Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may việt nam trong bối cảnh tham gia hiệp định đối tác xuyên thái bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 159 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận án tiến sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh
của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xun
Thái Bình Dương” là cơng trình nghiên cứu độc lập, nghiêm túc, do chính tơi hồn
thành. Các tài liệu tham khảo và trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc
rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên!

i


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu...................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án..................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án.................................................4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án............................4
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án..............................................................6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án............................................................7
7. Kết cấu luận án.....................................................................................................7
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.......................................9
1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới....................................................................9
1.1.1. Các lý thuyết chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.........................9
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng nói
chung...................................................................................................................... 11
1.1.3. Các nghiên cứu về ngành dệt may, nâng cao năng lực ngành dệt may.....12
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................................13
1.2.1. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành.................................................13
1.2.2. Các nghiên cứu về ngành dệt may và cạnh tranh dệt may..........................14
1.3. Khoảng trống cần nghiên cứu.........................................................................19
1.3.1. Đánh giá tổng quát tình hình nghiên cứu...................................................19


1.3.2. Khoảng trống cần nghiên cứu.....................................................................20
1.3.3. Khung nghiên cứu của luận án...................................................................21
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH NGÀNH DỆT MAY.................................................22
2.1.Các khái niệm cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của ngành......22
2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh..............................................................................22
2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh...........................................................24
2.1.3. Các cấp độ năng lực cạnh tranh..................................................................26

ii


2.1.4. Các quan điểm về ngành và đánh giá năng lực cạnh tranh ngành............28
2.2. Vai trò và đặc điểm của ngành dệt may...........................................................34
2.2.1. Vai trò của ngành dệt may............................................................................34
2.2.2. Đặc điểm của ngành dệt may.......................................................................36
2.2.3. Các cấp độ cạnh tranh của ngành dệt may..................................................38
2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may........................40
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may.........44
2.4. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may của một số
quốc gia..................................................................................................................48
2.4.1. Kinh nghiệm của các quốc gia Đông Á.......................................................48
2.4.2. Kinh nghiệm của các quốc gia Nam Á........................................................51
2.4.3. Kinh nghiệm của các quốc gia ASEAN.......................................................54
2.4.4. Bài học rút ra để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam
................................................................................................................................ 56
Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT
MAY VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH
DƯƠNG..................................................................................................................58
3.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam..........................................................58

3.1.1. Lịch sử phát triển ngành dệt may Việt Nam................................................58
3.1.2. Thị trường và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam......61
3.1.3. Chuỗi cung ứng của ngành dệt may Việt Nam............................................63
3.2. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt
may Việt Nam .........................................................................................................66
3.2.1.Các điều kiện về yếu tố sản xuất của ngành dệt may...................................66
3.2.2. Cầu thị trường..............................................................................................76
3.2.3. Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của công ty trong ngành
dệt may.................................................................................................................... 78
3.2.4. Các ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ ngành dệt may.......................83
3.2.5. Đầu tư nước ngoài đối với ngành dệt may...................................................89

iii


3.2.6. Nhà Nước.....................................................................................................90
3.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia
Hiệp định đối tác xun Thái Bình Dương thơng qua các chỉ tiêu......................93
3.3.1. Thị phần xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam......................................93
3.3.2. Năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam......................................96
3.3.3. Doanh thu của ngành dệt may.....................................................................98
3.3.4. Lợi nhuận của ngành dệt may...................................................................101
3.3.5. Lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam...........................................103
3.3.6. Nghiên cứu và phát triển............................................................................105
3.4. Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương..........................................................107
3.4.1. Những kết quả đạt được ........................................................................... 107
3.4.2. Hạn chế.......................................................................................................107
3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế.........................................................................109
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG

CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM KHI
THAM GIA HỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG...................112
4.1. Các vấn đề đặt ra để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi
tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương..........................................112
4.1.1. Dệt may các nước thành viên Hiệp định đối tác Xuyên
Thái Bình Dương...........................................................112
4.1.2. Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
đến ngành dệt may Việt Nam.........................................114
4.1.3. Những vấn đề đặt ra cho ngành dưới góc độ năng lực
cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam theo yêu cầu của Hiệp
định đối tác Xun Thái Bình Dương...............................117
4.1.4. Phân tích SWOT của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định
xuyên Thái Bình Dương......................................................................................121

iv


4.2. Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt
Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương...........................124
4.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi
tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương..........................................124
4.2.2. Định hướng phát nâng cao năng lực cạnh tranh dệt may khi tham gia Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương..................................................................126
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt
may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương............128
4.3.1. Đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực để nâng cao năng suất
lao động................................................................................................................128
4.4.2. Xây dựng chuỗi giá trị và ngành hỗ trợ cho ngành dệt may.....................130
4.4.3. Xây dựng và nâng cấp cụm ngành, tăng cường liên kết và hợp tác trong
cụm ngành dệt may..............................................................................................134

4.4.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách của Nhà Nước........................................138
4.4.5. Xây dựng thương hiệu cho ngành dệt may, tiết kiệm chi phí cho các doanh
nghiệp trong ngành..............................................................................................142
4.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành
dệt may khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương......................146
4.5.1. Đối với Nhà nước.......................................................................................146
4.5.2. Đối với Hiệp hội dệt may, Hiệp hội bông sợi Việt Nam.............................148
4.5.3. Đối với các doanh nghiệp dệt may.............................................................148
KẾT LUẬN..........................................................................................................150

