Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) tác động của cách mạng công nghệ 4 0 đến hệ thống ngân hàng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 125 trang )

i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài: Tác động của Cách mạng cơng nghệ 4.0 đến Hệ thống ngân hàng Việt Nam
Tóm tắt: Kể từ khi xuất hiện trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2011, cụm
từ “Cách mạng cơng nghiệp 4.0” đã trở nên phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển
trên thế giới hơn bao giờ hết khi nó được kì vọng là sẽ đem lại một sự thay đổi toàn
diện, đột phá với sự kết hợp của các cơng nghệ lại với nhau, trong đó có ngành Ngân
hàng. Luận văn nghiên cứu tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến Hệ thống
ngân hàng Việt Nam. Đây là vấn đề mới, chưa có nhiều nghiên cứu trong giới học
thuật và thực tiễn Cách mạng công nghiệp 4.0 đã gây ra nhiều tác động đến Hệ thống
ngân hàng trong đó có Việt Nam. Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng
trở nên gay gắt, thúc đẩy các ngân hàng phải ngày càng đầu tư công nghệ, thay đổi
phương thức hoạt động để có thể tiếp tục phát triển.
Mục tiêu chung của luận văn là phân tích, làm rõ được tác động của Cách
mạng công nghiệp 4.0 đến Hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bằng phương pháp định
tính kết hợp phương pháp tổng hợp, thống kê mơ tả. Kết quả nghiên cứu cho thấy
được những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến Hệ thống ngân hàng. Từ
đó giúp cho các nhà quản trị ngân hàng rút ra được những kết luận quan trọng. Đồng
thời luận văn cũng gợi ý một số khuyến nghị vào việc phát triển Hệ thống ngân hàng
Việt Nam dưới xu thế Cách mạng công nghiệp 4.0.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ
tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của
tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được
công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn
được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.


TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2019
Tác giả luận văn

Lưu Thị Hằng


iii

LỜI CÁM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Q Thầy Cơ trường Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh nói chung, nơi tơi học tập và nghiên cứu đã giảng dạy và giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian làm luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa học PGS. TS.
Nguyễn Đức Trung đã hỗ trợ, chỉ bảo tơi để hồn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo
điều kiện về thời gian và đóng góp ý kiến quý báu giúp tơi hồn thành nhiệm vụ
nghiên cứu của mình.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CÁM ƠN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... x
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. xiii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................xiv
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .........................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2
Mục tiêu tổng quát ................................................................................................2
Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .....................................................................................2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................3
Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................3
ĐÓNG GÓP DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI..................................................................3
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ..................................................4
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................5


v

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 VÀ
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ..................................................................................... 6
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ..................6

1.1
1.1.1

Lược sử về các cuộc Cách mạng công nghiệp ........................................6

1.1.2

Khái niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0 .............................................7

1.1.3


Thành phần cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0..............................9

1.1.3.1

Robot tự động ................................................................................10

1.1.3.2

Mô phỏng ......................................................................................10

1.1.3.3

Hệ thống tích hợp ..........................................................................11

1.1.3.4

Internet vạn vật .............................................................................11

1.1.3.5

An ninh mạng ................................................................................12

1.1.3.6

Điện tốn đám mây .......................................................................12

1.1.3.7

Sản xuất thêm dần (in 3D) ............................................................13


1.1.3.8

Tương tác thực ..............................................................................13

1.1.3.9

Dữ liệu lớn ....................................................................................14

1.1.3.10

Trí tuệ nhân tạo .............................................................................14

1.1.3.11

Sinh trắc học .................................................................................15

1.1.3.12

Chuỗi khối .....................................................................................16

1.1.4

Bản chất của Cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................16

1.1.5

Đặc điểm của Cách mạng công nghiệp 4.0 ...........................................17

1.2


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ..............................19

1.2.1

Khái niệm về Ngân hàng .......................................................................19

1.2.2

Ngân hàng số .........................................................................................20

1.2.3

Kênh phân phối ngân hàng....................................................................20


vi

1.2.4

Sản phẩm dịch vụ ngân hàng ................................................................21

