Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

(Luận văn thạc sĩ) điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHẠM MINH HÒA

ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã ngành: 08 34 02 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LOAN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019


i

TÓM TẮT
Trong thành phần nguồn vốn của Ngân hàng thƣơng mại, vốn huy động giữ
vai trò rất quan trọng; việc điều hành vốn nội bộ của Hội sở chính thơng qua trung
tâm vốn để kịp thời đáp ứng các nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tƣ của các
Chi nhánh là yêu cầu cấp bách hiện nay. BIDV là ngân hàng tiên phong trong việc
chuyển đổi sang hoạt động điều chuyển vốn mới từ năm 2007; Hội sở chính BIDV
và các Chi nhánh đã nhận thức việc chuyển đổi là phù hợp với xu thế phát triển của
hoạt động ngân hàng và trình độ cơng nghệ thơng tin tiến tiến và hiện đại trên thế


giới.
Sau 12 năm chuyển đổi mơ hình quản lý vốn, BIDV đã vận dụng tƣơng đối
linh hoạt, phát huy đƣợc những ƣu điểm của hoạt động điều chuyển vốn nội bộ.
Hàng năm, Hội sở chính ln có những văn bản đánh giá cũng nhƣ những nghiên
cứu để hoàn thiện thêm cơ chế về lãi suất, phƣơng pháp định giá chuyển vốn,
chƣơng trình báo cáo, chiết xuất dữ liệu. Đến thời điểm tháng 3/2019; sau 3 lần thay
đổi; BIDV đã hoàn thiện hệ thống chƣơng trình báo cáo, xác định giá điều chuyển
vốn nội bộ, áp giá chuyển vốn cho mỗi giao dịch theo phƣơng pháp luận chuẩn theo
thông lệ quốc tế.
Từ cơ sở lý luận về điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại, bài
nghiên cứu sẽ phân tích, đánh giá đƣợc những thành tựu và hạn chế trong hoạt động
kinh doanh tại BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai với hoạt động điều chuyển vốn nội
bộ. Qua đó, đề xuất những ý kiến đóng góp có tính tham khảo trong thực tế để vận
dụng hiệu quả điều chuyển vốn nội bộ giữa BIDV Hội sở chính với các Chi nhánh
nói riêng và hệ thống NHTM tại Việt Nam nói chung.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng Đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết
quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã đƣợc công bố
trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc
dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2019
Tác giả

Phạm Minh Hòa



iii

LỜI CÁM ƠN
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến Ban Lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên
Khoa sau đại học Trƣờng Đại Học Ngân Hàng Tp.HCM đã tạo mọi điều kiện cho
tơi trong q trình hồn thành chƣơng trình đào tạo thạc sĩ. Đặc biệt, Quý Thầy Cơ
trong q trình giảng dạy đã truyền đạt cho tơi những kiến thức và kinh nghiệm giá
trị làm nền tảng cho tôi thực hiện luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Loan vì
những hƣớng dẫn và ý kiến quý báu cũng nhƣ sự tận tình giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè đồng nghiệp và quý Cơ
quan công tác đã giúp đỡ, động viên, hợp tác và hỗ trợ tôi hồn thành luận văn tốt
nghiệp.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2019
Tác giả

Phạm Minh Hòa


iv

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT ................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii

DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xii
GIỚI THIỆU
1. Sự cần thiết và lý do thực hiện đề tài ...................................................................... 1
2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ......................................................................... 2
2.1. Các nghiên cứu trƣớc về đề tài ............................................................................. 2
2.2. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................................... 4
3. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 6
6. Đóng góp của đề tài ................................................................................................ 7
7. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI
BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ................................................................. 8
1.1. Khái niệm hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại .......... 8
1.1.1. Khái niệm điều chuyển vốn nội bộ ................................................................... 8


v

1.1.2. Giá điều chuyển vốn nội bộ và Trung tâm vốn ................................................. 8
1.1.3. Sự cần thiết điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại ...................... 9
1.2. Nội dung điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại ........................... 10
1.2.1. Nguyên tắc thực hiện điều chuyển vốn nội bộ ................................................ 12
1.2.2. Định giá chuyển vốn nội bộ ............................................................................ 12
1.2.3. Vai trò của định giá chuyển vốn nội bộ .......................................................... 12
1.2.4. Nội dung định giá chuyển vốn nội bộ ............................................................. 13
1.3. Ƣu và nhƣợc điểm của điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại ...... 17
1.3.1. Ƣu điểm .......................................................................................................... 17
1.3.2. Nhƣợc điểm .................................................................................................... 18

