Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.61 KB, 18 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
QUẬN THANH XUÂN

@&?

Mã SKKN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Lĩnh vực/ môn : Sinh hoạt tập thể
Người viết: Đỗ Thị Cúc
Trường

:Tiểu học Phương Liệt

Năm học 2014 - 2015
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1


I.Lí do chọn đề tài
1.Cơ sở lí luận:
Trong cơng tác giảng dạy và giáo dục học sinh, đặc biệt là đối với học sinh
lớp Một, vai trò của người giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng. Một lớp
học học sinh luôn biết cố gắng phấn đấu vươn lên, biết đoàn kết giúp đỡ nhau
trong học tập và trong sinh hoạt, các em tích cực tham gia vào mọi hoạt động
của trường, của lớp,… là do sự khôn khéo trong công tác chủ nhiệm của người
giáo viên.
Học sinh lớp Một là lứa tuổi chuyển giao giữa giai đoạn từ hoạt động vui chơi
sang giai đoạn học tập chính thức của bậc tiểu học. Ở lứa tuổi này các em ln
muốn tự làm theo ý thích của bản thân và ham chơi nhiều hơn là ham học . Đồng


thời các em cũng dễ bị cám dỗ, bắt chước theo bạn bè. Các em ln muốn tìm
hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình. Chính vì vậy, phải học tập, thực hiện
theo những khuôn khổ của nhà trường là việc các em cảm thấy không thoải mái,
không muốn tuân thủ. Từ đó, các em muốn thốt ra, muốn được tự do. Vậy phải
làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn khổ , giáo
huấn của nhà trường với tâm lí thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc ? Muốn
làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan
trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện. Nhưng người giáo viên chủ nhiệm
không thể ôm trọn tất cả học sinh trong mọi hoạt động được. Vì vậy, với mỗi
người giáo viên chủ nhiệm, công việc quan trọng hàng đầu là xây dựng một đội
ngũ cán bộ lớp có đủ khả năng điều hành mọi hoạt động của lớp dưới sự hướng
dẫn của giáo viên.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đi học lớp Một- đây chính là bước ngoặt trong cuộc đời của các em. Năm đầu
tiên cắp sách tới trường tâm tư vô cùng bỡ ngỡ. Đặc biệt tư duy của trẻ lớp Một
rất cụ thể và cảm tính, các em rất hiếu động nhưng cũng ham hiểu biết và thích
bắt chước. Chính vì vậy người giáo viên dạy lớp Một phải là tấm gương sáng cho
học sinh noi theo. Đối với học sinh nhỏ, bên cạnh cô giáo – tấm gương lớn cho
các em thì đội ngũ cán bộ lớp cũng giữ vai trò quan trọng. Trong thời gian học ở
trường, không phải lúc nào giáo viên cũng phải ở bên cạnh các em để giáo dục,
uốn nắn. Chẳng hạn như : trong giờ ra chơi, giờ sinh hoạt dưới sân, giờ truy bài
… chính những lúc này thì đội ngũ cán bộ lớp càng thể hiện rõ vai trị của mình.
Hiện nay trường đã tổ chức cho các khối lớp học 2 buổi/ ngày và bán trú cho các
em. Chính vì vậy, các em học cùng lớp bây giờ sẽ được học tập và sống với nhau
2


cả ngày nên lời nói, tác phong, việc làm của các em ảnh hưởng rất lớn đến nhau,
đặc biệt là của các em cán bộ lớp.
Do đội ngũ cán bộ lớp là những bạn được cô giáo và các bạn trong cả lớp lựa

chọn, bình bầu nên các em khác trong lớp hay bắt chước và làm theo những em
cán bộ lớp. Vì cịn nhỏ, nhận thức của các em còn non nớt, nhiều khi các em chưa
ý thức được việc làm nào là đúng , hành động nào là sai. Vì thế , các em cán bộ
lớp có những lời nói hay việc làm chưa đúng nhưng các em vẫn cứ làm theo. Cho
nên, nếu chúng ta bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ lớp gương mẫu thì các em
sẽ là những cánh tay đắc lực để giúp đỡ giáo viên trong công tác chủ nhiệm. Thật
đúng với câu tục ngữ: “ Học thầy khơng tầy học bạn”.
Chính vì những lí do trên nên tơi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp ở lớp 1”
II. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm tạo cho học sinh có ý thức kỉ luật, tự
quản, thi đua học tập, không ngừng rèn luyện phấn đấu để trở thành con ngoan,
trị giỏi. Từ đó,tạo được một tập thể lớp biết đoàn kết, học sinh biết quan tâm,
giúp đỡ nhau.
III. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Học sinh lớp 1.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
-Nghiên cứu qua tài liệu.
-Nghiên cứu tình cảm, thái độ của học sinh trong học tập, sinh hoạt.
-Tích cực dự giờ sinh hoạt tập thể của các đồng nghiệp trong và ngoài nhà
trường.
-Thể nghiệm những kinh nghiệm bản thân đã tích lũy, có điều chỉnh cho hợp lí.
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
-Thời gian nghiên cứu : 1 năm học
-Thời gian bắt đầu nghiên cứu: từ tháng 8/2014 đến tháng 4/2015.

Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các hình thức cơ bản
3



1)Tổ chức cán bộ lớp :
-Lớp trưởng ( phụ trách chung)
-Lớp phó phụ trách học tập.
-Lớp phó phụ trách kỉ luật.
-Cán bộ văn nghệ.
-Bốn tổ trưởng kiêm vệ sinh viên.
2) Lựa chọn cán bộ lớp:
Để có được độ ngũ cán bộ lớp hoạt động tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lựa
chọn những em nhanh nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn, nói to, dõng dạc, khả năng tiếp
thu bài khá tốt. Có như vậy thì các em mới nhắc nhở, bảo ban được các bạn
trong lớp mình.
3)Bồi dưỡng cán bộ lớp :
Sau khi lựa chọn những học sinh có thể làm cán bộ được rồi thì tơi bắt đầu
hướng dẫn và bồi dưỡng các em.

II. Các phương pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp:
a) Làm mẫu
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh tiểu học nhất là đối với học sinh
lớp Một, từ tư duy cụ thể đến tư duy trừu tượng, các em thường hay bắt chước
và làm theo người lớn. Các em thường nói và làm theo sự chỉ bảo của của cô
giáo và người lớn. Do đó, thời gian đầu giáo viên vừa làm vừa phải hướng dẫn
các em một cách thật tỉ mỉ, cụ thể từng công việc. Đặc biệt người giáo viên phải
luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
b) Động viên
Khi các em đã quen với công việc rồi, nếu các em làm tốt thì giáo viên phải
có sự động viên khen thưởng, tạo cho các em có niềm tin và phấn khởi làm tốt
cơng việc của mình. Cịn em nào chưa làm tốt thì giáo viên hướng dẫn lại thật
kĩ càng. Giáo viên cũng cần khuyến khích, động viên để các em đó khơng chán
nản mà có ý chí vươn lên.


c) Theo dõi, kiểm tra, nhắc nhở, bổ sung.
Không chỉ giao cho các em công việc là xong , mà người giáo viên chủ
nhiệm phải luôn theo dõi sát sao để đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở , xem các em đã
4


làm đúng chưa. Cịn gì thiếu sót thì giáo viên chủ nhiệm sẽ bổ sung kịp thời.
Với lứa tuổi các em vừa bước từ mẫu giáo lên nên vẫn còn thói quen “ Học mà
chơi-chơi mà học”. Nếu giáo viên khơng sát sao thì các em sẽ sao nhãng cơng
việc của mình.
d) Kết hợp với cha mẹ học sinh và ban phụ huynh lớp
Để làm tốt công tác lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp thì người giáo
viên chủ nhiệm phải biết kết hợp với phụ huynh của lớp để động viên, khuyến
khích các em làm tốt công việc được giao.
III) Minh họa các việc làm cụ thể:
Trong nhiều năm liền tôi được nhà trường phân công cho dạy lớp Một. Đó
cũng là một thuận lợi cho tơi trong cơng tác chủ nhiệm lớp. Để có được một tập
thể lớp có nề nếp kỉ luật, có ý thức học tập và tích cực tham gia vào các hoạt
động của nhà trường thì người giáo viên phải xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp
tốt.
*Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp:
Để làm được việc này, trước tiên tôi phải lựa chọn các em tham gia vào đội
ngũ cán bộ lớp ngay từ khi mới nhận lớp. Vì chưa có điều kiện tiếp xúc với học
sinh nên tơi chưa nắm được năng lực và sức học của các em. Do vậy, thời gian
đầu tôi phải đảm nhận tất cả mọi cơng việc. Vừa làm, tơi vừa nói cách làm để cả
lớp theo dõi. Sau một khoảng thời gian ngắn, tơi chọn ra những em nhanh nhẹn,
có ý thức kỉ luật, chấp hành mọi nội quy của trường, lớp. Sau đó, tơi trao đổi, trị
chuyện với các em này, nhằm nắm bắt khả năng, thái độ, cách làm, … và từ đó
giao cho mỗi em một nhiệm vụ riêng, thích hợp với khả năng của từng em.