1.2.5

Nguồn nhân lực ngân hàng ...................................................................22

1.2.6

Cơng nghệ tài chính ..............................................................................23
XU HƯỚNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TRONG CÁCH


1.3

MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ...............................................................................24
1.3.1

Xu hướng hợp tác với cơng nghệ tài chính ...........................................24

1.3.2

Xu hướng ngân hàng số ........................................................................27

1.3.3

Xu hướng sử dụng Internet vạn vật .......................................................28

1.3.4

Xu hướng sử dụng trí tuệ nhân tạo ........................................................31

1.3.5

Xu hướng sử dụng dữ liệu lớn ..............................................................34

1.3.6

Xu hướng sử dụng sinh trắc học ...........................................................36

1.3.7


Xu hướng sử dụng chuỗi khối ...............................................................38
KINH NGHIỆM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI

1.4

VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG .......................................................................41
1.4.1

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ..........................................41

1.4.1.1

Kinh nghiệm của ngân hàng tại Mỹ ..............................................41

1.4.1.2

Kinh nghiệm của ngân hàng tại Thái Lan ....................................42

1.4.1.3

Kinh nghiệm của ngân hàng tại Singapore ...................................43

1.4.2

Một số kinh nghiệm cho Hệ thống ngân hàng Việt Nam .....................43

TĨM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 46
CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP
4.0 ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM .............................................. 47
2.1


KHÁI QUÁT HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM .......................47


vii

2.1.1
Nam

Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Hệ thống ngân hàng Việt
...............................................................................................................47

2.1.2

Danh sách ngân hàng tại trong Hệ thống ngân hàng Việt Nam ............50

2.1.3 Tình hình hoạt động và quy mô Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2013
đến 2018 .............................................................................................................50
THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG

2.2

NGHIỆP 4.0 ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ...........................53
2.2.1

Tác động tới mơ hình hoạt động ngân hàng ..........................................53

2.2.1.1

Tác động tích cực ..........................................................................53


2.2.1.2

Tác động tiêu cực ..........................................................................57

2.2.2

Tác động tới kênh phân phối ngân hàng ...............................................58

2.2.2.1

Tác động tích cực ..........................................................................58

2.2.2.2

Tác động tiêu cực ..........................................................................63

2.2.3

Tác động tới các sản phẩm dịch vụ ngân hàng .....................................64

2.2.3.1

Tác động tích cực ..........................................................................64

2.2.3.2

Tác động tiêu cực ..........................................................................67

2.2.4


Tác động tới nguồn nhân lực ngân hàng ...............................................67

2.2.4.1

Tác động tích cực ..........................................................................67

2.2.4.2

Tác động tiêu cực ..........................................................................71

2.2.5

Tác động tới bảo mật, an ninh mạng ngân hàng ...................................72

2.2.5.1

Tác động tích cực ..........................................................................72

2.2.5.2

Tác động tiêu cực ..........................................................................73

2.3

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG

NGHIỆP 4.0 ĐẾN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM ...........................78
2.3.1


Kết quả đạt được ...................................................................................78


viii

2.3.2

Những hạn chế ......................................................................................80

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 83
CHƯƠNG 3 KHUYẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM DƯỚI XU THẾ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
4.0

........................................................................................................... 84
CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

3.1

DƯỚI XU THẾ CÁCH MẠNG CƠNG NGHIỆP 4.0 .......................................84
3.2.1 Tính tất yếu phải phát triển Hệ thống ngân hàng dưới xu thế Cách mạng
công nghiệp 4.0 ..................................................................................................84
3.1.2

Định hướng phát triển Hệ thống ngân hàng Việt Nam dưới CMCN 4.0 ..
...............................................................................................................85
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG NGÂN HÀNG DƯỚI XU

3.2


THẾ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 .........................................................91
3.2.1

Giải pháp cho ngân hàng số ..................................................................91

3.2.2

Giải pháp cho kênh phân phối ngân hàng .............................................92

3.2.3

Giải pháp cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng .........................................93