1.4. Tiêu chí đánh giá về hiệu quả điều chuyển vốn nội bộ tại ngân hàng .............. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI BỘ
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM-CHI NHÁNH NAM GIA LAI .......................................................... 23
2.1. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng
TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nam Gia Lai ........................... 23
2.1.1 Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Nam Gia Lai .............................................................................................................. 23
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh tại BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai giai đoạn
2016-2018.................................................................................................................. 28
2.2. Tình hình hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV – Chi nhánh Nam Gia
Lai.............................................................................................................................. 32
2.2.1. Quy trình hoạt động điều chuyển vốn tại BIDV ............................................ 32
2.2.2. Trách nhiệm thực hiện giữa Hội sở chính và các Chi nhánh .......................... 33
2.2.3. Định giá cho các giao dịch điều chuyển vốn ................................................. 34


vi

2.2.4. Các giao dịch cụ thể về hoạt động điều chuyển vốn ..................................... 38
2.2.5. Kết quả hoạt động điều chuyển vốn của BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai..... 43
2.2.6. Hệ thống báo cáo định giá điều chuyển vốn nội bộ ........................................ 45
2.3. Khảo sát về tính ứng dụng hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại Chi nhánh
Nam Gia Lai và Hội sở chính.................................................................................... 50
2.3.1. Mơ tả q trình thu thập thơng tin thực tế....................................................... 50
2.4.2. Phân tích phƣơng án trả lời của đối tƣợng đƣợc khảo sát ............................... 51
2.4. Đánh giá hoạt động cơ chế điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV- Chi nhánh Nam
Gia Lai ...................................................................................................................... 54
2.3.1. Thành tựu về áp dụng điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV- Chi nhánh Nam Gia

Lai.............................................................................................................................. 54
2.3.2. Những mặt hạn chế ......................................................................................... 60
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VẬN DỤNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU
CHUYỂN VỐN NỘI BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH NAM GIA LAI ................. 65
3.1. Định hƣớng phát triển của BIDV- Chi nhánh Nam Gia Lai trong thời gian tới
................................................................................................................................... 65
3.2. Giải pháp vận dụng hiệu quả hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV – Chi
nhánh Nam Gia Lai ................................................................................................... 66
3.2.1. Chi nhánh cần áp dụng giá mua – bán vốn FTP linh hoạt cho từng nhóm đối
tƣợng khách hàng, đảm bảo chi nhánh vừa hoạt động có hiệu quả song vẫn đảm bảo
tính cạnh tranh ........................................................................................................... 66
3.2.2. Tập trung phát triển cơng tác huy động vốn để tăng nguồn vốn, đảm bảo tính
thanh khoản cho Chi nhánh ....................................................................................... 66


vii

3.2.3. Phân giao chỉ tiêu cụ thể cho từng Phòng ban, từng cán bộ nghiệp vụ để đánh
giá tổng quát đƣợc mức độ đóng góp lợi nhuận cho Chi nhánh .............................. 67
3.3.4. Sử dụng thƣờng xuyên và có hiệu quả chƣơng trình định giá chuyển vốn, hệ
thống báo cáo FTP .................................................................................................... 69
3.2.5. Chuyển dịch cơ cấu nền khách hàng sang hƣớng khách hàng bán lẻ ............ 69
3.2.6. Đào tạo cán bộ nhân viên tại Chi nhánh để có kiến thức chuyên môn về cơ
chế FTP và các mảng nghiệp vụ ............................................................................... 69
3.3. Một số kiến nghị với Hội sở chính nhằm nâng cao tính vận dụng của cơ chế
điều chuyển vốn nội bộ ............................................................................................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 72

PHỤ LỤC .................................................................................................................. 74


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ALCO: Hội đồng quản lý tài sản Nợ - Có (Asset/Liability Management
Conmittee)
Agribank Đơng Gia Lai: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
nam – Chi nhánh Đông Gia Lai.
Agribank Gia Lai: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam –
Chi nhánh Gia Lai.
BIDV: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai.
BIDV Gia Lai: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Gia Lai.
FTP: Funds Transfer Pricing
NHTM: Ngân hàng thƣơng mại
HSC: Hội sở chính
KH SME: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and medium
Enrterprise)
KHDN : Khách hàng doanh nghiệp
KKK: Không kỳ hạn
KBNN: Kho bạc nhà nƣớc
NIM: Hệ số thu nhập lãi ròng cận biên (Net Interest Margin)
PGD: Phòng giao dịch
Vietcombank: Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam
Vietinbank: Ngân hàng TMCP Công thƣơng Việt Nam



ix

SCB: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Sacombank: Ngân hàng TMCP Sài gịn thƣơng tín
SHB: Ngân hàng TMCP Sài Gịn-Hà Nội
TCTD: Tổ chức tín dụng
TMCP: Thƣơng mại cổ phần
TSC: Tài sản có
TSN: Tài sản nợ
ROE: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ( Return on Equity)
ROA:Tỷ số lợi nhuận trên tài sản ( Return on Assets)
RTH: Rút trƣớc hạn
WTO: Tổ chức thƣơng mại thế giới


x

DANH MỤC BẢNG
Danh sách các bảng

STT
1

2

3

4


5

Bảng 1.1: Bảng so sánh sự khác biệt giữa cơ chế quản lý
vốn phân tán và cơ chế điều chuyển vốn nội bộ
Bảng 2.1. Số liệu dƣ nợ tín dụng tại BIDV – Chi nhánh
Nam Gia Lai
Bảng 2.2. Số liệu huy động vốn tại BIDV – Chi nhánh
Nam Gia Lai
Bảng 2.3: Lãi suất huy động vốn tại Chi nhánh Nam Gia
Lai ( áp dụng từ ngày 01/8/2019)
Bảng 2.4: Bảng giá mua bán vốn FTP (Áp dụng từ ngày
01/8/2019 – thay đổi lần 5/2019)