Trong hàng ngũ cán bộ lớp, vai trò của em lớp trưởng thật là quan trọng. vì phải
phụ trách chung các cơng việc của lớp nên em đó khơng chỉ nhanh nhẹn mà cịn
phải gương mẫu về học tập , có ý thức kỉ luật tốt, nghiêm túc chấp hành các quy
định do trường, lớp đề ra. Em lớp trưởng phải mạnh dạn, nói to, rõ ràng và có
sức khỏe tốt.
Cùng với việc lựa chọn lớp trưởng , tôi chọn ra hai em nhanh nhẹn, nhận
thức khá : một em phụ trách về học tập và một em phụ trách về kỉ luật. Đồng
thời tôi cũng chia tổ và bầu ra tổ trưởng, tổ phó. Hướng dẫn các em cách theo
dõi thi đua của các bạn trong tổ mình.
Riêng việc bầu cán bộ văn nghệ thì dễ dàng hơn.Tơi có thể phát hiện ra em
có giọng hát hay, thuộc nhiều bài hát, tác phong chững chạc, mạnh dạn thông
qua các hoạt động văn nghệ.
Sau khi nhận nhiệm vụ, các em trong đội ngũ cán bộ lớp sẽ ra mắt tập thể.
Tôi phổ biến cho cả lớp thấy rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng em trong đội ngũ
cán bộ lớp. Đồng thời tôi cũng nói để các em thấy cơng việc các em được giao
mới chỉ là tạm thôi. Nếu sau thời gian ngắn bạn nào làm tốt thì sẽ tiếp tục làm.
5


Cịn nếu các em làm khơng được thì các bạn trong lớp sẽ bầu bạn khác làm thay.
Tôi làm như vậy vừa để cho các em đã có nhiệm vụ rồi thì sẽ cố gắng phấn đấu
hồn thành tốt. Cịn những em còn lại trong lớp chưa được giao nhiệm vụ thì
cũng cùng nhau thi đua phấn đấu.
Có được đội ngũ cán bộ lớp rồi, tôi bắt tay vào việc bồi dưỡng để các em
hiểu và nắm rõ nhiệm vụ của mình để ln cố gắng hồn thành tốt cơng việc
được giao. Việc làm này quả là không đơn giản. Với những lớp học sinh đã được
học qua lớp mẫu giáo thì có phần thuận lợi hơn.Cụ thể, với lớp tôi năm nay hầu
hết các em đều đã qua lớp mẫu giáo, có rất nhiều em cùng sống trong địa bàn
dân cư , các em đã được học cùng trường, cùng lớp mầm non với nhau nên các
em cũng biết phần nào khả năng của bạn. Vì vậy trong buổi học đầu ngoài giờ

lên lớp ra, lúc các em ra chơi, tơi thường gần gũi nói chuyện, hỏi han tình hình ở
lớp mẫu giáo để bết thêm những thơng tin về các em. Đó cũng là việc làm giúp
tơi lựa chọn được đội ngũ cán bộ lớp tốt. Khi sắp xếp chỗ ngồi, tôi cũng lưu ý
sắp xếp các em ngồi ở những chỗ thuận tiện cho việc đi lại và bao quát được các
bạn.
*Lớp trưởng:
Thời gian đầu, để cho em lớp trưởng nhận biết và làm quen nhiệm vụ của
mình, tơi thường làm mẫu để em đó theo dõi, quan sát. Trước tiên, tôi hướng dẫn
em cách hô để các bạn chào mỗi khi thầy cô giáo vào và ra khỏi lớp, khẩu lệnh
hô: “Các bạn đứng!” rất ngắn gọn dễ nhớ nhưng địi hỏi người hơ phải hơ to, rõ
ràng, dõng dạc, dứt khốt. Những lúc có thầy cơ giáo vào thăm lớp, dự giờ hay
kiểm tra thì em lớp trưởng cũng phải hô được như vậy. Sau khi hướng dẫn xong,
tôi cho em lớp trưởng hô và cả lớp làm theo. Nếu em cịn hơ nhỏ, lời hơ chưa
dứt khốt thì tơi lại làm mẫu để em tập theo, dần dần em quen và điều khiển
được lớp.
Sau khi hướng dẫn cách hô ở lớp xong, tôi cho học sinh ra xếp hàng để
hướng dẫn em cách hô cho các bạn xếp hàng ra vào lớp, thể dục giữa giờ và xếp
hàng ra về… Việc xếp hàng ở bên ngồi lớp tơi đã quy định xếp theo vị trí của
từng tổ, từng dãy bàn.
Ví dụ: Khi cho các em xếp hàng để ra về, em lớp trưởng hô cho các bạn đứng
dậy chào cô rồi đi ra vị trí đứng của mình, lần lượt các bạn từ bàn đầu theo thứ
tự đến bàn cuối cùng. Khi bạn cuối cùng đã đứng vào hàng, bạn lớp trưởng hô to
: “Tồn lớp chú ý – Nghỉ - Nghiêm- Nhìn trước thẳng!”. Khẩu lệnh hô này hơi
dài nhưng cũng dễ nhớ. Sau mỗi lần hô thường ngắt ra để cho các bạn thực hiện
đúng từng động tác . Khi hơ “Tồn lớp chú ý!” là để cho tất cả lớp đều phải tập
trung lắng nghe bạn lớp trưởng. Tiếp đến là hô “ Nghỉ !” các em trong lớp đứng
ở tư thế thoải mái, rồi em lớp trưởng hô tiếp “Nghiêm!” để các em đứng đúng tư
thế nghiêm. Sau đó chuyển sang khẩu lệnh “Nhìn trước thẳng!”, dứt tiếng hơ,
các em đứng đằng sau sẽ nhìn vào gáy bạn đứng trước và đặt tay trái lên vai trái
của bạn đứng trước mình để dóng hàng. Lúc này, lớp trưởng có nhiệm vụ chỉnh