3.2.4

Giải pháp cho nguồn nhân lực ngân hàng .............................................95

3.2.5

Giải pháp cho bảo mật, an ninh mạng ngân hàng .................................96
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ .....................................................................99

3.3
3.3.1

Khuyến nghị với Cơ quan quản lý nhà nước ......................................100

3.3.1.1

Xây dựng cơ chế chính sách, hành lang pháp lý.........................100


3.3.1.2
Có chính sách hỗ trợ, đẩy mạnh truyền thơng thúc đẩy dịch vụ thanh
tốn khơng dùng tiền mặt ..............................................................................100
3.3.1.3

Tổ chức các hội thảo, chuyên đề khoa học công nghệ ngân hàng
101


ix

3.3.2

Khuyến nghị với Hệ thống ngân hàng Việt Nam................................101

3.3.2.1

Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng ....................101

3.3.2.2

Đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng, công nghệ thông tin..........101

3.3.2.3

Đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ ngân hàng ...............................102

3.3.2.4


Chú trọng bảo mật, an ninh mạng ngân hàng ............................102

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 103
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................ 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................xvi


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt

Tên đầy đủ

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn

AI

Artificial Intelligence (Trí thơng minh nhân tạo)

AR

Augmented reality (Tương tác thực)


BBVA

Banco Bilbao Vizcaya Argentaria (Tập đoàn ngân hàng đa quốc
gia Tây Ban Nha)

BIDV

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

CAD

Computer Aided Design (Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính)

CMCN

Cách mạng cơng nghiệp

CNTT

Công nghệ thông tin

Eximbank

Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Fintech

Financial Technology (Cơng nghệ tài chính)


IoS

Internet of Services (Internet của các dịch vụ)

IoT

Internet of Things (Internet vạn vật)

IT

Information Technology (Công nghệ thông tin)

LienVietPost

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt

Bank
MB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội


xi

NCB

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân

NFC


Near Field Communications (Công nghệ giao tiếp tầm ngắn)

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NLP

Natural Language Processing (Xử lý ngôn ngữ tự nhiên)

OCB

Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đơng

OCBC Bank

Tập đồn ngân hàng nước ngoài Trung Quốc

PIN

Personal Identification Number (Mã số định danh)

POS

Point of Sale (Máy chấp nhận thanh tốn thẻ)


PwC

Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Price Waterhouse Coopers Việt
Nam

QR

Quick Response (Mã phản hồi nhanh)

RBS

Ngân hàng Hoàng gia Scotland

Sacombank

Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn Thương Tín

SCB

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn

SHB

Ngân Hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

TCNH

Tài chính ngân hàng

TCTD


Tổ chức tín dụng

Techcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương
TMCP

Thương mại cổ phần


xii

TPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong

UOB

Ngân hàng United Overseas Bank

VIB

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

VietcomBank

Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương

VietinBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương


VPBank

Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


xiii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Ước tính nhu cầu và quy mô thị trường AI 5 năm tới ...............................32
Bảng 1.3 Một số tác dụng khi ứng dụng Blockchain trong ngân hàng .....................40
Bảng 2.1 Tỷ trọng khách hàng sử dụng một số kênh phân phối năm 2017 - 2018 ..59
Bảng 2.2 Tác động của CMCN 4.0 đến sản phẩm dịch vụ ngân hàng .....................65


xiv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Lược sử về các cuộc Cách mạng cơng nghiệp .............................................6
Hình 1.2 Bản chất của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 .................................................17
Hình 1.3 Thống kê đầu tư vào Fintech trên tồn cầu giai đoạn 2013 – H1/2018 .....25
Hình 1.4 Các lĩnh vực hợp tác giữa các ngân hàng và cơng ty Fintech H1/2018 .....26
Hình 1.5 Dự báo số người dùng dịch vụ ngân hàng số trên thế giới năm 2019 .......28
Hình 1.6 Tính quan trọng của IoT trong từng lĩnh vực năm 2018 ............................30
Hình 1.7 Lợi ích thu được tư AI năm 2030 của các khu vực trên thế giới ...............34
Hình 1.8 Lợi nhuận mà Big Data tồn cầu đem lại từ 2013 – 2018 .........................35

