Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.09 KB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Ở LỚP 5

I . PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện đại có nhiều chuyển biến liên tục. Giáo dục giữ một vai trị rất

quan trọng nó góp phần xây dựng đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa-hiện đại
hóa. Nó cần thiết hơn cả là khi đất nước ta đang bước vào thời kì hội nhập quốc tế.
Do đó yêu cầu con người cũng cần phát triển tồn diện về tri thức và đạo đức. Vì
vậy những người làm công tác giáo dục phải không ngừng học tập trau dồi kinh
nghiệm cho bản thân để tìm ra các biện pháp giáo dục phù hợp áp dụng vào cơng
tác giảng dạy nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong bậc học tiểu học vai trò của giáo viên càng trở nên quan trọng hơn bao giờ
hết. Mọi hoạt động của lớp mình chủ nhiệm giáo viên chủ nhiệm là người chịu
trách nhiệm. Vì chính vì vậy bậc học này là nền tảng trong việc hình thành cho các
em sự phát triển về đạo đức, nhân cách và các kĩ năng cơ bản giúp các em học tốt ở
các bậc học tiếp theo.
Là người đứng ra tổ chức, điều khiển quá trình hình thành nhân các của trẻ. Họ
cịn là người chịu trách nhiệm về cơng tác giáo dục học sinh trước nhà trường, phụ
huynh và toàn xã hội
Giáo viên chủ nhiệm ngoài việc hướng dẫn, tổ chức hàng loạt các hoạt động
học tập trong quá trình dạy học thì người giáo viên chủ nhiệm cịn theo dõi sát sao
các hoạt động trong giờ vui chơi, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động giao lưu
tập thể ,…Khơng những thế nề nếp sinh hoạt và học tập ở nhà cũng được giáo viên
cập nhật thường xuyên bằng nhiều hình thức.
Trong các năm học, cùng một trường, một khối lớp, trình độ học sinh cũng


tương đương nhau. Nhưng vẫn có tình trạng năng lực và phẩm chất của lớp này lại
Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

1


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

hơn hẳn so với lớp kia, phong trào lớp này mạnh hơn lớp khác, ... Có sự khác biệt
đó là do năng lực cơng tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên. Thực tế cho thấy giáo viên
chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, tận tụy với học sinh cộng
với việc tìm ra phương pháp chủ nhiệm phù hợp thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả
cao trong công tác giáo dục.
Xuất phát từ những lí do đó nên bản thân đã suy nghĩ tìm ra một số biện pháp
nhỏ để góp phần làm tốt cơng tác chủ nhiệm. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài:
“ Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Khi thực hiện đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu thực tế làm công tác chủ
nhiệm của giáo viên khối 5. Tìm hiểu về những hạn và chế nguyên nhân dẫn đến
việc giáo viên làm công tác chủ nhiệm chưa mang lại hiệu quả cao.
Nghiên cứu, đưa ra một số phương pháp, hình thức tổ chức nhằm nâng cao về
công tác chủ nhiệm phù hợp với tình hình thực tế của lớp nhằm nâng cao chất
lượng dạy - học.
Hỗ trợ cho giáo viên trong công tác dạy học các môn học khác
3. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu về vấn đề làm công tác chủ nhiệm của giáo viên khối 5 nói chung
và lớp 5A nói riêng của trường tiểu học Y Jut.
- Tơi tiến hành nghiên cứu thực trạng q trình làm cơng tác chủ nhiệm của
giáo viên.

- Nghiên cứu những giải pháp giúp làm tốt công tác chủ nhiệm mà giáo viên
của nhà trường đã thực hiện trong quá trình giảng dạy

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

2


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

4. Phạm vi nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm của tôi chỉ hướng vào công tác chủ nhiệm lớp với các
nội dung cơ bản sau đây:
- Xây dựng nề nếp lớp học.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các phong trào của trường, lớp.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở lớp, Ôn tập ở nhà.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp số liệu về thực trạng công tác chủ nhiệm của trường tiểu học Y Jut
- Phân tích, so sánh chất lượng, hiệu quả làm công tác chủ nhiệm trước khi chưa
thực hiện giải pháp và sau khi áp dụng những giải pháp.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

3


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.