v


DANH MỤC BẢNG , BIỂU, SƠ ĐỒ
Hộp 2.1: Các sản phẩm dệt may trong Hệ thống phân loại HS............................29
Hộp 3.1: Điểm mạnh và điểm yếu của cụm liên kết công nghiệp dệt may của
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ...........................................................................75
Hộp 3.2: Cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may............................................79
Hộp 3.3: Năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam........................................97
Hộp 4.1: Tác động của TPP đối với ngành dệt may............................................115
Hộp 4.2: Con đường hướng tới hàng dệt may giá trị cao...................................130
Hộp 4.3: Phát triển cụm ngành dệt may Việt Nam..............................................136
Hộp 4.4: Phát triển thương hiệu.........................................................................143
Hình 2.1: Mơ hình nâng cấp ngành trong chuỗi dệt may Châu Á.....................37
Sơ đồ 2.2: Mơ hình ‘kim cương’ của Dunning.....................................................46
Sơ đồ 3.1: Chuỗi cung ứng dệt may Việt Nam......................................................63
Sơ đồ 3.2: Vị trí chuỗi giá trị dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn
cầu..........................................................................................................................64
Sơ đồ 3.3: Cụm ngành dệt may may TP. HCM và địa phương lân cận...............74
Sơ đồ: 4.1 Xây dựng mô hình mẫu liên kết chuỗi..............................................126

Bảng 3.1: Sản phẩm chủ yếu của ngành dệt may.................................................60
Bảng 3.2: Năng lực của mỗi khâu đoạn trong chuỗi dệt may Việt Nam so với
toàn cầu hiện nay...................................................................................................65
Bảng 3.3: Đánh giá các vị trí lao động trong doanh nghiệp dệt và may..............67
Bảng 3.4: Tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may
giai đoạn 2009 - 2014.............................................................................................69
Bảng 3.5: Xếp hạng cạnh tranh toàn cầu WEF về chất lượng hạ tầng giao
thông của một số quốc gia TPP (2013 - 2014).....................................................73

vi


Bảng 3.6: Quy mơ thị trường dệt may tồn cầu..................................................77
Bảng 3.7: Số lượng nhà máy ngành dệt may năm 2013 so với năm 2005..........80
Bảng 3.8: Số lượng doanh nghiệp CNHT ngành dệt may...................................83
Bảng 3.9: Năng lực sản xuất ngành dệt Việt Nam...............................................84
Bảng 3.10: Giá trị nhập khẩu NPL dệt may từ các nước TPP năm 2015.............85
Bảng 3.11: Nguyên liệu cho sản xuất sợi xơ ngắn................................................86
Bảng 3.12: Phân bổ cọc sợi (xơ ngắn):.................................................................87
Bảng 3.13: Các dự án đầu tư nước ngoài (FDI) vào dệt may...............................90
Bảng 3.14: Xếp hạng và chỉ số kinh doanh qua biên giới của ngân hàng...........92
thế giới....................................................................................................................92
Bảng 3.15: Các quốc gia xuất khẩu dệt may hàng đầu giai đoạn 2005 - 2013....94
Bảng 3.16: Năng suất lao động của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp
FDI......................................................................................................................... 98
Bảng 3.17: Tốc độ tăng trưởng doanh thu xuất khẩu dệt may của một
số quốc gia TPP................................................................................................100
Bảng 3.18: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các loại hình doanh nghiệp dệt may
Việt Nam................................................................................................................101
Bảng 3.19: Tỷ suất lợi nhuận của các loại hình doanh nghiệp ngành dệt may của

Việt Nam so với Trung Quốc (Năm 2010)...........................................................102
Bảng 3.20: Chỉ sổ RSCA một số sản phẩm của Việt Nam so với TPP và...........103
Trung Quốc..........................................................................................................103
Bảng 3.21: Chỉ số RCA của một số sản phẩm dệt may Việt Nam so với các quốc
gia thành viên TPP...............................................................................................104
Bảng 3.22: Các cơ sở R&D hiện nay đang hỗ trợ cho các doanh nghiệp 3 tỉnh
TP. HCM, Đồng Nai, Bình Dương......................................................................106
Bảng 4.1: Xuất nhập khẩu dệt may các nước thành viên TPP năm 2012.........113
Bảng 4.2: Tác động ngành của TPP đến năm 2020............................................114
Bảng 4.3: Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2025 ;............116
2016 - 2020:..........................................................................................................135

vii


Bảng 4.1: Một số khu, cụm công nghiệp Vinatex dự kiến đầu tư giai đoạn.....135
Biểu đồ 3.1: Xuất khẩu và nhập khẩu hàng dệt may năm 2002 đến 2014...........60
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu 2014.......................................63
Biểu đồ 3.3: Lao động ngành dệt may giai đoạn 2009 -2014................................66
Biểu đồ 3.4: Xếp hạng cơ sở hạ tầng của các quốc gia thành viên TPP.............73
Biểu đồ 3.5: Chi tiêu bình quân đầu người ngành dệt may năm 2013 của một số
quốc gia TPP..........................................................................................................78
Biểu đồ 3.6: Chi phí nhân cơng ngành dệt may của một số quốc gia TPP giai
đoạn 2002 - 2014....................................................................................................81
Biểu đồ 3.7: Giá bán của mặt hàng HS-61 and HS-62, năm 2014.......................82
Biểu đồ 3.8: Chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam và các nước TPP...........92
Biểu đồ 3.9: Thị phần của dệt may Việt Nam giai đoạn 2010 -2014.....................93
Biểu đồ 3.10: Thị phần dệt may nội địa...............................................................95
Biểu đồ 3.11: Thị phần của dệt may Việt Nam so với các nước trên thị trường Mỹ. .95
Biểu đồ 3.12: Năng suất lao động của ngành dệt may ........................................96

Biểu đồ 3.13: Doanh thu ngành dệt may 2009 - 2014...........................................99
Biểu đồ 3.14: Huy động vốn cho nghiên cứu.....................................................105
Biểu đồ 4.1: Thị phần xuất nhập khẩu dệt may của TPP trên toàn cầu.............112
Biểu đồ 4.2: Các giải pháp theo doanh nghiệp mà Chính phủ cần ưu tiên sau khi
TPP được ký kết....................................................................................................138

