Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tiền giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 103 trang )

i

TĨM TẮT

Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, hoạt động Thanh toán quốc tế của các
Ngân hàng thƣơng mại khơng những đón nhận nhiều cơ hội mà song song đó cũng
khơng ít những khó khăn, thách thức. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Việt Nam – chi nhánh Tiền Giang khơng nằm ngồi xu hƣớng đó.
Vì vậy, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra những ƣu điểm, những hạn
chế còn tồn tại trong hoạt động Thanh toán quốc tế của chi nhánh Agribank Tiền
Giang, từ đó, gợi ý một số giải pháp cho sự phát triển của hoạt động Thanh toán
quốc tế của chi nhánh đƣợc thuận lợi và đạt kết quả tốt hơn. Góp phần cho chi
nhánh có thể hội nhập vào thị trƣờng tài chính ngày càng cạnh tranh gay gắt nhƣ
hiện nay, cũng nhƣ tận dụng mọi cơ hội, tiềm năng trong điều kiện hội nhập kinh tế
thế giới.


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về cơng trình khoa học này của
mình, cụ thể:
Tôi tên là: LÊ KIM XUÂN NHẠN
Sinh ngày 11 tháng 05 năm 1979 tại Tiền Giang
Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi
nhánh Tiền Giang.
Là học viên cao học khóa 16C của Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM
Mã số học viên: 020116140160
Cam đoan đề tài: “Phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Tiền Giang”


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Hồ Diệu
Luận văn đƣợc thực hiện tại Trƣờng Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh.
Luận văn này chƣa từng đƣợc trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trƣờng đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc
đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2016
Tác giả luận văn

LÊ KIM XUÂN NHẠN


iii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng nhƣ thực hiện đề tài, tôi rất biết ơn
quý Giảng viên, cán bộ các phòng ban, các khoa của Trƣờng Đại học Ngân hàng
TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi đƣợc trang bị những kiến thức bổ ích,
giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Hồ Diệu,
ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn tơi hoàn thành luận văn này.


iv

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

TĨM TẮT .................................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 2
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ 3
MỤC LỤC .................................................................................................................. 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. 9
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... 10
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .......................................................................................... 11
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 12
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI ....................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về Thanh toán quốc tế ..................................................................... 1
1.1.2 Vai trò của hoạt động Thanh toán quốc tế ...................................................... 3
1.1.2.1 Đối với nền kinh tế và các hoạt động xã hội ................................. 3
1.1.2.2 Đối với ngân hàng ............................................................................... 5
1.1.3 Các phƣơng tiện Thanh toán quốc tế .............................................................. 6
1.1.4 Các phƣơng thức Thanh toán quốc tế thơng dụng .......................................... 7
1.1.4.1 Các phương thức Thanh tốn quốc tế chủ yếu dành cho khách hàng
Doanh nghiệp ..................................................................................................... 8
1.1.4.2 Các phương thức Thanh toán quốc tế chủ yếu dành cho khách hàng
Cá nhân ............................................................................................................ 10


v

1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................... 13
1.2.1 Các nhân tố khách quan .................................................................................. 13

1.2.2 Các nhân tố chủ quan ...................................................................................... 15
1.3 PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI ................................................................................................ 17
1.3.1 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng
thƣơng mại ....................................................................................................... 17
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân
hàng thƣơng mại ............................................................................................. 19
1.4 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .............................................. 21
1.4.1 Kinh nghiệm phát triển Thanh toán quốc tế của Ngân hàng HSBC ............. 21
1.4.2 Kinh nghiệm phát triển Thanh toán quốc tế của Vietcombank ...................... 22
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
chi nhánh Tiền Giang .................................................................................... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ....................................................................................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TỐN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TIỂN GIANG ........................................................................................................... 25
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN TỈNH TIỀN GIANG .................................................................................... 25
2.1.1 Giới thiệu sơ nét về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn
Tiền Giang ................................................................................................ … 25
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang trong những năm
gần đây ......................................................................................................... 25
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK
TIỀN GIANG TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA .............................................. 26


vi

2.2.1 Mơ hình tổ Thanh tốn quốc tế tại Agribank Tiền Giang ............................. 26

2.2.2 Thực trạng Thanh toán quốc tế đối với khách hàng cá nhân tại Agribank
Tiền Giang .................................................................................................... 26
2.2.2.1 Thực trang Dịch vụ chi trả kiều hối – Qua hệ thống Swift, Western
Union và qua các kênh khác theo thỏa thuận giữa Agribank và các Ngân
hàng nước ngoài. .......................................................................................... 26
2.2.2.2 Dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân - Qua hệ
thống Swift, và dịch vụ Western Union ........................................................ 28
2.2.2.3 Tình hình sử dụng thẻ quốc tế tại Agribank Tiền Giang ................. 30
2.2.3 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Agribank Tiền Giang ........................................................................................ 31
2.2.4 Đánh giá về hoạt động TTQT tại Agribank Tiền Giang ............................... 33
2.2.4.1 Về sản phẩm ...................................................................................... 33
2.2.4.2 Về khách hàng ................................................................................... 34
2.2.4.3 Về thị phần Thanh toán quốc tế ........................................................ 35
2.2.4.4 Về thu nhập từ phí dịch vụ Thanh tốn quốc tế ................................ 37
2.2.4.5 Đánh giá chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế qua kết quả khảo
sát ................................................................................................................... 37
2.2.5 Những ƣu điểm trong hoạt động Thanh toán quốc tế của Agribank Tiền Giang
................................................................................................................................... 40
2.2.5.1 Trong hoạt động chi trả kiều hối ...................................................... 40
2.2.5.2 Trong dịch vụ chuyển tiền quốc tế dành cho khách hàng cá nhân ... 41
2.2.5.3 Ưu điểm trong dịch vụ Thanh toán quốc tế đối với khách hàng Doanh
nghiệp ............................................................................................................ 42
2.2.6 Các mặt hạn chế trong Thanh toán quốc tế và nguyên nhân của các hạn chế.


