Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
I. PHẦN LÝ THUYẾT:
Vai trị của Chính phủ trong điều tiết nền kinh tế. Theo anh/chị sự can thiệp của
Chính phủ có phải ln hồn hảo khơng? Liên hệ thực tiễn Việt Nam về các gói giải
pháp nhằm chống suy giảm kinh tế liên quan đến dịch Covid 19.
1.1 Vai trị của Chính phủ trong điều tiết nền kinh tế:
Lịch sử đã chứng minh rằng, các nền kinh tế thị trường thành công nhất đều không
thể phát triển một cách tự phát nếu thiếu sự can thiệp và hỗ trợ của Chính phủ. Các nền
kinh tế thị trường nguyên thuỷ dựa trên cơ sở sản xuất và trao đổi giản đơn có thể hoạt
động một cách có hiệu quả mà khơng cần sự can thiệp của Chính phủ. Tuy nhiên, vì nền
kinh tế tăng trưởng dưới tác động bên ngoài ngày một phức tạp nên sự can thiệp của
Chính phủ xuất hiện như một tất yếu cho sự hoạt động có hiệu quả của nền kinh tế thị
trường. Đặc tính của thị trường là lợi nhuận, nên thị trường điều tiết tất cả các hoạt
động cung cấp hàng hóa và dịch vụ có mục đích lợi nhuận hoặc nhằm lợi ích riêng cho
bản thân các cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động của thị trường. Tuy nhiên,
bản thân thị trường không tự điều chỉnh những tồn tại, yếu kém, thất bại do chính nó
gây ra. Do đó, Chính phủ với vai trị của mình, cần phải điều tiết để giảm thiểu một
cách tối đa những yếu kém, thất bại đó. Các vai trị chính của Chính phủ bao gồm:
Một là, xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định nền kinh tế vĩ mô:
Nền kinh tế của một quốc gia sẽ khơng thể "cất cánh" trừ phi nó có được nền tảng
là một cơ sở hạ tầng vững chắc. Vì thế, Chính phủ phải đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định
nền kinh tế vĩ mô của đất nước. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là sự bất ổn định
do các cuộc khủng hoảng chu kỳ. Sự ổn định kinh tế là điều mà mọi Chính phủ đều
mong muốn vì nó có lợi cho tất cả mọi người. Do vậy, Chính phủ phải duy trì sự ổn
định đó. Chính phủ sử dụng các cơng cụ, chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh
tế, sử dụng ngân sách để tiến hành đầu tư công cho các công trình; xây dựng các dự án
cơ sở hạ tầng dựa trên căn cứ và tiêu chí kinh tế thích hợp nhằm giảm thiểu những
gánh nặng chi phí của ngân sách Chính phủ và của nền kinh tế; tiến hành việc kiểm
sốt chi tiêu cơng và tiền vay của các tập đồn kinh tế Chính phủ để duy trì sự ổn định
nền kinh tế.
Hai là, điều tiết các yếu tố ngoại vi:
Yếu tố ngoại vi là ảnh hưởng do các yếu tố bên ngoài gây nên cho hoạt động của
các doanh nghiệp hay cho xã hội. Yếu tố ngoại vi xảy ra khi có sự khác biệt về phí tổn
hoặc lợi ích giữa cá nhân và xã hội. Các chi phí hoặc lợi ích này khơng được tính đến
trong hệ thống giá cả và thị trường. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất phải tính đến
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 1
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
cả sự tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất
tạo ra... Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống
xung quanh hoặc có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí
để làm sạch nguồn nước bị ơ nhiễm mà mình sử dụng trong sản xuất. Ví dụ, trường hợp
một doanh nghiệp có thể làm ra một loại sản phẩm rất rẻ nhưng lại làm ô nhiễm môi
trường, gây ra sự giảm sút về phúc lợi cho những người khác, thì Chính phủ với vai trị
của mình cần tiến hành điều chỉnh lại sự bất hợp lý này. Bằng sự can thiệp, Chính phủ
buộc tất cả những ai hưởng lợi từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều phải trả toàn bộ chi
phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy.
