Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ trợ kỹ thuật đá bóng bằng chân không thuận cho nam học sinh trường THPT võ nguyên giáp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.58 KB, 26 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn
nhằm bổ trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân khơng thuận cho nam học
sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp

Quảng Bình, năm 2018
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÊN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn
nhằm bổ trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân khơng thuận cho nam học
sinh trường trung học phổ thông chuyên Võ Nguyên Giáp

Họ và tên: Lê Nam Hoàng Quân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị cơng tác:
Trường THPT chun Võ Ngun Giáp

Quảng Bình, năm 2018
2


1. Phần mở đầu
1.1. Lý do lựa chọn đề tài


Thể dục thể thao là một bộ phận không thể thiếu trong nền giáo dục xã
hội chủ nghĩa nhằm đào tạo và xây dựng con người mới phát triển toàn diện.Thể
dục thể thao (TDTT) ngày càng phát triển con người càng nâng cao sức khoẻ
cho mọi người dân. Sức khoẻ là vốn q nhất của con người, có sức khoẻ thì
làm việc gì cũng khơng thấy khó. Nhận biết được tầm quan trọng của TDTT cho
nhân dân nên trong thư gửi cho cán bộ TDTT toàn miền Bắc vào ngày 31-31960 Bác viết : “ Muốn lao động sản xuất tốt, cơng tác và học tập tốt thì cần có
sức khỏe. Muốn giữ sức khỏe thì nên thường xuyên tập Thể dục thể thao. Vì vậy
chúng ta nên phát triển phong trào Thể dục thể thao cho rộng khắp”. Nhà nước
đã ra chỉ thị số 106 - CT/TƯ về công tác TDTT vào ngày 2 tháng 10 năm 1958
có nội dung quan tâm đến sức khỏe cho nhân dân như sau: “Dưới chế độ của
chúng ta, việc săn sóc sức khỏe của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân
dân được coi là một nhiệm vụ xây dựng nước nhà và bảo vệ tổ quốc địi hỏi
nhân dân ta phải có sức khỏe dồi dào, thể chất cường tráng. Nhưng tình hình
sức khỏe của cán bộ và của nhân dân ta hiện nay đang cịn thấp kém. Ngồi
việc tăng cường cải thiện sinh hoạt và điều kiện lao động, tăng cường cơng tác
vệ sinh phịng bệnh, vấn đề vận động Thể dục thể thao, thể dục quốc phịng có
tác dụng lớn trong việc bồi bổ sức khỏe của nhân dân và cán bộ”.
Nói đến TDTT thì bao gồm rất nhiều mơn như Bóng chuyền, Cầu lơng,
Bóng bàn, Bơi lội, Võ thuật, Điền kinh…Một môn thể thao mà bất kể mọi
người trên thế giới, ở mọi lứa tuổi, giới tính, dân tộc đều yêu thích và thu hút số
lượng khán giả (tại sân, qua truyền hình, truyền thanh, đọc báo) đơng nhất, nhiều
dân tộc đã xem nó như thức ăn, nước uống của mình hằng ngày. Nó được đặt với
biệt danh là “ mơn thể thao số một hành tinh”. Đó là mơn Bóng đá.
Bóng đá (BĐ) là mơn thể thao mà người chơi có thể dùng các bộ phận
của cơ thể (trừ tay) để đá, chuyền, nhận, dẫn, tranh cướp bóng…Tập luyện BĐ
không những mang lại cho chúng ta sức khỏe, một cơ thể cường tráng mà giúp
3


rèn luyện ý chí, lịng quyết tâm, tính kỷ luật, sáng tạo, tinh thần đồng đội, những

phẩm chất của con người mới xã hội chủ nghĩa. BĐ trở thành một hoạt động,
một công cụ phục vụ tốt cho sự nghiệp chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, văn
hố, giáo dục… của đất nước. Để trở thành một cầu thủ đá bóng giỏi, địi hỏi ở
người đó phải điều khiển quả bóng bằng hai chân theo ý muốn của mình. Nhưng
tỉ lệ người đá bóng bằng hai chân giỏi quá ít (trừ những người được đào tạo đá
bóng từ nhỏ, có trường lớp). Có thể khẳng định điều đó là vì: Từ nhỏ cho đến
lúc trưởng thành mọi người khi làm một hoạt động nào đó bằng chân thì thường
dùng một chân để làm, do vậy chân mà hoạt động nhiều thì các tố chất thể lực
(sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động) của chân
đó phát triển hơn so với chân kia. Do đó, ở mỗi người xuất hiện chân thuận và
chân khơng thuận. Chân thuận là chân mà các tố chất thể lực (sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, khéo léo, khả năng phối hợp vận động) phát triển đến mức làm
cho chân đó có thể cử động dễ dàng và đạt hiệu quả cao khi thực hiện một hoạt
động nào đó. Chân không thuận là chân mà các tố chất thể lực kém phát triển
hơn so với chân thuận. Đó là vướng mắc của người chơi BĐ cũng như học sinh
của trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
Trong quá trình học tập và thi đấu giáo viên cho học sinh tập luyện các
bài tập phát triển tố chất thể lực cho chân không thuận nhưng đạt hiệu quả chưa
cao. Ngồi q trình tập luyện ở lớp, học sinh đi ngoại khóa ở trường, tập luyện
tại nhà nhưng chưa có tác dụng tích cực. Điều này nói lên tập luyện các bài tập
phát triển tố chất thể lực chưa có kế hoạch, khơng đúng cách, chưa có khoa học.
Từ thực tiễn nêu trên tơi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ
trợ cho kỹ thuật đá bóng bằng chân khơng thuận cho nam học sinh trường
THPT chuyên Võ Nguyên Giáp”
1.2. Điểm mới của đề tài:
Việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm bổ trợ
cho kỹ thuật đá bóng bằng chân khơng thuận cho nam học sinh trường THPT
4



