Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn đá cầu học sinh tiểu học – trường tiểu học đồng cương yên lạc vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.65 KB, 21 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu.
Giáo dục thể chất là một hoạt động chuyên biệt một q trình sư phạm đặc
trưng của nó đó là vai trò chủ đạo của nhà sư phạm trong quá trình dạy học, tổ
chức các hoạt động giáo dục phù hợp với các nguyên tắc sư phạm. Trong nhà
trường phổ thơng mơn giáo dục thể chất có mối quan hệ mật thiết với các mơn
học khác, nó vừa là tiền đề, vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả giáo dục nói
chung và thể chất nói riêng.Giáo dục thể chất, rèn luyện thể thao là rèn cho học
sinh tính kiên trì, tinh thần đồn kết, đặc biệt là các tố chất thể lực, kỹ thuật động
tác, nâng cao phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách của học sinh. Để đáp
ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước.
ở Việt Nam hoạt động TDTT nói chung và bộ mơn đá cầu nói riêng rất được
quan tâm và là mơn thể thao dễ tập luyện, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày,
nên được nhiều người ưa chuộng hàng ngày tập luyện nhằm bảo vệ và tăng
cường sức khoẻ. TDTT là một phương thức để rèn luyện sức khỏe cũng như
nhằm phát triển con người toàn diện, đặc biệt là trong xã hội ngày nay TDTT
ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn về nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể,
tập luyện TDTT không chỉ phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức
mạnh, sức bền, mềm dẻo khéo léo, mà thông qua tập luyện TDTT đã rèn luyện
cho người tập những phẩm chất như: lòng dũng cảm, đạo đức, tinh thần đồng
đội, sự kiên trì nhẫn nại, sự can đảm vượt khó… hay nói cách khác TDTT là
phương tiện hữu hiệu nhằm bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người để xây
dựng cuộc sống ấm no giàu đẹp. TDTT còn là một trong những biện pháp để
thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước, không ngừng phát huy nguồn
lực tạo con người mối phát triển một cách đầy đủ về trí đức, thể mỹ.
Trong nhà trường phổ thơng thì Đá cầu là mơn đang phát triển mang tính
nghệ thuật cao. Điều đó được thể hiện bằng sự chính xác, khéo léo và xử lý
thông minh trong từng kỹ thuật động tác. Từ khi có mặt trong làng thể thao đá
cầu đã thu hút khá đông đào người tham gia tập luyện và thi đấu trong nước,


trong khu vực, trên thế giới, đặc biệt là môn được đưa vào giảng dạy trong các
trường học. Ngày nay đã có giải vơ địch đá cầu thế giới, giải đá cầu đã được tổ
chức tại kỳ Seagame Việt Nam đã chứng tỏ được ngôi vị hàng đầu của mình
trong làng cầu trinh.
Đối với Việt Nam đá cầu là môn thể thao mũi nhọn, phong trào tập luyện
đá cầu đã dần phát triển từ thành thị đến nông thôn, đặc biệt là phát triển mạnh
mẽ trong trường học. Bộ giáo dục đã đưa vào mơn học hình thức từ cấp tiểu học
đến trung học phổ thông. Điều đó đã được chứng minh thơng qua các kỳ hội
khỏe Phù Đổng toàn quốc. Phong trào ngày càng được phát triển khi hội khỏe
Phù Đổng đưa môn đá cầu vào nội dung thi đấu chính thức.
1


Ở Trường tiểu học, bộ môn giáo dục thể chất, hàng năm có nhiệm vụ giảng
dạy chính khố và ngoại khố, trong đó có mơn đá cầu cũng được tham gia thi
đấu tại hội khoẻ phù động cấp Huyện cũng như cấp Tỉnh, và là nội dung tương
đối quan trọng. Mặc dù quan trọng nhưng thực tế cho thấy thành tích đá cầu của
các vận động viên tại các cuộc thi đấu của cấp Huyện cấp Tỉnh vẫn còn thấp, lý
do vì ở các trường Tiểu học chưa coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài hoặc có quan
tâm nhưng các biện pháp đưa ra chưa hợp lý, chưa nâng cao được thành tích,
mặt khác điều kiện về cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, kinh phí thì hạn hẹp nên
việc lựa chọn các phương pháp để tập luyện cho phù hợp là rất khó.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ mơn Gi¸o dơc thĨ chÊt của nhà
trường được giao nhiệm vụ huấn luyện đội tuyển đá cầu của trường, tơi nhận
thấy việc nâng cao kỹ thuật và thành tích đá cầu cho học sinh cũng như đảm bảo
cho học sinh đủ sức khoẻ để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập chương trình đào
tạo của nhà trường cũng như trong thi đấu đạt kết quả cao. Đồng thời thu hút
học sinh tham các hoạt động thể thao lành mạnh, tránh xa các thói hư tật xấu, tệ
nạn xã hội đang xâm nhập học đường, ngồi ra tập luyện cịn nâng cao ý thức tự
giác tập luyện, ý thức chấp hành kỷ luật và nâng cao ý thức tập thể cho học sinh.

Từ những mục đích đó tơi đã tổ chức thi đấu đá cầu cho học sinh để chọn ra
những em có thành tích cao để tham gia huấn luyện. Đó cũng chính là lý do tơi
chọn đề tài :
“ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn đá cầu học sinh tiểu học –
trường Tiểu học Đồng Cương - Yên Lạc - Vĩnh Phúc”.
2.Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn đá cầu học
sinh tiểu học”
3.Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Trương Thị Hiếu
- Địa chỉ : Trường Tiểu Học Đồng Cương , Xã Đồng Cương, Huyện Yên
Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số điện thoại : 0975697116 Email :
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trương Thị Hiếu
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng cho nghành giáo dục
và vấn đề mà sáng kiến đưa ra được giải quyết ở đây chủ yếu dành cho học sinh
tiểu học
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 8/2017 đến tháng 5/2018.
7.Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1/ Về nội dung sáng kiến
7.1.1.Tổng quan các vấn đề nghiên cứu
2


a. Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về giáo dục thể chất .
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến đời sống vật chất và
tinh thần của toàn dân tộc, quyết tâm xây dựng cho dân ta cuộc sống văn minh,
hạnh phúc. Hồ Chí Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta cũng chỉ ra rằng
“Muốn xây dựng CNXH, trước hết phải có những con người mới”, con người
mới đó là những con người có tư tưởng đúng, có tình cảm đẹp, có phẩm chất đạo