II. PHẦN NỘI DUNG
1 . Cơ sở lí luận
a/ Cơ sở khoa học
Trong trường tiểu học công tác chủ nhiệm được coi là một nội dung cơ bản về
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên. Giáo viên làm tốt cơng tác chủ nhiệm là góp
phần lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học của lớp. Đồng thời người giáo
viên đó hồn thành tốt việc giảng dạy các môn học và rèn luyện đạo đức cho học
sinh vô cùng to lớn. Họ thay mặt nhà trường chỉ đạo và điều hành lớp học, là người
trực tiếp giáo dục một cách toàn diện cho học sinh về đức – trí - thể - mĩ. Đồng thời
giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giữ ba mơi trường giáo dục gia đình, nhà trường
và xã hội
Những năm gần đây giáo dục nước ta đang trên đà phát triển để đáp ứng nhu
cầu cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước cũng như hịa nhập với quốc tế. Cũng
chính vì vậy càng địi hỏi người giáo viên làm cơng tác chủ nhiệm phải dày cơng
suy nghĩ, tìm tịi học hỏi để có những phương pháp hay phù hợp với từng đối tượng
học sinh, từng lớp mình chủ nhiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội
đang phát triển.
b/ Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta đã biết ở lứa tuổi bắt đầu dậy thì có Sự thay đổi tâm sinh lí việc
dạy dỗ các em tưởng chừng đơn giản nhưng không đơn giản một chút nào. Với các
em lớp5cũng vậy vì đây là lứa tuổi chuyển giao giữa hai giai đoạn từ giai đoạn vui
chơi vô tư ở lớp 1,2,3 sang giai đoạn học tập lĩnh hội kiến thức rộng hơn kèm theo
Sự thay đổi về cơ thể tâm sinh lí của độ tuổi cũng như lĩnh hội kiến thức sâu rộng
hơn của lớp 4,5 của bậc tiểu học và chuẩn bị bước sang cấp học mới. Ở tuổi này
các em rất luôn muốn tự làm theo ý thích của bản thân và tâm lí tính tình thất
thường.Vì vậy các em cũng dễ bị cám dỗ, dễ bắt chước theo bạn bè.. Vì thế khi đi

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

4



Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

học các em phải tuân thủ những nội qui, qui định của nhà trường là việc các em
cảm thấy không thoải mái, không muốn tuân theo. Vậy nên muốn các em tự giác
tham gia các hoạt động học tập ở trường với tâm lí thoải mái, thích thú hơn là bị ép
buộc là điều rất khó khăn. Để làm được điều này một trong những yếu tố quan
trọng đó là giáo viên chủ nhiệm phải làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.
Do vậy nên việc nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm để giáo dục
học sinh vừa nâng cao tri thức vừa rèn luyện phẩm chất đạo đức là rất cần thiết đối
với người thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
a. Thuận lợi, khó khăn.
* Thuận lợi
- Được Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo thực hiện công tác hàng tháng, hàng
tuần.
- Được nhà trường đủ cơ sở vật chất bàn ghế học đủ chỗ , trang thiết bị tương
đối và động viên tinh thần.
- Luôn nhận được sự quan tâm của cấp trên, chính quyền địa phương và Hội
cha mẹ học sinh.
- Được phân công chủ nhiệm lớp 4 nhiều năm liền và năm nay thêm thuận lợi
nữa được tiếp tục theo chủ nhiệm lên lớp 5 nên cũng hiểu được khá rõ tâm sinh lí
của các em.
* Khó khăn
Số học sinh là con em dân tộc thiểu số có 15 em chiếm 65% cư trú tại khắp
các bn Ea Sang, bn Jơc, bn Trắp,bn Tar trình độ dân trí thấp khơng đồng
đều, kinh tế của các hộ gia đình nói chung cịn nghèo một số phụ huynh cịn mang
tư tưởng khốn trắng cho cơ,trường dẫn đến ý thức học tập của các em chưa tốt, tỉ

lệ chuyên cần chưa cao.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

5


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

Một số em ở cách xa trường như bn Tar, đường xá đi lại khó khăn. Vì vậy
những ngày mưa gió thường thì các em đi học muộn hoặc phải nghỉ học làm ảnh
hưởng đến nề nếp lớp và ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em.
Cịn lại số đơng học sinh trong lớp cư trú tại địa bàn nơng thơn, nghề nghiệp
chính của các phụ huynh là làm nông hoặc nghề nghiệp khơng ổn định, nền kinh tế
thấp, tỉ lệ hộ đói nghèo cao (trong lớp có 2 em thuộc diện hộ nghèo, 3em mới thốt
nghèo đời sống cịn nhiều khó khăn). Do vậy vấn đề đầu tư và dành thời gian cho
việc học tập của các em cũng rất hạn chế về cả vật chất lẫn tinh thần.
Trong trường tình trạng ảnh hưởng của điện tử game ngày càng tăng điều đó
cũng làm ảnh hưởng đến hành vi đạo đức tâm lí của các em.
b. Thành cơng – hạn chế
- Thành công: Thành công lớn nhất khi áp dụng đề tài này tôi đá được chủ
nhiệm các em từ năm Lớp 4 nên mọi nề nếp của lớp sớm đi vào ổn định ngay từ
đầu năm. Vì thế mà những tuần đầu lớp từ khi áp dụng đề tài lớp luôn xếp thứ nhất
nhì tồn trường. Học sinh tự giác, tích cực trong mọi hoạt động học tập, vui chơi.
Các em ln ngoan ngỗn, lễ phép với người lớn, vâng lời thầy cô. Chất lượng học
tập của các em tiến bộ rõ rệt.
- Hạn chế: Do thời gian có hạn nên sáng kiến này tôi mới chỉ tiến hành nghiên
cứu về những nề nếp chính trong lớp học tìm hiểu những hạn chế và tìm ra những
biện pháp cụ thể để giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp.