chuyên Võ Nguyên Giáp cho đối tượng nghiên cứu có đầy đủ cơ sở khoa học, tính
thơng báo, đủ độ tin cậy góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả q trình đào tạo.
Ý tưởng đề tài hồn tồn mới lạ, ít có tác giả nào nghiên cứu về đề tài, đề
tài nghiên cứu thành cơng đó cũng là một giải pháp cho những người đam mê
bóng đá nói chung cũng như học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp nói
riêng sẽ nâng cao hiệu quả về việc sử dụng các kỹ thuật, chiến thuật và trở thành
một cầu thủ đá bóng tồn diện.
2. Phần nội dung:
2.1. Thực trạng việc sử dụng chân khơng thuận để đá bóng của nam học sinh
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
2.1.1. Định luật tập luyện của G.Lamac.
G.Lamac đã chỉ rõ ý nghĩa chung của hoạt động như một yếu tố không
thể tách rời khỏi sự phát triển của cơ thể. Trong khi định nghĩa “ định luật thứ
nhất”- “ định luật tập luyện” của mình, ơng viết: “Sự sử dụng thường xun và
khơng giảm nhẹ đối với một cơ quan nào đó thì ít ra cũng củng cố cơ quan đó,
phát triển nó, truyền và làm tăng sức mạnh cho nó tương ứng với chính thời
gian sử dụng nó. Trong lúc đó, một cơ quan khơng được sử dụng thường xun
thì sẽ bị yếu đi một cách rõ nét, dẫn đến chỗ thoái hoá và tiếp theo là thu hẹp
các khả năng của mình”.
2.1.2. Thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân không thuận của nam học
sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp trong trận đấu.
Để làm rõ thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân khơng thuận đá
bóng cho các em học sinh trường THPT Chuyên Võ Nguyên Giáp thì chúng tơi
tiến hành quan sát 5 trận thi đấu Bóng đá của các em. Với mục đích là quan sát
và ghi chép lại số lần sử dụng chân thuận và chân khơng thuận qua các thơng số
kỹ thuật bóng đá.

5



Bảng 2.1. Số lần sử dụng các thông số kỹ thuật bóng đá ở chân thuận của
nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=5)

TT
1
2
3
4
5

Số trận
Trận 1
Trận 2
Trận 3
Trận 4
Trận 5

Khống
chế
bóng
180
192
181
176
176

Số lần sử dụng chân thuận
Tranh
Dẫn

Động
chuyền
cướp
bóng tác giả
bóng
bóng
90
54
103
450
87
56
98
480
73
52
135
510
75
62
97
396
115
73
124
520

Sút
bóng
92

107
89
86
117

Qua bảng 2.1. Sau khi phân tích, tính tốn chỉ số trung bình các thơng số
kỹ thuật trong 5 trận đấu. Chúng tơi đã thu được kết quả và được trình bày ở
bảng dưới đây
Bảng 2.2. Kết quả quan sát sư phạm các thơng số kỹ thuật bóng đá
ở chân thuận và chân không thuận của học sinh trường THPT chuyên Võ
Nguyên Giáp (n=5)
TT

Nội dung quan sát

Chân thuận
Số lần sử dụng
Tỷ lệ %
197
84,91

Chân không thuận
Số lần sử dụng Tỷ lệ %
35
15,09

1

Khống chế bóng


2

Dẫn bóng

82

82,00

18

18,00

3

Động tác giả

51

85,00

9

15,00

4

Tranh cướp bóng

104


80,62

25

19,37

5

Chuyền bóng

428

92,64

34

7,36

6

Sút bóng

85

88,54

11

11,46


Từ kết quả ở bảng 2.2. Chúng tơi có nhận xét sau: Việc sử dụng các
thơng số kỹ thuật bóng đá ở chân khơng thuận là rất ít so với chân thuận. Đặc
biệt là học sinh sử dụng chân không thuận để chuyền bóng chỉ chiếm tỷ lệ
7,36% và sử dụng chân thuận để chuyền bóng chỉ chiếm tỷ lệ 92,64%.