Số trang
19

28

30

39

40

6

Bảng 2.5: Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại Chi nhánh

41


7

Bảng 2.6: Áp giá FTP trên phân hệ tiền gửi có kỳ hạn

42

Bảng 2.7: Báo cáo chi tiết kết quả thu nhập, chi phí FTP
8

hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Nam Gia Lai, thời

43

điểm 31/12/2018
9

Bảng 2.8: Bảng trả lời câu hỏi 4- Phiếu khảo sát

51

10

Bảng 2.9: Bảng trả lời câu hỏi 8- Phiếu khảo sát

52

11

Bảng 2.10: Bảng chi tiết thị phần huy động vốn trên địa


56

bàn Gia Lai đến 31/12/2018


xi

12

Bảng 2.11: So sánh lãi suất huy động vốn khách hàng cá

58

nhân giữa các Ngân hàng TMCP trên địa bàn
Bảng 2.12: Tình hình tín dụng theo khối khách hàng tại
13

BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai (thời điểm 31/12/2018)

14

Bảng 3.1. Gợi ý mức đề xuất FTP lũy tiến

62

71


xii


DANH MỤC HÌNH
STT

Danh sách các bảng

Số trang

1

Hình 1.1: Quy trình hoạt động của cơ chế điều chuyển
vốn của Ngân hàng

10

2

Hình 1.2. Minh họa hoạt động mua- bán vốn

11

3

Hình 1.3: Hội sở chính thực hiện điều hịa vốn giữa các
Chi nhánh thơng qua hoạt động mua-bán vốn

14

5

Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống tổ chức BIDV – Chi nhánh

Nam Gia Lai

25

6

Hình 2.2. Biểu tƣợng chƣơng trình xác định giá FTP

46

7

Hình 2.3. Trang tin nhanh của Ban thơng tin và hỗ trợ
ALCO

46

8

Hình 2.4: Biểu đồ tăng trƣởng Huy động vốn BIDV- Chi
nhánh Nam Gia Lai ( giai đoạn 2016-2018)

55

9

Hình 2.5. Biểu đồ tăng trƣởng tín dụng tại BIDV- Chi
nhánh Nam Gia Lai ( giai đoạn 2016-2018)

59



1

GIỚI THIỆU
1. Sự cần thiết và lý do thực hiện đề tài
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công tác điều hành vốn nội bộ luôn được Ban
Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đặc biệt quan
tâm hàng đầu. Giai đoạn trước năm 2007, với việc áp dụng quản lý vốn phân tán,
bên cạnh những kết quả đạt được thì đã bộc lộ những hạn chế nhất định, khơng cịn
phù hợp với xu thế phát triển của hoạt động ngân hàng hiện đại. Cùng với sự mở
cửa của thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam dẫn đến cạnh tranh gay gắt về vốn
và lợi nhuận, áp lực lớn về mục tiêu tăng trưởng, hiệu quả hoạt động và hội nhập thị
trường tài chính quốc tế đã đặt ra yêu cầu cho BIDV cần phải tính tốn chính xác về
giá thành tất cả các dòng tiền đi và đến ngân hàng.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng
hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời chuẩn bị
từng bước cho kế hoạch hình thành tập đồn tài chính quy mơ lớn trong tương lai,
một trong những vấn đề trọng tâm của BIDV là công tác điều hành vốn nội bộ trong
ngân hàng trở thành vấn đề cấp thiết. Nhận thức được vấn đề này, BIDV thấy rằng
cần phải áp dụng phương pháp quản lý vốn theo thông lệ quốc tế nhằm một mặt tạo
động lực thúc đẩy các chi nhánh tăng trưởng hoạt động kinh doanh một cách an
toàn, hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro.
Ngày 13/01/2007, BIDV đã chính thức triển khai hoạt động điều chuyển vốn
nội bộ (FTP) trong toàn hệ thống. Đây là sự chuyển đổi quan trọng mang tính chiến
lược, chuyển từ hoạt động vay - gửi sang hoạt động mua - bán vốn. Qua đó áp dụng
một giá điều chuyển vốn nội bộ thống nhất cho tất cả các chi nhánh trong hệ thống,
làm cơ sở xác định thu nhập và chi phí chính xác cho từng chi nhánh và quan trọng
là quản lý được các rủi ro trong công tác quản lý vốn như rủi ro lãi suất, rủi ro thanh
khoản.

