Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) dạy truyện hiện đại việt nam trong chương trình ngữ văn 11 THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 74 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT VĨNH YÊN

BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
CẤP: CƠ SỞ

Tên sáng kiến: Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Tác giả sáng kiến: Trịnh Thị Hoài Giang
Mã sáng kiến: 03.51.04

Vĩnh Phúc, năm 2020
1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên sáng kiến: Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 11 - THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Vĩnh Phúc, năm 2020

2


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
Ở thời nào cũng vậy, muốn đất nước phát triển thì phải quan tâm đầu tư


phát triển giáo dục bởi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Điều đó địi hỏi ngành
giáo dục phải khơng ngừng đổi mới, người thầy phải không ngừng sáng tạo
trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Đổi mới trong dạy học là cách dạy
hướng đến học sinh, phát huy được năng lực của học sinh.
Trong mấy năm gần đây, việc dạy học Ngữ văn trong nhà trường phổ
thơng đã có nhiều chuyển biến; thể hiện rõ nhất là yêu cầu chuyển từ dạy học
nội dung sang dạy học phát triển năng lực. Vẫn là những nội dung dạy học cũ,
vẫn là các tác phẩm văn học trong sách giáo khoa hiện hành, nhưng cần hướng
dẫn học sinh đọc hiểu, phân tích và đánh giá theo cách thức mới. Từ việc thầy
cô chủ yếu giảng văn, nói cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp của tác phẩm theo
nhận thức và cảm thụ của mình sang tổ chức, hướng dẫn cho học sinh biết cách
tiếp nhận, tự tìm hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm bằng những hiểu biết và cảm
nhận của các em.
Truyện hiện đại Việt Nam – lớp 11 là một phần quan trọng của chương
trình Ngữ văn 11 với những truyện ngắn chọn lọc nổi tiếng nhất trong đời văn
của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng đồng thời cũng là
phần kiến thức trọng tâm trong các kì thi. Tuy nhiên, do thời gian quy định trên
lớp có hạn, người dạy chưa chú trọng dạy kĩ năng tự học, học trò còn thụ động,
chưa dành thời gian cần thiết cho việc tự học nên hiệu quả của việc học tập chưa
cao. Xuất phát từ yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực và thực trạng
trên tôi chọn sáng kiến “Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình
Ngữ văn 11- THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh” với mong
muốn cùng quý thầy cô và anh chị em đồng nghiệp chia sẻ phương pháp, hình
thức dạy học phù hợp nhằm phát triển được các năng lực của học sinh.
3


2. Tên sáng kiến: “Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ
văn 11- THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”
3. Tác giả sáng kiến:

- Họ và tên: Trịnh Thị Hoài Giang
- Địa chỉ: 22- Thanh Giã 2- Khai Quang- Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0945960159; Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
- Trường THPT Vĩnh Yên- TP Vĩnh Yên- Tỉnh Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Dạy và học môn Ngữ văn cấp THPT
6. Thời gian áp dụng sáng kiến: từ tháng 9/2019 đến tháng 1/2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
- Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
+ Đóng góp cách vận dụng dạy học theo định hướng phát triển năng lực
học sinh vào dạy truyện hiện đại Việt Nam- lớp 11
+ Giúp học sinh hiểu: Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các
tác phẩm hoặc trích đoạn (Hai đứa trẻ - Thạch Lam; Chữ người tử tù Nguyễn Tuân; Hạnh phúc của một tang gia (Trích: Số đỏ) - Vũ Trọng Phụng;
Chí Phèo - Nam Cao: sự đa dạng của nội dung và phong cách; các cảm hứng
sáng tác lãng mạn, hiện thực, trào phúng; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả
cảnh, tả người; Hiểu một số đặc điểm cơ bản của các thể loại: tiểu thuyết,
truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945.
+ Đồng thời giúp học sinh phát triển các năng lực như: Năng lực tự học,
tự giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mỹ, hợp tác, công nghệ thông tin
và truyền thông; Năng lực tái hiện và vận dụng kiến thức, Năng lực đọc-hiểu,
giải mã văn bản, Năng lực sáng tạo, tạo lập văn bản, Năng lực vận dụng kiến
thức văn học vào cuộc sống
8. Thực trạng của vấn đề
* Thực trạng việc dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT hiện nay
Nói đến phương pháp dạy học ngữ văn ở nhà trường phổ thông hiện nay
chúng ta nhận thấy có các hiện tượng phổ biến trong các giờ học văn:
4


- Giáo viên soạn bài và giảng dạy tác phẩm chưa có nhiều sáng tạo,

phần lớn khai thác tác phẩm chủ yếu tập trung tìm hiểu nhân vật chính rồi đề cập
đến phần nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên thuyết trình bài giảng
cịn nhiều, hoạt động của học sinh không được phát huy.
- Việc phát huy năng lực học sinh chưa được giáo viên quan tâm đúng mức,
khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh còn chậm đổi mới, chưa phát huy
được tính tích cực của người học và năng lực của học sinh.
- Hiện tượng dạy học đọc chép trong môn văn. Thầy cô đọc trước, học sinh
chép sau, hay thầy cô vừa đọc vừa ghi bảng rồi học sinh chép theo. Trong cách dạy
này học sinh tiếp thu hoàn toàn thụ động, một chiều.
- Học sinh học thụ động, thiếu sáng tạo. Tính chất thụ động thể hiện ở việc học
thiếu hứng thú, học đối phó, về nhà chỉ cịn biết học thuộc để trả bài và làm bài. Cách
học đó khơng có điều kiện tìm tịi, suy nghĩ, sáng tạo.
- Học sinh khơng biết tự học, khơng có nhu cầu tự tìm hiểu, nghiên cứu, khơng
biết cách chủ động tự đọc SGK để tìm hiểu kiến thức, khơng biết cách phân biệt cái
chính và cái phụ, khơng biết tìm kiến thức trọng tâm để học, không biết từ cái đã biết
mà suy ra cái chưa biết. Nói tóm lại là chưa biết cách tự học.
- Học tập thiếu sự hợp tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò. Nếu biết cách hợp
tác trong học tập, giữa thầy giáo và học sinh, học sinh với học sinh có thể nhắc nhở
nhau, bổ sung cho nhau, làm cho kiến thức được toàn diện và sâu sắc.
- Học thiếu hứng thú, thiếu cảm hứng, thiếu lửa, thiếu niềm ham mê, mà thiếu
những động cơ nội tại ấy việc học tập thường ít có kết quả.
Xuất phát từ thực trạng trên, tơi đã tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên (số
lượng 15 người, là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy các môn Ngữ văn trong
trường và một số trường bạn), và học sinh (số lượng 300 em, là học sinh lớp 11) về
thực trạng dạy học môn Ngữ văn nói chung trong trường phổ thơng, kết quả thu được
như sau:
Bảng 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHẢO SÁT Ý KIẾN HỌC SINH VÀ GIÁO
VIÊN
Câu hỏi và các phương án trả lời
5