6


2.1.3. Thực trạng phỏng vấn việc sử dụng chân thuận và chân khơng thuận
đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp qua các
thông số kỹ thuật Bóng đá.
Để làm rõ thêm thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân khơng thuận
để đá bóng của nam học sinh trường THPT chun Võ Ngun Giáp thì chúng
tơi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, huấn luyện viên trong và ngoài trường.
Nội dung phỏng vấn là đưa ra quan điểm: việc nam học sinh trường THPT sử
dụng chân thuận hay chân khơng thuận để đá bóng nhiều hơn qua các thơng số
kỹ thuật bóng đá. Kết quả số người tán thành với quan điểm đó được trình bày ở
bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Kết quả phỏng vấn sử dụng chân thuận hay chân khơng thuận để
đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp qua các
thông số kỹ thuật bóng đá. (n=20)
TT
1
2
3
4
5
6

Nội dung phỏng vấn

Khống chế bóng
Dẫn bóng
Động tác giả
Tranh cướp bóng
Chuyền bóng
Sút bóng

Số người tán thành
Chân không
Chân thuận Tỷ lệ %
thuận
13
65
7
16
80
4
14
70
6
15
75
5
19
95
1
18
90
2


Tỷ lệ %
35
20
30
25
5
10

Từ kết quả ở bảng 2.3. Chúng tơi có nhận xét sau: Đa số các ý kiến của
các giáo viên, huấn luyện cho rằng việc sử dụng chân thuận để đá bóng nhiều
hơn so với chân không thuận. Đặc biệt là nam học sinh sử dụng chân khơng
thuận để chuyền bóng chỉ chiếm tỷ lệ 5% và sử dụng chân thuận để chuyền bóng
chiếm tỷ lệ 95%.

7


2.1.4. Thực trạng kết quả kiểm tra nội dung bóng đá cho nam học sinh khối
11 trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
Để tiếp tục làm rõ thêm thực trạng việc sử dụng chân thuận và chân khơng
thuận đá bóng của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp thì
chúng tơi tiến hành khảo sát các nội dung bóng đá nam học sinh trường THPT
chuyên Võ Nguyên Giáp. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát các nội dung kiểm tra kết thúc nội dung bóng đá
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp cho nam học sinh khối 11
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=24)
TT

Chân thuận
Tỷ lệ %

X

Nội dung kiểm tra

Chân không thuận
Tỷ lệ %
X

Sút bóng vào cầu mơn 2m x 2m,
1

khoảng cách 10m, sút 4 quả luân

2,33

59,89

1,56

40,11

10m, sút 4 quả luân phiên 2 chân, 38,95

55,37

31,39

44,63

phiên 2 chân. (quả vào)

Sút bóng xa trong hành lang rộng
2

lấy thành tích quả cao nhất. (m)
Từ kết quả ở bảng 2.4. Chúng tơi có nhận xét sau: Thành tích đạt được ở
chân không thuận yếu hơn nhiều so với chân thuận về nội dung kiểm tra của
nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
Kết luận: Thực trạng việc sử dụng chân khơng thuận để đá bóng yếu hơn
nhiều so với chân thuận của nam học sinh trường THPT chun Võ Ngun
Giáp. Thành tích ở chân khơng thuận yếu là do các nguyên nhân sau:
- Do thói quen của các em làm việc gì cũng sử dụng chân thuận để làm
nên tố chất thể lực ở chân không thuận kém phát triển hơn.
- Do các bài tập dùng để tập luyện cho chân không thuận chưa được quan
tâm đúng mức.
- Do tâm lý kiểm tra của các em còn yếu nên dẫn đến thành tích các em bị giảm.
- Do kỹ thuật đá bóng của các em chưa được tốt.
Nhưng cơ bản là do tố chất thể lực ở chân khơng thuận cịn yếu. Chính vì
vậy việc lựa chọn được những bài tập có hiệu quả nhất nhằm phát triển thể lực
8


chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ
Nguyên Giáp là hết sức cần thiết.
2.2. Các giải pháp
2.2.1. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân không
thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp.
Dựa vào cơ sở huấn luyện các tố chất thể lực và các yêu cầu lựa chọn bài
tập. Chúng tôi lựa chọn được 15 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân
không thuận của nam học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp bao gồm:
1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân không thuận

