Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) phương pháp rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế cho học sinh trong môn địa lý lớp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.71 KB, 21 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
LIÊN HỆ THỰC
(tÊNTẾ
ĐỀ CHO
TÀI) HỌC SINH
TRONG MƠN ĐỊA LÍ 12

Họ và tên: Nguyễn Thị Thương
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đơn vị công tác: Trường THPT Ninh Châu

Quảng Ninh, tháng 1 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP
RÈN
LUYỆN KĨ NĂNG
(tÊN
ĐỀ TÀI)
LIÊN HỆ THỰC TẾ CHO HỌC SINH
TRONG MƠN ĐỊA LÍ 12

Tháng 1/ 2019




MỤC LỤC
1. PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………... 1
1.1. Lí do chọn đề tài ……………………………………………….. .....1
1.2. Điểm mới của đề tài ………………………………………….... ….. 2
2. PHẦN NỘI DUNG ……............................................................................ 3
2.1. Thực trạng vấn đề ………………………………………............ … 3
2.2. Các giải pháp ……………………………………………………… 5
2.3. Kết quả …………………………………………………………… 12
3. KẾT LUẬN ………………………………………………………………. 16
3.1. Ý nghĩa…………… ………………………………………………. 16
3.2. Phạm vi áp dụng …………………………………………………. 16
3.3. Kiến nghị …………………………………………………………. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................17


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
KT-XH
SGK
HS
SKKN
THPT

Viết đầy đủ
: Kinh tế- xã hội
: Sách giáo khoa
: Học sinh
: Sáng kiến kinh nghiệm

: Trung học phổ thông


1. PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Trong nhà trường, muốn học sinh tiếp thu được các cơ sở khoa học, cần
khái quát những thành tựu khoa học đó bằng những kết quả thực tiễn. Vì thế,
muốn nắm vững tri thức khoa học phải luôn liên hệ với thực tế, với đời sống
xung quanh.
Liên hệ thực tế có rất nhiều ưu điểm về mặt phương pháp dạy học. Nhờ
đưa được lý thuyết vừa học lại gần với đời sống hiện thực, các kiến thức thực
tế làm tăng thêm ở học sinh khả năng hứng thú với môn học.
Để hoạt động học địa lí có hiệu quả, học sinh cần phải được rèn luyện kỹ
năng, kỹ xảo thực hiện các thao tác tư duy. Đồng thời, học sinh cũng phải biết
sử dụng các phương pháp suy luận như quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng
hợp. Việc liên hệ thực tế đều phải thực hiện các thao tác phổ biến ở trên. Như
vậy, các phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế đóng vai trị là phương
tiện để rèn luyện ngày càng hoàn thiện hơn các thao tác tư duy cho học sinh.
Tóm lại, liên hệ thực tế có vai trò hết sức quan trọng trong việc rèn luyện
và phát triển tư duy cho học sinh. Việc liên hệ thực tế giúp học sinh dễ hiểu bài,
thấy việc học gần gũi cuộc sống xung quanh. Ngồi những vai trị như vậy, liên
hệ thực tế còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng áp dụng kiến thức đã học vào
thực tiễn cuộc sống, tạo nên nhiều tình huống lý thú, khơi dậy lịng đam mê
khoa học và lịng u thích mơn học hơn.
Chương trình địa lí 12 nội dung đề cập đến các vấn đề địa lí tự nhiên,
dân cư, kinh tế, các vùng lãnh thổ của Việt Nam là những kiến thức khó nên
để hình thành cho học sinh những khái niệm, phân tích, đánh giá các mối liên
hệ giữa các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội và vận dụng chúng vào thực tiễn
thì yêu cầu học sinh phải có những kĩ năng nhất định để có thể khai thác các

nguồn tri thức địa lí trong quá trình học tập.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi thấy việc sử dụng “phương pháp rèn luyện
kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh trong môn Địa lí 12” là rất cần thiết, giúp
học sinh học tích cực hơn và thấy rõ môn học gắn với thực tiễn.
1