đức, có tri thức khoa học,có thể lực cường tráng, có tinh thần lành mạnh hay nói
như Thủ tướng Phan Văn Khải thì “ Đi đơi với giáo dục tri thức, nghề nghiệp
phải coi trọng giáo dục nhân cách, hoài bão, lý tưởng và rèn luyện thể lực, đảm
bảo có được những con người phát triển tồn diện, trung thành với chế độ, hết
lịng vì sự phát triển của đất nước”.
Mục tiêu của công tác giáo dục thể chất hiện nay là: “ Làm cho việc tập
luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của học sinh, sinh viên, qua đó phát
hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng các tài năng thể thao cho quốc gia, góp phần đào
tạo thế hệ trẻ phát triển tồn diện về nhân cách, trí tuệ và thể chất, phục vụ sự
nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước” ( Hà Quang Dự - Nguyên Bộ
trưởng - Chủ nhiệm UBDTT Việt Nam).
Từ định hướng trên Đảng và Nhà nước chúng ta thấy rằng hoạt động giáo
dục thể chất đã góp phần khơng nhỏ vào việc đào tạo con người phát triển toàn
diện, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta cũng như đối với thời đại.
Trong đó, hoạt động giáo dục thể chất ngồi giờ lên lớp có rất nhiều ưu thế, thể
hiện nhiều điểm mạnh đối với sự tăng cường nâng cao, phát triển thể chất học
sinh.
b. Vị trí và vai trị của giáo dục thể chất trong giáo dục Tiểu học
b1.cơ sở lý luận :
Giáo dục thể chất trong nhà trường phổ thơng là một bộ phận quan trọng
trong tồn bộ sự nghiệp TDTT nói chung. Giáo dục thể chất trong nhà trường
được cụ thể hoá bằng các nhiệm vụ cụ thể:
- Nhiệm vụ bảo vệ và nâng cao sức khoẻ
- Nhiệm vụ giáo dưỡng
- Nhiệm vụ giáo dục
- Nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng nhân tài thể thao
Trên cơ sở đó chương trình Thể dục đã đề ra mục tiêu quan trọng nhất đó
là củng cố sức khoẻ và phát triển thể lực cho học sinh. Thông qua thực hiện các
bài tập, động tác để hình thành kỹ năng, rèn luyện các tư thế vận động cơ bản
góp phần giữ gìn và nâng cao sức khoẻ, phát triển tồn diện các tố chất thể lực

của học sinh. Bằng các hoạt động tập luyện theo nội dung của môn học xây
dựng cho các em một số nền nếp sống học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh
lối sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật và phẩm chất đạo đức của
con người mới.
3


Nội dung học tập Thể dục lớp 4,5 là sự tiếp nối và củng cố những kết quả
các em đã học tập được ở các lớp 1,2,3 và phát triển cao hơn các tố chất thể lực,
tiếp tục hình thành các thói quen thường xuyên tập luyện TDTT.
- Cung cấp cho học sinh một số kiến thức và những hiểu biết cơ bản về kỹ
thuật cũng như các động tác của môn bật xa, thể dục rèn luyện tư thế và kĩ năng
vận động cơ bản.
- Xây dựng cho các em tác phong nhanh nhẹn hoạt bát trong tập luyện
TDTT, ý thức giữ gìn vệ sinh và lớp sống lành mạnh, vui chơi giải trí có tổ chức
và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh, và nhân cách của
học sinh.
- Tạo điều kiện cho học sinh có thể vận dụng ở mức nhất định những kiến
thức, kĩ năng đã học để tập luyện và vui chơi hằng ngày.
Ở bậc tiểu học: về mặt thể lực tốc độ phản ứng của trẻ lên 10-11 gần như
ở người trưởng thành. Tính đàn hồi của cơ và khớp khá tốt nên có thể thực hiện
đựơc các động tác với biên độ rộng. Tuy nhiên do vẫn còn kém tập trung và
chóng mệt nên nội dung tập luyện chủ yếu như là trò chơi vận động để giúp các
em có được những kĩ năng ban đầu , tố chất nhanh và khéo léo. Và cần tránh
các động tác mạnh, phức tạp q vì xương chưa cốt hóa hẳn nhất là có thể bị
cong vẹo cột sống.
*. Điều kiện hình thành kĩ năng động tác:
Tập luyện kĩ năng động tác là hình thành một hệ thống phản xạ có điều kiện
cịn gọi là định hình động lực hoặc xây dựng chương trình thực hiện động tác.
- Trong quá trình tập luyện hệ thống tín hiệu kích thích đại não phải đủ

mạnh và phải kết hợp hệ thống tín hiệu thứ 1 (bằng thị phạm) với hệ thống tín
hiệu thứ 2 ( bằng lời giảng) để HS dễ dàng phân biệt các chi tiết động tác. Phải
chú ý đến sự hưng phấn tập trung thần kinh thì mới xây dựng được các đường
liên hệ tạm thời trong việc hình thành kĩ năng động tác.
- Mỗi động tác tập luyện cần lặp đi lặp lại nhiều lần để cũng cố đường
thần kinh liên hệ tạm thời trên vỏ đại não.
- Kĩ năng động tác bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở những động
tác đã tiếp thu từ trước, do đó nên tập luyện động tác đơn giản rồi mới xây dựng
dần những động tác phức tạp.
- Phải đảm bảo tính chính xác của động tác, nghĩa là phải tập luyện đúng kĩ
thuật, vì một động tác sai đã được củng cố vững chắc thì cản trở sự hình thành
động tác mới. Đây chính là vấn đề cần thiết của giáo viên thể dục bậc tiểu học.
*. Quy luật hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động:
- Kĩ năng là việc thực hiện tập trung chú ý cao vào các thành phần động tác
và chưa được ổn định trong việc thực hiện động tác. Nếu khả năng được lập lại
nhiều lần thì động tác trở nên thuần thục. Cơ chế phản hồi động tác dần được tự
động hóa sẽ chuyển thành kĩ xảo.
4


- Kĩ xảo thực hiện động tác là khả năng điều chỉnh động tác có tính tự động
hóa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn, khi đã trở thành kĩ xảo
thì việc thực hiện của động tác có độ vững chắc cao, tính liên tục của động tác
hóa đối với động tác trong hành vi vận động nguyên vẹn, khi đã trở thành kĩ xảo
thì việc thực hiện động tác có độ vững chắc cao, tính liên tục của động tác được
biểu hiện ở sự nhẹ nhàng, liên kết, tính nhịp điệu và tính bền vững. Sự hồn
thiện về kĩ xảo có liên quan đến việc tri giác chuyên môn động tác.
*. Các giai đoạn dạy học
- Giai đoạn dạy học ban đầu
- Giai đoạn dạy học đi sâu

- Giai đoạn củng cố và hoàn thiện
b.2. Cơ sở thực tiễn:
b.2.1. Thuận lợi:
- Học sinh tiểu học được làm quen với cầu trinh từ rất sớm. Ngay từ năm
lớp 1, lớp 2 học sinh đã được học tâng cầu, chuyền cầu bằng tay sau đó chuyển
sang học tâng cầu, chuyền cầu bằng mu bàn chân ở các lớp 4, lớp 5
- Đa số học sinh ngoan, chăm học, u thích mơn học thể dục.
- Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học tương đối bảo đảm
- Học sinh thực hiện đồng phục thể thao tương đối tốt.
- Học sinh ln say mê, học hỏi, ln có nhu cầu được hoạt động do đặc
điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động.
b.2.2. Khó khăn:
- Trong trường Tiểu học hiện nay, dù thời gian biểu cũng như phân lượng
thời gian số tiết cho các môn học rất rõ ràng nhưng ở môn thể dục nhiều khi vẫn
mang tính chất là mơn phụ, chưa được coi trọng trong các trường tiểu học.
- Có nhiều nguyên nhân khác xuất phát từ chính gia đình học sinh. Nhiều
bậc phụ huynh muốn con học hành đỗ đạt cao mà không quan tâm đến thể lực
của các em, không tạo điều kiện cho các em tham gia các buổi hoạt động ngoại
khóa rèn luyện thể chất
- Vì là những năm đầu bước vào thực hiện dạy thể dục ở cấp Tiểu học nên
tổ chức thì cịn lúng túng, mất thời gian, cịn qua loa, đại khái.Vì vậy, vấn đề đổi
mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hố hoạt động của học sinh trong
phân môn Thể dục là vấn đề bức xúc, cần thiết giúp học sinh chủ động trong các
hoạt động, tự chiếm lĩnh, tự tìm kiếm kiến thức mới tốt hơn, trở thành những
người năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
b.2.3. Thực tiễn công tác giáo dục thể chất ở trường Tiểu học Đồng Cương.
Nhà trường đã phân công chuyên môn đúng với yêu cầu môn học và trình độ
chun mơn của giáo viên, thực hiện tốt chương trình thời khóa biểu theo u
5