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Việt

AEC

Cộng đồng kinh tế Asean

ASEAN

Hiệp hội các nước Đông Nam Á

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Hiệp định thương mại tự do


HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

MFN

Đối xử tối huệ quốc

OECD

Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SME

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TBT


Hàng rào kỹ thuật trong thương mại

TPP

Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

VITAS

Hiệp hội dệt may Việt Nam

VINATEX

Tập đồn dệt may Việt Nam

CNHT

Cơng nghiệp hỗ trợ

VCOSA

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam

ix


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong thời gian qua kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may tăng trưởng
nhanh chóng và ổn định, Việt Nam hiện nằm trong nhóm năm nước xuất khẩu hàng
dệt - may lớn nhất của thế giới, có mặt tại hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Nếu như năm 1990, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may mới đạt 0,1 tỷ
USD, thu hút 200 nghìn lao động, thì đến năm 2015, kim ngạch xuất khẩu dệt may
đã đạt hơn 27 tỷ USD, đóng góp hơn 10% GDP và hơn 15% tổng kim ngạch xuất
khẩu cả nước, tạo việc làm cho hơn 2,5 lao động tại hơn 6.000 doanh nghiệp[33].
Hàng dệt may Việt Nam đã có mặt tại cả năm khu vực nhập khẩu chính bao gồm
Bắc Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc và các nước Đông Âu.... Đạt được kết quả như vậy là
do Việt Nam tích cực tham gia đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do
trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)...
Nhiều nghiên cứu về tác động của TPP đối với các nước tham gia đều cho
thấy một dự báo rằng Việt Nam sẽ là nước được hưởng lợi nhiều nhất về kinh tế
trong số 12 nước tham gia Hiệp định này. TPP là Hiệp định thương mại tự do nhiều
bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối
tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đây là một Hiệp định có những tiêu
chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh
tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy
quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, và bảo vệ môi trường. Việc
Việt Nam là “cường quốc dệt may” duy nhất của Châu Á tham gia TPP có thể
được coi là cơ hội đối với ngành dệt may. Theo nghiên cứu định lượng sử dụng
mơ hình cân bằng tổng thể tính tốn được (CGE) của Peter Petri (2013), nếu Việt
Nam khơng tham gia vào TPP thì đến năm 2025 thì kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt
239 tỉ USD nhưng khi có TPP sẽ tăng thêm 67,9 tỉ USD lên 307 tỉ USD, trong đó
mặt hàng dệt may và da giày sẽ có mức tăng cao nhất là 51,9 tỉ USD (tương ứng

1



tốc độ tăng 45,9%) [33]. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm dệt may cũng được đánh
giá là sẽ tăng thêm 12,9 tỉ USD trong cùng giai đoạn.
Thế nhưng năng lực cạnh tranh ngành dệt may nước ta còn nhiều bất cập hạn
chế như: Năng suất lao động thấp; xuất phát điểm của dệt may thấp, công nghiệp
phụ trợ chưa phát triển; Nguồn vải nhập khẩu (chiếm khoảng 80% tổng nhu cầu),
tạo ra tình trạng “Nút thắt cổ chai” tại cơng đoạn dệt nhuộm sẽ tác động trực tiếp
đến khả năng đáp ứng quy tắc xuất xứ của TPP để được hưởng thuế suất thuế nhập
khẩu ưu đãi (nguyên phụ liệu thì gần 80% là nhập của nước ngồi TPP); tỷ lệ nội
địa hóa chỉ trên 50%, tạo ra sự phát triển mất cân đối và dễ bị tổn thương; giá trị gia
tăng của ngành thấp do công đoạn may phương thức gia công xuất khẩu là chủ yếu
(CMT 65%, phương thức FOB I và FOB II khoảng 25%, ODM 9% và OBM chỉ
1%); Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; liên kết cụm ngành dệt may còn mờ
nhạt; các doanh nghiệp FDI ngày càng bỏ xa khối doanh nghiệp trong nước về năng
lực sản xuất lẫn doanh thu xuất khẩu, thủ tục hành chính, hải quan; Chi phí khơng
chính thức, năng lực quản lý yếu kém, thiếu vốn đầu tư và cơng nghệ…. Bên cạnh
đó ngành dệt may của Việt Nam đang và sẽ đứng trước nguy cơ đối mặt những rào
cản kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại tại một số nước, cũng như sức ép
về thời gian giao hàng ngày càng rút ngắn, chi phí lao động khơng ngừng tăng; ơ
nhiễm mơi trường có liên quan đến dệt may,...Do vậy việc nghiên cứu một cách
tổng thể thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may, phân tích và đánh giá
những lợi thế cạnh tranh của ngành so với các quốc gia có khả năng cạnh tranh,
nhất là các quốc gia thành viên TPP, tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng quyết định
đến việc củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong thời gian tới, từ
đó làm cơ sở cho việc đề ra những định hướng, giải pháp để nâng cao năng lực cạnh
ngành dệt may. Nhận thức được vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Nâng cao
năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương”, làm đề tài cho luận án tiến sỹ của mình
nhằm mục đích giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra là nâng cao năng lực cạnh


2


tranh của ngành dệt may nhằm tận dụng tối đa cơ hội, hạn chế thách thức do TPP
mang lại.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích chung: Mục đích cuối cùng của luận án là đề xuất được các giải
pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may trong bối cảnh
tham gia TPP
- Mục đích cụ thể: Để thực hiện mục đích chung cuối cùng nêu trên luận án
tập trung trả lời 4 câu hỏi nghiên cứu chính là:
Một là, Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may
khi tham gia TPP?
Hai là, Đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may bằng tiêu chí nào?
Ba là, Hiện trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam hiện nay như
thế nào khi tham gia TPP?
Bốn là, Làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi
tham gia TPP ?
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Luận án chủ yếu tập trung vào những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Luận giải những vấn đề lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh ngành,
ngành dệt may. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành, ngành dệt
may. Nghiên cứu kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may của
một số quốc gia. Từ đó rút ra một số bài học có giá trị tham khảo đối với Việt
Nam.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam
trong khi tham gia TPP. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân
và những vấn đề đặt ra đối với năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham gia
TPP.