1.2. Điểm mới của đề tài
Sử dụng “phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh
trong mơn Địa lí 12” nhằm giúp học sinh biết liên hệ những kiến thức đã học
với thực tế xung quanh, qua đó khơi dậy sự hứng thú, tìm tịi và chủ động
trong việc lĩnh hội kiến thức.
Ở mỗi phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh đều
thiết kế các hoạt động học tập trong các nội dung của bài học của chương
trình Địa lí 12 ban cơ bản để làm ví dụ minh họa.
Thực nghiệm sư phạm tại một số lớp mình đang dạy để khẳng định tính
hiệu quả và khả thi của phương pháp, qua đó có thể áp dụng ở nhiều lớp và
nhiều trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả quá trình dạy học Địa lí.
Phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh trong mơn
Địa lí khơng chỉ áp dụng cho học sinh khối 12 mà cịn có thể mở rộng cho các
khối học khác.

2


2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng vấn đề
Để rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh, giáo viên có nhiều
cách thức nhưng hiện giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng đặt câu hỏi mà ít chú ý
các cách khác.

Để thực hiện đề tài, tôi đã lấy thống kê khảo sát kết quả năm học 20162017, dạy phần địa lí tự nhiên lớp 12 (ở 3 lớp trường THPT Ninh Châu) có
liên hệ thực tế nhưng chỉ sử dụng phương pháp đặt câu hỏi. Kết quả về tích
cực và đánh giá kết quả học sinhh qua bài kiểm tra 15 phút (có liên hệ thực tế)
như sau:
2.1.1. Về mức độ tích cực và chất lượng của học sinh
Bảng 2.1. Đánh giá mức độ tích cực của học sinh

Lớp
Tiêu chí đánh giá
Xung phong phát
biểu
Trả lời đúng

Lớp 12A3
(39 HS)
Số
lượng
(HS)

Lớp 12A8
(40 HS)

Lớp 12A9
(38 HS)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(HS)


Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
(%)
(HS)
(%)

7

17,9

9

22,5

5

13,2

3

7,7

4

10,0

1

2,6


Bảng 2.2. Chất lượng bài khảo sát học sinh
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
Trung
Bình
Yếu
Kém

12A3 (39 HS)
Số lượng Tỉ lệ
(bài)
(%)
3
7,7
8
20,5

12A8 (40 HS)
Số lượng
Tỉ lệ
(bài)
(%)
4
10,0
9
22,5

12A9 (38 HS)

Số lượng
Tỉ lệ
(bài)
(%)
2
5,3
6
15,8

18

46,2

18

45,0

17

44,7

8
2

20,5
5,1

9
0


22,5
0

10
3

26,3
7,9

3


Hình 2.1. Biểu đồ tổng hợp kết quả bài khảo sát tại 3 lớp
trường THPT Ninh Châu năm học 2016-2017
Kết quả trên cho thấy, 3 lớp có tổng số học sinh 117 em, trong đó 32 em
khá giỏi (chiếm 27,1%), 53 em trung bình (45,9%), yếu kém 32 em (27,1%).
Khơng sử dụng phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế đã làm cho kết
quả học tập cả về tính tích cực, chủ động và chất lượng học tập thấp. Đòi hỏi
cần phải tiến hành sử dụng phương pháp để học sinh có thể gắn kiến thức bài
học với thực tiễn cuộc sống, từ đó tạo hướng thú học tập cho các em.
2.1.2. Nguyên nhân
- Ý thức học tập của học sinh chưa cao, học sinh ít quan tâm đến hiện
tượng, sự kiện địa lí xung quanh.
- Khơng chủ động nắm bắt kiến thức thực tiễn.
- Không tập trung vào bài học, không hứng thú với môn học.
- Giáo viên chỉ quan tâm đến kiến thức chính của bài và nặng lí thuyết.
- Bài giảng cịn chưa thật hấp dẫn, chưa thu hút học sinh, chưa gắn với
đời sống thực tiễn để học sinh dễ hiểu.
- Các phương pháp giảng dạy còn hạn chế, chưa thật sự phát huy được
vai trò của chủ động của người học.


