Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.43 KB, 20 trang )

BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----------

MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
Chủ đề:

HỦY BỎ HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Sinh viên thực hiện : ĐINH THỊ ANH PHƯƠNG
Lớp

: K6B

Mã số sinh viên

: 183801010122

Hà Nội - 2020


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
B. PHẦN NỘI DUNG..................................................................................... 2
I. Khái quát chung về hủy bỏ hợp đồng ...................................................... 2
II. Hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện
hành .............................................................................................................. 2


1. Về điều kiện hủy bỏ hợp đồng .................................................................. 2
2. Một số trường hợp phát sinh hủy bỏ hợp đồng cụ thể ............................... 4
2.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ.................................. 4
2.2. Hủy bỏ hợp đồng do khơng có khả năng thực hiện ........................... 5
2.3. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng ......... 6
2.4. Hủy bỏ hợp đồng không đủ căn cứ ................................................... 7
3. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng ........................................................... 8
4. Trình tự hủy bỏ hợp đồng ......................................................................... 9
III. So sánh hủy bỏ hợp đồng với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng ............................................................................................................. 10
1. Điểm giống nhau .................................................................................... 10
2. Điểm khác nhau...................................................................................... 10
IV. So sánh hủy bỏ hợp đồng với hợp đồng dân sự vô hiệu ..................... 11
1. Điểm giống nhau .................................................................................... 11
2. Điểm khác nhau...................................................................................... 12
V. Mở rộng một số vấn đề liên quan ......................................................... 13
1. Đánh giá những quy định về hủy bỏ hợp đồng ....................................... 13
1.1. Ưu điểm.......................................................................................... 13
1.2. Hạn chế .......................................................................................... 15
2. Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện .............................................................. 16
C. KẾT LUẬN .............................................................................................. 17
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................................... 18


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

A. PHẦN MỞ ĐẦU
Hiện nay, hợp đồng dân sự đóng vai trị rất quan trọng trong đời sống kinh tế,
xã hội. Khi xã hội ngày càng phát triển thì giao dịch dân sự diễn ra ngày càng phổ
biến, phục vụ nhu cầu của các chủ thể tham gia. Do đó, việc ký kết và thực hiện hợp

đồng là một vấn đề rất quan trọng đối với các chủ thể tham gia. Chính vì vậy, Bộ luật
Dân sự 2015 được ban hành nhằm tạo cơ chế pháp lý đầy đủ liên quan đến hợp đồng
nhằm điều chỉnh mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hợp đồng và đảm bảo
sự thống nhất trong việc áp dụng pháp luật dân sự.
Tuy nhiên, không phải lúc nào hợp đồng đã ký kết cũng được thực hiện một
cách dễ dàng và đầy đủ. Trong q trình thực hiện hợp đồng khơng thể tránh khỏi
những trường hợp các bên vi phạm quan hệ nghĩa vụ, dù là vì lý do gì đi chăng nữa
cũng làm cho nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện hoặc thực hiện không đúng,
không đủ như cam kết, kéo theo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị ảnh hưởng.
Khi đó, pháp luật trao cho họ quyền được tuyên bố hủy bỏ hợp đồng là vơ cùng cần
thiết và hợp lý, qua đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên một cách tối
ưu nhất.
Do vậy, để làm rõ hơn về các quy định về hủy bỏ hợp đồng và thực trạng áp
dụng các quy định pháp luật hủy bỏ hợp đồng, em quyết định tìm hiểu đề tài “Hủy
bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành”. Việc nghiên
cứu đề tài nhận thấy được một số hạn chế, bất cập, qua đó, kiến nghị cơ quan có thẩm
quyền sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, góp phần hồn thiện pháp luật về hợp đồng.

1


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

B. PHẦN NỘI DUNG
I. Khái quát chung về hủy bỏ hợp đồng
Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa
các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”.
Như vậy, hợp đồng dân sự là giao dịch dân sự mà trong đó các bên tự trao đổi
ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện
một công việc cho bên kia, cùng nhau làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự nhất