- Đề xuất một số quan điểm, định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của ngành dệt may
Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án chỉ tập trung phân tích sâu năng lực cạnh tranh
của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP (có so sánh với các quốc gia ngồi
TPP có thị phần dệt may lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Bangladet…). Luận án
cũng đề cập đến các yếu tố thuộc mơi trường bên trong và bên ngồi ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP.
- Phạm vi về không gian: Luận án chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của
ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP
- Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm 2007 trở về
đây, là giai đoạn mà Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, tham gia đàm phán và ký kết
các Hiệp định thương mại tự do. Các chính sách liên quan đến ngành dệt may từ
năm 2010 đến nay
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cách tiếp cận nghiên cứu của luận án: Trong quá trình thực hiện luận án,
tác giả thực hiện cách tiếp cận hệ thống bao gồm tiếp cận các cơ sở lý luận về
cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành để thấy rõ bản chất, ý nghĩa các nội
dung cần phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành. Sau đó, tác
giả tiếp cận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt theo cả hai cách tiếp
cận trực tiếp – nghiên cứu thực tế các biện pháp Ngành dệt may thực hiện nâng
cao năng lực cạnh tranh trong thời gian qua (các nhân tố tác động, cấu thành

năng lực cạnh tranh của ngành dệt may) và tiếp cận gián tiếp – nghiên cứu
thông qua các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội về ngành dệt
may, các đánh giá của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dệt may về năng
lực cạnh tranh của ngành dệt may so với các đối thủ cạnh, kết hợp với phương
pháp phân tích, so sánh, tổng hợp để đề xuất được các giải pháp chủ yếu để
nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh Việt Nam tham gia TPP
đảm bảo tính logic, khả thi và tính khái quát các vấn đề nghiên cứu
4


Phương pháp luận nghiên cứu: Luận án sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử làm nền tảng cơ sở phương pháp luận,
Các phương pháp chủ yếu vận dụng trong thực hiện luận án bao gồm:
1. Phương pháp phân tích - so sánh: Luận án nghiên cứu, phân tích các mơ
hình và các yếu tố thuộc về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành, rút ra các
kết luận khoa học có chọn lọc về mơ hình và các yếu tố đó. Luận án sẽ kế thừa các
cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước đã công bố liên quan đến luận án, đồng
thời thu thập, biên dịch các tài liệu trong và ngồi nước có liên quan cả về lý luận
và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành dệt may
2. Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia và nghiên cứu tình huống: Luận
án sẽ tổng hợp ý kiến, trích dẫn các ý kiến của chuyên gia, nhà lãnh đạo doanh
ngiệp, hiệp hội dệt may …về các vấn đề mà ngành dệt may đang gặp phải, năng lực
cạnh tranh của ngành dệt may, giải pháp để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức khi
tham gia TPP. Bên cạnh đó luận án cũng sẽ sử dụng phương pháp phân tích tình
huống để nghiên cứu: nghiên cứu tình huống của năng lực cạnh tranh của cụm
ngành dệt may trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương lân cận
như Bình Dương, Đồng Nai, cụm ngành dệt may vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ,
là hai vùng chiếm hơn 80% tổng số doanh nghiệp dệt may của ngành.
3. Phương pháp phân tích SWOT: dùng để phân tích Điểm mạnh (Strengths),
Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Rủi ro – Nguy cơ (Threats) của ngành

dệt may Việt Nam từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
4. Phương pháp nghiên cứu sử dụng kết hợp cách tiếp cận phân tích chuỗi
giá trị và đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành: Việc sử dụng phối hợp cách tiếp
cận cụm ngành và chuỗi giá trị sẽ giúp phân tích và nhận diện một cách tồn diện
những lợi thế so sánh và năng lực cạnh tranh của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị,
đồng thời có thể đánh giá được tính liên kết, hỗ trợ của các nhà cung ứng dịch vụ, các
ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ đối với những hoạt động cốt lõi của ngành dệt
may.

5


Thu thập và xử lý số liệu: Số liệu được thu thập từ các số liệu thống kê của
Tổng cục thống kê, Ngân hàng thế giới, Tổng cục thống kê, Tổng cục Hải quan,
Hiệp hội dệt may Việt Nam, Phòng Công nghiệp và thương mại Việt Nam, Hiệp hội
bông sợi, Ngân hàng thế giới, Uncomtrade, WTO, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương, Trung tâm WTO, Nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc
tế, các hội thảo về ngành dệt may và TPP, …..
Quy trình và phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt
Nam được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu tổng quan về các cơng trình liên quan đến năng lực cạnh
tranh ngành, ngành dệt may
Bước 2: Xác định cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh của ngành dệt may.
Bước 3: Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam
trong bối cảnh tham gia TPP.
Bước 4: Quan điểm, định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh tham gia TPP.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, Luận án đưa ra bộ chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành
dệt may. Các cấp độ cạnh tranh của ngành dệt may.

Thứ hai, Vận dụng mơ hình Dunning John vào để đánh giá các nhân tố ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành dệt may khi tham gia TPP.
Thứ ba, Từ các phân tích về năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam,
luận án rút ra những kết quả cụ thể và những điểm yếu cần được khắc phục, đồng
thời luận án cũng phân tích và chỉ rõ các nhân tố ảnh hưởng đến ngành dệt may Việt
Nam khi tham gia TPP để xác định cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may khi tham TPP.
Thứ tư, Luận án đưa ra được quan điểm, định hướng, các giải pháp để nâng
cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam khi tham gia TPP.