4


Thực trạng trên địi hỏi tơi phải có những biện pháp thay đổi phương
pháp dạy, tích cực hơn nữa trong việc sử dụng phương pháp dạy học nhằm tạo
hứng thú cho học sinh, từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy.
2.2. Phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế trong mơn địa lí 12
2.2.1. Giáo viên làm mẫu
- Bước 1: GV thực hiện mẫu
Xác định bản chất của kiến thức thực tế, các kiến thức thực tế cần sử
dụng để hoàn thành nhiệm vụ.
Xác định đơn vị kiến thức trong bài cần để thực hiện câu hỏi. Thông
thường trong tiết lên lớp, bài mới việc liên hệ thực tế được giáo viên hướng
dẫn song song với đơn vị kiến thức cần liên hệ trong bài. Do đó học sinh có
thể xác định được phần kiến thức trong bài một cách dễ dàng để hoàn thành
nhanh nhiệm vụ được giao. Trong khi làm mẫu, giáo viên có thể lập thành sơ
đồ hay dàn ý để học sinh nắm kiến thức hệ thống, logic, tính bền vững cao.
- Bước 2: Học sinh thực hiện mẫu theo cá nhân hoặc theo nhóm.
- Bước 3: Đại diện nhóm (hoặc cá nhân) trình bày, học sinh khác nhận
xét, bổ sung. GV đánh giá và kết luận.
Ví dụ: Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ: Hướng dẫn học sinh thực
hiện theo mẫu với phần liên hệ thực tế.
Bước 1: Nêu đặc điểm vị trí địa lý của tỉnh Quảng Bình? Đặc điểm đó
mang lại ý nghĩa gì cho Quảng Bình về mặt tự nhiên và kinh tế-xã hội?
Bước 2: Giáo viên thực hiện mẫu.
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi với
các ý: Quảng Bình nằm ở vị trí nào so với cả nước? 4 mặt đông, tây, nam, bắc
tiếp giáp với những địa phương hoặc quốc gia nào? Có tiếp giáp với biển
khơng? Vị trí đó có khiến các đặc điểm tự nhiên Quảng Bình tương đồng với

đặc điểm chung của cả nước khơng? Và mang lại những ý nghĩa gì cho sự
phát triển KT-XH của tỉnh?
Bước 3: Học sinh quan sát.
5


2.2.2. Sử dụng câu hỏi liên hệ thực tế
Giáo viên dựa vào nội dung bài học, phần kiến thức có liên quan trực
tiếp đến các sự vật hiện tượng địa lí trong thực tế để đặt câu hỏi yêu cầu các
em dựa vào kiến thức bài học và hiểu biết của bản thân để trả lời.
Việc thực hiện cách thức này được tiến hành như sau:
- Bước 1: Giáo viên xác định nội dung bài học hoặc một phần của bài
học có kiến thức thực tế liên quan tới nội dung đó và đặt câu hỏi…
- Bước 2: hướng dẫn học sinh trả lời. Việc hướng dẫn học sinh xử lí câu
hỏi trong trường hợp này cần được giáo viên gợi ý chi tiết và cụ thể như: dựa
vào kiến thức nào trong bài học, thứ tự tìm kiếm kiến thức. Mục đích là nhằm
định hướng việc làm và đảm bảo về mặt thời gian.
- Bước 3: Xử lí câu trả lời và kết luận kiến thức. Việc chú ý xử lí câu trả
lời của học sinh là việc làm cần được quan tâm trong mọi trường hợp, mục
đích là để vừa tôn trọng ý kiến của học sinh, vừa khuyến khích tinh thần của
các em trong những lần làm việc tiếp theo. Cuối cùng, giáo viên kết luận kiến
thức.
Ví dụ: Câu hỏi giữa bài có liên quan đến thực tế: Giải thích tại sao nước
ta lại mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ? (Bài 8. Thiên nhiên chịu ảnh
hưởng sâu sắc của biển. Mục 2. Ảnh hưởng của Biển Đông đến thiên nhiên
Việt Nam). Giáo viên định hướng cho học sinh kiến thức cần trả lời: dựa vào
vị trí địa lí của nước ta giáp Biển Đơng và nằm trong khu vực hoạt động của
Gió mùa.
Gọi học sinh trả lời. Giáo viên nhận xét và chuẩn kiến thức. (Vị trí giáp
biển: Biển Đơng đã mang lại cho nước ta một lượng mưa, ẩm lớn, làm giảm

đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đơng và làm dịu bớt
thời tiết nóng bức trong mùa hè; - Nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa:
Mùa hạ gió mùa Tây Nam và Đơng Nam từ biển thổi vào mang theo độ ẩm
lớn. Gió mùa đơng bắc đi qua Biển Đông vào nước ta cũng trở nên ẩm ướt
hơn. Vì vậy nước ta có lượng mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ).
6


Câu hỏi củng cố: Có ý kiến cho rằng: gió mùa mùa hạ là nguồn gốc gây
ra thời tiết khô nóng ở miền Trung, đúng hay sai, vì sao? (Bài 9. Thiên nhiên
nhiệt đới ẩm gió mùa). Quảng Bình có hiện tượng thời tiết khơ nóng hay
khơng?
Đối với câu hỏi này, học sinh có thể tự xác định kiến thức cần trả lời là
kiến thức ở mục c. Gió mùa, phần gió mùa mùa hạ để giải thích ý kiến trên.
2.2.3. Ra các bài tập liên hệ thực tế
- Bên cạnh các câu hỏi và bài tập liên hệ thực tế có sẵn (ở cuối mỗi bài
học), giáo viên có thể xây dựng các câu hỏi và bài tập để hỗ trợ, bổ sung, điều
chỉnh và làm sinh động thêm cho bài học trong quá trình dạy học. Các bài tập
có thể tồn tại ở nhiều loại, nhiều hình thức và mức độ yêu cầu.
- Xét về quy mô, các bài tập rèn luyện kĩ năng có hai loại nhỏ và lớn.
- Đối với bài tập nhỏ và đơn giản, giáo viên nên cho học sinh thực hiện
ngay trong tiến trình dạy học trên lớp. Giáo viên cho học sinh vận dụng kiến
thức và tự làm việc cá nhân. Sau đó chỉ định một vài học sinh sinh trình bày
bài tập, giáo viên sửa lại và hoàn chỉnh kiến thức.
- Đối với các bài tập lớn hơn, có nhiệm vụ phức tạp hơn, đòi hỏi sự sáng
tạo khám phá, học sinh phải vận dụng những thao tác khó hơn (vừa suy nghĩ
vừa ghi nội dung...) thì cần hướng dẫn bằng câu hỏi gợi ý, cho học sinh làm
việc theo nhóm để các em có thể hỗ trợ cho nhau. Sau đó cho các nhóm trình
bày kết quả, giáo viên chốt lại kiến thức. Các bài tập khó địi hỏi nhiều thời
gian có thể giao ở nhà.

Ví dụ: Bài tập liên hệ thực tế cho học sinh làm tại lớp trong khâu bài mới
Khi dạy bài Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiết 2), liên hệ thực tế như
sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm giao nhiệm vụ cho học sinh:
+ Nhóm 1: Dựa vào bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, nội dung SGK và
hiểu biết của bản thân tìm hiểu thành phần địa hình nước ta.