Kể từ khi chính thức áp dụng cho đến nay, trước những diễn biến của thị
trường, điều chuyển vốn nội bộ đã phát huy được những ưu điểm đồng thời cũng có


2

những hạn chế cần phải khắc phục. Để đánh giá được thực trạng hoạt động điều
chuyển vốn nội bộ và mục tiêu góp phần giúp đơn vị vận dụng hiệu quả hoạt động
điều chuyển vốn trong kinh doanh nên tôi đã chọn đề tài “Điều chuyển vốn nội bộ
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh
Nam Gia Lai” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
2.1. Các nghiên cứu trƣớc về đề tài
Gamman and Marzavan (2009) trong “Performance Measurement In Banking:
Funds Transfer Pricing (FTP)” phân tích 4 phương pháp điều chuyển vốn nội bộ:
phương pháp một hồ chứa, phương pháp nhiều hồ chứa, phương pháp khớp kỳ hạn
và phương pháp lịch sử .. Trong bài nghiên cứu này, 3 phương pháp đầu dựa trên cơ
sở nguồn dữ liệu được sử dụng và cách sử dụng dữ liệu cho điều chuyển vốn nội
bộ, phương pháp thứ 4 thực chất là phương pháp nhiều hồ chứa nhưng sử dụng lãi
suất lịch sử làm công cụ trong điều chuyển vốn nội bộ. Bài nghiên cứu đã tổng quát
được 4 phương pháp điều chuyển vốn, nhưng nguồn dữ liệu sử dụng vẫn là dữ liệu
sơ cấp, chưa có tính thực tiễn áp dụng cho các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Bài nghiên cứu chỉ mang tính chất tham khảo một số nội dung chính về điều chuyển
vốn nội bộ.
Chris Nichols (2018) với bài viết “Here is a simple fund transer pricing
method for banks”; đã trình bày về hệ thống điều chuyển vốn trong ngân hàng với
góc độ kế toán và quản lý rủi ro tại đơn vị kinh doanh. Tác giả cũng trình bày được
cách hoạt động điều chuyển vốn nội bộ và đưa ra những đóng góp để hồn thiện
hoạt động điều chuyển vốn ví dụ như đơn vị kinh doanh nên có một khn khổ điều
chuyển vốn nhất quán và minh bạch để xác định và phân bổ chi phí và lợi ích điều

chuyển vốn một cách kịp thời và ở mức đủ chi tiết, tương xứng với quy mô, độ
phức tạp, hoạt động kinh doanh và tổng thể rủi ro của đơn vị. Bài nghiên cứu đã sử
dụng các phương pháp mô tả, tổng hợp, đưa dẫn chứng về số liệu minh họa về lợi
ích kinh tế của khoản vay khi áp dụng hoạt động điều chuyển vốn. Tuy có những


3

cách tính cụ thể về lợi nhuận cho mỗi khoản cấp tín dụng nhưng bài viết chỉ mang
tính chất tham khảo, chưa áp dụng được tại các NHTM do nhiều yếu tố tác động.
Nhất Thanh (2012) với bài báo với tiêu đề “FTP-giá đỡ rủi ro kỳ hạn” đăng
trên trang Thời báo ngân hàng tháng 8/2012, tác giả cho rằng cơ chế quản lý vốn tập
trung thông qua hệ thống định giá vốn điều chuyển nội bộ được xem là rất hiệu quả.
Một hệ thống điều chuyển vốn được xây dựng tốt sẽ giúp ngân hàng xác định được,
định giá được và quản lý rủi ro lãi suất, đưa ra những động lực phù hợp cho các đơn
vị kinh doanh, đồng thời nhận diện được tác động của chuyển giao rủi ro lãi suất
trong bộ phận cân đối nguồn vốn. Tác giả cũng đưa ra được những nhận xét, dẫn
chứng của TS. Nguyễn Thị Kim Thanh cho rằng ngân hàng phải xây dựng được các
nguyên tắc cơ bản dựa trên các đặc trưng của hệ thống như: tất cả các mục trong
bảng cân đối kế toán đều phải được định giá vốn điều chuyển. Có nghĩa là, tồn bộ
tài sản có (TSC) sẽ phải trả chi phí điều chuyển vốn và tồn bộ tài sản nợ (TSN) và
vốn tự có sẽ nhận được thu nhập từ điều chuyển vốn. Bài viết chỉ dừng lại ở một bài
báo đăng tạp chí nên cơ sở lý luận hay thực tiễn vẫn chưa được phân tích rõ, chỉ
mới đưa ra được những nhận định hay nhận xét của các nhà nghiên cứu về hệ thống
điều chuyển vốn nội bộ.
Nguyễn Doãn Mẫn (2016) trên trang thesharingbankers.wordpress.com có
đăng bài “Cơ chế FTP tại ngân hàng” tác giả đã minh họa cho người đọc ví dụ cụ
thể về cơ chế hoạt động mua bán vốn phân tán cũ, về hiệu quả hoạt động kinh
doanh mang lại cho các đơn vị kinh doanh khi hoạt động điều chuyển vốn nội bộ.
Từ đó nêu lên được sự cần thiết của hoạt động điều chuyển vốn nội bộ cần được

