Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Phân biệt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.99 KB, 13 trang )

BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT HÌNH SỰ VN – FUWN – DTAP

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
----------

Mơn: Luật Hình Sự (Phần các tội phạm)
Đề số 9:

PHÂN TÍCH CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA
TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN?
PHÂN BIỆT TỘI BẮT CÓC NHẰM CHIẾM ĐOẠT
TÀI SẢN VỚI TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN?
Sinh viên thực hiện : ĐINH THỊ ANH PHƯƠNG
Lớp

: K6B

Mã số sinh viên

: 183801010122

Hà Nội - 2020


BÀI TIỂU LUẬN – LUẬT HÌNH SỰ VN – FUWN – DTAP

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
B. NỘI DUNG ............................................................................................. 2
I. Khái niệm bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ........................................ 2


II. Các dấu hiệu pháp lý ............................................................................. 2
1. Khách thể của tội phạm ...................................................................... 2
2. Mặt khách quan của tội phạm............................................................. 3
3. Mặt chủ quan của tội phạm ................................................................ 5
4. Chủ thể của tội phạm ......................................................................... 5
III. Phân biệt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài
sản ................................................................................................................. 6
IV. Mở rộng một số vấn đề liên quan ......................................................... 8
1. Một số vấn đế vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật đối với tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản ............................................................... 8
2. Giải pháp bảo đảm việc áp dụng pháp luật đối với tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản..................................................................................... 9
C. KẾT LUẬN........................................................................................... 10
Danh mục tài liệu tham khảo ...................................................................... 11


1

A.

MỞ ĐẦU

Trong tình hình thế giới và khu vực có những diễn biến phức tạp, đất nước
có nhiều thay đổi về kinh tế - xã hội như hiện nay, tình hình tội phạm trên phạm
vi cả nước nói chung đang có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là nhóm các tội
xâm phạm sở hữu, trong đó bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là một trong những
hành vi nguy hiểm, xâm phạm đến quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Thực tế
cho thấy, công tác định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã
đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, việc định tội danh đối với tội bắt
cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vẫn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc nhất định, gây

ra khơng ít những khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng trong q trình định tội danh. Chính vì vậy, trước đòi hỏi của đất nước trong
việc nỗ lực hoàn thiện để hướng đến việc trở thành một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa thực sự, thì việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của
pháp luật và nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm
là điều thiết yếu.
Bộ luật hình sự năm 2015 ra đời, có thể coi đây là một bước đổi mới quan
trọng trong việc đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu
tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm
đoạt tài sản nói riêng, nó đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn, hướng dẫn cụ thể
hơn việc xác định đúng người đúng tội của Tòa án. Trên cơ sở kế thừa bộ luật cũ,
Bộ luật hình sự năm 2015 đã bổ sung, sửa đổi những thiếu sót, hạn chế của Bộ
luật hình sự năm 1999. Và để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, trong nội dung
bài tiểu luận dưới đây, tơi đã chọn đề tài “Phân tích các dấu hiệu pháp lý của tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản? Phân biệt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
với tội cưỡng đoạt tài sản?”. Thơng qua đó nêu lên những nhận xét, đánh giá của
mình về thực tiễn áp dụng các quy định liên quan đến tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản ra sao và đưa ra giải pháp để góp phần làm tồn diện hơn vấn đề này.


2

B.

NỘI DUNG

I. Khái niệm bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt người khác đem giấu ở một địa
điểm nào đó để làm con tin, nhằm uy hiếp buộc người muốn chuộc con tin (có thể
là người thân trong gia đình, bạn bè của người bị bắt…) phải giao tiền hoặc tài sản

khác thì mới thả người bị bắt. Trong đó:
Theo Từ điển Tiếng Việt, “bắt cóc” là bắt người một cách đột ngột và đem
giấu đi. Bắt cóc người khác phải thể hiện việc đưa người bị bắt giấu đi ở một nơi
nào đó mà khơng muốn cho người khác biết, đặc biệt là đối với người thân, gia
đình của người bị bắt (người muốn chuộc con tin). Bắt người làm con tin là bắt
và giữ lại để buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm
thoả mãn một yêu sách của người bắt, nhưng chỉ bắt người làm con tin nhằm buộc
người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới là bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản. Nếu bắt cóc nhằm mục đích khác thì khơng phải là bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản mà tuỳ trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Mục đích chiếm đoạt tài sản được hiểu là người phạm tội thực hiện hành vi
nhằm cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc quyền sở hữu của
chủ thể khác thành tài sản của mình. Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng được thực
hiện bằng hành động cụ thể và luôn là cố ý trực tiếp với mong muốn biến tài sản của
người khác thành của mình.
II. Các dấu hiệu pháp lý
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169 Bộ luật hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Để hiểu rõ hơn về tội phạm này, cần
xác định đầy đủ các dấu hiệu pháp lý được mô tả trong cấu thành cơ bản của tội
phạm. Cụ thể như sau:
1. Khách thể của tội phạm
Khách thể của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cùng một lúc xâm phạm
đến hai khách thể: quan hệ sở hữu (quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân) và quan hệ nhân thân (quyền tự do thân thể