cầu, không cắt xén thời gian học tập thể dục của học sinh. Luôn tạo các sân chơi
về thể dục thể thao thơng qua các ngày lễ lớn nhằm khích lệ, động viên và tạo
thói quen rèn luyện thân thể bằng tập luyện thể dục thể thao. Bên cạnh đó các
đồn thể trong nhà trường cũng ln tun truyền về lợi ích của thể dục thể thao,
lợi ích của thói quen thường xuyên tập luyện thể thao tới cán bộ giáo viên, nhân
viên, học sinh và cả phụ huynh học sinh nhằm nâng cao nhận thức trong việc
học thể dục và tập luyện thể thao. Giúp cho việc tập luyện thể thao trở thành
phong trào của cả thầy cô, học sinh và cả phụ huynh học sinh.
Bản thân giáo viên thể dục đã được đào tạo cơ bản tại các trường, lớp
chuyên về thể dục thể thao, nhưng do tuổi đời cịn trẻ, cịn ít kinh nghiệm trong
tập luyện lại đang trong thời gian nuôi con nhỏ nên cũng phần nào ảnh hưởng tới
việc thực hiện huấn luyện cho học sinh năng khiếu.
Về điều kiện sân bãi, phương tiện học tập thể dục khơng có nhiều, đồ
dùng dạy học cịn ít chưa đáp ứng được nhu cầu, tài liệu tham khảo cho giáo
viên cịn hạn chế vì vậy ảnh hưởng tới công tác giảng dạy, cũng như khả năng
tập luyện của học sinh cịn gặp nhiều khó khăn.
Ngồi ra việc giao bài tập về nhà cho học sinh trong các buổi tập luyện để
nâng cao thành tích, hồn thiên kỹ thuật và nâng cao tố chất sức nhanh là việc
làm cấp thiết. Những bài tập đó giáo viên phải căn căn cứ vào trạng thái sức
khỏe, giới tính, độ tuổi và năng lực hoạt động thể chất của các em.
7.1.2. Thực trạng về kỹ thuật đá cầu của học sinh Trường Tiểu học Đồng
Cương.
Qua quá trình giảng dạy thực tế ở trường Tiểu học Đồng Cương, tìm hiểu
về thực trạng học sinh trong nhà trường, qua trao đổi kinh nghiệm với đồng
nghiệp tôi thấy trong các tiết học thể dục khả năng tập luyện cũng như tinh thần
tự giác của các em còn chưa cao, các động tác kỹ thuật cịn rời rạc, thực hiện
động tác cịn mang tính tự do chính vì vậy mà thành tích đá cầu của các em cịn
rất kém. Bên cạnh đó cịn một số cá nguyên nhân khác như: Sức khỏe của học
sinh không được đảm bảo, tâm lý của học sinh không được ổn định, bài tập còn

đơn điệu, lặp lại nhiều lần học sinh khơng thích học.
Điều kiện sân bãi phương tiện khơng đảm bảo, đồ dùng dạy học cịn ít
chưa đấp ứng được nhu cầu, tài liệu tham khảo cho giáo viên cịn hạn chế vì vậy
ảnh hưởng tới cơng tác giảng dạy cũng như khả năng tập luyện của học sinh cịn
gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác phần đa đối tượng học sinh là con em nơng thơn, nhận thức cịn
chậm, sự hiểu biết mọi mặt đời sống kinh tế xã hội còn hạn chế và đặc biệt là
chưa được tiếp cận thông tin về các hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài
nước.

6


Bên cạnh việc lựa chọn một số bài tập mới để gây hứng thú trong quá
trình tập luyện và nâng cao thành tích đá cầu, thì đi cùng với các bài tập thì
người giáo viên cịn phải áp dụng các phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp
với tình hình của nhà trường từng nội dung học và còn cả với từng em học sinh.
Chẳng hạn việc giảng dạy các bài tập bổ trợ như nhảy lò cò hay áp dụng thêm
một số trò chơi vận động để phát triển sức mạnh, nhanh của học sinh thì phải
căn cứ vào tình hình sân bãi, dụng cụ, trang thiết bị và đồ dùng dạy học cho học
sinh.
Ngoài ra, hoạt động ứng dụng cần có sự giúp đỡ của người thân học sinh
khi ở nhà cũng giúp các em nâng cao thành tích, hồn thiên kỹ thuật và nâng cao
tố chất sức mạnh, nhanh là việc làm cấp thiết. Những bài tập đó giáo viên phải
căn căn cứ vào trạng thái sức khỏe, giới tính, độ tuổi và năng lực hoạt động thể
chất của các em.
7.1.3. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập động tác nhằm
hoàn thiện thành tích đá cầu cho học sinh tiểu học
a. Những cơ sở lý luận để nâng cao thành tích mơn đá cầu.
Sự phối hợp nhịp nhàng kĩ thuật trong môn đá cầu rất đa dạng, phức tạp,

tính chất hoạt động của môn đá cầu là dùng sự khéo léo di chuyển của chân, cổ
chân phải dẻo kết hợp với đỡ bằng gối, ngực, đầu... Hơn nữa, cơ sở để nâng cao
thành tích và hồn thiện kĩ thuật, thể lực của người tập bật phải dựa trên cơ sở
tập luyện các môn thể thao khác. Thông qua tập luyện đá cầu tính linh hoạt của
các q trình thần kinh tăng lên rõ rệt, các cơ chủ yếu tham gia hoạt động có
biểu hiện sức mạnh và tốc độ co duỗi lớn.
Để học sinh có thành tích tốt trong học tập thì người giáo viên giảng dạy
trong một tiết học, một nội dung mơn học phải thể hiện được ba mục đích cho
người tập đó là thành thục về kĩ năng động tác, đảm bảo khối lượng vận động
trong tiết học và nâng cao được thành tích vận động.
- Muốn đạt được mục đích như đã nêu trên thì địi hỏi người giáo viên
phải biết tổ chức giảng dạy để học sinh nắm đựơc kĩ thuật động tác, tổ chức tập
luyện nghỉ ngơi tích cực, tăng cường khối lượng vận động hợp lí để thúc đẩy các
em say mê tập luyện. Đối với học sinh phổ thông các em đang trong thời kì phát
triển của cơ thể, địi hỏi phải vận động nhiều. Vì vậy việc tập luyện thường
xuyên, đều đặn hợp lí, tích cực, khoa học ở lứa tuổi này dễ đem lại thành tích
cao.
b Những điều kiện cần thiết trong giảng dạy để nâng cao thành tích.
b.1. Chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ.
Ngoài những dụng cụ cần thiết cho nội dung bài học chính thì giáo viên
cần chuẩn bị thêm một số dụng cụ học tập khác phong phú và đa dạng mới thu
7


