Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

20 cau hoi triet hoc hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 49 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP TRIẾT HỌC
1. Tại sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức lại là vấn đề cơ bản của triết học? Làm
rõ sự khác biệt căn bản giữa CNDV và CNDT khi giải quyết vấn đề đó.
2. Phân tích để làm rõ tư tưởng nhân sinh quan phật giáo trong triết học Ấn Độ cổ
đại. Ý nghĩa của học thuyết đó trong đời sống xã hội hiện nay?
3. Phân tích để làm rõ tư tưởng về chính trị - đạo đức trong học thuyết Nho giáo của
triết học Trung Hoa cổ đại. Ý nghĩa của học thuyết đó trong đời sống xã hội hiện
nay?
4. Hãy phân tích và làm rõ điều kiện hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí
Minh. Vai trị tư tưởng của Người đối với cách mạng Việt nam?
5. Phân tích để làm rõ cơ sở khoa học về sự hình thành triết học Mác - Lênin. Vai trị
của triết học Mác - Lênin đối với cách mạng Việt nam?
6. Hãy phân tích làm rõ bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát triển của triết học
do Mác và Ăng-ghen thực hiện.
7. Phân tích tầm quan trọng của nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn. Sự
vận dụng của Đảng ta đối với vấn đề này?
8. Phân tích tầm quan trọng của nguyên tắc lịch sử cụ thể. Sự vận dụng của Đảng ta
đối với vấn đề này?
9. Phân tích tầm quan trọng của nguyên tắc phát triển. Sự vận dụng của Đảng ta đối
với vấn đề này?
10. Phân tích cơ sở lý luận khắc phục bệnh giáo điều, cục bộ địa phương. Sự vận
dụng của Đảng đối với vấn đề này?
11. Phân tích quy luật chỉ ra nguồn gốc, động lực về sự vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng. Sự vận dụng quy luật đó của Đảng đối với thực tiễn cách mạng nước
ta hiện nay?

1


12. Phân tích quy luật chỉ ra cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
Sự vận dụng quy luật đó của Đảng đối với thực tiễn cách mạng nước ta hiện nay?


13. Phân tích quy luật chỉ ra khuynh hướng, con đường vận động và phát triển của sự
vật, hiện tượng. Sự vận dụng quy luật đó của Đảng đối với thực tiễn cách mạng nước
ta hiện nay?
14. Phân tích cấu trúc của Hình thái kinh tế - xã hội, từ đó làm rõ tính khoa học trong
phương pháp tiếp cận của Mác với các phương pháp tiếp cận khác khi giải thích về sự
vận động, phát triển của xã hội lồi người?
15. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Sự vận dụng của Đảng ta đối với vấn đề này?
16. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Sự
vận dụng của Đảng ta đối với vấn đề này?
17. Phân tích luận điểm sau của Lênin: “Mác coi sự vận động của xã hội là một quá
trình lịch sử tự nhiên”. Vận dụng việc nghiên cứu vấn đề đó vào xem xét con đường
đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt nam hiện nay?
18. Phân tích làm rõ tính độc lập tương đối của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. Ý
nghĩa phương pháp luận được rút ra từ đó?
19. Hãy phân tích để làm rõ vai trò thế quan và phương pháp luận của triết học Mác Lênin trong thời đại ngày nay.
20. Hãy phân tích để làm rõ vai của triết học đối với khoa học cụ thể và đối với tư
duy lý luận.

2


Câu 1: Tại sao mối quan hệ giữa vật chất và ý thức lại là vấn đề cơ bản
của triết học? Làm rõ sự khác biệt căn bản giữa CNDV và CNDT khi giải quyết
vấn đề đó.
Để trả lời cho câu hỏi trên trước hết chúng ta cần hiểu định nghĩa triết học là
gì? Triết học, theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối tượng, sự hiểu biết
sâu sắc của con người, đi đến đạo lý của sự vật.
Triết học Mác xác định đối tượng nghiên cứu là: tiếp tục giải quyết vấn đề mối
quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để; nghiên cứu những

quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động
nhận thức, hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội
theo con đường tiến bộ.
Vậy tại sao mối quan hệ này lại là vấn đề cơ bản của triết học:
- Trên thực tế mọi hiện tượng trong thế giới hoăc là vật chất tồn tại bên ngoài ý
thức của con người, hoặc là tinh thần tồn tại trong ý thức của con người
- Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập và giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy
- Việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới quan và phương
pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường phái triết học đó.
Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết
học này, nhà triết học này là duy vật hay duy tâm, họ là triết học nhất hay nhị nguyên.
Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó
theo thuyết khả tri hay bất khả tri
Sự khác biệt giữa CNDV và CNDT khi giải quyết vấn đề trên:
Việc giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học đã chia các nhà triết
học thành 2 trường phái lớn:
- Những người cho rằng vật chất là cái có trước và quyết định ý thức của con
người được gọi là các nhà duy vật; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác
nhau của chủ nghĩa duy vật:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác: thừa nhận tính thứ nhất của vật chất nhưng
đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể của vật chất và đưa ra những kết
luận mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác. Về cơ bản lấy bản thân giới tự
nhiên để giải thích thế giới, khơng viện đến thần linh, thượng đế hay các lực lượng
siêu nhiên.
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình: Phương pháp này nhìn thế giới như một cỗ máy
khổng mà mỗi bộ phận tạo nên thế giới đó về cơ bản là ở trong trạng thái biệt lập và
tĩnh tại.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa
duy vật. Khắc phục những hạn chế của CNDVCP và CNDVSH. CNDVBC khơng

chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn tại mà cịn là một cơng cụ hữu
hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.
- Bên cạnh đó, những người cho rằng ý thức có trước và quyết định vật chất
được gọi là các nhà duy tâm; học thuyết của họ hợp thành các môn phái khác nhau
của CNDT:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.
Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan

3


khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức
nhưng coi đó là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
Chủ nghia duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản
sinh ra giới tự nhiên, thừa nhận sự sáng tạo của 1 lực lượng siêu nhiên nào đó đối với
tồn bộ thế giới. Trong thế giới quan tơn giáo, lịng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai
trị chủ đạo đối với vận động. Cịn CNDT triết học là sản phẩm của tư duy lý tính dựa
trên cơ sở tri thức và lý trí.
Sai lầm cố ý của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách xem xét phiến diện,
tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đăch tính nào đó của q trình nhận thức
mang tính biện chứng của con người.
Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay trong các xã hội trước đây đã
tạo ra quan niệm về vai trò quyết định của nhân tố tinh thần. Trong lịch sử, giai cấp
thống trị và nhiều lực lượng xã hội đã từng ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duy tâm làm
nền tảng lý luận cho những quan điểm CT-XH của mình. Và dù những quan điểm ,
học phái triết học rất đa dạng, phong phú thì cũng chỉ thuộc về 2 trường phái chính là:
CNDV và CNDT.
Câu 2: Phân tích để làm rõ tư tưởng nhân sinh quan phật giáo trong triết
học Ấn Độ cổ đại. Ý nghĩa của học thuyết đó trong đời sống xã hội hiện nay.

