Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Chuan kien thuc ki nang mon GDCD THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (735.83 KB, 131 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Biên soạn: MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - Đặng Thúy Anh CẤP Xuân THCSTrường - Nguyễn -. Lan. (Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán). Hà Nội- tháng 11 năm 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tác giả Nguyễn Xuân Trường Đặng Thuý Anh Ngô Thị Diệp Lan.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên cốt cán lớp cấp THPT thực hiện tài liệu Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, dưới sự chỉ đạo của Vụ Giáo dục Trung học với sự phối hợp của Chương trình phát triển giáo dục trung học, chúng tôi biên soạn tập Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Tài liệu gồm các phần Phần thứ nhất : Những vấn đề chung 1. Giới thiệu chương trình và Tài liệu tập huấn giáo giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở 2. Khái quát về tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Phần thứ hai : Tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các kĩ thuật dạy học tích cực 1. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Giáo dục công dân 2.Tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực 3. Tổ chức kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng Phần thứ ba: Hướng dẫn tổ chức tập huấn tại các địa phương Những vấn đề trình bày trong tập Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân Trung học cơ sở thể hiện sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, làm định hướng cho mỗi giáo viên thực hiện một cách sáng tạo, linh hoạt có hiệu quả trong những điều kiện cụ thể của việc dạy học ở địa phương. Điều quan trọng là phải thực hiện có kết quả việc thực hiện dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, vận dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực một cách linh hoạt, có hiệu quả, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cơ sở.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> vật chất ở địa phương khắc phục, xoá bỏ những sai lầm, thiếu sót làm hạn chế, giảm sút chất lượng giáo dục bộ môn. Việc đổi mới trong dạy học Giáo dục công dân ở trường phổ thông, đặc biệt việc vận dụng phương pháp và kĩ dạy học tích cực thực sự là “một cuộc cách mạng” trong dạy và học, đòi hỏi chúng ta phải nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, phát huy những bài học, kinh nghiệm, những thành tựu đã đạt và cương quyết đấu tranh chống các mặt tiêu cực, khắc phục những yếu kém. Vì hạn chế về thời gian và khả năng, mà tài liệu lại đề cập đến nhiều nội dung quan trọng, nên trong tài liệu này khó tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong có được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo. Trân trọng cảm ơn!. Các tác giả.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Phần thứ hai TỔ CHỨC DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân Trong xu thế đổi mới dạy học- giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) là một nhiệm vụ quan trọng. Khi đề cập đến vấn đề PPDH môn GDCD, trước hết chúng ta phải quan tâm đến những yêu cầu, những quan điểm có tính định hướng cho việc đổi mới PPDH môn học. Nghị quyết 4 của Trung ương Đảng khoá VII đã xác định “... phải khuyến khích tự học”, “... áp dụng phương pháp dạy học hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII tiếp tục khẳng định “ ... phải đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học”. Nghị quyết số 40 năm 2000 của Quốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định phải đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thể hệ trẻ. Định hướng đổi mới về PPDH của Đảng và nhà nước đã được pháp chế hoá trong văn bản pháp luật. Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung) năm 2009 Điều 28, khoản 2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vận dụng định hướng trên, trong dạy học môn GDCD cần nhấn mạnh các yêu cầu sau: 1. Đổi mới PPDH môn GDCD phải theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. Trong dạy học, GV phải biết vận dụng các phương pháp dạy học vào việc tổ chức hoạt động, kích thích HS nỗ lực suy nghĩ và tự tìm tòi, phát hiện. Những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cần hình thành ở HS không phải là những khuôn mẫu cho sẵn, mà trong quá trình học tập, HS tự khai thác thông tin, tự kiến tạo tri thức và kỹ năng, qua đó phát triển nhận thức, niềm tin và tình cảm đạo đức, pháp luật. 2. Đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn; khắc phục tính chất đơn điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Hiệu quả của việc sử dụng phương pháp dạy học môn GDCD phụ thuộc vào việc lựa chọn và kết hợp một cách hài hoà, hợp lý các phương pháp dạy học cụ thể, phù hợp với nội dung dạy học, với khả năng học tập và thái độ của HS đối với nhiệm vụ học tập, phù hợp với từng tình huống dạy học cụ thể để có thể tạo ra một thái độ tích cực, sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ học tập và có sự nỗ lực cao trong hoạt động. Cần kết hợp một cách linh hoạt, hợp lý nhiều phương pháp, cả phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, không phủ định hoàn toàn hoặc lạm dụng, tuyệt đối hoá vai trò vạn năng của một phương pháp nào; tuỳ từng bài, từng phần, tuỳ điều kiện dạy học của nhà trường, khả năng của HS và năng lực, sở trường của GV mà lựa chọn phương pháp. Việc kết hợp các PPDH thể hiện trong mỗi bài, mỗi hoạt động của giờ học. Sự đơn điệu trong việc sử dụng PPDH sẽ làm cho HS nhàm chán và do đó, hiệu quả giáo dục của môn học bị hạn chế. Phải phát triển nhiều phong cách, nhiều nghệ thuật giảng dạy khác nhau trong thiết kế và.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> thực hiện giờ học trên lớp, cũng như khuyến khích nhiều phong cách học tập khác nhau của HS. Bên cạnh đó, phải gắn đổi mới PPDH với đổi mới hình thức tổ chức dạy học, tăng cường tính chất tương tác, tính chất đối thoại trong các hình thức khác nhau của giờ học như học ở trên lớp, học tại địa điểm tham quan, học ở nhà; học theo lớp, theo nhóm - tổ, học cá nhân; học trong giờ ngoại khoá, học trong hoạt động Đoàn - Đội, trong công tác độc lập của cá nhân, trong sinh hoạt tập thể, thực hành đạo đức, pháp luật, nhằm phát huy tối đa hiệu quả của các mối quan hệ giáo dục, các lực lượng giáo dục. Cần chú trọng khuyến khích các hình thức tự học, tự liên hệ của HS. 3. Việc sử dụng PPDH môn GDCD cần định hướng vào việc phát triển tính tích cực nhận thức, kỹ năng học tập, thái độ tự giác và chủ động, khả năng độc lập hoạt động, khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề, khả năng tự kiểm tra đánh giá, khả năng tổ chức... của HS. Cần kiên quyết khắc phục tính chất áp đặt, đơn điệu và thụ động, vụn vặt và hình thức chủ nghĩa trong việc vận dụng các PPDH. Cần tạo ra những tình huống, những vấn đề giúp HS có cơ hội thể hiện lập trường, ý kiến cá nhân của bản thân về những vấn đề đạo đức, pháp luật trong cuộc sống. Những vấn đề trong dạy học môn GDCD (gồm những tri thức, kỹ năng, mẫu hành vi ứng xử...) có tác dụng kích thích HS suy nghĩ, phán đoán, lựa chọn những phương án để xử lý, tạo ra sự khác biệt giữa các lập luận, các biện pháp xử lý tình huống, nhờ vậy mà HS tích cực hoạt động và chiếm lĩnh các giá trị đạo đức, pháp luật một cách tự giác. 4. Dạy học môn GDCD phải gắn bó chặt chẽ với đời sống của cá nhân, tập thể và địa phương. GV phải hướng dẫn HS tìm hiểu các sự kiện, vấn đề đạo đức, pháp luật trong cuộc sống có liên quan với chủ đề bài học; hướng dẫn HS sử dụng và phát huy vốn kinh nghiệm của bản thân để phân tích, lý giải, đánh giá, tìm cách ứng xử phù hợp... Qua việc tổ chức cho HS xử lý các tình huống dạy học mà hình.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thành hệ thống giá trị mới trong mỗi em. Phương thức dạy học như vậy sẽ tạo nhiều cơ hội để HS tập dượt thể hiện tính năng động, tự giác trong lĩnh hội, tự xây dựng niềm tin cũng như tự trải nghiệm trong cuộc sống. 5. Cần tăng cường sử dụng các thiết bị và phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học. Việc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học có tác dụng: - Tạo điều kiện để thực hiện đổi mới PPDH, loại trừ khuynh hướng dạy chay làm cho các giờ học khô khan và mang tính chất lý thuyết, áp đặt đối với HS. - Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập của HS. - Làm cho việc dạy và học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn. Các thiết bị, phương tiện kĩ thuật dạy học là nguồn cung cấp các chất liệu để HS khai thác nội dung học tập một cách tích cực, tự giác. Trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, GV cần tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và thực hiện giờ dạy trên lớp. 6. Cải tiến các biện pháp và kỹ thuật quản lý, điều hành trong giờ học cho phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học. Công tác tổ chức, quản lý giờ học trong đổi mới dạy học không đơn thuần là GV trực tiếp chỉ đạo HS như trước đây và quan hệ trong giờ học không chỉ một chiều GV - HS, mà phải tạo ra được quan hệ giao lưu đa chiều, giao lưu giữa các cá nhân, tổ, nhóm HS và giao lưu giữa HS với HS là cơ bản. Cần tạo không khí sôi nổi, cuốn hút HS vào hoạt động bằng phong cách dân chủ, cởi mở và quan hệ giao tiếp linh hoạt, hấp dẫn, giàu cảm xúc, dựa trên cơ sở tự nguyện, sự thiện chí, tạo niềm vui, hứng thú, động viên khuyến khích HS phấn khởi học tập. Cần khắc phục tính chất áp đặt, quyền uy trong quan hệ giao tiếp của giờ học. 2. Giới thiệu một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học môn GDCD 2.1. Phương pháp thảo luận nhóm a/ Bản chất.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Thảo luận nhóm là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh được chia thành các nhóm nhỏ và trong một thời gian nhất định các nhóm cùng nhau thảo luận để giải quyết những vấn đề mà giáo viên đặt ra. Đặc trưng của phương pháp thảo luận nhóm là có sự tiếp xúc trực diện giữa những người tham gia và sự tự do trao đổi ý tưởng, quan điểm, kinh nghiệm của cá nhân; tạo ra sự khác biệt, sự hoà đồng hoặc sự gần nhau rất phong phú của các quan điểm, ý tưởng. b/ Tác dụng Thảo luận nhóm là phương pháp dạy học được sử dụng rộng rãi trong dạy học. Nó giúp học sinh tham gia một cách chủ động, tích cực vào quá trình học tập trên cơ sở có sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau; giúp học sinh hiểu vấn đề một cách sâu sắc, giáo dục tính độc lập, tư duy phê phán, biết lắng nghe ý kiến của người khác, hình thành quan điểm, lập trường cá nhân; phát triển năng lực giao tiếp và ý thức trách nhiệm của học sinh. c/ Cách thực hiện Thảo luận nhóm được tiến hành theo các bước sau : - Giáo viên giới thiệu chủ đề thảo luận - Chia lớp thành những nhóm nhỏ, giao nhiệm vụ cho các nhóm, quy định thời gian và phân công vị trí làm việc của từng nhóm. - Các nhóm thảo luận giải quyết các nhiệm vụ được giao, ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ lớn. - Từng nhóm cử đại diện trình bày kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. Các nhóm khác lắng nghe và trao đổi ý kiến, nhận xét, bổ sung. - GV tổng kết lại những nội dung, vấn đề mà học sinh cần nắm vững, định hướng nhận thức, hành vi của học sinh; nhận xét kết quả làm việc của các nhóm. d/ Một số điểm cần lưu ý.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Cần thường xuyên thay đổi thành phần của nhóm bằng các cách chia nhóm khác nhau, tạo điều kiện cho học sinh được hợp tác, giao lưu với tất cả các bạn trong lớp, không nên giữ nguyên thành phần của nhóm trong thời gian dài. Số lượng học sinh của nhóm không nên quá đông để tránh tình trạng một số em ỷ lại không tham gia hoạt động. Mỗi nhóm nên từ 4- 6 học sinh là phù hợp. - Mỗi nhóm cần cử nhóm trưởng để điều khiển nhóm làm việc và thư kí để ghi chép các ý kiến. Nhiệm vụ nhóm trưởng và thư kí cần luân phiên nhau để tất cả mọi học sinh đều có khả năng thực hiện. - Nhiệm vụ thảo luận phải phù hợp với chủ đề bài học, sát với trình độ, năng lực của học sinh. Các câu hỏi phải sáng sủa, ngắn gọn, rõ ràng, kích thích suy nghĩ của học sinh, tạo ra nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. - Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau, tuỳ từng hoạt động. - Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần theo dõi, khuyến khích và giúp đỡ khi cần thiết (điều chỉnh để cuộc thảo luận đi đúng hướng, động viên những học sinh nhút nhát tham gia ý kiến, gợi ý khi cuộc thảo luận gặp khó khăn, bế tắc ...). - Cần bố trí chỗ làm việc của các nhóm sao cho thuận lợi, để các thành viên có thể hướng vào nhau, lắng nghe và cùng chia sẻ suy nghĩ/ý tưởng. - Cách trình bày kết quả thảo luận nhóm có thể bằng nhiều hình thức : bằng lời, bằng tranh vẽ, sơ đồ, đóng vai ... Cần luân phiên nhau trình bày kết quả thảo luận của nhóm. 2.2. Phương pháp xử lí tình huống a/ Bản chất Tình huống là một hoàn cảnh thực tế gắn với câu chuyện, có nhân vật, trong đó chứa đựng những mâu thuẫn, xung đột mà người ta phải đưa ra quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác nhau. Tình huống trong dạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Xử lí tình huống là phương pháp trong đó giáo viên đưa học sinh vào những tình huống/vấn đề có thực trong cuộc sống, chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết và hướng dẫn, kích thích học sinh chủ động, tự lực tìm hiểu tình huống, tìm giải pháp cần thiết để giải quyết tình huống/vấn đề đó. b/ Tác dụng Xử lí tình huống có tác dụng kích thích học sinh suy nghĩ tìm tòi cách xử lí, giải quyết vấn đề/tình huống, giúp học sinh có cách nhìn toàn diện trước các tình huống/vấn đề của cuộc sống có liên quan đến bản thân, biết cách giải quyết một cách có hiệu quả đối với những khó khăn, thách thức của cuộc sống, từ đó biết nhìn nhận lại mình và có suy nghĩ, hành động tích cực trong cuộc sống; rèn luyện kĩ năng tư duy phê phán và kĩ năng ra quyết định. c/ Cách thực hiện Xử lí tình huống được thực hiện theo các bước sau : - Đưa học sinh vào tình huống GV cho học sinh xem xét một tài liệu mô tả trường hợp nào đó phản ánh vấn đề pháp luật cần tìm hiểu và giải quyết. Tình huống có thể do giáo viên mô tả bằng lời, có thể học sinh kể hoặc đọc trong tài liệu do giáo viên cung cấp, có thể qua băng hình, phim video, có thể do học sinh đóng ... Trong quá trình mô tả tình huống, nếu có các phương tiện hỗ trợ như tranh/ảnh, băng hình, sơ đồ, bảng biểu ... thì càng tốt. - Học sinh tìm hiểu tình huống và giải thích tình huống Ở bước này, học sinh cần phải xác định, nhận diện được tình huống/vấn đề. Các em có thể thảo luận những điều còn thắc mắc hoặc đưa ra câu hỏi để giáo viên giải đáp. - Tìm giải pháp giải quyết tình huống + Học sinh suy nghĩ tìm cách giải quyết tình huống, đề xuất giải pháp của cá nhân, lí giải, lập luận để bảo vệ giải pháp đó..