Chính phủ sử dụng hệ thống thuế, luật pháp, điều lệ, mức hình phạt, thậm chí truy
tố trước pháp luật nhằm giảm thiểu ô nhiễm hoặc tạo điều kiện để các tổ chức xã hội
thành lập các quỹ bảo vệ môi trường, môi sinh nhằm giám sát các hoạt động của các
doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và khuyến nghị các biện pháp sản xuất bảo
đảm yếu tố bền vững. Ngồi ra, Chính phủ sử dụng chính sách quyền sở hữu công khai
nguồn tài nguyên, bắt buộc các cá nhân, tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên gây ô nhiễm
phải chịu chi phí theo giá thị trường. Các khoản thuế hay biện pháp trợ cấp đều được
coi là phương thức để Chính phủ xử lý những yếu tố ngoại vi. Do tồn bộ chi phí xã
hội có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phân bố tài nguyên một cách hiệu quả, cịn
những chi phí tư nhân chỉ quyết định giá hàng hóa, nên vai trị của Chính phủ là tạo ra
sự cân bằng giữa cá nhân và xã hội thông qua việc điều chỉnh sản xuất thừa hoặc tiêu
dùng thừa vào chi phí ngoại vi.
Đối với các lợi ích ngoại vi, cần chú ý tới văn hóa, giáo dục bởi đây là lĩnh vực cần
có sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ. Nếu một sản phẩm hoặc một hoạt động của
các doanh nghiệp có thể tạo ra được lợi ích ngoại vi, thì Chính phủ cần có chính sách
hỗ trợ nhằm khuyến khích sản xuất, tiêu dùng loại sản phẩm này sao cho giá trị đích
thực các lợi ích ngoại vi được tính đến trong hệ thống giá thị trường. Ở đây, sự can
thiệp của Chính phủ là cần thiết, vì chi phí ngoại vi có thể dẫn đến sản xuất thừa thì
ngược lại, lợi ích ngoại vi lại có thể dẫn đến sản xuất thiếu.
Ba là, đảm bảo công bằng, trật tự xã hội:
Để thực hiện chức năng phân phối, nền kinh tế thị trường địi hỏi một loạt thể chế
phát triển cao, trong đó có hệ thống luật pháp để chống gian lận bao gồm: hệ thống có
liên quan tới những quyền sở hữu, những điều luật về phá sản và khả năng thanh tốn,
hệ thống tài chính với ngân hàng trung ương và các ngân hàng thương mại để giữ cho
việc cung cấp tiền mặt được thực hiện một cách nghiêm ngặt…
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 2
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
Trong nền kinh tế thị trường cả người mua lẫn người bán đều muốn khi đã đồng ý
trao đổi thì sự thoả thuận phải được thực hiện. Trong các quan hệ lao động, mối quan
hệ giữa người chủ và người làm cơng, thì người lao động dù với tư cách cá nhân hay
tập thể trong các tổ chức hiệp hội cũng đều có sự thoả thuận nhất định về điều kiện làm
việc, tiền lương với chủ sử dụng lao động. Nếu khơng có luật pháp thì các giao dịch
trên thị trường trở nên khó có thể thực hiện được.
Chính phủ phải thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và quyền được hưởng các
lợi ích kinh tế xuất phát từ việc sử dụng quyền sở hữu đó. Nếu khơng có sự bảo đảm
ấy, một số người sẽ gặp những rủi ro nếu đầu tư thời gian và tiền vốn của mình vào
lĩnh vực kinh doanh mà rốt cuộc lợi nhuận lại là của người khác. Chính phủ trong vai
trị bảo đảm tính công bằng trong các hoạt động xã hội thông qua sự bảo hộ của mình
đối với sở hữu tư nhân như nhà máy, công xưởng, kho chứa và các sản phẩm hữu hình
khác... đồng thời áp dụng đối với cả các sở hữu liên quan tới trí tuệ, chẳng hạn như
sách, bài viết, phim ảnh, hội họa, phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, thương hiệu, thiết kế,
bào chế thuốc hay chương trình phần mềm... Đây là những can thiệp quan trọng của
Chính phủ trong việc bảo vệ bản quyền tác giả và qua đó, khuyến khích những hoạt
động sáng tạo, khả năng trí tuệ của các nhà khoa học, các nghệ sĩ.
Bốn là, đảm bảo cạnh tranh và chống độc quyền:
Vai trị này của Chính phủ thể hiện ở những biện pháp kiểm sốt thơng qua điều
tiết đối với những hãng có khả năng chi phối, kiểm sốt các vụ việc sáp nhập công ty
nhằm ngăn ngừa khả năng độc quyền hố các ngành cơng nghiệp, kiểm sốt các hành
vi chống cạnh tranh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung ứng, đồng
thời bảo vệ người tiêu dùng chống lại tình trạng độc quyền.
