Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tác động của môi trường kinh doanh đến công ty cà phê trung nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.31 KB, 10 trang )

Họ và tên: Ngô Kim Anh
Mã số SV: 09050131
NGUYÊN LÝ QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỀ TÀI: MƠI TRƯỜNG KINH DOANH CĨ TÁC ĐỘNG THẾ NÀO ĐẾN CÔNG TY CÀ
PHÊ TRUNG NGUYÊN

1. Mơi trường vật chất
Địa hình Tây Ngun:
Địa hình cao ngun bằng phẳng nằm ở giữa tỉnh, chiếm 53% diện tích tự nhiên với độ cao trung
bình 450 m. Phần diện tích tự nhiên cịn lại là vùng thấp, bao gồm những bình ngun ở phía bắc
tỉnh và ở phía nam thành phố Buôn Ma Thuột. Đáng chú ý là diện tích đất đỏ bazan rất lớn chiếm
khoảng 1/3 diện tích tự nhiên thích hợp cho việc phát triển cây cơng nghiệp dài ngày như cà phê,
cao su, điều, hồ tiêu và cây ăn quả.
Khí hậu Tây Nguyên:
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt
đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song chịu ảnh hưởng mạnh
nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn.Thời tiết chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khơ từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
trong mùa này độ ẩm giảm, gió Đơng Bắc thổi mạnh.Lượng mưa trung bình hàng năm đạt
khoảng 1.600 – 1.800 mm.Độ ẩm khơng khí trung bình năm khoảng 82%.Tổng số giờ nắng bình
qn hàng năm khá cao, khoảng 2.139 giờ.
Điều kiện thời tiết và khí hậu trên đã ảnh hưởng sâu sắc đến quyết định của cà phê Trung
Nguyên: họ đã quyết định đầu tư ở vùng đất giàu tiềm năng cho cây cà phê này trở thành một
khu thâm canh cây cà phê chuyên nghiệp- một vùng nguyên liệu rộng lớn. Trung Ngun cịn
đang có tham vọng biến Tây Ngun thành thánh địa cà phê Thế giới

CuuDuongThanCong.com

/>

2. Môi trường kinh tế


2.1. Nhu cầu của người tiêu dùng
Tình hình nhu cầu của người tiêu dùng trên Thế giới nói chung:
Trong khi mỗi người Bắc Âu uống 10 kg cà phê nhân mỗi năm, ở Tây Âu là 5-6 kg, ở Brazil là
4,7 kg thì người Việt Nam mới tiêu thụ khoảng 500 gr/ năm. Có lẽ nhiều người không biết Việt
Nam tuy đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê nhưng sản lượng cà phê tiêu thụ tại Việt Nam
khá thấp, chỉ khoảng 40 tách/người, trong khi đó tại Philippine là 156 tách/người và tại Thái Lan
là 165 tách/người.
Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra cho thấy tiềm năng thị trường
nội địa của Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 tấn/năm. Nghĩa là với sản lượng cà phê hàng năm
thu hoạch được 700.000 - 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp
xỉ 10%. Trong khi đó theo Hiệp hội Cà phê thế giới, tiêu dùng nội địa của cà phê Việt Nam hiện
chỉ đạt gần 3,6%, thấp nhất trong số các nước sản xuất cà phê. Mức chênh lệch này càng "khập
khiễng" nếu so với sản lượng tiêu dùng cà phê nội địa của các nước thành viên Hiệp hội Cà phê
thế giới là 25,16%.
Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt
Nam kinh doanh chế biến cà phê "chuộng" đầu tư để xuất khẩu hơn là tiêu thụ thị trường nội địa.
* Nhu cầu của người tiêu dùng kể trên đã tác động đến doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên
Tuy nhiên, café Trung Nguyên thì khác, không chỉ tấn công thị trường quốc tế với mặt hàng cà
phê rang, vị giám đốc trẻ tuổi Đặng Lê Nguyên Vũ thực sự gây kinh ngạc cho các nhà doanh
nghiệp khi anh cho tung ra sản phẩm cà phê hịa tan mang tên G7 vào tháng 11-2003. G7 chính
thức đối đầu với các đại gia nước ngoài về cà phê hòa tan bằng “Ngày hội cà phê hòa tan G7” tại
Dinh Thống Nhất. Cuộc thử sản phẩm đem đến kết quả khá thú vị: 89% người tham gia chọn cà
phê hịa tan G7 là sản phẩm u thích, và chỉ có 11% chọn nhãn hiệu cà phê hịa tan Nescafe.
Thành công này là nhờ cafe Trung Nguyên đã nắm bắt được xu hướng uống cà phê "công
nghiệp" của giới trẻ trong nhịp sống hiện đại vội vã. “Cà phê hòa tan trở nên xu hướng tiêu dùng
chủ đạo hiện nay, càng đa dạng hương vị và đáp ứng mọi nhu cầu càng hấp dẫn.”
Đây thật sự là một cuộc chiến, nhưng điều quan trọng hơn của Trung Nguyên không phải là kết
quả cuộc thử mà là sự khơi dậy về ý chí quật cường, về lịng tự hào dân tộc khi chọn lựa và tiêu
dùng sản phẩm thương hiệu Việt. “Tại sao lại không thắng những kẻ mạnh hơn ngay trên q
hương mình?”. Mục tiêu của anh là khơng chỉ chiếm lĩnh thị phần mà còn đánh bại các “đại gia”

