Để đạt được các mục tiêu cũng như
thực hiện tốt các chỉ tiêu đã xác định, các nhà quản trị cần phải phác thảo nên
các bước thực hiện chi tiết theo từng nội dung và từng bộ phận sao cho phù
hợp với mục tiêu.
Xây dựng các dự toán SXKD.
“Dự toán là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động
và sử dụng những nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu đã đề ra.” [ 5tr148] Các chỉ tiêu đã xác định trở thành căn cứ để lập kế hoạch chính thức.
Trên cơ sở đó, kế tốn soạn thảo văn bản và triển khai bản dự toán chung và
các bản dự toán chi tiết để làm căn cứ tổ chức thực hiện, theo dõi và đánh giá
trong quá trình thực hiện kế hoạch.
Trong các DN, bao gồm các loại dự toán: “Dự toán tiêu thụ”, “dự toán
sản xuất”, “dự toán mua nguyên vật liệu (NVL)”, “dự tốn chi phí NVL trực
tiếp”, “dự tốn chi phí lao động trực tiếp”, “dự tốn chi phí sản xuất chung”,

“dự toán hàng tồn kho cuối kỳ”, “dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý
DN”, “dự toán tiền mặt” và “dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh”.
[5-tr149]
Lập dự toán SXKD trước hết phải xuất phát từ đơn vị cấp cơ sở. Các đơn
vị cơ sở căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể của mình,
nghiên cứu tình hình thị trường và những nhân tố ảnh hưởng đến q trình
SXKD để lập dự tốn về các chỉ tiêu quản lý, chuyển cho đơn vị cấp trên xem
xét và phê chuẩn, nhằm ngăn chặn việc dự toán quá thấp dẫn tới hoạt động
khơng hiệu quả và lãng phí. Sau khi đã hồn chỉnh, được duyệt thì sẽ trở
thành dự tốn chính thức.
“Trong q trình xây dựng dự tốn, lấy định mức thực tế làm cơ sở để
phân tích so sánh giữa thực hiện với định mức. Kết quả tìm được phản ánh
những hiện tượng khơng bình thường, những chỗ kém hiệu quả cần xem xét,
tìm biện pháp khắc phục hay những tiềm năng cần phát huy. Định mức thực tế


14

còn là cơ sở để các nhà quản trị tiên liệu lập kế hoạch hàng tồn và kế hoạch
dòng tiền.” [5- tr150]
Tóm lại, hoạt động của DN là một hoạt động có định hướng bằng kế
hoạch dài hạn và được thực hiện thông qua các giai đoạn nối tiếp nhau trong
các kỳ kế hoạch ngắn hạn. Việc lập dự toán theo một trình tự nhất định và tuỳ
theo trình độ cụ thể, đặc điểm và yêu cầu quản lý của từng DN để có thể sử
dụng các phương pháp thích hợp.
Thu nhập các thông tin thực hiện phục vụ yêu cầu quản trị
Nội dung của việc thu thập các thông tin thực hiện phục vụ yêu cầu quản
trị bao gồm:
Thu thập các thông tin ban đầu chủ yếu dựa trên chứng từ của KTTC.
Tuy nhiên cần bổ sung thêm thông tin về định mức và chênh lệch giữa thực tế

với định mức.
Xử lý hệ thống hố thơng tin trên tài khoản và sổ kế tốn, do đó tài
khoản và hệ thống sổ kế toán được KTQT mở chi tiết hơn so với KTTC, sử
dụng hỗn hợp cả thước đo hiện vật và thước đo tiền tệ để ghi chép nội dung
cho phù hợp với việc thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin cụ thể. Đặc
biệt các chỉ tiêu phản ánh trong sổ KTQT vừa phải thể hiện được số dự toán,
vừa phải thể hiện được số thực tế.
Báo cáo KTQT DN là phương tiện truyền đạt thông tin đến các nhà quản
trị, chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện. Đặc biệt trong báo cáo KTQT, ngoài việc
ghi chép bằng số liệu cụ thể, có phần diễn giải bằng lời văn, nêu rõ ưu nhược
điểm và kiến nghị phương án quản lý tối ưu theo từng chỉ tiêu báo cáo nhằm
giúp nhà quản trị lựa chọn phương án quản lý tối ưu theo từng chỉ tiêu báo
cáo, lựa chọn phương án đúng đắn và có cơ sở khoa học để thực hiện chức
năng ra quyết định.
Tổ chức phân tích thơng tin phục vụ u cầu quản trị.
“Để phục vụ cho q trình phân tích các phương án kinh doanh nhằm ra
quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phải thu thập, xem xét từ nhiều nguồn
thông tin khác nhau. Tổng hợp các nguồn thông tin này sẽ giúp cho nhà quản


15

trị có được cách nhìn tồn diện và tổng thể về phương án cần xem xét. Tuy
nhiên, trong tổng số các thơng tin thu được thì việc sử dụng thơng tin nào là
thích hợp và cần thiết cho việc ra quyết định là vấn đề vô cùng quan trọng đối
với nhà quản trị. Chính vì vậy, cần có sự lựa chọn những thơng tin thích hợp
trong các quyết định quản trị”. [5 – tr182, 183]. Phân tích thơng tin phục vụ
yêu cầu quản trị được tổ chức như sau:
- Với thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch. Đối với những thông tin
này sẽ cung cấp cho các nhà quản trị có cơ sở lập các kế hoạch ngắn hạn, dài