2. Lị cị bằng chân khơng thuận
3. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
4. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân khơng thuận
5. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
6. Bật nhảy trên hố cát bằng chân khơng thuận
7. Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân có cõng người
8. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận
9. Đi chân vịt 15m, bật cóc 15m, chạy nhanh 15m
10. Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng chân khơng thuận
11. Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu mơn bằng chân khơng thuận
12. Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận
13. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân khơng thuận đá bóng
14. Chạy 60 m bằng chân không thuận
15. Cõng nhau thi đấu sân nhỏ
Sau khi đã lựa chọn được 15 bài tập. Để đảm bảo tính khách quan, độ tin
cậy trong việc lựa chọn các bài tập. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 giáo
viên, huấn luyện viên có kinh nghiệm về giảng dạy và huấn luyện Bóng đá trong
và ngồi trường. Nội dung phỏng vấn là xác định mức độ ưu tiên của các bài tập
ở 3 mức sau:
- Bài tập rất quan trọng: 3 điểm
- Bài tập quan trọng: 2 điểm
- Bài tập không quan trọng: 1 điểm
9


Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (n=20)
TT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15

Mức độ ưu tiên
3 điểm 2 điểm 1 điểm

Nội dung bài tập
Ngồi xuống đứng lên bằng chân
khơng thuận
Lị cị xung quanh sân Bóng đá bằng
chân khơng thuận
Nhảy dây trong 5 phút bằng chân
khơng thuận
Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân
khơng thuận
Hai người bật nhảy bằng chân
không thuận

Bật nhảy trên hố cát bằng chân
khơng thuận
Đứng lên ngồi xuống bằng 2 chân
có cõng người
Đi chân vịt 15m, bật cóc 15m, chạy
nhanh 15m
Hai người di chuyển, chuyền bóng
cho nhau bằng chân khơng thuận
Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu mơn
bằng chân khơng thuận
Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m
bằng chân khơng thuận
Phát bóng xa 10 quả, bằng chân
không thuận
Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân
khơng thuận đá bóng
Chạy 60 m bằng chân không thuận
Cõng nhau thi đấu sân nhỏ

Tổng
điểm

19

1

0

59


18

1

1

57

18

1

1

57

17

2

1

56

18

1

1


57

12

5

3

49

13

3

4

49

14

1

5

49

15

3


2

53

12

4

4

48

17

2

1

56

16

3

1

55

18


1

1

57

17

2

1

56

11

5

4

47

Từ kết quả ở bảng 2.5. Chúng tôi đã lựa chọn ra được 10 bài tập có tổng số
điểm từ 50 điểm trở lên, cịn những bài tập có tổng điểm dưới 50 điểm có thể bỏ
qua. Những bài tập đó bao gồm:
1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân khơng thuận
2. Lị cị xung quanh sân Bóng đá bằng chân khơng thuận
10



3. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
4. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân khơng thuận
5. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
6. Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng chân khơng thuận
7. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân khơng thuận
8. Phát bóng xa 10 quả, bằng chân khơng thuận
9. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng
10. Chạy 60 m bằng chân khơng thuận.
Sau khi đã lựa chon ra được 10 bài tập nhằm phát triển thể lực chuyên
môn cho chân không thuận của nam học sinh chun sâu Bóng đá qua q trình
phỏng vấn. Để có cơ sở trong việc xác định mức độ ưu tiên trong việc lựa chọn
bài tập. Chúng tôi tiến hành xác định hệ số tương quan bằng phương pháp test
lặp lại giữa các bài tập trong thời gian thực nghiệm. Kết quả thu được trình bày
ở bảng dưới đây:
Bảng 2.6. Hệ số tương quan giữa các bài tập phát triển thể lực
chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. (n=24)
TT
Tên bài tập
r
P
1 Ngồi xuống đứng lên bằng chân khơng thuận
0,92
0,05
Lị cị xung quanh sân Bóng đá bằng chân khơng
2
0,88
0,05
thuận
3 Nhảy dây trong 5 phút bằng chân khơng thuận

0,85
0,05
Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân
4
0,81
0,05
không thuận
Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân khơng thuận
5
0,84
0,05
6 Hai người bật nhảy bằng chân khơng thuận
0,83
0,05
Hai người di chuyển, chuyền bóng cho nhau bằng
7
0,69
0,05
chân khơng thuận
8 Phát bóng xa 10 quả, bằng chân không thuận
0,68
0,05
Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân khơng thuận đá
9
0,86
0,05
bóng
10 Chạy 60 m bằng chân khơng thuận.
0,87
0,05