nước ngoài tại Việt Nam trước khi ra thế giới.

CuuDuongThanCong.com

/>

Quả thực sản phẩm G7 đã gây rất nhiều khó khăn cho các đối thủ.

2.2. Tăng trưởng kinh tế và suy thoái kinh tế
Giá cafe Trung Nguyên tăng trong điều kiện giá café Thế giới tăng
Theo các nhà phân tích thị trường, sự tăng trưởng liên tục của giá cà phê thời gian qua nằm trong
bối cảnh chung của thị trường hàng hóa thế giới bởi tác động của nhiều nguyên nhân.
- Nổi bật là sự biến đổi khí hậu toàn cầu đã gây ra nhiều thiên tai nặng nề, hậu quả kéo theo là sự
sụt giảm về mùa màng, giá cả cá loại nông sản không ngừng leo thang, thậm chí nguy cơ khủng
hoảng lương thực cũng đã được cảnh báo. Từ đó lạm phát nảy sinh, giá cà phê cũng như hàng
hóa khác tăng trưởng nóng ngồi tầm kiểm soát.
- Nguồn cung khan hiếm. Lượng hàng tồn kho tại các nước sản xuất lớn đang ở mức thấp nhất
trong lịch sử.
- Nhu cầu tiêu thụ của các nước lớn như Brazil, Trung Quốc, Mexico… tăng nhanh 3 đến 4 lần.
Các nước có truyền thống uống trà như Nga, Italia cũng chuyển sang dùng cà phê. Dân chúng tại
Mỹ và châu Âu đã từ bỏ thói quen mua cà phê tại siêu thị mà tự pha chế lấy tại nhà.
- Thêm vào đó là những bất ổn về chính trị ở Trung Đông, bạo loạn ở Bắc Phi kéo theo giá dầu
mỏ, vàng trên thế giới tăng cao đã lôi kéo các nhà đầu tư lớn chuyển hướng thị trường sang đầu
tư ngắn hạn hơn là nơng sản.
- Chính vì những lý do trên mà giá cả cafe trên Thế giới cũng như cafe Trung Ngun tăng ngồi
dự đốn của các nhà phân tích.
- Qua các phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê robusta, kỳ hạn giao tháng 5/2011 tại thị trường
London, tăng tổng cộng 82 đô la Mỹ, tức 3,46%, lên mức 2.387 đô la Mỹ/tấn. Giá cà phê kỳ hạn