Kết quả


HS

GV

SL

TL %

SL

TL %

Thường xuyên

127

42,3

8

53,3

Thỉnh thoảng

175


60

13

86,7

Chưa bao giờ

0

0

0

0

Giúp HS hiểu bài sâu hơn

128

42,7

6

40,0

Được hợp tác với người khác

172


57,3

10

66,7

HS được nghe nhiều ý kiến khác nhau

98

32,7

5

33,3

HS được trình bày suy nghĩ, ý kiến của mình

125

41,7

8

53,3

Học sinh thấy thoải mái, hứng thú tham gia bài học

60


20,0

4

26,7

HS được phê phán ý kiến của người khác

48

16

5

33,3

Mất nhiều thời gian thảo luận cho 1 nội dung

46

15,3

7

46,7

Chỉ có nhóm trưởng/thư ký làm việc

70


23,3

6

40,0

HS khơng ghi chép được đầy đủ nội dung bài

58

19,3

3

20,0

161

53,7

4

26,7

Rất hứng thú

53

17,7


6

40,0

Hứng thú

143

47,7

11

73,3

Không hứng thú

130

43,3

4

26,7

Câu 1: Khi giảng dạy mơn Ngữ văn có sử dụng
nhiều phương pháp, hình thức dạy học khơng? Học
sinh có được tham gia vào các hoạt động của giáo
viên đưa ra không?

Câu 2: Hiệu quả học tập theo định hướng phát

triển năng lực học sinh

Nhiều HS có cơ hội làm việc riêng (trong lúc thảo
luận)
Câu 3: Mức độ hứng thú của HS khi tham gia trải
nghiệm sáng tạo?

6


Ngại

23

7,7

0

0

Rất ngại

15

5,0

0

0


Qua số liệu ở bảng 1, cho thấy:
- Thứ nhất: Việc vận dụng, tổ chức kết hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy
học chưa được giáo viên chú trọng trong giờ dạy. Giáo viên có tổ chức hình thức hoạt
động nhóm nhưng cịn mang tính hình thức. Thực tế là giáo viên chủ yếu sử dụng
phương pháp phát vấn và thuyết trình. Do đó, việc kết hợp sử dụng đa dạng các hình
thức, phương pháp dạy học chỉ là thỉnh thoảng. 60% học sinh khi được hỏi ý kiến đã
khẳng định thỉnh thoảng mới được tham gia hoạt động nhóm, được phát biểu tự do...
và 86,7 giáo viên thỉnh thoảng mới vận dụng đa dạng các hình thức và phương pháp
dạy học. Thực tế này cho thấy, nhận thức của giáo viên khi dạy tác phẩm về vai trò,
hiệu quả của việc kết hợp đa dạng các hình thức dạy học để hình thành, phát triển kĩ
năng sống cho học sinh (đặc biệt là kĩ năng hợp tác) chưa đầy đủ và chưa sâu sắc.
- Thứ hai: Giáo viên có chú ý tổ chức hoạt động nhóm trong quá trình giảng dạy
nhưng chưa đổi mới, chưa sáng tạo. Giáo viên tổ chức hoạt động nhóm thường cho
học sinh trả lời những câu hỏi có nội dung kiến thức trong sách giáo khoa, đơn giản
chỉ là phát hiện vấn đề. Chỉ có khoảng 26,7% giáo viên được hỏi cho rằng đã giao nội
dung thảo luận cho học sinh là những vấn đề có sự tranh cãi, có liên hệ thực tế cần
phát huy sáng tạo, cần thể hiện quan điểm riêng của học sinh.
- Thứ ba: Giáo viên gần như ít tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh. Học sinh không được tham gia các hoạt động như: đóng vai các nhân vật
trong tác phẩm, phỏng vấn, vẽ tranh, làm thơ để hiểu thêm về các nhân vật trong tác
phẩm. Vậy nguyên nhân nằm ở đâu, khi mà những hình thức tổ chức dạy học này vẫn
được đánh giá là tích cực, tạo ra khơng khí học tập sôi nổi?
* Nguyên nhân của những hạn chế đã phân tích ở trên xuất phát từ nhiều phía.
- Nguyên nhân chủ quan
+ Về phía phụ huynh và học sinh
Do tâm lí chung của một bộ phận học sinh và phụ huynh bị ảnh hưởng bởi xu
thế phát triển của nền kinh tế hiện đại nên chỉ hướng con cái của mình vào việc học
một số môn khoa học tự nhiên, ngoại ngữ , tin học... để có lợi cho cơng việc, cho việc
chọn nghề sau này mà ít hoặc không chú trọng đến môn Ngữ văn. Đa số phụ huynh
7



thường nghĩ rằng các con học văn hay thi vào khoa văn tương lai sẽ khơng rộng mở.
Chính vì tâm lý này nên các em ra sức học các môn tự nhiên còn ngữ văn chỉ cần trung
bình là được. Trong giờ học, các em còn thụ động, chưa mạnh dạn trao đổi, hỏi han do
chưa hiểu sâu, chưa nắm được kiến thức, thiếu tự tin, thiếu sự tư duy trước những câu
hỏi, những vấn đề mà giáo viên đặt ra mà chủ yếu trông chờ vào bài giảng của thầy cơ.
+ Về phía giáo viên
Đơi khi giáo viên vẫn chưa chú ý quan sát đến các đối tượng học sinh, đặc biệt
là học sinh yếu. Chưa tìm tòi nhiều phương pháp dạy học mới kích thích tính tích cực,
chủ động của học sinh. Nhiều thầy cô chỉ dạy theo lối dập khn máy móc theo hướng
đọc-chép khiến học sinh cảm thấy mệt mỏi và chán nản.
- Nguyên nhân khách quan
Các tác phẩm văn học trong chương trình ít gắn liền với thế hệ của các em.
Sự phát triển kinh tế kéo theo lối văn hóa nghe nhìn đã chiếm ưu thế, văn hóa
đọc bị suy giảm trầm trọng, dẫn đến việc học sinh khơng cịn u thích mơn văn.
Thực trạng dạy học Ngữ văn ở trường THPT hiện nay nói riêng đặt ra một u
cầu, địi hỏi bức thiết phải đổi mới, sáng tạo cả về hình thức và nội dung tổ chức dạy
học mới đáp ứng được yêu cầu dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Khi nào
hoạt động dạy học thực sự lôi cuốn học sinh thì mới gặt hái được thành quả như mong
muốn.
9. MƠ TẢ, PHÂN TÍCH GIẢI PHÁP: “Dạy truyện hiện đại Việt Nam trong

chương trình Ngữ văn 11- THPT theo định hướng phát triển năng lực học
sinh”
9.1. Giáo viên xác định mục tiêu bài học, hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài từ đó
hình thành động cơ, hứng thú học tập cho học sinh