hút đựơc học sinh học tập, giảm thiểu thời gian chơi của học sinh. Làm cho hoạt
động học tập của các em được nhẹ nhàng như khi vui chơi.
Ví dụ: Khi tập luyện đá cầu giáo viên ngoài việc chuẩn bị về sân bãi,
lưới,cầu thì cần chuẩn bị thêm dụng cụ của mơn học lồng ghép như bóng, cầu
lơng, dây nhảy...
b.2. Chuẩn bị tốt về giáo án giảng dạy.

Để giảng một giờ dạy đạt hiệu quả thì người giáo viên cần phụ thuộc vào
bài soạn, phải đầu tư suy nghĩ chuẩn bị tốt cho bài soạn theo hướng tích cực, chủ
động. phải thể hiện rõ nội dung bài học, lượng vận động, thời gian từng nội
dung, lồng ghép những nội dung gì vào bài học cho hợp lí, đưa trị chơi nào, bài
tập bổ trợ nào để tăng thể lực, nâng cao thành tích...
b.3. Chuẩn bị tốt cho bài dạy.
Đảm bảo giảng dạy đủ nội dung của phân phối chương trình trong một
tiết dạy.
Bố trí hợp lí từng nội dung trong bài học sao cho phù hợp với lượng
vận động của học sinh theo nguyên tắc tăng tiến, tuần tự.
- Tăng lượng vận động phù hợp, số lần lặp lại nhiều lần, giáo viên năng
động tích cực chủ động hướng dẫn học sinh tập luyện, sửa sai, sử dụng các hình
thức trị chơi thi đấu để giờ học khơng đơn điệu, tẻ nhạt, tạo được sự ganh đua
trong học tập.
b.4. Thực hiện đánh giá kiểm tra thường xuyên.
Việc kiểm tra đánh giá thường xuyên giúp học sinh phấn đấu tập
luyện, cũng thơng qua đó giáo viên nắm được và điều chỉnh phương pháp giảng
dạy cho phù hợp với từng học sinh, lựa chọn những học sinh có thành tích tốt để
bồi dưỡng
Ví dụ: Trong q trình giảng dạy đá cầu giáo viên có thể kiểm tra
những nội dung như sau:
+ Kiểm tra tâng cầu tại chỗ
+ Kiểm tra kĩ thuật phát cầu
+ Kiểm tra kĩ thuật đỡ phát cầu.
b.5. Hướng dẫn học sinh tập luyện ngoài giờ, bài tập về nhà.
Mỗi tuần học sinh chỉ được học 80 phút trong 1 tuần. Với thời gian đó
cho dù giáo viên sử dụng phương pháp tích cực thì cũng chưa thúc đẩy thành
tích của học sinh nâng lên rõ rệt nên người giáo viên cần hướng dẫn cho học
sinh tập luyện ngoại khóa, bài tập ngoại khóa có thể sử dụng những bài tập đã
học ở trường hoặc những bài tập khác để tập luyện.

b.6. Tổ chức thi đấu thường xuyên, đôn đốc học sinh luyện tập, khích lệ,
động viên.
8


Đối với lứa tuổi học sinh việc thi đấu là hết sức cần thiết. Thông qua
thi đấu học sinh biết được kết quả học tập của mình để nỗ lực hơn trong học tập,
tự tin trong cuộc sống, làm quen với tính thực dụng, thực tế. Giáo viên có thể sử
dụng hình thức thi đấu vào cuối giờ học, cuối một nội dung học để thơng qua đó
đánh giá kết quả học tập của học sinh, phải luôn đôn đốc học sinh tập luyện
trong và ngồi giờ, ln động viên khích lệ kịp thời để các em tự tin phấn đấu
đạt thành tích cao.
c. Q trình vận dụng.
Thơng qua cơ sở lí luận, những điều kiện cần thiết trong giảng dạy áp
dụng vào thực tiễn để nâng cao thành tích mơn đá cầu.
c.1) Mục đích – u cầu:
Bảo vệ và bồi dưỡng sức khỏe cho học sinh :
- Không mắc bệnh tật;
- Hình thái cấu trúc và chức năng cơ thể phát triển nhịp nhàng, hài hòa,
cân đối theo đúng quy luật sinh lý
- Các năng lực trí tuệ và vận động phát triển đến mức cao của từng lứa
tuổi
- Có tinh thần lạc quan, ý chí, nghị lực
- Thích nghi dễ dàng với mơi trường sống
- Góp phần phát hiện năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài TDTT cho đất nước
- Nhằm mục đích phát triển thể lực tồn diện cho học sinh
- Yêu cầu học sinh tích cực tập luyện, nắm vững kiến thức bài học, lắng
nghe, quan sát giáo viên làm mẫu.
c.2) Yêu cầu:
* Đối với giáo viên:

- Nắm được kỹ thuật
- Yêu thích đá cầu
* Đối với học sinh: cần phải hiểu học đá cầu là cần thiết, xuyên suốt các
cấp học
c.3) Phương pháp giảng dạy.
Đối với môn đá cầu, điểm tiếp xúc mà người ta thường dùng là mu bàn
chân, má trong, má ngoài, gan bàn chân, đùi, ngực, đầu, vai và mỗi người lại có
cách đá khác nhau. Nhưng cho dù đá theo kiểu nào thì mọi người cũng bắt đầu
từ kỹ thuật cơ bản. Có kỹ thuật cơ bản rồi, có khả năng cầm cầu rồi mới phát
huy được kiểu của mình và có các kỹ thuật cơ bản sau:
*/ Các kĩ thuật cơ bản:
- Cách cầm cầu:
9


Tay cầm cầu (cùng với chân đá) cao ngang thắt lưng và cách người
khoảng 0.3m, để cầu trên ngón tay 3 và 4, bàn tay ngửa khum lại để đỡ cầu, tay
không cầm cầu co tự nhiên.
-

Kỹ thuật tâng cầu bằng đùi:

Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận
đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn chân, chạm đất bằng
nửa bàn chân, hai đầu gối hơi khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng
tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.3
- 0.5m, cách ngực 0.2 - 0.4m, mắt nhìn theo cầu để dự đốn
hướng cầu rơi. Di chuyển về nơi cầu rơi rồi co gối chân đá
lăng nhẹ và lưới lên trên kết hợp với gập gối sao cho đùi
vng góc với thân người. Khi tiếp xúc với cầu đùi đánh

nhẹ lên và hơi hướng ra ngoài để cầu nẩy lên ngang tầm mắt
và rơi xuống nhằm tạo thuận lợi cho động tác tiếp theo.
- Tâng cầu bằng má trong bàn chân
KT: đứng hai chân rộng bằng vai, tay cầm cầu ngang thắt lưng hướng về trước
bụng, mắt nhìn theo cầu.
ĐT: Tung cầu lên cao, đồng thời di chuyển về phía cầu rơi co cẳng chân thuận
hướng má trong bàn chân lên cao để tâng cầu lên cao lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Kỹ thuật tâng cầu bằng mu bàn chân:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi
chân thuận đặt sau gót chân trước khoảng 1/2 bàn
chân, chạm đất bằng nửa bàn chân, hai đầu gối hơi
khuỵu, hai tay tự nhiên, trọng tâm cơ thể dồn vào
chân trước. Tung cầu lên cao khoảng 0.5m, khi cầu
rơi xuống, dùng mu bàn chân tâng cầu lên cao
khoảng 0.5m, khi rơi xuống đến mức hợp lí lại tâng
cầu lên. Trường hợp cầu rơi hơi xa vị trí đứng cần
vươn chân ra hoặc di chuyển đến để tâng cầu.
- Kỹ thuật phát cầu bằng mu bàn chân:
Chuẩn bị 2 chân đứng rộng bằng vai, mũi chân thuận đặt sau gót chân
trước khoảng 1 bàn chân ( xa hơn tâng cầu) chạm đất bằng nửa bàn chân, hai
đầu gối hơi khuỵu, trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước. Tung cầu lên cao
khoảng 0.5m, khi cầu rơi xuống dùng mu bàn chân đá cầu cho cầu bay lên cao ra xa đến phía bạn hoặc qua lưới sang sân đối phương.
- Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện
CB:Đứng chân đá trước mũi bàn chân cách biên ngang khoảng 1 bàn chân, cả cả
bàn chân chạm đất.chân sau chạm đất bằng nửa bàn chân trên.
ĐT: bước chân trụ ra trước 1 bước, dồn trọng tâm lên chân trụ tay cầm cầu tung
lên cao về trước vừa tầm chân đá.Tiếp theo, co chân, dùng mu bàn chân đá
mạnh cầu sang sân đối phương.
- Kỹ thuật phát cầu thấp chân chính diện nghiêng mình:
10



TTCB: Gần giống tư thế phát cầu thấp chân chính diện nhưng bàn chân
trước hợp với đường biên ngang 1 góc 45- 50 độ và mũi bàn chân cách đường
giới hạn pháy cầu khoảng 30cm- 40cm. Thân trên xoay sang phải (nếu chân phát
cầu là chân phải)sao cho trục vai gần như vng góc với đường biên ngang.
Thực hiện kỹ thuật động tác: tay phải cầm cầu, tung cầu nhẹ lên cao
ngang tầm vai chếch ra phía trước, sang phải về phía chân đá sao cho điểm rơi
của cầu cách mu bàn chân đá 60cm – 80cm .Lúc cầu rơi xuống, thân trên hơi
xoay sang phải chân đá quét ngang theo đường vòng
cung từ sau ra trước để mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách
mặt sân khoảng 20cm- 30cm.
Kết thúc động tác: sau khi tiếp xúc với cầu ,người
chơi nhanh chóng di chuyển vào trung tâm sân để đón –
đỡ đường cầu đối phương đá sang.
- Kỹ thuật phát cầu cao chân chính diện:
TTCB:khi thực hiện động tác người chơi đứng chân trước chân chân sau.
Chân phát cầu để sau, bàn chân dặt vng góc với đường biên ngang, mũi bàn
chân cách đường biên ngang khoảng 20cm. Mũi bàn chân sau chống xuống đất
và và hơi xoay ra phía ngoài, sao cho trục của hai bàn chân hợp với nhau thành
một góc 45 độ hai gót chân cách nhau khoảng 35cm - 45cm. Lúc này trọng tâm
cơ thể dồn vào chân trước, thân người hơi khom. Tay cùng bên chân chuẩn bị
phát cầu gập khuỷu tay, bàn tay để ngửa trước bụng gần đế cầu (ngón tay trỏ và
ngón tay giữa để dưới đế cầu ngón tay trái đặt lên đế cầu). Tay còn lại để tự
nhiên dọc theo chân người. Mắt quan sát đối phương đế chọn thời điểm phát cầu
tốt nhất.
Kỹ thuật động tác: Khi thực hiện động tác phát cầu cao chân chính diện,
gần giống như phát cầu thấp chân chính diện. Nhưng chỉ khác là khi lăng chân
về phía trước thì đùi được nâng cao hơn và mu bàn chân tiếp xúc với cầu cách
sân khoảng 60cm - 70cm.

Kết thúc động tác: Sau khi tiếp xúc với cầu, người chơi nhanh chóng di
chuyển vào trung tâm san để dỡ cầu của đối phương đá sang.
-

Kỹ thuật phát cầu cao chân nghiêng mình

TTCB: Gần giống tư thế phát cầu thấp chân nghiêng mình. Nhưng bàn
chân trước hợp với đường biên ngang 1 góc 35 – 45 độ và mũi bàn chân cần
đường giới hạn phát cầu khoảng 40cm - 50cm. Thân trên xoay sang phải (nếu
chân phát cầu là chân phải) sao cho trục vai gần như vng góc với đường biên
ngang
Thực hiện kỹ thuật động tác : Giống như động tác phát cầu thấp chân
nghiêng mình nhưng chỉ khác là khi thực hiện thì cầu được tung cao hơn đầu
chếch ra trước về phía chân đá và cách người khoảng 1m. Khi cầu rơi xuống,
thân trên nghiêng nhiều hơn để cho mu bàn chân tiếp xúc với cầu khi cầu rơi
cách mặt sàn khoảng 70cm - 90cm.Những người có trình độ vận đơng tốt, chân
11


tiếp xúc với cầu khi cầu rơi cách mặt sàn 1m - 1.2m ( đối với nam) còn đối với
nữ thì thấp hơn.
- Kỹ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân ( chuyền cầu theo nhóm):
Tư thế chuẩn bị 2 chân rộng bằng vai, chân trước chân sau cách nhau ½ bàn
chân, mắt nhìn theo cầu. Khi bạn chuyền cầu sang cách người 0,5m bên phải,
chân thuận đá lăng từ dưới lên trên và tiếp xúc với cầu. kết thúc chân thuận tiếp
đất sẽ chuẩn bị các kỹ thuật khác (bên trái thì ngược lại)
* Các kỹ thuật nâng cao hướng dẫn thêm cho học sinh u thích hoặc
có năng khiếu:
- Chắn cầu bằng ngực:
Để chống lại quả tấn công của đối phương ta