CuuDuongThanCong.com


/>

giao ngay tăng tổng cộng 85 đô la Mỹ, lên mức 2.342 đô la Mỹ/tấn. Giá cà phê arabica tại thị
trường New York cũng tăng tổng cộng 6,25 xu Mỹ lên mức 275,1 xu Mỹ/lb cho kỳ hạn giao
tháng 05/2011.
- Như vậy, chỉ trong vòng tuần qua, giá cà phê thế giới đã tăng nhanh. Giá cà phê đã thiết lập
mức cao mới theo kỳ hạn giao ngay trong gần 14 năm cho cà phê arabica và của 2 năm rưỡi cho
cà phê robusta. So với cuối tuần trước, thị trường cà phê thế giới đã có mức tăng trưởng vượt
bậc.
Vì vậy mà giá cà phê robusta nhân xơ của café Trung Nguyên cũng tăng theo nhanh chóng.
Chỉ trong 1 ngày giá điều chỉnh đến 3-4 lần, tăng thêm 2.000 - 2.200 đồng/kg, mức tăng mà
rất nhiều người cũng bất ngờ, lên 45.200-45.400 đồng/kg, thiết lập mốc kỷ lục mới cho giá cà
phê nội địa từ trước đến nay, vượt qua mốc cao lịch sử tháng 6/1994.
Giá café Trung Nguyên giảm trong điều kiện thị trường cafe hạ nhiệt
Tuy nhiên theo các nhà phân tích kỹ thuật trên sàn giao dịch, thị trường đã sớm có dấu hiệu đảo
chiều dự báo một đợt suy giảm trong ngắn hạn. Đây là sự hạ nhiệt cần thiết sau 1 thời kỳ tăng
trưởng q nóng. Một số ngun nhân thị trường hạ nhiệt:




Thứ nhất là hoạt động chốt lời của nhà đầu tư ngắn hạn cũng như sự bán tháo của một số quỹ đầu
cơ để chuyển hướng thị trường.
Thông tin về Colombia đã giải quyết xong vụ đình cơng.
Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) nâng dự báo sản lượng cà phê thế giới. Các nước sản xuất cà phê
ở Trung Phi gia tăng xuất khẩu. Indonesia bước vào vụ thu hoạch mới… đã tác động giảm nhiệt
cho thị trường cà phê.
Giữa tuần, giá cà phê robusta tại thị trường London giảm tổng cộng 2,49%, xuống mức 2.329
đô la Mỹ/tấn cho kỳ hạn giao tháng 5/11. Giá cà phê arabica cũng giảm xuống mức 265,55 xu

Mỹ/lb cho cùng kỳ hạn. Giá cà phê nhân xô của cafe Trung Nguyên cũng giảm theo xuống
cịn 43.800-44.000 đồng/kg.
2.3. Các chính sách kinh tế của chính phủ
Qua tham khảo ý kiến từ Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam và các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn vừa
trình Chính phủ xem xét việc bổ sung, sửa đổi một số nội dung trong Dự thảo Quyết định
về cơ chế, chính sách hỗ trợ tiêu thụ cà phê.
-

-

Để kiểm soát giá cà phê xuất khẩu, nhất là các hợp đồng giao hàng tương lai và kỳ hạn;
kiểm soát, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua, hạ giá xuất khẩu từ các nhà xuất khẩu
và thương nhân nước ngoài, điều cần thiết là các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh cà
phê Việt Nam phải được vay đủ vốn lưu động và có thể chủ động điều tiết lượng hàng
bán ra.
Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng, việc hỗ trợ tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp vay vốn không tiến hành tràn lan mà cần có chọn lọc các doanh

CuuDuongThanCong.com

/>

-

-

-

nghiệp xuất khẩu hàng đầu, có uy tín. Bộ cũng đề xuất những chế tài xử lý doanh nghiệp

vi phạm và giao trách nhiệm giám sát cho Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam.
Mặt khác, ngăn ngừa hiện tượng ép giá thu mua ảnh hưởng tới đời sống của người trồng
cà phê, các doanh nghiệp thực hiện thu mua cà phê của nông dân theo hợp đồng với giá
cả trên sàn do Ủy ban nhân dân tỉnh và Hiệp hội Cà phê-Ca cao Việt Nam thống nhất quy
định.
Về việc có thể hỗ trợ trực tiếp người dân khi có rủi ro về thị trường và giá cả, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị trong trường hợp giá cà phê trên thị trường trong
nước xuống dưới giá thành sản xuất bình quân, căn cứ vào sản lượng cà phê tiêu thụ
trong năm, có xác nhận của chính quyền địa phương, Nhà nước hỗ trợ trực tiếp 100% lãi
suất vốn vay cho người trồng cà phê để mua vật tư, phân bón phục vụ q trình sản xuất
và chăm sóc cây cà phê.
Ngồi ra, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn cũng đề xuất một số chính sách hỗ trợ
khác đối với người trồng cà phê như: được ngân hàng giải ngân trực tiếp tiền ứng trước
theo hợp đồng giữa người dân với doanh nghiệp và doanh nghiệp nhận nợ với ngân hàng;
được vay vốn khơng có tài sản bảo đảm theo Nghị định 41/NĐ-CP về chính sách tín dụng
phục vụ phát triển nơng nghiệp, nơng thơn.