Từ kết quả ở bảng 2.6. Chúng tơi có nhận xét sau: Chúng tôi đã lựa chọn ra
được 8 bài tập có hệ số tương quan r > 0,7 ở ngưỡng xác suất p=0,05 và các bài
11


tập có hệ số tương quan r < 0,7 ở ngưỡng xác suất p=0,05 có thể bỏ qua. Những
bài tập đó bao gồm:
1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân khơng thuận
2. Lị cị xung quanh sân Bóng đá bằng chân khơng thuận
3. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận
4. Chạy 60m bằng chân không thuận
5. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng
6. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
7. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
8. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân khơng thuận
Vậy 8 bài tập được lựa chọn hồn tồn có đủ độ tin cậy và có thể sử dụng
vào tập luyện thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
+ Nội dung của 8 bài tâp được sử dụng vào thực nghiệm:
Bài tập 1: Ngồi xuống đứng lên bằng chân khơng thuận
Mục đích: Phát triển sức mạnh chân không thuận
Nội dung: Đứng thẳng, chân không thuận làm trụ, chân thuận nhấc bỏng
lên khỏi mặt đất, đưa ra trước và hai tay đưa sang ngang làm thăng bằng. Thực
hiện đứng lên ngồi xuống.
Yêu cầu: Không được để chân thuận chạm đất. Khi ngồi xuống thì hai tay
đưa ra trước. Thực hiên liên tục, nhanh
Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 5 lần
Quảng nghỉ: 2 phút
Bài tập 2: Lị cị bằng chân khơng thuận.
Mục đích: Phát triển tố chất sức mạnh chân không thuận

Nội dung: Chân không thuận làm trụ, chân thuận co ra sau. Thực hiện lị
cị xung quanh sân Bóng đá.
u cầu: Khơng được đổi chân và thực hiện liên tục, nhanh
Số lần lặp lại: 1 tổ, mỗi tổ 1 vòng
Quảng nghỉ: 2 phút
Bài tập 3: Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân khơng thuận
Mục đích: Phát triển tố chất sức nhanh chân không thuận
12


Nội dung: Đặt 5 quả bóng hình thành hàng ngang ở vạch 16m50. Vạch
xuất phát cách vị trí đặt bóng là 5m. Từ vạch xuất phát chạy xuống dùng chân
không thuận sút cầu môn cho hết 5 quả.
Yêu cầu: Di chuyển tốc độ cao, sút bóng liên tục
Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 3 lần
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 4: Chạy 60m bằng chân khơng thuận
Mục đích: Phát triển tố chất sức nhanh chân không thuận
Nội dung: Chia làm 3 nhóm (có số người bằng nhau), mỗi nhóm cử ra
một người để chạy thi với nhau cự ly là 60m, sử dụng 1 chân khơng thuận chạy
cịn chân thuận co lên. Khi nghe tín hiệu thì bắt đầu chạy
Yêu cầu: Sử dụng chân không thuận để chạy, chạy hết sức
Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 lần
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 5: Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân khơng thuận đá bóng
Mục đích: Phát triển tố chất sức bền chân không thuận
Nội dung: Chia lớp thành 2 đội (có số người bằng nhau) thi đấu với nhau.
Sử dụng chân không thuận cho tất cả các kỹ thuật bóng đá để đá bóng vào cầu
mơn đối phương. Nếu đá bóng bằng chân thuận thì bị phạt trực tiếp cho đối
phương

Yêu cầu: Tất cả mọi động tác ở chân đều phải sử dụng chân không thuận
để đá bóng, đá bóng đúng luật, đá bóng tích cực.
Số lần lặp lại: 2 tổ, 5 phút
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 6: Nhảy dây trong 5 phút bằng chân không thuận
Mục đích: Phát triển tố chất sức bền chân khơng thuận
Nội dung: Thực hiện động tác nhảy dây bằng 1 chân khơng thuận.
u cầu: Khi nhảy bị vướng dây thì bắt đầu tính thời gian lại, nhanh, liên tục.
Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 lần
Quảng nghỉ: 1 phút
Bài tập 7: Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
Mục đích: Phát triển tố chất khéo léo chân khơng thuận
13


Nội dung: Hai người nắm lấy chân phải của nhau, để ngang hơng tay trái,
cịn tay phải ơm bóng nặng (tạ tay). Cả hai người cùng nhảy theo các hướng (trái
phải, trước sau)
Yêu cầu: Thực hiện đúng động tác, nhanh, liên tục
Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 1 phút
Quảng nghỉ: 2 phút
Bài tập 8: Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân khơng thuận
Mục đích: Phát triển tố chất khéo léo chân không thuận
Nội dung: Thực hiện bật nhảy bằng chân khơng thuận tiến lùi qua bóng
u cầu: Bật cao, nhanh, liên tục
Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 10 lần
Quảng nghỉ: 1 phút
2.2.2. Nghiên cứu lựa chọn các test đánh giá sự phát triển thể lực chuyên môn ở
chân không thuận của học sinh trường THPT chuyên Võ Ngun Giáp.
Mơn Bóng đá với những đặc điểm cơ bản địi hỏi vận động viên phải có