Bước 1: Giáo viên xác định mục tiêu chung của bài học
* Về kiến thức:

- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm hoặc
trích đoạn, sự đa dạng của nội dung và phong cách; Các cảm hứng sáng tác
lãng mạn, hiện thực, trào phúng; ý nghĩa nhân văn; nghệ thuật tả cảnh, tả
người.
8


* Về kĩ năng:
- Vận dụng những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để
đọc hiểu văn bản.
- Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác giả thể hiện trong
tác phẩm.
- Biết cách đọc - hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích của truyện
hiện đại theo đặc trưng thể loại.
- Tóm tắt và nắm bắt được cốt truyện, phân tích ngoại hình và diễn biến
nội tâm nhân vật, các mối quan hệ của nhân vật trong truyện.
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những truyện hiện
đại khác của Việt Nam.
- Nêu lên những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung, nghệ
thuật của các tác phẩm, đoạn trích được học trong chủ đề.
- Viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về những văn bản đã học trong chủ
đề; rút ra những bài học về lí tưởng sống, cách sống từ những văn bản đã đọc và
liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
*Về thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thương, trân trọng những vẻ đẹp của con
người ngay cả khi những vẻ đẹp ấy bị khuất lấp hay bị hủy hoại, đặc biệt là niềm
tin son sắt vào thiên lương trong sáng, bản tính tốt lành của con người trong
những hoàn cảnh khắc nghiệt nhất.
- Biết thể hiện chính kiến trước những ranh giới mong manh của cái tốtcái xấu, cái thiện- cái ác…, từ đó sáng suốt trong nhìn nhận và đánh giá con
người.

- Có ý thức trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, lưu giữ những
giá trị tinh thần quý báu của dân tộc cho hôm nay và mai sau.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lí tưởng sống cao đẹp.
- Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hồn cảnh hiện tại.
* Năng lực cần hình thành cho học sinh
9


- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến chủ đề.
- Năng lực cảm thụ văn chương
- Năng lực phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm.
- Năng lực giải quyết các tình huống đặt ra trong chủ đề.
- Năng lực tạo lập văn bản.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài
Giúp học sinh chuẩn bị bài ở nhà được tốt, giáo viên hướng dẫn học sinh thực
hiện các nhiệm vụ sau:
* Đọc văn bản trước khi đến lớp
Để đạt được hiệu quả, học sinh cần có một số phương pháp đọc sau: Đọc có suy
nghĩ ; Đọc có hệ thống; Đọc có ghi nhớ.
Ngồi đọc văn bản học sinh cũng nên có kỹ năng chọn lọc, sử dụng kiến thức
cũ để học kiến thức mới. Tốt nhất là vừa đọc vừa ghi chép, lưu lại tri thức, những ý
tưởng hay và khi sử dụng giúp ta khái quát vấn đề nhanh và nhớ lâu.
* Học sinh phải soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK hoặc theo hướng
dẫn của giáo viên.
Tác dụng của biện pháp này là giúp học sinh chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh
kiến thức. Học sinh biết cách phát hiện và giải quyết vần đề, biết cách thu thập và xử
lý thơng tin, biết cách hồn thiện sản phẩm khoa học ban đầu.
9.2. Xác định và mô tả mức độ yêu cầu của mỗi loại câu hỏi/ bài tập có thể


sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong
dạy học
Mức độ nhận biết

Mức độ thông hiểu

Mức độ vận dụng và vận
dụng cao

Chỉ ra những nét chính về Từ hiểu biết về cuộc đời, tư - Phân tích được những
cuộc đời, sự nghiệp sáng tưởng, phong cách của tác yếu tố trong các tác phẩm
tác của các tác giả: Thạch giả để cắt nghĩa nội dung giúp hiểu thêm về tác giả.
10


Lam, Nguyễn Tuân, Vũ và nghệ thuật của tác phẩm - Vận dụng đặc điểm
Trọng Phụng, Nam Cao...

phong cách nghệ thuật của
nhà văn vào hoàn cảnh
tiếp cận và đọc hiểu văn
bản

- Xác định được đề tài, - Hiểu được cảm hứng hiện - Từ đề tài, cảm hứng, chủ
cảm hứng, chủ đề... của thực của tác phẩm.

đề...tự xác định được cách

các tác phẩm truyện hiện - Hiểu được đặc điểm cơ thức phân tích một truyện

đại trong chương trình bản của truyện hiện đại

hiện đại Việt Nam. Phân

Ngữ văn 11

tích, đánh giá nội dung tư
tưởng tác phẩm.

- Chỉ ra hình thức tác - Cắt nghĩa một số khái Phân tích, lý giải, so sánh
phẩm: thể loại văn học, niệm

như

tình

huống để đánh giá ý nghĩa, tác

nghệ thuật xây dựng nhân truyện, nhân vật chính, dụng, sự sáng tạo của hình
vật, nghệ thuật kể chuyện, hình ảnh...
đặc điểm ngơn ngữ...

thức nghệ thuật của tác

- Lý giải ý nghĩa và tác phẩm truyện hiện đại

- Liệt kê các chi tiết nghệ dụng của các chi tiết nghệ
thuật có ý nghĩa trong thuật.
truyện
- Nhận diện nhân vật - Hiểu và cảm nhận được - Giải thích, phân tích,

chính, hệ thống nhân vật diễn biến nội tâm của nhân đánh giá, so sánh, lí giải
phụ, cốt truyện của truyện vật, phân tích được diện tâm trạng nhân vật trong
hiện đại.

mạo, tính cách và vẻ đẹp tác phẩm.
của nhân vật trong truyện.

- Khái quát được ý đồ, tư

- Phân tích được ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của nhà
tưởng của truyện thông qua văn.
hình tượng nhân vật.