vii

........................................................................................................................ 42
2.2.6.1 Một số hạn chế còn tồn tại ........................................................... ....42

2.2.6.2 Các nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong hoạt động Thanh toán
quốc tế tại Agribank Tiền Giang ................................................................... 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2......................................................................................... 50
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ TẠI AGRIBANK TIỀN GIANG ...................................................... 51
3.1 ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN
QUỐC TẾ CỦA AGRIBANK VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 ................................ 51
3.1.1 Tăng trƣởng kinh tế dẫn đến nhu cầu về giao dịch Thanh toán quốc tế gia tăng
........................................................................................................................... 51
3.1.2 Định hƣớng phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế của Agribank Việt Nam .
............................................................................................................................ 51
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC
TẾ TẠI AGRIBANK TIỀN GIANG ................................................................. 52
3.2.1 Hồn thiện hệ thống tổ chức Thanh tốn quốc tế và các sản phẩm Kinh doanh
ngoại hối làm cơ sở để phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế ............................ 53
3.2.1.1 Cơ cấu tổ chức hoạt động Thanh toán quốc tế ............................. 53
3.2.1.2 Phát triển các sản phẩm Kinh doanh ngoại hối để hỗ trợ hoạt động
Thanh toán quốc tế ....................................................................................... 54
3.2.2

Cải tiến các sản phẩm Thanh toán quốc tế dành cho khách hàng cá nhân ... 55

3.2.3

Cải tiến các sản phẩm Thanh toán quốc tế dành cho khách hàng doanh
nghiệp ............................................................................................................. 58

3.2.4

Các giải pháp hỗ trợ khác ........................................................................... 59


3.2.5

Một số kiến nghị đối với Agribank Việt Nam ............................................. 64

3.2.6

Một số kiến nghị đối với Chính phủ ........................................................... 67


viii

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 70
KẾT LUẬN CHUNG


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Agribank
Agribank
Giang
CAD

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Tiền Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam –
chi nhánh Tiền Giang
Cash against Documents (Phƣơng thức giao chứng từ nhận
tiền ngay)


CMND

Chứng minh nhân dân

BCT

Bộ chứng từ

BIDV

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt
Nam

FDI

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi

KDNT

Kinh doanh ngoại tệ

KH

Khách hàng

L/C

Tín dụng chứng từ

NH


Ngân hàng

NHĐL

Ngân hàng đại lý

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

NHNNg

Ngân hàng Nƣớc ngoài

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

PGD

Phịng giao dịch

SWIFT

Hệ thống viễn thơng tài chính liên ngân hàng tồn cầu

TDCT

Tín dụng chứng từ


TTQT

Thanh tốn quốc tế

USD

Đồng Đơ la Mỹ

Vietcombank

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam

Vietinbank

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Công thƣơng Việt Nam

XNK

Xuất nhập khẩu


x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Doanh số chi trả kiều hối qua các năm (2013-2015) ............................... 27
Bảng 2.2: Doanh số chuyển tiền và số lƣợng giao dịch chuyển tiền đi nƣớc ngoài
đối với khách hàng cá nhân ...................................................................................... 28
Bảng 2.3: Doanh số chuyển tiền đi nƣớc ngồi theo từng mục đích chuyển ........... 30
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng thẻ quốc tế tại Agribank Tiền Giang qua các năm ..... 30

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán XNK tại Agribank Tiền Giang qua các năm (20132015) .......................................................................................................... 31
Bảng 2.6: Tỷ trọng doanh số thanh toán XNK tại Agribank Tiền Giang qua các
năm (2013-2015)........................................................................................ 32
Bảng 2.7: Doanh số TTQT của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang .......... 36
Bảng 2.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Tiền Giang qua các năm 2013-2015 .... 36
Bảng 2.9: Thị phần chi trả kiều hối của một số NHTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang .
.................................................................................................................... 37
Bảng 2.10: Doanh thu dịch vụ TTQT tại Agribank Tiền Giang qua các năm ......... 38
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát ý kiến khách hàng tại Agribank Tiền Giang ............... 39