kỹ thuật tồn diện, tốc độ phản ứng nhanh, chính xác... Để tạo điều kiện cho
mơn Bóng đá có cơ sở nền tảng vững chắc thì việc xác định các chuẩn mực hệ
thống các chỉ tiêu, đánh giá trình độ thể lực của vận động viên qua từng giai
đoạn là hết sức cần thiết. Dựa trên cơ sở các test đặc trưng để đánh giá, căn cứ
vào luận điểm cơ bản của quá trình huấn luyện thơng qua các tài liệu tham khảo.
Việc lựa chọn các test kiểm tra đánh giá phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Các test lựa chọn phải đánh giá được thực chất thể
lực của người tập phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý.
- Nguyên tắc thứ hai: Việc lựa chọn các test phải đảm bảo độ tin cậy và
mang tính thơng báo cần thiết của đối tượng nghiên cứu
- Nguyên tắc thứ ba: Các test được lựa chọn phải có các chỉ tiêu đánh giá
cụ thể, có hình thức tổ chức đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tiễn của công
tác giảng dạy.
Chúng tôi đã lựa chọn được 4 test để đánh giá hiệu quả các bài tập nhằm
phát triển thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường
THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
14


1. Sút bóng vào cầu mơn 2m x 2m, khoảng cách 10m, sút bằng chân
khơng thuận.(quả vào)
2. Sút bóng xa trong hành lang rộng 10m, sút bằng chân không

thuận.(m)

3. Sút 5 quả bóng đặt trên đường 16m50 vào cầu mơn, chạy đà 5m, sút
liên tục 1 chân không thuận.(s)
4. Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu mơn trước khu vực 16m50, mỗi cọc cách nhau
2m, cọc cuối cùng cách đường 16m50 là 5m, sút bằng chân khơng thuận.(s)
Sau đó chúng tơi tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên, huấn luyện viên có

kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy, huấn luyện Bóng đá trong và ngồi
trường. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.7 Kết quả phỏng vấn lựa chọn test đánh giá sự phát triển thể lực
chuyên môn ở chân không thuận của nam sinh học sinh
trường THPT chun Võ Ngun Giáp (n=20)

TT

1

2

3

4

Test

Sút bóng vào cầu mơn 2m x 2m,
khoảng cách 15m, sút bằng chân
không thuận. (quả vào)
Sút bóng xa trong hành lang rộng
10m, sút bằng chân khơng thuận.
(m)
Sút 5 quả bóng đặt trên đường
16m50 vào cầu môn, chạy đà 5m,
sút liên tục bằng 1 chân không
thuận. (s)
Dẫn bóng luồn cọc, sút cầu mơn
trước khu vực 16m50, mỗi cọc cách

nhau 2m, cọc cuối cùng cách đường
16m50 là 5m, sút bằng chân không
thuận.(s)

Tỷ lệ
%

Không
tán
thành
(số
người)

Tỷ lệ
%

18

90

2

10

19

95

1


5

14

70

6

30

14

70

6

30

Tán
thành
(số
người)

Từ kết quả ở bảng 2.7. Chúng tôi đã lựa chọn được 2 test có tỷ lệ số người
tán thành từ 90% trở lên để đánh giá trình độ phát triển thể lực chuyên môn ở
chân không thuận của nam học sinh chuyên sâu Bóng đá bao gồm:
15


1. Sút bóng vào cầu mơn 2m x 2m, khoảng cách 15m, sút bằng chân

khơng thuận.(quả vào).
2. Sút bóng xa trong hành lang rộng 10m, sút bằng chân không

thuận.

(m)
Các test có tỷ lệ số người tán thành < 90% có thể bỏ qua.
2.2.3. Đánh giá hiệu quả các bài tập đã được lựa chọn nhằm phát triển thể
lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh trường THPT
chuyên Võ Nguyên Giáp
* Chương trình thực nghiệm:
+ Quá trình thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích xác định hiệu quả các
bài tập đã lựa chọn trong giảng dạy và huấn luyện nhằm đánh giá trình độ phát
triển thể lực chuyên môn ở chân không thuận của nam học sinh trường THPT
chuyên Võ Nguyên Giáp
Đối tượng là 24 nam học sinh bóng đá lớp 11 chuyên Lý Trường THPT
chuyên Võ Nguyên Giáp. Chúng tôi chia lớp một cách ngẫu nhiên thành 2
nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu
* Nhóm thực nghiệm:
Gồm 12 nam học sinh sử dụng 8 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho
chân không thuận mà chúng tơi đã lựa chọn.
* Nhóm đối chiếu:
Gồm 12 nam học sinh tập theo các bài tập phát triển thể lực ở giáo án và
theo lịch trình giảng dạy của nội dung bóng đá (nội dung tự chọn bóng đá 14
tiết)
Cả hai nhóm thực nghiệm và đối chứng cùng tập 1 thời điểm và thời lượng
như nhau, song chỉ khác nhau về nội dung của các bài tập. Tiến độ thực nghiệm
trong 7 tuần, mỗi tuần 2 giáo án, mỗi giáo án gồm 45 phút. Giáo viên giảng dạy
ở 2 nhóm có trình độ sư phạm là như nhau và cùng thực hiện trên một điều kiện
dụng cụ sân bãi.