đưa vào vận hành trong hệ thống ngân hàng hiện nay. Trong khn khổ bài viết, tác
giả Nguyễn Dỗn Mẫn chỉ tập trung khái quát cơ chế vận hành mà khơng đi sâu vào
phần kỹ thuật tính tốn cụ thể.
Đồn Thị Hải Yến (2009) với đề tài “Kiểm soát vốn theo cơ chế quản lý vốn
tập trung tại BIDV Việt Nam – Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa Thành phố Hồ Chí
Minh” đăng trên Tạp chí khoa học và đào tạo Trường Đại học Lạc Hồng. Bài viết
nêu được nguyên tắc thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung, phân tích dựa trên trên


4

kế hoạch kinh doanh cụ thể của BIDV- Chi nhánh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Tác giả
cũng đã đưa ra được ưu điểm và nhược điểm của hoạt động điều chuyển vốn nội bộ
và đề ra những giải pháp để hoàn thiện và tăng tính cạnh tranh của chi nhánh trên
địa bàn. Bài viết dùng phương pháp thống kê và phân tích số liệu khá rõ về tình
hình kinh doanh tại Chi nhánh gắn liền với cơ chế hoạt động điều chuyển vốn nội
bộ nên bài viết có nhiều phần ưu điểm dùng để tham khảo.
Nguyễn Anh Tuấn (2009) có đăng bài “Công cụ định giá vốn điều chuyển
trong quản lý tài sản có/tài sản nợ ngân hàng và phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh” trên trang Tạp chí ngân hàng số 24 năm 2009. Bài viết đã tổng hợp, phân
tích được tổng quan về định giá vốn điều chuyển, các nguyên tắc chung của một hệ
thống điều chuyển vốn nội bộ và ứng dụng trong quản lý tài sản có/tài sản nợ trong
NHTM. Tác giả cịn đưa ra được cụ thể những hạn chế của các NHTM hiện nay
trong quản lý tài sản có/tài sản nợ và điều chuyển vốn nội bộ. Bài viết minh họa
được ví dụ giả định giữa mơ hình kinh doanh khơng có hoạt động điều chuyển vốn
và mơ hình có điều chuyển vốn giữa 2 bộ phận khách hàng cá nhân và khách hàng
doanh nghiệp, phân tích được lợi nhuận thực tế của 2 bộ phận kinh doanh để đưa
nhận xét cần tập trung nguồn lực cho bộ phận nào nhiều hơn.
2.2.


Khoảng trống nghiên cứu
Trong những bài nghiên cứu trước, các tác giả đã khái quát được cơ sở lý

thuyết về cơ chế mua bán vốn tập trung, mỗi đề tài nghiên cứu tìm hiểu về hoạt
động mua bán vốn tập trung ở một góc độ khác nhau như về phương pháp điều
chuyển vốn của cơ chế, hệ thống điều chuyển vốn dưới góc độ rủi ro và kế tốn hay
mơ hình kinh doanh tại đơn vị khi có cơ chế điều chuyển vốn…. Các đề tài cũng đã
phân tích được những ưu và nhược điểm của cơ chế quản lý vốn cũ và cho thấy
được sự cần thiết, tầm quan trọng cũng như nguyên tắc hoạt động của hoạt động
điều chuyển vốn tại hệ thống NHTM. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu của các tác
giả trên, đa phần các tác giả vẫn chỉ đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính chủ
quan của cá nhân. Các bài nghiên cứu vẫn chưa khái quát được những lợi ích thực


5

tế từ hoạt động điều chuyển vốn mang lại cho đơn vị kinh doanh. Các đánh giá đa
phần trên cơ sở lí thuyết, chưa thực sự gắn với hoạt động kinh doanh thực tiễn.
Từ những nghiên cứu của các tác giả trước để làm cơ sở lý luận tham khảo thì
trong đề tài nghiên cứu của này, thơng qua kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV
– Chi nhánh Nam Gia Lai giai đoạn 2016-2018, và các thông tin khảo sát lấy ý kiến
của các cá nhân, phòng ban trực tiếp tác nghiệp về hoạt động điều chuyển vốn nội
bộ tại Chi nhánh và Hội sở chính để đưa ra những nhận xét mang tính khách quan
từ những bộ phận tác nghiệp hàng ngày. Từ đó đánh giá và đề xuất những phương
pháp nhằm vận dụng hiệu quả hơn hoạt động điều chuyển vốn nội bộ giữa Hội sở
chính và Chi nhánh Nam Gia Lai góp phần nâng cao lợi ích kinh doanh của đơn vị.
3. Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu tổng quát
Phân tích về thực trạng của hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV – Chi
nhánh Nam Gia Lai với Hội sở chính và đề xuất giải pháp vận dụng có hiệu quả