c. Mặt mạnh - mặt yếu
- Mặt mạnh: Trong quá trình giảng dạy bản thân tơi ln có sự nhiệt tình,
thường xuyên quan tâm đến học sinh, yêu nghề mến trẻ, có ý thức cống hiến hết
mình cho sự nghiệp giáo dục mà mình đã lựa chọn.
- Mặt yếu: Số đơng phụ huynh trong lớp chưa thực sự quan tâm đến việc học
của con em mình. Mỗi khi họp phụ huynh thường những em cá biệt trong lớp thì

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

6


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

phụ huynh lại không đi họp. Sau mỗi cuộc họp, mỗi lần trao đổi với phụ huynh thì
lại nhận được ý kiến “trăm sự nhờ cơ”. Hoặc ‘‘mình khơng biết, mình nhờ cơ thơi”
d. Các nguyên nhân – các yếu tố tác động.
- Sự bùng nổ của các phương tiện thông tin đã tác động không nhỏ đến không
nhỏ đến đời sống xã hội. Không thể phủ nhận nó mang lại lợi ích lớn cho con
người, nhưng bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến việc học tập và rèn
luyện của các em
- Tiết sinh hoạt lớp tổ chức chưa được chất lượng thường xun vì thường là
dành thời gian đó cho việc ơn Tốn và Tiếng việt cho các em. Hoặc có tổ chức thì
cũng chỉ là hình thức.
- Do giáo viên chưa chú trọng đứng mức về các hoạt động ngoại khóa.
- Một số gia đình do điều kiện kinh tế khó khăn phải bươn trải để lo cho cuộc
sống đã chưa quan tâm đúng mức đến việc học của các em, cịn khốn trắng cho
nhà trường, chưa tạo điều kiện cho các em học tập.
* Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng của việc cần thiết nâng cao

công tác chủ nhiệm lớp.
Đất nước ta đang trong thời kì phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa – hiện
đại hóa. Nền kinh tế thị trường đang trên đà hội nhập, điều đó đồng nghĩa với việc
chúng ta cần chăm lo phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực đủ tài thì mới đủ
sức cạnh tranh và đứng vững trên thị trường kinh tế đang phát triển như vũ bão ấy.
Hiện nay thế hệ trẻ mà chúng ta đang dìu dắt chính là nguồn nhân lực nịng cốt
của tương lai. Vì vậy sự nghiệp giáo dục phải khơng ngừng đổi mới, phát triển để
tạo nên những con người có tri thức, năng động, sáng tạo, say mê khám phá khoa
học và có phẩm chất đạo đức tốt. Để làm được điều này địi hỏi mỗi giáo viên chủ
nhiệm khơng ngừng học hỏi, tìm tịi, phát hiện cái mới, trong giảng dạy luôn đổi
mới phương pháp, đổi mới cả trong việc giáo dục ý thức học tập và rèn luyện nhân

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

7


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

cách ở học sinh nên địi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ln thận trọng trong
phương pháp xử lí, giải quyết vấn đề cũng như trong việc giáo dục nhân cách học
sinh. Nếu chúng ta khơng chú trọng giáo dục nhân cách thì sẽ khơng đào tạo nên
con người tồn diện. Một con người dù có tài đến bao nhiêu mà khơng có đức thì
cũng khơng có ích cho xã hội, có thể họ sẽ trở thành hậu họa cho xã hội, cho đất
nước.
3.Nội dung và hình thức của giải pháp
MỢT SỚ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.
a. Mục tiêu của giải pháp.
Những giải pháp mà tôi đưa ra nhằm nâng cao kĩ năng trong công tác chủ

nhiệm lớp. Nhằm giáo dục các em về nề nếp học tập ở lớp, ở nhà, ý thức tham gia
các hoạt động giáo dục ở trường .
Giúp các em có ý thức tốt trong việc học việc chơi, lơi cuốn các em thích tham
gia học tập, và thực sự coi trường học là ngơi nhà thứ hai như câu nói Mỗi ngày
đến trường là một ngày vui.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b1. Giải pháp 1 : Xây dựng nề nếp lớp học:
* Nắm bắt tình hình của lớp:
- Ngay từ đầu năm học khi được phân công chủ nhiệm rất thuận lợi tôi được
dạy các em một năm nữa nên đã khá hiểu về các em. Tôi tiếp tục phát huy các mặt
mạnh của những em có thành tích tốt, những em còn hạn chế ở điểm nào năm trước
tơi nghiên cứu tìm ra biện pháp khắc phục.
- Ngay buổi đầu nhận lớp tơi đã có kế hoạch kiểm tra tất cả các loại đồ dùng
học tập chuẩn bị cho năm học mới. Việc làm này nhằm nắm bắt được những học
sinh vì điều kiện gia đình khó khăn chưa mua được thì giáo viên chủ nhiệm liên hệ
với nhà trường để tìm ra phương án giúp đỡ các em.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