xi

DANH MỤC HÌNH
Biều đồ 2.1: Doanh số kiều hối theo từng phƣơng thức nhận tiền .......................... 27
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng chuyển tiền qua các kênh (Swift và Western Union) ............ 29
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dịch vụ TTQT của khách hàng doanh nghiệp tại Agribank
Tiền Giang qua các năm 2013-2015 ............................................. ... 32
Biểu đồ 2.4: Thu nhập từ KDNT của Agribank Tiền Giang từ năm 2013-2015 ...... 38
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ TTQT tại Agribank Tiền Giang ........... 39


xii

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào
nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Xu thế hội nhập quốc tế này mang đến
nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam, trong đó nổi bật là hoạt động

ngoại thƣơng Việt Nam không ngừng phát triển, với lƣu lƣợng hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu và nhập khẩu ngày càng gia tăng hơn. Bên cạnh đó, theo số liệu của Ủy
ban Nhà nƣớc về ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, hiện có gần
năm triệu ngƣời Việt Nam sinh sống và làm việc tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ
trên thế giới, hàng năm đã chuyển về cho thân nhân ở Việt Nam một lƣợng ngoại tệ
đáng kể, góp phần khơng nhỏ vào việc tăng nguồn thu ngoại tệ cho dự trữ ngoại hối,
và cải thiện thâm hụt thƣơng mại. Năm 2015, Việt Nam đƣợc xếp là quốc gia nhận
kiều hối đứng hàng thứ 11 trên thế giới. Chính vì thế, mọi thành phần kinh tế của
Việt Nam cần chủ động và có sự chuẩn bị chu đáo cho thời cơ cũng nhƣ thách thức
này. Là một trong những trụ cột của nền kinh tế, hệ thống ngân hàng nói chung, các
NHTM nói riêng phải có chiến lƣợc lâu dài cho sự phát triển bền vững và từng bƣớc
hịa nhập vào sân chơi bình đẳng và hội nhập quốc tế.
Mặt khác, khi thực hiện các thỏa thuận mở cửa nền kinh tế theo các hiệp định
thƣơng mại quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Việt Nam đã từng bƣớc mở cửa thị
trƣờng tài chính của mình. Từ đó, đã xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng
100% vốn nƣớc ngoài tại Việt Nam, với năng lực tài chính lớn mạnh, kinh nghiệm
và tính chuyên nghiệp cao trong các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, nhất là mảng
nghiệp vụ Thanh tốn quốc tế. Chính vì thế mà sự cạnh tranh trên thị trƣờng tài
chính nói chung, trên thị phần các sản phẩm, dịch vụ TTQT nói riêng lại càng trở
nên gay gắt và khốc liệt. Để có thể chuẩn bị cho sự cạnh tranh này, các Ngân hàng
thƣơng mại trong nƣớc cần phải từng bƣớc tìm ra các giải pháp nhằm hồn thiện
bản thân mình, kết hợp với các chiến lƣợc phát triển kinh doanh hợp lý, đặc biệt là


xiii

mảng nghiệp vụ TTQT, một trong những nghiệp vụ mang lại nguồn thu nhập không
nhỏ cho hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ những lý do nêu trên, đối với Ngân
hàng nghiệp và Phát triển Nơng thơn Việt Nam nói chung, và Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang nói riêng, việc phát triển hoạt động

TTQT là một nhiệm vụ mang tính cấp thiết. Do đó, việc nghiên cứu, cũng nhƣ phân
tích hiện trạng hoạt động TTQT hiện tại để tìm ra các giải pháp đồng bộ, hữu hiệu
và khả thi nhằm góp phần phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Agribank Tiền
Giang. Chính vì thế, tác giả mong muốn chọn đề tài “Phát triển hoạt động TTQT tại
Agribank Tiền Giang” là đề tài nghiên cứu của luận văn.
2. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan
Trong lĩnh vực nghiệp vụ TTQT, đã có nhiều đề tài nghiên cứu với các nội
dung bao gồm nhƣ: các giải pháp hạn chế rủi ro trong phƣơng thức TDCT, các giải
pháp phát triển hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT, phát triển hoạt động
TTQT dành cho khách hàng doanh nghiệp.. Phần lớn những nghiên cứu có đối
tƣợng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… Một số nghiên
cứu về TTQT trong NHTM có thể kể đến nhƣ:
- Nguyễn Nhƣ Ngọc, đề tài “Giải pháp phát triển dịch vụ TTQT tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam”, năm 2012. Luận văn cũng chủ yếu tập trung
phân tích các rủi ro và những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong TTQT,
trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động TTQT đối với khách hàng
là doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.
- Dƣơng Huyền Quỳnh Nhƣ, đề tài “Phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế
đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thƣơng mại Cổ phần Công
thƣơng chi nhánh 5”, năm 2013. Luận văn tập trung phân tích thực trạng TTQT qua
đó các đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động TTQT chỉ dành cho đối tƣợng
khách hàng là các doanh nghiệp XNK tại Vietinbank Chi nhánh 5.
Nhƣ vậy, đa phần các nghiên cứu trƣớc đây phục vụ chủ yếu cho đối tƣợng
là khách hàng doanh nghiệp XNK, rất ít các nghiên cứu liên quan khách hàng cá