7


Liên hệ thực tế: Khu vực nào của Quảng Bình bị xâm thực mạnh nhất?
Khu vực đồng bằng ở Quảng Bình là kết quả bồi tụ chủ yếu do nguyên nhân
nào?
+ Nhóm 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, bản đồ Địa lí tự nhiên Việt
Nam và hiểu biết của bản thân tìm hiểu thành phần sơng ngịi.
Liên hệ thực tế: Kể tên các con sơng ở Quảng Bình? Nêu chế độ nước
của con sơng ở địa phương?
+ Nhóm 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của bản thân tìm
hiểu thành phần đất.
Liên hệ thực tế: Q trình feralit có phải là q trình hình thành đất chủ
yếu ở Quảng Bình khơng? Những xã nào ở huyện Quảng Ninh có diện tích
đất feralit lớn?
+ Nhóm 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hiểu biết của bản thân tìm
hiểu thành phần sinh vật.
Liên hệ thực tế: Diện tích rừng ngun sinh của Quảng Bình hiện nay tập
trung ở những huyện nào, với giá trị ra sao?
Bước 2: Học sinh làm theo nhóm dưới sự quan sát của giáo viên để tìm
ra kiến thức. Đối với câu hỏi liên hệ thực tế, cần định hướng kiến thức để các
em trả lời.
Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.

Bước 4: Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức.
2.2.4. Trị chơi địa lí gắn với liên hệ thực tế
- Để có kĩ năng liên hệ thực tế thơng qua các trị chơi địa lí, giáo viên tổ
chức theo nhóm, cá nhân hoặc tồn lớp với các bước như sau:
Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm lớn, mỗi nhóm có 3 - 5 thành
viên tham gia trị chơi, hoặc có thể tổ chức trả lời theo cá nhân thi đua với
nhau. Giáo viên cơng bố luật chơi, cách chơi, khen thưởng nhằm khuyến
khích tồn thể học sinh tham gia nhiệt tình. Đồng thời, giáo viên yêu cầu
chuẩn bị một số phương tiện phục vụ cho trị chơi: bảng trắng, bút lơng,...
8


Bước 2: Giáo viên tổ chức trị chơi, các nhóm thi đua trả lời nhanh và
chính xác, nhóm nào trả lời nhanh, chính xác thì có số điểm cao hơn.
Bước 3: Giáo viên nhận xét, đánh giá, tổng kết một số vấn đề học sinh
cần nắm, củng cố một số kiến thức đã học.
Ví dụ: Trị chơi trong khâu củng cố bài:
Sau khi học xong bài 31 (Bài 31, vấn đề phát triển thương mại, du lịch),
giáo viên tổ chức trò chơi:
* Chuẩn bị:
+ 2 bản đồ câm Việt Nam, trên đó có các chấm điểm, kí hiệu các thành
phố và các trung tâm du lịch. Mỗi điểm được đánh một số.
+ Phấn trắng.
* Thực hiện:
Bước 1: Lập 2 đội chơi, mỗi đội có 5 học sinh. Học sinh khác làm giám
khảo.
Bước 2: Tổ chức chơi
Khi có hiệu lệnh bắt đầu, bản đồ câm được treo lên, đồng thời 1 em
trong mỗi đội sẽ cầm phấn ghi vào bảng chú giải tên của một thành phố/ điểm
du lịch tương ứng có ở trên bản đồ. Ví dụ: nhìn vào chấm điểm trên bản đồ

ghi số 1, một em học sinh sẽ ghi vào bảng chú giải là: 1. Hà Nội, hay nhìn
vào chấm điểm số 2 trên bản đồ, một em khác sẽ ghi vào bảng chú giải 2.
Huế. Tiếp đến em thứ 3, thứ 4,... Sau khi em thứ 5 đến lượt mình đã ghi xong,
quay vịng trở lại em đầu. Mỗi em chỉ được phép ghi một lần trong một lượt
đi. Sau 1 phút, trò chơi sẽ dừng.
Bước 3: Giáo viên và các học sinh khán giả kiểm tra kết quả, đội nào ghi
được nhiều địa danh đúng, đội đó thắng cuộc. Giáo viên nêu thêm câu hỏi
cộng điểm: Em hãy kể tên các điểm du lịch nổi bật ở Quảng Bình?. Giáo viên
nhận xét, đánh giá tinh thần của các đội chơi, công bố đội thắng cuộc.
2.2.5. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ gắn với liên hệ thực tế
Tổ chức giao lưu tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến thực tế.
9