định, đây còn là sự thỏa thuận để thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ đó.
Hủy bỏ hợp đồng là hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết
hợp pháp theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp
luật. Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên vi phạm những thỏa thuận được nêu trong hợp
đồng và đó là căn cứ để chấm dứt thực hiện nghĩa vụ giữa các bên hoặc do luật định.
Theo đó, các bên cùng thống nhất hủy bỏ việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong
trường hợp việc thực hiện này khơng cịn phù hợp với lợi ích của các bên. Trong một
số trường hợp khác, hủy bỏ hợp đồng được thực hiện theo ý chí của một bên khi có
các hành vi vi phạm hợp đồng.
II. Hủy bỏ hợp đồng theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành
1. Về điều kiện hủy bỏ hợp đồng
Về ngun tắc chung thì các bên khơng được quyền đơn phương hủy bỏ hợp
đồng mà không được sự đồng ý của bên đối tác. Việc hủy bỏ hợp đồng được coi là
ngoại lệ và phải được pháp luật quy định cụ thể.
Điều kiện hủy bỏ hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2015 được quy định cụ thể tại
khoản 1 Điều 423, theo đó:
“1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong
trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
2


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

c) Trường hợp khác do luật quy định.”
Hủy bỏ hợp đồng là một trong những quyền của các bên giao kết hợp đồng khi
điều kiện hủy bỏ hợp đồng xảy ra. Theo quy định trên, khi có sự vi phạm hợp đồng
thì sẽ trở thành điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng sẽ chấm dứt.
- Đối với trường hợp một bên vi phạm hợp đồng chỉ được coi là điều kiện hủy

bỏ hợp đồng nếu các bên đã thỏa thuận từ trước, sự vi phạm này có thể là nghiêm
trọng hoặc khơng nghiêm trọng, có thể là sự vi phạm bất cứ điều khoản nào của hợp
đồng, thì bên bị vi phạm có quyền hủy bỏ hợp đồng.
- Trường hợp một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng thì khơng phải
dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên. Sự vi phạm nghĩa vụ của một bên ln gây ảnh
hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia hoặc làm ảnh hưởng tới mục đích
giao kết hợp đồng của bên kia. Nhưng sự vi phạm nghiêm trọng đến mức làm cho
bên kia không đạt được mục đích giao kết hợp đồng thì hợp đồng buộc phải hủy bỏ.
- Ngoài trường hợp các bên thỏa thuận hoặc một bên vi phạm nghiêm trọng
nghĩa vụ hợp đồng, các bên cịn có thể hủy bỏ hợp đồng trong các trường hợp khác
do luật quy định. Việc hủy bỏ có thể xảy ra ngay cả khi khơng có sự vi phạm của bất
cứ bên nào trong hợp đồng mà có thể vì lý do khách quan dẫn đến mục đích giao kết
hợp đồng khơng thể đạt được hoặc có các quy định trong Luật chun ngành khác
thì nếu các bên khơng có thỏa thuận sẽ căn cứ vào các quy định này để xác định
quyền hủy bỏ hợp đồng của một bên trong quan hệ hợp đồng.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 423 Bộ luật dân sự năm 2015 giải thích “Vi phạm
nghiêm trọng là việc khơng thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho
bên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng”. Đồng thời, Điều 423
Bộ luật dân sự năm 2015 cũng giữ nguyên nghĩa vụ của bên hủy bỏ hợp đồng là phải
thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, trường hợp bên hủy bỏ khơng thơng
báo ngay mà gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia (khoản 3). Tuy

3


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

nhiên, khi xảy ra các điều kiện hủy bỏ hợp đồng thì bên có quyền có thể thực hiện
hoặc khơng thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng của mình.
2. Một số trường hợp phát sinh hủy bỏ hợp đồng cụ thể

Bên cạnh quy định về điều kiện chung để dẫn đến hủy bỏ hợp đồng, Bộ luật dân
sự năm 2015 cũng đã bổ sung thêm một số quy định riêng về hợp đồng dân sự có thể
bị hủy bỏ một trong những trường hợp sau:
2.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ
Điều 424 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp hủy bỏ hợp đồng do
chậm thực hiện nghĩa vụ như sau:
“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có
quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ
khơng thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng;
2. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên , hợp đồng
sẽ khơng đạt được mục đích nếu khơng được thực hiện trong thời hạn nhất định mà
hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ khơng thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền
hủy bỏ hợp đồng mà khơng phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này”
Cơ sở của sự hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này là sự vi phạm về thời hạn
thực hiện hợp đồng của một bên, tuy là sự vi phạm nghĩa vụ nhưng sự vi phạm này
không nghiêm trọng đến mức một bên khơng thể đạt được mục đích của việc giao
kết hợp đồng. Theo đó, căn cứ vào lợi ích của các bên khi tham gia quan hệ hợp
đồng, bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực
hiện trong một thời gian hợp lý tức là do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ, khơng
phải do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc do lỗi của bên có quyền thì
bên có quyền hồn tồn có thể hủy bỏ thực hiện hợp đồng đã giao kết.
Trong trường hợp có sự vi phạm nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện
đúng nghĩa vụ trong thời hạn nhất định, nhưng mức độ của sự vi phạm là nghiêm
trọng hơn, cụ thể là do thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn nên hợp đồng không
4