Những chính sách này đã có tác động to lớn đến cà phê Trung Nguyên, khuyến khích thúc
đẩy sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu, tăng cường đầu tư…
2.4. Trình độ phát triển của nền kinh tế
Việt Nam là quốc gia trồng và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, với diện tích hơn 500 ngàn ha,
tổng sản lượng xuất khẩu ước đạt hơn 1,7 triệu bao (năm 2008 – mỗi bao 60kg) thu về giá trị
xuất khẩu 2 tỷ đô la. Chúng ta hồn tồn có thể nghĩ đến việc chi phối thị trường thế giới nếu có
một chiến lược phát triển thực sự và nó phải trở thành một chương trình quốc gia. Ở Brazil, Tổng
thống cổ động cho cà phê khi thấy được giá trị cao của mặt hàng này đối với đất nước họ.
Cà phê của ta cịn xuất thơ nhiều nên giá trị thấp, thậm chí 1 kg cà phê của ta giá trị chỉ bằng 1 ly
cà phê bán ở bên Tây, đấy là nỗi niềm của nhiều người quan tâm tới cà phê. Nên chúng ta rất cần
phải chú trọng tới công nghệ sau thu hoạch, chế biến, đóng gói,… Chính vì thế mà phải rất vất
vả tháng 6 tới, Trung Nguyên mới khởi công nhà máy chế biến ở Buôn Ma Thuột với số vốn
đầu tư gần 40 triệu đô. Trung Nguyên cũng đầu tư cho hàng ngàn hộ nông dân vùng nguyên

liệu, thu mua giá gấp rưỡi. Có nguyên liệu tốt, máy móc tốt cộng với bí quyết để tạo sự khác
biệt về sản phẩm là sẽ thành công.
3. Môi trường công nghệ
Ngành cà phê thế giới trong một thời gian dài được thống trị bởi các hãng cà phê đến từ Âu-Mỹ
với công thức: Nguyên liệu tốt, công nghệ cao, một số quan điểm về văn hóa. Điều này ngày nay
đã thay đổi bởi Trung Nguyên đã làm được điều rất khó – tạo nên một cơng thức cà phê đặc biệt
nhất thế giới: nguyên liệu tốt + công nghệ cao + bí quyết phương Đơng + quan điểm mới về cà
phê.

CuuDuongThanCong.com

/>

Nói về nguyên liệu, Trung Nguyên chọn lọc 4 vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới: hạt cà phê
Robusta Buôn Ma Thuột nổi tiếng nhất Việt Nam, được đánh giá là ngon nhất thế giới với khẩu
vị mạnh mẽ, đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đến từ vùng đất quê hương của cà phê
Ethiopia; Hạt Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica; Thương hiệu nổi tiếng của
cà phê xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil… Tất cả được hội tụ, chắt lọc để nguyên liệu tạo nên
những sản phẩm cà phê đặc biệt nhất.
Sự kết hợp giữa cơng nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đơng là những
nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên. Bởi Trung Nguyên được các tập đồn hàng đầu thế giới
chuyển giao cơng nghệ, thân thiện với mơi trường. Cịn bí quyết phương Đơng chính là sự phối
trộn các nguyên liệu thảo dược quý hiếm, những nguồn năng lượng đặc biệt từ đá quý và các
chất phụ gia đặc biệt trong quá trình rang xay. Trung Ngun có quan điểm mới về cà phê, coi
đó khơng chỉ là một thức uống thông thường mà là một thức uống cho trí não, một nguồn năng
lượng sáng tạo cho tương lai.
Nhà máy chế biến cà phê Trung Nguyên được đầu tư với tổng số vốn đầu tư hơn 40 triệu USD,
xây dựng trên diện tích 27.000m2 và được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn một, sẽ đầu tư gần 20
triệu USD cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, các hệ thống vận hành cơ bản. Giai đoạn 2, sẽ
tiếp tục đầu tư toàn bộ nguốn vốn đầu tư còn lại cho việc mua sắm các hệ thống trang thiết bị vận