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> + Liệt kê các các cách giải quyết có thể có. + Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết (mặt, lợi, mặt hại, cảm xúc ...). - Lựa chọn giải pháp Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn, tìm giải pháp hợp lí, đúng đắn nhất, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, pháp luật mà bài học đặt ra. - Quyết định hành động Học sinh quyết định và thực hiện trong thực tế theo cách giải quyết tình huống đã lựa chọn d/ Một số điểm cần lưu ý - Tình huống/vấn đề đưa ra để học sinh xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau : + Tình huống cần phải liên hệ với kinh nghiệm sống thực của học sinh. + Tình huống phải chứa đựng mâu thuẫn/vấn đề, có thể liên quan liên đến nhiều phương diện, gợi ra cho học sinh nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết. + Tình huống phải vừa sức với khả năng của học sinh và có thể giải quyết trong điều kiện cụ thể. + Tình huống cần có thể có nhiều cách giải quyết khác nhau, giúp học sinh hiểu được rằng một tình huống thực tiễn có nhiều phương diện xem xét khác nhau, nhiều cách giải quyết, không phải là duy nhất. - Phương án giải quyết tình huống tối ưu đối với mỗi học sinh có thể giống nhau hoặc khác nhau. Giáo viên chỉ nên định hướng cho học sinh, không nên áp đặt một phương án nào. 2.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình a/ Bản chất.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện sau khi học sinh được nghe/đọc hoặc quan sát băng hình/phim video. b/ Tác dụng Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, dễ hiểu đối với học sinh. c/ Cách thực hiện Nghiên cứu trường hợp điển hình được thực hiện theo các bước sau : - Học sinh đọc hoặc nghe kể/xem về trường hợp điển hình - Suy nghĩ về nội dung câu chuyện (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác). - Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV. d/ Một số điểm cần lưu ý - Vì trường hợp điển hình được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nên nó phải tương đối phức tạp, với các tuyến nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản. - Trường hợp điển hình phải phù hợp với trình độ của học sinh và thời lượng cho phép. - Có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một trường hợp điển hình hoặc phân công mỗi nhóm nghiên cứu một trường hợp khác nhau. 2.4. Phương pháp đóng vai a/ Bản chất Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Học sinh sẽ đóng vai các nhân vật, thể hiện cách xử lí giải quyết tình huống trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy. b/ Tác dụng - Đóng vai có nhiều ưu thế trong việc rèn luyện kĩ năng ứng xử cho học sinh, giúp học sinh có cơ hội thực hành những kĩ năng ứng xử trong điều kiện có sự kiểm soát, điều chỉnh trước khi xảy ra tình huống thực. - Học sinh hứng thú với hoạt động. - Làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh trong việc tìm kiếm cách xử lí và thể hiện cách ứng xử. - Làm thay đổi thái độ, hành vi của người học theo hướng tích cực. - Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói và việc làm của các vai diễn. c/ Cách thực hiện Đóng vai được tiến hành theo các bước sau : - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm. - Các nhóm thảo luận nghiên cứu tình huống. xây dựng kịch bản, chuẩn bị vai diễn và phân công đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai thể hiện cách ứng xử trong tình huống. - Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử của các vai diễn. - GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho. d/ Một số điểm cần lưu ý - Tình huống để đóng vai cần để mở để học sinh tự tìm cách giải quyết, cách ứng xử phù hợp; không cho trước “ kịch bản”, lời thoại. - Tình huống đóng vai phải có tính mục đích thật rõ ràng, không nên quá phức tạp và phải có nhiều cách giải quyết..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai, mỗi nhóm thể hiện cách ứng xử khác nhau, trên cơ sở đó học sinh nhận xét, đánh giá, so sánh các cách ứng xử và lựa chọn cách ứng xử tối ưu. - Phải dành thời gian thích hợp cho học sinh thảo luận xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai. - Trong khi học sinh thảo luận và chuẩn bị đóng vai, giáo viên nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ học sinh khi cần thiết. 2.5. Phương pháp dự án a/ Bản chất Dạy học theo dự án là một phương pháp dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được. b/ Tác dụng - Kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh - Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm và sự sáng tạo của người học. - Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực hợp tác trong công việc, năng lực đánh giá. - Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn - Rèn luyện nhiều kĩ năng sống như hợp tác, giao tiếp, ra quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu, quản lí thời gian .... c/ Cách thực hiện Phương pháp dự án được thực hiện qua các bước sau : - Lựa chọn chủ đề : GV cùng học sinh đề xuất chủ đề, mục đích của dự án. GV có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựa chọn và cụ thể hoá thành những tiểu chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Xây dựng kế hoạch dự án : Học sinh xây dựng đề cương, kế hoạch thực hiện dự án. Trong kế hoạch cần xác định nội dung những công việc cần làm, dự kiến thời gian cho từng công việc, phân công thực hiện. - Thực hiện kế hoạch dự án : Trong bước này, các thành viên và nhóm cần thực hiện các công việc đã được phân công, thu thập và xử lí thông tin, tìm câu trả lời cho các vấn đề cần giải quyết. - Trình bày kết quả dự án : Học sinh trình những điều đã học được, tìm thấy hay tạo ra. Kết quả được trình bày dưới những hình thức khác nhau : bài thu hoạch, báo cáo, tranh ảnh, văn thơ, triển lãm, mô hình, diễn kịch, biểu diễn văn nghệ, phim video ... - Đánh giá dự án : Giáo viên và học sinh cùng đánh giá quá trình thực hiện và kết quả của dự án, rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo. d/ Một số điểm cần lưu ý - Đề tài dự án phải phù hợp với thực tiến địa phương, phù hợp với khả năng và hứng thú của học sinh. - Kế hoạch thực hiện dự án phải cụ thể, huy động được sự tích cực tham gia của học sinh. - Trong các nhóm nên có cả học sinh khá giỏi và học sinh yếu để có thể giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. - Trong quá trình thực hiện dự án, giáo viên cần quan tâm động viên và hỗ trợ kịp thời khi học sinh gặp khó khăn. 3. Giới thiệu một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng trong dạy học môn GDCD Các kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng cùng với các phương pháp dạy học, có tác dụng hỗ trợ để việc sử dụng phương pháp có hiệu quả hơn. Dưới đây xin giới thiệu một số kĩ thuật dạy học tích cực có thể áp dụng trong dạy học môn GDCD..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3.1. Kĩ thuật động não (công não) Động não là kĩ thuật giúp cho HS trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề nào đó. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng. Động não thường được sử dụng trong giai đoạn giới thiệu vào một chủ đề; tìm các phương án giải quyết vấn đề; thu thập các khả năng lựa chọn và suy nghĩ khác nhau. Động não có thể tiến hành theo các bước sau : - Giáo viên nêu câu hỏi hoặc vấn đề cần được trả lời hoặc giải quyết. - Khích lệ HS phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt. - Liệt kê tất cả mọi ý kiến lên bảng, không loại trừ một ý kiến nào, trừ trường hợp trùng lặp. - Phân loại các ý kiến. - Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng - Tổng hợp ý kiến của HS và rút ra kết luận. 3.2. Kĩ thuật khăn trải bàn - HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Mỗi nhóm có một tờ giấy A0 đặt trên bàn, như là một chiếc khăn trải bàn. - Chia giấy A0 thành phần chính giữa và phần xung quanh, tiếp tục chia phần xung quanh thành 4 hoặc 6 phần tuỳ theo số thành viên của nhóm (4 hoặc 6 người). - GV nêu câu hỏi hoặc vấn đề cho các nhóm. - Mỗi thành viên trong nhóm suy nghĩ và viết các ý tưởng của mình vào phần cạnh “khăn trải bàn” trước mặt mình. Sau vài phút, khi mọi người đều đã xong, thảo luận nhóm, tìm ra những ý tưởng chung và viết vào phần chính giữa “khăn trải bàn”. 3.3. Kĩ thuật phòng tranh Kĩ thuật này có thể sử dụng cho hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm. - GV nêu câu hỏi/ vấn đề cho cả lớp hoặc cho các nhóm..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Mỗi thành viên ( hoạt động cá nhân) hoặc các nhóm (hoạt động nhóm) phác hoạ những ý tưởng về cách giải quyết vấn đề trên một tờ bìa và dán lên tường xung quanh lớp học như một triển lãm tranh. - HS cả lớp đi xem “ triển lãm’’và có thể có ý kiến bình luận hoặc bổ sung. - Cuối cùng, tất cả các phương án giải quyết được tập hợp lại và tìm phương án tối ưu. 3.4. Kĩ thuật công đoạn - HS được chia thành các nhóm, mỗi nhóm được giao giải quyết một nhiệm vụ khác nhau. - Sau khi các nhóm thảo luận và ghi kết quả thảo luận vào giấy A0 xong, các nhóm sẽ luân chuyển giấy AO ghi kết quả thảo luận cho nhau (nhóm 1 chuyển cho nhóm 2, Nhóm 2 chuyển cho nhóm 3, Nhóm 3 chuyển cho nhóm 4, Nhóm 4 chuyển cho nhóm 1). - Các nhóm đọc và góp ý kiến bổ sung cho nhóm bạn. Sau đó lại tiếp tục luân chuyển kết quả cho nhóm tiếp theo và nhận tiếp kết quả từ một nhóm khác để góp ý. - Cứ như vậy cho đến khi các nhóm đã nhận lại được tờ giấy A0 của nhóm mình cùng với các ý kiến góp ý của các nhóm khác. Từng nhóm sẽ xem và xử lí các ý kiến của các bạn để hoàn thiện lại kết quả thảo luận của nhóm. Sau khi hoàn thiện xong, nhóm sẽ treo kết quả thảo luận lên tường lớp học. 3.5. Kĩ thuật hỏi và trả lời - GV (hoặc 1 HS) bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS khác trả lời câu hỏi đó. - HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. - HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời và đặt câu hỏi cho các bạn cùng lớp. Việc hỏi và trả lời cứ tiếp tục cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động này lại..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 3.6. Kĩ thuật “Hỏi chuyên gia” - HS xung phong (hoặc theo sự phân công của GV) tạo thành các nhóm “chuyên gia” về một chủ đề nhất định. - Các ”chuyên gia” nghiên cứu và thảo luận với nhau về những tư liệu có liên quan đến chủ đề mình được phân công. - Nhóm ”chuyên gia” lên ngồi phía trên lớp học - Một em trưởng nhóm ”chuyên gia” (hoặc GV) sẽ điều khiển buổi “tư vấn”, mời các bạn HS trong lớp đặt câu hỏi rồi mời ”chuyên gia” giải đáp, trả lời. 3.7. Kĩ thuật “ Trình bày một phút” Đây là kĩ thuật tạo cơ hội cho HS tổng kết lại kiến thức đã học và đặt những câu hỏi về những điều còn băn khoăn, thắc mắc bằng các bài trình bày ngắn gọn và cô đọng với các bạn cùng lớp. Các câu hỏi cũng như các câu trả lời HS đưa ra sẽ giúp củng cố quá trình học tập của các em và cho GV thấy được các em đã hiểu vấn đề như thế nào. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: - Cuối tiết học (thậm chí giữa tiết học), GV yêu cầu HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi sau: Điều quan trọng nhất các em học đuợc hôm nay là gì? Theo các em, vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?... - HS suy nghĩ và viết ra giấy. Các câu hỏi của HS có thể dưới nhiều hình thức khác nhau. - Mỗi HS trình bày trước lớp trong thời gian 1 phút về những điều các em đã học được và những câu hỏi các em muốn được giải đáp hay những vấn đề các em muốn được tiếp tục tìm hiểu thêm. 3.8. Kĩ thuật lược đồ tư duy Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Cách tiến hành như sau: - Viết tên chủ đề ở trung tâm, hay vẽ một hình ảnh phản ánh chủ đề. - Từ chủ đề/ ý tưởng chính ở trung tâm, vẽ các nhánh chính, trên mỗi nhánh chính viết một nội dung lớn của chủ đề hoặc các ý tưởng có liên quan xoay quanh ý tưởng trung tâm nói trên. - Từ mỗi nhánh chính vẽ tiếp các nhánh phụ để viết tiếp những nội dung thuộc nhánh chính đó. - Tiếp tục như vậy ở các tầng phụ tiếp theo. Ứng dụng của lược đồ tư duy Lược đồ tư duy có thể ứng dụng trong nhiều tình huống khác nhau như: - Tóm tắt nội dung, ôn tập một chủ đề. - Trình bày tổng quan một chủ đề. - Thu thập, sắp xếp các ý tưởng. 3.9. Kỹ thuật XYZ Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người. Ví dụ kỹ thuật 635 thực hiện như sau: - Mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh. - Tiếp tục như vậy cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác; - Con số X-Y-Z có thể thay đổi. Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến. 3.10. Kỹ thuật " bể cá".