Độc quyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới thị trường, gây ra những thiệt hại to
lớn cho nền kinh tế. Thông thường, trong nền kinh tế thị trường, tình hình sẽ trở nên
nan giải khi một ngành công nghiệp bị chi phối bởi một số rất ít các cơng ty lớn. Các
cơng ty này có thể cấu kết với nhau thành một tập đoàn hùng mạnh, áp đảo thị trường
với mức giá cao, nhằm thu nhiều lợi nhuận, đồng thời khống chế việc thâm nhập vào
thị trường của các công ty nhỏ hơn đang cạnh tranh với họ. Để ngăn chặn tình trạng
cấu kết, độc quyền và để duy trì cạnh tranh lành mạnh một cách có hiệu quả, hầu hết
các nền kinh tế thị trường đều thơng qua đạo luật chống độc quyền.
Các chính sách này bao gồm: giấy phép độc quyền sản xuất một loại hàng hố và
dịch vụ nào đó, thuế, hạn ngạch... hay việc bảo hộ sản xuất trong nước đã dẫn đến hạn
chế việc nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ nước ngồi. Do vậy, chính sách của Chính
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 3
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
phủ về vấn đề cạnh tranh khơng phải khơng có những bất cập. Tuy nhiên, thực tế cái
giá tiềm tàng cho phép các tập đồn (hoặc một nhóm các doanh nghiệp cấu kết với
nhau) giành được vị trí độc quyền trong các ngành cơng nghiệp chủ chốt là rất cao. Cái
giá này đủ lớn để thừa nhận vai trị nhất định của Chính phủ trong việc điều tiết, duy trì
cạnh tranh thơng qua các đạo luật.
Năm là, đảm bảo phúc lợi xã hội:
Trong nền kinh tế thị trường, có một số người thu nhập cịn hạn chế, trong khi đó,
số khác lại có nguồn thu nhập cao. Do vậy, vai trị của Chính phủ trong việc phân phối
lại thu nhập là rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Trên
thực tế, Chính phủ của nhiều quốc gia thực hiện điều này thơng qua chính sách thuế,
đặc biệt là thuế thu nhập nhằm tạo sự công bằng hơn trong phân phối.
Hiện nay đang tồn tại hai khuynh hướng đối lập nhau. Một là, ủng hộ vai trị của
Chính phủ trong việc hạn chế tập trung tài sản và duy trì sự lan toả các năng lực kinh tế
giữa các chủ sở hữu (ý kiến này dành được nhiều sự ủng hộ của xã hội). Hai là, chương
trình phân phối lại của Chính phủ thơng qua thuế thu nhập sẽ làm cho một số người có
thu nhập cao giảm động cơ làm việc để tăng thu nhập, giảm tiết kiệm, giảm đầu tư và
do đó sẽ gây tổn hại tới tăng trưởng kinh tế.
Ở nước ta, dù đạt mức thu nhập trung bình thấp (theo tiêu chuẩn quốc tế) nhưng
một bộ phận lớn dân cư vẫn đang ở cận ngưỡng nghèo. Những người này có thể rơi
xuống dưới ngưỡng nghèo bất kỳ lúc nào khi mà giá lương thực, thực phẩm tăng cao
hoặc khi gia đình của họ có người ốm, khi tiền học phí, tiền thuê nhà… đột nhiên tăng
cao. Vì vậy, Chính phủ cần nỗ lực để bảo đảm rằng những dân cư nghèo cũng được
chia sẻ những thành quả của sự phát triển, bằng cách quan tâm tới ba lĩnh vực trọng
yếu: giáo dục, y tế và an sinh xã hội. Thực tế, người dân vẫn đang phải gánh chịu một
tỷ lệ chi phí y tế cao. Trong khi đó, hệ thống y tế ở tuyến cơ sở nhìn chung cịn nhiều
yếu kém. Cung cấp lưới an sinh xã hội cho người nghèo là điều kiện cần thiết để bảo
đảm mọi người dân được chia sẻ thành quả của phát triển, đồng thời cũng giúp cho sự
phát triển trở nên hài hòa và bền vững. Sự kết hợp giữa lưới an sinh xã hội tốt được tài
trợ bằng thuế đánh vào các nguồn tài sản mới và các chính sách giúp người dân bảo
đảm được sự ổn định và công bằng trong xã hội. Sự công bằng này trở thành điều kiện
tiên quyết để có thể duy trì tăng trưởng. Trong nền kinh tế thị trường, Chính phủ có vai
trị rất quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi cơng cộng, xố đói, giảm nghèo. Các
vấn đề như việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ cấp khó khăn… ln là
những vấn đề cần đến sự quan tâm của Chính phủ, để khích lệ được mọi thành phần lao
động trong việc tạo ra của cải và tiết kiệm chi dùng những của cải ấy.