Bước 1. Giáo viên hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tổ chức giao lưu về
kiến thức địa lí: chọn địa điểm, thời gian thích hợp.
Bước 2. Nêu chủ đề hoạt động của câu lạc bộ địa lí hoặc tổ địa lí: tổ chức
giao lưu tìm hiểu kiến thức liên quan đến thực tế cuộc sống.
Bước 3. Để tổ chức giao lưu, giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập kiến
thức có liên quan đến hoạt động thực tiễn thơng qua SGK, báo, Internet,...
như các kiến thức về mưa bão, khí hậu, các mùa trong năm, dân số, các câu ca
dao, tục ngữ có liên quan đến kiến thức địa lí,...
Chọn lọc các kiến thức liên quan trực tiếp đến hoạt động thực tiễn. Để
chọn lọc các vấn đề có liên quan trực tiếp thì học sinh cần:
- Trước hết, học sinh tự đặt ra các câu hỏi mà trong thực tế các em gặp
phải hoặc đang thắc mắc như: tại sao có hiện tượng mưa phùn và gió nồm ở
Bắc Bộ; tại sao có lũ tiểu mãn ở Bắc Trung Bộ; Vì sao khí hậu ở Đơng
Trường Sơn và Tây Trường Sơn lại khác nhau...
- Học sinh tìm các kiến thức nào có liên quan đến các vấn đề đó thơng
qua SGK, Internet,...

Bước 4. Tổ chức giao lưu tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến thực
tiễn.
+ Nêu chủ đề tổ chức câu lạc bộ. Có thể tổ chức câu lạc bộ địa lí dưới
các hình thức như đố vui địa lí; trị chơi địa lí; hái hoa dân chủ; thi hùng biện;
báo cáo chuyên đề; đọc và kể chuyện địa lí.
+ Thảo luận
Như vậy, kết quả cuối cùng của việc học đó là người học với những kiến
thức thu nhận được sẽ vận dụng ngay vào thực tiễn cuộc sống, cải tạo thực
tiễn.
Ví dụ: Thi xử lí tình huống địa lí
- Mục tiêu: Qua cuộc thi xử lí tình huống, học sinh rèn luyện kỹ năng
vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
10


- Cách tiến hành: Chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm chịu trách nhiệm giải
quyết 1 trong 4 tình huống sau:
Tình huống 1: Thơng thường các loại gió có nguồn gốc đại dương, khi
thổi vào đất liền gây ra thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều. Thế nhưng tại sao gió
Tây Nam xuất phát từ vịnh Bengan khi vào Việt Nam lại gây ra thời tiết khơ
nóng?
Tình huống 2: Giải thích hiện tượng lũ tiểu mãn ở Bắc Trung Bộ?
Tình huống 3: Cồn cát là một dạng địa hình độc đáo ở Quảng Bình. Em
hãy cho biết diện mạo của dạng địa hình này và giải thích ngun nhân hình
thành?
Tình huống 4: Tại sao Trung du Miền núi phía Bắc tài nguyên, khống
sản, thủy điện dồi dào nhưng tỉ trọng cơng nghiệp so với cả nước cịn thấp?
- Đánh giá: thơng qua việc giải quyết các tình huống đó, học sinh khắc
sâu, mở rộng được kiến thức đã học. Đồng thời, học sinh hiểu biết, tôn trọng
nhau hơn.