+ Quá trình kiểm tra phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Cả hai nhóm đều được kiểm tra thơng qua 2 test mà chúng tôi đã lựa chọn
16


- Đảm bảo thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra giữa các nhóm
- Khi kiểm tra học sinh phải được khởi động kỹ và nghỉ ngơi hợp lý.
* Đánh giá hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân
không thuận đã lựa chọn.
+ Kiểm tra kết quả trước thực nghiệm:
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của các bài tập lựa chọn. Chúng tôi đã tiến
hành so sánh kết quả kiểm tra thành tích ban đầu giữa nhóm thực nghiệm và
nhóm đối chiếu về trình độ phát triển thể lực chun mơn ở chân không thuận
trước khi đi vào thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.8. Kết quả kiểm tra thành tích phát triển thể lực chuyên mơn ở chân
khơng thuận trước thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu.
(nA=nB=12)
T
T

Nội dung kiểm tra

Nhóm
đối chiếu
±δ
X

Nhóm
thực nghiệm
±δ

X

ttính

tbảng

p

Sút bóng vào cầu mơn 2m x
2m, khoảng cách 15m, sút
1

bằng chân khơng thuận

1,53

0,87

1,59

0,51

0,24

2,12

>0,05

21,71


3,95

21,76

2,85

0,05

2,12

>0,05

thuận. (quả vào)
Sút bóng xa trong hành lang
rộng 10m, sút bằng chân
2

không thuận. (m)

Từ kết quả ở bảng 2.8. Chúng tơi có nhận xét sau: Kết quả kiểm tra ban
đầu của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu khơng có sự khác biệt (t tính <
tbảng) ở ngưỡng xác suất P>0,05. Hay nói một cách khác là trình độ ban đầu
của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu ở thời điểm trước thực nghiệm là
tương đương nhau.
+ Kiểm tra kết quả sau thực nghiệm:
Sau khi đã tổ chức kiểm tra thành tích ban đầu của hai nhóm. Chúng tơi đi
vào thực nghiệm bằng 8 bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân không
17



thuận. Sau 7 tuần thực nghiệm chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích phát triển thể
lực chun mơn ở chân khơng thuận của 2 nhóm thực nghiệm và đối chiếu bằng 2
test như ở kiểm tra trước thực nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng sau:
Bảng 2.9. Kết quả kiểm tra thành tích phát triển thể lực chuyên mơn ở chân
khơng thuận sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chiếu.
(nA=nB=12)
Nhóm
đối chiếu

Nội dung kiểm tra

TT

±δ

X

Nhóm
thực nghiệm
±δ

X

ttính

tbảng

p

Sút bóng vào cầu mơn 2m x

1 2m, khoảng cách 15m, sút

0,50

2,64 2,12 <0,05

2 rộng 10m, sút bằng chân 21,76 2,20 32,65 2,78

2,87 2,12 <0,05

bằng chân không thuận

1,58 0,51 2,41

thuận. (quả vào)
Sút bóng xa trong hành lang
khơng thuận. (m)
Từ kết quả ở bảng 2.9. Chúng tơi có nhận xét sau:
Sau 7 tuần thực nghiệm, thành tích có sự thay đổi đáng kể t tính > tbảng ở
ngưỡng xác suất p < 0,05. Đặc biệt là ở test 2 có t tính(2,87) > tbảng(2,12). Sự khác
biệt có ýThành
nghĩa tích
ở ngưỡng xác suất P < 0,05 hay nói cách khác thành tích của
chân
khơng thuận ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chiếu. Chứng tỏ rằng
35
32.65

8 bài tập phát triển thể lực chuyên mơn cho chân khơng thuận được chúng tơi
30 cứu có hiệu quả tốt.

nghiên
25

21.76
Nhóm đối chiếu

20

Nhóm thực nghiệm

15
10
5

6.19

5.14

1.58 2.41
18

0
Test 1
(quả)

Test 2
(m)

Test 3
(s)


Nội dung kiểm tra


Biểu đồ 1: Thành tích phát triển thể lực chuyên mơn ở chân khơng thuận
sau thực nghiệm của nhóm đối chiếu và nhóm thực nghiệm
Một lần nữa để xác định hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn nhằm bổ trợ
cho kỹ thuật đá bóng bằng chân khơng thuận. Chúng tôi tiến hành so sánh nhịp
độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm. Kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 2.10. So sánh nhịp độ tăng trưởng sự phát triển thể lực chun mơn
giữa 2 nhóm sau 2 tháng thực nghiệm. (nA=nB=12)
TT
1

Test

W nhóm đối
chiếu (%)

W nhóm thực
nghiệm (%)