xiv

nhân trong TTQT. Trong bối cảnh kinh tế nƣớc ta đang trên đƣờng hội nhập kinh tế
thế giới thì nhu cầu sử dụng dịch vụ TTQT của khách hàng cá nhân ngày một gia

tăng. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng hoạt động TTQT của khách hàng cá nhân
trở nên cấp thiết và quan trọng. Chính vì thế, trong luận văn này, bên cạnh phát
triển hoạt động TTQT phục vụ khách hàng doanh nghiệp, tác giả mong muốn góp
phần vào sự phát triển hoạt động TTQT dành cho nhóm đối tƣợng khách hàng cá
nhân, nhằm tạo sự thuận lợi cho họ việc nhận kiều hối và chuyển đi nƣớc ngoài một
cách dễ dàng, an toàn, hợp pháp. Một số đề tài nghiên cứu có liên quan trong hoạt
động TTQT dành cho khách hàng cá nhân nhƣ sau:
- Nguyễn Thị Ngọc Phƣợng, đề tài “Kiều hối, phát triển tài chính và tăng
trƣởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển” năm 2015, nghiên cứu về tác động
của biến động kiều hối đối với tăng trƣởng kinh tế tại 28 quốc gia đang phát triển
giai đoạn từ năm 2000 đến 2014. Tác giả nghiên cứu kiều hối trên phƣơng diện vĩ
mô với kết quả nhƣ sau: kiều hối có tƣơng quan âm với tăng trƣởng kinh tế ở các
quốc gia đang phát triển, kiều hối có vai trị bổ sung cho phát triển tài chính trong
việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, độ mở thƣơng mại và tỷ lệ nhập học tiểu học vẫn
đóng vai trị thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ở các quốc gia đang phát triển trong mẫu
nghiên cứu. Tuy nhiên, hạn chế của đề tài là việc không nghiên cứu chi tiết, cụ thể
về việc giao dịch TTQT của các cá nhân trong việc tham gia hoạt động TTQT tại
NHTM.
- Lê Bảo Thy, đề tài “Giải pháp thu hút kiều hối để cải thiện cán cân tài
khoản vãng lai tại Việt Nam”, năm 2013. Luận văn nghiên cứu về những giải pháp
thu hút kiều hối nhằm cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam. Đề tài
chứng minh đƣợc mối liên hệ giữa kiều hối và cán cân tài khoản vãng lai, để đƣa ra
các khuyến nghị nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách nhận thức tầm quan
trọng của kiều hối đối với nền kinh tế Việt Nam và biện pháp thu hút, phát triển sao
cho nó trở thành nguồn lực cải thiện cán cân tài khoản vãng lai tại Việt Nam.


xv

Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu có liên quan trƣớc chỉ tập trung về

kiều hối, đối với giao dịch chuyển tiền đi nƣớc ngoài của khách hàng cá nhân hầu
nhƣ khơng đƣợc đề cập và nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan về hoạt động TTQT và phát triển hoạt động TTQT
của NHTM bao gồm cơ sở lý thuyết về hoạt động TTQT; những luận cứ về vai trò
của việc phát triển hoạt động TTQT; những tiêu chí đánh giá sự phát triển hoạt
động TTQT; kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của một số NHTM.
Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT đối với khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp tại Agribank Tiền Giang giai đoạn 2013-2015; đánh giá những kết
quả đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế trong việc phát triển hoạt động TTQT và
tổng kết đƣợc những nguyên nhân của những hạn chế này.
Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển hoạt động TTQT tại Agribank Tiền
Giang, đồng thời đƣa ra những khuyến nghị đối với Agribank Việt Nam, và một số
khuyến nghị đối với Chính phủ.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Thực trạng hoạt động TTQT tại Agribank Tiền Giang nhƣ thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến sự hạn chế trong hoạt động TTQT tại
Agribank Tiền Giang?
- Những giải pháp nào cho sự phát triển hoạt động TTQT, đặc biệt phục vụ
cho khách hàng cá nhân tại Agribank Tiền Giang?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động Thanh tốn quốc tế tại Ngân hàng Nơng
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnhTiền Giang.
Phạm vi nghiên cứu:
Không gian nghiên cứu: việc nghiên cứu luận văn đƣợc thực hiện trong
phạm vi hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tỉnh Tiền Giang.