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 4
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
Sáu là, vai trị đối với chính sách tài chính và tiền tệ:
Chính phủ trong nền kinh tế thị trường đóng vai trị rất lớn trong việc ổn định nền
kinh tế vĩ mô. Một trong những chính sách quan trọng trong việc bình ổn giá cả, giảm
lạm phát chính là chính sách tài chính và chính sách tiền tệ. Các chính sách này đúng
sẽ tạo ra một thị trường tiền tệ ổn định, được chấp nhận rộng rãi, có khả năng loại bỏ
hệ thống giao dịch cồng kềnh, kém hiệu quả và hạn chế được lạm phát. Trong nền kinh
tế thị trường, tiền tệ là một loại hàng hóa đặc biệt. Do vậy, mỗi động thái của Chính
phủ đều tác động trực tiếp đến hệ thống tài chính của thị trường. Chức năng cơ bản của
hệ thống tài chính là làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Trong đó, thị trường là cơng
cụ để khuyến khích tiết kiệm, sau đó dẫn truyền các khoản tiết kiệm này tới các hoạt
động đầu tư mang lại tỷ suất sinh lời cao. Thị trường tài chính (bao gồm thị trường vốn
và thị trường tiền tệ), phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của các tác nhân tham gia thị
trường, vào sự minh bạch và đầy đủ về thông tin và vào khả năng thực thi các quy định
pháp luật về điều tiết và quản lý thị trường của Chính phủ. Hơn thế, đầu tư là một hoạt
động rủi ro và phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện thực tế. Chính vì những lý do này
mà Chính phủ đóng vai trị then chốt trong việc điều tiết thị trường để giảm thiểu
những rủi ro có tính hệ thống đó.
1.2 Theo anh/chị sự can thiệp của Chính phủ có phải ln hồn hảo khơng?
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, sự cố gắng
can thiệp của Chính phủ trong nhiều trường hợp nhận được kết quả ngược lại và càng
phải trả giá cao hơn trong dài hạn. Do đó, sự can thiệp của Chính phủ cần được sử dụng
ở mức độ tối thiểu và khi thật sự cần thiết, bởi “các Chính phủ hoạt động ít hơn ở những
khu vực mà thị trường hoạt động, hoặc có thể làm cho hoạt động hiệu quả”. Nói cách
khác, Chính phủ cần phải làm rõ “biên giới quyền lực của mình”, Chính phủ không thể
làm thay thị trường mà cần phải tạo lập được môi trường, chế độ tốt hơn cho hoạt động
phát triển của thị trường, hình thành một mối quan hệ mới giữa Chính phủ và thị trường:
Chính phủ có hạn và thị trường mạnh. Vì thế sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế
khơng phải lúc nào cũng là hồn hảo mà đơi khi cũng gây ra những tác động tiêu cực nếu
không điều tiết đúng cách và đúng thời điểm. Một số vấn đề cụ thể như là:
Nếu như khơng xem xét cẩn thận các chính sách của mình, thì nhiều khi sự kiểm
sốt của Chính phủ và chính sách chống độc quyền trên thực tế lại dẫn đến giảm cạnh
tranh chứ không phải là khuyến khích cạnh tranh. Các tập đồn kinh tế của Chính phủ
sẽ không thể tăng trưởng nhanh nếu không cạnh tranh được với các đối thủ trên thị
trường nội địa và quan trọng hơn, trên thị trường quốc tế. Nếu các tập đoàn này chỉ dựa
vào vị thế độc quyền trên thị trường nội địa nhờ sự hỗ trợ của Chính phủ và khơng phải
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 5
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
chịu áp lực cạnh tranh sẽ không nỗ lực hoặc không chấp nhận rủi ro để tìm kiếm thị
trường mới hay cải tiến sản phẩm và quá trình sản xuất; dẫn đến việc lãng phí những
nguồn lực khổng lồ và quý báu, trong khi đó lại tạo ra những doanh nghiệp ỷ lại, thụ
động và kém cạnh tranh, đặc biệt là trong khu vực Chính phủ.
Ví dụ cụ thể như: Tập đồn đóng Tàu Vinashin; Tổng cơng ty Hàng Hải Việt Nam
(Vinalines); Tập đồn Hóa chất; Tổng cơng ty Cà phê….