Hình 1.9 Tỷ lệ ảnh hưởng của Big Data đến các lĩnh vực năm 2018 .......................35
Hình 1.10 Nhu cầu của khách hàng về sử dụng sinh trắc học trong ngân hàng năm
2018 ...........................................................................................................................37
Hình 1.11 Vốn đầu tư vào công nghệ Blockchain năm 2013 – 2018 .......................38
Hình 2.1 Tổng tài sản của Hệ thống ngân hàng năm 2013 đến 2018 .......................51
Hình 2.2 11 ngân hàng có tổng tài sản trên 10 tỷ USD năm 2018 ............................52
Hình 2.3 Vốn điều lệ của Hệ thống ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2018 ............53
Hình 2.4 Danh sách Ngân hàng số tại Việt Nam năm 2018 .....................................55
Hình 2.5 Số lượng giao dịch qua các kênh năm 2017 - 2018 ...................................56
Hình 2.6 Mức độ nghiên cứu, triển khai chiến lược chuyển đổi số năm 2018 .........57
Hình 2.7 Khách hàng sử dụng kênh phân phối ít nhất 1 tuần/lần năm 2017 - 2018 .60


xv

Hình 2.8 Sự phát triển của kênh phân phối ngân hàng .............................................61
Hình 2.9 Mơ hình OCB OMNI ứng dụng Omni-Channel ........................................62
Hình 2.10 Số liệu thống kê sản phẩm dịch vụ mới ngành ngân hàng năm 2018 ......66
Hình 2.11 Tỷ trọng Mã độc tống tiền của Top 3 Đông Nam Á năm 2018 ...............75
Hình 2.12 Số lượng Mã độc ngân hàng của Top 3 Đơng Nam Á năm 2018 ............75
Hình 2.13 Số lượng nguy cơ từ Email Top 3 Đông Nam Á năm 2018 ....................76
Hình 2.14 Tội phạm cơng nghệ cao gia tăng nhiều hình thức tấn cơng nguy hiểm vào
hoạt động ngân hàng năm 2018 ................................................................................77
Hình 2.15 Lợi nhuận ngân hàng từ năm 2013 đến năm 2018 ...................................79


1

PHẦN MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ đang làm thay đổi cấu trúc, phương thức
hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của Hệ thống ngân hàng, hình thành
những sản phẩm dịch vụ tài chính mới như M-POS, Internet banking, Mobile
Banking, cơng nghệ thẻ chip, ví điện tử…; tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử
dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Mạng máy tính
đã kết nối các thị trường tài chính trên toàn cầu thành một thị trường thống nhất và
hoạt động liên tục, khắc phục được trở ngại về không gian và thời gian, tiết giảm chi
phí, tạo điều kiện cho các giao dịch ngân hàng quốc tế được tiến hành thuận lợi, nhanh
chóng. Nhờ đó đã đem lại cơ hội lớn cho các nhà kinh doanh tài chính, ngân hàng,
đồng thời cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây ra những rủi ro rất lớn nếu thiếu vắng
một môi trường kinh doanh lành mạnh hoặc mắc sai lầm trong chính sách và cơ chế
vận hành. Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng
có nhiều thuận lợi, nhờ việc xây dựng được những trung tâm dữ liệu lớn (big data).
Việc thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu lớn sẽ tạo ra những tri thức mới, hỗ trợ việc
đưa ra quyết định phù hợp và nhanh hơn, giảm được chi phí và tạo lợi thế cạnh tranh;
nhất là tạo thuận lợi cho công tác dự báo, thống kê về hoạt động tiền tệ - ngân hàng.
Tuy nhiên, những tiến bộ về kỹ thuật cơng nghệ cũng gây ra nhiều khó khăn cho việc
quản lý và giám sát hoạt động tiền tệ - ngân hàng. Do các sản phẩm dịch vụ ngân
hàng ngày càng đa dạng, rủi ro kinh doanh phức tạp hơn, gây khó khăn cho nhiều
quốc gia trong việc kiểm soát rủi ro. Thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng
cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng này
nên các ngân hàng giảm được số lượng nhân viên. Nhu cầu về nguồn nhân lực chất
lượng cao sẽ gia tăng (giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ
thông tin). Hơn nữa, việc cạnh tranh thông qua mở rộng mạng lưới các chi nhánh
ngân hàng sẽ dần chấm dứt, do chi phí hoạt động cao, thay vào đó là công nghệ ngân