3

của con người). Do đó, có người chỉ bị xâm phạm đến tài sản; có người chỉ bị xâm

phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; có người vừa bị xâm phạm
đến tài sản vừa bị xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự.
Thơng thường ở tội này, người bị bắt cóc là người bị xâm phạm đến tính
mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; còn người bị xâm phạm tài sản lại là những
người thân của người bị bắt cóc. Tuy nhiên, cũng có trường hợp người bị bắt cóc
đồng thời là người bị xâm phạm tài sản.
2. Mặt khách quan của tội phạm
a. Hành vi khách quan
Mặt khách quan của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được thể hiện ở
hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi này
được hiểu gồm hành vi bắt giữ người trái pháp luật và đe dọa người thân thích của
người bị bắt giữ đó.
Bắt cóc người khác làm con tin là hành vi bắt người trái pháp luật. Hành vi
bắt người làm con tin được thực hiện một cách lén lút và đưa người bị bắt đem
giấu ở một nơi nào đó rồi tìm cách thơng báo cho người thân của người bị bắt cóc
biết, cùng với yêu cầu người thân của họ phải nộp một số tiền thì mới thả người
bị bắt cóc, nếu khơng nộp tiền hoặc tài sản khác thì người bị bắt cóc sẽ bị nguy
hiểm đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm. Hành vi bắt người trái pháp luật được
thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như: dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực
hoặc bằng những thủ đoạn khác như cho uống thuốc ngủ, thuốc mê, lừa dối... để
bắt được người làm con tin. Thủ đoạn bắt cóc khơng phải là dấu hiệu đặc trưng
của hành vi phạm tội (khơng có ý nghĩa trong việc định tội), nhưng hành vi bắt
cóc người làm con tin lại là đặc trưng cơ bản của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản, bởi lẽ bắt người làm con tin chính là một thủ đoạn nhằm chiếm đoạt tài sản.
Ngồi hành vi bắt cóc người làm con tin, người phạm tội cịn có hành vi đe
doạ người khác (cơ quan, tổ chức hoặc người thân của con tin) nếu không giao
nộp tiền hoặc tài sản thì con tin sẽ bị giết, bị đánh đập, hành hạ... Hành vi đe doạ
người khác cũng có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như:



4

gọi điện thoại, viết thư, nhắn tin qua người khác hoặc trực tiếp gặp người thân của
con tin,...
Cùng với việc đe doạ người khác, người phạm tội cịn có thể có hành vi dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc có những hành vi, thủ đoạn khác đối với người
bị bắt làm con tin để người này sợ hãi mà yêu cầu cơ quan, tổ chức hoặc người
thân của mình nộp tiền hoặc tài sản như: đánh, trói, doạ giết, doạ đánh, doạ đem
bán ra nước ngoài, bán cho các ổ mại dâm... Đối với hành vi xâm phạm trực tiếp
đến con tin, nếu cấu thành một tội độc lập thì người phạm tội cịn bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội tương ứng với hành vi xâm phạm. Ví dụ: A, B bắt cóc C sau
đó ép C viết thư yêu cầu người thân giao 100 triệu cho chúng thì chúng mới thả
C. Tuy nhiên, trong lúc B đi gửi thư về nhà C thì A ở lại cưỡng hiếp C. Như vậy,
hành vi của A vừa cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản vừa cấu thành
tội hiếp dâm.
Người bị bắt cóc thơng thường là người có quan hệ thân thuộc với người có
tài sản, như ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu,… nhưng cũng có thể là bất kỳ
người nào mà người phạm tội cho rằng có thể sử dụng việc bắt giữ để uy hiếp tinh
thần người có tài sản để người này phải bỏ ra một khoản tiền hoặc tài sản chuộc
theo yêu cầu của người phạm tội.
Nếu hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc có những hành vi khác,
nhưng hành vi này được quy định là yếu tố định khung hình phạt quy định tại
khoản 2, khoản 3, khoản 4 của Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 thì người phạm tội
khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự thêm tội. Ví dụ: Người bị bắt làm con tin
bị trói, bị đánh đập gây tổn hại đến sức khoẻ có tỷ lệ thương tật trên 11%, thì
người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại đến sức khoẻ” mà người phạm tội chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo khung hình phạt tăng
nặng được quy định tại điểm g khoản 2 Điều 169 Bộ luật hình sự năm 2015.
b. Hậu quả