thực hiện chắn cầu bằng ngực. Hai chân rộng
bằng vai trọng tâm cơ thể dồn đều vào 2 chân,
tay thả lỏng tự nhiên mắt quan sát sang sân đối
phương. Khi đối phương tấn công gần lưới học
sinh nhanh chóng khuỵu gối hạ thấp trọng tâm,
mắt tập trung quan sát đối phương để phán đoán đường cầu sang. Sau đó “bật
nhảy” thẳng đứng, người ưởn, 2 tay đưa sang ngang hay về phía sau để tồn bộ
phần ngực chắn lấy đường cầu làm quả cầu bật lại sân đối phương. Kết thúc 2
chân chạm đất (chú ý không được bộ phận nào của cơ thể chạm lưới).
- Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực : Tư thế chuẩn bị giống như phát cầu, quan sát
thấy cầu bay tới cách ngực khoảng 0.3 - 0.5 cm, cần nhanh chóng chuyển trọng
tâm về chân sau, thân người hơi ngã phía sau, hơi xoay sang một bên, hay tay
thả lỏng tự nhiên. Khi cầu cách ngực 10 cm thì đạp mạnh chân sau, hất nhẹ ngực
đưa thân trên chuyển động ra trước để phần trước ngực tiếp xúc với cầu sao cho
quả cầu bật ra về phía chân đá cách người khoảng 0.3 - 0.5m, thông thường nếu
chân đá là chân phải thì tiếp xúc với cầu ở phần ngực trái và ngược lại, kết thúc
chuyển trọng tâm về trước, nhanh chóng xử lý thăng bằng.
- Kỹ thuật đánh đầu: Học sinh chuẩn bị đứng tự nhiên như khi chuẩn bị đỡ
đùi, khi cầu bay cao 2m cách đầu 0,5 dùng sức cả 2 chân bật lên cao, thân người
ưỡn cong hình cánh cung, hai tay đưa sang hai bên để giữ thăng bằng, mắt quan
sát cầu. Sau đó gập nhanh đầu xuống chạm cầu, cầu tiếp xúc với trán sẽ bay đi.
Có thể lắc sang phải hay trái gây khó khăn cho đối phương khi 2 chân tiếp đất
nhanh chóng quay mặt quan sát đường cầu đối phương.
- Kỹ thuật móc cầu bằng mu bàn chân : Chân đá đặt phía sau, trọng tâm
để cơ thể dồn vào 2 chân, tay thả lỏng, mắt quan sát đồng đội, nhận cầu của
đồng đội, người móc cầu tâng lần một sau đó chuyển trọng tâm cơ thể sang mũi
bàn chân trước, kết hợp kiễng chân trụ, ngả người ra phía sau, lăng chân thuận
ra trước lên cao về phía có cầu, cổ chân thả lỏng, khi tiếp xúc cầu bàn chân gập
nhanh, móc cầu sang đối phương, khi hai chân tiếp đất học sinh nhanh chóng
xoay người lại.

12


*/ Những sai lầm học sinh thường mắc và nguyên nhân :
NHỮNG SAI LẦM

+/ Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu
bằng đùi

NGUYÊN NHÂN

- Tâng cầu quá xa hoặc quá thấp

- Khi tiếp xúc cầu đùi chưa vng góc
với thân

- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi
hoặc chậm

- Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ
thuật

+/. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu
bằng má trong bàn chân
- Tung cầu chệch hướng
- Chưa bẻ được má chân vào trong
+/. Sai lầm trong kỹ thuật tâng cầu
bằng mu bàn chân
- Tung cầu lệch hướng
- Đưa chân sớm quá hoặc muộn quá

- Di chuyển không đúng hướng cầu rơi
hoặc chậm
+/. Kỹ thuật phát cầu thấp chân
chính diện
- Phán đốn cầu rơi khơng chính xác
dẫn đến không thực hiên được động tác
- Trọng tâm cơ thể chưa đứng vững
+/. kỹ thuật cao chân chính diện
- Phán đốn điểm rơi khơng chính xác
nên khơng thực hiện được động tác
- Khi giơ chân cao không giữ được
thang bằng
+/. Chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Phán đoán điểm rơi không tốt nên
không đỡ được cầu
- Dùng tay đỡ cầu
- Chuyền cầu khơng chính xác: mạnh
q hoặc yếu q

- Khi tiếp xúc cầu cần bẻ má trong
vng góc
- Di chuyển chọn điểm rơi thích hợp
- Phán đốn quan sát hướng cầu đến
- Di chuyển vị trí để thực hiện kỹ
thuật

- Cần phán đốn hướng rơi của cầu
chính xác
- Giữ vững trọng tâm dồn vào chân trụ
Cần tung cầu vừa phải để thực hiện

động tác tốt
Giữ thăng bằng cho chân và chọn tư
thế đứng thoải mái

- Phán đoán tốc độ đến của cầu
- Phán đoán quan sát hướng cầu đến

13


+/. Phát cầu bằng mu bàn chân
- Tung cầu không chính xác
- Chạm cầu khơng đúng mu bàn chân

- Tung cầu quá gần hoặc quá xa với
thân người
- Phán đoán điểm rơi không đúng nên
đá không trúng cầu

*/ Biện pháp khắc phục:
Từ những nguyên nhân sai lầm. Trên cơ sở lý luận và tham
khảo sách giáo khoa chuyên môn, quá trình dạy học và ý kiến
của đồng nghiệp. Tơi xin đưa ra các biện pháp khắc phục như
sau:
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC

Nhóm sai về mặt di chuyển:

BÀI TẬP


Khởi động chun mơn:

- Tập các động tác bổ trợ để tăng độ - Xoạc ngang, xoạc dọc, xoay khớp
linh hoạt của các khớp hông, gối
hông 2 bên
- Chạy nhẹ kết hợp đá má trong, má
ngoài
- Đá lăng chân theo chiều ngang, dọc
- Tập các bài tập chuyển vị trí và kết
hợp với xoay người chuyển hướng

Nhóm sai về mặt phán đốn (cự ly,
tốc độ cầu đến):
Phân tích tầm quan trọng sự chú ý - Tung cầu đúng động tác
theo điểm rơi của cầu
- Tập tự tung bắt cầu
Phân tích tầm quan trọng của tốc độ
- Tập động tác co chân và hướng mu
bay của cầu
bàn chân tâng cầu lên cao khơng cầu
và có cầu.
- Tập đón cầu do người khác tung
cho
- Treo cầu ở độ cao nhất định và tập
đá

14


Nhóm mở rộng (phát hiện năng

khiếu):
-

-

Phân tích cho học sinh thấy được - Thi tâng cầu nhanh hoặc tối đa
cái đẹp, cái hay của môn đá cầu
- Tổ chức cho học sinh chơi chuyền
và đá cầu là một nghệ thuật
cầu theo nhóm đội hình vịng trịn
Nêu cho học sinh biết
thêm về luật đá cầu

*/ Bài tập:
- Bài tập khởi động chun mơn:
Đội hình: Thành 4 hàng ngang , dàn hàng cách đều mỗi em 1 sải tay
Nội dung: Khi có hiệu lệnh HS sẽ thực hiện các động tác xoạc ngang, xoạc dọc.
Sau đó thay đổi đội hình theo 2 cặp hàng đứng quay mặt vào nhau bạn này sẽ
làm trụ cho bạn kia vịn vào để thực hiện đá lăn chân. Tiếp đó chạy nhẹ nhàng
kết hợp đá má trong, má ngoài theo 4 hàng dọc trên sân tập 20 - 40m
Mục đích: Làm tăng độ linh hoạt của khớp háng, gối, hơng
- Bài tập chun mơn:
Đội hình: Thành 4 hàng ngang, hàng này cách hàng kia 2 - 3m, 2 HS cách nhau
1-2m
Nội dung: Khi có hiệu lệnh HS sẽ tập tự tung cầu đúng động tác và đón cầu .
Sau đó chuyển sang tập động tác cho chân khơng cầu và có cầu. Tiếp theo là tập
theo cặp tung và đón.
Đối với những HS có ít khả năng hơn thì tập riêng với bài tập treo cầu cho Hs tự
đá và đón cầu.
Mục đích: HS xác định được tốc độ bay và khoảng cách cầu bay đến cho đúng.