2

hàng hiện đại. Trước những thay đổi đang gây áp lực lên ngành Ngân hàng, các nhà

quản lý cũng phải thay đổi tư duy và cách tiếp cận. Dù muốn hay khơng, các ngân
hàng và các nhà tạo lập chính sách cần chấp nhận sự thay đổi tất yếu này, mở rộng
tầm nhìn về triển vọng dịch vụ ngân hàng và nhanh chóng chuyển hóa thành hiện
thực, như thế mới có thể tồn tại và phát triển bền vững. Để làm rõ tác động của Cách
mạng công nghiệp 4.0 đến sự chuyển biến của Hệ thống ngân hàng trong thời kỳ này
tôi quyết định chọn đề tài “Tác động của Cách mạng công nghệ 4.0 đến Hệ thống
ngân hàng Việt Nam”.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là phân tích, làm rõ được thực trạng tác động
của CMCN 4.0 đến Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm
phát huy những tác động tích cực và khắc phục những tác động tiêu cực trong CMCN
4.0 đối với Hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
Các mục tiêu cụ thể như sau:
(1) Làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về CMCN 4.0 và Hệ thống ngân
hàng.
(2) Làm rõ những thực trạng tác động trong CMCN 4.0 đến Hệ thống ngân hàng
tại Việt Nam
(3) Đưa ra một số khuyến nghị dưới tác động của CMCN 4.0 đến Hệ thống ngân
hàng Việt Nam
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau đây:


3

(1) Hiện nay thực trạng của tác động CMCN 4.0 đến Hệ thống ngân hàng Việt
Nam như thế nào?

(2) Hệ thống ngân hàng Việt Nam cần làm gì trước những tác động của CMCN
4.0?
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng những tác động của CMCN
4.0 đến Hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về vấn đề tác động của CMCN 4.0 đến Ngân hàng thương
mại trong Hệ thống Ngân hàng Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 1/2013 đến tháng
12/2018.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu
định tính. Nội dung nghiên cứu cịn có thống kê và mơ tả, phân tích, so sánh, tổng
hợp, thăm dò, khảo sát thực tiễn. Các phương pháp sử dụng gồm có: Phương pháp
thống kê và mơ tả, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân
tích, suy luận để xem xét các đặc điểm của hệ thống hàng Việt Nam, của CMCN 4.0
và đánh giá được tác động là tích cực hay tiêu cực với Hệ thống ngân hàng Việt Nam,
có được những khuyến nghị phù hợp trong xu hướng tồn cầu hiện tại.
ĐĨNG GĨP DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI
Đây là đề tài mới nghiên cứu về tác động của CMCN 4.0 đến Hệ thống ngân
hàng. Hệ thống hóa, phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về những tác động
của CMCN 4.0 đến Hệ thống ngân hàng. Đánh giá, phân tích thực trạng tác động tích
cực và tiêu cực của CMCN 4.0 đến Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 2013 đến
2018 nhằm đóng góp tính tham khảo với các Ngân hàng và tìm được hướng đi phù


4

hợp với các ngân hàng hiện tại, tăng năng lực cạnh tranh trong nước cũng như trên
thế giới.