11


- Nhận ra được quan điểm, - Lí giải được quan điểm, - Phân tích, làm sáng tỏ về
tư tưởng của nhà văn gửi tư tưởng của nhà văn gửi quan điểm, tư tưởng của
gắm trong tác phẩm.

gắm trong tác phẩm.

nhà thơ gửi gắm qua các
tác phẩm.
- Vận dụng/Học tập những
quan điểm, tư tưởng tích
cực của các nhà văn (qua
những tác phẩm đã học)
vào thực tế đời sống của
bản thân.


- Nhận biết được các văn - Hiểu được những nét - Phân tích, so sánh nội
bản truyện hiện đại Việt chính về nội dung và nghệ dung, nghệ thuật của các
Nam khác (ngoài chương thuật của các văn bản văn bản truyện hiện đại
trình và sách giáo khoa).

truyện hiện đại Việt Nam Việt Nam khác (ngoài
khác (ngoài chương trình chương trình và SGK).
và sách giáo khoa).

- Trình bày

(nói hoặc

viết)

kiến

những

giải

riêng, phát hiện sáng tạo
về văn bản truyện hiện đại
Việt Nam khác (ngoài
chương trình và sách giáo
khoa) dựa trên những đặc
trưng thể loại của truyện
hiện đại Việt Nam
9.3. Biên soạn các câu hỏi/ bài tập cụ thể theo mức độ yêu cầu

a. Xây dựng hệ thống câu hỏi tìm hiểu đặc trưng của thể loại truyện hiện đại, đặc
điểm cơ bản của truyện hiện đại Việt Nam.
b. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập minh họa cho tác phẩm “Hai đứa trẻ” Thạch Lam
12


Nhận biết

Thơng hiểu

Vận dụng

Vận dụng

thấp

cao

- Nêu những nét chính về

- Văn bản có

- Em có cảm

- Phân tích

cuộc đời tác giả Thạch Lam?

thể chia bố


nhận gì về bức

diễn biến của

cục mấy

tranh phố

nhân vật Liên

- Em hãy cho biết đặc điểm

phần, nội

huyện lúc

trước

truyện ngắn của Thạch Lam?

dung của từng

chiều tàn ?

ngày tàn?

- Em hãy cho biết xuất xứ của phần?

cảnh


- Từ những chi
xét tiết đó, em có

- Em có nhận

- Em hãy cho biết bối cảnh và chung

về nhận xét gì về

xét gì về thái

các nhân vật tham gia trong khung

cảnh cuộc sống con

tác phẩm?

truyện?

-

Nhận

người nơi phố

ngày tàn?

- Cảnh ngày tàn hiện lên qua -

Qua


cảnh huyện?

độ

văn đối với
thiên

đường nét nào?



- Cảnh chợ tàn được miêu tả điều gì?
qua những chi tiết nào?

- Điểm chung huyện lúc
cuộc chiều tà, em

- Trong buổi chiều tàn, cuộc trong
sống của những người dân nơi sống
phố huyện hiện lên ra sao?

tranh phố

của hiểu gì về thái

nhiên
con

người?

- Em có suy
nghĩ như thế
nào

về h/a

người dân nơi độ và tâm

bóng tối và

phố huyện là trạng của tác

ánh

- Trước cảnh ngày tàn và cuộc gì?

giả Thạch

sống của những con người tàn

-

tạ nơi phố huyện, tâm trạng

ngọn đèn dầu - Mặc dù sống

của Liên như thế nào?

có ý nghĩa gì?


Hình

- Thiên nhiên phố huyện lúc

ảnh Lam?

trong văn bản
này?
- Nêu ý nghĩa

cảnh ấy nhưng

biểu

tượng

của

chuyến

nhà văn trước ước mơ. Vậy
13

sáng

trong hồn

về đêm có đặc điểm nào nổi - Thái độ của họ vẫn có một
bật?


tình

cảm của nhà

âm thanh; hình ảnh, màu sắc; chợ tàn, nhà - Qua việc
văn muốn nói miêu tả bức



tàu đêm?


- Em hãy cho biết nhịp sống cuộc sống con đó là ước mơ
của người dân ở phố huyện có người

- Qua cảnh

nơi gì? Qua đó, em đợi tàu, tác

đặc điểm gì? Lấy dẫn chứng đây?

hiểu gì về

giả muốn gửi

- Tại sao đêm thông điệp của

minh họa?

- Tâm trạng của hai chị em nào


chị

em tác giả?

thơng

điệp

gì?

Liên trước khung cảnh thiên Liên cũng chờ - Ý nghĩa của - Nhận xét về
nhiên và đời sống nơi phố tàu

qua

rồi h/a đoàn tàu?

nghệ

thuật

huyện khi đêm về như thế mới đi ngủ? - Việc đợi tàu miêu tả và
nào?

Có phải hai của

- Em hãy tìm những chi tiết chị em chờ tàu Liên
miêu tả hình ảnh đồn tàu xuất qua
hiện qua cái nhìn và tâm trạng hàng

của chị em Liên?

để

em giọng văn của

chị
hiện

ý Thạch Lam?

bán nghĩa gì?

khơng?

Tại sao?

-

Khái

những

qt
nét

chính về nội
dung và nghệ
thuật văn bản?
c. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập minh họa bài “Chữ người tử tù” – Nguyễn

Tuân
Nhận biêt

Thông hiểu

Vận dụng
Thấp

Cao

- Em hãy nêu - Em hiểu như thế - Qua nhân vật 1. Làm rõ sự khác
những nét chính nào về nhan đề Huấn

Cao, biệt trong cách thể

về cuộc đời, con của tác phẩm?

Tuân hiện hình tượng

người
Tuân.

Nguyễn -

Truyện

Nguyễn

ngắn muốn


thể

“Chữ người tử tù” quan niệm gì?

hiện nhân vật trong các
tác

phẩm

- Trình bày hiểu có đề cập đến một - Làm sáng tỏ Nguyễn

của
Tuân

biết của em về tập thú chơi tao nhã nghệ thuật ngôn (chẳng hạn nhân
14


truyện Vang bóng nào? Em có hiểu ngữ tác giả trong vât Huấn Cao và
biết gì về thú chơi tác

một thời ?

- Xác định đề tài ấy?
của truyện.

tác nhân vật Người lái

phẩm


đị sơng Đà…)

phẩm.

- Em hãy cho biết - Làm rõ bút pháp - Làm rõ giá trị

- Xác định nhân thế nào là tình lãng mạn của tác cuộc sống /những
vật trung tâm của huống truyện?

bài học đạo lý rút

phẩm.

- Em hãy cho biết - Tại sao nói Cảnh ra được từ tác

truyện.

