Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) hướng dẫn sử dụng sách bài tập để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.03 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BÀI TẬP
ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Quảng Bình tháng 1 năm 2019
1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TÊN SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BÀI TẬP
ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Họ và tên: Trần Hữu Toán
Chức vụ:

TPCM

Đơn vị: Trường THPT Quang Trung

Quảng Bình tháng 1 năm 2019
2




HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SÁCH BÀI TẬP ĐỂ PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT
I.

PHẦN MỞ ĐẦU.

I.1. Lí do chọn đề tài:
Phát huy tính tích cực, chủ động của người học đóng vai trò trung tâm của đổi
mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng. Vậy làm thế nào để phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học mơn lịch sử? Có rất nhiều biện pháp, ví
dụ như: Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan, phương pháp hướng dẫn học
sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng sách giáo khoa, tiến hành
công tác ngoại khoá, …
Nhưng việc hướng dẫn sử dụng sách bài tập trong dạy học nói chung, dạy học
lịch sử nói riêng là một trong những biện pháp rất quan trọng, rất có ưu thế để
phát huy tính tích cực của học sinh. Quá trình làm việc với sách bài tập học sinh
sẽ độc lập phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng khai thác kiến thức từ sách giáo
khoa, các nguồn tài liệu tham khảo, tham khảo ý kiến bạn bè, người thân, trên
các ngng thơng tin internet…..từ đó khơng những làm phong phú thêm nguồn
tri thức cho bản thân, nắm vững hơn những tri thức, mà cịn hình thành kĩ năng,
kĩ xảo tự học và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, hình thành nhân cách cho các
em.
Mặt khác, nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát
huy hết năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu
sâu hơn các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử Đặc biệt khi học sinh đã có sự
chuẩn bị bài chu đáo thì giờ học sẽ trở nên sơi nổi, giảm bớt áp lực cho giờ học,
giảm bớt phần trình bày “nhận biết” tăng cường phần “thông hiểu, vận dụng”
làm cho giờ học sinh động hấp dẫn, hiệu quả bài học lịch sử sẽ cao hơn.

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng, bản thân tơi đã có nhiều năm tham gia công tác giảng dạy, tôi xin
3


mạnh dạn trình bày một số vấn đề về: “Hướng dẫn sử dụng sách bài tập để phát
huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học môn lịch sử ở trường THPT”.
Đề tài này từ trước đến nay chưa có tác giã nào nghiên cứu, với việc nghiên
cứu đề tài này, tôi sẽ đưa ra phương pháp hướng dẫn học sinh sử dụng sách bài
tập lịch sử để phát huy tính tích cực cho học sinh trong dạy học môn lịch sử ở
trường THPT.
I.2. Phạm vi áp dụng của đề tài.
Đề tài này nếu thành cơng sẽ góp phần phát huy tính tích cực của học sinh trong
học tập lịch sử cả ở trường THPT và THCS

4


II. PHẦN NỘI DUNG
II.1.Thực trạng đổi mới phương pháp dạy và học môn lịch sử ở Trường
THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh:
II.1.1 Thuận lợi, khó khăn
- Về giáo viên:
+ Đại đa số giáo viên để cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình
theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua các phương pháp dạy
học như phương pháp trực quan, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp
nêu tình huống, phương pháp vấn đáp thơng qua sự trình bày sinh động giàu
hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện, hoặc nêu đặc điểm
của nhân vật lịch sử …
+ Trong quá trình giảng dạy đã kết hợp nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học,

khai thác một cách triệt để các đồ dùng và phương tiện dạy học như tranh ảnh,
lược đồ…
- Về học sinh:
+ Học sinh đa số chú ý nghe giảng, tập trung suy nghĩ trả lời các câu hỏi mà
giáo viên đặt ra như các em đã chuẩn bị bài mới ở nhà, trả lời các câu hỏi cuối
mục trong bài cho nên khi học các em luôn chú ý để nắm chắc bài hơn.
+ Đa số học sinh đều tích cực thảo luận nhóm và đã đưa lại hiệu quả khá cao
trong quá trình lĩnh hội kiến thức.
+ Học sinh yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng tâm cơ
bản thông qua các hoạt động học như thảo luận nhóm, vấn đáp, đọc sách giáo
khoa, … Các em đã mạnh dạn khi trả lời các câu hỏi hay ghi nhớ các sự kiện,
nhân vật, một quá trình cách mạng trong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình.
2.2. Khó khăn:
- Về phía giáo viên:
+ Vẫn cịn một số ít giáo viên chưa thực sự thay đổi hoàn toàn phương pháp
dạy học cho phù hợp với từng tiết dạy, chưa tích cực hoá các hoạt động của học
5


sinh để tạo điều kiện cho các em suy nghĩ, chiếm lĩnh và nắm vững kiến thức
như vẫn còn phương pháp dạy học “thầy nói, trị nghe”, “thầy đọc, trị chép”. Do
đó nhiều học sinh chưa nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc một cách
máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hồn tồn …
+ Đa số giáo viên chưa giao nhiệm vụ chuẩn bị bài mới một cách khoa học,
chủ yếu dặn dò theo kiểu chiếu lệ nên học sinh chưa nắm được nội dung bài học
“chưa hình dung được mình sẽ học cái gì” nên quá trình hình thành kiến thức
mới gặp nhiều khó khăn.
+ Khi giao nhiệm vụ học sinh phải mất nhiều thời gian để đọc Sgk nên thời
gian giành cho các hoạt động cịn lại rất ít đặc biệt phần thảo luận tương tác lẫn
nhau.