Hậu quả của tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản khơng phải là yếu tố bắt
buộc để định tội, nếu người phạm tội chưa gây ra hậu quả nhưng có ý thức chiếm


5

đoạt và đã thực hiện hành vi bắt cóc người làm con tin là tội phạm đã hoàn thành.
Tuy nhiên, nếu gây ra hậu quả thì tuỳ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm mà
người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt nặng
hơn hoặc là tình tiết xem xét khi quyết định hình phạt.
3. Mặt chủ quan của tội phạm
Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt được thực hiện do lỗi cố ý. Người phạm tội
nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhưng vẫn thực hiện
hành vi đó. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.
Nếu hành vi bắt cóc người làm con tin khơng nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
mà nhằm mục đích khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội phạm tương ứng khác. Ví dụ: Để trả
thù anh M, nên H bắt cóc con trai anh M mới ba tuổi để anh M phải hủy chuyến
đi cơng tác nước ngồi. Hành vi của H chỉ phạm tội bắt người trái pháp luật.
Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội là dấu hiệu bắt buộc đối với
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Mục đích này có thể có trước khi thực hiện
hành vi bắt cóc, nhưng cũng có thể xuất hiện trong hoặc sau khi đã thực hiện hành
vi bắt cóc người làm con tin. Ví dụ: Trong trường hợp đối với H vừa nêu ở trên,
sau khi đã bắt được con của anh M, H lại có ý định chiếm đoạt tài sản của anh M
và có những hành vi buộc anh M phải giao cho mình một khoản tièn thì mơí trả
con cho anh M, thì hành vi của H đã chuyển hoá từ tội bắt người trái pháp luật
sang tột bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.
4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và
đủ độ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015. Người phạm tội đủ 16 tuổi trở

lên, có năng lực TNHS phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm thuộc trường
hợp quy định tại khoản 1 và khoản 5; đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực TNHS đối
với trường hợp phạm tội tại khoản 2, 3, 4 của Điều 169 luật này.
Vì vậy, các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình
điều tra, truy tố, xét xử đối với người phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu


6

người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều
169 Bộ luật hình sự 2015 thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã
phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy
định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới
phải chịu trách nhiệm hình sự.
III. Phân biệt tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi cố ý đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn
uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội cưỡng đoạt tài sản cũng
có những điểm tương đồng như tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Do đó, trong
quá trình định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản cần phân biệt
rõ những dấu hiệu đặc trưng của hành vi phạm tội này với những dấu hiệu cơ bản
cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản.

Tiêu chí

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản (Điều 169)

Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170)


Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài
sản là hành vi bắt người làm con Tội cưỡng đoạt tài sản là hành vi
Khái niệm

tin nhằm buộc người khác phải đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ
nộp cho mình một khoản tiền đoạn khác uy hiếp tinh thần người
hoặc tài sản khác thì mới thả khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
người bị bắt.
Quyền sở hữu về tài sản của Nhà
Quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh

Khách thể

nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và quyền bất khả
nghiệp, cá nhân và quyền tự do xâm phạm về thân thể, tính mạng,
thân thể của con người

danh dự, nhân phẩm của con
người

Mặt khách Người phạm tội thực hiện hành Người phạm tội khơng có hành vi
quan

vi bắt giữ và đưa người bị bắt đến bắt cóc người khác làm con tin


7

một nơi nào đó rồi tìm cách nhằm chiếm đoạt tài sản, mà chỉ
thông báo cho người thân của là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực

người bị bắt cóc biết, đồng thời hoặc có thủ đoạn uy hiếp tinh thần
yêu cầu người thân của họ phải người khác làm cho người đó có
nộp tiền hoặc tài sản thì mới thả căn cứ lo sợ ràng nếu không để
người bị bắt cóc, nếu khơng nộp cho người phạm tội chiếm đoạt tài
tiền hoặc tài sản thì người bị bắt sản thì sau một khoảng thời gian
cóc sẽ bị nguy hiểm đến tính nhất định từ khi bị đe dọa, uy hiếp
mạng, sức khỏe, nhân phẩm.