6


hàng cho thẳng. Khi thấy các hàng đã thẳng thì lớp trưởng hô tiếp “Thôi!” để các
bạn hạ tay xuống, trở về tư thế chuẩn bị.
Để giúp em lớp trưởng làm tốt những việc đó, những tuần đầu, tơi thường
dành thời gian của đầu giờ và cuổi giờ để cho các em tập xếp hàng và làm quen
với các khẩu lệnh. Tôi làm mẫu cho các em quan sát lần đầu rồi để em lớp
trưởng làm. Sau mỗi lần làm như vậy tôi thường nhận xét, nhắc nhở và tuyên
dương để động viên các em. Thời gian đầu các em cịn bỡ ngỡ, lúng túng nhưng
khi thấy có cơ bên cạnh các em tự tin và làm tốt hơn. Sau một thời gian các em
đã có ý thức tự quản, lớp trưởng đã điều khiển được lớp xếp hàng thẳng, trật tự
cả những lúc khơng có cơ giáo.
Sau khi lớp trưởng đã làm tốt được cơng việc trên thì tơi lại tiếp tục giao
thêm các nhiệm vụ cho em phụ trách chung cả về kỉ luật và học tập chung của cả
lớp, hướng dẫn các bạn truy bài đầu giờ, quản lí các bạn khi vắng cơ giáo. Lớp
trưởng thường xuyên theo dõi các các mặt hoạt động trong lớp để nhận xét vào
tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Học kì I, do các em chưa biết đọc, biết viết nên tiết
sinh hoạt chủ yếu là giáo viên làm. Nhưng khi làm, tôi thường vừa hướng dẫn
vừa nhận xét, nhắc nhở, chỉ bảo để các em quen dần với tiết sinh hoạt và phát
huy quyền làm chủ của các em.
Sang đến học kì II, khi các em đã đọc, viết tương đối thành thạo thì tơi giao
cho em một quyển sổ để theo dõi thi đua. Trong sổ, tơi có hướng dẫn cách ghi về
theo dõi các tổ và phần nhận xét chung của từng tuần, từng tháng. Ở giờ sinh
hoạt lớp, tôi đã hướng dẫn để em lớp trưởng làm quen và tập điều khiển buổi
sinh hoạt cịn tơi chỉ đóng vai trị là người hướng dẫn, nhận xét, phát phần
thưởng để tuyên dương và động viên các em đã có sự phấn đấu tốt, đồng thời
cũng nhắc nhở tổ, các nhân thực hiện chưa đúng các nề nếp lớp. Do được hướng
dẫn, chỉ bảo tỉ mỉ của cô giáo chủ nhiệm cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các bạn
cán bộ khác trong lớp nên em lớp trưởng đã quen dần và làm tốt cơng việc của

mình. Cho đến bây giờ, tơi có thể n tâm về nề nếp của lớp. Tất cả các em
trong lớp đều tự giác và làm theo sự điều khiển của bạn lớp trưởng.
Em lớp trưởng cũng đã biết kết hợp cùng đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các hoạt
động ngay cả khi cơ giáo khơng có trong lớp, chẳng hạn hằng tuần các em
thường kiểm tra vệ sinh cá nhân, đồ dùng học tập… Chính việc sinh hoạt đầu
đặn này đã tạo cho các em thói quen cẩn thận, có ý thức và luôn gương mẫu để
sau này trở thành những cán bộ giỏi và những cơng dân có ích cho xã hội.
*Lớp phó:
Song song với việc lựa chọn và bồi dưỡng em lớp trưởng, tôi cũng bắt tay
ngay vào việc lựa chọn và bồi dưỡng hai em làm lớp phó: một em phụ trách về
học tập và một em phụ trách về kỉ luật của lớp. Trước khi phân cơng mỗi em phụ
trách một một cơng việc riêng thì tôi cũng hướng dẫn để các em nắm được
nhiệm vụ và trách nhiệm của lớp trưởng nữa. Tôi làm như vậy để nếu như em
lớp trưởng nghỉ học thì các em lớp phó cũng có thể làm thay được.
7