8


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

* Nắm thông tin về học sinh
Để hồn thành tốt cơng việc chủ nhiệm trong năm học mỗi giáo viên ln
có những biện pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh. Muốn làm được điều đó
thì trước tiên tơi tiếp tục năm thêm thơng tin , tâm sinh lí của các em sau 3 tháng
nghỉ hè phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ thơng tin cần thiết về từng em.

Vì vậy từ những ngày đầu nhận lớp tôi tiến hành điều tra lại thông tin qua mẫu
phiếu sau và tôi sẽ phát cho mỗi em một phiếu yêu cầu các em kết hợp với gia đình
điền đầy đủ thơng tin vào phiếu: (lớp 4 tôi đã làm nay chỉ bổ sung thêm nếu các em
có thay đổi.)
GIỚI THIỆU BẢN THÂN
1. Họ và Tên:……………………………………………………………..
2. Là con thứ……trong gia đình.
3. Hồn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
4. Kết quả học tập năm lớp 4: (Hồn thành, chưa hồn thành)........................
5. Mơn học u thích:..................................................................................
6. Mơn học cảm thấy khó:...........................................................................
7. Góc học tập ở nhà: (Có, khơng)..............................................................
8. Sở thích:..................................................................................................
9. Địa chỉ gia đình: Số nhà........thơn..............xã...........................................
Số điện thoại của gia đình:......................................................................
Tài liệu tham khảo
Thơng qua tờ phiếu này tơi đã có đầy đủ thơng tin cần thiết về từng em và làm
cơ sở để ghi vào sổ chủ nhiệm. Một điều quan trọng hơn là tơi đã hiểu một phần
nào về học sinh của mình, điều này giúp tôi được thuận lợi hơn trong quá trình
giảng dạy và giáo dục học sinh.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

9


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

* Tổ chức bầu Ban Cán sự lớp:

Tôi luôn coi trọng việc bầu chọn Ban cán sự lớp, xem đây là một công việc
quan trọng mà giáo viên chủ nhiệm nào cũng phải làm ngay sau khi nhận lớp. Vì
Ban cán sự lớp được ví như cánh tay đắc lực của giáo viên. Các thành viên này sẽ
quản lớp khi giáo viên vắng mặt. Ngoài ra cịn kiểm tra đơn đốc, điều khiển các
hoạt động học tập vui chơi của lớp
Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan
trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp
mới. Là học sinh lớp 5 đã có ý thức khá tốt ban cán sự cũ làm việc rất hiệu quả
nhưng tôi vẫn để tập thể lớp bầu chọn ban cán sự lớp. Từ việc làm này tôi đã tạo
dựng và rèn cho các em thể hiện tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối với
tập thể. Vậy nên tôi tiến hành cho các em tự ứng cử và bầu cử để lựa chọn ban cán
sự của lớp. Công việc này được diễn ra như sau:
- Đầu tiên tôi đưa ra các tiêu chuẩn mà lớp trưởng, lớp phó cần đạt được để các
em bình chọn những bạn có đủ điều kiện làm ban cán sự lớp.
Tôi chuẩn bị cho mỗi em một cuốn sổ, tôi in nhiệm vụ của từng em dán vào
trang đầu cuốn sổ phát cho từng em. Sau đó hướng dẫn các em cách ghi chép sổ
khoa học, cụ thể, rõ ràng. Ngồi ra tơi cịn họp riêng lớp trưởng và hai lớp phó quán
triệt các em phải đoàn kết và hợp tác chặt chẽ với nhau khi thực hiện nhiệm vụ.
b.2. Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng các nề nếp cho học sinh.
* Triển khai nội qui lớp
- Từ buổi tựu trường đầu tiên của năm học tôi đã phô tô cho mỗi em một bản
nội qui lớp học và yêu cầu các em học thuộc. Đồng thời trong buổi họp phụ huynh
tôi cũng thông qua bản nội qui này để phụ huynh nắm được để kết hợp cùng giáo
viên nhắc nhở con em mình thực hiện tốt.
* Thực hiện có hiệu quả tiết sinh hoạt 15 phút đầu giờ.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