hạn. Theo đó KTQT cần phân tích những thơng tin chủ yếu liên quan tới chi
phí và lợi nhuận của từng hoạt động, để phục vụ cho việc phân tích và hướng
dẫn cho việc lập kế hoạch.
- Để giúp cho các nhà quản trị thực hiện chức năng kiểm sốt thực tế
xem xét có phù hợp với kế hoạch hay khơng, kế tốn phải tổng hợp và phân
tích nhóm thơng tin cho việc đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thơng qua
các báo cáo thực hiện. Trong đó so sánh những kết quả thực tế đạt được với
dự toán, liệt kê tất cả những sự khác biệt và đánh giá tình hình thực hiện.
Những thơng tin phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch này cịn là cơng cụ để
hồn thiện hơn việc tổ chức q trình hạch toán.
- Quyết định của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả hoạt
động của một tổ chức không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Vì vậy,
kế tốn phải sử dụng và phân tích những thơng tin có thể hỗ trợ cho việc
chứng minh các quyết định trong SXKD (SXKD). Chúng sẽ được tổng hợp và
trình bày một cách tổng qt, tồn diện tình hình tài sản, cơng nợ, nguồn vồn,
tình hình kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của DN trong một kỳ hạch
tốn. Từ đó cung cấp các thơng tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh
giá tình hình và kết quả hoạt động, đánh giá thực trạng tài chính của DN trong
kỳ đã qua và dự tốn trong tương lai.
1.1.3. Vai trị của KTQT đối với cơng tác quản trị trong các DN


16

KTQT là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thông tin của một DN
và các nhà quản lý phải dựa vào các thông tin này để hoạch định và kiểm sốt
các hoạt động của DN đó. KTQT khơng chỉ thu nhận, xử lý, cung cấp thông
tin quá khứ về tình hình quản lý và sử dụng tài sản trong một đơn vị mà còn
thu nhận, xử lý, cung cấp thơng tin mang tính chất dự báo tương lai đến tài
sản và hoạt động của đơn vị, phục vụ cho nhà quản trị trong việc hoạch định,

lập kế hoạch và dự toán, tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá hoạt động của
đơn vị. Trên thực tế, các thông tin về KTQT đóng một vai trị thiết yếu để các
nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định trong q trình sản xuất kinh doanh
của DN. Vai trị của thông tin KTQT đối với các chức năng quản lý được thể
hiện trong các khâu của quá trình quản lý cụ thể như sau:
Cung cấp thơng tin cho q trình lập kế hoạch và dự toán.
Lập kế hoạch tại DN bao gồm: việc xây dựng chiến lược, lựa chọn
phương hướng hành động và cụ thể hoá các hành động cần triển khai. Một bộ
phận quan trọng trong hoạt động lập kế hoạch là việc xây dựng các giải pháp
và lựa chọn trong số đó giải pháp phù hợp nhất với chiến lược và mục tiêu
phát triển của DN. Trong việc lập kế hoạch, nhà quản trị phải đề ra được
những bước cần làm để đưa hoạt động của DN hướng về các mục tiêu đã xác
định. Để ra quyết định, nhà quản trị phải cân bằng giữa những lợi ích tiềm
năng do thị trường mới mang lại và các chi phí, nguồn lực hiện có của DN.
Trong số các dữ liệu quá khứ cần xem xét, KTQT chi phí cung cấp thông tin
cho các nhà quản trị về doanh số bán hàng, lợi nhuận và các chi phí sản xuất
kinh doanh. Trên cơ sở các dữ liệu này, các nhà quản trị sẽ hoạch định ra các
kế hoạch hoạt động trong tương lai của DN.
Cung cấp thông tin cho quả trình tổ chức thực hiện
Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch đã được lập đầy đủ và hợp
lý, nhà quản trị phải kiểm tra và đánh giá từng bước thực hiện đảm bảo kế


17

hoạch được thực hiện ở mức tốt nhất và hiệu quả nhất. Do đó, nhà quản trị
cần được KTQT cung cấp các báo cáo thực hiện để so sánh với kế hoạch đã
lập, giúp nhận diện vấn đề còn tồn tại và cần có tác động của quản lý. Các báo
cáo này có tác dụng như một hệ thống phản hồi để nhà quản trị biết được kế
hoạch đang được thực hiện như thế nào, đồng thời nắm được các vấn đề hạn

chế cần có sự điều chỉnh và thay đổi nhằm hướng hoạt động của tổ chức về
mục tiêu đã xác định.
Cung cấp thơng tin trong q trình ra quyết định
Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp phục vụ chức năng ra quyết định
của nhà quản trị. Để có được các quyết định đúng đắn và kịp thời, các nhà
quản trị cần phải có các thơng tin đầy đủ, có đủ độ tin cậy và thích hợp.
Những thơng tin thích hợp thoả mãn nhu cầu ra quyết định của nhà quản trị
thường khơng có sẵn. Do đó, KTQT phải thực hiện các nghiệp vụ phân tích
chun mơn, chọn lọc những thơng tin cần thiết và thích hợp, rồi tổng hợp
trình bày và gải thích cho các nhà quản trị.
Tóm lại, hoạt động quản trị DN là một quá trình liên tục từ lập kế hoạch,
tổ chức điều hành, kiểm tra và ra quyết định. KTQT luôn cung cấp thơng tin
cụ thể cho từng khâu của q trình đó, có thể nói KTQT là một cơng cụ, một
phương pháp xử lý các dữ liệu về hoạt động kinh tế tài chính của DN để làm
cơ sở cho việc ra quyết định quản trị hợp lý nhằm phát triển DN theo chiều
hướng có lợi nhất.
1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế tốn quản trị chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm trong các DN sản xuất
1.2.1. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Kế toán quản trị CPSX và GTSP là một bộ phận rất quan trọng của hệ
thống KTQT. Xuất phát điểm của KTQT là kế tốn chi phí, nghiên cứu chủ
yếu về q trình tính tốn giá phí sản phẩm như giá phí tiếp liệu, giá phí sản


×