2.2.6. Liên hệ thực tế trong kiểm tra đánh giá
* Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá và nhận xét. Kiểm tra
cung cấp những thông tin làm cơ sở quan trọng cho việc đánh giá. Từ đó, có
cơ sở thực tế đưa ra các biện pháp điều chỉnh, tự hoàn thiện hoạt động dạy
học của giáo viên.
* Đánh giá: Trong quá trình giáo dục thì đánh giá là một khâu, một công
cụ quan trọng để xác định năng lực nhận thức của học sinh. Nhờ đánh giá mà
quá trình dạy và học được điều chỉnh theo hướng thích hợp.
* Các hình thức kiểm tra, đánh giá
Rất đa dạng bao gồm: quan sát, kiểm tra nói, bài tập, học sinh tự đánh
giá, trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.
* Kiểm tra, đánh giá việc rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế của học
sinh

11


Tổ chức kiểm tra, đánh giá khả năng liên hệ thực tế của học sinh có thể
được tiến hành theo các cách như sau:
- Cách 1: Kiểm tra nói, thường được sử dụng trong khâu kiểm tra bài cũ,
dạy bài mới hoặc củng cố, đánh giá cuối tiết học.
- Cách 2: Quan sát, giáo viên sử dụng phiếu kiểm kê đánh giá học sinh.
- Cách 3: Giáo viên thu vở bài tập của học sinh để kiểm tra, cho điểm.
- Cách 4: Kiểm tra 15 phút bằng đề thi tự luận, liên quan liên hệ thực tế.
- Cách 5: Kiểm tra 1 tiết trong đó kiểm tra tồn diện cả kiến thức và kĩ
năng. Giáo viên chọn lọc một số câu hỏi trong SGK hoặc xây dựng các câu
hỏi kiểm tra, các bài tập rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế để đánh giá cá nhân.
- Cách 6: Cuối học kì hoặc cuối năm học, giáo viên dựa vào điểm tổng
kết môn để đánh giá khả năng liên hệ thực tế của học sinh.
2.3. Kết quả

“Phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế cho học sinh trong mơn
Địa lí 12” được sử dụng trong năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018.
Tôi đã lấy kết quả đánh giá của 3 lớp năm học 2017-2018 có sức học tương
đương với 3 lớp năm học 2016-2017 (trường THPT Ninh Châu), sử dụng
phần địa lí tự nhiên lớp 12. Kết quả về tính tích cực và chất lượng bài khảo
sát 15 phút như sau:
2.3.1. Về mức độ tích cực và chất lượng của học sinh
Bảng 2.3. Đánh giá mức độ tích cực của học sinh

Lớp
Tiêu chí đánh giá
Xung phong phát
biểu

Lớp 12A1
(44 HS)
Số
Tỉ lệ
lượng
(%)
(HS)
20

45,4

12

Lớp 12A6
(38 HS)
Số lượng

(HS)
14

Lớp 12A7
(42 HS)

Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
(%)
(HS)
(%)
36,8

18

42,9


Bảng 2.4. Chất lượng bài khảo sát học sinh
12A1 (44 HS)
Lớp
Xếp loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém

12A6 (38 HS)

12A7 (42 HS)


Số lượng
(bài)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(bài)

Tỉ lệ
(%)

Số lượng
(bài)

Tỉ lệ
(%)

13
24
6
1
0

29,5
54,5
13,7
2,3
0


4
10
20
4
0

10,5
26,3
52,7
10,5
0

8
17
13
4
0

19,0
40,1
31,4
9,5
0

Hình 2.2. Biểu đồ tổng hợp kết quả bài khảo sát tại 3 lớp trường
THPT Ninh Châu năm học 2017-2018