10



Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

Quỹ thời gian 15 phút truy bài đầu giờ rất quan trọng vì thế ngay từ đầu năm
tôi lên kế hoạch cho cán bộ lớp nắm bắt được cơng việc cần làm. Sau đó thời gian
đầu giáo viên trược tiếp thực hiện kiểm tra từng em, khi đã đi vào nề nếp rồi tơi
giao hồn tồn cho ban cán sự lớp làm việc.
Ví dụ: - Lớp phó học tập chỉ đạo các tổ trưởng kiểm tra việc làm bài và học
bài ở nhà, chuẩn bị bài mới, đồ dùng học tập cho buổi học, cho học sinh lên bảng
chữa bài tập, đọc thuộc qui tắc cơng thức hoặc bài học thuộc lịng của tiết trước.
- Lớp phó văn thể kiêm lao động kiểm tra vệ sinh lớp, nề nếp đồng phục.
Sau khi đã tiến hành kiểm tra đánh giá xong tổ trưởng chấm điểm vào sổ thi
đua.
Tổ trưởng, lớp phó tập hợp kết quả và báo cáo với lớp trưởng.
* Thực hiện tốt nề nếp xếp hàng tập thể dục và ra vào lớp.
- Xếp hàng thể dục và ra vào lớp tưởng là đơn giản nhưng nếu khơng hướng
dẫn thì mất rất nhiều thời gian. Vì vậy ngay từ đầu năm tơi đã sắp xếp và qui định
thứ tự xếp hàng cho từng tổ, từng em và giao cho tổ trưởng quản lí các thành viên
trong tổ của mình. Thứ tự xếp em thấp hơn đứng trước, em cao đứng sau. Hoạt
động này tôi cũng đưa vào tiêu chí thi đua cho các tổ để các em thi đua thực hiện.
* Có ý thức tốt trong việc giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Giữ gìn trường lớp là một công việc rất quan trọng. Các em khơng biết giữ gìn
trường học thì mơi trường học tập bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và làm
giảm sút kết quả học tập. Vì vậy tơi phân tích để các em thấy được tầm quan trọng
của việc vệ sinh mơi trường. Từ đó tất cả học sinh trong lớp tự giác tham gia.
* Xây dựng tốt nề nếp học tập ở lớp và ở nhà.
+ Xây dựng nề nếp học trên lớp.
- Để một tiết dạy trên lớp đảm bảo về thời lượng, đạt hiệu quả cao thì mọi nề
nếp phải được quán triệt ngay từ đầu năm. Và mọi sự chuẩn bị của cô và trò trong


Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

11


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

tiết học cần phải nhịp nhàng, làm sao khơng được lãng phí quĩ thời gian.u cầu
các em làm theo hiệu lệnh của mình.
- Sắp xếp đồ dùng cho mỗi môn học tôi cũng hướng dẫn tỉ mỉ mơn gì đồ dùng
gì để tiện sử dụng. Nếu không hướng dẫn, nhắc nhở các em sẽ để hết đồ dùng lên
bàn khi sử dụng mất cơng tìm kiếm. Tơi cịn hướng dẫn các em để vở theo bàn đơi
tiện cho việc thu và trả vở.
Ví dụ: Tơi đưa ra một số qui định trong tiết học bằng các kí hiệu như: giáo
viên chỉ B- học sinh làm bảng con; S- học sinh mở sách; V- học sinh viết vào vở ...
Tơi cịn qui định lại cả nề nếp giơ tay phát biểu, giơ bảng đúng tư thế để khi nhìn
vào lớp học khơng bị lộn xộn. Tạo cho học sinh thói quen giờ nào việc ấy ngay từ
đầu năm học.
+ Xây dựng nề nếp học tập ở nhà.
Các kiến thức các em được học trên lớp cần được các em luyện tập thực hành
ở nhà để các em ghi nhớ lâu. Vì thế việc rèn nề nếp học ở nhà là việc làm quan
trọng trong việc hình thành ý thức học tập cho các em.
Ttrường tiểu học Y Jut là trường chỉ mới học một buổi/ngày, hầu hết các kiến
thức của các mơn học được hồn thành trên lớp chỉ là cơ bản nhất còn thời gian ở
nhà cho các em rất nhiều ,các bài ôn luyện cũng như nâng cao kiens thức là rất cần
thiết nhưng tơi khơng hề ép buộc mà nói rõ trách nhiệm của học sinh để các em
hiểu và tự giác thực hiện . Vì thế ngay buổi họp phụ huynh đầu năm giáo viên
hướng dẫn phụ huynh cách hướng dẫn con học và chuẩn bị bài ở nhà.