a) Phân tích:
- Đạo Phật quanniệm về triết lý nhân sinh thể hiện trong thuyết “Thập nhị nhân
duyên”. Trong mười hai nhân dun thì vơ minh là căn bản. Từ nhân quá khứ sang
quả hiện tại, quả hiện tại lại làm lại nhân cho quả tương lai. Cũng theo Phật giáo,
nguồn gốc vũ trụ và con người không do lực lượng siêu nhiên sáng tạo ra mà cho
rằng thế giới là vơ cùng, vơ tận. Ngồi thế giới mà chúng ta đang sống cịn có nhiều
thế giới khác. Điều này được thuyết minh trong “Hoa Nghiêm”, kinh “Khởi thế nhân
bổn” , kinh “Tiểu duyên”.
- Phật giáo đặc biệt chú trọng triết lý về nhân sinh, Phật giáo đặt vấn đề tìm
kiếm mục tiêu nhân sinh ở sự giải thoát (Moksa) khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo để
đạt tới trạng thái tồn tại Niết bàn (Nirvana). Nội dung triết học nhân sinh của phật
giáo tập trung ở 4 luận đề (“tứ diệu đế”), được Phật giáo coi là bốn chân lý vĩ đại:
- Khổ đế: là luận điểm khái quát về thực trạng của đời người, gồm: sinh, lão,
bệnh, tử, thụ biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, ngũ uẩn xí thịnh.
- Tập đế hay nhân đế: là luận đề lý giải nguyên nhân gây đau khổ. Đó là 12
nguyên nhân: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thụ,ái, thủ, hữu, sinh(lão, tử).
- Diệt đế: cho rằng có thể tiêu diệt được nỗi khổ, đạt tới trạng thái Niết bàn.
Khái niệm Niết bàn của triết học phật giáo được hiểu theo nghĩa đó là trạng thái con
người đã thoát khỏi khổ đau.
- Đạo đế: chỉ ra con đường diệt khổ đạt tới giải thốt. Đó là con đường “tu
đạo”, hoàn thiện đạo đức cá nhân gồm 08 nguyên tắc (bát chính đạo): chính kiến,
chính tư duy, chính ngữ, chính mệnh, chính nghiệp, chính tinh tiến, chính niệm, chính
định. Tám nguyên tắc này có thể thâu tóm vào 3 điều học tập, rèn luyện là: GiớiĐịnh- Tuệ (tức là giữ giới luật, thực hành thiền định và khai thông trí tuệ bát nhã).

4


b) Ý nghĩa của học thuyết đối với đời sống hiện nay:
- Cuối thế kỉ XX, đầu thế kỷ XXI, sự có mặt của các thiền sư trong quốc hội và
việc áp dụng các chính sách pháp luật khoan hồng là những biểu hiện sinh động ảnh

hưởng của Phật giáo trong đời sống chính trị và pháp luật.
- Ảnh hưởng đến quan niệm đạo lý, lý tưởng. Về quan niệm, đầu tiên là quan
niệm từ bi, tiếp theo là tứ ân. Về tư tưởng, lớn nhất là tư tưởng duyên khởi, tứ diệu đế
và bát chánh đạo.
- Một ảnh hưởng nữa là phong tục, tập quán, tín ngưỡng. Trước tiên thể hiện
qua nghi thức ma chay, cưới hỏi. Tiếp đến là phong tục ăn chay, thờ phật, phóng sinh,
bố thí qua tập tục cúng rắm, mùng một và lễ chùa. Và những tập tục khác như: Xin
xăm bói quẻ, cúng sao giải hạn, đốt vàng mã, coi ngày giờ… tuy nhiên đây là những
hủ tục cần loại bỏ trong đời sống người dân.
- Ảnh hưởng đến ý thức thẩm mỹ, nghệ thuật. Biểu hiện qua các sân khấu như
hát chèo, hát bội, cải lương, kịch nói…, biểu hiện qua nghệ thuật tạo hình như kiến
trúc (nhà chữ Cơng, chữ Tam, chữ Đinh, Nôị công ngoại quốc), điêu khắc, hôị họa.
- Ngồi ra Phật giáo cịn ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của người Việt
Nam, biểu hiện qua việc lập bàn thờ tại nơi làm việc, các nhà kinh doanh thường đi lễ
chùa để cầu xin đức Phật gia hộ,, cạnh tranh lành mạnh, làm từ thiện vì chịu ảnh
hưởng thuyết nhân quả, luân hồi nghiệp báo…
Câu 3: Phân tích để làm rõ tư tưởng về chính trị - đạo đức trong học
thuyết Nho giáo của triết học Trung Hoa cổ đại. Ý nghĩa của học thuyết đó trong
đời sống xã hội hiện nay?
- Tư tưởng về chính trị - đạo đức trong học thuyết Nho giáo:
Nho gia hay còn gọi là Nho giáo xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI trước CN
dưới thời Xuân Thu, người sáng lập là Khổng Tử (551 – 479 trước CN).
Kinh điển của Nho giáo thường được kể tới là Tứ Thư (Luận Ngữ, Đại học,
Trung Dung, Mạnh Tử) và Ngũ Kinh (Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu).
Về thực chất, đây là một học thuyết với chủ trương giáo huấn đạo đức. Học
thuyết này lấy mục đích chính trị là thiết lập trật tự xã hội làm đầu và đạo đức làm
phương diện để thực hiện mục đích đó.Trong đó vấn đề về chính trị - đạo đức là một
trong những nội dung tư tưởng cơ bản nhất của Nho giáo
Thứ nhất, Nho giáo coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những nền tảng
của xã hội, trong đó quan hệ quan trọng nhất là quan hệ vua – tôi, cha – con và chồng

– vợ (gọi là Tam cương). Nếu xếp theo “tơn ty trên – dưới” thì vua ở vị trí cao nhất,
cịn nếu xếp theo chiều ngang của quan hệ thì vua – cha – chồng xếp ở hàng làm chủ.
Điều này phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho giáo.
Thứ hai, xuất hiện trong bối cảnh lịch sử quá độ sang xã hội phong kiến, một
xã hội đầy những biến động loạn lạc và chiến tranh, lý tưởng của Nho giáo là xây
dựng một “xã hội đại đồng”. Đó là một xã hội có trật tự trên, dưới, có vua sáng, tơi
hiền, cha từ, con thảo, trong ấm, ngoài êm; trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi
thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Đó chính là thuyết chính danh (theo
Khổng Tử chỉ có một lối để phục hưng trật tự xã hội là thu xếp thế nào để cho vua ở
địa vị của vua, thần ở địa vị của thần, dân ở địa vị của dân, như vậy thì vật nào ở địa

5


vị chính danh của vật đó, trong xã hội ai cũng thực hiện đúng chính danh của mình
thì xã hội ổn định).
Thứ ba, lấy giáo dục làm phương tiện chủ yếu để đạt tới xã hội lý tưởng “đại
đồng”. Nền giáo dục Nho gia chủ yếu hướng vào việc rèn luyện đạo đức con người,
mà chuẩn mực gốc là “Nhân”. Những chuẩn mực khác như: Lễ, Nghĩa, Trí, Tín,
Trung, Hiếu,… đều là những biểu hiện của Nhân.
Thứ tư, Nho gia khơng có sự thống nhất quan điểm về vấn đề bản chất của con
người:
+ Mạnh Tử coi bản tính người vốn là thiện. Thiện là tổng hợp những đức tính
của con người từ khi mới sinh: Nhân, Nghĩa, Lễ,… Do đó, ơng đề cao sự giáo dục để
con người trở về con đường thiện với những chuẩn mực đạo đức có sẵn.
+ Tn Tử lại coi bản tính người vốn là ác. Mặc dù bản tính con người là ác,
nhưng có thể giáo hóa thành thiện (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín,…). Do đó, Tn Tử
chủ trương đường lối trị nước là kết hợp Nho giáo với Pháp gia.
- Ý nghĩa của học thuyết đó trong đời sống xã hội hiện nay:
+ Tích cực:

Những quy định của Nho giáo, nếu loại bỏ những yếu tố bảo thủ, mất dân chủ
thì cho đến nay, vẫn cịn có giá trị. Do đó, kế thừa những tư tưởng tích cực của Nho
giáo về gia đình trong việc xây dựng gia đình mới ở Việt Nam hiện nay nhằm thực
hiện thành công xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là việc
làm cần thiết.
Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy
phạm đạo đức và được pháp luật ngầm bảo trợ. Tất cả những mối quan hệ trên và các
phương thức ứng xử hội tương ứng với nó, theo Nho giáo, là cái trời đã định sẵn cho
con người. Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia đình
thì vợ - chồng phải hịa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, là cha - con thì cha phải
hiền từ biết thương u và ni dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập.
Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ,
biết hiếu thuận với cha mẹ. Đã là anh em thì phải biết đoàn kết, thương yêu đùm bọc
lẫn nhau, là anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu, là em thì phải biết nghe
lời và lễ phép với anh chị. Trong quan hệ xã hội, Nho giáo đòi hỏi trước hết phải có
lịng trung thành trong quan hệ vua tơi và trên dưới. Người dưới phục vụ người trên
phải lấy chữ trung làm đầu. Kẻ trên đối xử với kẻ dưới phải lấy chữ nhân làm đầu,
phải biết giữ lễ và phải có lịng tín thật. Xét chung trong mọi mối quan hệ, Nho giáo
yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy mình làm mốc mà yêu cầu đối với người. Cái gì mình
muốn thì cũng làm hết lịng cho người khác và ngược lại, cái gì mình ghét thì cũng
đừng đem lại cho người khác.
Việc xây dựng thành cơng gia đình mới có một ý nghĩa quan trọng trong sự
nghiệp xây dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Bởi gia đình
mới chính là nền tảng của sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và
bảo vệ Tổ quốc, là nơi phịng chống có hiệu quả nhất mọi tệ nạn xã hội đang làm

6


phương hại đời sống tinh thần của con người. Gia đình mới cịn là nơi có khả năng

nhất trong việc bảo lưu giữ gìn những bản sắc truyền thống văn hố của dân tộc.
Ngồi ra, đây cịn là nơi cung cấp những cơng dân mới có đức, có tài cho sự nghiệp
xây dựng xã hội mới. Đặc biệt, trong điều kiện chúng ta tiến hành xây dựng một nền
kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa hội nhập với thế giới thì gia đình mới càng
đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Mơ hình gia đình vợ chồng hoà thuận, cha từ
con hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau chính là thành trì để ngăn cản sự xâm hại
những tư tưởng thực dụng, vị kỷ, lối sống gấp chỉ biết hôm nay mà không cần biết
ngày mai.
Như vậy, có thể nói rằng, nếu loại bỏ những tư tưởng bảo thủ, mất dân chủ thì
việc kế thừa những giá trị luân lý tích cực của Nho giáo về gia đình để xây dựng gia
đình mới nhằm đáp ứng được sự phát triển đất nước là điều nên làm.
+ Tiêu cực:
- Sự thịnh trị của Nho giáo còn khuyến khích mọi ngời nhất là các phần tử tri
thức đi sâu vào cải tạo “tu tề trị bình” vào việc học hành, thi đỗ, dơng danh thiên hạ.
Vì vậy mà trong thực tế, Nho giáo đã làm cho những ngời gia nhập tầng lớp Nho sĩ
này xa rời sinh hoạt kinh tế và lĩnh vực sản xuất xã hội, nó chỉ biết đề cao đạo t thân
và đạo tự nớc chứ không hề đếm xỉa đến các tri thức vè khoa học tự nhiên cũng nh về
các ngành sản xuất và lu thơng. Tính chất tiêu cực ấy của Nho giáo càng về sau càng
gây tác hại không nhỏ trong việc phát triển lực lợng sản xuất của xã hội
- Nho giáo quá bảo thủ không tiếp thu những cái mới ưu việt hơn dẫn đến bị
cái mới ưu việt hơn tiêu diệt.
- Nho giáo đưa con người quá hướng nội, chuyên chú suy xét trong tâm mà
không hướng dẫn con người hướng ra bên ngoài, thực hành những điều tìm được,
chinh phục thiên nhiên, vạn vật xung quanh. Điều này làm cho nền văn minh, khoa
học tư nhiên, kỷ thuật sau một thời gian phát triển đã bị chựng lại so với nền văn
minh phương Tây vốn xuất hiện sau.
- Tóm lại bên cạnh những ảnh hởng tích cực, Nho giáo cũng đem lại khơng ít
tác động tiêu cực mà cho đến nay nó vẫn cịn là nhân tố kìm hãm sự phát triển văn
hố tại các vùng nơng thơn Việt Nam.
Câu 4: Phân tích và làm rõ điều kiện hình thành và phát triển tư tưởng

Hồ Chí Minh. Vai trò đối với Cách mạng Việt Nam?
+) Điều kiện
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình sĩ phu yêu nước ở Nghệ An,
quê hương giàu truyền thống cách mạng. Người thừa kế được truyền thống của gia
đình, quê hương và dân tộc là tinh thần yêu nước nồng nàn.
Từ cuối thế kỷ XIX, Việt Nam bị thực dân Pháp xâm lược trở thành một nước
thuộc địa. Cách mạng VN lúc đó thiếu một ngọn cờ tư tưởng sáng suốt dẫn đường.
VN rơi vào khủng hoảng đường lối cứu nước.
Năm 1911, HCM ra nước ngoài để học hỏi, tìm giải pháp cứu nước, giải phóng
dân tộc. Lúc này chủ nghĩa đế quốc đã xác lập được sự thống trị trên một phạm vi rộng
lớn của thế giới, sự phản kháng dân tộc của người dân nô lệ sôi sục. Chiến tranh thế giới
thứ nhất kết thúc, Cách mạng tháng 10 Nga thành công năm 1917, nước Nga Xô viết ra
đời, Quốc tế cộng sản được thành lập, các đảng cộng sản lần lượt ra đời tại một số nước

7


ở châu Âu, châu Á,… Hồn cảnh đó là điều kiện quốc tế cho sự tìm tịi con đường giải
phóng dân tộc.
HCM đã học tập, nghiên cứu các trào lưu tư tưởng, các thể chế chính trị, tiếp
thu tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lê nin, chọn lựa con đường cứu nước,
giải phóng dân tộc là con đường cách mạng vơ sản. Từ đó xây dựng lý luận về cách
mạng thuộc địa, lý luận cách mạng để giải phóng dân tộc Việt Nam.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các
giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Trong đo, chủ nghĩa yêu nước là cốt
lõi, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển
của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng đó đã thúc giục HCM học hỏi, tiếp
thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, văn minh phương Đông và phương Tây.
Với Nho giáo, HCM đã tiếp thu những mặt tích cực của Nho giáo về triết lý
hành động, nhân nghĩa, ước vọng về một xã hội bình trị, hịa mục, một thế giới đại