13



%

Hình 2.3. Biểu đồ so sánh tổng hợp kết quả bài khảo sát
năm học 2016-2017 và năm học 2017-2018
Kết quả cho thấy, ở các lớp có áp dụng các phương pháp liên hệ thực tế,
các em đạt kết quả kiểm tra cao hơn nhiều so với lớp chỉ liên hệ bằng cách
đặt câu hỏi. Học sinh đã biết cách khai thác kiến thức, kĩ năng được học vào
giải quyết các vấn đề trong thực tế. Học sinh tự giác, tích cực hơn trong học
tập, hoàn thành tốt hơn các nhiệm vụ giáo viên đã giao. Điều đó chứng tỏ tính
khả thi và hiệu quả của việc rèn luyện cho học sinh kĩ năng liên hệ thực tế mà
đề tài đã lựa chọn.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm
- Giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ
thực tế cho học sinh. Phát huy được việc học sách vở của học sinh gắn với
thực tiễn, gần gũi với các em. Từ đó kiến thức có thể lấy từ thực tiễn.
- Giáo viên soạn giáo án cần đưa ra các câu hỏi, bài tập, trò chơi gắn
thực tiễn tạo hứng thú và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Giáo viên và học phải xây thường xun quan tâm, cập nhật thơng tin
địa lí địa phương, đặc biệt các thơng tin phần địa lí kinh tế - xã hội.
14


- Mỗi giáo viên phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện để,
học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận các phương pháp mới, phương tiện mới để trau
dồi về kiến thức, kỹ năng và giải pháp.

15



3. KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa:
- Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đã đóng góp xây dựng cơ sở lí luận trong
việc nêu lên tầm quan trọng của kỹ năng liên hệ thực tế trong q trình học
tập Địa lí nói chung và Địa lí 12 nói riêng.
- Thiết kế các hoạt động học tập trong một số nội dung các bài học Địa lí
12 ban cơ bản có sử dụng phương pháp liên hệ thực tế.
- Thực nghiệm ở một số lớp học trong các năm học khác nhau để thấy
được tính hiệu quả và khả thi của phương pháp rèn luyện kĩ năng liên hệ thực
tế trong dạy học Địa lí.
3.2. Phạm vi áp dụng:
- Đề tài được áp dụng trong chương trình Địa lí 12 ban cơ bản.
- Khả năng mở rộng và vận dụng: chương trình Địa lí trung học phổ
thơng.
3.3. Kiến nghị:
- Đối với giáo viên: Luôn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm liên hệ thực tế,
cập nhật các thông tin, số liệu mới ở địa phương.
- Đối với học sinh: Quan tâm đến các hiện tượng, sự kiện ở địa phương
áp dụng vào bài học.
- Nhà trường: Trang bị đầy đủ sách tham khảo địa lí địa phương dạy để
giáo viên sử dụng thuận tiện. Các hoạt động ngoại khóa, Câu lạc bộ cần tăng
cường các câu hỏi, trò chơi thực tiễn địa phương.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn
kiến thức, kĩ năng trong chương trình giáo dục phổ thơng, Vụ Giáo dục
Trung học, Hà Nội.

2. Nguyễn Ngọc Đĩnh (2008), Những kĩ năng Địa lí cơ bản trong trường phổ
thơng, NXB Giáo dục, Hà Nội.
3. Mai Xuân San (2001), Rèn luyện kĩ năng địa lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Phạm Thị Sen (Chủ biên) (2008), Hướng dẫn thực hiện chương trình sách
giáo khoa lớp 12 mơn Địa lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.
5. Phạm Thị Sen (Chủ biên) (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,
kĩ năng mơn Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Sen (2009), Phương pháp rèn luyện kĩ năng địa lí 12, Luận
văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Sư phạm Huế, Huế.
7. Lê Thông (Chủ biên) (2008), Địa lí các tỉnh thành phố (tập 3), NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Thơng (Chủ biên) (2008), SGK Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.
9. Lê Thông (Chủ biên) (2008), Sách giáo viên Địa lí lớp 12, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17



×