6


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
* Ý nghĩa về mặt lý luận:
- Luận án làm rõ khái niệm về ngành, cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh ngành, ngành dệt may. Các quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh
ngành. Luận án đưa ra bộ tiêu chí phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành dệt may.
- Vận dụng mơ hình Dunning John vào để đánh giá sáu nhân tố ảnh hưởng ñến
năng lực cạnh tranh của ngành dệt may: Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong
ngành dệt may; Cầu thị trường viễn thơng; đầu tư nước ngồi; điều kiện yếu tố sản
xuất; Các ngành cơng nghiệp có liên quan và các ngành công nghiệp bổ trợ cho
ngành dệt may; Nhà Nước.
* Ý nghĩa về mặt thực tiễn:
- Luận án đưa ra những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh
ngành dệt may của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc…
- Từ các phân tích về năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam, luận án
rút ra những kết quả nổi bật và những điểm yếu cần được khắc phục của ngành dệt
may Việt Nam
- Luận án phân tích và chỉ ra cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt

Nam, điều này có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
dệt may khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do nói chung, TPP nói riêng.
Luận án đưa ra các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt
Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là một tài liệu tham khảo tin cậy cho các
Hiệp hội ngành dệt may, các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp làm cơ sở
để đưa ra các kế hoạch, chiến lược, chính sách…. phù hợp để tận dung tối đa cơ hội,
khắc phục, hạn chế những thách thức mà các Hiệp định thương mại tự do nói
chung, TPP nói riêng mang lại cho ngành dệt may cũng như các ngành sản xuất
khác của Việt Nam.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục kết cấu

7


của luận án được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về nâng cao năng lực cạnh
tranh của ngành dệt may
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong
bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Chương 4: Quan điểm, định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương.

8


Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
1.1.1. Các lý thuyết chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1.1. Lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh.
Thuật ngữ “cạnh tranh” hoặc “năng lực cạnh tranh” (tiếng Anh thường sử
dụng là competitiveness) thường được bàn luận trong các sách, báo, tạp chí... Thuật
ngữ này được nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau dẫn đến có nhiều quan điểm
khác nhau về cạnh tranh. Từ quan điểm cạnh tranh cổ điển cho đến quan điểm cạnh
tranh hiện đại
Quan điểm cạnh tranh cổ điển: Các quan điểm cạnh tranh cổ điển xuất phát từ
thế kỷ 17, đến cuối thế kỷ 18 mới phát triển mạnh mẽ, gắn liền tên tuổi của một số
nhà kinh tế học như Adam Smith, David Ricardo, Jhon Stuart Mill, Karl Marx.…
Adam Smith chủ trương tự do cạnh tranh, ông cho rằng cạnh tranh có thể phối hợp
các hoạt động kinh tế một cách nhịp nhàng và có lợi cho xã hội. Cạnh tranh kích
thích người lao động rèn luyện và nâng cao kỹ năng [79, tr. 16,18]. Còn Theo Jhon
Stuart Mill, cạnh tranh khơng phải là yếu tố kích thích đưa vào mong muốn, nhưng
cạnh tranh là cần thiết. Ông cho rằng, cá nhân có chủ quyền đối với mình, đối với
thân thể, tư tưởng của mình với điều kiện không làm phương hại đến bất kỳ ai [79,
tr. 18-19]. Theo giáo trình Kinh tế Chính trị học Mác-Lê Nin (2002) [29] thì cạnh
tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuấtkinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất-kinh
doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
Quan điểm cạnh tranh hiện đại: Theo Porter M., Cạnh tranh (kinh tế) là giành
lấy thị phần. Ông đã là đề xuất mơ hình 5 áp lực: sự cạnh tranh giữa các công ty
đang tồn tại; mối đe doạ về việc một đối thủ mới tham gia vào thị trường; nguy cơ
xuất hiện các sản phẩm thay thế; vai trò của các công ty bán lẻ và cuối cùng là các
nhà cung cấp đầy quyền lực. Porter đã đề xuất mơ hình kim cương để đo lường
năng lực cạnh tranh quốc gia dựa vào phân tích các yếu tố: vốn, chiến lược, nhu cầu

9



thị trường, sự phát triển ngành dịch vụ hỗ trợ và 2 yếu tố tác động là chính phủ và
cơ hội [42, tr. 27, 28, 29].Tuy nhiên, quan điểm của Porter M. khơng được một số
tác giả đồng tính, họ cho rằng cạnh tranh là cuộc chiến giành cơ hội trong tương lai
nên khơng thể dùng mơ hình “5 yếu tố” của Michael Porter để phân tích. Quan điểm
cạnh tranh này được xây dựng trên cơ sở của vật lý học của thế kỷ 19 với chủ
trương “kinh tế hài hịa”. Giá cả hàng hóa và các yếu tố sản xuất do cung cầu thị
trường quyết định. Hành vi có tính tốn trên thị trường về phía cầu là người tiêu
dùng tìm cách được thỏa mãn tối đa [79, tr. 35].
Lý thuyết về năng lực cạnh tranh: Có các nghiên cứu của Krugman [128, tr.
10]; Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế; Hội đồng Năng lực cạnh tranh của Mỹ;
Có nhiều tác giả như M. Porter [144], [145], [146], M. Porter và K.Ketels,[44] đã
thảo luận năng lực cạnh tranh, các vấn đề xung quanh năng lực cạnh tranh, quan
điểm về năng lực cạnh tranh…….
1.1.1. 2. Năng lực cạnh tranh ngành
Hiện nay có các quan điểm và góc nhìn khác nhau về năng lực cạnh tranh
ngành: Đối với một ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được những thành
tích bền vững của các doanh nghiệp (của quốc gia) trong ngành so với các đối thủ
nước ngoài, mà không nhờ sự bảo hộ hoặc trợ cấp. Theo Liên Hiệp Quốc, năng lực
cạnh tranh của một ngành có thể được đánh giá thông qua khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoại thương của ngành, cán cân đầu tư nước
ngoài và những thước đo trực tiếp về chi phí và chất lượng ở cấp ngành [165]. Theo
Porter (2008) [27] Ngành là một nhóm các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm
thay thế gần gũi cho nhau. Theo Van Duren (1991) [167] Năng lực cạnh tranh cấp
ngành là năng lực duy trì được lợi nhuận trên thị trường trong nước và quốc tế.
Nhìn chung khi nói tới năng lực cạnh tranh cấp ngành thì các nghiên cứu chủ yếu
nói tới ở phạm vị rộng lớn, ám chỉ tới sự mạnh, yếu của một lĩnh vực, sản phẩm trên
phạm vi quốc gia hoạt động trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong ngành đó
là tập hợp những doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất, cơng nghệ, phương thức sản
xuất giống nhau, tương tự nhau, cung cấp sản phẩm giống nhau, tương tự nhau ra