Đối với các ngân hàng, luận văn hỗ trợ các ngân hàng nắm bắt được các tác
động của CMCN 4.0 trong ngân hàng để có chiến lược phù hợp.
Đối với các nhà nghiên cứu, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị
trong nghiên cứu CMCN 4.0 trong lĩnh vực Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế tại
Việt Nam nói chung.
TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
Trong thời gian vừa qua, việc nghiên cứu đề tài này đã có một số cơng trình, bài
viết nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, cụ thể như sau:
1. Bùi Quang Tiên 2017, Tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với
ngành Ngân hàng Việt Nam và cơ hội, thách thức đối với lĩnh vực thanh tốn. Tạp
chí Ngân hàng. Nghiên cứu đưa ra được: CMCN 4.0 tác động đến mơ hình tổ chức,
quản trị tại các ngân hàng thơng qua sự xuất hiện của trí thơng minh nhân tạo (AI Artificial Intelligence) và tác động kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng
truyền thống. Cơ hội và thách thức đối với lĩnh vực thanh toán tại Việt Nam. Một số
chính sách và luật pháp tại Việt Nam về thanh tốn nhằm tiếp cận và đón đầu CMCN
4.0
2. TS. Nguyễn Thị Hiền 2017, Tác động của Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4
tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Tạp chí tài chính. Bài viết nghiên cứu trình bày
những đặc điểm của cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 4 và những tác động chính
của nó đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Trên cơ sở nhận diện những thách thức
mà lĩnh vực tài chính, ngân hàng phải đối mặt, bài viết đưa ra một số khuyến nghị
chính sách cho ngành Tài chính, Ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung để có
thể hội nhập và chủ động ứng phó thành cơng với những xu hướng của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ 4.


5

3. TS. Tô Huy Vũ 2016, Ngành Ngân hàng trước tác động của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư. Tạp chí Ngân hàng. Bài viết nghiên cứu đề cập những tác
động chủ yếu đến ngành Ngân hàng và một số giải pháp để nắm bắt cơ hội tốt hơn,

đồng thời hạn chế tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0
4. TS. Nghiêm Xuân Thành 2017, Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuẩn
bị của ngành Ngân hàng Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ. Bài viết nghiên cứu mô tả
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Đỉnh cao của sự phát triển công nghệ, kết nối và
chia sẻ. Đề cập đến Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới cơ cấu và
trình độ phát triển của nền kinh tế và ngành Ngân hàng. Qua đó nêu ra những Thách
thức đối với từng ngân hàng trong bối cảnh hiện nay.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động sâu rộng đến hầu hết tất cả các
lĩnh vực. Đã có nhiều nghiên cứu về sự tác động của công nghệ 4.0 đến các lĩnh vực
kinh tế, giáo dục, riêng về hoạt động ngân hàng thì chỉ có những bài viết, ý kiến, phát
biểu chưa đi sâu vào phân tích. Với đề tài nghiên cứu này, tơi sẽ thơng qua phương
pháp định tính để có phân tích về tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 lên hoạt
động của các ngân hàng hiện nay.
KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Cách mạng công nghiệp 4.0 và Hệ thống ngân
hàng
Chương 2: Thực trạng tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến Hệ thống
ngân hàng Việt Nam
Chương 3: Khuyến nghị các giải pháp phát triển ngân hàng Việt Nam dưới xu
thế Cách mạng công nghiệp 4.0


6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
4.0 VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG


1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1.1 Lược sử về các cuộc Cách mạng công nghiệp
Các chuyên gia và sử gia trong ngành công nghiệp thường phân loại thay đổi
cách sản xuất trong công nghiệp thành các thời đại. Sự thay đổi mang tính đột phá
trong q trình phát triển thường được gọi là cuộc cách mạng. Theo đó, các cuộc
Cách mạng cơng nghiệp diễn ra như sau:

Hình 1.1 Lược sử về các cuộc Cách mạng công nghiệp
Nguồn: Vinaprint
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất - Công nghiệp 1.0 (1760-1840). Về thời
gian diễn ra Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất không thống nhất, nhưng nói chung