- Em hãy cho biết ý nghĩa của tình cho chữ là cảnh phẩm (yêu cuộc
tình

huống

truyện

truyện tượng

của huống
“Chữ “Chữ

người tử tù”?


người

xưa

nay sống, trân trọng

tử chưa tường có.

tù”?

cái đẹp, cái thiện

- Theo em, cảnh sống

- Tìm những chi - Theo em, Huấn cho

chữ





ý

ý nghĩa,……)

tiết cho thấy HC Cao là người như nghĩa gì?
có tài viết chữ thế nào?
đẹp?


- Thành công của

- Theo em, ở Viên - Em hãy khái Ngun Tn là

- Tìm những chi Quản Ngục tốt quát nội dung tư không
tiết cho thấy HC lên những phẩm tưởng
là một trang anh chất

nào

đáng phẩm?

của

chỉ

xây

tác dựng được hình
tượng Huấn Cao

hùng dũng liệt, quý?

độc đáo mà cả

khí

hiên - Cảm nhận về các


Quản ngục cũng

đoạn văn tiêu biểu

thật đẹp. Ý kiến

phách

ngang, bất khuất?

-Tìm những chi trong

của em như thế

truyện:

tiết cho thấy HC “Đêm hơm ấy…kẻ

nào?

là người có thiên mê muội này xin
lương trong sáng? bái lĩnh.”
- Nhận biết được - Cảm nhận một
bút

pháp

nghệ chi tiết, hình ảnh

thuật mà tác giả mà anh chị thích

15


sử dụng.

nhất (Chẳng hạn:
Chi

tiết

Quản

ngục khúm núm,
vái lạy Huấn Cao)
d. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập minh họa bài “Hạnh phúc của một tang
gia” (Trích Số đỏ)– Vũ Trọng Phụng
Nhận biêt

Thông hiểu

Vận dụng
Thấp

Cao

- Em hãy nêu - Em hãy cho biết - Bút pháp trào - Đề tài trong sang
những nét chính bối cảnh xã hội phúng được tác tác của Vũ Trọng
về tác giả Vũ mà tác giả Vũ giả sử dụng như Phụng có gì khác
Trọng Phụng.


Trọng Phụng phản thế

- Nêu vị trí của ánh

nào

trong biệt so với các tác

tác đoạn trích?

trong

giả như Ngơ Tất

tác phẩm “Số đỏ” phẩm “Số đỏ”?

Tố, Nam Cao….?

trong nền văn học - Em hiểu như thế - Miêu tả thái độ
nào về nhan đề của

Việt Nam.

- Theo em, tác giả “Hạnh phúc của người
đã diễn tả niềm một tang gia”?
hạnh

phúc

những

trong

con - Phân tích nghệ
và thuật

ngồi tang gia, tác trong

của - Tại sao nhà có giả muốn thể hiện "Hạnh

những ai? Kể tên? tang mà tất cả mọi thái độ gì?

trào

phúng

đoạn
phúc

trích
của

một tang gia" của

- Tìm những chi người đều hạnh - Qua cảnh đám ma Vũ Trọng Phụng.
tiết thể hiện niềm phúc?
vui,

hạnh

cụ cố tổ, tác giả


phúc - Em có nhận xét muốn nói lên điều - Có ý kiến cho

của những người gì về thái độ của gì?

rằng: Số đỏ của Vũ

người

- Qua đoạn trích, Trọng Phụng như là

ngồi

em hiểu gì về xã

một Tấn trò đời của

tiết miêu tả niềm tang gia? Qua đó,

hội tư sản thành

xã hội Việt Nam

vui của

thị những năm

thời kì thực dân nửa

trong tang gia.


những

- Tìm những chi trong



những tác giả muốn bày
16


người ngồi tang tỏ thái độ gì?
gia.

trước Cách mạng? phong kiến thối nát.

- Tại sao nói cảnh

Anh chị hãy phân

- Chỉ ra những nét hạ huyệt là một

tích

đặc sắc về nghệ màn hài kịch

"Hạnh

thuật


của

bản ?

văn nhỏ?

chương
phúc

XV
của

một tang gia" để

- Cảm nhận của

làm sáng tỏ nhận

em về chi tiết:

định trên.

Ông Phán mọc
sừng với tiếng
khóc Hứt, hứt,
hứt... và hành
động giúi vào tay
Xuân tờ giấy bạc
năm đồng gấp tư.
e. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập minh họa bài “Chí Phèo” - Nam Cao

Nhận biêt

Thơng hiểu

Vận dụng
Thấp

Cao

- Trình bày những - Nam Cao thể - Trước cách mạng -

So

sánh

các

nét cơ bản về tiểu hiện quan điểm tháng tám, sáng tác phương diện nội
sử và con người “nghệ
của Nam Cao.

thuật

vị của Nam Cao tập

dung, nghệ thuật

nhân sinh” như trung vào những đề giữa các tác phẩm
thế nào trong các tài nào? Khi viết về cùng đề tài hoặc


- Tác giả Nam sáng

tác

của những đề tài ấy,

Cao thường viết mình?

thể

loại;

phong

vấn đề mà nhà văn cách tác giả.

về những đề tài - Nam Cao luôn trăn trở nhất là gì?
nào?

đặt ra yêu cầu về

- Những nội dung tính sáng tạo của - Phân tích ý nghĩa - Phân tích giá trị
chính trong quan người cầm bút. của tiếng chửi?
17

hiện thực và nhân


điểm nghệ thuật Nhà văn có biến


đạo của tác phẩm

của Nam Cao là quan điểm nghệ - Có ý kiến cho “Chí Phèo”.
gì?

thuật này thành rằng: sự tha hóa

- Nêu những nét thực tiễn sáng tác của Chí Phèo là
chính trong phong của mình khơng?

hiện tượng mang

cách nghệ thuật - Giải thích tác tính quy luật. Ý - Dấu ấn phong
của Nam Cao.
-

động

của

hồn kiến của em?

cách nghệ thuật

Nêu thơng tin cảnh sáng tác đến

của

Nam


Cao

được thể hiện như

về hoàn cảnh sáng việc xây dựng cốt

tác phẩm “ Chí truyện, kết thúc - Ý nghĩa tố cáo thế nào trong tác
Phèo”, nhan đề truyện và thể hiện từ cuộc đời của phẩm “Chí Phèo”.
tác phẩm.

cái nhìn về người Chí Phèo, tha hóa

- Nêu đề tài, cảm nơng dân trong của Chí Phèo?
hứng chủ đạo của tác phẩm.
tác

phẩm

Phèo”.