xvi


Thời gian nghiên cứu: Số liệu, thông tin thực hiện trong nghiên cứu chủ yếu
đƣợc thu thập trong thời gian 03 năm (2013, 2014 và 2015).
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp tổng hợp, hệ thống hóa các cơ sở lý luận
chung về TTQT.
Sử dụng phƣơng pháp thu thập số liệu bằng phƣơng pháp thống kê, tổng hợp,
so sánh cho mục tiêu đánh giá thực tiễn hoạt động TTQT, để từ đó đƣa ra những
đánh giá về thực trạng hoạt động TTQT tại Agribank Tiền Giang.
Bên cạnh đó, luận văn cịn kết hợp sử dụng phƣơng pháp khảo sát ý kiến
khách hàng nhằm đánh giá thực tế hoạt động TTQT của Agribank Tiền Giang.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về nghiệp vụ
TTQT trong NHTM hiện nay.
Ý nghĩa thực tiễn: hoạt động TTQT tại Agribank Tiền Giang còn nhiều hạn
chế, tuy nhiên các nghiên cứu trƣớc về Agribank Tiền Giang chỉ tập trung vào lĩnh
vực tín dụng, huy động vốn, nghiệp vụ thẻ.. Đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu
nào về nghiệp vụ TTQT. Do đó, đề tài sẽ tập trung phân tích cụ thể thực tiễn hoạt
động TTQT của Agribank Tiền Giang, qua đó nêu lên tồn tại, hạn chế hiện có trong
nghiệp vụ này, và đề xuất một số giải pháp để từ đó hồn thiện và phát triển hơn
nữa hoạt động TTQT tại chi nhánh Agribank Tiền Giang. Thơng qua đó, góp phần
nâng cao tính cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Agribank Tiền Giang.
8. Điểm mới của luận văn
Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Agribank
Tiền Giang, một ngân hàng từ lâu đƣợc biết đến nhƣ một kênh phục vụ đơn thuần
cho việc cung ứng nguồn vốn cho nông nghiệp, và nông thôn. Hoạt động TTQT còn
khá non trẻ và chƣa thật sự đƣợc sự quan tâm, phân tích, đánh giá để có các giải
pháp mang tính chiến lƣợc và lâu dài. Với những nghiên cứu cụ thể thực tiễn hoạt
động TTQT dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, luận văn là
một đề tài mới mẻ. Trên cơ sở nhận diện những khuyết điểm, vƣớng mắc, tác giả



xvii

nêu lên một số đề xuất đối với Agribank Tiền Giang, cũng nhƣ các kiến nghị,
khuyến nghị đối với Agribank Việt Nam cũng nhƣ với Chính phủ nhằm mục tiêu
phát triển hoạt động TTQT của Agribank Tiền Giang đạt đƣợc những kết quả khả
quan hơn trong hoạt động này.
9. Kết cấu của đề tài nghiên cứu:
Luận văn có bố cục gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Lý luận tổng quan về hoạt động Thanh toán quốc tế và phát triển
hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Thƣơng mại.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Tiền Giang.
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Tiền Giang.


1

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tổng quan về hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thƣơng mại
1.1.1 Khái niệm về Thanh toán quốc tế
Mối quan hệ quốc tế của một nước với nước ngoài bao gồm nhiều lĩnh vực
như kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật... trong đó, mối quan hệ kinh tế
chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ quốc tế khác phát triển. Trong quá
trình tiến hành các hoạt động quốc tế làm phát sinh nhu cầu chi trả, thanh toán giữa

các chủ thể ở các nước khác nhau, từ đó hình thành và phát triển hoạt động TTQT,
với ngân hàng là cầu nối trung gian giữa các bên.
TTQT là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ
phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân
nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. (Nguyễn Văn
Tiến 2016, trang 12).
TTQT phục vụ cho hai lĩnh vực là kinh tế và phi kinh tế, hay cịn gọi là thanh
tốn mậu dịch (liên quan đến hoạt động ngoại thương) và thanh toán phi mậu dịch
(liên quan đến các hoạt động phi ngoại thương). Trong đó, thanh tốn mậu dịch là
việc thực hiện thanh tốn trên cơ sở hàng hóa xuất nhập khẩu và các dịch vụ thương
mại cung ứng cho nước ngoài dựa trên các hợp đồng xuất nhập khẩu, khi đó vai trò
của ngân hàng là trung gian cung cấp dịch vụ thanh toán cho các hợp đồng này. Đối
với thanh toán phi mậu dịch là việc thực hiện thanh tốn khơng liên quan đến hàng
hóa xuất nhập khẩu cũng như cung ứng dịch vụ cho nước ngồi. Đó là việc chuyển
các nguồn tiền với mục đích như cho, biếu, tặng của cá nhân, tổ chức ở nước ngoài


2

cho cá nhân, tổ chức ở trong nước; chi trả chi phí của các cơ quan ngoại giao ở nước
ngồi, các chi phí đi lại, ăn ở của các đồn khách nhà nước, tổ chức và cá nhân...
So với những hoạt động thanh tốn khác của NHTM thì tính phức tạp của
hoạt động TTQT cao hơn, thể hiện qua một số đặc điểm của hoạt động Thanh toán
quốc tế như sau:
-

TTQT diễn ra trên phạm vi toàn thế giới phục vụ cho tất cả các giao dịch

thương mại, đầu tư, hợp tác quốc tế, kiều hối..