đồng. Người hiểu sâu sắc triết lý nhân sinh, tu than, tề gia, đề cao văn hóa trung hiếu
“dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”.
Về Phật giáo, HCM đã tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn;
coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện…
Về chủ nghĩa Tam dân của Tơn Trung Sơn, HCM tìm thấy những điều thích hợp
với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc.
Về tư tưởng dân chủ của Cách mạng Pháp, HCM đã tiếp thu tư tưởng của các
nhà khai sáng. Đặc biệt Người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do, bình đẳng
của Tun ngơn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp.
Về tư tưởng dân chủ của Cách mạng Mỹ, Người đã tiếp thu giá trị về quyền
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúccủa Tuyên ngôn độc lập năm 1776
của nước Mỹ.
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất tư
tưởng HCM. Người đã nắm vững cái cốt lõi, linh hồn sống của chủ nghĩa MácLeenin là phương pháp biện chứng duy vật, học tập lập trường quan điểm, phương
pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin để giải quyết các vấn đề thực tiễn của
cách mạng Việt Nam.
Ngồi nguồn gốc tư tưởng, q trình hình thành và phát triển tư tưởng HCM
còn chịu sự tác động sâu sắc của thực tiễn dân tộc và thời đại mà Người đã sống và
hoạt động. Chính q trình hoạt động thực tiễn của HCM ở trong nước và khi cịn
bơn ba trên khắp thế giới đã làm cho Người có một hiểu biết sâu sắc về dân tộc và
thời đại, nhất là thực tiễn phương Đông để xem xét, bổ sung cơ sở triết lý phương
Đông cho học thuyết Mác-Lê nin. Tư tưởng HCM được sáng tạo trên cơ sở những
nhân tố khách quan nên phụ thuộc rất lớn vào nhân cách và năng lực tư duy của
người sáng tạo ra nó.
Nhân cách, phẩm chất, tài năng của HCM đã tác động rất lớn đến sự hình thành
và phát triển tư tưởng của Người. Đó là người sống có hồi bão, có lý tưởng, u
nước, thương dân, ham học hỏi,…Nhờ vậy Người đã sáng tạo ra lý luận cách mạng
thuộc địa thời đại mới, xây dựng hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách
mạng Việt Nam.
+) Vai trò đối với cách mạng VN


8


Cùng với chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng HCM trong những năm 20 của thế kỷ
XX được truyền bá vào VN, làm cho phong trào dân tộc và giai cấp ở nước ta trở thành
một phong trào tự giác, dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản VN ngày 3/2/1930.
Người đã vận dụng chủ nghĩa Mác-Lê nin một cách sáng tạo và phù hợp với đặc điểm
thực tiễn cách mạng Việt Nam, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ dân tộc và giai cấp,
phản đế và phản phong, quốc tế và dân tộc. Chính nhờ đó, cách mạng VN đã đạt được
những thành quả to lớn, từ việc giải phóng đất nước đến xây dựng một xã hội “Dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tư tưởng Hồ Chí Minh với q trình
phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam thể hiện trên những vấn đề sau:
1. Tư tưởng về giải phóng dân tộc và con đường đấu tranh giải phóng dân tộc
Tư tưởng giải phóng dân tộc và con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí
Minh được hình thành trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, Người nói, muốn cứu
nước và giải phóng dân tộc khơng có con đường nào khác ngồi con đường cách
mạng vơ sản. Chính tư tưởng này đã chỉ đạo Hồ Chí Minh và Đảng ta trong việc đề ra
chiến lược và sách lược cách mạng trong việc tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta vùng
lên đấu tranh phá xích xiềng nơ lệ của bọn thực dân, phong kiến, giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hồ Chí Minh tỏ rõ thái độ và quyết tâm chống thực dân, đế quốc đến cùng để
giải phóng dân tộc. Cho dù chiến tranh có thể kéo dài, nhân dân ta có thể chịu đựng
nhiều hy sinh, gian khổ, nhưng chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu
mất nước, không chịu làm nô lệ. Và trước khi từ giã cõi đời này, Người đã để lại cho
toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, cho thế hệ hôm nay và mai sau một bản Di chúc
lịch sử, trong đó Người khẳng định: "Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể có kéo dài.
Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao chúng ta phải quyết
tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước ra sức đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở miền Bắc và quyết tâm chống đế quốc Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn
ở miền Nam, lập nên chiến thắng vĩ đại vào mùa xuân năm 1975 lịch sử, giải phóng
hồn tồn miền Nam, thống nhất Tổ quốc đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
2. Giương cao hai ngọn cờ: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Từ khi đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh ln ấp ủ
trong lịng mình một hồi bão là làm sao cho nước nhà được độc lập, nhân dân được
ấm no hạnh phúc, mọi người trong xã hội được bình đẳng, khơng cịn chế độ người
bóc lột người. Tư tưởng đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động Cách
mạng gần 60 năm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Về lý luận và thực tiễn đã chứng minh luận điểm độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội của Hồ Chí Minh là hồn tồn đúng đắn, và đó là sự lựa chọn duy nhất của
người cộng sản, của cách mạng vơ sản ngồi ra khơng có con đường nào khác. Cũng
phải khẳng định rằng con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là hợp quy luật,
hơp với tiến trình lịch sử - tự nhiên. Đối với Hồ Chí Minh và Đảng ta ngay từ đầu đã
xác định rõ con đường đi của mình là "làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa
cách mạng để đi tới xã hội cộng sản" 7. Đây là một quyết định sáng suốt, dứt khốt có
ảnh hưởng đến vận mệnh và tương lai của đất nước ta, dân tộc ta. Chính nhờ giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nên sau khi giải phóng một nửa đất
nước ở miền Bắc vào năm 1954 và giải phóng hồn tồn miền Nam năm 1975, Đảng

9


ta chủ trương thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trải qua 20
năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và 25 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội
trong cả nước tuy cịn nhiều khó khăn, thử thách lớn lao phải vượt qua, nhưng những
thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong mấy chục năm qua nhất là 15 năm đổi mới
đất nước có ý nghĩa quan trọng. Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng
định: nước ta đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, nhưng một số mặt
còn chưa vững chắc. Với đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng ta, đất nước ta tiếp

tục phát triển đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
3. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, chống chia rẽ, bè phái
Đại đoàn kết dân tộc là một tư tưởng lớn, thường trực trong con người Hồ Chí
Minh. ở Người, hai từ Đồn kết được vận dụng nhuần nhuyễn trong mỗi hành động,
mỗi lời nói đối với mọi người ở đâu, bao giờ Người cũng ln ln nói đến đồn kết
nhất trí, nói đến sức mạnh của tập thể, của cộng đồng. Bởi lẽ, đó chính là ngun
nhân dẫn đến mọi thắng lợi, biến yếu thành mạnh, biến khó thành dễ. Ngay trong
những thời điểm kháng chiến ác liệt nhất chống kẻ thù xâm lược, Hồ Chí Minh đã ra
lời kêu gọi tồn Đảng toàn quân toàn dân đoàn kết chống kẻ thù. Nội hàm về đồn
kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng, nó bao hàm cả sự khoan dung đối với mọi
người và sự đấu tranh tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Hồ Chí Minh cịn quan tâm đến sự đồn kết quốc tế, đến các đảng cộng sản anh em.
Đối với Hồ Chí Minh chỉ có một ngun tắc là đồn kết nhất trí, do đó Người
rất ghét những tư tưởng chia rẽ bè phái. Coi đó như một loại kẻ thù nguy hiểm cần
phải chống lại, cần phải kiên quyết đấu tranh. Nếu khơng sẽ làm suy yếu nội bộ, làm
mất lịng tin của nhân dân đối với Đảng với chế độ. Trong thực tế Đảng ta đã vận
dụng đúng đắn tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh nên đã tập hợp được tất cả
mọi lực lượng, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác cho
đến thắng lợi hoàn toàn.
4. Tư tưởng Hồ Chi Minh về kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của
thời đại
Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên đã có cơng lao to lớn trong việc gắn
cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới. Người luôn coi cách mạng Việt Nam là
một bộ phận của cách mạng thế giới. Do đó, Người chủ trương khơi dậy sức mạnh
của dân tộc, động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn dân, huy động tối đa sức người,
sức của vào công việc kháng chiến và kiến quốc. Mặt khác, tranh thủ sự đồng tình
ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới, của các đảng cộng sản anh em cả về tinh
thần lẫn vật chất, cả đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao làm cho kẻ thù ngày
càng bị cô lập bị chia rẽ và suy yếu.