“Chí - Trước khi đi tù,
Chí Phèo là người - Hình ảnh bát

- Em hãy tóm tắt như thế nào?
tác

phẩm

Phèo”.


cháo hành có ý

“Chí - Vì sao Chí Phèo
đi tù? Sau khi ra

nghĩa

như

thế - Vì sao truyện

nào?

ngắn

Chí

Phèo

- Cách vào truyện tù Chí Phèo là

được coi là một

của Nam Cao có người như thế

kiệt tác của nền

gì độc đáo?

- Phân tích diễn văn xi Việt Nam


nào?

- Nhân vật nào đại - Nguyên nhân

biến tâm lí và hiện đại.

diện cho giai cấp nào dẫn đến sự

hành

thống trị? Nhân tha hóa của Chí?

Chí Phèo sau khi

vật nào đại diện -

Ngun

động

nhân gặp Thị Nở cho

cho giai cấp bị nào Chí bị cự đến khi tự sát.
trị?

của

tuyệt?
18



- Em hãy cho biết - Diễn biến tâm
hoàn cảnh xuất trạng
thân

của

Phèo?

Chí - Qua hình tượng

của

Chí Phèo sau khi bị Chí Phèo,em hãy
Thị Nở từ chối? làm rõ nghệ thuật

- Tìm chi tiết Vì sao Chí Phèo điển hình hóa của
miêu

ngoại lại có hành động Nam Cao?

tả

hình và sự thay như vậy?
đổi tính cách ở - Hãy nêu ý nghĩa
Chí sau khi đi tù 3 câu nói của Chí - Em có nhận xét
phèo

về?


khi

đứng gì về tư tưởng

- Những gì diễn ra trước Bá Kiến?

nhân đạo của Nam

trong tâm hồn Chí - Tao muốn làm Cao được thể hiện
sau cuộc gặp gỡ người
với Thị Nở?
-

Đọc

những


chi

lương trong

thiện!

đoạn

tác

phẩm?


tìm - Ai cho tao lương
tiết thiện?

miêu tả chân dung - Tao không thể là
bá Kiến: Về ngoại người lương thiện
hình,

tính

bản chất…?

cách nữa.
- Nét điển hình

- Nêu những nghệ trong tính cách
thuật đặc sắc của của Bá là gì? Bá
tác phẩm?

Kiến là con người
như thế nào?

9.4. Đổi mới trong hình thức, phương pháp dạy học qua 5 hoạt động: Khởi động Hình thành kiến thức - Luyện tập - Vận dụng - Mở rộng/sáng tạo
Trong thiết kế, giáo viên phải cho thấy rõ các hoạt động của học sinh chiếm vị
trí chủ yếu trong tiến trình tổ chức dạy học. Để làm tốt các hoạt động trên, giáo viên
cần thực hiện các giải pháp sau:
19


9.4.1.Khởi động bài học bằng những tình huống có vấn đề để lôi cuốn, thu hút học

sinh hứng thú với bài học
Trong phần khởi động giáo viên cần dẫn dắt bài học bằng những tình huống có
vấn đề, kích thích nhu cầu ham hiểu biết, khám phá ở học sinh. Đồng thời giáo viên
đưa ra phần thưởng cho học sinh nào trả lời được và lí giải sâu sắc những vấn đề đặt ra
trong tác phẩm. Cách làm này sẽ khuyến khích, động viên tinh thần học sinh, tác

động vào động cơ thành tích, nhu cầu tự khẳng định của các em.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Chí Phèo” của Nam Cao, để kiểm tra bài cũ và giới thiệu
bài mới, phần khởi động tơi đã trình chiếu một đoạn phim Làng Vũ đại ngày ấy, tranh
ảnh, cho hs xem tranh ảnh (CNTT) và Chuẩn bị bảng lắp ghép
Nội dung:- Nhìn hình đoán tác giả Nam Cao
- Lắp ghép tác phẩm với tác giả
Nhiệm vụ: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
Kết quả: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét và dẫn vào bài mới: Mặc dù có những sáng tác đăng báo từ 1936
nhưng phải đến Chí Phèo Nam Cao mới thực sự nổi tiếng trên văn đàn. Trước Nam
Cao đã có những nhà văn thành cơng khi viết về đề tài nông dân như Nguyễn Công
Hoan, Ngơ Tất Tố, Vũ Trọng Phụng và cũng có những tác phẩm hấp dẫn viết về đề tài
lưu manh hóa như Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, đây thực sự là thử thách lớn với những cây
bút đến sau, trong đó có Nam Cao. Bằng ý thức “khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng
tạo những gì chưa có” và bằng tài năng nghệ thật độc đáo của mình của mình, Nam
Cao đã vượt qua thử thách và khiến cho Chí Phèo trở thành kiệt tác trong văn xi việt
Nam hiện đại.
Ví dụ 2: Khi dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, phần khởi
động của tiết học, tôi tổ chức hình thức sau:
Nội dung: - Theo em, nghệ thuật chơi chữ nho (chữ Hán), viết chữ nho là thú
chơi của các nhà nho mà người xưa gọi là gì? (Nghệ thuật Thư pháp)
- Em hiểu như thế nào về câu: “Nét chữ nết người”?
Nhiệm vụ: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.

- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
20


Kết quả: - HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét và giới thiệu bài học: Khi viết về Nguyễn Tuân, nhà phê bình
Nguyễn Đăng Mạnh đã viết: “Nguyễn Tuân là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực thẩm
mĩ”. Phong cách của Nguyễn Tuân là phong cách tài hoa trong việc săn tìm cái đẹp;
uyên bác trong việc sử dụng từ ngữ và kiến thức văn hóa, phong cách của một cây bút
vừa cổ điển vừa hiện đại. Điều này đã thể hiện rất rõ trong “Chữ người tử tù” trích
“Vang bóng một thời”.
Ví dụ 3: Khi dạy tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, phần khởi động của
tiết học, tơi tổ chức hình thức sau:
Nội dung: - Em hãy kể tên các tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam mà em biết?
- GV giới thiệu một số bức ảnh về chân dung tác giả Thạch Lam và hình ảnh về ga Cẩm
Giàng - Hải Dương.
(?) Qua những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào. Của ai? Kể tên
một số tác phẩm của tác giả đó?
Nhiệm vụ: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
Kết quả: Học sinh kể được tên một số tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam. Đồng
thời, học sinh xác định được tác phẩm Hai đứa trẻ của tác giả Thạch Lam và kể tên
được một số tác phẩm của Thạch Lam mà các em đã học ở THCS.
Ví dụ 4: Khi dạy tác phẩm “Hạnh phúc một tang gia” của Vũ Trọng Phụng,
phần khởi động của tiết học, tôi tổ chức hình thức sau:
Nội dung:? Tác giả văn học nào được mệnh danh là “Ơng Vua phóng sự đất
Bắc”? Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của tác giả đó mà em biết?
? Các nhân vật có tên là: Xuân tóc đỏ, cụ cố Hồng, ơng Văn Minh, cơ Tuyết, cậu Tú
Tân, bà Phó Đoan.... gợi cho em liên tưởng đến tác phẩm nào của nhà văn Vũ Trọng
Phụng?