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Kỹ thuật bể cá là một kỹ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm HS ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những HS khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những HS thảo luận. Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi. HS tham gia nhóm quan sát có thể ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm. Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận "bể cá", vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xem những con cá trong một bể cá cảnh. Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau. Bảng câu hỏi cho những người quan sát: - Người nói có nhìn vào những người đang nói với mình không ? - Họ có nói một cách dễ hiểu không ? - Họ có để những người khác nói hay không ? - Họ có đưa ra được những luận điểm đáng thuyết phục hay không ? - Họ có đề cập đến luận điểm của người nói trước mình không ? - Họ có lệch hướng khỏi đề tài hay không ? - Họ có tôn trọng những quan điểm khác hay không ? 3.11. Kĩ thuật ”đọc hợp tác” (còn gọi là đọc tích cực) Kĩ thuật này nhằm giúp HS tăng cường khả năng tự học và giúp GV tiết kiệm thời gian đối với những bài học/phần đọc có nhiều nội dung nhưng không quá khó đối với HS. Cách tiến hành như sau: - GV nêu câu hỏi/yêu cầu định hướng HS đọc bài/phần đọc. - HS làm việc cá nhân:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> + Đoán trước khi đọc: Để làm việc này, HS cần đọc lướt qua bài đọc/phần đọc để tìm ra những gợi ý từ hình ảnh, tựa đề, từ/cụm từ quan trọng. + Đọc và đoán nội dung : HS đọc bài/phần đọc và biết liên tưởng tới những gì mình đã biết và đoán nội dung khi đọc những từ hay khái niệm mà các em phải tìm ra. + Tìm ý chính: HS tìm ra ý chính của bài/phần đọc qua việc tập trung vào các ý quan trọng theo cách hiểu của mình. + Tóm tắt ý chính. - HS chia sẻ kết quả đọc của mình theo nhóm 2, hoặc 4 và giải thích cho nhau thắc mắc (nếu có), thống nhất với nhau ý chính của bài/phần đọc. - HS nêu câu hỏi để GV giải đáp (nếu có). Lưu ý: Một số câu hỏi GV thường dùng để giúp HS tóm tắt ý chính: - Em có chú ý gì khi đọc ............ ? - Em nghĩ gì về................... ? - Em so sánh A và B như thế nào? - A và B giống và khác nhau như thế nào? - ... 3.12 Kĩ thuật “Chúng em biết 3” - GV nêu chủ đề cần thảo luận. - Chia HS thành các nhóm 3 người và yêu cầu HS thảo luận trong vòng 10 phút về những gì mà các em biết về chủ đề này. - HS thảo luận nhóm và chọn ra 3 điểm quan trọng nhất để trình bày với cả lớp. - Mỗi nhóm sẽ cử một đại diện lên trình bày về cả 3 điểm nói trên. II. TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 1. Mối quan hệ giữa Chương trình giáo dục phổ thông, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng và sách giáo khoa Để hiểu rõ mối quan hệ giữa Chương trình, hướng dẫn thực hiện chuẩn và sách giáo khoa, trước hết phải hiểu thế nào là chương trình giáo dục phổ thông. Luật Giáo dục (sửa đổi, bổ sung) năm 2009 nêu rõ: ”Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29 khoản 1). Chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ của Chương trình giáo dục phổ thông được thể hiện cụ thể trong các chương trình môn học/hoạt động giáo dục và các chương trình cấp học. Đối với mỗi môn học, mỗi cấp học, mục tiêu của môn học, cấp học được cụ thể hoá thành chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học, cấp học. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình môn học là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của môn học mà HS cần phải và có thể đạt được sau mỗi đơn vị kiến thức (mỗi bài/chủ đề/chủ điểm). Trong chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với người học được cụ thể hoá ở các chủ đề (chương, bài) của chương trình môn học theo từng lớp và ở các lĩnh vực học tập; đồng thời chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ cũng được thể hiện ở phần cuối của chương trình mỗi cấp học. Như vậy có thể hiểu chuẩn kiến thức, kĩ năng là thành phần của chương trình, quy định mức độ tối thiểu cần đạt được của chương trình, thể hiện ở các yêu.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> cầu cụ thể, rõ ràng về kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ đối với từng chủ đề/bài. Dạy học phải theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng sẽ tạo nên sự thống nhất, làm hạn chế tình trạng dạy học quá tải do đưa thêm nhiều nội dung nặng nề, quá cao so với yêu cầu của chương trình môn học. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng là những điều giải thích chuẩn, chỉ ra những nội dung cụ thể cần đạt được về kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ đối với từng chuẩn. ”Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.” (Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 Điều 29, khoản 2). Sách giáo khoa là tài liệu học tập cơ bản của HS, là sự cụ thể hoá hơn các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ của chương trình. Sách giáo khoa bảo đảm cho việc lĩnh hội các yêu cầu của chương trình và chuẩn qua việc thể hiện nội dung và phương pháp dạy học. Bên cạnh việc bám sát nội dung chương trình và chuẩn, sách giáo khoa còn có những nội dung để giải thích, chứng minh những nội dung đó hoặc cung cấp thêm cho HS những nguồn thông tin cần thiết khác, làm cho sách sinh động, hấp dẫn, phù hợp với nhận thức của HS, giúp HS học tập và lĩnh hội được thuận lợi. Vì vậy, trong dạy học, GV có thể không dạy hết các nội dung trong sách giáo khoa, có thể có nội dung để cho HS tự học; GV không nên buộc HS phải học thuộc và nhớ hết các nội dung của sách giáo khoa, mà chỉ tập trung vào nội dung yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng. Mối quan hệ giữa chương trình môn GDCD cấp THCS, hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng, định hướng thái độ và sách giáo khoa được thể hiện trong bảng sau :.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Chương trình Chuẩn chương trình Hướng dẫn thực hiện chuẩn Sách giáo khoa Lớp 7. Bài 8 1. Về kiến thức - Khoan dung có nghĩa là Khoan dung. - Hiểu được thế nào là khoan dung. rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm. - Tôn trọng người khác là tôn trọng cá tính, sở thích, thói quen, mọi sự khác biệt ở họ... ; là thái độ công bằng, vô tư , không định kiến hẹp hòi ; không đối xử nghiệt ngã, gay gắt. - Khoan dung không có nghĩa là bỏ qua những việc sai trái và những người cố tình làm điều sai trái, cũng không phải là sự nhẫn nhục.. - Kể được một số. Ví dụ : ôn tồn thuyết phục,. biểu hiện của lòng. góp ý giúp bạn sửa lỗi ; tha. khoan dung.. thứ khi người khác đã biết lỗi và sửa lỗi ; nhường nhịn bạn bè, em nhỏ ; công bằng, vô tư khi nhận xét người khác ;....

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Nêu được ý nghĩa. - Đối với cá nhân : Khoan. của lòng khoan. dung là một đức tính quý. dung.. báu. Người có lòng khoan dung được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt. - Đối với xã hội : Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.. 2. Về kĩ năng Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.. - Sống cởi mở, gần gũi, tôn trọng mọi người. - Cư xử với mọi người chân thành, rộng lượng, biết thông cảm và tha thứ, biết tự kiềm chế bản thân, không đối xử thô bạo, không chấp nhặt, không định kiến hẹp hòi. - Nghiêm khắc với bản thân, dũng cảm nhận và sửa lỗi, không tìm cách đổ lỗi cho người khác.. 3. Về thái độ Khoan. dung,. lượng. với. Công bằng, vô tư và thông độ cảm với mọi người ; có thái mọi độ không đồng tình, phản.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> người ; phê phán sự đối, bác bỏ những hành vi định kiến, hẹp hòi, thể hiện sự định kiến, hẹp cố chấp trong quan hòi, cố chấp, thiếu thông hệ giữa người với cảm, coi thường, đánh giá người.. thấp những người trước kia đã mắc khuyết điểm hoặc nhận xét, đánh giá người theo ý chủ quan của mình, không chịu thay đổi…. Lớp 8. Bài 1. Về kiến thức. Đó là : huỷ hoại sức khoẻ,. 14 - Phòng, - Hiểu được tính cướp đi tính mạng con chống. chất nguy hiểm của người ; phá hoại hạnh phúc. nhiễm HIV/ HIV/ AIDS đối với gia đình ; huỷ hoại tương AIDS. loài người.. lai, nòi giống của dân tộc ; ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội của đất nước.. - Nêu được một số Nêu được các quy định về : quy định của pháp trách nhiệm thực hiện các luật. về. phòng, biện pháp phòng, chống. chống nhiễm HIV/ nhiễm AIDS.. HIV/AIDS,. trách. nhiệm tham gia các hoạt động phòng chống nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng, không tham gia vào các hành vi nguy cơ ; về quyền được giữ bí mật về tình. trạng. nhiễm.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> HIV/AIDS và quyền không bị phân biệt đối xử của những. người. bị. nhiễm. HIV/AIDS). - Nêu được các biện Cụ thể là : sống an toàn, pháp phòng, chống lành mạnh, tránh xa các tệ nhiễm. HIV/AIDS, nạn xã hội, đặc biệt là ma. nhất là các biện túy, mại dâm ; không phân pháp đối với bản biệt đối xử với những người thân.. nhiễm HIV/AIDS ; tích cực tham gia các hoạt động phòng. chống. nhiễm. HIV/AIDS ở nhà trường và cộng đồng. 2. Về kĩ năng - Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS. và. giúp. người khác phòng, chống.. Cụ thể là : sống lành mạnh ; không tiêm chích ma tuý ; yêu cầu làm xét nghiệm cẩn thận trước khi cho hoặc được truyền máu, yêu cầu tiệt trùng các dụng cụ khi đi khám, chữa, nhổ răng, khi tiêm thuốc, khi xâu lỗ tai,... ; không quan hệ tình dục bừa bãi ;.... - Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người. Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên, không kì thị, xa lánh,.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> nhiễm HIV/ AIDS.. phân biệt đối xử với những bạn bè, người thân và người dân trong cộng đồng bị nhiễm HIV/AIDS.. - Tham gia các hoạt động. do. trường,. cộng đồng tổ chức để. phòng,. chống. nhiễm HIV/AIDS.. Tham gia các hoạt động phòng,. chống. nhiễm. HIV/AIDS phù hợp với khả năng như : tham gia hoạt động thi tìm hiểu về phòng chống nhiễm HIV/AIDS ; tham gia vẽ tranh, phát tờ rơi, biểu diễn văn nghệ về chủ. đề. phòng. chống. HIV/AIDS ; tham gia phát thanh, tuyên truyền, cổ động về. - Tích cực phòng, HIV/AIDS.. chống. nhiễm. HIV/AIDS. trong. cộng. đồng ;.... 3. Về thái độ. chống. phòng. nhiễm. Sống an toàn, lành mạnh ; không tiêm chích ma tuý và tránh xa các tệ nạn, các hoạt động có thể dẫn đến nhiễm HIV/AIDS.. - Quan tâm, chia sẻ Cảm thông, chia sẻ, giúp và không phân biệt đỡ, động viên, an ủi bạn bè,.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> đối xử với người có người thân và những người HIV/ AIDS.. dân trong cộng đồng bị nhiễm HIV/AIDS ; không có thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói xúc phạm hoặc làm họ bị tổn thương ; đồng thời không đồng tình với những hành vi kì thị, xa lánh, phân biệt đối xử với những. người. bị. nhiễm. HIV/AIDS. 2. Những nguyên tắc định hướng dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông thông qua các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực Để việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng có chất lượng, hiệu quả, phải tuân theo các nguyên tắc sau : - Phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ để xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu mỗi bài học thể hiện trong chuẩn là bắt buộc, không thay đổi, vấn đề là GV phải nghiên cứu kĩ và hiểu rõ các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của chuẩn để thực hiện. - Bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng để thiết kế bài giảng nhằm đạt được các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, định hướng thái độ. Khi thiết kế bài dạy, GV cần căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện chuẩn và so sánh, đối chiếu với sách giáo khoa để xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm, các kĩ năng và thái độ cần hình thành ở HS. Cần chú ý loại trừ các khuynh hướng sau :.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> + Khuynh hướng ôm đồm, lệ thuộc vào sách giáo khoa. Theo đó, GV cố dạy cho hết tất cả các kiến thức trong sách giáo khoa (có trường hợp khi dạy tập trung rất nhiều thời gian vào những số liệu trong phần thông tin, sự kiện ...). Cần chú ý là các thông tin trong sách giáo khoa đóng vai trò là phương tiện để GV hướng dẫn HS khai thác, từ đó rút ra nội dung kiến thức, kĩ năng và định hướng thái độ, đó không phải là kiến thức cơ bản nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy và học. Như trên đã trình bày, sách giáo khoa có những nội dung mở rộng, giải thích, chứng minh, những ví dụ thực tế ... làm sách sinh động, hấp dẫn, HS hứng thú và dễ dàng tiếp nhận kiến thức, kĩ năng, GV phải biết lựa chọn và xác định những gì là trọng tâm trong đó. Để làm được việc này, GV phải căn cứ vào hướng dẫn thực hiện chuẩn. + Lược bỏ bớt những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, thái độ Cần lưu ý chuẩn chương trình là yêu cầu tối thiểu mà mỗi HS cần phải đạt được và thống nhất trong toàn quốc, vì vậy việc dạy học tuân theo yêu cầu của chuẩn là bắt buộc. + Khuynh hướng đưa thêm nội dung kiến thức, kĩ năng vào bài hoặc khai thác quá sâu nội dung bài, gây quá tải đối với HS. GV cần lưu ý là tuỳ điều kiện cụ thể của dạy học, có thể khai thác sâu hơn nội dung kiến thức, kĩ năng, giúp nâng cao nhận thức của HS nhưng phải phù hợp với khả năng tiếp thu của HS; không làm cho bài học nặng nề, khó hiểu, khiến HS mất hứng thú, niềm vui học tập, do đó học tập không có kết quả. - Khi thiết kế và thực hiện bài giảng, GV phải biết vận dụng kết hợp một cách hợp lí, linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để thiết kế thành các hoạt động dạy học cụ thể. Tuỳ từng bài, tuỳ từng phần, tuỳ đối tượng HS, điều kiện dạy học cụ thể, sở trường của GV mà có thể sử dụng phương pháp, kĩ thuật này hay khác. Tuy nhiên cũng cần lưu ý là không loại trừ các phương pháp dạy học truyền.