Chênh
lệch

3,22

5,02

1,80


0,23

1,12

0,89

Sút bóng vào cầu mơn 2m x 2m,

Thành tích

khoảng cách 15m, sút bằng chân

6
2

khơng thuận thuận (quả vào)
Sút bóng xa trong hành lang rộng

5

10m, sút bằng chân không thuận (m)

4

5.02

Qua bảng 2.10. Chúng tôi nhận thấy: Sau 2 tháng thực nghiệm, cả hai
3.22


nhóm đều có nhịp tăng trưởng tốt. Tuy nhiên3.16
nhóm thực nghiệm có nhịp độ tăng
Nhóm đối chiếu
3trưởng cao hơn so với nhóm đối chiếu từ 0,89 – 1,80 %.
Nhóm thực nghiệm

Chúng ta có thể thấy rỏ mức độ tăng trưởng các chỉ số của 2 nhóm thực
2
1.46
nghiệm và đối chiếu qua biểu
đồ hình cột
sau:
1.12
1
0.23

0

19

Test 1

Test 2

Test 3

(quả)

(m)


(s)

Nội dung kiểm tra


Biểu đồ 2: Nhịp độ tăng trưởng sự phát triển thể lực chun mơn của 2
nhóm sau gần 2 tháng thực nghiệm
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Qua nghiên cứu chúng tôi đã lựa chọn được 8 bài tập để đưa vào quá trình
thực nghiệm nhằm phát triển thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam
học sinh trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp
1. Ngồi xuống đứng lên bằng chân khơng thuận
2. Lị cị bằng chân khơng thuận
3. Sút bóng liên tục 5 quả chạy đà 5m bằng chân không thuận
4. Chạy 60m bằng chân không thuận
5. Thi đấu sân nhỏ chỉ sử dụng chân không thuận đá bóng
6. Nhảy dây trong 5 phút bằng chân khơng thuận
7. Hai người bật nhảy bằng chân không thuận
8. Nhảy tiến lùi qua bóng bằng chân khơng thuận
Các bài tập mà chúng tơi lựa chọn qua thực nghiệm đã có hiệu quả trong
việc nâng cao thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh
20


trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã được
kiểm nghiệm bằng toán học thống kê, đạt độ tin cậy cần thiết ở ngưỡng xác suất
p < 0,05.
3.2. Kiến nghị và đề xuất
Đề nghị tổ thể dục – giáo dục quốc phòng và an ninh có thể sử dụng các bài

tập phát triển thể lực chuyên môn cho chân không thuận của nam học sinh
trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp mà chúng tôi đã lựa chọn làm tài liệu
tham khảo.
Để thuận lợi cho việc áp dụng bài tập vào huấn luyện thể lực chuyên môn
cho học sinh đề nghị nhà trường tăng cường trang bị cơ sở vật chất, dụng cụ
nâng cao hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB TDTT 1997
2. Daxiorôxki V.M (1987), Các tố chất thể lực vận động viên, NXB TDTT,
Hà Nội
3. Dương Nghiệp Chí (1987), Đo lường thể thao, NXB TDTT Hà Nội
21


4. Lê Bửu, Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Hiệp (1983), Lý luận và phương
pháp huấn luyện thể thao, NXB TP. Hồ Chí Minh.
5. Bộ mơn Bóng đá (1967), Bóng đá, NXB TDTT Hà Nội
6. Vũ Cao Đàm (1995), Hướng dẫn chuẩn bị luận văn khoa học, Viện
nghiên cứu phát triển giáo dục, NXB TDTT, Hà Nội.
7. Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học TDTT, NXB
TDTT Hà Nội.
8. Nguyễn Xuân Sinh, chủ biên (1999), Giáo trình nghiên cứu khoa học
TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
9. Ozolin M.G (1980), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội
10. Richard Alagich (1998), Huấn luyện bóng đá hiện đại, NXB TDTT, Hà
Nội, người dịch Nguyễn Huy Bích, Phạm Anh Thiệu.
11. Phạm Danh Tốn (1998), Lý luận và phương pháp văn hoá thể chất, tài
liệu giảng dạy cho học viên cao học TDTT.
12. Nguyễn Thiệt Tình (1997), Huấn luyện và giảng dạy bóng đá, NXB

TDTT, Hà Nội.
13. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ
(1991), Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
14. Harre-D (1996), Học thuyết huấn luyện, (PTS Trương Anh Tuấn, Bùi
Thế Hiển dịch) NXB TDTT, Hà Nội.
15.Nguyễn Toán (1984), Mơ hình tuyển chọn vận động viên một số mơn
bóng, TTKH TDTT 07/1984.

NHẬN XÉT TỔ CHUN MƠN
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
22


.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

.................................................................................................................................
NHẬN XÉT HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD & ĐT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

23


MỤC LỤC

24


DANH MỤC CÁC BẢNG

25


×