Lịch sử đấu tranh chống thực dân, đế quốc và phong kiến của nhân dân ta đã
chứng minh, trong những thời điểm khó khăn, phức tạp nhất, quyết liệt nhất, nếu biết
phát huy sức mạnh tổng hợp từ bên trong và bên ngoài, biết kết hợp sức mạnh của
dân tộc và sức mạnh của thời đại thì sẽ nhân sức mạnh của cách mạng, của dân tộc
lên gấp nhiều lần. Và đó là một trong những nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết
định cho sự thắng lợi của cách mạng, cho sự phát triển bền vững của đất nước theo
con đường xã hội chủ nghĩa.

10


Câu 5: Phân tích để làm rõ cơ sở khoa học về sự hình thành triết học Mác
–Lê nin. Vai trò của triết học Mác – Lê nin đối với cách mạng Việt Nam

11


12


13


Câu 6: Hãy phân tích làm rõ bước ngoặt cách mạng trong lịch sử phát
triển của triết học do Mác và Ăng ghen thực hiện ?
Triết học Mác ra đời là một bước ngoặt có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử triết
học nhân loại. Toàn bộ hệ thống triết học do Mác và Ăng ghen thực hiện đã chứng minh
một cách bản chất và sinh động giá trị lý luận thực tiễn lớn lao của học thuyết Mác.
Mác và Ăng ghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư duy
nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hịa với chủ

nghĩa duy tâm siêu hình.
Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện
chứng trong lịch sử phát triển của triết học. Cố nhiên, trong các học thuyết triết học
duy vật trước Mác đã chứa đựng khơng ít những luận điểm riêng biệt thể hiện tinh
thần biện chứng, song do sự hạn chế của điều kiện xã hội và trình độ phát triển của
khoa học nên tính siêu hình vẫn là một nhược điểm chung của chủ nghĩa duy vật triết
học trước Mác. Trong khi đó, phép biện chứng lại được phát triển trong cái vỏ duy
tâm thần bí của một đại biểu triết học cổ điển Đức, đặc biệt là trong triết học của
Hêghen. Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vật biện chứng không phải là sự “lắp ghép” giữa
phép biện chứng của Hêghen với chủ nghĩa duy vật của Phơbach, mà để xây dựng
nên triết học duy vật biện chứng, Mác đã phải cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ lẫn
phép biện chứng duy tâm của Hêghen, đúng như Mác nói: “Phương pháp biện chứng
của tơi khơng những khác với phương pháp của Hêghen về cơ bản, mà còn đối lập
hẳn với phương pháp của Êy nữa…”. Giải thoát chủ nghĩa duy vật khỏi tính hạn chế
siêu hình, Mác đã làm cho chủ nghĩa duy vật trở nên “hoàn bị và mở rộng học thuyết
Êy từ chỗ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người, chủ nghĩa duy
vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học”. Đó là một cuộc
cách mạng thực sự trong triết học về xã hội, yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách
mạng do Mác và Ăng ghen thực hiện trong lĩnh vực triết học.
Với sự ra đời của triết học Mác, vai trị xã hội của triết học cũng như vị trí của
triết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi. Lần đầu tiên trong lịch sử
triết học của nhân loại, triết học Mác đã khai phá ra bản chất của thực tiễn, đặc biệt là
thực tiễn cách mạng. Chỉ ra vai trò của thực tiễn đối với lý luận nhận thức, đối với sự
phát triển của tất cả các khoa học, đối với tiến trình lịch sử nói chung. Cho nên sự
khác nhau cơ bản giữa triết học Mác với tất cả những học thuyết triết học trước kia là
ở chỗ “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song
vấn đề là cải tạo thế giới”. Luận điểm này của Mác đã nói lên sự khác nhau về bản
chất giữa triết học của ông với các học thuyết triết học trước đó, kể cả những học
thuyết triết học duy vật trước Mác. Tuy nhiên, Mác không hề phủ nhận, mà trái lại
Mác đánh giá cao vai trò của các nhà triết học và các học thuyết triết học tiến bộ

trong sự phát triển của xã hội. Chẳng hạn, Mác rất khâm phục và đánh giá cao chủ
nghĩa vụ thần chiến đấu của các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVII-XVIII. Song, khuyết
điểm chủ yếu của mọi học thuyết duy vật trước Mác là chưa có quan điểm đúng đắn
về thực tiễn và chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm về lịch sử xã hội nên các học
thuyết đó chưa trở thành công cụ nhận thức khoa học để cải tạo thế giới bằng cách
mạng. Triết học Mác đã khắc phục được những hạn chế đó, đi tới chủ nghĩa duy vật
lịch sử, làm cho chủ nghĩa duy vật trở thành triệt để.
Từ việc thấy rõ vai trò của thực tiễn mà triết học Mác có đặc tính sáng tạo. Nó
14


khẳng định thực tiễn luôn luôn vận động và biến đổi khơng ngừng. Ngưng đọng trì trệ,
bảo thủ, giáo điều đều trái với tính phê phán có tính chất cách mạng của triết học Mác.
Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, giai cấp tiến bộ
và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân lao
động và sự phát triển của xã hội. Sự kết hợp lý luận chủ nghĩa Mác với phong trào
công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào: đi từ tự phát lên tự
giác. Vai trò cách mạng to lớn của triết học Mác được nâng cao cịn vì sự thống nhất
tính khoa học với tính cách mạng trong bản thân tính lý luận của nó. Sự thống nhất hữu
cơ giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng làm cho triết học Mác xít mang tính
cách mạng sâu sắc nhất, “vì trong quan niệm tích cực về cái hiện đang tồn tại, phép
biện chứng đồng thời cịn bao hàm ln cả quan niệm về sự phủ định cái hiện đang tồn
tại đó, về sự diệt vong tất yếu của nó; vì mỗi hình thái đã hình thành đều được phép
biện chứng xét ở trong sự vận động, tức là xét cả mặt nhất thời của hình thái đó; vì
phép biện chứng khơng khuất phục trước một cái gì cả, và về thực chất thì nó có tính
phê phán và cách mạng”. Sức mạnh “cải tạo thế giới” của triết học Mác chính là sự gắn
bó mật thiết với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản cách mạng và quần
chúng nhân dân đông đảo, nhờ đó lý luận “trở thành lực lượng vật chất”.
Câu 7:phân tích tầm quan trọng của ngun tắc tồn diện trong nhận thức
và thực tiễn ,sự vận dụng của đảng ta đối với vấn đề này.