-

Đối tượng phục vụ của TTQT là tất cả các quan hệ kinh tế nảy sinh giữa

các nước với nhau, cho nên chủ thể tham gia hoạt động TTQT là các công ty, tổ
chức, cơ quan chính phủ, tổ chức tài chính quốc tế, cá nhân của các nước trên thế
giới. Mỗi giao dịch TTQT liên quan tới tối thiểu hai quốc gia, thông thường là ba
quốc gia.
-

Ngôn ngữ sử dụng trong TTQT phổ biến là tiếng Anh. Ngồi ra, hoạt

động TTQT cịn địi hỏi trình độ chun mơn cao, kinh nghiệm dày dạn, và dựa trên
nền tảng cơng nghệ tiên tiến.
-

Khác với thanh tốn nội địa, TTQT có liên quan đến việc trao đổi tiền tệ

giữa các nước với nhau. Các chủ thể tham gia thanh tốn ln theo dõi sự biến động
của đồng tiền được dùng trong thanh tốn và phải tính tốn và tìm ra biện pháp
phịng ngừa rủi ro khi giá cả ngoại tệ bị biến động.
-

Việc thanh toán phải thực hiện qua các tổ chức trung gian thanh tốn, đó

là các ngân hàng, hoặc các tổ chức chuyển tiền độc lập. Nhưng khác với thanh toán
nội địa, do phạm vi thanh tốn rộng nên địi hỏi các ngân hàng của các nước phải có
quan hệ đại lý với nhau, và để việc thanh toán thuận tiện các ngân hàng phải tham
gia và là thành viên của hệ thống viễn thông tài chính liên ngân hàng tồn cầu
(SWIFT).

-

Khơng giống với thanh tốn nội địa, TTQT có sự tách rời nhau về không

gian và thời gian giữa lưu thông tiền tệ và lưu thơng hàng hố. Do cách xa nhau về
địa lý nên việc thanh toán giữa các nước phải mất một khoảng thời gian. Do đó việc


3

thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên không thể song hành và khi đó vai trị của NH rất
quan trọng.
-

TTQT phải dựa trên nền tảng pháp luật và tập quán thương mại quốc

tế. Bên cạnh đó, TTQT cịn bị chị phối bởi luật pháp các nước, bị chi phối bởi
chính sách ngoại thương và chính sách ngoại hối của các quốc gia tham gia trong
thanh tốn.
1.1.2 Vai trị của hoạt động Thanh toán quốc tế
Đối với nền kinh tế và các hoạt động xã hội
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, xu hướng tất yếu của
mỗi quốc gia là luôn xem hoạt động kinh tế đối ngoại là con đường tất yếu trong
chiến lược phát triển kinh tế của mình. Bởi vì, một quốc gia khơng thể phát triển với
chính sách đóng cửa, chỉ dựa vào tích lũy trao đổi trong nước mà phải phát huy lợi
thế so sánh, phát triển các ngành nghề, lĩnh vực thế mạnh của mình. Khi đó, hoạt
động TTTQ của NHTM đóng vai trị như chiếc cầu nối giữa kinh tế trong nước và
kinh tế thế giới, một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa, và dịch vụ của một quốc gia; thu hút, và khuyến khích đầu tư
nước ngồi... góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Mặt khác, hoạt động thanh tốn quốc tế góp phần giải quyết mối quan hệ
hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và tái sản xuất, giúp đẩy
nhanh q trình lưu thơng hàng hố trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động thanh toán
quốc tế được tiến hành nhanh chóng, an tồn sẽ khiến cho quan hệ lưu thơng hàng
hố tiền tệ giữa người mua và người bán diễn ra trơi chảy, hiệu quả hơn. Vì vậy,
TTQT là nền tảng cho hoạt động ngoại thương, thúc đẩy hoạt động XNK phát triển.
Bên cạnh đó, TTQT cịn có vai trị giúp cho q trình thanh tốn được an
tồn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Các ngân
hàng với vai trò là trung gian thanh toán sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, đồng
thời tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn về kỹ thuật thanh toán trong giao dịch nhằm
giảm thiểu rủi ro trong thanh tốn và tạo sự an tồn, tin tưởng cho khách hàng.


4

Hơn nữa, trong quá trình cung cấp dịch vụ TTQT cho các chủ thể, TTQT đã
góp phần mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho dự trữ ngoại hối của một quốc gia.
Đó là nguồn ngoại tệ từ chuyển tiền kiều hối, tạo ra nguồn thu ngoại tệ ổn định,
không hoàn lại, tạo nguồn vốn cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thứ hai, nguồn
thu kiều hối giúp một quốc gia khơng phải tốn kém chi phí đầu tư như đầu tư cho
sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cho xuất khẩu hoặc đầu tư, cải tạo, nâng
cấp, bảo trì,... phục vụ du lịch. Thứ ba, so với nguồn vốn Viện trợ phát triển chính
thức (ODA) hay nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), nguồn vốn kiều hối hồn tồn
khơng tạo ra những tác động tiêu cực đến quốc gia như gánh nặng nợ, gây ô nhiễm
môi trường, hàng hóa trong nước bị cạnh tranh với hàng hóa của khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngoài...Thứ tư, nguồn kiều hối đóng góp cho cơng cuộc xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đời sống của các hộ nghèo, nâng cao chất lượng sống của người
dân... Cuối cùng, nguồn kiều hối cịn có vai trị hỗ trợ cán cân thanh tốn của một
quốc gia khi một quốc gia phải đối mặt với tình trạng thâm hụt cán cân thanh tốn
do tình trạng nhập siêu trầm trọng.