Với kinh nghiệm của tơi thì em lớp phó phụ trách về học tập phải là em có
những ưu điểm lớn như: nhanh nhẹn, chăm học, ngoan và điểm nổi bật nhất là
phải học giỏi. Có như vậy thì em mới kiểm tra và nhắc nhở được các bạn. Muốn
lựa chọn được những em như vậy thì ngay từ khi nhận lớp giáo viên chủ nhiệm
lớp phải tìm hiểu thơng qua phụ huynh, cô giáo lớp mầm non, các bạn cùng học
và thông qua những giờ học, giờ chơi, những bài kiểm tra…để lựa chọn được
chính xác. Em lớp phó học tập sẽ được giao nhiệm vụ cụ thể là : kiểm tra việc
hoàn thành bài của các bạn, kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập, kèm cặp và nhắc
nhở những bạn học yếu ngoài giờ trên lớp. Ngoài ra cịn kết hợp với bạn lớp
trưởng và lớp phó kỉ luật cho các bạn đọc bài và làm bài trong những lúc vắng
cô giáo. Thời gian đầu em cũng bỡ ngỡ và còn ngại các bạn, nhưng được sự chỉ
bảo tận tình và kiểm tra thường xun của cơ giáo cùng với sự cộng tác của các
bạn cán bộ trong lớp nên em đã mạnh dạn quen với công việc và làm tốt nhiệm

vụ được giao.
Cho đến thời gian này, học sinh do lớp tơi chủ nhiệm ln có ý thức học bài
và làm bài đầy đủ, có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập… Có được kết
quả như vậy là do sự đóng góp tích cực của các bạn cán bộ lớp mà vai trò chủ
yếu là em lớp phó học tập.
Đối với em lớp phó phụ trách kỉ luật, tơi giao cho nhiệm vụ theo dõi nề nếp,
kỉ luật và ý thức của các bạn, chẳng hạn như đi học muộn, ra vào lớp chậm. Để
có em lớp phó phụ trách được cơng việc này tôi đã lựa chọn một em nhanh
nhẹn, hoạt bát, có ý thức kỉ luật tốt và cũng phải là em học khá bởi vì có điển
hình như vậy thì các em trong lớp mới nghe và làm theo. Công việc của bạn lớp
phó kỉ luật này cịn phải theo dõi cả giờ ăn trưa, giờ ngủ và giờ ăn chiều, bởi vì
đây là lớp học bán trú các em ở trường cả ngày.
Để giúp em làm tốt được công việc này, tôi luôn hướng dẫn, kiểm tra, đôn
đốc, nhắc nhở em và cùng em giải quyết những việc mà em chưa làm được. Tôi
nhắc các bạn khác hỗ trợ cùng bạn để giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
*Tổ trưởng
Một mạng lưới hỗ trợ tích cực giúp cho các bạn lớp trưởng, lớp phó hồn
thành tốt nhiệm vụ đó là hàng ngũ tổ trưởng kiêm vệ sinh viên. Những em được
bầu là tổ trưởng cũng phải là những bạn ngoan, có ý thức tự giác trong học tập.
Nhiệm vụ của các em tổ trưởng là kiểm tra việc học bài, làm bài, vệ sinh cá
nhân, đồng phục, đồ dùng học tập,…
Thường học kì I tơi cho các em kiểm tra rồi báo cáo miệng cho các bạn phụ
trách từng mặt, sau đó các bạn sẽ báo cáo cho cơ giáo. Sang đến học kì II, tơi
phát cho mỗi em một quyển sổ để theo dõi từng mặt hoạt động. Cuối tuần các
em sẽ họp cán bộ lớp để thống nhất ý kiến và sẽ nhận xét vào giờ sinh hoạt lớp.