tinh thần sẽ bị gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe người quản
lý tài sản hoặc người thân của
người đó

Người có quan hệ thân thuộc với
người có tài sản như con cái, cha,
mẹ,… nhưng cũng có thể là bất
kỳ người nào mà người phạm tội Người đang quản lý tài sản hoặc
Đối tượng

cho rằng có thể sử dụng việc bắt người thân của người quản lý tài

bị đe dọa

giữ để uy hiếp tinh thần người có sản (thơng thường là người quản
tài sản để người này phải bỏ ra lý tài sản)
một khoản tiền hoặc tài sản
chuộc theo yêu cầu của người
phạm tội
Thời điểm tội phạm hoàn thành


Thời điểm
tội phạm
hoàn
thành

Tội phạm hoàn thành khi đối được tính từ lúc người phạm tội
tượng thực hiệc được hành vi bắt thực hiện xong hành vi đe dọa sẽ
cóc người khác làm con tin nhằm dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn uy
mục đích chiếm đoạt tài sản của hiếp tinh thần người khác kèm
người khác

theo đòi hỏi về giao tài sản nhằm
mục đích chiếm đoạt


8

- Mức hình phạt thấp nhất là
phạt tù từ 02 đến 07 năm
Mức hình
phạt

- Mức hình phạt cao nhất là tù
chung thân
- Hình phạt đối với hành vi
chuẩn bị phạm tội là phạt tù từ
01 năm đến 05 năm

- Mức hình phạt thấp nhất là
phạt tù từ 01 đến 05 năm

- Mức hình phạt cao nhất là phạt
tù 20 năm
- Khơng có hình phạt cho hành
vi chuẩn bị phạm tội

IV. Mở rộng một số vấn đề liên quan
1. Một số vấn đế vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật đối với
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
Thứ nhất, việc xác định thời điểm hoàn thành của tội phạm vẫn có một số
quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, khi người phạm tội đã bắt
đầu thực hiện hành vi bắt cóc, khơng phụ thuộc vào việc đã bắt cóc được người
khác làm con tin hay chưa và chứng minh được hành vi bắt cóc đó nhằm chiếm
đoạt tài sản thì tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản đã hoàn thành. Quan điểm thứ
hai cho rằng, khi người phạm tội đã thực hiện được hành vi bắt cóc người khác
làm con tin và hành vi đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác thì
tội phạm đã hồn thành. Để thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý được mô tả trong cấu
thành tội phạm, cần xác định rằng, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản hoàn thành
khi người phạm tội thực hiện được hành vi bắt cóc người khác làm con tin và hành
vi đó nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Khi người phạm tội đã bắt đầu thực hiện
hành vi bắt cóc nhưng chưa bắt cóc được người khác làm con tin thì hành vi đó
chưa thỏa mãn dấu hiệu pháp lý được mô tả trong cấu thành cơ bản của tội phạm
“Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản…” (Khoản
1 Điều 169) nên tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chưa hồn thành.
Thứ hai, trong thực tiễn xét xử hiện nay vẫn cịn đang có sự tranh cãi, khơng
thống nhất về thời gian giam giữ người bị hại. Quan điểm thứ nhất cho rằng, nếu
có hành vi bắt và giam giữ con tin nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể truy cứu