7

là ở nửa cuối thế kỷ 18 đến nửa đầu thế kỷ 19. Đặc trưng chủ yếu: Dùng động cơ hơi
nước sử dụng nhiên liệu than và máy móc dẫn động bằng cơ khí
Cách mạng cơng nghiệp lần thứ hai – Công nghiệp 2.0 (1850 – 1914). Công
nghiệp 2.0 từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20. Đặc trưng chủ yếu: Dùng động cơ
đốt trong; máy móc sử dụng điện và các công nghệ sản xuất lắp ráp dây chuyền; sản
xuất hàng loạt.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ ba – Công nghiệp 3.0 (1969 – 2000). Cuộc
Cách mạng công nghiệp thứ ba xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 đến hết thế kỷ 20. Đặc
trưng chủ yếu: sử dụng máy tính, internet và robot cơng nghiệp, tự động hóa, siêu
máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet
(thập niên 1990). Cho đến cuối thế kỷ 20.
Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư – Công nghiệp 4.0 (bắt đầu vào đầu thế kỉ
21). Tiếp sau những thành tựu lớn từ Cách mạng cơng nghiệp lần thứ 3, được hình
thành trên nền tảng cải tiến của cuộc cách mạng số. Đặc điểm cơ bản của nền sản

xuất công nghiệp 4.0: Sản xuất thông minh (Smart production); Kết nối vạn vật
(Internet of Things); Điện toán đám mây (Cloud computing); Hệ thống thực - ảo
(Cyber-Physical Systems). Hiện tại cả thế giới đang ở trong giai đoạn đầu của cuộc
cách mạng này và xu hướng mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của con người.
[1]
1.1.2 Khái niệm về Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) là một khái niệm mới xuất hiện
trong những năm gần đây, một số người gọi nó là “Cuộc Cách mạng cơng nghiệp
lần thứ tư (The Fourth Industrial Revolution)”, những người khác lại thích gọi là
“Công nghiệp 4.0”. Thuật ngữ “Công nghiệp 4.0” lần đầu tiên được đưa ra ở Cộng
hòa Liên bang Đức năm 2011 tại Hội chợ Công nghệ Hannover với khái niệm tiếng
Đức là “Industrie 4.0”. Đến năm 2012, được xác định là một trong 10 “Dự án tương
lai” cho Chiến lược Cơng nghệ cao của Chính phủ Đức năm 2020. Ngày 20/01/2016,


8

tại Diễn đàn Kinh tế thế giới khai mạc với chủ đề “Làm chủ cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư”. Từ đó, đến nay, thuật ngữ “Cơng nghiệp 4.0” được sử dụng rộng
rãi trên thế giới để mô tả cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, để định nghĩa
cơng nghiệp 4.0 là gì? Nó bao gồm những gì? Thì hiện nay thế giới khơng có quan
điểm thống nhất mà tùy theo nhận định của từng người.
Theo Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế
Thế Giới đưa ra cái nhìn đơn giản về CMCN 4.0 như sau:
“Cách mạng công nghiệp lần đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước
để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc Cách mạng cơng nghiệp lần thứ hai diễn ra nhờ ứng
dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ ba sử dụng điện tử
và cơng nghệ thơng tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng công
nghiệp thứ tư đang nảy nở từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nó kết hợp
các cơng nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.

“Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Cơng nghệ
sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý. Những yếu tố cốt lõi của kỹ thuật số trong Cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo - AI (Artificial Intelligence), Internet vạn vật
- IoT (Internet of Things) và dữ liệu lớn (Big Data)”
“Tốc độ đột phá của CMCN 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”.
“Khi so sánh với các cuộc Cách mạng công nghiệp trước đây, CMCN 4.0 đang
tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang
phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Theo chiều rộng và chiều sâu của
những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý
và quản trị”.
Theo Larry Hatheway (2016), cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là “cuộc cách
mạng kỹ thuật số, sử dụng các thiết bị điện tử, công nghệ thông tin để tự động hóa
q trình sản xuất”.