10


thị trường để cạnh tranh với nhau. Như vậy bản chất của năng lực cạnh tranh của
ngành là năng lực để tạo ra sản phẩm và dịch vụ có sức cạnh tranh trên thị trường
trong nước hoặc quốc tế nhằm tạo ra và duy trì lợi nhuận, hiệu suất cao trên thị
trường trong nước và quốc tế.
1.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh
hưởng nói chung
Về các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh ngành thì có các nghiên cứu như:
Nghiên cứu của Sajee B. Sirikrai & Jonh C.S Tang (2006) đã đưa ra chỉ tiêu đánh
giá năng lực cạnh tranh ngành cơng nghiệp gồm hai nhóm chỉ tiêu là chỉ tiêu tài
chính như là đầu tư, tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, các nghiên cứu đặc biệt nhấn
mạnh các chỉ tiêu phi tài chính để phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành như: thị
phần thị trường (Anderson & Soha, 1999 [102]; Lau, 2002 [130]), doanh số bán
hàng, tốc độ tăng trưởng doanh số bán hàng (Anderson &Sohal, 1999; Li, 2000
[131]), và năng suất lao động (Noble, 1997 [141]; Ross, 2002 [158])…….Nghiên
cứu Michael E.Porter trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” [42], ơng đã
đưa ra mơ hình kim cương đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh và sự thịnh vượng của một quốc gia: Điều kiện cầu; Vai trị chính phủ; Sự
ngẫu nhiên; Điều kiện yếu tố sản xuất; Các ngành công nghiệp có liên quan và các
ngành cơng nghiệp hỗ trợ; Chiến lược, cấu trúc và cạnh tranh trong nước của Công
ty. Dunning John (1993) [110]. Tác giả đã mở rộng mô hình kim cương của Porter
trong điều kiện tồn cầu hóa và hội nhập của kinh tế thế giới. Dunning đã cho rằng
mơ hình kim cương cũ khơng cịn chính xác trong khi đánh giá năng lực cạnh tranh
của quốc gia/ngành trong bối cảnh trao đổi thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế.
Vì vậy Dunning đã đưa thêm nhân tố đầu tư nước ngồi vào mơ hình để đánh giá
các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia/ngành trong bối cảnh
mới. J. Fagerberg, D.C.Mowery and R.R. Nelson [126], nghiên cứu năng lực cạnh
tranh dưới ba cấp độ là cấp quốc gia, cấp ngành, cấp địa phương và doanh nghiệp

và ảnh hưởng của đổi mới công nghệ tới các cấp độ năng lực cạnh tranh.

11


1.1.3. Các nghiên cứu về ngành dệt may, nâng cao năng lực ngành dệt may
Ngành dệt may là ngành có truyền thống lâu đời trên tồn cầu. Đã có những
nghiên cứu khác nhau về dệt may của các quốc gia trên thể giới. Đặc biệt là các
quốc gia có thế mạnh về dệt may như Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Nam Á,
ASEAN.... Đáng giá về ngành dệt may các nước có các nghiên cứu như: ngành
cơng nghiệp dệt may Indonexia (2007) của tác giả Wu Chongbo [169]; Zhiming
Zhang, Chester and Ning Cao(2004) [173]; Bài viết của tác giả Mohammed Ziaul
Haider (2007) về cạnh tranh của ngành công nghiệp may Bangladesh ở các thị
trường lớn [135]; Balasubramanyam(2005): Bài viết đã so sánh về sự xuất khẩu
của ngành công nghiệp dệt và may mặc tại Ấn Độ và Trung Quốc bằng các lợi thế
so sánh và chỉ số tương đồng Kreinin-Finger [168]; tác giả Michaela D. Platzer:
Sản xuất dệt của Hoa Kỳ và Hiệp định TPP(2013), bài viết đã đưa ra các nhận định
về sự phát triển của ngành dệt Mỹ khi tham gia TPP [134]; M.Zakir Hossain(2010):
Báo cáo về ngành công nghiệp dệt may Việt Nam [132], tác giả đã đưa ra đánh giá
tổng quan về ngành dệt may Việt Nam, nhận định các vấn đề của ngành dệt may
Việt Nam; Vanzetti, David and Pham Lan Huong (2014), "Quy tắc xuất xứ , tiêu
chuẩn lao động , và TPP", nghiên cứu đã đánh giá tác động của TPP đến ngành dệt
may, ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ đến ngành dệt may, tiêu chuẩn về lao động
trong TPP sẽ ảnh hưởng nhưng thế nào đến lao động Việt Nam bằng phương pháp
nghiên cứu định lượng[89] ; Fukunishi và Yamagata (2014): " Ngành cơng nghiệp
may ở các nước có thu nhập thấp: Một con đường đi lên cơng nghiệp hóa", nghiên
cứu đã chỉ rõ vai trò của ngành dệt may đối với các nước kém phát triển, xu thế dịch
chuyển của ngành dệt may từ nơi có chi phí cao đến nơi có chi phí thấp [120];
Ingvild Bakken (2014): "Nâng cấp trong chuỗi giá trị tồn may mặc: Một phân tích
về cạnh tranh của các quốc gia đang phát triển Châu Á với Trung Quốc trong xuất