- Bài tập mở rộng: Giáo Viên tham gia cùng các em tạo nên sự hứng thú
cho HS
Đội hình: Vòng tròn
Nội dung: GV thực hiện động tác phát cầu cho HS bất kì và HS đón cầu chuyền
cầu cho bạn. GV kết hợp phân tích tình huống, luật chơi tập cho HS các đỡ cầu
bằng ngực, đầu, đá móc,tâng bằng đùi hoặc má trong..…

15


Mục đích: Phát triển năng khiếu cho HS
Vừa rồi tơi đã trình bày một số biện pháp và bài tập khắc phục nhưng để
có được thành tích tốt thì điều chủ yếu là vẫn ở bản thân học sinh phải cố gắng
nỗ lực tập luyện, tự khắc phục và thật kiên trì tập luyện thì mới có thành tích
cao.
d. Rèn luyện thực tế:
Trong giờ học, thực tế của học sinh Tiểu học chỉ được học 40 phút nên giờ
học cần được sử dụng linh hoạt các phương pháp sao cho phù hợp với điều kiện
thực tế của địa phương và khả năng của học sinh trong trường.Ngoài những bài
tập cơ bản tôi luôn chú ý quan sát và phân loại học sinh: có năng khiếu và khơng
có năng khiếu. Sau đó sẽ phân chia tập luyện theo nhóm khả năng của học sinh:
(Nhóm khơng có năng khiếu sẽ tập theo bài tập riêng. Nhóm năng khiếu sẽ tập
bài tập nâng cao thêm)
Trong quá trình tập luyện cũng cần phải chú ý giảng giải về luật cho học sinh để
các em hiểu và tham gia làm quen với các trận đấu. Có như vậy các em tập
luyện mới thấy có ý nghĩa và kết quả của buổi tập luyện đó.
7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
Trong công tác giảng dạy tôi đã đưa các giải pháp trên vào hướng dẫn luyện tập
cho học sinh ở trường Tiểu học Đồng Cương và các học sinh trong đội tuyển đá
cầu của huyện Yên Lạc đi thi thu được kết quả tốt. Sáng kiến có thể áp dụng

cho tất cả các đối tượng học sinh Tiểu học trên Tồn Quốc.
8. Những thơng tin cần được bảo mật: khơng có
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến :
- Để các em học tốt môn đá cầu trong trường tiểu học giáo viên cần:
+/ Chuẩn bị sân bãi trước khi lên lớp
+/ Sân bãi phải sạch và khơng có chướng ngại vật
16


+/ Dụng cụ tập luyện phải đầy đủ như: tranh, ảnh, cầù, lưới….
+/ Giáo viên nêu tác dụng của việc tập luyện đá cầu cho học sinh
+/ Hướng dẫn kỹ thuật động tác rõ ràng ,chính xác
+/ Giáo viên làm mẫu , phân tích kỹ thuật động tác.
+/ HS lên tập thử,lớp quan sát nhận xét,tuyên dương
+/ GV điều khiển quan sát giúp đỡ học sinh sai
+/ Chia nhóm tập luyện theo khu vực.
- Đối với học sinh để học tốt môn đá cầu cần:
+/ Thường xuyên tập luyện để nâng cao sức khỏe và hoàn thành tốt các bài tập
kỹ thuật mà giáo viên giao cho
+ Các em phải có tính trung thực luyện tập cũng như vui chơi
+/ Tập luyện cùng với người thân ở nhà hay các điểm nhà văn hóa nơi sinh hoạt
+/ Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và của chính mình.
+ Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi ,thi đấu do nhà trường tổ chức
+/ Các em cần có trang phục để tập luyện thoải mái
- Đối với chính quyền địa phương:để các em học tốt mơn thể dục nói chung đá
cầu nói riêng cần:
+/Tạo sân chơi lành mạnh cho các em có sân tập cũng như vui chơi ngoài
những buổi học trong trường. Nhằm giúp các em thích học mơn thể dục, ln
siêng năng và rèn luyện thân thể, sức khỏe các em được nâng cao.
+ Quan tâm giúp đỡ các em có hồn cảnh khó khăn.

- Đối với phụ huynh học sinh:
+/ Cần quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của các em để các em có đủ sức khỏe
tập luyện hàng ngày.
+/ Chuẩn bị trang phục dụng cụ thể dục cho các em
+/ Thường xuyên nhắc nhở các em tập ở nhà những bài tập đã được học ở
trường để rèn luyện sức khỏe.
+/Thường xuyên liên lạc với giáo viên để biết được tình hình cũng như thời gian
học của các em.
- Đối với y tế:
+/Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho các em để giúp giáo viên
giảng dạy tốt đặc biệt là một số bệnh như:tay,chân,miệng,tim,phổi...
Đối với học sinh tiểu học các em cịn nhỏ và tính kiên trì tập luyện chưa cao
nên đói hỏi người GV phải mềm mỏng đối với học sinh tạo sự gần gũi,sự
hướng dẫn thật tỉ mỉ làm cho học sinh u thích mơn học của mình , và học sinh
cảm thấy thoải mái sau mỗi giờ học thể dục.Cũng chính sự u thích mơn học
của học sinh và sự tự tin của giáo viên sau mỗi tiết dạy mà trong năm học vừa
qua học sinh thực hiên động tác chính xác hơn ,đều đẹp hơn và hơn thế nữa
17


nhiều học sinh đã có thể tham gia vào các cuộc thi do trường và PGD tổ chức
đạt kết quả cao.
10. Đáng giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
Sau 8 năm giảng dạy đá cầu cho học sinh khối lớp 2 -3 - 4 - 5, với niềm
say mê, hứng thú và quan điểm luôn học hỏi tìm tịi tơi đã có kết quả rất khả
quan. Học sinh của Trường Tiểu học Đồng Cương rất hứng thú với các tiết học
đá cầu, đa số là các em đều hoàn thành tốt và trên mức tốt ( tâng cầu 10 cái trở
lên), phát hiện được nhiều em yêu thích và có năng khiếu tham gia tập luyện
thêm để các em tìm hiểu nghệ thuật mơn đá cầu học hỏi nâng cao trình độ.
- Thơng qua những hình thức giáo dục riêng biệt, kết hợp với đổi mới