* Hướng dẫn học sinh giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
- Ngay khi nhận lớp tôi trao đổi với hội phụ huynh năm trước thống nhất mua
vở và giấy bao phát cho phụ huynh về tự bao bọc sách vở. Sau đó thu những cuốn
vở cần thiết để trên lớp, trong tiết học dùng loại vở nào thì giao cho học sinh phát
cho các bạn. Cuối mỗi tuần phát cho học sinh mang về cho bố mẹ xem.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

12


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

- Trước tiên là nhắc nhở quán triệt phụ huynh phải đảm bảo có góc học tập
riêng cho học sinh để sách vở và đồ dùng học tập.
* Xây dựng phong trào rèn chữ - giữ vở.
- Vở sạch – chữ đẹp là một trong những tiêu chí nhằm đánh giá lớp tiên tiến, vì
vậy ngay từ đầu năm tôi đã chú trọng đến phong trào này. Để đạt được chỉ tiêu 70%
vở sạch chữ đẹp của trường đưa ra tôi kiểm tra thường xuyên, có đánh giá nhận xét
sự tiến bộ của từng em, uốn nắn cho các em kịp thời.
- Để vở luôn sạch sẽ tơi u cầu mỗi em phải có giấy dùng để kê tay.
- Tôi viết mẫu phô tô cho mỗi em một bản về nhìn và luyện viết.
* Hưởng ứng phong trào tiết kiệm
Phong trào này được tôi phát động từ đầu năm, tôi luôn nhắc nhở các em ý
nghĩa của việc tiết kiệm là sử dụng về vật chất và quĩ thời gian vừa đủ trong học tập
và sinh hoạt. Điều này giúp các em học tập, vui chơi hợp lí ở lớp cũng như ở nhà
mang lại hiệu quả cao trong học tập.
b.3. Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp:
- Sinh hoạt lớp khơng phải là tiết học chính để tiếp thu tri thức, nhưng nó hết

sức quan trọng, nó chi phối và điều hành cac hoạt động về thái độ học tập và hành
vi đạo đức của các em.
- Thông qua tiết học này các em nhận ra được những ưu, khuyết điểm của tập
thể và cá nhân qua một tuần học. Nếu giáo viên chủ nhiệm sinh hoạt lớp một cách
sơ sài thì khơng những các em khơng có ý thức sửa sai mà cũng khơng có ý chí
vươn lên trong tuần kế tiếp. Từ đó tăng tính kỉ luật và ý thức học tập cũng tăng lên,
Bên cạnh đó tính kỉ luật, nề nếp và ý thức học tập của lớp cũng tăng lên rõ rệt .
b.4.Giải pháp 4: Tổ chức các hoạt động tập thể và các trò chơi vui tươi lành
mạnh.Giáo dục giới tính thơng qua mơn khoa học và thực tế đời sống xung
quanh.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

13


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

- Nắm bắt được đặc điểm tâm lí lứa tuổi tiểu học là thích tham gia trị chơi, vì
thế tơi thường xun tổ chức cho các em sinh hoạt tập thể và tham gia các trị chơi.
Thích kể về những sự việc xung quanh mình,Khơng những giúp các em giảm bớt
căng thẳng sau mỗi tiết học mà quan trọng hơn các em được vừa chơi vừa học. Bổ
sung thêm kiếm thức, kĩ năng,từ đó hiểu thêm về tâm tư , sở thích của các em,
khơng khí lớp học ln thoải mái, gây hứng thú tư tin cho các em, giúp các em phát
triển và hình thành nhân cách. Ngoài ra, việc tổ chức các hoạt động tập thể cịn là
sợi dây gắn bó, kết nối, đoàn kết các em lại với nhau.
- Việc tổ chức trị chơi cho các em cịn được tơi tổ
b.5. Giải pháp 5: Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nề nếp.
Không chỉ đánh giá trong giờ sinh hoạt lớp mà tôi tiến hành đánh giá thường

xuyên. Để làm được việc này giáo viên không những nghe phản ánh của các bạn,
thầy cô bộ môn mà giáo viên cũng trực tiếp quan sát các hoạt động của các em để
đưa ra nhận xét, đánh giá đúng nhất. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu
dương và có phần thưởng nhỏ động viên kịp thời. Cịn em nào chưa tốt hay quên đồ
dùng hoặc sách vở thì tôi sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm trước lớp. Nếu nhiều lần
không sửa chữa, giáo viên sẽ gặp riêng phân tích đúng sai để em hiểu hoặc ghi vào
sổ và điện thoại gặp bố mẹ,thông báo về cho phụ huynh biết để kịp thời đôn đốc
các em thực hiện tốt các nề nếp học tập.
b.6. Giải pháp 6: Kết hợp với giáo viên bộ môn và phụ huynh học sinh:
* Kết hợp với giáo viên bộ môn:
Từ những buổi đầu năm học tôi trao đổi với các thầy cô giáo bộ môn như: Âm
nhạc, Mĩ thuật, thể dục,... kết hợp rèn nề nếp cho các em.
Những buổi giáo viên chủ nhiệm khơng có tiết giáo viên bộ mơn nhắc các em
giữ gìn vệ sinh trường lớp, giữ gìn vệ sinh thân thể, bảo quản và giữ gìn sách vở đồ
dùng học tập.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