- Về phía học sinh:
+ Vì chưa có sụ chuẩn bị bài chu đáo nên học sinh thường trả lời câu hỏi giáo
viên đặt ra thơng qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư
duy. Một số học sinh còn đọc y nguyên sách giáo khoa để trả lời câu hỏi.
+ Học sinh chỉ có trả lời được những câu hỏi dễ, đơn giản (dạng nhận biết),
còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, giải thích, so sánh … thì học sinh cịn rất
lúng túng khi trả lời hoặc không trả lời được .
II.2.Nội dung đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Thay bằng sau khi học bài mới xong, học sinh về nhà làm bài tập như cách
truyền thống trước đây, tơi xinh trình bày giải pháp, hướng dẫn giao nhiệm vụ
cho học sinh làm bài tập trong sách bài tập trước khi đến lớp nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh.
Xuất phát từ đặc trưng môn lịch sử là môn học xã hội khác với các môn học
tự nhiên khả năng tự tìm hiểu tự nghiên cứu của học sinh cao hơn. Ở các môn
học tự nhiên thường học sinh phải học lý thuyết trước rồi mới thực hành làm bài
tập được thì ngược lại các mơn học xã hội như lịch sử, học sinh có khả năng tự
6


tìm tịi nghiên cứu độc lập và hình thành kiến thức cho mình nếu nắm được
phương pháp tự học.
Thứ hai là nội dung các dạng bài tập trong sách bài tập lịch sử rất đa dạng ,
kiến thức được chia nhiều cấp độ từ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và được sắp
xếp rất khoa học: Phần trắc nghiệm, nối câu, điền khuyết, tự luận. Nên khi làm
việc với sách bài tập sẽ đáp ứng với năng lực và học lực của học sinh từ yếu kém
đến khá giỏi. Giáo viên đưa ra yêu cầu riêng phù hợp với đối từng đối tượng học
sinh, những Hs yếu kém chỉ yêu cầu giải quyết phần nhận biết, học sinh trung
bình khuyến khích các em giải quyết thêm nhiệm vụ thơng hiểu, Hs khá giỏi yêu
cầu thêm phần vận dụng.
Để tạo động lực cho học sinh, khi kiểm tra bài củ giáo viên cộng thêm điểm

chuẩn bị bài ở nhà cho học sinh hoặc chấm điểm sách bài tập thêm cột điểm thực
hành 15 phút vào cuối kỳ.
Khi hướng dẫn học sinh sử dụng sách bài tập theo hướng của đề tài này sẽ
mang lại những hiệu quả tích cực như sau:
-

Học sinh phải đọc Sgk để hoàn thành các bài tập trong sách bài tập từ

đó giúp học sinh nắm được nội dung trọng tâm bài học mới giúp học sinh lĩnh
hội kiến thức mới tốt hơn.
-

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học sinh cần thực hiện một loạt

các thao tác như đọc Sgk, trao đổi bạn bè, tìm kiếm thêm kiến thức ở các nguồn
thơng tin khác ..hình thành thói quen kỹ năng nghiên cứu độc lập tự học cho bản
thân.
-

Do đã có thời gian tìm hiểu bài mới phần nào nắm được kiến thức nên

trong giờ học, học sinh có điều kiện phát biểu, xây dựng bài làm cho tiết học sôi
nổi và giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức mới.
-

Trong quá trình hình thành kiến thức mới ở trên lớp học sinh có điều

kiện so sánh với sản phẩm của mình tự làm ở nhà các em tự nhận xét đánh giá
được năng lực của mình.
7