9


trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, bất kể thời gian giam
giữ là bao lâu. Quan điểm thứ hai cho rằng, nếu thời gian giam giữ con tin không
nhiều, chẳng hạn như chỉ vài phút, thì khơng thể truy cứu trách nhiệm hình sự về
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự
về tội cưỡng đoạt tài sản. Điều này dẫn đến việc phân biệt giữa tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản với tội cưỡng đoạt tài sản là dựa trên thời gian giam giữ người
bị hại. Vì thế, nếu người phạm tội có hành vi bắt cóc người khác làm con tin nhằm
chiếm đoạt tài sản thì khơng kể thời gian giam, giữ con tin là bao lâu thì vẫn phạm
tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, ngay cả trong trường hợp đối tượng chưa bắt
cóc được người khác làm con tin nhưng đủ căn cứ chứng minh đối tượng có ý
định bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản.
Thứ ba, khi định tội danh chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội, vì hành vi bắt cóc là hành vi xâm phạm nghiêm trọng đến
quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, do đó, khi định tội danh đối với tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản, các chủ thể định tội danh phải cân nhắc, xác định cả 2
quan hệ xã hội này.
Thứ tư, vì là loại hình tội phạm có cấu thành phức tạp, cho nên tội bắt cóc
nhằm chiếm đoạt tài sản thường có cấu thành chồng lấn lên một số loại tội phạm
khác như tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp tài sản,… Do đó, khi định tội danh đối
với hành vi phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, các chủ thể định tội danh
khó tránh khỏi những nhầm lẫn, cũng như thiếu sót trong việc xác định tội danh.
2. Giải pháp bảo đảm việc áp dụng pháp luật đối với tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản
Sau khi BLHS 1985 ra đời, pháp luật hình sự Việt Nam đã có nhiều lần sửa
đổi, bổ sung, tuy nhiên, số lượng các văn bản hướng dẫn cịn hạn chế, do đó cần
tiếp tục đẩy mạnh cơng tác hướng dẫn áp dụng pháp luật. Các cơ quan thực thi
pháp luật trong phạm vi trách nhiệm của mình cần thường xuyên rà soát, nghiên
cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật cho phù hợp với
yêu cầu thực tiễn, tạo ra sự thống nhất, cũng như thuận lợi cho công tác phổ biến
và hoạt động áp dụng pháp luật.



10

Định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là quá trình giải
quyết vụ án hình sự xuyên suốt từ giai đoạn khởi tố cho đến khi bản án có hiệu
lực pháp luật. Do đó, hoạt động định tội danh có hiệu quả hay khơng phụ thuộc
rất nhiều vào năng lực cũng như chất lượng giải quyết vụ án hình sự của những
người tiến hành tố tụng, đây là đội ngũ giữ vai trò quyết định đến sự thành công
hay thất bại trong giải quyết vụ án hình sự, vì thế đối với nhóm chủ thể này cần
thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo nhằm nâng cao năng lực hoạt động
cũng như phẩm chất đạo đức.
Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền pháp luật trong quần chúng nhân
dân và cộng đồng dân cư, đồng thời nâng cao vai trò của nhân dân trong việc cảnh
giác, phòng ngừa đối với tội phạm này.
Tăng cường sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án
trong giải quyết các vụ án liên quan đến nhóm tội xâm phạm sở hữu có tính chất
chiếm đoạt nói chung và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản nói riêng.
C.

KẾT LUẬN

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đặc biệt nguy hiểm trong xã
hội, đây là một trong những loại tội phạm có mức độ phức tạp trong việc thực
hiện hành vi phạm tội, với những thủ đoạn khác nhau, ngoài việc xâm phạm đến
quan hệ sở hữu, thì hành vi này còn xâm phạm nghiêm trọng đến quan hệ nhân
thân như quyền sống, quyền tự do, quyền bất khả xâm phạm về thân thể... Vì vậy,
khi tiến hành giải quyết các vụ án hình sự, đặc biệt là trong cơng tác định tội danh,
việc xác định đúng hành vi phạm tội cũng như áp dụng đúng hình phạt khơng chỉ
có ý nghĩa trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích của cơng dân, bảo đảm pháp

chế, mà cịn có ý nghĩa quan trọng về mặt chính trị - xã hội, tạo ra sự ổn định trật
tự xã hội, cũng như uy tín của các cơ quan thực thi pháp luật.


11

Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2019), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), Tập 1, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội;
2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam
(Phần các tội phạm), Tập 1, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội;
3. Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017;
4. Bộ Luật hình sự năm 1999;
5. Đinh Văn Quế (2018), Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 phần Các tội
phạm, Quyển 4, Nxb Thông tin và truyền thơng, Hà Nội;
6. Nguyễn Ngọc Hịa (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) phần các tội phạm, Quyển 1, Nxb Tư
pháp, Hà Nội;
7. Nguyễn Thị Hải Yến (2019), Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản – Những
vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoa Luật - Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà
Nội;
8. Đào Văn Linh (2017), Định tội danh đối với tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt
tài sản theo pháp luật hình sự việt nam, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội;
9. Từ điển Tiếng Việt (2002), Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng;
Cùng một số công trình nghiên cứu khoa học và trang thơng tin khác…




×