họat động điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai.
 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, cần phải thực hiện mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng hoạt động điều chuyển vốn nội bộ
tại BIDV - Chi nhánh Nam Gia Lai.
- Kiến nghị các giải pháp nhằm vận dụng có hiệu quả hoạt động điều chuyển
vốn nội bộ tại BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai và Hội sở chính.
 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV - Chi nhánh Nam
Gia Lai giai đoạn 2016-2018 như thế nào?
- Những giải pháp cần áp dụng để vận dụng có hiệu quả hoạt động điều
chuyển vốn nội bộ trong thời gian tới?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Gia Lai.


6

 Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Nam Gia Lai
- Thời gian nghiên cứu: Thu thập dữ liệu sử dụng để nghiên cứu cho đề tài trong
3 năm từ 2016 đến năm 2018 qua các báo cáo tổng kết kế hoạch kinh doanh hàng
năm, báo cáo tài chính của BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: Đề tài hệ thống hóa và tóm tắt
những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài này, sử dụng kế thừa các kết quả
nghiên cứu trước. Dữ liệu thứ cấp về kết quả hoạt động kinh doanh lấy từ dữ liệu

được công bố trên báo cáo kế hoạch kinh doanh của BIDV- Chi nhánh Nam Gia
Lai.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp và phân tích: Đề tài tổng hợp dựa trên số liệu
đã công bố trên báo cáo kế hoạch kinh doanh của BIDV- Chi nhánh Nam Gia Lai từ
năm 2016 đến năm 2018.
- Phương pháp phỏng vấn, khảo sát: Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn,
khảo sát ý kiến, quan điểm, thông tin từ các cá nhân, phòng ban thực hiện tác
nghiệp trực tiếp liên quan đến phương pháp điểu chuyển vốn nội bộ
- Nguồn dữ liệu sơ cấp được sử dụng căn cứ trên kết quả từ phỏng vấn, khảo sát
các đơn vị, phịng ban có liên quan đến hoạt động điều chuyển vốn nội bộ.
6. Đóng góp của đề tài
Một là, hệ thống hoá lý luận về hoạt động điều chuyển vốn nội bộ của các
NHTM; phân tích quy trình điều chuyển vốn, nguyên tắc và cơ chế điều chuyển vốn
nội bộ để từ đó thấy được tính ưu việt, vượt trội nhất của hoạt động điều chuyển
vốn nội bộ tại NHTM.


7

Hai là, phân tích thực trạng hoạt động điều chuyển vốn nội bộ thông qua kết
quả kinh doanh của BIDV – Chi nhánh Nam Gia Lai, qua đó, đánh giá những kết
quả đạt được và những tồn tại để từ đó đề xuất những giải pháp vận dụng có hiệu
quả điều chuyển vốn nội bộ tại BIDV.
7. Nội dung nghiên cứu
Nội dụng luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại NHTM. Nội
dung chính là tổng hợp cơ sở lý thuyết, các khái niệm, đặc điểm, vai trò và nội dung
điều chuyển vốn nội bộ tại NHTM.
Chương 2: Phân tích thực trạng về hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại
BIDV- Chi nhánh Nam Gia Lai và khảo sát tính ứng dụng cơ chế điều chuyển vốn

nội bộ tại các cá nhân, phịng ban có liên quan.
Chương 3: Giải pháp để vận dụng hiệu quả hoạt động điều chuyển vốn nội bộ
tại BIDV- Chi nhánh Nam Gia Lai. Từ thực trạng hoạt động điều chuyển vốn nội bộ
để đưa ra những thành tựu, hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động này.


8

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHUYỂN VỐN NỘI
BỘ TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Khái niệm hoạt động điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm điều chuyển vốn nội bộ
“Điều chuyển vốn nội bộ NHTM” là việc NHTM quản lý, điều hòa vốn nội
bộ giữa các chi nhánh, các đơn vị kinh doanh, điều chuyển từ nơi thừa vốn đến nơi
thiếu vốn, mục đích nhằm quản lý tốt thanh khoản, nâng cao hiệu quả đồng vốn,
tăng trưởng hoạt động.
Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ là cơ chế vận hành thông qua trung tâm quản
lý vốn đặt tại Trụ sở chính của mỗi ngân hàng, trên cơ sở các đơn vị kinh doanh
trong hệ thống ngân hàng đó sẽ thực hiện mua bán vốn với trụ sở chính thơng qua
trung tâm quản lý vốn. Dưới góc độ của các trung tâm quản lý vốn, cơ quan này sẽ
đứng ra mua lại tồn bộ tài sản nợ từ chi nhánh (ví dụ như các khoản chi nhánh huy
động từ khách hàng) và bán vốn để qua đó chi trả cho tồn bộ tài sản có (điển hình
như các khoản chi nhánh cho vay khách hàng). Việc mua bán vốn này hình thành
nên cơ sở chi phí và doanh thu của chi nhánh, từ đó thu nhập sẽ được xác định
thơng qua chênh lệch mua bán với trụ sở chính.
“Vốn điều chuyển nội bộ” là vốn huy động của từng chi nhánh được điều hồ
trong tồn hệ thống thơng qua hoạt động của trung tâm vốn nhằm để bảo đảm
nguồn vốn có cơ cấu vốn ổn định, hợp lý, có hiệu quả.
1.1.2. Giá điều chuyển vốn nội bộ và Trung tâm vốn.