hành, máy móc cơng nghệ theo tiêu chuẩn hiện đại nhất thế giới, đồng thời xây dựng mở rộng
nhà máy thêm 50.000m2. Dự kiến công suất thiết kế nhà máy đạt hơn 60.000 tấn cà phê chế
biến mỗi năm và theo kế hoạch, sau 18 tháng nhà máy sẽ được hoàn tất, đưa vào hoạt động vận
hành chính thức.

Mơ hình nhà máy chế biến cà phê Trung Ngun
Với quan điểm, cần phải nhanh chóng hồn thiện và nâng cao về công nghệ kỹ thuật hiện đại để
làm nền tảng cơ sở cho ra đời nhiều chủng loại sản phẩm cà phê đạt chất lượng và tiêu chuẩn
quốc tế, Trung Nguyên hết sức chú trọng khâu nghiên cứu, chọn lọc công nghệ chế biến cà phê

CuuDuongThanCong.com

/>

hiện đại từ các quốc gia hàng đầu về công nghệ như Đức, Đan Mạch, Ý và kết hợp với các nhà tư
vấn hàng đầu quốc tế để chọn ra những công nghệ tối ưu nhất. Theo dự án thiết kế, nhà máy mới
của Trung Nguyên sẽ có một dây chuyền hấp, sấy chân không cà phê xanh của CHLB Đức để
giúp gia tăng chất lượng, giá trị cà phê Robusta Việt Nam trước khi đưa vào chế biến nội địa
hoặc xuất khẩu và nhà máy cịn có thêm một dây chuyền tách cà-phê-in với công suất lớn nhất
châu Á là 20.000tấn/năm.
Cùng với dây chuyền rang-xay-đóng gói khép kín theo công nghệ của CHLB Đức, Trung
Nguyên đã tiên phong đầu tư dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan với công nghệ sấy lạnh hiện đại
– đây là công nghệ tiên tiến nhất thế giới đầu tiên được đầu tư tại Việt Nam. Với cơng nghệ này,
Trung Ngun sẽ góp phần khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực cà phê tiện lợi tại Việt
Nam và là bước chuẩn bị của Trung Nguyên trong cuộc cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu
cà phê toàn cầu và minh chứng cho quyết tâm thực hiện mục tiêu chinh phục thế giới.

4. Mơi trường chính trị
Đường lối của nhà nước chi phối hoạt động kinh doanh:
Tiếp tục đường lối đổi mới, Đại hội Đảng lần thứ IX đã quyết định đường lối, chiến lược phát

triển kinh tế xã hội của đất nước giai đoạn 2001-2010 là đẩy nhanh CNH, HĐH, đặc biệt coi
trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với
cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng thơn. Cụ thể hố
Nghị quyết Đại hội IX, Hội nghị TW5 (Khoá IX) (3-2002) đã ra 3 Nghị quyết quan trọng liên
quan trực tiếp đến nông nghiệp và nơng thơn. Đó là “Đẩy nhanh CNH, HĐH nơng nghiệp, nông
thôn thời kỳ 2001-2010”; “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của kinh tế tập thể” và “Tiếp
tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Nhiều
cơ chế và chính sách mới của Đảng, Nhà nước về nơng nghiệp và nông thôn ban hành năm 2000
và 2001 đã phát huy tác dụng tích cực tạo ra động lực tinh thần và sức mạnh vật chất thúc đẩy
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Vậy đường lối phát triển kinh tế của Chính phủ như trên đã tác động đến cà phê Trung
Nguyên như thế nào?
Khi được hỏi: Thưa ông, Cty cà phê Trung Nguyên đã có ý tưởng và khát vọng đưa cà phê
VN trở thành ngôn ngữ chung của thế giới và kênh để quảng bá thương hiệu VN ra thế giới ?
Chính quyền của “vùng cà phê” nhìn nhận ý tưởng này như thế nào ?
Thì ơng Y DHĂM ÊNL, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk đã trả lời:
-