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

đạt được mục đích thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên có nghĩa vụ phải

chịu những hậu quả do hợp đồng bị hủy bỏ. Bên có quyền phải chứng minh được do
tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ khơng đạt được mục
đích nếu khơng thực hiện trong thời hạn nhất định, để tránh tình trạng tự ý hủy bỏ
hợp đồng của bên có quyền.
Ví dụ: A đặt mua 01 bó hoa và thoả thuận với bên bán B là giao hàng lúc 8h
sáng, nhưng đến tận 11h trưa B mới giao trong khi đó buổi lễ đã kết thúc. Trong
trường hợp này, theo quy định trên, A được quyền huỷ bỏ hợp đồng. Ở đây, chúng
ta phải xem mục đích của hợp đồng có đạt được hay không khi chậm thực hiện.
2.2. Hủy bỏ hợp đồng do khơng có khả năng thực hiện
Điều 425 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp hủy bỏ hợp đồng do
khơng có khả năng thực hiện như sau:
“Trường hợp bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được một phần hoặc tồn bộ
nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền khơng thể đạt được thì bên
cổ quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Việc hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp này có thể khơng xuất phát từ sự vi
phạm của các bên. Bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được một phần hoặc tồn bộ
nghĩa vụ có thể do khơng có đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện nghĩa vụ
(khả năng tài chính, khả năng tay nghề, khả năng về trình độ,…) hoặc cũng có thể vì
nhiều ngun nhân khác nhau (khơng có khả năng thực hiện nghĩa vụ, xảy ra sự kiện
bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan,…) khiến cho bên có nghĩa vụ không thể
thực hiện được nghĩa vụ.
Việc không thể thực hiện nghĩa vụ này khiến cho mục đích giao kết hợp đồng
của bên có quyền khơng thể đạt được. Do đó, bên có quyền có thể hủy hợp đồng vì
bất cứ lý do gì và có quyền u cầu bên không thể thực hiện nghĩa vụ phải bồi thường
thiệt hại.

5


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP


Ví dụ: A thuê B là một kiến trúc sư thiết kế ngôi biệt thự cho A. Hợp đồng đã
ký kết, B cũng đã gặp A để bàn bạc về các yêu cầu cơ bản. Tuy nhiên, sau đó B bị
tai nạn giao thông gãy tay không thể tiếp tục thiết kế ngay được, ảnh hưởng đến tiến
độ xây biệt thự của A và không thể thực hiện được nghĩa vụ thiết kế theo như trong
hợp đồng. Do đó, A có quyền hủy bỏ hợp đồng
2.3. Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng
Trường hợp hủy bỏ hợp đồng do tài sản bị mất, bị hư hỏng được quy định tại
Điều 426 Bộ luật dân sụ năm 2015, theo đó:
“Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng
mà khơng thể hồn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế
bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.
Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị
hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản
3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.”
Ta thấy rằng, khi một bên vi phạm hợp đồng làm mất mát, hư hỏng tài sản là
đối tượng của hợp đồng, thì bên vi phạm phải thay thế bằng một tài sản cùng loại
khác hoặc phải sửa chữa khắc phục thiệt hại. Đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng
thuộc điểm c khoản 1 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015. Tuy nhiên, một số loại tài sản
không thể thay thế hoặc sửa chữa được như đối tượng của hợp đồng là vật đặc định
duy nhất, khơng có vật thứ hai thay thế… Trường hợp này, bên bị vi phạm sẽ hủy bỏ
hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thay
thế bằng vật khác. Tuy nhiên, trên thực tế, bên có quyền khơng phải lúc nào cũng lựa
chọn phương án hủy bỏ hợp đồng như quy định của điều luật mà cịn có thể lựa chọn
các phương án khác khi có sự vi phạm hợp đồng đảm bảo lợi ích cho các bên chủ
thể, chẳng hạn như đơn phương chấm dứt hợp đồng,…
Trong trường hợp này, bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị
của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định
6



BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật dân sự năm 2015. Tuy nhiên
cần lưu ý đến yếu tố thời gian và không gian ảnh hưởng đến giá trị tài sản nhưng
Điều luật này lại không quy định cụ thể giá tài sản tại thời điểm (thời điểm giao kết
hợp đồng hay thời điểm hủy bỏ hợp đồng hay thời điểm bồi thường) và địa điểm nào.
Ví dụ: A có thỏa thuận bán một chiếc bình cổ cho B, tuy nhiên trong lúc giao
dịch do bất cẩn nên chiếc bình đó bị vỡ. Nếu A có tài sản cùng loại với chiếc bình cổ
để thay thế và được B chấp nhận thì hợp đồng vẫn tiếp tục được thực hiện. Tuy nhiên,
nếu bình cổ là vật đặc định duy nhất khơng có tài sản thay thế được thì B có quyền
hủy bỏ hợp đồng mua bán và yêu cầu A phải bồi thường khi có thiệt hại xảy ra.
2.4. Hủy bỏ hợp đồng khơng đủ căn cứ
Bên cạnh việc đưa ra các quy định xác định căn cứ để một bên tiến hành hủy bỏ
hợp đồng, Bộ luật dân sự năm 2015 còn đưa ra hướng xử lý trường hợp một bên hủy
bỏ hợp đồng mà không đủ căn cứ. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 427 Bộ luật dân sự năm
2015, “Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng khơng có căn cứ quy định tại các điều 423,
424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi
phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa
vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan”.
Trong trường hợp không dựa trên các căn cứ hủy bỏ trên mà một trong các bên
tuyên bố hủy bỏ hợp đồng với bên kia thì được xác định là vi phạm nghĩa vụ và phải
thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo qui định của
Bộ luật Dân sự và Luật khác có liên quan. Nếu một trong các bên tuyên bố hủy bỏ
hợp đồng mà không dựa trên các căn cứ trên thì xem như là vi phạm nghĩa vụ và phải
thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của
Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan. Quy định này là cần thiết để quy trách
nhiệm cho bên hủy bỏ hợp đồng mà khơng có căn cứ và nhằm hạn chế việc tùy tiện
trong việc hủy bỏ hợp đồng.


7


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

3. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
Khi việc hủy bỏ hợp đồng có giá trị pháp lý, tức là thỏa mãn các điều kiện, yêu
cầu luật định thì làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với các bên, cụ thể được quy định
tại Khoản 1, 2, 3, 4 Điều 427 Bộ Luật dân sự 2015:
“1. Khi hợp đồng bị huỷ bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực kể từ thời điểm giao
kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi
phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý
trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hồn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp khơng hồn trả được
bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hồn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hồn trả thì việc hồn trả phải được thực
hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Hậu quả liên quan đến quyền nhân thân khi hợp đồng bị hủy bỏ: Việc giải
quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật
Dân sự và luật khác có liên quan quy định.”
Thứ nhất, hợp đồng khơng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Khi
hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng có thể khơng có hiệu lực toàn phần hoặc một phần. Hợp
đồng được coi là khơng có hiệu lực một phần nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về
phạt vi phạm, thỏa thuận về bồi thường thiệt hại cũng như thỏa thuận về giải quyết
tranh chấp. Điều này cho thấy, chỉ cần một sự vi phạm xảy ra có thể dẫn đến nhiều
hậu quả như: hợp đồng bị hủy bỏ, bên vi phạm bị phạt vi phạm, bên vi phạm phải
bồi thường thiệt hại.

Thứ hai, hủy bỏ hợp đồng làm phát sinh nghĩa vụ hoàn trả những gì các bên đã
nhận từ nhau. Điều này cho phép các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận sau
8