Nhiệm vụ: - Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
Kết quả: HS trải nghiệm xác định được tác phẩm: Số đỏ của Vũ Trọng Phụng.
GV nhận xét và giới thiệu: Vũ Trọng Phụng- ơng vua phóng sự đất Bắc đồng
thời cũng là nhà tiểu thuyết lừng lẫy của văn học hiện thực Việt Nam. Ông sáng tác rất
21


nhiều nhưng khi nhắc đến Vũ Trọng Phụng, người ta nhắc đến “Giông tố, Số đỏ”. Nếu
“Giông tố” được xem là bộ tiểu thuyết lớn nhất thì “Số đỏ” là tác phẩm “xứng đáng
làm vẻ vang cho một nền văn học”. “Số đỏ” phê phán xã hội Việt Nam trước cách
mạng tháng Tám -một xã hội đầy bất công, giả dối, nhố nhăng với những trị Âu hóa
đáng khinh bỉ.
Với những cách thức khởi động bài học như các ví dụ trên, tôi đã tạo được hứng
thú, cuốn hút học sinh vào bài học, khích lệ các em tích cực tìm tịi, sáng tạo góp phần
làm cho tiết học thành cơng.
9.4.2. Tổ chức hoạt động hình thành kiến thức bằng việc sử dụng linh hoạt nhiều
phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại
Việc phối hợp, sử dụng linh hoạt đa dạng các phương pháp và kỹ thuật dạy học
trong toàn bộ quá trình dạy học là phương pháp quan trọng để phát huy tính tích cực
và nâng cao chất lượng dạy học. Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của truyện ngắn hiện đại
mà tôi áp dụng những phương pháp, kỹ thuật dạy học như sau:
a. Sử dụng kết hợp hiệu quả các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực
* Phương pháp thuyết trình: Dạy học theo hướng phát huy năng lực học sinh
thì giáo viên hạn chế tối đa việc sử dụng phương pháp này. Người thầy chỉ nên sử
dụng trong một vài đoạn bình cảm thụ ngắn với giọng truyền cảm và chọn dùng từ ngữ
độc đáo ... sẽ tạo khơng khí văn học thực sự giúp học sinh tăng thêm hứng thú tìm
hiểu, khám phá, sáng tạo.
Ví dụ 1: Khi dạy tác phẩm Hai đứa trẻ, giáo viên có thể bình khắc sâu chi tiết
Ngọn đèn dầu ở gánh hàng nước của mẹ con chị Tý được tác giả nhắc tới 7 lần trong

tác phẩm .Hình ảnh Ngọn đèn dầu ở gánh hàng nước của mẹ con chị Tí là biểu tượng
về kiếp sống nhỏ nhoi, vô danh vô nghĩa, lay lắt. Một kiếp sống leo lét, mỏi mịn trong
đêm tối mênh mơng của xã hội cũ, không hạnh phúc, không tương lai, cuộc sống như
cát bụi. Cuộc sống ấy cứ ngày càng một đè nặng lên đôi vai mỗi con người nơi phố
huyện.Tất cả không đủ chiếu sáng, không đủ sức phá tan màn đêm, mà ngược lại nó
càng làm cho đêm tối trở nên mênh mông hơn, càng gợi sự tàn tạ, hắt hiu, buồn đến
nao lịng.
Ví dụ 2: Khi tìm hiểu về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù
giáo viên có thể bình khắc sâu: Huấn Cao được xây dựng nguyên mẫu là Cao Bá Quát
22


(1808-1855). Chữ “Huấn” ở đây là huấn đạo (giáo thụ)- chức quan phụ trách việc học
ở một huyện. Cao Bá Quát đã từng làm chức giáo thụ ở Quốc Oai- Hà Tây. Còn “Cao”
là họ của “thánh Quát”. Trong lịch sử nước ta, Cao Bá Quát không chỉ nổi danh là
“văn hay chữ tốt” như đương thời truyền tụng “Thần Siêu, thánh Quát”, “Văn như
Siêu, Quát vô tiền Hán” mà còn nổi tiếng là người cương trực, quý trọng tài năng, có
bản lĩnh, sống có lý tưởng và dám đương đầu với cương quyền. Con người ấy đã từng
chịu cực hình tra tấn trong gần ba năm chỉ vì khi làm sơ khảo ở trường thi Thừa Thiên
đã dùng muộn đèn chữa những chỗ phạm trường quy trong 24 quyển thi đáng được lấy
đỗ. Và cũng chính con người ấy đã cứng cỏi đứng lên tham gia lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn hèn yếu, lạc hậu để rồi hi sinh trong
một trận đánh. Con người vừa tài hoa nghệ sĩ vừa cứng cỏi anh hùng, vừa là nhà nho
uyên bác vừa là lãnh tụ nông dân khởi nghĩa như Cao Chu Thần, trong lịch sử nước ta,
quả thật không nhiều. Chẳng phải thế mà Nguyễn Tuân đã chọn làm nguyên mẫu để
xây dựng nên hình tượng Huấn Cao.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Khi tổ chức hoạt động nhóm tơi sử dụng 2 hình thức tổ chức nhóm thảo luận:
một là do giáo viên quy định, sắp xếp thành nhóm (gọi là nhóm định sẵn). Giáo viên
phân chia nhóm theo vị trí chỗ ngồi - hai bàn là một nhóm - với số lượng 4 học sinh.