Về quản lý nhà nước, trên địa bàn chúng tôi rất ủng hộ, đồng thuận và tạo điều kiện
cho Trung Nguyên nói riêng cũng như các DN tham gia xuất khẩu cà phê nói chung.
Mong muốn, kỳ vọng của Trung Nguyên cũng là mong muốn và kỳ vọng chung của
người Việt, và Trung Nguyên là người khởi đầu, hiện ở VN cũng chưa có DN nào
vươn tới sự khởi đầu và suy nghĩ như thế. Tuy nhiên, để đến được của sự mong muốn,

CuuDuongThanCong.com

/>

kỳ vọng đó vẫn cần phải có thời gian phía trước, và cần có sự đồng thuận của các cấp
chính quyền của tỉnh đến TU, sự hỗ trợ tiếng nói chung của các bộ ngành.


5. Mơi trường pháp lí
Trung Ngun, đã phát triển nhanh chóng việc sử dụng mơ hình nhượng quyền thương
mại (NQTM). Các nhãn hiệu quốc tế như KFC, Lotteria và Jollibee cũng đã thiết lập sự
hiện diện vững chắc tại VN. Để đáp ứng sự phát triển này, các nhà làm luật đã thực hiện
nhiều biện pháp xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động NQTM.
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, cho phép cá nhân, tổ chức hoặc công ty
hoạt động dưới danh nghĩa của một doanh nghiệp. Một cá nhân, tổ chức (bên nhượng quyền)
nhượng quyền sản xuất, bán hoặc sử dụng sản phẩm, dịch vụ nhãn hiệu đã được phát triển cho tổ
chức khác ( bên nhận quyền). Bên nhận quyền trả phí nhượng quyền dựa trên doanh thu và tuân
thủ các qui định của bên nhượng quyền về việc mua, tiếp thị và quản lý. Phía nhượng quyền
cũng có thể cung cấp dịch vụ quảng cáo và hỗ trợ.
Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại, cho phép cá nhân, tổ chức hoặc công ty
hoạt động dưới danh nghĩa của một doanh nghiệp.
Luật thương mại.
-

-

Luật thương mại sửa đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2006. Các qui định về NQTM trong
Luật thương mại mới gồm từ Điều 284 đến điều 291. Theo đó, NQTM được định nghĩa là
việc bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh,
khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh của bên nhượng quyền và phải trả một
khoản phí.
Luật thương mại mới qui định một số quyền và nghĩa vụ tối thiểu của bên nhượng quyền
và bên nhận quyền mà các bên khơng thể khơng tn thủ. Ví dụ, bên nhượng quyền có
quyền kiểm tra hoạt động của bên nhận quyền để bảo đảm rằng có đầy đủ cơ sở vật chất,
nguồn nhân lực, bảo mật bí quyết và bí mật thương mại. Bên nhận quyền không thể
nhượng quyền lại cho bên thứ ba, nếu khơng có sự chấp thuận của bên nhượng quyền và
phải ngừng sử dụng quyền nhượng quyền khi chấm dứt hợp đồng.


Nghị định 11
Có sự chồng chéo trong các quy định mới về nhượng quyền giữa Luật Thương mại và pháp luật
về chuyển giao công nghệ và nhãn hiệu. Trước khi có quy định riêng về NQTM, hầu hết việc
nhượng quyền được thực hiện dưới hình thức đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu hàng hóa tại
Cục sở hữu Trí tuệ. Hợp đồng chuyển giao cơng nghệ được đăng ký tại bộ khoa học và công
nghệ. Nghị định 11 cũng qui định nhượng quyền là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Theo đó,
bên nhận chuyển nhượng có thể sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu và bí quyết của bên chuyển
nhượng để thực hiện và bí quyết của bên chuyển nhượng để thực hiện các hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực dịch vụ thương mại.