8



Với đặc trưng của lớp một, các em đọc, viết chưa nhanh như các lớp trên nên
các sổ theo dõi tôi hạn chế để các em không phải viết nhiều tránh làm mất thời
gian của các em.
Sau khi lựa chọn phân công nhiệm vụ cho từng em, tôi tập trung vào bồi
dưỡng, hướng dẫn để các em biết cách làm việc. Thời gian đầu tơi có thể thường
xun cho các em họp cán bộ lớp để kiểm tra và nhắc nhở. Thời gian của tôi
thường là tranh thủ đầu giờ, giờ ra chơi hoặc cuối giờ ở lại một chút. Sau khi các
em đã quen dần với công việc và làm tốt được rồi thì tơi quy định mỗi tuần họp
một buổi.
Trong buổi họp cán bộ lớp, tôi thường cho từng em báo cáo về việc làm của
mình, nhận xét ưu điểm và những vấn đề cần khắc phục, những việc làm được
và những việc chưa làm được, cho các bạn nhận xét và bổ sung cho nhau. Đến
giờ sinh hoạt lớp các em lại được các bạn nhận xét, bổ sung thêm những điểm
còn thiếu... Những em nào làm tốt thì tơi khen và có phần thưởng kịp thời, cịn
những em có thiếu sót thì tơi hướng dẫn lại cách làm thật tỉ mỉ và cụ thể để giúp
các em hồn thành tốt cơng việc của mình.
Để tạo điều kiện và giúp đỡ các em cán bộ lớp đỡ vất vả hơn trong công việc,
tôi đã sắp xếp những em ngoan, học giỏi ngồi cạnh những bạn học chậm, cịn
mải chơi hay có ý thức kỉ luật chưa tốt, các em sẽ giúp đỡ, kèm cặp nhau. Nhờ
vậy đã giảm bớt một phần khó khăn cho các em cán bộ lớp và đó cũng là một
trong những nguyên nhân góp phần làm cho nề nếp lớp ngày một tốt hơn.
Trong các buổi họp cán bộ lớp hay những giờ sinh hoạt lớp, tôi luôn nhắc
nhở các em phải gương mẫu, cơng bằng, trong tập thể lớp phải có tinh thần đoàn
kết, thương yêu lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Chẳng hạn, khi bạn
ốm có thể giúp bạn chép bài, giảng bài cho bạn, nếu bạn thiếu hoặc qn sách
vở, đồ dùng học tập thì có thể cho bạn vay hoặc mượn. Bạn học yếu thì kèm
thêm, giảng cho bạn những chỗ bạn chưa hiểu, thành lập nhóm đơi bạn cùng
tiến.
Ngồi ra, tơi cịn ln kết hợp với ban phụ huynh, có những phần thưởng nhỏ
động viên khích lệ các em, tạo động lực để các em hồn thành tốt cơng việc và

ln là những tấm gương tỏa sáng trong lớp học để cho các bạn học tập và noi
theo. Đối với những học sinh tiểu học nhất là đối với học sinh lớp Một thì người
giáo viên chủ nhiệm vừa là người thầy vừa là người mẹ thứ hai lại cũng vừa là
một “vị quan tòa” công minh, mẫu mực. Bởi vậy, đối với các em mái trường
chính là ngơi nhà thứ hai bởi hằng ngày các em đến trường vừa được học kiến
thức, vừa được học các điều hay lẽ phải, cách cư xử với mọi người xung quanh,
các em được vui chơi, được tham gia nhiều hoạt động bổ ích. Do đó, người giáo
viên chủ nhiệm phải luôn gần gũi với các em để các em tin cậy, tâm sự những
chuyện vui, buồn của các em giúp các em biết phân biệt phải - trái, đúng –sai để
các em không ngừng tiến bộ. Cũng chính vì vậy mà người giáo viên phải ln
gương mẫu, đúng mực, công bằng để xứng đáng là tấm gương sáng cho các em
9


noi theo. Có như vậy thì mới tạo được sự tin tưởng của cả lớp, nhất là đội ngũ
cán bộ lớp, giúp các em hồn thành tốt cơng việc của mình.
Cùng với sự nỗ lực của các em, đồng thời với sự động viên khen thưởng kịp
thời của giáo viên chủ nhiệm và ban phụ huynh, các em đã ngày càng say mê,
có ý thức trách nhiệm với cơng việc. Các em luôn cố gắng phấn đấu đưa lớp đi
lên và đạt kết quả cao trong các đợt kiểm tra.
IV.Kết quả
Qua việc lựa chọn bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp trên đây đã giúp tôi xây dựng
được một tập thể lớp có ý thức kỉ luật tốt, biết đồn kết giúp đỡ nhau trong học
tập cũng như trong sinh hoạt hằng ngày. Các em đã có ý thức tự giác trong học
tập, biết giữ gìn sách vở, đồ dùng… Những lúc khơng có cơ giáo trong lớp, các
em cán bộ lớp vẫn biết ổn định, lôi cuốn các bạn bằng các hoạt động như ôn lại
các bài hát quy định, vẽ tranh, …Giờ tập thể dục buổi sáng hay múa hát tập thể
giữa giờ buổi chiều dưới sân trường, các em đã biết tập trung nhanh và tập đúng
các động tác theo sự điều khiển chung của nhà trường và dưới sự kiểm tra của
các bạn cán bộ lớp. Đặc biệt, giờ ra về, các em cũng có ý thức kỉ luật tốt, các