a/ Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện: là nội dung nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến.
MLHPB là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự
vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực.
MLHPB mang tính khách quan và phổ biến. Nó chi phối tổng quá sự tồn tại ,
vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng
nghiên cứu của phép biện chứng. Nó được nhận thức trong các cặp phạm trù (mặt đối
lập- mặt đối lập; chất-lượng; cái cũ-cái mới; cái riêng-cái chung; nguyên nhân- kết quả;
nội dung-hình thức; bản chất- hiện tượng; tất nhiên- ngẫu nhiên; khả năng- hiện thực.
Nội dung nguyên lý:
- Mọi sự vật, hiện tượng hay quá trình (vạn vật) trong thế giới đều tồn tại trong muôn
vàn mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau. Mối liên hệ tồn tại khách quan, phổ biến và đa dạng.
- Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên hệ
phổ biến. Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách
tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong thế giới.
b/ Những yêu cầu về Phương pháp luận:
- Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
+ Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm,
tính chất, yếu tố…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt.
+ Phân loại để xác định quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) nào
là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những mối liên hệ nào là bên ngoài, ko
cơ bản, ngẫu nhiên.
+ Dựa trên các MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố…) bên
trong đế lý giải các MLH, quan hệ cịn lại. Qua đó, xây dựng hình ảnh về SV như sự
thống nhất các MLH; phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật (bản chất) của nó.
15


-


Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể phải:
+ Đánh giá đúng vai trò của từng MLH, quan hệ (hay những đặc điểm, tính
chất, yếu tố…) chi phối SV.
+ Thơng qua hoạt động thực tiễn sử dụng nhiều biện pháp thích hợp để biến
đổi những MLH, đặc biệt là những MLH bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan trọng…
+ Nắm vững sự chuyển hóa các MLH, kịp thời đưa ra các biện pháp bổ sung để phát
huy/hạn chế sự tác động của chúng, lái SV theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.
c/ Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế trong
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
→ Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tác toàn diện sẽ khắc phục được
chủ nghĩa phiến diện, chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện, ...trong hoạt động
thực tiễn và nhận thức của chính mình.
+ Chủ nghĩa phiến diện: là cách xem xét chỉ thấy ở một mặt, một mối quan hệ,
một tính chất hay từ một phương diện nào đó mà khơng thấy được nhiều mặt, nhiều
mối liên hệ nhiều tính chất cúa sự vật.
+ Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ nhưng ko rút ra được bản chất, mối liên hệ cơ bản của sự vật mà coi chúng
như nhau, kết hợp chúng một cách vô nguyên tắc, tùy tiện
+ Chủ nghĩa ngụy biện: Cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái
không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục đích
hay lợi ích của mình một cách tinh vi.
Trong đời sống XH, ngun tắc tồn diện có vai trị cục kỳ quan trọng. Nó địi
hỏi chúng ta khơng chỉ liên hệ nhận thức với nhận thức mà cần phải liên hệ nhận thức
với thực tiễn cuộc sống, phải chú ý đến lợi ích của các chủ thể khác nhau trong xã hội
và biết phân biệt đâu là lợi ích cơ bản và lợi ích ko cơ bản.
* Sự vận dụng của đảng ta đối với vấn đề này
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát
triển của chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế, do
đó sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh đó cũng có những điểm khác
so với trước đây.Trước những năm 1986, do nhận thức và vận dụng sai lầm lý luận

của chủ nghĩa Mác –Lênin vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã dẫn đến
những thất bại to lớn như sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên xơ
và các nước Đơng Âu, cịn ở Việt Nam do nhận thức và vận dụng sai lầm đã dẫn đến
tụt hậu về kinh tế và khủng hoảng về chính trị.Trong khi khẳng định tính tồn diện,
phạm vi bao quát tất cả các mặt,các lĩnh vực của quá trình đổi mới, Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ VI của Đảng đã đồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính
trị về chủ nghĩa xã hội là khâu đột phá; trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới
cả lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng xem đổi mới kinh tế là trọng
tâm.Thực tiễn hơn 20 năm đổi mớỉ nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính
đúng đắn của những quan điểm nêu trên. Đại hội đại biểu lần thứ VIII của đảng đã
khẳng định: xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư
duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và chính sách đối nội đối ngoại. Khơng
có sự đổi mới đó thì khơng có sự đổi mới khác. Nhằm góp phần nhận thức đúng đắn
hơn về nhiệm vụ đổi mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội “Vận dụng quan
điểm toàn diện vào sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay".
16


Câu 8: Phân tích tầm quan trọng của nguyên tắc lịch sử cụ thể. Sự vận
dụng của Đảng ta đối với vấn đề này?
1. Phân tích tầm quan trọng của nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
Điểm xuất phát của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là sự tồn tại, vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng diễn ra trong khơng gian, thời gian cụ thể. Do đó, nguyên
tắc này đòi hỏi, để nhận thức đầy đủ về sự vật, hiện tượng, cúng ta phải xem xét sự
vật, hiện tượng trong quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hóa trong các hình thức
biểu hiện, với những bước quanh co, với những ngẫu nhiên tác động lên quá trình tồn
tại của sự vật, hiện tượng trong không gian và thời gian cụ thể; gắn liền với điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể mà trong đó sự vật, hiện tượng tồn tại.
Nội dung co cơ bản của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là nghiên cứu sự vật, hiện
tượng trong sự vận động và phát triển trong từng giai đoạn cụ thể của nó; biết phân

tích mỗi tình hình cụ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nhiệm vụ của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là tái tạo sự vật, hiện tượng xuyên
qua lăng kính của những ngẫu nhiên lịch sử, những bước quanh co, những gián đoạn
theo trình tự khơng gian và thời gian.
Nét quan trọng của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là mơ tả sự kiện cụ thể theo trình
tự nghiêm ngặt của sự hình thành sự vật, hiện tượng.
Giá trị của nguyên tắc lịch sử - cụ thể là ở chỗ, nhờ đó mà có thể phản ánh
được sự vận động lịch sử phong phú và đa dạng của các hình thức biểu hiện cụ thể
của sự vật, hiện tượng để qua đó, nhận thức được bản chất của nó.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu phải nhận thức được sự vận động làm cho
sự vật, hiện tượng xuất hiện, phát triển theo những quy luật nhất định và hình thức
của vận động quyết định bản chất của nó; phải chỉ rõ được những giai đoạn cụ thể mà
nó đã trải qua trong q trình phát triển của mình.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể yêu cầu nhận thức những thay đổi diễn ra trong sự
vật, hiện tượng, nhận thức những trạng thái chất lượng thay thế nhau; yêu cầu chỉ ra
các quy luật khách quan quy định sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, quy
định sự tồn tại hiện thời và khả năng chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng mới thơng
qua sự phủ định biện chứng.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể còn đòi hỏi phải xem xét các sự vật, hiện tượng
cũng như xem xét các mặt, các mối liên hệ cụ thể của các sự vật, hiện tượng trong
quá trình hình thành, phát triển, tiêu vong của chúng cho phép nhận thức đúng đắn
bản chất các sự vật, hiện tượng từ đó mới có định hướng đúng cho hoạt động thực
tiễn của con người. Đối với việc nghiên cứu quá trình nhận thức, ngun tắc này cũng
địi hỏi phải tính đến sự phụ thuộc của q trình đó vào trình độ phát triển của xã hội,
trình độ phát triển sản xuất và các thành tựu khoa học trước đó.
Sự kiện tuy có vai trị quan trọng đối với ngun tắc lịch sử - cụ thể nói riêng
và các nguyên tắc khác nói chung, nhưng nguyên tắc lịch sử - cụ thể không chỉ kết
hợp các sự kiện riêng lẻ, mô tả các sự kiện, chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa các sự
kiện với nhau, khám phá quy luật và phân tích ý nghĩa vai trị của chúng để tạo nên
bức tranh khoa học về các quá trình lịch sử.