14


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

*Kết hợp với phụ huynh học sinh:
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi đã thông qua nội qui của trường lớp để
phụ huynh biết, từ đó nhắc nhở con em thực hiện tốt. Cũng trong buổi này tôi đã đề
ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn nếp cho học sinh.
- Hằng ngày, kiểm tra sách vở của các em.
- Nắm bắt được chương trình học của con để đơn đốc nhắc các em học và hồn

thành bài tập cơ giao.
- Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con đúng đủ theo thời khoá biểu để
các em tự tin trong học tập. Nếu các em không mang đủ đồ dung học tập các em sẽ
sợ cô, phải loay hoay mượn bạn mất nhiều thời gian. Nhưng cũng không để cho
con em mang quá nhiều sách vở đi học các em phải cịng lưng cõng sách, tìm đồ
dung cho mơn học cũng lâu.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.
- Để các giải pháp trên mang lại hiệu quả cao thì cần phối hợp chặt chẽ giữa 3
môi trường giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội. Một trong 3 mắt xích này tách
rời thì mọi nỗ lực của hai mơi trường cịn lại sẽ khơng thành cơng.
- Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình trong cơng việc, ln yêu thương trẻ, tạo
niềm tin và là chỗ dựa tinh thần khi các em có lỗi lầm. Tuyệt đối khơng nóng vội
khi giáo dục các em. Ln tìm hiểu kĩ nguyên nhân từng sự việc, lựa chọn phương
pháp phù hợp khi xử lí các tình huống.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
- Những biện pháp tôi đưa ra có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó tác động
qua lại với nhau đề hướng đến giáo dục học sinh một cách tồn diện về đức – trí thể - mĩ. Nhưng bên cạnh đó mỗi giải pháp mang lại hiệu quả nhất định. Qua những
giải pháp này giáo viên chủ nhiệm phần nào hình dung ra những công việc chủ yếu
mà giáo viên chủ nhiệm cần làm khi được phân công làm công tác chủ nhiệm.

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

15


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

e. Kết quả khảo nghiệm,giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi hiệu
quả ứng dụng

e1. Kết quả
Sau 6 tháng (từ tháng 9 năm 2016 đến hết tháng 2 năm 2017), tôi đã áp dụng
các biện pháp trên vào việc làm công tác chủ nhiệm ở lớp tôi đảm nhiệm lớp 5A tôi
thấy đã có những thay đổi rõ rệt về nề nếp cũng như chất lượng học tập.
Sĩ số: 35 học sinh
Học tập
Tháng
Tháng 9 + 10
Tháng 11 + 12
Tháng 1 + 2

Tốt

Chưa tốt

17hs
20
23

11hs
8
5

Vệ sinh

Kỉ luật
Tốt
Chưa tốt

Tốt


Chưa tốt

19hs
21
25

22hs
24
26

6hs
4
2

9hs
7
3

Nhìn chung các em đều rất ngoan, sạch sẽ gọn gàng, ý thức học tập tốt.
Trong các đợt kiểm tra của nhà trường, huyện, lớp tôi đều được khen là lớp có nề
nếp tốt.Kết quả năm học trước lớp tôi đứng trong tốp đầu của nhà trường hoàn
thành 100% tất cả các mặt. Đạt Lớp Tiên tiến xuất sắc, chi đội vững mạnh xuất sắc,
e .2. Phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Sáng kiến được giới hạn áp dụng cho công tác chủ nhiệm lớp 5A nói riêng và
lớp 4,5 ở trường Y JUT nói chung để đạt được chất lượng cao hơn về các mặt .Với
kinh nghiệm chủ nhiệm đã khá nhiều năm với các giải pháp này mang tính rất thực
tiễn ở lớp tơi,
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Giáo dục tiểu học là bậc học hết sức quan trọng, nó là nền tảng mang tính
quyết định đối với cuộc đời mỗi cá nhân. Do đó giáo viên Tiểu học nói chung và
giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng có một vị trí đặc biệt quan trọng. Lao động của
Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