em luôn nhắc nhở nhau thực hiện tốt nội quy. Mỗi khi có bạn mắc khuyết điểm
thì các em đã biết giúp bạn nhận ra sai sót và sửa chữa.
Cùng với những việc làm trên, tập thể lớp 1A2 với 52 học sinh do tôi chủ
nhiệm đã ln tham gia tích cực vào các phong trào cũng như các hoạt động do
nhà trường , Đội Thiếu niên đề ra và đều đạt kết quả cao. Cụ thể:
-Tham gia ủng hộ các bạn có hồn cảnh khó khăn, nạn nhân chất độc da camđiôxin được 856000đ.
-100% học sinh mua bảo hiểm y tế và bảo hiểm thân thể.
-Tham gia ủng hộ các bạn học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn
được 732000đ
-Ủng hộ Quỹ vì bạn nghèo được 480000đ
- Ủng hộ Tết vì người nghèo, người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam
điôxin được 762000đ.
-Mua tăm ủng hộ Hội người mù ,cả lớp đã mua 104 gói tăm
-Thu gom giấy vụn, tham gia phong trào Kế hoạch nhỏ được 192kg.
-Cả lớp tham gia nuôi lợn nhựa tiết kiệm được 249000đ
-100% học sinh thực hiện tốt bốn nhiệm vụ của học sinh.
Từ kinh nghiệm của các năm trước tôi đã rút kinh nghiệm, bổ sung và học hỏi
thêm đồng nghiệp nên đã đạt được kết quả khá tốt trong năm học 2014-1015
Để đạt được những thành tích trên đây là nhờ sự kiên nhẫn, tìm tịi những
biện pháp, sự hướng dẫn lựa chọn , bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp, sự kiểm tra
đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên của người giáo viên chủ nhiệm, đồng thời nhờ
sự phấn đấu tích cực, có tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ lớp cùng với
sự nỗ lực phấn đấu của cả tập thể lớp 1A2.
MINH HỌA MỘT SỐ GIÁO ÁN VÀ PHIẾU THEO DếI

Kế hoạch bài giảng
10


Môn: sinh hoạt tập thể

Sinh hot lp Tun 27
I.Mc tiêu:
-Tổng kết thi đua các mặt học tập, nề nếp lớp trong tuần 27
-Giúp học sinh nhận thấy ưu-nhược điểm của bản thân trong tuần vừa
qua để cố gắng vươn lờn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Băng nhạc, đài
III. Hot ng dạy học chủ yếu :
TG

2’
30’

Nội dung kiến
thức và kĩ năng
cơ bản

Phương pháp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trị
-Lớp phó văn nghệ bắt
nhịp cho cả lớp hát 1 bài.

1. Ổn định tổ
chức
2.Nội dung sinh
hoạt

-GV theo dõi, giúp đỡ học
sinh giải quyết các vướng

mắc khi cần thiết.

-Lớp trưởng lên giới
thiệu nội dung sinh hoạt.

*Sơ kết thi đua
tuần 29

+GV ghi tên những học sinh
được khen lên bảng:
Tổ
Khen
1
2
3
4

-Tổ trưởng tổ 1 lên đọc
bản sơ kết- HS lớp lắng
nghe, nêu ý kiến-HS tự
nhận xét thi đua trong
tuần mình đáng khen hay
chưa đáng khen.
-Tiếp tục đến tổ trưởng
tổ 2 - 3 - 4 lên báo cáo

-GV nhận xét , chốt lại những
học sinh được khen ở từng tổ.
+Tổ nào có nhiều bạn được
khen nhất ?

-GV phát thưởng cho những
học sinh được khen.
*Phương hướng
thi đua
-Đi học đều, đúng
giờ.
-Chú ý nghe
giảng, hăng hái

GV chốt lại.

11

-HS trả lời
-HS vỗ tay khen các bạn
được khen trong tuần.
-HS thảo luận, đề ra
phương hướng thi đua
-HS thảo luận biện pháp
thực hiện phương hướng
thi đua.


2’

phát biểu.
-Giữ vệ sinh cá
nhân, vệ sinh lớp
sạch sẽ.
*Sinh hoạt văn

nghệ.
3. Tổng kết, dặn


-GV tổ chức cho HS tham gia
sinh hoạt văn nghệ.
- GV chốt lại nội dung sinh
hoạt, khuyến khích HS phát
huy những mặt tốt và khắc
phục những tồn tại trong tuần
qua.
-Dặn dò giờ sau Sinh hoạt
Sao

-HS hát , múa, đọc thơ
về mẹ và cô
-Lắng nghe, ghi nhớ.

*Rút kinh nghiệm, bổ sung:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..

KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
Môn : Sinh hoạt tập thể -Tuần 28
12



Sinh hoạt Sao - Chủ điểm : Em là con ngoan
1. Mục tiêu :
- HS được hoạt động cùng phụ trách sao(PTS) theo chủ điểm Em là con ngoan .
-Qua câu chuyện Bông hoa cúc trắng giáo dục học sinh lịng hiếu thảo.
- Thơng qua hoạt động văn nghệ,làm bưu thiếp giáo dục hs lịng kính u cha
mẹ và cơ giáo.
2. Đồ dùng dạy học :
3. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Thờ
i
gian

Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản

Phương pháp hình thức dạy học
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

2’

1. Ổn định tổ chức

PTS điều khiển buổi sinh Hát tập thể
hoạt.

30’

2. Cách tiến hành:


GV dự, nếu phụ trách sao
lúng túng thì giúp đỡ

PTS tổ chức sinh
hoạt Sao
-Giới thiệu chủ đề,
chủ điểm sinh hoạt

-PTS kiểm tra quân số
các Sao, kiểm tra tên Sao
và tình hình học tập, vệ
sinh của các Sao trong
tuần qua
-PTS cho các em đọc lại
chủ đề năm học .
-PTS giới thiệu chủ điểm
sinh hoạt: Em là con
ngoan
- PTS kể chuyện “Bông
hoa cúc trắng”, hỏi:

-Nghe kể chuyện

-Các sao trưởng lần lượt
báo cáo tình hình của sao
mình- HS lớp nghe, góp ý
bổ sung.

-Đọc cá nhân, đồng thanh

-HS nhắc lại

+Tên câu chuyện là gì ?

-HS lắng nghe, ghi nhớ nội
dung câu chuyện

+Câu chuyện có những

-HS trả lời câu hỏi.

13


Thờ
i
gian

Nội dung kiến thức
và kỹ năng cơ bản

Phương pháp hình thức dạy học
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

nhân vật nào ?
+Chuyện muốn nhắc nhở
điều gì ?
-Văn nghệ


3’

-Trang trí bưu thiếp

3.Củng cố, dặn dò:

- PTS tổ chức cho các em
thi hát, múa, đọc thơ về
chủ đề “Mẹ và cô”
-HS thi hát, múa, đọc thơ
- PTS cho các em thi
trang trí bưu thiếp tặng
bà, mẹ, cô và chị nhân
ngày 8/3

-HS làm bưu thiếp

-PTS dặn các em về tiếp
tục học thuộc chủ đề năm
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
học và sưu tầm thêm
những bài hát, bài thơ,
câu chuyện về mẹ hoặc


*Rút kinh nghiệm, bổ sung:
…………………………………..
……………………………………………………………………………………
……………..

……………………………………………………………………………………
……………..
……………………………………………………………………………………
……………………..
……………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………….

14


PHẦN III. KẾT LUẬN
15


Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi trong việc lựa chọn, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ lớp. Để bầu ra được một đội ngũ cán bộ lớp tốt thì trước
hết phải lựa chọn được những em có ý thức học tập, có ý thức kỉ luật, nhanh
nhẹn, hoạt bát, mạnh dạn và phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
Học sinh lớp Một – mới từ mẫu giáo lên- các em còn rất nhỏ dại nên mọi công
việc giao cho các em giáo viên phải làm mẫu , chỉ bảo tận tình, tỉ mỉ thì các em
mới thực hiện được. Bên cạnh đó, người giáo viên phải luôn kiểm tra, nhắc nhở,
động viên kịp thời, rút kinh nghiệm và sửa chữa những việc làm chưa tốt, phát
huy những việc làm tốt. Kết hợp với phụ huynh và ban phụ huynh để động viên
khen thưởng kịp thời.
Thường xuyên sinh hoạt để kiểm điểm những việc làm tốt và chưa tốt, tìm ra
những biện pháp khắc phục để đạt kết quả cao hơn. Người giáo viên phải luôn
gương mẫu, cư xử công bằng và phải chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, cử chỉ,
thái độ.
Phải nói rằng, nếu chúng ta có được một đội ngũ cán bộ gương mẫu, tích
cực có tinh thần trách nhiệm cao thì đó chính là một cánh tay đắc lực giúp cho

người giáo viên hồn thành tốt cơng tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Cũng
qua các hoạt động tập thể này các em được hoạc tập lẫn nhau, phát huy những
mặt mạnh và khắc phục những nhược điểm. Từ đó sẽ phát triển được năng lực,
giúp các em phát triển toàn diện hơn để trở thành những con người mới có ích
cho xã hội, những hạt giống tốt cho đất nước.
Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2015
Tôi xin cam đoan đề tài trên
là do tôi viết.

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
16


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
17


……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

18



×