2. Sự vận dụng của Đảng ta đối với nguyên tắc lịch sử - cụ thể:
Từ năm 1930, Đảng ta đã lựa chọn con đường CNXH. Ngày nay, để xây dựng
thành công CNXH, Đảng đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường, đẩy nhanh
17


cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây
dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng XHCN; phát huy cao độ nội lực
đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát
triển nhanh, có hiệu quả và bền vững; thực hiện tăng trưởng kinh tế đi liền với phát
triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường; kết hợp phát triển
kinh tế - xã hội với tăng cường an ninh, quốc phòng; bảo vệ và xây dựng hệ thống
chính trị vững mạnh.
* Giai đoạn năm 1976 đến 1986:
Đường lối chính sách được Đảng và Nhà nước đưa ra đã vi phạm nguyên tắc
lịch sử - cụ thể dẫn đến một số chủ trương đường lối sai:
- Thực tế khách quan: nghèo nàn, trình độ dân trí thấp lại ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng là chủ quan duy ý chí.
- Các thành phần kinh tế tạo ra nguồn lực chủ yếu cho nền kinh tế, tạo ra cơ sở
hạ tầng, vật chất kỹ thuật thì khơng được coi trọng.
- Cơ chế quản lý quan liêu bao cấp chỉ phù hợp trong thời chiến nhưng vẫn áp
dụng trong thời bình.
- Khơng xuất phát từ thức tế khách quan vai trò của giáo dục.
* Giai đoạn năm 1986 đến nay:
Trong gđ hiện nay, chúng ta từng bước xây dựng cơ sở vật chất để đẩy mạnh
quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhanh chóng đưa đất
nước trở thành nước CNH HĐH. Và việc nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục những mặt yếu kém phát huy những mặt
mạnh đang là vấn đề bức thiết, cụ thể:

- Đẩy mạnh việc thu hồi vốn đầu tư trức tiếp nước ngoài. Trước mắt cần tiếp
tục cải tiến hành chính trong lĩnh vực đầu tư nước ngồi với những quy định rõ ràng
thông suốt và đơn giản. Về lâu dài cần tiến tới xây dựng một hành lang pháp lý chung
cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước để tạo một sân chơi bình đẳng.
- Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong nước. Trong lĩnh
vực này, huy động tiết kiệm là mục tiêu hàng đầu, từ đó sẽ phát huy được hết các
nguồn lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
- Tiếp tục cân đối lại các thành phần kinh tế và các ngành; chú trọng phát triển
kinh tế giữa các vùng hợp lý hơn. Tăng cường hội nhập hợp tác với các nền kinh tế
trong khu vực và thế giới; giữ vững vai trò của nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô,
định hướng nền KTTT theo định hướng XHCN, lấy công bằng xã hội làm mục tiêu
tăng trưởng kinh tế, bảo đảm nguồn nhân lực thông qua hệ thống giáo dục đào tạo,
bảo đảm ý tế, nâng cao trình độ văn hóa cho người lao động. Giữ vững an ninh, trật
tự xã hội, củng cố sự nghiệp quốc phòng an ninh nhằm ngăn chặn mọi thế lực phản
động phá hoại trong và ngồi nước; tích cực cải tạo xã hội, xóa bỏ các tệ nạn xã hội
như tham nhũng, nghiện hút, mại dâm, ma túy, hạn chế ô nhiễm môi trường, giữ vững
sự cân bằng sinh thái. Muốn vậy cần nâng cao nhận thức con người trong việc bảo vệ
giữ gìn cuộc sống của chính họ; vận dụng sáng tạo, khơng dập khn các mơ hình
KTTT trên thế giới; có phương hướng kết hợp định hướng XHCN với tăng trưởng
kinh tế trong những năm tới

18


Câu 9: Phân tích tầm quan trọng của quan điểm phát triển. Sự vận dụng của
Đảng ta đối với vấn đề này.

19






Câu 10: Phân tích cơ sở lý luận khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo
điều. Sự vận dụng của Đảng ta với vấn đề này.
* Khái niệm:
- Bệnh kinh nghiệm: là sự tuyệt đối hóa những kinh nghiệm thực tiễn trước đây
và áp dụng 1 cách máy móc vào hiện tại khi điều kiện đã thay đổi.
Biểu hiện:
+ Trong nhận thức và hành động luôn xem thường lý luận, ngại học tập để
nâng cao nhận thức lý luận.
+ Khi tiếp thu lý luận 1 cách giản đơn thậm chí là bớt xén để lý luận phù hợp
với kinh nghiệm
+ Xem tri thức kinh nghiệm là tri thức tuyệt đích, đóng vai trị quyết định của
hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Bệnh kinh nghiệm xuất phát từ tri thức kinh nghiệm thông thường. Tri thức này
chỉ khái quát thực tiễn với những yếu tế và điều kiện đơn giản, hạn chế. Nếu tuyệt đối
hóa kinh nghiệm mọi nơi mọi lúc xem thường lý luận sẽ rơi vào bệnh kinh nghiệm và
thất bại trong thực tiễn khi điều kiện hoàn cảnh đã thay đổi.
- Bệnh giáo điều: là tuyệt đối hóa lý luận, tuyệt đối hóa kiến thức đã có trong
sách vở coi nhẹ kinh nghiệm thực tiễn, vân dụng lý luận 1 cách máy móc khơng tính
đến điều kiện lịch sử cụ thể mỗi nơi mỗi lúc.
Biểu hiện:
+Khi vận dụng lý luận vào thực tiễn 1 cách nguyên si máy móc dập khn.
+ Xa rời thực tế trong cả nhận thức và hành động.
Trong thực tiễn, bệnh giáo điều có 2 hình thức biểu hiện: giáo điều lý luận vận dụng lý luận 1 cách máy móc..và giáo điều kinh nghiệm - áp dụng máy móc kinh
nghiệm của nước khác, nơi khác vào nước mình, địa phương mình.
Cơ sở lý luận:
Do vi phạm quan hệ biện chứng thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Giữa lý
luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau. Trong mối

quan hệ đó, thực tiễn cóvai trị quyết định, vì thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý
luận là sản phẩm của hoạt động tinh thần. Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý
luận thể hiện ở chỗ: chính thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích, là tiêu chuẩn
để kiểm tra nhận thức và lý luận; nó cung cấp chất liệu phong phú sinh động để hình
thành lý luận và thông qua hoạt động thực tiễn, luận mới đuợc vật chất hóa, hiện thực
hóa, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực. Lý luận mặc dù được hình thành từ thực tiễn
nhưng nó có vai trị tác động trở lại đối với thực tiễn. Sự tác động của lý luận thể hiện
qua vai trò xác định mục tiêu, khuynh hướng cho hoạt động thực tiễn, vai trò điều
chỉnh hoạt động thực tiễn, làm cho thực tiễn có hiệu quả hơn.
+ Do có sự yếu kém về tri thức lý luận. Từ mối quan hệ biện chúng giữa lý luận
và thực tiễn ta rút ra được quan điểm thực tiễn. Quan điểm thực tiễn đòi hỏi khi xem
xét sự vật hiện tượng phải gắn với thực tiễn, phải theo sát sự phát triển của thực tiễn để
điều chỉnh nhận thức cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, hiệu quả của thực
tiễn để kiểm tra những kết luận của nhận thức, kiểm tra những luận điểm của lý luận.
Quan điểm thực tiễn cũng đòi hỏi những khái niệm của chúng ta về sự vật phải được
hình thành, bổ sung và phát triển bằng con đường thực tiễn, trên cơ sở thực tiễn chứ
không phải bằng con đường suy diễn thuần túy, không phải bằng con đường tự biện.


* Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều:
Để khắc phục bệnh kinh nghiệm có hiệu quả, một mặt phải quán triệt nguyên
tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, tăng cường học tập nâng cao trình độ lý luận,
bổ sung, vận dụng lý luận phù hợp với thực tiễn. Mặt khác hoàn thiện cơ chế thị
trường định hướng xâ hội CN. Kinh tế thị trường đòi hỏi mọi thành phần kinh tế, mọi
chủ thể kinh tế phải năng động, sáng tạo, phải thường xuyên bám sát thị trường để
ứng phó, để chủ động về quyết sách kinh doanh phù hợp. Khi thị trường hóa tồn bộ
các yếu tố của quá trình sản xuất thì sẽ khắc phục triệt để bệnh kinh nghiệm.
Bệnh giáo điều là tuyệt đối hóa lý luận, tuyệt đối hóa kiến thức đã có trong sách
vở, coi nhẹ kinh nghiệm thực tiễn, vận dụng lý luận một cách máy móc, khơng tính
đến điều kiện lịch sử của mỗi. Nguyên nhân là do hiểu biết lý luận cịn nơng cạn, chưa

nắm chắc thực chất của lý luận, lý luận chưa được vận dụng, kiểm nghiệm và khái quát
từ thực tiễn nên xa rừi thực tiễn, mất tính sinh động vả sáng tạo của lý luận. Để khắc
phục bệnh giáo điều, chúng ta phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý
luận và thực tiễn. Lý luận phải luôn gắn liền với thực tiễn, phải khái quát từ thực tiễn,
vận dụng sáng tạo vào thực tiễn và không ngừng sáng tạo củng cố thực tiễn”.
Sự vận dụng của Đảng
* Giai đoạn 1976 – 1986
Do chưa nhận thức đầy đủ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lenin về thời kì quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng
đường, chưa gắn lý luận với thực tế điều kiện, hoàn cảnh ở nước ta nên đã chủ quan
nóng vội, bỏ qua những bước đi cần thiết.
Căn bệnh giáo điều, xuất phát từ sự lạc hậu, yếu kém về lý luận cách mạng xã
hội chủ nghĩa. Sự yếu kém về lý luận làm cho chúng ta tiếp thu lý luận Chủ nghĩa
Mác Lenin một cách đơn giản, phiến diện, cắt xén sơ lược, không đến nơi đến chốn,
CNXH được hiểu một cách giản đơn, ấu trĩ, căn “bệnh” giáo điều biểu hiện ở nước ta
là qua việc xóa bỏ chế độ tư hữu, tiến hành cải tạo XHCH, xóa tất cả các thành phần
kinh tế, chỉ còn kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.
- Căn bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa biều hiện ở việc bắt chước một cách rập
khn theo mơ hình XHCN ở Liên Xơ (cũ): Liên Xơ có bao nhiêu bộ ta cũng có bấy
nhiêu bộ, Liên Xơ phát triển cơng nghiệp nặng thì ta cũng phát triền cơng nghiệp
nặng mà không xem xét đến điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời không chú ý
đến phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ trong khi nước ta là một nưởc nông
nghiệp với tất cả những điều kiện vật chất khách quan đều thuận lợi để phát triển
nông nghiệp. Sự nhận thức giản đơn, yếu kém trong việc vận dụng xơ cứng lý luận
vào trong còn thể hiện ở việc hiểu và vận dụng chưa đúng các quy luật khách quan
đang tác động trong thời kỳ quá độ ở nước ta (quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, các quy luật sản xuất hàng
hoá, quy luật thok trường...), quá nhấn mạnh một chiều vai trò của quan hệ sản xuất,
của chế độ công hữu, chế độ phân phối bình qn, khơng thấy đầy đủ u cầu phát
triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá độ.

Hậu quả của những sai lầm xuất phát sự nhận thức yếu kém về lý luận và xa
rời thực tiễn đã làm cho đường lối chính sách của Đảng ta đề ra không phù hợp với
thực tiễn nên đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội: Nhiều vấn đề
mấu chốt và thiết yếu nhất cùa cuộc sống nhân dân (ăn, mặc, ở) vẫn chưa được giải


quyết đầy đủ; đất nước chưa có những thay đổi sâu sắc và triêt để trong phương thức
phát triển; tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng; nhiệt tình
lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các nguồn lực chưa được
khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chi bị xói mòn. Cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp
trong phát triển kinh tế còn nặng nề, chưa bị xỏa bỏ. Chậm đổi mới cơ chế và bộ máy
quản lý, thiếu hiểu biết và ít kinh nghiệm quản lý nhưng lại chưa chú trọng tổng kết
kinh nghiệm, quá tập trung quyền lực nhà nước, dùng kế hoạch pháp lệnh để chỉ huy
toàn bộ nền kinh tế đất nước, bao cấp trong phản phối... làm cản trở sự sáng tạo tạo
nên sự bảo thù trì trệ cảa đời sống xã hội.
*Giai đoạn 86 - nay:
Nhận thức được những sai lầm trên, từ ĐH Đảng lần VI (1986), Đảng đã khởi
xướng công cuộc đổi mới toàn diện tất cả các lĩnh vực cùa đời sống xã hội, trong đó
có mọi phương hướng đổi mới phải xuất phát từ thực tiễn như Văn kiện Đại hội VI
của Đảng đã xác định Dâng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan. Đại hội VI đã rút ra bốn bài học kinh nghiệm trong
đó bài học thứ hai là "Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành
động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức va hành động theo quy luật là
điều kiện đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn cảa Đảng". Nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước từng bước
được hình thành.
Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đã nhấn mạnh “Tiến hành đổi mới xuất phát từ
thực tiễn và cuộc sống xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt của Thế Giới,
không sao chép bất cứ một mơ hình có sẵn nào…”
Đại hội IX tiếp tục khẳng định “Đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của

nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn sáng tạo. Tiến hành đổi mới xuất phát từ thực
tiễn và cuộc sống của xã hội Việt Nam, tham khảo kinh nghiệm tốt cùa thế giới,
không sao chép bất cứ mơ hình có sẵn nào, đổi mới tồn diện, đồng bộ và triệt để với
những bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Có những điều chỉnh, bồ sung và phát
triển cần thiết về chủ trương phương pháp, biện pháp; tìm và lựa chọn những giải
pháp mới, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén nắm bắt cái mới, tận dụng thời cơ, khắc phục
sự trì trệ, làm chuyển biến tình hình.
Hiện nay, cơng cuộc đổi mới ở nước ta càng đi vào chiêu sâu, những biến đổi
trên thế giới nhanh chóng, phức tạp, khó lường thì những vấn đề mới đặt ra ngày
càng nhiều, trong đó có những vấn đề liên quan đến nhận thức về CNXH và con
đường xây dựng CNXH. Khơng ít vấn đề về nhận thức lý luận cịn chưa đủ rõ; khơng
ít vấn đề về thực tiễn, nhất là những vấn đề bức xúc nảy sinh từ cuộc sống, chưa được
giải quyết kịp thời và tốt nhất.
Thực tiễn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn; đất nước
ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi tồn diện và cơ bản, đời sống
nhân dân được cải thiện rõ rệt, hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc
được củng cố và tăng cường, giữ vững an ninh quốc phòng, vị thế nước ta trên trường
quốc tế không ngừng được nâng cao. Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới
của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×