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài
sản. Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp khơng hồn trả được
bằng hiện vật thì được quy đổi thành tiền để hoàn trả. Trường hợp các bên cùng có
nghĩa vụ hồn trả thì việc hồn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Thứ ba, khi hợp đồng bị hủy bỏ thì bên bị thiệt hại do bên kia vi phạm nghĩa vụ
được bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, hậu quả liên quan đến quyền nhân thân khi hợp đồng bị hủy bỏ. Hợp
đồng bị hủy bỏ có thể có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến quyền nhân thân
của các bên có liên quan như quyền đối với tính mạng, sức khỏe, quyền bí mật đời
tư… Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân
thân do Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan quy định.
4. Trình tự hủy bỏ hợp đồng
Khoản 3 Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trình tự hủy bỏ hợp đồng
như sau: “Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ,
nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Một là, về thời điểm thơng báo. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho
bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng, nếu không thơng báo mà gây thiệt hại thì phải
bồi thường. Cần lưu ý không phải thông báo ngay được xác định vào thời điểm nào
mà cần xác định thời điểm có hiệu lực của thơng báo, tức là khi bên có nghĩa vụ nhận
được thông báo hủy bỏ hợp đồng. Thông báo ngay được hiểu là thông báo kịp thời
để hạn chế tối đa thiệt hại của bên hủy bỏ hợp đồng cũng như bên bị hủy bỏ.
Hai là, về hình thức thông báo. Bên hủy bỏ phải thực hiện việc thông báo cho

bên kia biết về việc hủy bỏ hợp đồng. Pháp luật khơng quy định bất kỳ hình thức
thơng báo nào nên bên hủy bỏ có thể thơng báo với hình thức phù hợp nhất với các
bên như bằng lời nói hoặc bằng văn bản hủy hợp đồng,…

9


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

III. So sánh hủy bỏ hợp đồng với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Điểm giống nhau
- Đều được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015;
- Đều là hành vi pháp lý của một bên trong hợp đồng làm căn cứ chấm dứt hợp
đồng khi có những điều kiện do pháp luật quy định hoặc các bên có thoả thuận;
- Đều là quyền đơn phương của một bên trong hợp đồng;
- Đều phát sinh khi có hành vi vi phạm của bên kia;
- Hậu quả của đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng đều dẫn đến
việc chấm dứt việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng;
- Hợp đồng có thể bị chấm dứt bởi một bên chủ thể và bên chủ thể chấm dứt
hợp đồng có thể khơng phải bồi thường thiệt hại;
- Bên hủy bỏ, đơn phương chấm dứt phải thông báo ngay cho bên kia biết về
việc hủy bỏ, nếu khơng thơng báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường;
- Chỉ không phải bồi thường khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong
hợp đồng. Đây cũng là điều kiện để áp dụng việc hủy bỏ hoặc đơn phương chấm dứt
hợp đồng.
2. Điểm khác nhau
Tiêu chí

Hủy bỏ hợp đồng


Đơn phương chấm dứt hợp đồng

Căn cứ

Điều 423; 424; 425; 426; 427 Bộ

pháp lý

luật dân sự 2015

Các
trường
hợp

Điều 428 Bộ luật dân sự 2015

- Do chậm thực hiện nghĩa vụ

- Khi một bên vi phạm nghiêm

- Do khơng có khả năng làm

trọng nghĩa vụ trong hợp đồng

- Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị - Do hai bên thỏa thuận
mất

- Do pháp luật quy định

10



BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

Huỷ bỏ hợp đồng sẽ phát sinh
Điều kiện
phát sinh

Không cần có sự vi phạm hợp

khi một bên vi phạm hợp đồng là đồng hoặc vi phạm pháp luật, đơn
điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã

phương chấm dứt hợp đồng phát

thoả thuận hoặc pháp luật có quy sinh khi các bên có thoả thuận
định

hoặc pháp luật có quy định

Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp

Hợp đồng mất hiệu lực kể từ khi

Thời
điểm

chấm dứt đồng khơng có hiệu lực từ thời
hiệu lực


điểm giao kết

bên kia nhận được thông báo chấm
dứt.

hợp đồng
- Hợp đồng khơng có hiệu lực từ
thời điểm giao kết, các bên
Hậu quả

không phải thực hiện nghĩa vụ đã
thỏa thuận
- Hồn trả cho nhau những gì đã
nhận sau khi trừ đi chi phí

- Hợp đồng chấm dứt kể từ thời
điểm bên kia nhận được thông báo
chấm dứt
- Các bên không phải tiếp tục thực
hiện nghĩa vụ nữa

IV. So sánh hủy bỏ hợp đồng với hợp đồng dân sự vô hiệu
1. Điểm giống nhau
- Đều được quy định trong Bộ Luật dân sự 2015;
- Đều là các hình thức chấm dứt hiệu lực của hợp đồng dân sự;
- Bên làm xảy ra thiệt hại nghiêm trọng phải bồi thường cho bên kia;
- Hậu quả pháp lý: các bên chưa thực hiện hợp đồng thì các bên khơng được
thực hiện hợp đồng;
- Trách nhiệm hoản trả: Nếu các bên đã thực hiện hợp đồng thì phải hồn trả
cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi các chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng


11


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì
phải hồn trả bằng tiền tương đương với giá trị quy đổi từ vật.
2. Điểm khác nhau
Tiêu chí

Hủy bỏ hợp đồng

Hợp đồng dân sự vô hiệu

Căn cứ

Điều 423; 424; 425; 426; 427 Bộ

pháp lý

luật dân sự 2015

Điều kiện
chấm dứt
hợp đồng

- Vi phạm điều kiện hủy bỏ đã
thoả thuận
- Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ

hợp đồng

Điều 407 Bộ luật dân sự 2015
Hợp đồng dân sự vi phạm một
trong các điều kiện có hiệu lực của
hợp đồng
Hợp đồng dân sự vô hiệu do:
- Vi phạm điều cấm
- Giả tạo
- Người chưa thành niên, người
mất năng lực hành vi dân sự,

Các
trường
hợp chấm
dứt hợp
đồng

- Do chậm thực hiện nghĩa vụ
- Do khơng có khả năng làm
- Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị
mất

người hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện
- Nhầm lẫn
- Bị lừa dối, đe dọa
- Người xác lập khơng nhận thức
và làm chủ hành vi của mình
- Khơng tn thủ quy định về hình

thức
- Có đối tượng khơng thể thực
hiện được

12


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

Trách
nhiệm
thông báo

Bên hủy hợp đồng phải thông
báo cho bên kia về việc hủy bỏ,

Hợp đồng không đủ điều kiện có

nều khơng thơng báo mà gây

hiệu lực thì đương nhiên vơ hiệu

thiệt hại thì phải bồi thường
- Bên có lỗi phải bồi thường thiệt
hại (một trong số các bên trong
hợp đồng)

Trách

- Bên yêu cầu hủy hợp đồng nều


nhiệm bồi không có lỗi thì khơng phải bồi
thường

thường.
- Bên vi phạm hợp đồng phải bồi

Bên có lỗi gây thiệt hại có trách
nhiệm bồi thường (có thể là một
trong số các bên trong hợp đồng,
có thể là người thứ ba).

thường phần hợp đồng đã được
thực hiện (nếu có thỏa thuận).

V. Mở rộng một số vấn đề liên quan
1. Đánh giá những quy định về hủy bỏ hợp đồng
1.1. Ưu điểm
Theo khoản 1 Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2005, để hủy bỏ hợp đồng thì phải
thỏa mãn điều kiện: có hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã
thỏa thuận hoặc có hành vi vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà pháp luật đã
dự liệu (trong phần hợp đồng dân sự thông dụng, Bộ luật dân sự năm 2005 có quy
định những trường hợp được hủy bỏ). Thực tế, quy định như Bộ luật dân sự năm
2005 nêu trên là không đầy đủ, chưa bao quát hết những tình huống cần cho hủy bỏ
hợp đồng vì có trường hợp hợp đồng cần được huỷ bỏ do có vi phạm mà các bên
khơng thoả thuận về huỷ bỏ, pháp luật khơng có quy định cho hủy bỏ như trường
hợp bên mua đã nhận nhà hay quyền sử dụng đất nhưng lại không trả tiền. Từ những
bất cập nêu trên, đồng thời để thống nhất với Luật thương mại hiện hành, Bộ luật dân
13



BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

sự 2015 đã có những bổ sung mới tại khoản 1 Điều 423. Bên cạnh quy định về điều
kiện chung để dẫn đến hủy bỏ hợp đồng, Bộ luật dân sự năm 2015 cũng đã bổ sung
thêm một số quy định riêng cho phép hủy bỏ hợp đồng từ Điều 424 đến Điều 426.
Hợp đồng bị hủy bỏ có thể có những tác động, ảnh hưởng nhất định đến quyền
nhân thân của các bên có liên quan như quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy
tín; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình…. Tuy nhiên, Bộ luật
Dân sự năm 2005 đã khơng có quy định điều chỉnh hay giải pháp cụ thể xử lý trường
hợp này. Khắc phục hạn chế đó, khoản 4 Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy
định “việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân
thân do Bộ luật Dân sự hoặc luật khác có liên quan quy định”. Đây có thể nói là quy
định khá mới của Bộ luật Dân sự 2015 trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng: Bộ luật dân sự năm 2015 đã tách việc giải
quyết hậu quả của hủy bỏ hợp đồng thành một quy định riêng biệt và đồng thời bổ
sung thêm quy định về hướng xử lý (rõ ràng, cụ thể hơn thay vì đặt quy định này
trong cùng điều khoản về hủy bỏ hợp đồng như Bộ luật Dân sự năm 2005). Cụ thể
là: Khoản 3 Điều 425 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Khi hợp đồng bị hủy bỏ
thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết và các bên phải hoàn trả cho
nhau tài sản đã nhận; nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền”.
Trên thực tế, khi thực hiện hợp đồng các bên có thể chuyển giao cho nhau những thứ
không phải là tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nhà, xe hay giấy tờ
khơng có giá khác). Do đó, cần thay đoạn trên thành “các bên phải hồn trả cho
nhau những gì đã nhận” để bao quát mọi tình huống. Và khoản 2 Điều 427 Bộ luật
dân sự năm 2015 được sửa đổi thành “Các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã
nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát
triển tài sản…”. Ở đây, bổ sung đoạn “...sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện
hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản…” là phù hợp với thực tế. Bộ luật
Dân sự năm 2015 đã có sự đánh giá tầm quan trọng của việc giải quyết hậu quả khi

14


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

hợp đồng bị hủy bỏ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan áp dụng pháp luật khi
xem xét, giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng.
1.2. Hạn chế
Thực tế áp dụng các quy định về hủy bỏ hợp đồng cho thấy đã phát sinh những
vấn đề như sau:
- Một là, quy định “Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng khơng có căn cứ...” tại
khoản 5 Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa thực sự thuyết phục và dễ phát sinh
bất cập trong thực thi, bởi lẽ trong trường hợp một bên có đủ căn cứ để tuyên bố hủy
bỏ hợp đồng nhưng không đảm bảo quy định “thông báo ngay cho bên kia về việc
hủy bỏ” thì liệu có thể xem là hủy bỏ khơng có căn cứ hay khơng? Trong khi đó,
thơng báo về việc hủy bỏ hợp đồng đối với bên kia chỉ đơn giản là trình tự, thủ tục
của việc thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng của một bên khi hành vi của bên kia thỏa
mãn yêu cầu luật định.
- Hai là, bộ luật chưa quy định “hoàn trả những gì đã nhận” như là điều kiện
hủy bỏ hợp đồng mà thay vào đó quy định hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là hồn
trả những gì đã nhận. Điều này, vơ hình chung, dẫn tới tình huống khi hợp đồng bị
hủy bỏ nhưng các bên không thể hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi đó, sự cân
bằng của các bên khó có thể được đảm bảo bởi sự hủy bỏ hợp đồng.
- Ba là, bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 vẫn giữ nguyên quy định của Bộ
luật Dân sự năm 2005 về nghĩa vụ hồn trả bằng hiện vật, nếu khơng hồn trả được
bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hồn trả. Tuy nhiên, Bộ luật khơng quy
định rõ việc hồn trả có bao gồm những hoa lợi, lợi tức mà bên kia nhận được từ việc
thực hiện hợp đồng bị hủy bỏ, đặc biệt khi đối tượng phải hồn lại là một khoản tiền
thì vấn đề lãi suất sẽ được giải quyết như thế nào?
- Bốn là, khoản 1 Điều 427 Bộ luật dân sự 2015 quy định “Khi hợp đồng bị hủy

bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không thực hiện
nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa
15