Nếu hoạt động quản lý, điều hành kinh tế vĩ mơ của Chính phủ thơng qua các chính
sách tài chính và tiền tệ mà yếu kém, tất yếu sẽ dẫn tới lạm phát. Lạm phát không chỉ là
một thách thức về kinh tế, mà cịn là một thách thức về chính trị bởi nó tác động trực
tiếp tới đời sống của người dân và các doanh nghiệp. Sự ổn định về kinh tế vĩ mơ giúp
cải thiện hình ảnh và tính chính trực của Chính phủ trong con mắt của doanh nghiệp và
người dân. Nếu tình trạng lạm phát vẫn tiếp diễn hoặc trở nên xấu đi thì chắc chắn sẽ
gây bất lợi cho hoạt động điều hành và uy tín của Chính phủ.
Từ những luận giải trên, có thể nhận thấy, Chính phủ là cơng cụ có thể làm dịu đi phần
lớn những tác động tiêu cực của hệ thống thị trường. Tuy nhiên, điều này khơng có
nghĩa Chính phủ có thể bao biện, đứng ra làm thay tất cả các hoạt động thị trường, mà
chỉ nên chú trọng tới những lĩnh vực thị trường không thể làm được, hoặc mức độ làm
được khơng thể hồn hảo bằng sự can thiệp của Chính phủ. Làm được như vậy thì mới
duy trì được sự tăng trưởng và phát triển ổn định, bảo đảm được tính bền vững của thị
trường.
1.3 Liên hệ thực tiễn Việt Nam về các gói giải pháp nhằm chống suy giảm kinh tế liên
quan đến dịch Covid 19.
Cho đến nay, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại nhiều quốc
gia trên thế giới, tác động tiêu cực đến các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản, Liên minh châu Âu... Tại Việt Nam, Đại dịch Covid-19 tác động lên nền kinh tế
và làm cho tăng trưởng kinh tế nước ta rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2020, các chỉ tiêu không đạt kế
hoạch và đều là chỉ tiêu quan trọng, phản ánh đúng thực trạng khó khăn của nền kinh tế
trong năm 2020, đó là:
Về tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP): GDP 9 tháng đầu năm đạt 2,12%
và năm 2020 ước thực hiện đạt 2% - 3%, thấp hơn rất nhiều so với kế hoạch đạt 6,8%
và so với mức tăng của năm 2019 là 7,02%. Đây là thách thức rất lớn của năm 2020 và
ảnh hưởng đến việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh suy giảm GDP toàn cầu 2020 lên
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 6
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
tới khoảng trên dưới -5% thì kết quả tăng trưởng GDP của nước ta là rất đáng trân
trọng.
Về tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: Ước thực hiện khoảng 1%, thấp hơn so
với mục tiêu của năm 2020 là khoảng 7%.
Về 02 chỉ tiêu: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị và
tỷ lệ lao động qua đào tạo không đạt kế hoạch đề ra. Trong đó, chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp
của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị ước thực hiện 4,39% so với mục tiêu là
dưới 4%; chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo ước thực hiện 64,5% thấp hơn so với mục
tiêu 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có văn bằng, chứng chỉ ước thực hiện
24,5% thấp hơn so với mục tiêu là 25%.
Vì vậy, trước tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế như các số liệu nêu trên,
Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm
hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc
Covid-19. Cụ thể đó là:
Thứ nhất, gói chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn - hoãn nợ và xem xét
giảm lãi đối với tổng dư nợ chịu ảnh hưởng.
Thứ hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000 tỷ đồng với lãi
suất ưu đãi hơn tín dụng thơng thường từ 1% - 2,5%/năm.
Thứ ba, gói tài khóa (giãn, hỗn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế và phí) với
tổng giá trị 180.000 tỷ đồng. Thứ tư, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu
lao động và đối tượng yếu thế… (xem Bảng 1).
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 7
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
Quốc hội đã thơng qua các nghị quyết về: Chuyển đổi phương thức đầu tư một số dự án
thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam
phía Đơng giai đoạn 2017-2020; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020;
giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay đến hết năm 2020; kéo dài thời hạn
miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp... Đồng thời, Quốc hội đã quyết định kéo dài thời kỳ
ổn định ngân sách nhà nước giai đoạn 2017-2020 sang năm 2021, lùi thời gian ban hành
định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên sang năm 2021 để áp dụng cho thời kỳ ổn
định ngân sách mới. Giao Chính phủ chủ động trong điều hành ngân sách nhà nước năm
2020 phù hợp với tình hình thực tế; trong trường hợp cần thiết, chủ động điều chỉnh kế
hoạch đầu tư công vốn ngân sách trung ương năm 2020 giữa các bộ, ngành, địa phương.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chủ động ban hành các nghị quyết, nghị định,
quyết định về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và hỗ
trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong
thời gian có dịch; gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,
thuế thu nhập cá nhân, gia hạn và giảm tiền thuê đất; gia hạn thời gian nộp thuế tiêu thụ
đặc biệt đối với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước; trình cấp có thẩm quyền xem xét
để hỗ trợ một số ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh (Nghị quyết số
42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ và Quyết định 15/2020/QĐ-TTg ngày
24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ
người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; ...)