-

Từ so sánh sản phẩm trên lớp và tự làm ở nhà các em xác định chổ nào

đúng, chổ nào sai từ đó giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn và khắc phục dần
những hạn chế của mình.
Bản thân tôi trong những năm học vừa qua tôi đã chủ động sử dụng hai
phương pháp khi hướng dẫn học sinh làm việc với sách bài tập. Cụ thể, tôi chia
mỗi khối thành 2 nhóm lớp. Nhóm 1 sau khi học bài mới xong các em mới về
làm bài tập trong sách bài tập. Nhóm 2 tiến hành làm bài tập trong sách bài tập
trước khi đến lớp.
Kết quả so sánh giữa hai nhóm lớp như sau:
Ở nhóm hai:
Khi kiểm tra bài củ học sinh trả lời tốt hơn cả 3 mức độ, nhận biết, thông
hiểu và vận dụng.
Khi giao nhiệm vụ học sinh thảo luận thảo luận sôi nổi hơn, những kiến thức
ở phần nhận biết học sinh giải quyết rất nhanh, sản phẩm phần thông hiểu và vận
dụng mức độ đầy đủ, chính xác cao hơn nhóm 1.
Trong q trình tổ chức hoạt động thời gian giành cho phần thông hiểu và
vận dụng nhiều hơn.
Điểm kiểm tra định kỳ và thường xuyên ở nhóm hai cao hơn nhóm 1, tỉ lệ
chênh lệch trên trung bình là 30%, trong đó khá giỏi là 15%.
Điểm tổng kết hai nhóm lớp trong năm học 2017 - 2018
Nhóm 1
Lớp




10A3

số
45

10A5
Tổng

45
90

Giỏi
SL
%
2
3
5

4,4
6,6
5,5

Khá
SL
%

TB
SL

%


15

33,

19

35,

16

3
35,

19

1
35,

31

5
34,

38

1
42,

Yếu

SL
%

Kém
SL
%

7

15,

2

4,4

6

5
13,

1

2,2

13

3
14,

3


3,3
8


4

2

4

Yếu
SL
%

Nhóm 2
Lớp



10A4

số
45

10A6
Tổng

45
90


Giỏi
SL
%
5
4
9

11,1
8,8
10

Khá
SL
%

TB
SL

%

24

53,

12

26,

4


4,8

0

0

22

3
48,

14

6
31,

3

6,6

0

0

46

8
51,


26

1
57,

7

7,7

0

0

1

Kém
SL
%

7

Qua bảng so sánh kết quả trên bản thân tơi khẳng định được tính hiệu quả và khả
thi của đề tài

9


III.

PHẦN KẾT LUẬN

III.1. Ý nghĩa của đề tài.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay mà trọng tâm là đổi mới
phương pháp dạy học thì phát huy tính tích cực của học sinh vừa là mục tiêu vừa
là trọng tâm của đổi mới phương pháp. Việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách bài
tập trước khi đến lớp (tức là học sinh làm trước bài tập trong sách bài tập rồi mới
lên lớp học bài trong giáo khoa) sẽ góp phần phát huy tính tích cực của học sinh.
Vì học sinh được “tự học trước” các em có thời gian tìm hiểu bài, tự tìm tịi giải
quyết nhiệm vụ bài học vừa theo kiểu “tư duy độc lập” vừa có thời gian, khơng
gian thảo luận với bạn bè, tìm hiểu những nguồn thơng tin ở các tài liệu khác kể
cả trên Internet mà nếu ở trên lớp các em khơng thể có điều kiện thực hiện được.
Sử dụng sách bài tập theo hướng trên không những phát huy tính tích cực của
học sinh mà dần dần hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu cho học sinh đây
củng là một mục tiêu quan trọng của đổi mới giáo dục.
Hiện nay trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng đang gặp
phải mâu thuẩn đó là kiến thức thì bao la rộng lớn, kỹ năng cần hình thành cho
học sinh qua từng tiết dạy thì nhiều nhưng thời gian tiết học thì hạn chế vì vậy,
hướng dẫn cho học sinh sử dụng sách bài tập theo hướng của đề tài sẽ góp phần
giải quyết mâu thuẩn trên.
III.2. Kiến nghị đề xuất.
Đối với giáo viên
Thấy được tầm quan trọng của sách bài tập lịch sử, từ đó hướng dẫn học sinh
cách khai thác kiến thức mang lại kết quả tối ưu. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
trong sách bài tập trước khi đến lớp trở thành thói quen ở phần cũng cố dặn dị.
Có biện pháp kiểm tra đánh giá thường xun để giám sát và khuyến khích học
sinh trong q trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
10


Tùy theo khả năng của học sinh để giao nhiệm vụ cho phù hợp, cần phân loại

học sinh, theo cấp độ nhận thức trong sách bài tập
Đối với học sinh:
Sách bài tập lịch sử trở thành tài liệu bắt buộc không thể thiếu, cùng với sách
giáo khoa là hai tài liệu đi liền với nhau trong học tập lịch sử.
Việc sử dụng sách bài tập lịch sử theo hướng đề tài khơng những phát huy tính
tích cực của học sinh mà cịn hình thành kỹ năng tự học. Do vậy, phải tự giác
thực hiện các bài tập trong sách với sự nổ lực cao nhất, tránh hiện tượng đối phó,
thay bằng thảo luận với bạn bè thì mượn sách bài tập của bạn ghi lại làm mất ý
nghĩa tác dụng của sách bài tập.

11



×