Chiếm phần lớn trong chuyển tiền phi mậu dịch là phục vụ chuyển tiền kiều
hối, vai trò của hoạt động TTQT là cung cấp kênh chuyển tiền đáng tin cậy, an tồn,
nhanh chóng cho hàng triệu kiều bào và người đi xuất khẩu lao động. Quan trọng
hơn là các giao dịch khi thực hiện qua hệ thống NHTM sẽ đảm bảo tính tuân thủ
pháp luật của quốc gia và của quốc tế. Việc chuyển tiền qua NH tạo tâm lý an tâm,
tin cậy cho người chuyển tiền lẫn người nhận tiền do sự đảm bảo về mặt pháp luật
và do uy tín của ngân hàng trong xã hội cũng như trong nền kinh tế. Nếu hoạt động
TTQT không hỗ trợ, giao dịch chuyển tiền sẽ rất tốn kém chi phí và gia tăng mức
độ rủi ro khi người chuyển tiền phải mang một lượng ngoại tệ tiền mặt chuyển về
cho thân nhân. Hơn nữa, khi đó, chuyển tiền sẽ trở thành một thị trường béo bở cho
hoạt động chuyển tiền phi chính thức với nhiều hệ lụy, nguy cơ và tác động tiêu cực
cho kinh tế, xã hội, chính trị của quốc gia như tài trợ khủng bố, rửa tiền, mua bán vũ
khí, ma túy... Mặt khác, với vai trò quan trọng của kiều hối đối với một quốc gia, thì
khơng thể phủ nhận hoạt động TTQT của NHTM đóng một vai trị vơ cùng quan


5

trọng. Nhờ vào các kênh chuyển tiền của NHTM mà chính phủ có thể thống kê,
giám sát, quản lý ngoại hối, từ đó đưa ra các chính sách chỉ đạo, điều hành kinh tế
vĩ mô kịp thời, phù hợp, và hiệu quả cho nền kinh tế.
Ngày nay, cũng trong xu hướng hội nhập tồn cầu, thì sự dịch chuyển lao
động từ nước này sang nước khác ngày càng gia tăng... cơ hội tìm kiếm nghề nghiệp
có thu nhập hấp dẫn hơn đã và đang được mở rộng ra ở khắp nơi trên thế giới. Hơn
nữa, các công ty đa quốc gia cũng gia tăng mạng lưới ở mọi nơi, nhân viên di
chuyển ở khắp các quốc gia. Một khi kinh tế phát triển thì thu nhập bình quân của
người dân cũng được cải thiện, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.
Nhu cầu đầu tư cho giáo dục, y tế, du lịch... sẽ được chú trọng nhiều hơn trước. Vì
vậy, số lượng người đi học tập, nghiên cứu, du lịch, chữa bệnh ở nước ngồi ngày
một đơng đảo hơn. Vai trò của TTQT là cung cấp các giải pháp về tài chính như

chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền du học, du lịch, chữa bệnh... hỗ trợ, phục vụ tốt
nhất cho xu hướng này.
Vai trò của hoạt động Thanh toán quốc tế đối với ngân hàng
Hoạt động TTQT giúp NHTM thu hút thêm một lượng khách hàng. Thanh
toán quốc tế là một trong những sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng hiện đại.
Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển, và mức sống người dân ngày một nâng
cao, việc cung ứng ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ thanh toán quốc tế cho
khách hàng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu và yêu cầu ngày càng phức tạp và đa dạng
của khách hàng. Trên cơ sở đó TTQT giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả kinh
doanh, nâng cao uy tín của ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế khơng chỉ là một nghiệp vụ đơn thuần mà cịn
là một hoạt động nhằm hỗ trợ và tăng cường cho các hoạt động kinh doanh khác của
ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện mở
rộng hoạt động tài trợ thương mại, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo
lãnh ngân hàng trong ngoại thương, huy động vốn, và các nghiệp vụ ngân hàng
quốc tế khác…


6

Mặt khác, TTQT còn mang lại nguồn thu nhập ngày càng cao cho NH từ thu
phí dịch vụ TTQT. Trong bối cảnh mọi quốc gia đều thực hiện chính sách mở cửa,
hội nhập như hiện nay thì xu hướng ngày một gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ
TTQT, khi đó, NHTM sẽ có nhiều cơ hội mở rộng doanh thu phí dịch vụ TTQT
hơn, gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, hoạt động thanh tốn quốc tế làm tăng tính
thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện các nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, ngân
hàng có thể thu hút được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh
nghiệp có quan hệ thanh tốn quốc tế với ngân hàng dưới hình thức các khoản ký
quỹ chờ thanh toán, hoặc số dư tiền gửi ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi thanh toán
của các doanh nghiệp và cá nhân. Như vậy, TTQT giúp NHTM nâng cao hiệu quả

hoạt động kinh doanh.
Thanh tốn quốc tế cịn tạo điều kiện hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng.
Thơng qua việc áp dụng các công nghệ tiên tiến để hoạt động thanh tốn quốc tế
được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần
mở rộng qui mô và mạng lưới ngân hàng.
Cuối cùng là hoạt động thanh tốn quốc tế đã đóng vai trị rất quan trọng
trong việc mở rộng quan hệ với các ngân hàng nước ngồi, nâng cao uy tín của ngân
hàng trên trường quốc tế, tạo điều kiện khai thác các nguồn tài trợ của các ngân
hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu
về vốn của ngân hàng.
1.1.3 Các phƣơng tiện Thanh toán quốc tế
Hối phiếu
Luật hối phiếu của Anh năm 1882 định nghĩa: Hối phiếu là tờ mệnh lệnh vô
điều kiện do một người ký phát để đòi tiền người khác bằng việc yêu cầu người này,
khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày nhất định; hoặc đến một ngày có thể xác
định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi quy định
trên hối phiếu; hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác; hoặc trả cho người
cầm phiếu. (Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều 2007, trang 248)
Một số đặc tính của Hối phiếu:


7

-

Tính trừu tượng của hối phiếu.