khẩu hàng may mặc", Nghiên cứu đã tập trung phân tích chuỗi giá trị dệt may của
Trung Quốc so với các quốc gia đang phát triển của chau Á, nhận định những vấn
đề của dệt may Trung Quốc [123]; Scott H. Murray &Tai H. Pham (2014): Hiệp
định đối tác xuyên Thái Bình Dương: Một cơ hội cho Việt Nam để giảm sự phụ

12


thuộc kinh tế của Trung Quốc", tác giả đã phân tích những cơ hội mà TPP mang lại
cho Việt Nam, phân tích những lợi thế của một số ngành khi Việt Nam tham gia
TPP, tác giả cũng nhận định đây là cơ hội để Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào kinh
tế Trung Quốc [162]; Viện Peterson về kinh tế quốc tế (2016):"Đánh giá Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương - Tập 1: Tiếp cận thị trường và các vấn đề liên
ngành"; Nghiên cứu này đã phân tích những tác động của TPP đến nền kinh tế của
các thành viên, tác động đến một số ngành cụ thể của các quốc gia [148]; Ngồi ra
cịn có các nghiên cứu của Petri, Peter A., Michael Plummer, and Fan Zai (2012):
"Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương : Đánh giá định lượng" [149]; Nguyen
Tien Dung (2015): "Hội nhập của Việt Nam với các nền kinh tế khu vực và một số
gợi ý cho RCEP [114]; … Những nghiên cứu này đã đi phân tích chuỗi giá trị ngành
dệt may của các quốc gia, toàn cầu, tác động và ảnh hưởng của các hiệp định
thương mại tự do đến nền kinh tế của một số quốc gia thành viên, đến ngành dệt
may, mơi trường kinh doanh ảnh hưởng đến ngành….
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành.
Lý luận về cạnh tranh thì có nghiên cứu của Tôn Thất Nguyễn Thiêm, [76, tr.
117, 296, 297]; hay năng lực cạnh tranh của Bạch Thụ Cường [9]…. Còn các
nghiên cứu về năng lực cạnh tranh về các ngành cụ thể thì có nghiên cứu Nguyễn
Mạnh Hùng (2013): “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt
Nam”[22]; Bùi Đức Tuân (2010): “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế
biến thủy sản Việt Nam [81]; Vương Quốc Thắng (2015): "Năng lực cạnh tranh

của ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế" [100] ; Ninh Đức
Hùng (2013): "Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành trái cây Việt Nam" [23]
….. Các nghiên cứu đã vận dụng cơ sở lý thuyết, phương pháp tính các chỉ tiêu để
đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh về của ngành giấy, ngành viễn thông, ngành
trái cây, ngành thủy sản, ngành cao su Việt Nam. Vận dụng mơ hình viên kim cương
của Michael E.Porter và Dunning John …để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của ngành. Các nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp chủ yếu

13


nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành trong các điều kiện khác nhau,
tùy vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của từng ngành..
1.2.2. Các nghiên cứu về ngành dệt may và cạnh tranh dệt may
Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong
quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế. Chính vì vậy đã có các nghiên cứu
về ngành dệt may, doanh nghiệp dệt may, xuất khẩu dệt may…
- Nghiên cứu về ngành dệt may, sản phẩm dệt may có: Cuốn sách (2014)
"Chuỗi giá trị sản phẩm điện tử và may mặc trên địa bàn thành phố Hà Nội" do
Nguyễn Đình Dương biên soạn: Nội dung cơ bản của cuốn sách phân tích một số
vấn đề lý luận cơ bản về chuỗi giá trị; kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và nâng cấp
chuỗi giá trị điện tử và may mặc [14]; Thân Danh Phúc (2004):“Nâng cao sức cạnh
tranh sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế”. Tác giả
đã tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh nội lực của ngành dệt may Việt Nam,
so sánh với một số đối thủ tiêu biểu giúp nhìn nhận rõ hơn về những mặt mạnh và
mặt yếu của sản phẩm dệt may Việt Nam. Từ đó đưa ra những biện pháp nhằm nâng
cao hơn nữa khả năng cạnh tranh của ngành trong tiến trình hội nhập [53]. Ngân
hàng Thế giới và Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế: Nghiên
cứu tập 2 (2013) “Tạo thuận lợi thương mại, Tạo giá trị, và Năng lực cạnh tranh Gợi ý Chính sách cho Tăng trưởng Kinh tế của Việt Nam”. Trong đó khi nghiên cứu
về ngành may thì báo cáo đã đề cập đến các vấn đề như: Sản xuất và thương mại,

cấu trúc ngành dệt may, vận chuyển. Đồng thời dự báo xuất khẩu hàng dệt may,
nhập khẩu nguyên liệu thô, đầu vào cho ngành công nghiệp dệt may, thị trường xuất
khẩu, dự báo hệ thống giao thông [51]. VCCI( 2011): Báo cáo điều tra cộng đồng
doanh nghiệp về các vấn đề hội nhập - ngành dệt may, Báo cáo đã chỉ rõ Việt Nam
đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) hơn 4 năm, đã cùng với ASEAN ký
kết 06 Hiệp định thương mại tự do với các nước khác[88]. Nguyễn Anh Dương,
Đặng Phương Dung: Việt Nam tham gia WTO và các hiệp định thương mại tự
do(FTA): Hàm ý đối với xuất khẩu hàng dệt may, bài viết đã tóm tắt các cam kết
thương mại của Việt Nam trong ngành dệt may trong khung khổ WTO; đánh giá lại