Các giải pháp nêu trên là đặc biệt, cấp bách, quan trọng để khắc phục, tháo gỡ khó
khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng các chính sách phù
hợp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và người lao động. Kết quả đến nay cho thấy, chúng
ta đã khống chế được đại dịch Covid -19 khá tốt, cơ bản kiểm soát các ổ dịch, chưa có ca
mắc mới tại cộng đồng, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển kinh tế.
II. PHẦN BÀI TẬP:
2.1 Bài tập 1:
2.1.1 Tìm hiểu về GDP:
GDP là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản
phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội. Đây là một chỉ tiêu dùng để đo lường tổng
giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong
phạm vi một lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm hoặc 1
quý).
GDP bình quân đầu người (GDP per capita) là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết
quả sản xuất kinh doanh tính bình qn trên đầu người của một quốc gia trong một
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 9
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
Kinh Tế Học
năm. GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể sẽ được tính
bằng cách lấy GDP của quốc gia tại thời điểm đó chia cho tổng số dân của quốc gia
cũng tại thời điểm đó.
GDP chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau thuộc phạm vi lãnh thổ của quốc gia
đó. Tuy nhiên có 3 yếu tố ảnh hưởng nhất định đến chỉ số GDP. Cụ thể:
Dân số: Dân số là nguồn cung cấp lao động cho xã hội để tạo ra của cải vật chất và tinh
thần, nhưng đồng thời là đối tượng tiêu thụ các sản phẩm, loại hình dịch vụ do chính
con người tạo ra. Bởi vậy, dân số và GDP có mối quan hệ tác động qua lại và không
thể tách rời. Dân số chính là yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng tính tốn GDP bình
qn đầu người của một quốc gia tại một thời điểm nhất định.
FDI: FDI (tiếng Anh là Foreign Direct Investment) là chỉ số đầu tư trực tiếp nước
ngồi, một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức nước này vào nước khác
bằng cách thiết lập nhà xưởng sản xuất, cơ sở kinh doanh. Đây là một nhân tố quan
trọng trong quá trình sản xuất vì FDI sẽ bao gồm tiền bạc, vật chất, phương tiện sản
xuất, cơ sở hạ tầng và các hoạt động xã hội liên quan. Như vậy FDI sẽ có những mặt
tác động đến việc tính tốn chỉ số GDP.
Lạm phát: Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch
vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Đây là một chỉ số rất
được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế. Quá trình kinh tế của một quốc gia muốn tăng
trưởng ở mức độ cao thì phải chấp nhận lạm phát với một mức độ nhất định. Tuy
nhiên, khi lạm phát tăng cao quá mức cho phép, nó sẽ gây ra sự ngộ nhận cho sự tăng
trưởng GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lạm
phát và nhà nước ln phải có các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát.
Phân biệt GDP và GNP:
GDP và GNP là hai chỉ số được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế. Nói đến GDP và GNP
là nói đến vấn đề phát triển kinh tế của một quốc gia. Rất nhiều người nhầm lẫn hai chỉ
số này khi nhìn nhận nền kinh tế của một quốc gia. Bảng sau sẽ giúp phân biệt các
điểm giống và khác nhau giữa hai chỉ số GDP và GNP:
Tiêu
chí
Chỉ số GDP
Giống
nhau
- Đều là chỉ số được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô để đánh giá sự phát
triển kinh tế của một quốc gia.
Học viên: Lê Đình Bình
Chỉ số GNP
Trang 10
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
Kinh Tế Học
- Cả GDP và GNP đều là con số cuối cùng của một quốc gia/năm.
- Được xác định theo cơng thức cụ thể
Khác nhau
Khái
niệm
Cơng
thức
tính
GDP là tổng sản phẩm quốc nội
hay tổng sản phẩm nội địa. Theo
đó, GDP chỉ tổng giá trị của tất cả
các loại hàng hóa, sản phẩm, dịch
vụ… của một quốc gia đạt được
trong vịng 1 năm. GDP càng cao
thì nền kinh tế của quốc gia đó
càng mạnh và ngược lại.