CuuDuongThanCong.com

/>

Theo Luật Thương mại, “nhượng quyền” là NQTM. Xét về yếu tố quyền được cấp phép, thuật
ngữ trong Luật Thương mại sửa đổi có phạm vi tương đối rộng so với Nghị định 11.
Dự thảo nghị định về NQTM.
Bộ thương mại đang dự thảo Nghị định về NQTM nhằm hướng dẫn thực hiện nhượng quyền mới
trong Luật Thương mại. Dự tính, dự thảo sẽ đựơc thơng qua vào cuối năm nay.
Dự thảo nghị định NQTM qui định : bên nhượng quyền phải họat động ít nhất hai năm và hợp
đồng nhượng quyền đăng ký với bộ KHCN, thời hạn tối thiểu là 5 năm. Các bên có thể thỏa
thuận để chấm dứt trước thời hạn hoặc gia hạn hợp đồng nhượng quyền.
Hợp đồng nhượng quyền được thực hiện trước ngày dự thảo Nghị định có hiệu lực và phải được
đăng ký với Bộ KHCN trong vòng 3 tháng, kể từ ngày nghị định có hiệu lực. Trường hợp hợp
đồng nhượng quyền liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu hàng hố thì hợp đồng nhượng quyền
phải được đăng ký với Cục Sở Hữu Trí tuệ. Dự thảo Nghị định cũng có nhưng qui định nhằm
bảo vệ, chơng khơng cơng bằng và lừa đảo trong nhượng quyền; không hạn chế khoản phí
nhượng quyền phải trao cho bên nhượng quyền....
Chuyển giao Cơng nghệ

Sự khác biệt giữa định nghĩa nhượng quyền và chuyển giao cơng nghệ vẫn chưa rõ ràng. Cần có
một cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để đơn giản hố qui trình đăng ký. Tuy nhiên, sự
hợp tác này chỉ cần có thể được bảo đảm mọt khi pháp luật đưa ra định nghĩa rõ ràng về NQTM
khác với định nghĩa chuyển giao công nghệ, để tránh sự chồng chéo giữa các văn bản pháp lý
khác nhau.
Tác động đến Trung Nguyên thế nào ?
Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột,
Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đồn hùng mạnh với 6 cơng ty thành viên: Công ty
cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hịa tan Trung Ngun, cơng ty TNHH cà phê
Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam
Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh
trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương
lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành
nghề đa dạng.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mơ hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay,
Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8
quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan,
Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43
quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung
Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân
phối G7Mart trên toàn quốc.

CuuDuongThanCong.com

/>

6. Mơi trường xã hội
Tác động của q trình di dân đến Tây Nguyên trong những năm qua.
Trong tương quan với cả nước, về cơ bản, Tây Nguyên còn là vùng đất rộng người thưa, với dân
số xấp xỉ 1,0 triệu người, thuộc khoảng 20 thành phần dân tộc khác nhau, trong đó, quá nửa là

dân số và dân tộc thiểu số tại chỗ. Trải qua quá trình tăng dân số tự nhiên và cơ học từ sau năm
1975, đặc biệt từ sau năm 1990 đến nay, dân số Tây Nguyên tăng nhanh chóng và bất thường
(khoảng 5 triệu người), thuộc 47 dân tộc, chia làm 2 bộ phận là các dân tộc thiểu số tại chỗ (13
dân tộc) và các dân tộc mới đến (34 dân tộc). Có thể nói, khơng có bất cứ nơi đâu ở nước ta và
các nước trong khu vực lại có tốc độ tăng dân số cơ học nhanh chóng và mạnh mẽ như ở Tây
Nguyên trong gần 20 năm qua. Quá trình di dân ồ ạt, đa phần là di dân tự phát của người Kinh và
các dân tộc thiểu số phía bắc những năm qua đã tác động mạnh mẽ đến đời sống nhiều mặt của
vùng lãnh thổ Tây Nguyên nói chung và của các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Ngun nói riêng
Ngồi ra, những điều trên cịn ảnh hưởng nhiều đến trình độ dân trí cũng như khả năng
thâm canh cây cà phê ở vùng này. Đơn cử như cuối năm 2010 , ở xã Hịa Đơng- huyện Krong
–Pak – một trong những vùng đầu vào trọng điểm của công ty cà phê Trung Nguyên, do
người dân đã thiếu kiến thức về lựa chọn giống không những ngon mà còn phải khỏe, chống
chịu hạn tốt gây ra một vụ mất mùa nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến nguồn nguyên liệu đầu
vào cho cà phê Trung Nguyên.
Trên đây là một số tác động của môi trường kinh doanh đến doanh nghiệp cà phê Trung
Nguyên.

CuuDuongThanCong.com

/>


×