Các nhóm đó có thể là các nhóm định sẵn với các thành viên quen thuộc vốn ngồi
chung một bàn (nếu học sinh học cố định ở phòng lớp học), đồng thời các nhóm đó có
thể thay đổi với các thành viên khác tùy từng giờ học (nếu học ở các phịng học nghe
nhìn hoặc phịng học khác, khi có sự thay đổi vị trí chỗ ngồi). Cách tổ chức nhóm như
thế này rất thơng dụng trong nhiều bài dạy Ngữ văn nói chung; hai là những nhóm
được hình thành ngẫu nhiên do cùng có chung sở thích hay năng lực thực hiện một yêu
cầu, nhiệm vụ nào đó do giáo viên giao cho (gọi là nhóm linh hoạt). Cách phân nhóm
khơng do giáo viên quy định mà do học sinh tự hình thành nhóm. Khi giáo viên nêu
câu hỏi, vấn đề thảo luận, học sinh dựa vào năng lực hiểu biết, sở thích cá nhân hay sự
hứng thú mà lựa chọn, đăng kí, và nhóm linh hoạt được hình thành là tập hợp của các
học sinh có cùng chung sự lựa chọn. Nhóm linh hoạt khơng do giáo viên sắp xếp nên
số lượng học sinh/nhóm bất thường (có nhóm đơng q hoặc có nhóm ít q), nên cần
có sự điều tiết của giáo viên để đảm bảo hiệu quả thảo luận.
23


- Khi tổ chức thảo luận nhóm, tơi thường hướng dẫn cho học sinh thảo luận các
thơng tin sau:
+ Tìm hiểu các sự việc, chi tiết làm nên cốt truyện
Ví dụ: Nhóm 1: Tìm hiểu về chi tiết “Đám cứ đi” ở cảnh đám ma cụ Cố Tổ khi
dạy tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia đã thể hiện ý nghĩa gì? (thái độ mỉa mai của
tác giả)
+ Tìm các sự việc, tình tiết chính làm nên cốt truyện, tóm tắt truyện
Ví dụ: Nhóm 2: Tìm những chi tiết sâu sắc để phân tích chân dung của một số
nhân vật tiêu biểu để nói về niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến trong
tác phẩm Hạnh phúc của một tang gia: Cụ cố Hồng - con trai trưởng (Mới 50 tuổi, chỉ
thích khen già, Cứ mở miệng là “Biết…mãi”, Bố chết, không lo tang lễ mà nghĩ về
hạnh phúc của cơ con gái út); Ơng Văn Minh - cháu nội đích tơn (Vẻ bề ngồi: đăm
đăm, chiêu chiêu…Thực chất lại rất hạnh phúc vì được chia gia tài lớn); Bà Văn Minh
- cháu dâu trưởng (Sốt ruột vì mãi không được mặc đồ xô gai… Mừng rỡ vì được dịp

lăng xê những mốt y phục táo bạo nhất, cơ hội quảng cáo hàng để kiếm tiền); Cô
Tuyết - cháu gái; Ông Phán mọc sừng - cháu rể (hả hê vì sắp được thêm vài nghìn
đồng do giá trị của đơi sừng hươu vơ hình trên đầu, nhờ nó ông sẽ được trả công xứng
đáng); Cậu tú Tân - cháu nội (sướng điên vì được dùng cái máy ảnh mới mua). Tất cả
mọi người đều vui và hạnh phúc khi biết mình sẽ được chia tài sản. Thật là mỉa mai
khi hạnh phúc của họ chỉ là tiền bạc, danh vọng…họ bỏ mất đi đâu tình cảm thông
thường của những người thân ruột thịt trong một gia đình. Đó là một lũ con cháu đại
bất hiếu.
+ Phân tích, nêu ý nghĩa của các sự việc, chi tiết tiêu biểu, đánh giá, nhận xét.
Ví dụ: Nhóm 3: Tìm những chi tiết miêu tả niềm vui của những người ngoài
tang quyến. Thái độ của tác giả khi miêu tả những chân dung biếm họa này: Hai viên
cảnh sát: sung sướng cực điểm vì đang thất nghiệp thì được thuê giữ trật tự cho đám
ma ; Những ông bạn của cụ cố Hồng: Cơ hội phô trương những huân huy chương,
hoặc râu ria đủ loại, được dịp phô trương và thoả mãn thú dê; Sư cụ Tăng Phú: sung
sướng mà vênh váo; Đám trai thanh gái lịch: mượn dịp để hẹn hò, chê bai, chim
chuột…;Dân phố: nhốn nháo khen đám ma to; Xuân tóc đỏ: sung sướng vì được coi là
ân nhân. Danh giá và uy tín càng cao thêm vì chính nhờ hắn mà cụ cố tổ chết.
Vũ Trọng Phụng vạch trần xã hội thượng lưu giả nhân, giả nghĩa, vô đạo đức.
24


Tác giả đã khai thác những yếu tố mâu thuẫn để gây cười, cái cười phê phán đầy mỉa
mai châm biếm.
+ Hướng dẫn tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn
Ví dụ: Khi tìm hiểu nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo, cần chú ý
các phương diện sau: Giới thiệu khái quát về nhân vật; Cảm nhận về nhân vật (Xuất
thân, ngoại hình, nội tâm, tính cách, số phận…) Nghệ thuật xây dựng nhân vật. Thông
điệp của nhà văn gửi gắm qua nhân vật.
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của truyện.
Sau khi tìm hiểu những phương diện cụ thể của truyện ngắn học sinh thảo luận

để khái quát được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của truyện.
Ví dụ: Biểu hiện giá trị nhân đạo của truyện ngắn Chí Phèo?
Phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị xã
hội thực dân nửa phong kiến tàn ác biến thành thú dữ.
Đáng thương. Vì đáng trách và căm ghét là xã hội thực dân nửa phong kiến đã
đẩy nhanh quá trình tha hóa cướp đi cả tính người, hình người và đẩy Chí Phèo vào bi
kịch cự tuyệt quyền làm người.
Giáo viên tổ chức cho các nhóm cùng tìm hiểu một câu hỏi. Học sinh có thể sẽ
đưa ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Giáo viên cần phải biết trân trọng ý kiến,
biết động viên, khích lệ các em có thêm sự tự tin khi bày tỏ quan điểm của mình. Giáo
viên cũng khơng nên áp đặt cách hiểu với học sinh mà có những nhận xét, định hướng
để học sinh suy ngẫm và phát triển tư duy biết tự nhận thức đánh giá vấn đề.
* Dạy học theo dự án
Để thực hiện được phương pháp dạy học này, tôi sẽ giao nhiệm vụ cho học sinh
trước một tuần để thực hiện. Các em bầu nhóm trưởng, thư kí và giao nhiệm vụ cho
từng thành viên. Sau một tuần các em báo cáo kết quả học tập. Để thực hiện nhiệm vụ
các em cần phải có những bước chuẩn bị sau:
Bước 1: Thu thập thơng tin
Bước 2: Xử lí thơng tin
Khi đã tìm được những thông tin cần thiết cho nhiệm vụ của mình, học sinh cần
biết cách xử lý thông tin để tạo ra sản phẩm ban đầu.

25


×