Giá điều chuyển vốn nội bộ là mức lãi suất nội bộ được sử dụng để tính tốn
thu nhập hay chi phí của dịng tiền nội bộ của tổ chức tài chính (Dimitriu and Oaca,
2010).
Trung tâm vốn là bộ phận đặt tại Hội sở chính của NHTM có chức năng điều
hịa vốn toàn hệ thống, đảm bảo thanh khoản hệ thống bằng cách đầu tư vốn trên thị
trường bên ngoài khi hệ thống thừa vốn hoặc vay vốn từ bên ngoài khi hệ thống


9

thiếu vốn, xây dựng và sử dụng công cụ lãi suất điều chuyển vốn nội bộ để tính tốn
thu nhập, chi phí cho các chi nhánh và thơng qua đó điều tiết hoạt động huy động
vốn, cho vay trong toàn hệ thống.
1.1.3. Sự cần thiết điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại
NHTM tồn tại và hoặc động với tư cách là một hệ thống gồm trung tâm điều
hành Hội sở chính và các chi nhánh trực thuộc. Trong cùng thời điểm có chi nhánh
thừa vốn, thiếu vốn khác nhau…, NHTM có thể giải quyết bằng cách để chi nhánh
tự cân đối nguồn vốn, tự đầu tư vốn thừa và tự tìm nguồn tài trợ từ các tổ chức tín
dụng khác. NHTM cũng có thể xử lý bằng việc điều chuyển vốn nội bộ thông qua
điều chuyển vốn nội bộ tại nên dòng tiền trong nội bộ NHTM từ nơi thừa đến nơi
thiếu. Điều chuyển vốn nội bộ tốt sẽ đem lại nhiều lợi ích cho NHTM hơn việc để
các chi nhánh tự cân đối vốn. Công tác điều hịa vốn rất quan trọng vì có những lợi
ích sau: chủ động, quản lý được nguồn vốn trong toàn hệ thống; khơng gây lãng phí
nguồn vốn do chi nhánh thừa vốn, thiếu vốn; lợi ích về kỳ hạn điều hồ vốn; lợi ích
về tính thuận tiện; lợi ích về chi phí vay, về thời gian xử lý….
Hoạt động của Ngân hàng thương mại thường xuyên đối mặt với những rủi ro,
đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Rủi ro thanh khoản ở góc độ chi
nhánh có thể xảy ra bất chợt tại một chi nhánh nào đó, nhưng sẽ khơng ảnh hưởng
đến hoạt động chung của Ngân hàng thương mại nếu Ngân hàng thương mại thực
hiện điều hòa vốn nội bộ tốt và quản lỳ rủi ro thanh khoản tốt. Rủi ro lãi suất là rủi

ro thị trường, nên được quản lý ở tầm cả hệ thống sẽ tốt hơn từng chi nhánh. Việc
áp dụng phương pháp hợp lý trong hoạt động điều hòa vốn nội bộ sẽ giúp Ngân
hàng thương mại quản lý tốt hơn rủi ro lãi suất, giảm nhẹ hoặc bỏ hoàn toàn trách
nhiệm quản lý rủi ro lãi suất cho chi nhánh, giúp các chi nhánh tập trung tốt hơn
trong việc quản lý các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động.
1.2. Nội dung điều chuyển vốn nội bộ tại Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1. Nguyên tắc thực hiện điều chuyển vốn nội bộ


10

Điều chuyển vốn nội bộ là một hoạt động thường xuyên của Ngân hàng
thương mại trong lĩnh vực quản lý nguồn vốn và sử dụng vốn của toàn hệ thống
cũng như từng chi nhánh. Vốn của NHTM được luân chuyển thơng suốt giữa các
chi nhánh trong tồn hệ thống thơng qua một trung tâm duy nhất gọi là Trung tâm
quản lý vốn đặt tại Hội sở chi nhánh.