16


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

giáo viên chủ nhiệm lớp ở Tiểu học là quá trình lao động sáng tạo khơng ngừng, sự
sáng tạo đó địi hỏi phải tồn diện: sáng tạo trong giảng dạy, trong việc tổ chức các
hoạt động học tập, vui chơi ... đặc biệt là trong việc giáo dục đạo đức và rèn luyện
kĩ năng sống cho các em. Vì vậy chỉ có những giáo viên nào thật sự tâm huyêt với
nghề, yêu thương và hết lịng vì học sinh thì mới hồn thành tơt nhiệm vụ cao cả
này.
Sau khi áp dụng các biện pháp trên tôi thấy nề nếp học tập cũng như nề nếp
sinh hoạt tập thể thay đổi rõ rệt. Chắc rằng mỗi giáo viên chủ nhiệm đề nhận thấy
học sinh ngoan, nề nếp kích thích giáo viên hứng thú hơn trong khi giảng dạy. Vì
vậy muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước tiên giáo viên chủ nhiệm phải làm
tốt cơng tác chủ nhiệm. Để làm tốt cơng việc này địi hỏi giáo viên phải thực sự yêu
thương học sinh, phải hết lịng vì học sinh thân u. Ln tìm tịi, học hỏi những
kinh nghiệm hay của đồng nghiệp để giáo dục các em. Có như vậy mới mong đạt
kết quả như mong muốn.
Trong q trình chủ nhiệm lớp ngồi việc áp dụng những phương pháp tơi đã
nêu trên ngồi tình yêu thương, chúng ta phải có niềm say mê với nghề nghiệp, và
cả lòng nhiệt thành, tinh thần trách nhiệm cao trong cơng việc thì mới thành cơng
trong sự nghiệp trồng người mà mình đã lựa chọn.
2. MỢT SỚ KIẾN NGHỊ

Để giáo viên đứng lớp làm tốt công tác chủ nhiệm đề nghị các cấp cần có
những hình thức để khuyến khích giáo viên như sau:
- Thường xuyên tuyên truyền, vận động phụ huynh coi việc giáo dục con em
mình là công việc quan trọng, phải kết hợp tốt cả ba mơi trường giáo dục: gia đình nhà trường - xã hội, khơng phó mặc cho thầy cơ giáo.
- Phịng giáo dục và các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo
về công tác chủ nhiệm để giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

17


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi. Tôi rất mong nhận được sự góp ý
của ban lãnh đạo các cấp để sáng kiến của tôi thêm phong phú.

LỜI CẢM ƠN
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân qua nhiều năm làm công tác
chủ nhiệm ở trường tiểu học Y Jut và thực tế áp dụng đối với học sinh đã đem lại
được một số kết quả khả quan trong việc nâng cao công tác chủ nhiệm lớp. Những

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

18


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.


kinh nghiệm mà tôi thực hiện và viết ra đây có thể khơng mới nhưng tôi đã vận
dụng những giải pháp đưa ra một cách sáng tạo, tuân thủ nghiêm túc nên nó đem lại
hiệu quả như bản thân mong muốn. Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức đoàn
thể, các tổ khối trong nhà trường đã phối kết hợp để có được kết quả này đặc biệt
xin cám ơn đội ngũ giáo viên đã góp ý trao đổi những kinh nghiệm q báu, phương
pháp chủ nhiệm tối ưu đã được áp dụng thành cơng, ln tìm những giải pháp tối
ưu để làm tốt công tác chủ nhiệm và đã đem lại những hiệu quả đáng ghi nhận. Tuy
nhiên đây chỉ là những kinh nghiệm thực tế của bản thân vì vậy chắc chắn trong
q trình ghi chép và hồn thành sáng kiến này cịn nhiều thiếu sót, chưa khoa học,
chưa đầy đủ. Kính mong hội đồng khoa học các cấp góp ý để sáng kiến kinh
nghiệm của tơi hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Ea hđing, tháng 2 năm 2017
Người viết

Bùi Thị Thắm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TT

Tên tài liệu tham khảo

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

19



Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

1

ĐIỀU LỆ
Trường tiểu học
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 51/2007/QĐ-BGDĐT

2
3

4
5
6

Bộ trưởng Bộ Giáo năm 2007
dục và Đào tạo)

Quy chế hoạt động của trường
Những điều giáo viên chủ nhiệm
cần biết

NXBLao động

Tạp chí

Dạy học ngày nay


2005

Bộ GD&ĐT

Sổ chủ nhiệm
Hoạt động dạy học và năng lực
sư phạm.

Bộ GD&ĐT

1995

MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

1
20


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu chính

II. PHẦN NỢI DUNG
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
a. Thuận lợi, khó khăn
b. Thành cơng, hạn chế
d. Các nguyên nhân tác động
.3 Nội dung thưc hiên biện pháp, giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp
c. Điều kiện thực hiện giải pháp
d. Mối quan hệ giữa các biện pháp
e. Kết quả khảo nghiệm của vấn đề nghiên cứu
III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận
III.2 Kiến nghị - Lời cảm ơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC

1-2
2
3
3
4-5
5
5-6
6-7
7
8
8-15
15

15
16
17
18-19
20
21

Ý KIẾN ĐÓNG GÓP
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

21


Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp nâng cao công tác chủ nhiệm ở lớp 5.

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Người thực hiện: Bùi Thị Thắm

22



×