-

Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu.


-

Tính lưu thơng của hối phiếu.

Lệnh phiếu
Theo luật BEA, Lệnh phiếu là một chứng khốn trong đó một người, gọi là
người ký phát, cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho
người thụ hưởng có ghi tên trên lệnh phiếu hoặc cho một người khác theo lệnh của
người thụ hưởng. (Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều 2007, trang 267)
Trong quan hệ thương mại, người ký phát lệnh phiếu là con nợ, người mua,
nhà nhập khẩu; người thụ hưởng Lệnh phiếu là người bán hàng, nhà xuất khẩu.
Séc
Séc là mệnh lệnh vô điều kiện do chủ tài khoản ký phát yêu cầu ngân hàng
trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho người cầm séc hoặc cho người có tên trên
séc, hoặc trả theo lệnh của người này. (Trần Hoàng Ngân và Nguyễn Minh Kiều
2007, trang 269)
Trong quan hệ thương mại, người ký phát séc là người mua, nhà nhập khẩu;
người thụ hưởng là người bán hàng, nhà xuất khẩu.
Các loại séc thơng dụng bao gồm: séc đích danh, séc theo lệnh, séc vô danh,
séc gạch chéo, séc chuyển khoản, séc tiền mặt, séc xác nhận, và séc du lịch.
Thẻ thanh toán
Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán mà người sở hữu thẻ có thể sử
dụng nó để rút tiền mặt tại các máy, các quầy tự động của ngân hàng; đồng thời có
thể sử dụng thẻ để thanh tốn tiền hàng hóa dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ. Các
loại thẻ thông thường bao gồm như: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ quốc tế...Với tiện
ích giúp người sử dụng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ một cách nhanh chóng, an tồn,
thuận tiện, văn minh, thẻ khơng những được sử dụng trong nước mà cịn được sử
dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế do những lợi ích mà nó mang lại cho chủ thẻ,
cho ngân hàng và cho xã hội.

1.1.4 Các phƣơng thức Thanh toán quốc tế thông dụng


8

1.1.4.1 Các phƣơng thức Thanh toán quốc tế chủ yếu dành cho khách hàng
Doanh nghiệp
Phương thức thanh toán quốc tế là cách thức thực hiện chi trả một hợp đồng
xuất nhập khẩu thông qua trung gian ngân hàng bằng cách trích tiền từ tài khoản
người nhập khẩu chuyển vào tài khoản người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng
thương mại và chứng từ do hai bên cung cấp cho ngân hàng. (Trần Hoàng Ngân và
Nguyễn Minh Kiều 2007, trang 281)
Phƣơng thức chuyển tiền (Remittance)
Chuyển tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển
tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người
khác (người hưởng lợi) theo một địa chỉ nhất định và trong một thời gian nhất định.
(Nguyễn Văn Tiến 2016, trang 255)
Chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, trong đó, người chuyển tiền
(người mua, nhà nhập khẩu,...) và người nhận tiền (người bán, nhà xuất khẩu,...)
tiến hành thanh tốn trực tiếp với nhau, ngân hàng chỉ đóng vai trị trung gian thanh
tốn thực hiện lệnh chuyển tiền và hưởng phí, mà khơng bị ràng buộc bất cứ trách
nhiệm gì đối với người chuyển và người thụ hưởng.
Ngồi ra, trong ngoại thương, nếu căn cứ vào thời điểm giao hàng thì
phương thức chuyển tiền có hai loại: chuyển tiền trước khi giao hàng (payment in
advance) hay còn gọi là ứng trước tiền hàng, và chuyển tiền sau khi giao hàng
(payment after shipment). Trong đó, thanh tốn ứng trước có lợi cho người bán, cịn
thanh tốn sau khi giao hàng có lợi cho người mua.
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán trực tiếp giữa 2 bên mua
và bán, Việc giao hàng của bên xuất khẩu và trả tiền của bên nhập khẩu hoàn toàn
phụ thuộc vào khả năng và thiện chí của mỗi bên. Vì vậy, quyền lợi của người xuất

khẩu khó đảm bảo nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả sau, người mua sau khi
nhận hàng có thể khơng chuyển tiền, cố tình dây dưa, kéo dài thời gian chuyển
tiền... Ngược lại, quyền lợi của nhà nhập khẩu sẽ khó đảm bảo nếu sử dụng hình
thức chuyển tiền trả trước. Vì vậy, người xuất khẩu và nhập khẩu chỉ nên dùng


×