phương pháp dạy học tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, cùng với với vai
trò chủ đạo của người giáo viên, hướng dẫn, làm mẫu, phân tích, tổ chức học
sinh tập luyện, thi đấu đã đạt được những kết quả đáng kể, khơng những trong
nội dung đá cầu mà nó cịn có tác dụng đối với tất cả các nội dung khác đều đạt
kết quả cao.
- Qua kết quả kiểm tra, kết quả thi đấu hàng năm của trường, tôi lựa chọn
những học sinh có thành tích tốt để bồi dưỡng, huấn luyện cho tham gia thi đấu
cấp huyện và cấp tỉnh kết quả đạt được là:
+ Năm học 2012 - 2013 :
1 giải nhất đá cầu đôi nam cấp Tỉnh
1 giải nhất đá cầu đơn nữ cấp Huyện
1 nhất đá cầu đôi nam cấp Huyện
1 giải ba cờ vua cấp Huyện.
+ Năm học 2013 - 2014 tôi trực tiếp huấn luyện đội đá cầu cho Huyện Yên
Lạc đi thi cấp Tỉnh đạt kết quả :
1 HCV đá cầu đơn nữ cấp Tỉnh
1 HCV đá cầu đơn nam cấp Tỉnh
1 HCV đá cầu đôi nữ cấp Tỉnh
1 HCB đá cầu đôi nam cấp Tỉnh
Cấp Huyện đạt kết quả:
1 giải nhất đá cầu đơn nữ cấp Huyện
1 giải nhì đá cầu đơn nam cấp Huyện
1 giải nhì đá cầu đơi nữ cấp Huyện
1 giải ba bật xa nam cấp Huyện
+ Năm học 2014 - 2015 này tôi cũng trực tiếp huấn luyện đội đá cầu cho Huyện
Yên Lạc đi thi cấp tỉnh đạt kết quả :
1 HCV đá cầu đơn nam cấp Tỉnh
18



1 HCV đá cầu đôi nam cấp Tỉnh
1 HCV đá đôi nữ cấp Tỉnh
1 HCV đá cầu đôi nam nữ cấp Tỉnh
Cấp Huyện đạt : 1 giải nhất đá cầu đơn nữ cấp Huyện
Trong 2 năm học vừa qua thì môn thi đá cầu không được tổ chức thi cấp huyện
và cấp tỉnh nhưng ngược lại thì trị chơi dân gian lại được tổ chức thi trong
trường tiểu học cụ thể năm 2016- 2017 cấp huyện đạt kết quả:
1 giải ba nhảy dây thập thể
1 giải khuyến khích nhảy bao bố
+ Năm 2017- 2018 cấp huyện đạt kết quả:
1 giải ba nhảy dây tập thể
1 giải khuyến khích kéo co
- Việc giảng dạy môn đá cầu cho học sinh tiểu học là một vấn đề không thể
thiếu. Thông qua việc học đá cầu học sinh được rèn luyện các phẩm chất: sự can
đảm vượt khó, sự kiên trì nhẫn nại, tinh thần đồng đội… Giáo viên cần phải chú
ý đến việc sử dụng ĐDDH và đồ dùng học tập của học sinh: Sử dụng cầu long
gà thay thế cầu trinh tiết kiệm hơn gấp 2 lần giá thành và sử dụng bền hơn. Tuy
nhiên cầu lơng gà có độ nảy nhiều hơn nên giáo viên cần phải cắt bỏ bớt lớp
đệm cho học sinh dễ khống chế cầu. . . góp phần rèn luyện sức khỏe , phát triển
con người toàn diện. Quan trọng nhất là phát hiện được và bồi dưỡng những học
sinh có năng khiếu làm nguồn lực cho đất nước.
- Để đạt được thành tích tốt nhất về mơn đá cầu cần địi hỏi rất nhiều yếu
tố. Trong đó cần đổi mới phương pháp dạy học, phải xây dựng được giờ học sao
cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, lồng ghép nhiều nội dung vào trong
giờ học một cách hợp lí, phù hợp với lượng vận động của học sinh, chuẩn bị tốt
về dụng cụ học tập, phong phú về chủng loại mới thu hút học sinh lập luyện,
phát huy hết tính tích cực, tự giác học hỏi của học sinh. Bên cạnh đó thì người
giáo viên đóng vai trị chủ đạo, là người hướng dẫn, làm mẫu, phân tích kĩ thuật
và tổ chức học sinh tập luyện một cách khoa học theo nguyên tắc từ dễ đến khó,
từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ đến nặng...thì mới đem lại kết quả tốt trong

giảng dạy bộ môn thể dục.
- Thông qua kinh nghiệm thực tế từ giảng dạy trong 8 năm, cùng với việc
học hỏi đồng nghiệp, bạn bè tôi đã đúc rút được kinh nghiệm về “Một số
phương pháp giúp học sinh học tốt môn đá cầu cho học sinh tiểu học ”.Sáng
kiến được áp dụng thu được hiệu quả cao, học sinh của trường đã hăng say tự tin
tập luyện thi đấu đạt kết quả cao.Tuy nhiên vì mới ra trường nên kinh nghiệm
cịn ít, nên vấn đề tơi đưa ra khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, tơi mong
nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp để xây dựng sáng kiến thiết thực
hơn, sát với thực tế và đem lại hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy cho phù hợp với phương pháp đổi mới giáo dục hiện nay.
19


- Qua sáng kiến kinh nghiệm này tơi cũng có một số kiến nghị, đề xuất để
nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn thể dục trong trường.
+ Nhà trường, địa phương cần tạo điều kiện về sân bãi rộng và riêng biệt
đảm bảo tốt cho học sinh học tập.
+ Trường, cũng như phòng giáo dục tạo điều kiện bổ sung, mua sắm
thêm dụng cụ học tập để học lồng ghép với nội dung học khác.
+ Có thể tách rời tiết học thể dục vào một buổi khác với các mơn văn
hóa. Trang phục học sinh phải riêng biệt đặc thù với môn học, tạo điều kiện tốt
cho các em học tập thoải mái.
11.Danh sách những tổ chức/ cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến:
Số TT

1
2

Tên tổ
chức/ cá nhân


Địa chỉ

Phạm vi/ lĩnh vực
áp dụng sáng
kiến

Học sinh khối lớp 2, Trường TH Đồng Cương
lớp 4.
Tập thể lớp 5C, 5A, 5B, Trường TH Đồng Cương
5E

Đá cầu TH
Trò chơi dân gian
cấp TH

Rất mong quý lãnh đạo, đồng nghiệp và bạn bè cùng thảo luận, đóng góp ý
kiến!
Xin chân thành cảm ơn!

Đồng Cương, ngày 22 tháng 5 năm 2018
Thủ trưởng đơn vị

Đồng Cương, ngày 20 tháng 5 năm 2018.
Tác giả sáng kiến

Trương Thị Hiếu

20



TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình lý luận và phương pháp giảng dạy TDTT _ PTS Nguyễn Mậu Loan
- Điều lệ trường Tiểu học mới
- Giáo trình giảng dạy huấn luyện đá cầu - NXB Hà Nội
- Sách thể dục lớp 2 - 3 - 4 - 5
- Sinh lý học TDTT _ PGS: Vũ Thanh Bình
- Sinh lý học TDTT _ TS: Lê Phương Nga
- Tâm lý học TDTT _ PGS . TS: Lê Văn Xem
- Tạp chí giáo dục Tiểu học

21



×