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền u cầu bên kia
thanh tốn phần nghĩa vụ đã thực hiện”. Quy định này cho thấy, phạm vi thỏa thuận
còn hiệu lực như là hệ quả của việc hợp đồng bị hủy bỏ mang tính “đóng”, thiếu sự
linh hoạt, chưa có giải pháp khi hợp đồng bị hủy bỏ đối với bên thứ ba.
2. Kiến nghị, giải pháp hoàn thiện
Kể từ ngày Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực pháp luật đã tạo ra được những điểm
tích cực nhất định nhằm giải quyết vấn đề hủy bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, bên cạnh đó
vẫn cịn tồn tại những bất cập khó giải quyết. Do đó, cần có kiến nghị, giải pháp để
hồn thiện hơn:
- Quy định “Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại...”
tại khoản 5 Điều 427 Bộ luật Dân sự năm 2015 chưa thực sự thuyết phục và dễ phát
sinh bất cập trong thực thi. Vì vậy, nên sửa cụm từ “khơng có căn cứ” thành “khơng
đúng”;
- Giải pháp cho vấn đề “hồn trả những gì đã nhận”. Cần bổ sung thêm các
quy định tính khoản lãi trong hợp đồng vay tài sản khi xử lý hậu quả pháp lý hủy bỏ
hợp đồng vay tài sản. Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng có cách xử lý
vấn đề lãi suất khi một bên có nghĩa vụ hồn trả tiền thanh tốn đã nhận từ bên kia.
Bộ luật Dân sự của Nhật Bản quy định “nếu bất kỳ khoản tiền nào được hoàn trả thì
lãi suất phải cộng dồn từ thời điểm nhận khoản tiền đó”. Hủy bỏ hợp đồng làm phát
sinh nghĩa vụ hồn trả những gì là đối tượng của hợp đồng cùng với lợi tức của nó
và giá kèm lãi suất; do đó, nó chỉ có thể thực hiện khi bên muốn hủy hợp đồng có thể
hồn trả bất kỳ những gì họ có thể có nghĩa vụ hồn trả;
- Cần có giải pháp khi hợp đồng bị hủy bỏ đối với bên thứ ba;

- Cần bổ sung quy định về hủy bỏ hợp đồng đối với một số hợp đồng dân sự
thông dụng khác và một số hợp đồng dân sự khơng thơng dụng. Ví dụ: hợp đồng mua
bán tài sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng vận chuyển tài sản, hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất. Cần cụ thể hóa về hủy bỏ hợp đồng dân sự tại các luật
16


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

có liên quan đến hợp đồng dân sự như: Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng… và
các Nghị định hướng dẫn thi hành. Nội dung của các văn bản pháp luật về cùng một
vấn đề phải không chồng chéo, mâu thuẫn với nhau;
- Cần quy định hướng dẫn áp dụng giải quyết hậu quả việc hủy bỏ hợp đồng
liên quan đến quyền nhân thân cụ thể và chi tiết hơn;
- Cần tiếp thu, học hỏi, chắt lọc những quy định về việc hủy bỏ hợp đồng của
các quốc gia trên thế giới để áp dụng vào thực tiễn việc hủy bỏ hợp đồng ở Việt Năm
hiện nay.
C. KẾT LUẬN
Tóm lại, theo quy định của pháp luật, việc hủy bỏ hợp đồng chỉ được áp dụng
khi và chỉ khi có sự vi phạm hợp đồng, tuy nhiên, khơng phải vi phạm nào cũng có
thể áp dụng hủy bỏ hợp đồng. Do đó, hủy bỏ hợp đồng được quy định rõ ràng nhằm
giúp khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm hợp đồng.
Trong hoàn cảnh thực tế hiện nay, sự can thiệp của Nhà nước ta vào các quan
hệ hợp đồng là yếu tố vô cùng quan trọng để tạo nên sự minh bạch, có kỷ cương, trật
tự trong quan hệ hợp đồng. Vì vậy, Bộ luật dân sự cùng các văn bản quy phạm pháp
luật ra đời đã có những quy định cụ thể, rõ ràng giúp cho việc hủy bỏ hợp đồng được
diễn ra dễ dàng và công bằng hơn cho các bên tham gia thực hiện hợp đồng. Tuy
nhiên, trong q trình áp dụng vẫn cịn những hạn chế, bất cập buộc phải có những
điều chỉnh, để nâng cấp, cải thiện chất lượng khung khổ pháp lý và đáp ứng những
yêu cầu hội nhập và sánh vai với các cường quốc trên thế giới.


17


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT DÂN SỰ VN – FUWN – DTAP

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam
tập 2, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam tập
2, Nxb Cơng an nhân dân, Hà Nội;
3. Nguyễn Minh Tuấn (2016), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2015,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội;
4. Bộ luật dân sự năm 2015;
5. Bộ luật dân sự 2005;
6. Dương Văn Đức (2017), Hủy hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
< />
dồng-theo-pháp-luật-việt-nam-9774/>;
7. TS. Võ Sỹ Mạnh (2017), Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng theo BLDS
2015, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 86;
8. />9. />10. />11. ;
12. />13. />Cùng một số cơng trình nghiên cứu khoa học và trang thông tin khác…

18



×