Hình 1.1: Quy trình hoạt động của cơ chế điều chuyển vốn của Ngân hàng
Nguồn: Tham khảo từ mơ hình của Nataliya Pushkina, 2013
Nguyên tắc 1: Quan hệ điều chuyển vốn nội bộ thực hiện thông qua hoạt
động “mua - bán” vốn
Công tác điều hành vốn nội bộ chuyển từ hoạt động vay- gửi vốn sang hoạt
động mua - bán vốn. Hội sở chính sẽ mua tồn bộ các khoản vốn huy động từ các
chi nhánh và bán toàn bộ vốn cho nhu cầu sử dụng vốn để cho vay, đầu tư của chi
nhánh. Cùng với hoạt động mua-bán vốn, toàn bộ rủi ro về vốn (rủi ro thanh khoản,
rủi ro lãi suất) được chuyển về hội sở chính.
Chi nhánh phải trả lãi cho hoạt động mua vốn và nhận được lãi khi bán vốn


11


cho Hội sở chính. Lãi suất, hay giá của hoạt động mua – bán vốn (giá chuyển vốn
FTP) trong từng thời điểm do Trung tâm vốn xác định và thông báo tới các đơn vị
kinh doanh.
Giá chuyển vốn là công cụ quan trọng trong hoạt động điều hành vốn tại hội
sở chính và là căn cứ để xác định hiệu quả hoạt động trong kỳ của mỗi đơn vị kinh
doanh. Hiệu quả hoạt động của chi nhánh sẽ được đánh giá chuẩn xác theo tiêu thức
thống nhất trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất thực hiện với khách hàng và giá
chuyển vốn nội bộ.

Tiền gửi
Cho vay

TRUNG TÂM
VỐN

Đầu tƣ
Tài trợ dự án

Chứng từ có giá
Vốn huy động khác

vốn

Hình 1.2. Minh họa hoạt động mua- bán vốn
Nguyên tắc 2: Quản lý vốn tập trung và thống nhất tại Hội sở chính
Nguồn vốn được quản lý theo nguyên tắc tập trung, toàn hệ thống là một bảng
tổng kết tài sản thống nhất và duy nhất, đảm bảo kiểm soát thu nhập - chi phí, nâng
cao hiệu quả kinh doanh ngân hàng, phát huy thế mạnh của từng chi nhánh và tối đa
hóa lợi nhuận

Nguyên tắc 3: Chức năng quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất đƣợc
tập trung quản lý tại hội sở chính.
Chuyển rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất về Hội sở chính, quản lý rủi ro thanh
khoản được thực hiện thông qua các giới hạn, hạn mức và phân cấp ủy quyền đến
các bộ phận theo quy định của Tổng giám đốc bằng văn bản cụ thể. Chi nhánh thực


12

sự trở thành đầu mối kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận từ các dịch vụ cung cấp cho
khách hàng.
1.2.2. Định giá điều chuyển vốn nội bộ
Định giá vốn điều chuyển (FTP) được định nghĩa là một hệ thống các cơ chế
kế toán – quản lý nhằm đo lường giá trị của chi phí cơ hội của các khoản vốn huy
động được và sử dụng đầu tư. (Nguyễn Anh Tuấn, 2010)
Định giá điều chuyển vốn nội bộ trong NHTM là hoạt động xác định chênh
lệch giữa giá cả giao dịch thực với khách hàng với giá cả trên cơ sở giá thị trường
tương ứng của những khoản vốn điều chuyển nội bộ để tính tốn thu nhập hoặc chi
phí đối với các bên có liên quan trong q trình ln chuyển vốn nội bộ nhằm xác
định mức độ đóng góp vào lợi nhuận của từng đơn vị, bộ phận, mảng hoạt động
kinh doanh hoặc dòng sản phẩm trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Giá điều chuyển vốn (hay còn gọi là tỷ suất FTP) là mức lãi suất để tính phí
vốn (hay cịn gọi là phí FTP ) đối với các sản phẩm sử dụng vốn hay sản phẩm huy
động vốn. Phí điều chuyển vốn (phí FTP) là chi phí hay thu nhập của vốn đối với
việc sử dụng hay huy động vốn.
Theo chính sách mua vốn đối với một kỳ hạn chuyển vốn nhất định, giá mua
bán có thể nhỏ hơn hoặc bằng giá bán vốn. Giá chuyển vốn do trung tâm vốn xác
định được thông báo định kỳ hoặc điều chỉnh khi lãi suất thị trường biến động.
1.2.3. Vai trò của định giá điều chuyển vốn
Định giá điều chuyển vốn trong một pháp nhân ngân hàng là phương pháp tính

tốn chi phí vốn mang tính nội bộ, có vai trị quan trọng trong việc xác định mức
đóng góp vào lợi nhuận của từng đơn vị chi nhánh, từng hoạt động sử dụng vốn và
huy động vốn của ngân hàng, từng sản phẩm và của từng khách hàng.
Định giá điều chuyển vốn có tác dụng chủ yếu sau:
- Tách rủi ro lãi suất và rủi ro do chuyển đổi kỳ hạn ra khỏi hoạt động của chi
nhánh, tập trung việc quản trị rủi ro vào một bộ phận chun mơn tại Hội sở chính


×