14


diễn biến và triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam, có tính đến khả
năng tiếp cận các thị trường xuất khẩu chính được thể hiện qua các hiệp định
thương mại; cuối cùng nêu lên những vấn đề và thách thức đối với xuất khẩu hàng
dệt may, nhìn từ góc độ các hiệp định thương mại và rút ra một số kết luận chính, và
đưa ra những khuyến nghị đối với Chính phủ, Hiệp hội Dệt May và các doanh
nghiệp trong ngành dệt may [13]; Đinh Trường Hinh (2013),“ Phát triển công
nghiệp nhẹ tại Việt Nam: tạo việc làm và thịnh vượng trong một nền kinh tế thu
nhập trung bình", cuốn sách dựa trên các phân tích về chuỗi giá trị trong năm ngành
công nghiệp trọng điểm của nền công nghiệp nhẹ Việt Nam bao gồm: kinh doanh
nông nghiệp, đồ da, chế biến gỗ và đồ gỗ, kim khí và dệt may. Qua đó, đưa ra các
đề xuất, biện pháp chính sách cụ thể nhằm tạo ra thêm việc làm thông qua giải
quyết các bất cập riêng của ngành, đồng thời đưa ra các khuyến nghị thiết thực giúp
các nhà hoạch định chính sách nhận dạng, xác định ưu tiên và giải quyết những bất
cập nhất trong các ngành công nghiệp nhẹ này nhằm tạo lợi thế, phát huy vai trò
trong sự phát triển kinh tế của đất nước một cách bền vững [27]; Bộ KHĐT đề án
“Xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực cơng nghiệp hỗ trợ”, đề án đưa ra
cái nhìn chung nhất cũng như quan điểm cụ thể ở Việt Nam về cơng nghiệp hỗ trợ.

Từ đó chỉ ra đặc điểm, vai trò và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của công
nghiệp hỗ trợ, đề xuất một số giải pháp để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ [8].
- Nghiên cứu về cạnh tranh ngành dệt may, doanh nghiệp dệt may có: Cuốn
sách “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc,
thuỷ sản và điện tử ở Việt Nam” nhóm tác của Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế
Trung ương biên soạn, đã cung cấp rất nhiều thơng tin hữu ích về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp xuất khẩu trong ba ngành may mặc, thuỷ sản và điện tử ở
Việt Nam từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp xuất khẩu 3 ngành [90]; Bài viết của các tác giả Trương Hồng Trình,
Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm (2010), Dựa trên mơ hình OEM của các
nước Đơng Á và các đặc tính của ngành dệt may Việt Nam, bài viết phân tích và xác
định chiến lược nâng cấp ngành là sự dịch chuyển từ sản xuất gia công sang mô

15


hình sản xuất tích hợp OEM và OBM [77]. Tuy nhiên ở đây các tác giả mới đề cập
ở chuỗi dệt may, cách tiếp cận chuỗi dệt may của Việt Nam trong chuỗi giá trị tồn
cầu. Mà chưa có cái nhìn thực trạng về chuỗi giá trị của ngành dệt may Việt Nam;
Nguyễn Hoàng (2009): "Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị
trường các nước EU của doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay": Nghiên cứu đã lượng hóa năng lực cạnh tranh xuất khẩu vào thị trường EU
của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và phân tích năng lực cạnh tranh của một
số khâu trong chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng dệt may. Tác giả đã 3 nhóm giải
pháp đối với các doanh nghiệp, bốn kiến nghị đối với nhà nước nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh bền vững xuất khẩu dệt may vào thị trường EU [20]. Tuy nhiên
các vấn đề mà tác giả đưa ra ở đây cho các doanh nghiệp Việt Nam ở một thị trường
cụ thể là EU mà chưa đánh giá được các thị trường khác; Lê Anh Tuấn(2013), "Lợi
thế so sánh của ngành dệt may Việt nam", nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố quyết
định đến lợi thế so sánh của ngành dệt may Việt Nam và làm thế nào để tăng sức

cạnh tranh của sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường Quốc tế. Ở nghiên cứu
này tác giả mới chỉ quan tâm đến các chính sách làm ảnh hưởng đến lợi thế so sánh
của ngành dệt may mà chưa đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của ngành dệt may [72]; Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế
Quốc tế: "Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế ngành Dệt may – Thời trang
theo địa phương" là kết quả nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập được trong giai
đoạn từ 2007 - 2011 từ các đơn vị quản lý của địa phương, các kết quả khảo sát
mà nhóm nghiên cứu đã thực hiện trong năm 2013 đối với đối tượng là người dân,
doanh nghiệp. Báo cáo đã đề xuất lộ trình và tái cấu trúc ngành Dệt may- Thời
trang Việt Nam [91]; Viện Chính sách Cơng/Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế
Trung ương (2013) Báo cáo: "Khảo sát đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm
ngành dệt may trên địa bàn TP và một số địa phương lân cận”, Báo cáo đã nhận
định ngành dệt may Việt Nam của Vùng đã và đang tồn tại nhiều điểm yếu có tính
cố hữu như phát triển chủ yếu theo chiều rộng, giá trị gia tăng và hàm lượng công
nghệ thấp, liên kết dọc trong chuỗi giá trị dệt may còn yếu, phụ thuộc quá nhiều vào

16


×