GNP (tiếng anh là Gross National
Product) có nghĩa là tổng sản lượng
quốc gia hay tổng sản phẩm quốc gia.
GNP chỉ tổng giá trị bằng tiền thu được
từ các sản phẩm và dịch vụ cuối cùng
mà tất cả công dân của một quốc gia tạo
ra trong một năm. GNP đánh giá sự
phát triển kinh tế của một đất nước.
Cơng thức tính GDP là tổng tiêu
dùng:
Cơng thức tính GNP là tổng sản phẩm
quốc gia: GNP = C + I + G + (X – M) +
NR
GDP = C + I + G + NX
- GDP là chỉ số tổng sản phẩm
quốc nội (trong nước)
- Chỉ số GDP là toàn bộ giá trị
được các thành phần kinh tế hoạt
động trong lãnh thổ của quốc gia
đó tạo ra trong khoảng thời gian 1
năm.
Bản
chất
- Các thành phần kinh tế đóng góp
vào chỉ số GDP bao gồm các
thành phần kinh tế trong nước và
nước ngoài hoạt động tại quốc gia
đó.
- GNP là chỉ số phản ánh tổng sản
phẩm quốc dân (trong nước và ngoài
nước)
- Chỉ số GNP là tồn bộ giá trị được
cơng dân mang quốc tịch nước đó sản
xuất ra trong thời gian 1 năm. Cơng dân
quốc gia đó có thể tạo ra các giá trị ở cả
trong và ngồi lãnh thổ quốc gia đó.
- GDP là chỉ số dùng để đánh giá
sức mạnh nền kinh tế một quốc
gia.
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 11
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
Ghi chú:
C = Chi phí tiêu dùng cá nhân.
I = Tổng đầu tư cá nhân.
G = Chi phí của nhà nước.
NX = “xuất khẩu ròng” của nền kinh tế.
X = Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
M = Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.
NR= Thu nhập rịng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngồi (thu nhập
ròng).
2.1.2 Nhận định về phát biểu của Robert Kenedy:
Theo quan điểm cá nhân thì phát biểu của Robert Kenedy năm 1968 là hồn tồn có
cơ sở và ngày càng trở nên hợp lý. Từ thực trạng tăng trưởng kinh tế với những hệ
lụy và tác hại của nó trong hơn nửa thế kỷ qua, chúng ta có thể nhận thấy sự lệch
chuẩn và khiếm khuyết của “thước đo GDP”. Đó là:
Tăng trưởng GDP hồn tồn khơng tính đến những yếu tố như hệ quả xã hội của
hoạt động kinh tế gây ra. Cái giá này có thể là trực tiếp, ngắn hạn, hữu hình, nhưng
cũng có thể gián tiếp, dài hạn và tiềm ẩn; như tổn thất môi trường, cảnh quan, di sản;
các suy thoái và thương tổn về văn hóa, đạo đức và sức khỏe tinh thần của xã hội.
Có 5 chỉ số GDP khơng tính đến góp phần quan trọng vào thành cơng của một
quốc gia đó là chất lượng cơng việc, phúc lợi, khí thải carbon, bất bình đẳng và sức
khỏe thể chất.
GDP khơng phải là một biện pháp đặc biệt hữu ích vì khơng thể hiện xu hướng
hoạt động kinh tế hay giúp xác định cách điều hành kinh tế. Khi sử dụng GDP riêng
lẻ có thể cung cấp các tín hiệu sai lệch về sức khỏe của một nền kinh tế.
Tăng trưởng bền vững và kinh tế phát triển, không chỉ tốc độ mà cả chất lượng tăng
trưởng cũng là một yếu tố quyết định. Nếu một quốc gia không xác định đúng và kiên
quyết thực hiện kỳ được mục tiêu tăng trưởng phù hợp thì đích đến sẽ là một nền kinh tế
mắc kẹt trong “bẫy thu nhập trung bình”, bị đè nặng bởi công nợ, cạn kiệt tài nguyên,
môi trường bị hủy hoại, xã hội chia rẽ, thậm chí rối loạn bởi khoảng cách giàu nghèo và
những vấn nạn xã hội sâu sắc.
Rõ ràng, GDP đã khơng cịn là thước đo tăng trưởng phù hợp để định hướng phát triển tốt
cho một quốc gia, vì nó chỉ chú trọng vào “nhiều hơn” chứ khơng phải “tốt hơn”, vào
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 12
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
“tạo ra thu nhập” chứ không phản ánh “phân phối thu nhập”, vào những gì được thị
trường định giá chứ khơng quan tâm những giá trị và hoạt động phi thị trường.