9

Theo Germany Trade & Invest (2014), Cách mạng công nghiệp 4.0 đại diện
cho “sự đổi mới mơ hình từ sản xuất tập trung sang phi tập trung, được thực hiển bởi
các tiến bộ công nghệ tạo thành sự đảo ngược của logic quy trình sản xuất thơng
thường”.
Cách mạng cơng nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo các “nhà máy
thông tin” với cấu trúc đa dạng và linh hoạt, tại đó các hệ thống vật lý khơng gian ảo
sẽ giám sát các quá trình, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với Internet vạn
vật (IoT – Internet of Things), các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với
nhau và với con người theo thời gian thực; sau đó, thơng qua Internet của các dịch vụ
(IoS – Internet of Services), người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua
việc sử dụng các dịch vụ này – đồng nghĩa với sự phức tạp của mạng lưới sản xuất
và nhà cung cấp sẽ tăng lên rất nhiều. Thông qua việc kết nối này, các doanh nghiệp
sẽ tạo ra những mạng lưới thơng minh trong tồn bộ chuỗi giá trị để có thể kiểm sốt

lẫn nhau một cách tự động, qua đó giúp xóa nhịa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý,
số hóa và sinh học. Điều này cho phép tùy biến sản phẩm để phù hợp với khách hàng
và tạo ra các mơ hình hoạt động mới.
Hiện CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, một
phần châu Á. Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho nhân loại nhiều
thách thức phải đối mặt.
1.1.3 Thành phần cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0
Theo cách tiếp cận phổ biến nhất và đưa ra giai đoạn ban đầu, các thành phần
cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 gồm: Hệ thống không gian mạng thực-ảo
(Cyber-Physical Systems), Internet vạn vật (Internet of Things), Nhà máy thông minh
(Smart Factory) và Internet dịch vụ (Internet of Services). Một số quan điểm khác
cho rằng công nghiệp 4.0 bao gồm một số yếu tố cơ bản: Robot tự động (Autonmous
robots), Mơ phỏng (Simulation), Hệ thống tích hợp (System integration), Internet vạn
vật (Internet of things), An ninh mạng (Cybersecurity), Điện toán đám mây (Cloud


10

computing), Sản xuất thêm dần (in 3D) (Additive manufacturing), Tương tác thực
(Augmented reality), Dữ liệu lớn (Big data),…
1.1.3.1 Robot tự động
Robot tự động (Autonmous robots) là robot thực hiện các nhiệm vụ với hành
vi có mức độ tự chủ cao. Sự can thiệp của con người đến hoạt động của nó là ít hoặc
rất ít. [2]
Robot tự động ngày nay đang được sử dụng nhiều hơn ở tất cả các lĩnh vực từ
nơng nghiệp chính xác cho đến chăm sóc người bệnh. Sự phát triển nhanh công nghệ
robot làm cho sự hợp tác giữa người và máy móc sớm trở thành hiện thực. Hơn nữa,
do các tiến bộ công nghệ khác, robot đang trở nên thích nghi và linh hoạt hơn, với
thiết kế cấu trúc và chức năng của nó được lấy cảm hứng từ các cấu trúc sinh học
phức tạp (mở rộng của q trình mơ phỏng sinh học, trong đó mơ hình và các chiến

lược của tự nhiên được bắt chước lại). Siêu tự động hóa cộng với trí tuệ nhân tạo (AI)
sẽ khiến việc tự động hóa phát triển mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây
chỉ có con người sở hữu. AI sẽ phát huy thế mạnh tốt nhất trong việc xử lý dữ liệu
lớn, có thể bao gồm việc xử lý ngơn ngữ và hình ảnh, vốn vẫn là giới hạn của máy
tính cho đến nay. Siêu tự động hóa cực cao có thể cho phép sự tham gia của robot và
các cỗ máy có trí thơng minh nhân tạo phân tích kết quả, đưa ra các quyết định phức
tạp và ứng dụng những kết luận vào hoạt động sản xuất.
1.1.3.2 Mô phỏng
Mô phỏng (Simulation) là quá trình “bắt chước” một quá trình hay hệ thống
có thực theo thời gian.
Mơ phỏng mang lại nhiều lợi ích to lớn và trong tương lai sẽ được sử dụng
rộng rãi hơn trong các hoạt động của nhà máy, giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí,
nguyên vật liệu, tránh được những trường hợp rủi ro, nguy hiểm trong điều kiện
thực…


×