Tuy nhiên, hàng năm GDP vẫn là là một chỉ số về kinh tế được quan tâm nhất. Chỉ số
này vẫn có ý nghĩa rất lớn. Ngồi yếu tố vẫn chưa tìm ra chỉ số tồn diện nào thay thế
được GDP mà cịn bởi các lý do sau:
GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia và thể
hiện sự biến động của sản phẩm/dịch vụ theo thời gian.
Sự suy giảm chỉ số GDP sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế và có thể dẫn đến các
tình trạng kinh tế suy thối, lạm phát, thất nghiệp, đồng tiền mất giá… Đây là các
tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp cũng như đời sống của người dân.
Chỉ số GDP bình quân đầu người sẽ cho biết mức thu nhập tương đối cũng như
chất lượng sống ( thiên về vật chất) của người dân ở mỗi quốc gia.
Tổng hợp những điều trên, GDP vừa có vai trị quan trọng, nhưng cũng tồn tại tính hạn
chế rõ rệt. Chúng ta nên đánh giá một cách khách quan chỉ tiêu thống kê kinh tế vĩ mô
này, khi nhấn mạnh vai trị của GDP thì khơng qn những mặt cịn hạn chế cũng như
khi nhìn nhận mặt hạn chế của GDP thì khơng được phủ định vai trị của nó. Chúng ta
khơng thể tham vọng GDP có thể thỏa mãn yêu cầu mọi mặt, đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa có chỉ tiêu thống kê nào làm được điều này. Then chốt là chúng ta phải biết
sử dụng chỉ số GDP vào từng chỉ tiêu đánh giá một cách cụ thể và thích hợp.
2.2 Bài tập 2:
Từ đề bài, ta có các thơng tin sau:
Khấu hao ( De): 50
Đầu tư ròng ( In) : 25
Tiền lương ( W): 290
Tiền thuê (r): 28
Tiền lãi (i): 22
Thuế gián thu (Ti): 30
Thuế thu nhập (Td): 10
Đầu tư của Chính phủ (Ig): 30
Xuất khẩu rịng ( NX): (-5)
Thu nhập rịng từ nước ngồi : (-20)
Tiêu dùng của Hộ gia đình (C): 300
Lợi nhuận ( Pr): 30
1. Tính GDP danh nghĩa (GDPn):
Ta có:
GDP = r +W + I + Pr + De + Ti = 28 + 290 + 22 +30 + 50 + 30 = 450 ( đơn vị).
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 13
Kinh Tế Học
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
2. Tiêu dùng của Chính phủ ( G):
Ta có:
GDPn = C + I + G + X + IM
In = I – De => I = In + De
NX = X – IM
Mà G = GDPn – C – I – X – IM
G = GDPn – C – (In + De) – NX = 450 – 300 - ( 25+ 50) – ( -5) = 80 ( đơn vị).
3. Tính thu nhập khả dụng ( YD):
Ta có:
YD = Y – Td + TR
GNP= GDP + Thu nhập rịng từ nước ngồi
Y = NNPmp – Ti = GNP – De – Ti
Chi tiêu của chính phủ = chi mua hàng hóa dịch vụ + chi chuyển nhượng ( TR).
Chi mua hàng hóa dịch vụ = Chi tiêu dùng ( Cg) + chi đầu tư ( Ig).
Chi tiêu của chính phủ = Chi tiêu dùng ( Cg) + chi đầu tư ( Ig) + chi chuyển
nhượng ( TR).
80 = Cg + 30 + TR => TR = 80 – Cg -30 = 50 – Cg. Giả sử Cg = 50 khi đó TR = 0.
YD = GNP – De – Ti – Td + TR
Mà GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài
YD = 450 – 20 – 50 -30 – 10 + 0 = 340 ( đơn vị).
4. Tiết kiệm của Hộ gia đình ( S):
S = YD – C = 3400 – 300 = 40 ( đơn vị).
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 14
GVHD: TS. Mai Đình Lâm
Kinh Tế Học
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Mai Đình Lâm đã truyền đạt những kiến
thức bổ ích về bộ mơn Kinh tế học trong thời gian qua. Từ đó em đã tiếp thu được thêm
nhiều điều mới mẻ trong lý thuyết cũng như thực tế xã hội hiện nay để có thể vận dụng
vào cơng việc, cuộc sống sau này.
Kính chúc Thầy ln mạnh khỏe, hạnh phúc và thành cơng!
Học viên: Lê Đình Bình
Trang 15