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> thống như thuyết trình, đàm thoại, nêu gương ... là những phương pháp có tác dụng giáo dục tốt. Một bài soạn cần tránh chỉ liệt kê các kiến thức, mà điều quan trọng là phải thiết kế các hoạt động dạy học, thông qua hoạt động mà hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ cho HS. - Cần chú trọng việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng cho HS. Việc hình thành các kĩ năng qua học tập của HS là một việc làm khó. Do đặc trưng của môn GDCD là môn học có tính giáo dục cao và yêu cầu HS phải biết thực hiện các chuẩn mực đã học trong cuộc sống, nên việc hình thành và rèn luyện các kĩ năng là rất quan trọng. Như chúng ta đã biết, việc hình thành các kĩ năng không thể chỉ qua việc quan sát hoặc nghe nói, mà chỉ được hình thành trên cơ sở hoạt động, trực tiếp làm. Vì vậy, muốn hình thành kĩ năng phải thông qua các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức hoạt động cho HS, qua hoạt động HS được rèn luyện các kĩ năng như hợp tác, tư duy sáng tạo, thu thập và xử lí thông tin, trình bày suy nghĩ/ý tưởng, giao tiếp/ứng xử, giải quyết vấn đề, kĩ năng thể hiện sự cảm thông/chia sẻ ... và có khả năng ứng dụng bài học trong thực tế cuộc sống. - Tích cực sưu tầm, chế tạo và sử dụng hợp lí, có hiệu quả các phương tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học. Để tổ chức các hoạt động học tập của HS, phải có các đồ dùng, thiết bị dạy học. Đồ dùng dạy học có thể do nhà trường cung cấp, nhưng phần quan trọng là do GV sưu tầm, tự làm và hướng dẫn HS làm. 3. Tæ chøc d¹y häc theo chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng m«n Gi¸o dôc c«ng d©n Chóng t«i xin nªu mét sè bµi cô thÓ trong viÖc tæ chøc d¹y häc theo chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc c«ng d©n 6 Bµi 1 Tù ch¨m sãc rÌn luyÖn th©n thÓ. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> a. VÒ kiÕn thøc Nhận thức đợc - Th©n thÓ, søc kháe lµ tµi s¶n quý nhÊt cña mçi ngêi nªn cÇn ph¶i tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. - ý nghÜa cña viÖc tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ (vÒ mÆt thÓ chÊt vµ tinh thÇn). - C¸ch tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. b. VÒ kÜ n¨ng - Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và cña ngêi kh¸c. - Biết đa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thÓ. - Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó ( HS chỉ ra đợc những việc làm, cách làm và thời gian, thời điểm thực hiện, cần sự hỗ trợ từ ai và thực hiện đúng kế hoạch). c. Về thái độ Có ý thức tự chăm sóc, rèn luyện thân thể (thờng xuyên quan tâm đến việc giữ gìn, chăm sóc sức khoẻ và thực hiện đều đặn kế hoạch rèn luyện thân thể). 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc a. Th©n thÓ, søc kháe lµ tµi s¶n quý nhÊt cña mçi ngêi nªn cÇn ph¶i tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. - Tự chăm sóc sức khỏe là biết giữ vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá và các chất gây nghiện khác. Phải biết phòng bệnh, khi có bệnh phải đến thÇy thuèc kh¸m vµ ®iÒu trÞ. - Tự rèn luyện thân thể là tập thể dục hàng ngày và hoạt động thể thao đúng mức để th©n thÓ kháe m¹nh, søc lùc dÎo dai, h¹n chÕ èm ®au, bÖnh tËt. + Hoạt động thể thao đúng mức là lựa chọn môn thể thao phù hợp với sở thích, tình trạng sức khỏe của bản thân; tập luyện vừa phải, đúng lúc, khoa học. b. ý nghÜa cña viÖc tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ (vÒ mÆt thÓ chÊt vµ tinh thÇn). - Mặt thể chất : Giúp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi đợc với mọi sự biến đổi của môi trờng và do đó làm việc, học tập cã hiÖu qu¶..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - Mặt tinh thần : Thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời. c. C¸ch tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. - Những việc cần làm để chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân nh : giữ gìn vệ sinh cá nhân (vệ sinh răng miệng, tai, mũi, họng, mắt) ; ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giấc ; kết hợp học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lí ; luyện tËp thÓ dôc, thÓ thao thêng xuyªn ; phßng bÖnh cho b¶n th©n, khi thÊy cã bÖnh th× kịp thời đến cơ sở y tế để khám và điều trị. - C¸ch kh¾c phôc nh÷ng thiÕu sãt, nh÷ng thãi quen cã h¹i, vÝ dô : Ngñ dËy muén, ¨n nhiều chất kích thích, ăn đồ tái sống, để sách quá gần khi đọc. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. Biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân và cña ngêi kh¸c. - Phân biệt đợc hành vi nào là có lợi, phù hợp với yêu cầu rèn luyện thân thể, sức khoÎ ; hµnh vi nµo lµ cã h¹i cho søc khoÎ, cã thÓ dÉn tíi èm ®au, bÖnh tËt (vÝ dô : thøc qu¸ khuya, dïng chÊt kÝch thÝch) b. Biết đa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống để tự chăm sóc, rèn luyện thân thÓ. Ví dụ : khi trời rét thì phải mặc đủ ấm ; trời nắng nóng thì phải đội mũ nón khi ra đờng, tắm rửa thờng xuyên ; khi thấy ngời mệt mỏi phải báo cho cha mẹ biết để kịp thời kh¸m ch÷a ; c. Biết đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và thực hiện theo kế hoạch đó : Chỉ ra đợc những việc làm, cách làm và thời gian, thời điểm thực hiện, cần sự hỗ trợ từ ai Và thực hiện đúng kế hoạch. Ví dụ : Kế hoạch tập bơi vào mùa hè. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Thân thể, sức khỏe là tài sản quý nhÊt cña mçi ngêi nªn cÇn ph¶i tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. - Tríc hÕt gi¸o viªn cÇn cho häc sinh hiÓu kh¸i niÖm “søc khoΔ. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để rút ra vai trò quan trọng của sức khoẻ con ngời thông qua câu hỏi : Trong cuộc sống hàng ngày, những hoạt động nào cần phải có sức khoẻ mới thực hiện đợc ? + Giáo viên chốt : Thực hiện bất kì một hoạt động nào cũng cần phải có sức khoẻ. Con ngời cần phải có sức khoẻ mới thực hiện đợc ớc mơ, hoài bão. Sức khoẻ có vai.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> trß v« cïng quan trong víi cuéc sèng con ngêi, cã søc khoÎ lµ cã tÊt c¶. V× vËy cÇn ph¶i biÕt tù ch¨m sãc vµ rÌn luyÖn th©n thÓ. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Cách tự chăm sóc, rèn luyện thân thể và chuẩn kĩ năng (biết nhận xét, đánh giá hành vi tự chăm sóc, rèn luyện thân thể, đa ra cách xử lí phù hợp trong các tình huống, đặt kế hoạch tự chăm sóc, rèn luyÖn th©n thÓ vµ thùc hiÖn theo kÕ ho¹ch). - Gi¸o viªn tæ chøc cho häc sinh s¾m vai thÓ hiÖn c¸c c¸ch tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. + Nêu câu hỏi để học sinh tự khái quát cách tự chăm sóc rèn luyện thân thể. + Giáo viên chốt : Những việc cần làm để chăm sóc, rèn luyện thân thể của bản thân nh : giữ gìn vệ sinh cá nhân; ăn uống, sinh hoạt điều độ, đảm bảo vệ sinh, đúng giờ giÊc ; kÕt hîp häc tËp, lµm viÖc, nghØ ng¬i hîp lÝ ; luyÖn tËp thÓ dôc, thÓ thao th êng xuyên ; phòng bệnh cho bản thân, khi thấy có bệnh thì kịp thời đến cơ sở y tế để kh¸m vµ ®iÒu trÞ ;... - Giáo viên nêu vấn đề : Cần làm gì để khắc phục một số thói quen có hại cho sức kháe (thøc qu¸ khuya, ngåi sai t thÕ khi häc bµi,...) ? + Giáo viên chốt : trớc tiên cần phân biệt đợc hành vi nào là có lợi, tốt cho sức khoÎ ; hµnh vi nµo lµ cã h¹i cho søc khoÎ, cã thÓ dÉn tíi èm ®au, bÖnh tËt ; cÇn cã kế hoạch khắc phục những thói quen có hại và kiên trì thực hiện kế hoạch đó. - Giáo viên nêu một số tình huống yêu cầu học sinh đa ra cách xử lí để tự chăm sóc rÌn luyÖn th©n thÓ. c. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyÖn th©n thÓ. - Gi¸o viªn tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm c©u hái : ViÖc ch¨m sãc vµ rÌn luyÖn th©n thÓ ®em l¹i nh÷ng lîi Ých g× vÒ mÆt thÓ chÊt vµ tinh thÇn? + Gi¸o viªn chèt : VÒ mÆt thÓ chÊt, viÖc tù ch¨m sãc vµ rÌn luyÖn søc kháe gióp chúng ta có một cơ thể khoẻ mạnh, cân đối, có sức chịu đựng dẻo dai, thích nghi đợc với mọi sự biến đổi của môi trờng và do đó làm việc, học tập có hiệu quả. Về mặt tinh thần, giúp ta cảm thấy sảng khoái, sống lạc quan, yêu đời. Bµi 3 TiÕt kiÖm. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. VÒ kiÕn thøc.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> - Nêu đợc thế nào là tiết kiệm : - Hiểu đợc ý nghĩa của sống tiết kiệm. b. VÒ kÜ n¨ng - Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản th©n vµ cña ngêi kh¸c. - Biết đa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công søc trong c¸c t×nh huèng. - Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm. c. Về thái độ - ¦a thÝch lèi sèng tiÕt kiÖm, kh«ng thÝch lèi sèng xa hoa, l·ng phÝ. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Nêu đợc thế nào là tiết kiệm : - Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lùc cña m×nh vµ cña ngêi kh¸c. - CÇn ph©n biÖt gi÷a tiÕt kiÖm víi hµ tiÖn, keo kiÖt vµ xa hoa, l·ng phÝ. - Hà tiện, keo kiệt là sử dụng của cải, tiền bạc một cách hạn chế quá đáng, dới mức cÇn thiÕt . - Xa hoa, l·ng phÝ lµ tiªu phÝ cña c¶i, tiÒn b¹c, søc lùc, thêi gian qu¸ møc cÇn thiÕt. b. Hiểu đợc ý nghĩa của sống tiết kiệm. - Về đạo đức : Đây là một phẩm chất tốt đẹp, thể hiện sự quý trọng kết quả lao động cña m×nh vµ cña x· héi, quý träng må h«i, c«ng søc, trÝ tuÖ cña con ngêi. + Sống hoang phí dễ dẫn con ngời đến chỗ h hỏng, sa ngã. - Về kinh tế : Tiết kiệm giúp ta tích luỹ vốn để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế đất nớc. - VÒ v¨n ho¸ : TiÕt kiÖm thÓ hiÖn lèi sèng cã v¨n ho¸. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản th©n vµ cña ngêi kh¸c..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Biết quan sát thực tế, liên hệ, tự đánh giá và đánh giá. Việc đánh giá dựa trên các biÓu hiÖn cña tiÕt kiÖm, l·ng phÝ hoÆc hµ tiÖn. b. Biết đa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian, công søc trong c¸c t×nh huèng. Ví dụ : tổ chức sinh nhật phù hợp với điều kiện sống của gia đình và với mức sống chung ; chøng kiÕn viÖc lµm l·ng phÝ ®iÖn, níc cña b¹n bÌ hoÆc ngêi kh¸c ph¶i gãp ý, t×m c¸ch ng¨n chÆn ; b¹n rñ xem phim trong giê tù häc ph¶i biÕt tõ chèi, tranh thñ thêi gian tËp trung vµo viÖc häc bµi, lµm bµi ;... c. Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm. - Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày. GV cần đặt ra yêu cầu đối với HS và kiểm tra việc thực hiện qua quan sát, trao đổi... 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc thế nào là tiết kiệm và kĩ năng (nhận xét, đánh giá các biểu hiện của tiết kiệm, lãng phí hoặc hà tiện). - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi tìm hiểu truyện đọc trong Sgk. + Giáo viên chốt : Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chÊt, thêi gian, søc lùc cña m×nh vµ cña ngêi kh¸c. - Giáo viên cho học sinh sắm vai thể hiện tình huống để phân biệt tiết kiệm với hà tiÖn, keo kiÖt. + Gi¸o viªn chèt : Hµ tiÖn, keo kiÖt lµ sö dông cña c¶i, tiÒn b¹c mét c¸ch h¹n chÕ qu¸ đáng, dới mức cần thiết . - Gi¸o viªn tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm thùc hiÖn yªu cÇu t×m vµ ph©n lo¹i c¸c hµnh thÓ hiÖn sù vi tiÕt kiÖm vµ hµnh vi thÓ hiÖn sù xa hoa, l·ng phÝ. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của sống tiết kiệm vµ kÜ n¨ng (®a ra c¸ch xö lÝ phï hîp, thÓ hiÖn sù tiÕt kiÖm ; biÕt thùc hµnh tiÕt kiÖm trong cuéc sèng h»ng ngµy). - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời : Theo em, v× sao chóng ta cÇn ph¶i tiÕt kiÖm ? + Giáo viên chốt những lợi ích của việc sống tiết kiệm với bản thân, gia đình và xã héi. - Gi¸o viªn ®a ra mét sç t×nh huèng më (cha cã c¸ch xö lÝ) vµ yªu cÇu häc sinh ®a ra c¸ch xö lÝ víi tõng t×nh huèng cô thÓ thÓ hiÖn sù tiÕt kiÖm..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> - Giáo viên yêu cầu các nhóm lập kế hoạch tiết kiệm sách vở, đồ dùng. Bµi 6 BiÕt ¬n. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. VÒ kiÕn thøc - Nêu đợc thế nào là biết ơn. - Nêu đợc ý nghĩa của lòng biết ơn. b. VÒ kÜ n¨ng - Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và bạn bÌ xung quanh. - BiÕt ®a ra c¸ch øng xö phï hîp thÓ hiÖn sù biÕt ¬n trong c¸c t×nh huèng cô thÓ. - BiÕt thÓ hiÖn sù biÕt ¬n «ng bµ, cha mÑ, thÇy c« gi¸o, c¸c anh hïng, liÖt sÜ … cña b¶n th©n b»ng nh÷ng viÖc lµm cô thÓ. c. Về thái độ - Quý trọng những ngời đã quan tâm, giúp đỡ mình. - Tr©n träng, ñng hé nh÷ng hµnh vi thÓ hiÖn lßng biÕt ¬n. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Nêu đợc thế nào là biết ơn. - Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa với những ngời đã giúp đỡ mình, với những ngời có công với dân tộc, đất nớc. - Lòng biết ơn thể hiện ở thái độ, tình cảm, lời nói, cử chỉ đến hành động đền ơn đáp nghĩa, quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho ngời mà mình biết ơn. Ví dụ : thăm hỏi thầy cô giáo cũ ; hiếu thảo với cha mẹ ; giúp đỡ gia đình thơng binh, liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng... b. Nêu đợc ý nghĩa của lòng biết ơn. - Lòng biết ơn tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa ngời với ngời. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. Biết nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và b¹n bÌ xung quanh..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Tự xem xét lại thái độ, hành vi của bản thân và quan sát thái độ, hành vi của bạn bè, đối chiếu với những biểu hiện của sự biết ơn để nhận xét, đánh giá thái độ, hành vi đó là biết ơn hoặc vô ơn, bạc bẽo, thờ ơ... b. BiÕt ®a ra c¸ch øng xö phï hîp thÓ hiÖn sù biÕt ¬n trong c¸c t×nh huèng cô thÓ. - Học sinh đa ra cách ứng xử trong các tình huống nh : khi đợc ngời khác giúp đỡ ; khi cha mẹ ốm ; khi gặp lại thầy cô giáo cũ hoặc phải thể hiện lòng biết ơn đối với những ngời không trực tiếp giúp đỡ, chăm sóc, dạy dỗ mình (những ngời có công với cách mạng và gia đình của họ) thể hiện đạo lí của dân tộc ta “Uống nớc nhớ nguån”. VÝ dô : Nhµ trêng tæ chøc ®i th¨m hái bµ mÑ ViÖt Nam anh hïng hoÆc lµm vệ sinh, chăm sóc cây, hoa ở nghĩa trang liệt sĩ... em sẽ có thái độ nh thế nào và sẽ lµm g× ? c. BiÕt thÓ hiÖn sù biÕt ¬n «ng bµ, cha mÑ, thÇy c« gi¸o, c¸c anh hïng, liÖt sÜ … cña b¶n th©n b»ng nh÷ng viÖc lµm cô thÓ. - Yªu cÇu häc sinh ph¶i rÌn luyÖn vµ thùc hµnh sù biÕt ¬n trong thùc tÕ cuéc sèng hằng ngày và qua các hoạt động do nhà trờng tổ chức, thể hiện học đi đôi với hành. GV quan sát hoạt động để điều chỉnh, đánh giá. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc thế nào là biết ơn và kĩ năng (nhận xét, đánh giá sự biết ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo của bản thân và b¹n bÌ xung quanh ; ®a ra c¸ch øng xö phï hîp thÓ hiÖn sù biÕt ¬n trong c¸c t×nh huèng cô thÓ ; thÓ hiÖn sù biÕt ¬n «ng bµ, cha mÑ, thÇy c« gi¸o, c¸c anh hïng, liÖt sÜ… cña b¶n th©n b»ng nh÷ng viÖc lµm cô thÓ). - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc truyện đọc trong Sgk và trả lời câu hỏi tìm hiểu truyện đọc. - Gi¸o viªn cho häc sinh xem mét ®o¹n b¨ng h×nh hoÆc c¸c h×nh ¶nh nãi vÒ ho¹t động đền ơn đáp nghĩa. + Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : Lòng biết ơn đợc thể hiện nh thÕ nµo qua nh÷ng viÖc lµm trong ®o¹n b¨ng h×nh trªn ? - Gi¸o viªn kh¸i qu¸t néi dung bµi häc vÒ lßng biÕt ¬n. - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để tìm những việc làm thể hiện lòng biết ơn của các em đối với ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo,... - Gi¸o viªn nªu mét sè t×nh huèng cã nh÷ng biÓu hiÖn cña lßng biÕt ¬n vµ c¶ biÓu hiÖn v« ¬n..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> + Tæ chøc cho häc sinh s¾m vai t×nh huèng më. + Yêu cầu học sinh đánh giá, nhận xét về cách xử sự của các nhân vật trong tình huèng. + Víi t×nh huèng mµ nh©n vËt cã c¸ch xö sù thÓ hiÖn sù v« ¬n, gi¸o viªn yªu cÇu häc sinh ®a ra c¸ch xö sù thÓ hiÖn lßng biÕt ¬n cña b¶n th©n c¸c em. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc ý nghĩa của lòng biết ơn. - Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, vì sao chúng ta phải sống có lòng biết ơn ? + Tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm. + Gi¸o viªn chèt ý nghÜa cña lßng biÕt ¬n. Bµi 14 Thùc hiÖn trËt tù an toµn giao th«ng. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. VÒ kiÕn thøc - Nêu đợc nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông. - Nêu đợc những quy định của pháp luật đối với ngời đi bộ, đi xe đạp, quy định đối víi trÎ em. - Nhận biết đợc tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đờng. - Hiểu đợc ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông. b. VÒ kÜ n¨ng - Phân biệt đợc hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao th«ng. - Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thùc hiÖn tèt. c. Về thái độ - Tôn trọng những quy định về trật tự an toàn giao thông. - Đồng tình, ủng hộ các hành vi thực hiện đúng và phê phán những hành vi vi phạm trËt tù, an toµn giao th«ng. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - T×nh h×nh tai n¹n giao th«ng hiÖn nay : Tai n¹n giao th«ng trong nh÷ng n¨m gÇn đây ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm của toàn xã héi. a. Nguyªn nh©n phæ biÕn cña tai n¹n giao th«ng - Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nh : Do ý thức của ngời tham gia giao thông cha tốt, đờng xấu và hẹp, ngời tham gia giao thông đông, phơng tiện giao thông không bảo đảm an toàn... Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thøc cña ngêi tham gia giao th«ng (kÐm hiÓu biÕt ph¸p luËt vÒ an toµn giao th«ng hoÆc biÕt nhng kh«ng tù gi¸c chÊp hµnh). b. Những quy định của pháp luật đối với ngời đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em. - Quy định đối với ngời đi bộ : Phải đi trên hè phố, lề đờng, trờng hợp đờng không có hè phố, lề đờng thì phải đi sát mép đờng. Ngời đi bộ chỉ đợc qua đờng ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đờng hoặc có cầu vợt, hầm dành cho ngời đi bộ và ph¶i tu©n thñ tÝn hiÖu chØ dÉn. - Đối với ngời đi xe đạp : không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng ; không đi vào phần đờng dành cho ngời đi bộ hoặc phơng tiện khác ; không sử dụng ô, điện thoại di động ; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, mang vác và chở vật cồng kÒnh ; kh«ng bu«ng c¶ hai tay hoÆc ®i xe b»ng mét b¸nh. - Đối với trẻ em : Trẻ em dới 12 tuổi không đợc đi xe đạp ngời lớn. Trẻ em dới 16 tuổi không đợc lái xe gắn máy. c. Nhận biết đợc tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đờng. - Về tín hiệu đèn giao thông, HS đã học ở các lớp dới nên SGK không nhắc đến. Tuy nhiên HS cần nhận biết đợc ý nghĩa các tín hiệu đèn : tín hiệu xanh là đợc đi, tín hiệu đỏ là cấm đi, tín hiệu vàng là phải dừng lại trớc vạch dừng, trừ trờng hợp đã đi quá vạch dừng thì đợc đi tiếp. - Cã 3 lo¹i biÓn b¸o : biÓn b¸o cÊm, biÓn b¸o nguy hiÓm, biÓn hiÖu lÖnh ; ph©n biÖt đợc sự khác nhau giữa các loại biển nêu trên và căn cứ vào hình vẽ trên biển để nhận biết đợc một số biển báo thông dụng. d. Hiểu đợc ý nghĩa của việc thực hiện trật tự, an toàn giao thông..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Bảo đảm an toàn giao thông cho mình và cho mọi ngời, tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, g©y hËu qu¶ ®au lßng cho b¶n th©n vµ mäi ngêi. - Bảo đảm cho giao thông đợc thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông, ảnh hởng đến mọi hoạt động của xã hội. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. Phân biệt đợc hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toµn giao th«ng. - Phân biệt đợc hành vi nào là đúng, hành vi nào là sai, vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Ví dụ : đi xe vợt đèn đỏ, đi bộ qua ngã t không đúng nơi quy định, điều khiển xe đạp chở 2 ngời lớn,... b. Biết thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cïng thùc hiÖn tèt. - Biết thực hiện đúng những quy định về an toàn giao thông trong đời sống hằng ngày. GV có thể đánh giá việc thực hiện qua kiểm tra miệng, kiểm tra viết, qua quan sát hoạt động của các em, qua trao đổi với các lực lợng giáo dục khác... 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc nguyên nhân phổ biến của tai n¹n giao th«ng. - Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao th«ng ? Nguyªn nh©n nµo lµ phæ biÕn? + Tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm (nhãm 2 bµn). + Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác trao đổi, bổ sung. + Gi¸o viªn kÕt luËn : Các nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông : Do ý thøc cña ngêi tham gia giao th«ng : kÐm hiÓu biÕt, kh«ng tù gi¸c chÊp hµnh quy định đảm bảo an toàn giao thông. Do đờng hẹp và xấu. Do ngêi vµ ph¬ng tiÖn tham gia giao th«ng ngµy cµng nhiÒu. Do ph¬ng tiÖn giao th«ng xuèng cÊp, qu¸ h¹n sö dông. …. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tai nạn giao thông là do ý thức của ngời tham gia giao th«ng..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc những quy định của pháp luật đối với ngời đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em và kĩ năng (phân biệt đợc hành vi thực hiện đúng với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; thực hiện đúng quy định về trật tự, an toàn giao thông và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiÖn tèt). - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) nêu ví dụ về ngời thực hiện đúng và ngời thực hiện không đúng quy định của pháp luật khi tham gia giao thông. - Giáo viên nêu vấn đề : Có những biện pháp nào để đảm bảo an toàn khi đi đờng ? + Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi. + Các nhóm trao đổi với nhóm bên cạnh để bổ sung ý kiến. + §¹i diÖn mét sè nhãm tr×nh bµy. + Giáo viên tổng kết : Để đảm bảo an toàn khi đi đờng, phải tìm hiểu những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông và nghiêm chỉnh, tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông. - Giáo viên nêu câu hỏi : Theo em, vì sao chúng ta phải thực hiện các quy định của ph¸p luËt vÒ trËt tù an toµn giao th«ng ? + Gi¸o viªn cho häc sinh tr×nh bµy ý kiÕn c¸ nh©n. + Giáo viên tổng kết : Việc thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đảm bảo an toàn cho sức khỏe, tính mạng của bản thân và những ngời xung quanh; gi¶m thiÓu thiÖt h¹i vÒ vËt chÊt vµ tæn th¬ng tinh thÇn cho c¸ nh©n, gia đình và xã hội. - Giáo viên giới thiệu những quy định của pháp luật đối với ngời đi bộ, đi xe đạp, quy định đối với trẻ em. + Giáo viên yêu cầu học sinh tự nghiên cứu Sách giáo khoa sau đó khái quát những quy định đối với ngời đi bộ, ngời đi xe đạp, quy định đối với trẻ em, quy định về an toàn đờng sắt. - Giáo viên nêu câu hỏi : Đối chiếu với những quy định trên, em thấy bản thân mình đã có ý thức chấp hành tốt hay cha ? Nêu một số biểu hiện cụ thể. c. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nhận biết đợc tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đờng và kĩ năng (phân biệt đợc hành vi tuân thủ hệ thống đèn tín hiệu trên đờng và biển báo). - Gi¸o viªn sö dông h×nh ¶nh mµu c¸c lo¹i biÓn b¸o, yªu cÇu häc sinh quan s¸t vµ khái quát đặc điểm của từng loại biển báo..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> + Chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để tìm hiểu đặc điểm và ý nghĩa của các lo¹i biÓn b¸o. + Giáo viên khái quát đặc điểm và ý nghĩa của các loại biển báo thông dụng : Biển báo cấm : hình tròn, nền trắng, có viền đỏ, hình vẽ bên trong màu đen thÓ hiÖn ®iÒu cÊm. Biển báo nguy hiểm : hình tam giác đều, nền vàng, viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm cần đề phòng. BiÓn hiÖu lÖnh : h×nh trßn, nÒn mµu xanh lam, h×nh vÏ mµu tr¾ng nh»m b¸o ®iÒu ph¶i thi hµnh. - Gi¸o viªn tæ chøc cho häc sinh tham gia trß ch¬i “G¾n tªn cho biÓn b¸o”. + Giáo viên tổ chức ba đội chơi. Mỗi đội đợc phát những tấm bìa có gắn biển báo thuộc ba loại biển báo thông dụng. Các đội có nhiệm vụ tìm tên và gắn dới biển báo phï hîp. - Giáo viên đa một số tình huống tham gia giao thông có đèn tín hiệu và một số biển b¸o, yªu cÇu häc sinh ®a ra c¸ch xö lÝ víi tõng t×nh huèng. - Giáo viên chốt : Việc tuân thủ nghiêm túc hệ thống đèn tín hiệu và biển báo giao thông giúp ngời tham gia giao thông đợc an toàn, duy trì trật tự an toàn giao thông. Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc c«ng d©n 7 Bµi 3 Tù träng. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức: - Hiểu đợc thế nào là tự trọng. - Nêu đợc một số biểu hiện của lòng tự trọng. - Nêu đợc ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con ngời b. VÒ kÜ n¨ng - BiÕt thÓ hiÖn tù träng trong häc tËp, sinh ho¹t vµ c¸c mèi quan hÖ. - BiÕt ph©n biÖt nh÷ng viÖc lµm thÓ hiÖn sù tù träng víi nh÷ng viÖc lµm thiÕu tù träng. c. Về thái độ - Tự trọng ; không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Hiểu đợc thế nào là tự trọng. - Tù träng lµ biÕt coi träng vµ gi÷ g×n phÈm c¸ch, biÕt ®iÒu chØnh hµnh vi cña m×nh cho phï hîp víi c¸c chuÈn mùc x· héi. - Coi träng vµ gi÷ g×n phÈm c¸ch lµ coi träng danh dù, gi¸ trÞ con ngêi cña m×nh ; không làm điều xấu có hại đến danh dự của bản thân, không chấp nhận sự xúc phạm còng nh lßng th¬ng h¹i cña ngêi kh¸c. b. Nêu đợc một số biểu hiện của lòng tự trọng. - Biết c xử đàng hoàng, đúng mực, cử chỉ, lời nói có văn hoá ; nếp sống gọn gàng, s¹ch sÏ ; t«n träng mäi ngêi, biÕt gi÷ lêi høa ; lu«n hoµn thµnh tèt nhiÖm vô, kh«ng để ai phải nhắc nhở hoặc chê trách. c. Nêu đợc ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con ngời. - Giúp con ngời có nghị lực vợt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vơn lªn tù hoµn thiÖn m×nh. - Tránh đợc những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. - §ù¬c mäi ngêi quý träng. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. BiÕt thÓ hiÖn tù träng trong häc tËp, sinh ho¹t vµ c¸c mèi quan hÖ. - HS cÇn rÌn luyÖn vµ thÓ hiÖn lßng tù träng trong cuéc sèng h»ng ngµy. + Ph¶i chó ý gi÷ g×n danh dù cña m×nh, thùc hiÖn c©u “§ãi cho s¹ch, r¸ch cho thơm”, “Đúng hứa, đúng hẹn” trong mọi trờng hợp. + Ph¶i lu«n lu«n trung thùc víi mäi ngêi vµ víi b¶n th©n m×nh ; ph¶i tr¸nh nh÷ng thãi xÊu, thãi gian dèi. b. BiÕt ph©n biÖt nh÷ng viÖc lµm thÓ hiÖn sù tù träng víi nh÷ng viÖc lµm thiÕu tù träng. - Nh÷ng viÖc lµm thÓ hiÖn thiÕu tù träng : sèng bª tha, bõa b·i, lµm ®iÒu gian lËn, mê ¸m (nãi dèi, lõa g¹t ngêi kh¸c), xun xoe luån cói, kh«ng biÕt ¨n n¨n hèi hËn, kh«ng biÕt xÊu hæ khi lµm ®iÒu sai tr¸i. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Tìm hiểu thế nào là tự trọng và biểu hiÖn cña lßng tù träng..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc truyện đọc trong sách giáo khoa và hớng dẫn tìm hiÓu theo c©u hái gîi ý cña s¸ch gi¸o khoa. + Từ việc phân tích truyện đọc, giáo viên khái quát nội dung thế nào là tự trong : Tự träng lµ biÕt coi träng vµ gi÷ g×n phÈm c¸ch. - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn” để tìm những biểu hiÖn cña tù träng vµ thiÕu tù träng. + ChuÈn bÞ s½n mét sè b¨ng giÊy nhá ghi biÓu hiÖn cña tù träng vµ thiÕu tù träng cã g¾n b¨ng dÝnh ë mÆt sau. + Mçi tæ cã mét b¶ng giÊy khæ to chia s½n hai cét (biÓu hiÖn tù träng/ biÓu hiÖn thiÕu tù träng). + C¸c tæ tham gia trß ch¬i theo h×nh thøc tiÕp søc víi nhiÖm vô lµ t×m b¨ng giÊy dán vào bảng sao cho đúng trong thời gian 3 phút. Tổ nào dán đợc nhiều và chính x¸c sÏ th¾ng cuéc. + Gi¸o viªn tæng kÕt trß ch¬i vµ kh¸i qu¸t nh÷ng biÓu hiÖn cña lßng tù träng : c xö đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để ngời khác phải nhắc nhở, chê trách. - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm: ViÖc tù gi¸c chÊp hµnh ph¸p luËt vÒ trËt tù ATGT khi tham gia giao th«ng cã ph¶i lµ biÓu hiÖn cña lßng tù träng kh«ng ? V× sao ? + Gi¸o viªn tæng kÕt phÇn th¶o luËn nhãm vµ kÕt luËn : ViÖc tù gi¸c chÊp hµnh ph¸p luËt vÒ trËt tù ATGT khi tham gia giao th«ng lµ biÓu hiện của lòng tự trọng. Vì đó là việc làm phù hợp với quy định của pháp luật, thể hiện ý thức công dân của mỗi ngời : tự giác thực hiện quy định về trật tự ATGT mà không để phải nhắc nhở. Nh thế chính là coi trọng và giữ gìn danh dự, phẩm cách con ngêi m×nh. - Gi¸o viªn chèt : Tù träng lµ biÕt coi träng vµ gi÷ g×n phÈm c¸ch biÕt ®iÒu chØnh hµnh vi cña m×nh cho phï hîp víi c¸c chuÈn mùc x· héi, biÓu hiÖn ë chç : c xö đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình, không để ngời khác phải nhắc nhở, chê trách. Lòng tự trọng đợc biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, cả khi ta chỉ cã mét m×nh, biÓu hiÖn tõ c¸ch ¨n mÆc, c¸ch c xö víi mäi ngêi, c¸ch thùc hiÖn c¸c quy định của pháp luật đến cách tổ chức cuộc sống cá nhân. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Tìm hiểu ý nghĩa của tự trọng đối víi viÖc n©ng cao phÈm gi¸ con ngêi vµ kÜ n¨ng (rÌn luyÖn vµ thÓ hiÖn lßng tù träng.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> trong cuéc sèng h»ng ngµy, ph©n biÖt nh÷ng viÖc lµm thÓ hiÖn sù tù träng víi nh÷ng viÖc lµm thiÕu tù träng). - Gi¸o viªn tæ chøc cho häc sinh s¾m vai thÓ hiÖn t×nh huèng cã néi dung nãi vÒ những biểu hiện thiếu lòng tự trọng và yêu cầu các em bày tỏ suy nghĩ, thái độ với c¸c nh©n vËt cã hµnh vi thiÕu tù träng. - Giáo viên nêu vấn đề : Em thấy tự trọng có ý nghĩa nh thế nào trong việc nâng cao phÈm gi¸ con ngêi ? + Giáo viên chốt : Tự trọng giúp con ngời có nghị lực vợt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ, có ý chí vơn lên tự hoàn thiện mình ; tránh đợc những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội ; đựơc mọi ngời quý trọng. Bµi 10 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. VÒ kiÕn thøc - Hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Kể đợc một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dßng hä. - Hiểu đợc ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dßng hä. b. VÒ kÜ n¨ng - Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. c. Về thái độ - Trân trọng, tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là tiếp nối, phát triÓn vµ lµm r¹ng rì thªm truyÒn thèng Êy. Cô thÓ lµ :.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> + Tiếp nối truyền thống : Mỗi gia đình, dòng họ dù ít hay nhiều, có những truyền thống tốt đẹp. Các thế hệ con cháu phải tìm hiểu, học tập để tiếp thu, làm theo, không để truyền thống đó bị mai một đi . + Phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống : Làm sao để truyền thống gia đình, dòng họ ngày càng phong phú hơn, tạo ra những giá trị mới, giúp truyền thống đó toả sáng, phát huy đợc tác dụng rộng rãi. b. Kể đợc một số biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dßng hä. - Các biểu hiện là : tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ ; kiên trì học tập, làm theo truyền thống đó và phát triển ở mức cao hơn (ví dụ quyết tâm học tập phát huy truyền thống học giỏi, đỗ đạt cao của dòng họ, tiếp nối nghề làm đồ gèm cña cha «ng, nghÖ thuËt h¸t ca trï cña dßng hä...) ; giíi thiÖu truyÒn thèng gia đình để nhiều ngời biết... c. Hiểu đợc ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dßng hä. - Đối với cá nhân : Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những vốn quý, những kinh nghiệm mà các thế hệ con cháu có thể học tập, có thêm sức mạnh để không ngừng vơn lên ; thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên, đạo lí cña d©n téc ViÖt Nam. - Đối với xã hội : Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ góp phần làm phong phú truyền thống và bản sắc dân tộc (vì nhiều gia đình hợp lại thành xã hội, thành dân tộc). Nhất là trong thời đại hội nhập, điều đó càng có ý nghĩa quan trọng. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. Biết xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Yêu cầu HS phân biệt đợc truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ với những tập quán lạc hậu (hủ tục) còn tồn tại trong một số gia đình, dòng họ. Muốn vậy, các em cần hiểu truyền thống tốt đẹp là những giá trị, mang lại lợi ích cho con ngời và xã hội, không vi phạm những điều pháp luật cấm. Ví dụ : hiếu học, cần cù lao động, yªu níc, nh©n nghÜa, c¸c nghÒ truyÒn thèng, nghÖ thuËt truyÒn thèng… ; nh÷ng hñ tục không phải là truyền thống tốt đẹp nh : tảo hôn, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy, sinh nhiều con, gia trởng độc đoán, mê tín dị đoan... Từ đó HS có thể xác định đợc truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình để phát huy..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> b. Thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - HS cần thực hiện tốt bổn phận của bản thân trong gia đình, ở nhà trờng ; tích cực tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ để kế thừa và phát huy ; sống trong sạch, lơng thiện, giữ gìn danh dự của gia đình, dòng họ. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ; biểu hiện giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và kĩ năng (xác định những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ). - Giáo viên gọi h/s đọc truyện “truyện kể từ trang trại” và nêu câu hỏi: Sự lao động cần cù và quyết tâm vượt khó của mọi người trong gia đình ở truyện đọc trên thể hiện ntn? + Giáo viên chốt : Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hóa và đạo đức. Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là những điều chúng ta có thể tự hào. - Giáo viên cho học sinh kể về truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ mình. - GV phân biệt truyền thống với hủ tục: Hủ tục là những tục lệ cũng được truyền từ đời này sang đời khác nhưng mang tính tiêu cực, cần loại bỏ. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm câu hỏi: Nguyên nhân nào thúc đẩy nhân vật “tôi” trong truyện đọc tiếp nối và phát triển truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? Những việc làm chứng tỏ sự tiếp nối, phát triển? + Em hiểu thế nào là giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ? Giáo viên chốt : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ là tiếp nối, phát triển, làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và kĩ năng (thực hiện tốt bổn phận của bản thân để tiếp nối và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng hä). - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời câu hỏi : Em đã làm gì và dự định sẽ làm gì để giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng họ? + Giáo viên chốt : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng. Đó là đạo lí của người Việt Nam. Đồng thời, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam, làm phong phú truyền thống dân tộc. Ta phải trân trọng, tự hào, có ý thức giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ bằng những việc làm thiết thực. - Giáo viên thuyết trình bổ sung: Truyền thống của gđ, dòng họ là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Cùng với nỗ lực của bản thân, truyền thống của gia đình, dòng họ chính là cái nôi nuôi dưỡng, bồi đắp cho những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và tài năng nở rộ; làm rạng rỡ thêm truyền thống ấy. Truyền thống ấy là kinh nghiệm, bài học đã được đúc kết, tiếp thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta trong cuộc sống. - Giáo viên tổ chức cho học hoạt động nhóm thảo luận tình huống : Khi học bài “Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình và dòng họ”, có bạn bảo: truyền thống đạo đức là quan trọng nhất, bạn khác lại nói: truyền thống nghề nghiệp lại quan trọng hơn cả, có bạn lại cho rằng: truyền thống về học tập mới là quan trọng. Ý kiến của em thế nào? Tại sao? - Giáo viên kết luận toàn bài: Truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là vốn quý, góp phần tạo nên truyền thống của dân tộc. Để vốn quý ấy không bị mất đi, chúng ta không chỉ cần gìn giữ.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> mà còn phải phát huy. Gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là chúng ta đã và đang bảo tồn những giá trị vật chất và tinh thần của đất nước, góp phần giữ gìn, tô đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Bài 13 QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức: - Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. - Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. b. Về kĩ năng: - Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. - Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. c. Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Một số quyền cơ bản của trẻ em đợc quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và gi¸o dôc trÎ em. - Nêu đợc một số quyền trong 10 quyền cơ bản của trẻ em theo quy định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 : Quyền đợc khai sinh và có quốc tịch ; Quyền đợc chăm sóc, nuôi dỡng ; Quyền đợc sống chung với cha mẹ ; Quyền.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> đợc tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự ; Quyền đợc chăm sóc sức khoẻ ; Quyền đợc học tập ; Quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch ; Quyền đợc phát triển năng khiếu ; Quyền có tài sản ; Quyền đợc tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội. b. Bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trờng và xã hội. - Đối với gia đình : Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. - §èi víi nhµ trêng : Ch¨m chØ häc tËp, kÝnh träng thÇy c« gi¸o, ®oµn kÕt víi b¹n bÌ. - Đối với xã hội : Sống có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc ; yêu quê hờng, đất nớc, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng Tổ quốc ViÖt Nam x· héi chñ nghÜa vµ ®oµn kÕt quèc tÕ. c. Trách nhiệm của gia đình, Nhà nớc và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Gia đình là ngời chịu trách nhiệm trớc tiên trong việc tạo điều kiện tốt nhất cho sự ph¸t triÓn cña trÎ em. - Nhà nớc và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, chăm sóc, giáo dục và bồi dỡng các em trở thành ngời công dân có ích cho đất nớc. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. Nhận biết đợc các hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Ví dụ : đánh đập, hành hạ trẻ em ; bắt trẻ phải làm việc nặng quá sức ; không làm khai sinh cho trẻ mới sinh ; bỏ rơi trẻ ; lợi dụng trẻ để làm việc phi pháp ; … b. Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. - BiÕt xö lÝ c¸c t×nh huèng do GV nªu ra hoÆc t×nh huèng x¶y ra trong thùc tÕ cuéc sống, đánh giá hành vi trong tình huống là đúng hay sai ; đề xuất cách giải quyết, ứng xử trong tình huống đó. Ví dụ : Bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo vào con đờng trộm c¾p, tiªm chÝch ma tuý, em sÏ lµm g× ? ThÊy b¹n trèn häc, bá ®i ch¬i, em sÏ lµm g× ? ;… c. Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em ; đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cïng thùc hiÖn. - ViÖc thùc hiÖn quyÒn vµ bæn phËn cña trÎ em ph¶i g¾n liÒn víi nhau kh«ng t¸ch rêi, thùc hiÖn quyÒn còng lµ thùc hiÖn bæn phËn vµ ngîc l¹i. HS ph¶i thùc hiÖn ®Çy đủ quyền và bổn phận của mình một cách tự giác ; biết bảo vệ quyền của mình, khi.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> có hành vi xâm phạm phải biết phản đối và tìm sự giúp đỡ của ngời lớn, của các cơ quan chøc n¨ng. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nờu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em và kĩ năng (nhận biết đợc các hành vi vi phạm quyền trẻ em). - Giáo viên gọi h/s đọc truyện đọc trong Sgk - Giáo viên nêu tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi: Theo em, vì sao Thái có những hành vi vi phạm pháp luật? So với những bạn cùng lứa tuổi, lẽ ra Thái phải được hưởng những điều gì? + Giáo viên chốt : so với bạn cùng lứa tuổi, lẽ ra Thái được sống cùng bố mẹ, được bố mẹ chăm sóc, bảo vệ và được đi học. Đó chính là quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em - Giáo viên giới thiệu điều 12, điều 13, điều 15, điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. - Phát phiếu thông tin về nội dung các điều luật cho học sinh đọc và tìm hiểu. - Giáo viên nêu câu hỏi: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam được quy định như thế nào trong các điều luật ấy? + Giáo viên kết luận: Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục là những quyền cơ bản của trẻ em. - Đối chiếu với những quyền được quy định ở điều 12, điều 13, điều 15, điều 16 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, em thấy bản thân mình đã được đảm bảo đủ các quền đó chưa ? b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nờu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội và kĩ năng (xö lÝ c¸c t×nh huèng cô thÓ cã liªn.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> quan đến quyền và bổn phận của trẻ em; biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện). - Giáo viên nêu vấn đề yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời : Theo em, những bạn có hoàn cảnh như Thái phải làm gì để trở thành người tốt? - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm thảo luận câu hỏi : Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình, nhà trường và xã hội? - Giáo viên giới thiệu điều 21 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. - Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai thể hiện tình huống có nội dung nói về quyền và bổn phận của trẻ em với gia đình, nhà trường, xã hội, yêu cầu các em đưa ra cách xử lí. - Giáo viên chốt : Bổn phận của trẻ em trong gia đình là yêu quý, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, chăm chỉ học tập và rèn luyện đạo đức; với xã hội là phải có ý thức xây dựng Tổ quốc, không vi phạm pháp luật... c. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nờu được trỏch nhiệm của gia đỡnh, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Giáo viên đưa 1 số hình ảnh (gia đình, các ban ngành, đoàn thể quan tâm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) và nêu vấn đề : Xem những hình ảnh trên em có suy nghĩ gì? Ở địa phương em đã có những hoạt động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em? - Giáo viên giới thiệu điều 5, điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004. - Giáo viên kết luận: Trẻ em là tương lai của đất nước. Vì vậy gia đình, các tổ chức xã hội và nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho trẻ em. Bài 14 B¶o vÖ m«i trêng vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Nêu đợc thế nào là môi trờng, thế nào là tài nguyên thiên nhiên. - Kể đợc các yếu tố của môi trờng và tài nguyên thiên nhiên. - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. - Nêu đợc vai trò của môi trờng, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con ngêi. - Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. b. Về kĩ năng: - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. c. Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm về môi trường. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Nêu đợc thế nào là môi trờng, thế nào là tài nguyên thiên nhiên. - M«i trêng bao gåm c¸c yÕu tè tù nhiªn vµ vËt chÊt nh©n t¹o bao quanh con ngêi, có ảnh hởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con ngời và thiên nhiªn. - Tµi nguyªn thiªn nhiªn lµ nh÷ng cña c¶i vËt chÊt cã s½n trong tù nhiªn mµ con ngêi cã thÓ khai th¸c, chÕ biÕn, sö dông, phôc vô cuéc sèng cña con ngêi. Tµi nguyªn thiªn nhiªn lµ mét bé phËn thiÕt yÕu cña m«i trêng, cã quan hÖ chÆt chÏ víi m«i trêng..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> b. Kể đợc các yếu tố của môi trờng và tài nguyên thiên nhiên. - Các yếu tố của môi trờng bao gồm : rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đờng sá, khói bụi và các yếu tố của tài nguyên thiên nhiên nh rừng cây, động thực vật, nớc, kho¸ng s¶n. c. Nêu đợc nguyên nhân gây ô nhiễm môi trờng. - Do tác động tiêu cực của con ngời trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trờng, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trớc mắt. c. Nêu đợc vai trò của môi trờng, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con ngêi. - Cung cấp cho con ngời phơng tiện để sinh sống, phát triển mọi mặt. Nếu không có môi trờng, con ngời không thể tồn tại đợc. - Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lợng cuéc sèng con ngêi. d. Kể đợc những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trờng và tài nguyên thiªn nhiªn. - B¶o vÖ m«i trêng vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn nhiªn lµ nhiÖm vô träng yÕu, cÊp b¸ch cña quèc gia, lµ sù nghiÖp cña toµn d©n. - Một số quy định về bảo vệ nguồn nớc, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động - thực vật quý hiếm. Cụ thể, kể đợc một số hành vi bị pháp luật nghiêm cấm nh : thải chất thải cha đợc xử lí, các chất độc, chất phóng xạ vào đất, nguồn nớc ; thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí ; phá hoại, khai thác trái phép rừng ; khai thác, kinh doanh các loài động thực vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục cấm do Nhà nớc quy định. e. Nêu đợc những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trờng và tài nguyên thiên nhiên. - Giữ gìn vệ sinh môi trờng, đổ rác đúng nơi quy định. - Hạn chế dùng chất khó phân huỷ (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phÕ th¶i. - TiÕt kiÖm ®iÖn, níc s¹ch. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. Nhận biết đợc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trờng và tài nguyên thiên nhiên ; biết báo cho những ngời có trách nhiệm biết để xử lí..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> - Các hành vi vi phạm pháp luật nh : đánh cá bằng mìn, bằng điện ; khai thác rừng trái phép, đốt rừng làm nơng rẫy ; săn bắt động vật quý hiếm ; đổ rác xuống sông, biÓn, hå ; th¶i chÊt th¶i c«ng nghiÖp vµo nguån níc mµ kh«ng qua xö lÝ ; ... b. BiÕt b¶o vÖ m«i trêng ë nhµ, ë trêng, ë n¬i c«ng céng vµ biÕt nh¾c nhë c¸c b¹n cïng thùc hiÖn. - Giữ gìn vệ sinh nhà ở, nơi công cộng ; không vứt rác bừa bãi ; thực hiện đúng những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trờng ; tham gia các hoạt động bảo vệ môi trờng ở mọi nơi và nhắc nhở, vận động bạn bè cùng thực hiện. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc thế nào là môi trờng, thế nµo lµ tµi nguyªn thiªn nhiªn ; c¸c yÕu tè cña m«i trêng vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn. - Gi¸o viªn cho häc sinh quan s¸t tranh vµ nªu c©u hái : chØ ra c¸c yÕu tè cã trong hai bøc tranh Êy? Các yếu tố đó do đâu mà có? Và nó thờng tồn tại ở đâu? - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : Theo em các yếu tố đó có tác động đến con ngời và thiên nhiên không? Tại sao? + Giáo viên chốt : Các yếu tố đó đều có tác động đến môi trờng và thiên nhiên (Ví dụ : đất là nơi con ngời và các loại động, thực vật sinh sống, nớc và không khí giúp con ngời và các loài vật sống đợc ; còn rác và nớc thải cũng tác động đến cuộc sống v× nã bèc mïi h«i thèi lµm ¶nh hëng tíi søc kháe ;…) + VËy, em hiÓu m«i trêng lµ g×? - Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh vịnh Hạ Long và nêu vấn đề yêu cầu học sinh th¶o luËn nhãm : Theo em, chúng ta đã và đang khai thác vịnh Hạ Long ở lĩnh vực gì ? Việc khai thác vịnh Hạ Long trong lĩnh vực du lịch có tác động đến môi trờng kh«ng? T¹i sao? + Giáo viên chốt : khi khai thác tài nguyên đúng hớng sẽ giảm thiểu tác động xấu đến môi trờng, không làm thay đổi đa dạng sinh học, còn nếu khai thác tài nguyên bừa bãi sẽ làm cho môi trờng sinh thái thay đổi vì vậy giữa tài nguyên thiên nhiên víi m«i trêng cã mèi quan hÖ chÆt chÏ víi nhau. + Từ đó em hiểu thế nào về tài nguyên thiên nhiên?.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Giáo viên nêu vấn đề yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời câu hỏi : Sự cần thiết của các yếu tố trong môi trờng và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con ngêi thÓ hiÖn nh thÕ nµo ? + Giáo viên chốt : Không khí để thở, nớc để uống, cây xanh để điều hòa khí hậu, đất để ở và trồng cây long thực nuôi sống con ngời, tài nguyên rừng cung cấp nguyªn vËt liÖu cho nhiÒu ngµnh kinh tÕ. Tµi nguyªn kho¸ng s¶n cung cÊp nguyªn liệu trong nhiều lĩnh vực sản xuất nh than đá, sắt,...Nhiều tài nguyên thiên nhiên còn là nơi con ngời có thể tham quan du lịch và tạo việc làm cho nhiều lao động. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc nguyên nhân gây ô nhiễm m«i trêng. - Giáo viên chiêu cho học sinh xem 1 đoạn băng hình hoặc hình ảnh thực trạng ô nhiễm môi trường và nêu câu hỏi : + Em có nhận xét gì về thực trạng môi trường và TNTN hiện nay? Căn cứ vào đâu em khẳng định như vậy? + Giáo viên chốt : Không khí chúng ta hít thở, nguồn nước ta sinh hoạt đang ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn, TNTN ta sử dụng để phát triển kinh tế đang cạn kiệt nhanh hơn. Môi trường và TNTN đang lên tiếng kêu cứu với con người. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để thảo luận câu hỏi : Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến môi trường và TNTN phải lên tiếng kếu cứu ? + Giỏo viờn chốt : Do tác động tiêu cực của con ngời trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trờng, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trớc mắt. + Ví dụ về ô nhiễm môi trờng : những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải ; khãi, bôi, r¸c bÈn tõ c¸c nhµ m¸y, khu d©n c x¶ ra ; kh«ng khÝ ngét ng¹t ; khÝ hËu biến đổi bất thờng ; ... + VÝ dô vÒ c¹n kiÖt tµi nguyªn : rõng bÞ chÆt ph¸ bõa b·i, diÖn tÝch rõng ngµy cµng bị thu hẹp ; đất bị bạc mầu ; nhiều loài động- thực vật bị biến mất ; nạn khan hiếm níc s¹ch ; ... c. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Tỡm hiểu quy định của phỏp luật về việc bảo vệ mụi trường và TNTN ; kĩ năng (nhận biết đợc các hành vi vi phạm pháp.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> luËt vÒ b¶o vÖ m«i trêng vµ tµi nguyªn thiªn nhiªn ; biÕt b¸o cho nh÷ng ngêi cã trách nhiệm biết để xử lí). - Giáo viên cho học sinh quan sát ảnh một số hình ảnh và nêu vấn đề: Những việc làm trong ảnh có ảnh hưởng đến môi trường và TNTN như thế nào? - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não), trả lời câu hỏi : Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và TNTN? - Giáo viên giới thiệu khoản 3, điều 3, luật bảo vệ môi trường 2005. - Giáo viên tổ chức cho học sinh sắm vai thể hiện tình huống có nội dung phê phán một bạn học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ( Ví dụ : Một hôm, sang nhà Hùng chơi, An thấy bể nước nhà Hùng chảy tràn. An nhắc Hùng xuống vặn vòi nước, Hùng nói: “ Tớ đang bận chơi điện tử, kệ nó, nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu”). - Giáo viên phát phiếu tài liệu (nội dung là các quy định về việc bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm), yêu cầu học sinh tự nghiên cứu. + Nêu vấn đề : Để bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm, pháp luật đã quy định như thế nào? + Giáo viên chiếu 1 số khoản trong điều 7, luật bảo vệ môi trường 2005 về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm. + Giáo viên chốt : Những quy định này cho thấy, pháp luật nghiêm cấm mọi hoạt động làm suy kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trường. Mọi hành vi vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo luật định. - Giáo viên nêu một số tình huống có các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và yêu cầu học sinh xử lí tình huống. + Giáo viên chốt : Với thực trạng môi trường và TNTN đang lên tiếng kêu cứu, việc bảo vệ môi trường và TNTN là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách của mỗi quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> d. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Tỡm hiểu những biện phỏp để bảo vệ môi trường và TNTN ; kĩ năng (biÕt b¶o vÖ m«i trêng ë nhµ, ë trêng, ë n¬i c«ng céng vµ biÕt nh¾c nhë c¸c b¹n cïng thùc hiÖn). - Giáo viên nêu vấn đề và yêu cầu học sinh trao đổi theo nhóm để trả lời : Từ hiểu biết của mình, em hãy cho biết nhà nước ta đã có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường và TNTN? + Giáo viên chốt : Nhà nước ta còn thực hiện nhiều dự án như phủ xanh đồi trọc, trồng cây ven biển,…đó là những nỗ lực để bảo vệ môi trường và TNTN. - Giáo viên giới thiệu Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, tuyển tập những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN. - Giáo viên cho các nhóm học sinh thực hiện yêu cầu : Nhóm em hãy lập kế hoạch bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. (Giáo viên lưu ý học sinh : kế hoạch cần gắn với tình hình thực tế địa phương) + Sau khi các nhóm trình bày, giáo viên bổ sung và chốt các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc c«ng d©n 8 Bµi 3 T«n träng ngêi kh¸c. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức: - Hiểu đợc thế nào là tôn trọng ngời khác. - Nêu đợc những biểu hiện của sự tôn trọng ngời khác. - Hiểu đợc ý nghĩa của việc tôn trọng ngời khác. b. VÒ kÜ n¨ng - BiÕt ph©n biÖt nh÷ng hµnh vi t«n träng víi hµnh vi thiÕu t«n träng ngêi kh¸c. - BiÕt t«n träng b¹n bÌ vµ mäi ngêi trong cuéc sèng h»ng ngµy. c. Về thái độ.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - §ång t×nh, ñng hé nh÷ng hµnh vi biÕt t«n träng ngêi kh¸c. - Phản đối những hành vi thiếu tôn trọng ngời khác. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Hiểu đợc thế nào là tôn trọng ngời khác. - Tôn trọng ngời khác là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dự, phẩm giá và lợi Ých cña ngêi kh¸c. b. Nêu đợc những biểu hiện của sự tôn trọng ngời khác. - Nh÷ng biÓu hiÖn nh : biÕt l¾ng nghe ; biÕt c xö lÔ phÐp, lÞch sù víi ngêi kh¸c ; biÕt thõa nhËn vµ häc hái c¸c ®iÓm m¹nh cña ngêi kh¸c ; kh«ng x©m ph¹m tµi s¶n, th tõ, nhËt kÝ, sù riªng t cña ngêi kh¸c ; t«n träng nh÷ng së thÝch, thãi quen, b¶n s¾c riªng cña ngêi kh¸c ;... c. Hiểu đợc ý nghĩa của việc tôn trọng ngời khác. - Ngời biết tôn trọng ngời khác sẽ đợc ngời khác tôn trọng lại. - Mäi ngêi biÕt t«n träng lÉn nhau sÏ gãp phÇn lµm cho quan hÖ x· héi trong s¸ng, lành mạnh và tốt đẹp. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. BiÕt ph©n biÖt nh÷ng hµnh vi t«n träng víi hµnh vi thiÕu t«n träng ngêi kh¸c. - Nh÷ng hµnh vi thiÕu t«n träng ngêi kh¸c nh : nãi xÊu, vu khèng ngêi kh¸c ; v¨ng tôc, nhôc m¹, lµm tæn th¬ng ngõ¬i kh¸c ; chen lÊn, x« ®Èy, lµm mÊt trËt tù n¬i c«ng cộng ; tự tiện sử dụng sách vở, đồ dùng của ngời khác ; xâm phạm bí mật riêng t của ngêi kh¸c ;... b. BiÕt t«n träng b¹n bÌ vµ mäi ngêi trong cuéc sèng h»ng ngµy. - Cô thÓ lµ biÕt t«n träng danh dù, nh©n phÈm, søc kháe, b¶n s¾c, thãi quen, bÝ mËt riªng t vµ c¸c quyÒn tù do c¸ nh©n kh¸c cña b¹n bÌ vµ mäi ngêi xung quanh trong cuéc sèng h»ng ngµy ë líp, ë trêng, ë nhµ vµ ë ngoµi x· héi..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc thế nào là tôn trọng ngời khác, nêu đợc những biểu hiện của sự tôn trọng ngời khác và kĩ năng (biết phân biệt nh÷ng hµnh vi t«n träng víi hµnh vi thiÕu t«n träng ngêi kh¸c, biÕt t«n träng b¹n bÌ vµ mäi ngêi trong cuéc sèng h»ng ngµy) . - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc phần Đặt vấn đề trong Sgk. - Giáo viên nêu câu hỏi : Em có nhận xét gì về cách xử sự, thái độ và việc làm của c¸c b¹n trong c¸c trêng hîp trªn ? - Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : Trong các hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, hành vi nào cần phải phª ph¸n ? V× sao ? + Gi¸o viªn chèt néi dung bµi häc vÒ t«n träng ngêi kh¸c. - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm tìm và phân loại các biểu hiện tôn träng ngêi kh¸c vµ c¸c biÓu hiÖn thiÕu t«n träng ngêi kh¸c. - Giáo viên đa một số tình huống mở (cha có cách xử lí), tổ chức cho học sinh đóng vai thÓ hiÖn t×nh huèng. + Yªu cÇu häc sinh ®a ra c¸ch xö lÝ t×nh huèng cô thÓ. + Tổ chức cho học sinh đánh giá, nhận xét cách xử sự của bạn trong mỗi tình huống. + Gi¸o viªn chèt nh÷ng c¸ch xö lÝ t×nh huèng thÓ hiÖn sù t«n träng ngêi kh¸c vµ rót kinh nghiệm cho học sinh (nếu các em cha đa ra cách xử sự đúng). - Giáo viên nêu vấn đề : Trong quan hệ hàng ngày với cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè, em đã thể hiện sự tôn träng ngêi kh¸c cha ? Nªu nh÷ng biÓu hiÖn cô thÓ. + Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) và ghi câu trả lời ra phiếu bài tập. + Gi¸o viªn chèt : Ta cÇn biÕt t«n träng b¹n bÌ vµ mäi ngêi trong cuéc sèng h»ng ngµy : t«n träng danh dù, nh©n phÈm, søc kháe, b¶n s¾c, thãi quen, bÝ mËt riªng t vµ c¸c quyÒn tù do c¸.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> nh©n kh¸c cña b¹n bÌ vµ mäi ngêi xung quanh, ë líp, ë trêng, ë nhµ vµ ë ngoµi x· héi. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của việc tôn trọng ngêi kh¸c. - Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, vì sao chúng ta lại phải tôn trọng ngời khác và vì sao mäi ngêi l¹i cÇn ph¶i t«n träng lÉn nhau ? + Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. + Gi¸o viªn chèt ý nghÜa cña viÖc t«n träng ngêi kh¸c.. Bµi 4 Gi÷ ch÷ tÝn. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức: - Hiểu đợc thế nào là giữ chữ tín. - Nêu đợc những biểu hiện của giữ chữ tín. - Hiểu đợc ý nghĩa của việc giữ chữ tín. b. VÒ kÜ n¨ng - BiÕt ph©n biÖt nh÷ng hµnh vi gi÷ ch÷ tÝn vµ kh«ng gi÷ ch÷ tÝn. - BiÕt gi÷ ch÷ tÝn víi mäi ngêi trong cuéc sèng h»ng ngµy. c. Về thái độ - Cã ý thøc gi÷ ch÷ tÝn 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Hiểu đợc thế nào là giữ chữ tín. - Giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi ngời đối với mình, biết trọng lời hứa và biÕt tin tëng nhau. b. Nêu đợc những biểu hiện của giữ chữ tín. - Những biểu hiện của giữ chữ tín nh : giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết, có trách nhiệm về lời nói, hành vi và việc làm của bản thân,….

<span class='text_page_counter'>(64)</span> c. Hiểu đợc ý nghĩa của việc giữ chữ tín. - Giữ chữ tín là tự trọng bản thân và tôn trọng ngời khác ; ngời giữ chữ tín sẽ nhận đợc sự tin cậy, tín nhiệm của ngời khác đối với mình. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng a. BiÕt ph©n biÖt nh÷ng hµnh vi gi÷ ch÷ tÝn vµ kh«ng gi÷ ch÷ tÝn. - Những hành vi không giữ chữ tín nh : nói một đằng, làm một nẻo ; chỉ nói không lµm ; kh«ng gi÷ lêi høa ;... b. BiÕt gi÷ ch÷ tÝn víi mäi ngêi trong cuéc sèng h»ng ngµy. - Biết giữ lời hứa, đã nói là làm, tôn trọng những điều đã cam kết với bạn bè, ngời th©n vµ mäi ngêi ë nhµ, ë líp, ë trêng vµ ngoµi x· héi. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc thế nào là giữ chữ tín, nh÷ng biÓu hiÖn cña gi÷ ch÷ tÝn vµ kÜ n¨ng (ph©n biÖt nh÷ng hµnh vi gi÷ ch÷ tÝn vµ kh«ng gi÷ ch÷ tÝn, biÕt gi÷ ch÷ tÝn víi mäi ngêi trong cuéc sèng h»ng ngµy). - Giáo viên cho học sinh đọc mục 1 và 2 phần Đặt vấn đề và nêu câu hỏi : Em cã suy nghÜ g× vÒ viÖc lµm cña Nh¹c ChÝnh Tö vµ viÖc lµm cña B¸c Hå ? - Giáo viên nêu vấn đề : Muốn giữ đợc lòng tin của mọi ngời đối với mình thì mỗi ngêi chóng ta cÇn lµm g× ? + Tổ chức cho học sinh trao đổi theo nhóm đôi. - Gi¸o viªn nªu c©u hái : Cã ý kiÕn cho r»ng “Gi÷ ch÷ tÝn lµ gi÷ lêi høa”. Em cã đồng tình với ý kiến đó không ? Vì sao ? + Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ quan điểm. + Gi¸o viªn chèt néi dung bµi häc vÒ Gi÷ ch÷ tÝn. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi tiếp sức để tìm biểu hiện của giữ ch÷ tÝn, ph©n biÖt víi hµnh vi kh«ng gi÷ ch÷ tÝn. + Gi¸o viªn chuÈn bÞ nh÷ng b¨ng giÊy nhá cã ghi c¸c hµnh vi (c¶ hµnh vi gi÷ ch÷ tín, cả hành vi không giữ chữ tín) và để lẫn lộn. + Yêu cầu học sinh tìm hành vi đúng và dán vào bảng phân loại. + Gi¸o viªn chèt nh÷ng hµnh vi lµ biÓu hiÖn cña viÖc gi÷ ch÷ tÝn. - Gi¸o viªn yªu cÇu häc sinh lµm nhanh bµi tËp sè 1 trong Sgk. + Phân biệt sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện đợc lời høa do hoµn c¶nh kh¸ch quan mang l¹i..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Giáo viên nêu vấn đề : Trong cuộc sống hàng ngày, em đã biết giữ chữ tín cha ? BiÓu hiÖn cô thÓ lµ g× ? b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của việc giữ chữ tÝn. - Giáo viên tổ chức cho học sinh đóng vai hai tình huống (một tình huống nói về viÖc gi÷ ch÷ tÝn, mét t×nh huèng thÓ hiÖn viÖc kh«ng gi÷ ch÷ tÝn). + Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ, cách đánh giá về cách ứng xử của các nhân vật trong t×nh huèng. - Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, việc giữ chữ tín có ý nghĩa nh thế nào trong công viÖc vµ trong cuéc sèng hµng ngµy ? + Gi¸o viªn chèt ý nghÜa cña viÖc gi÷ ch÷ tÝn. Bµi 10 Tù lËp. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức: - Hiểu đợc thế nào là tự lập - Nêu đợc những biểu hiện của ngời có tính tự lập. - Hiểu đợc ý nghĩa của tính tự lập. b. VÒ kÜ n¨ng - HS biÕt tù gi¶i quyÕt, tù lµm nh÷ng c«ng viÖc h»ng ngµy cña b¶n th©n trong häc tập, lao động, sinh hoạt. c. Về thái độ - ¦a thÝch sèng tù lËp, kh«ng dùa dÉm, û l¹i, phô thuéc vµo ngêi kh¸c. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Hiểu đợc thế nào là tự lập - Tù lËp lµ tù lµm lÊy, tù gi¶i quyÕt c«ng viÖc cña m×nh, tù lo liÖu, t¹o dùng cho cuéc sèng cña m×nh ; kh«ng tr«ng chê, dùa dÉm, phô thuéc vµo ngêi kh¸c. b. Nêu đợc những biểu hiện của ngời có tính tự lập. - Nêu đợc một số biểu hiện nh : tự tin, bản lĩnh, kiên trì, dám đơng đầu với khó kh¨n, cã ý chÝ v¬n lªn trong häc tËp vµ trong cuéc sèng,....

<span class='text_page_counter'>(66)</span> c. Hiểu đợc ý nghĩa của tính tự lập. - Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con ngời đạt đợc thành công trong cuộc sống và đợc mọi ngời kính trọng. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng - Häc sinh biÕt tù gi¶i quyÕt, tù lµm nh÷ng c«ng viÖc h»ng ngµy cña b¶n th©n trong học tập, lao động, sinh hoạt. VÝ dô nh : tù lµm bµi tËp, su tÇm tranh ¶nh, t liÖu häc tËp theo yªu cÇu cña GV ; tù thực hiện các nhiệm vụ đợc phân công, tự gấp chăn màn, sắp xếp sách vở, quét dọn nhµ cöa, giÆt quÇn ¸o,... 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Thế nào là tự lập, những biểu hiện cña ngêi cã tÝnh tù lËp vµ kÜ n¨ng (biÕt tù gi¶i quyÕt, tù lµm nh÷ng c«ng viÖc h»ng ngày của bản thân trong học tập, lao động, sinh hoạt). - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc phân vai truyện đọc trong Sgk. - Tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm c¸c c©u hái : Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng? Em có suy nghĩ và nhận xét gì về những hđộng của anh Lê? Suy nghĩ của em qua câu chuyện trên? + Giáo viên chốt nội dung bài học về tự lập. - Giáo viên yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để lấy ví dụ về những tấm gương tự lập. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi Tìm biểu hiện của tính tự lập trong các lĩnh vực : học tập, lao động, trong sinh hoạt hàng ngày. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm câu hỏi : Tự tin có phải là tự lập không ? Tự tin có quan hệ như thế nào với tự lập? + Giáo viên chốt : Tự tin chưa phải là tự lập. Tự tin là sơ sở để tự lập, tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, sáng tạo để tự lập. - Giáo viên nêu vấn đề : Em thấy bản thân mình đã tự lập chưa ?.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Học sinh cần rèn tính tự lập như thế nào ? b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của tính tự lập. - Giáo viên nêu vấn đề : Tính tự lập có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta ? + Giỏo viờn chốt ý nghĩa của tớnh tự lập : Tự lập có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển cá nhân, giúp con ngời đạt đợc thành công trong cuộc sống và đợc mọi ngêi kÝnh träng. Bài 20 HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức: - Nêu đợc Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. - Biết đợc một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViÖt Nam. b. VÒ kÜ n¨ng BiÕt ph©n biÖt gi÷a HiÕn ph¸p víi c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt kh¸c. c. Về thái độ - Cã tr¸ch nhiÖm trong häc tËp, t×m hiÓu vÒ HiÕn ph¸p. - Cã ý thøc tù gi¸c sèng vµ lµm viÖc theo HiÕn ph¸p . 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Nêu đợc Hiến pháp là gì, vị trí của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật. - HiÕn ph¸p lµ luËt c¬ b¶n cña Nhµ níc, cã hiÖu lùc ph¸p lÝ cao nhÊt trong hÖ thèng pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác đều đợc xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không đợc trái với Hiến pháp..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> b. Biết đợc một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViÖt Nam. - Nội dung Hiến pháp quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hớng của đờng lối xây dựng, phát triển đất nớc : bản chất nhà nớc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hoá xã hội, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tæ chøc bé m¸y nhµ níc. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng - BiÕt ph©n biÖt gi÷a HiÕn ph¸p víi c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt kh¸c. + Ph©n biÖt HiÕn ph¸p víi c¸c bé luËt, luËt, c¸c v¨n b¶n díi luËt. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc Hiến pháp là gì, vị trí của HiÕn ph¸p trong hÖ thèng ph¸p luËt vµ kÜ n¨ng (ph©n biÖt gi÷a HiÕn ph¸p víi c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt kh¸c). - Giáo viên nêu điều 65 hiến pháp 1992 + Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm thực hiện yêu cầu : Dựa vào kiến thức đã học về quyền trẻ em và nội dung trong Sgk, em hãy nêu một số điều trong Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em mà theo em đó là sự cụ thể hóa Điều 65 của Hiến pháp. - Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời câu hỏi : Từ điều 65 của Hiến pháp và các điều Luật trên, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa Hiến pháp với Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em, Luật Hôn nhân và Gia đình ? + Giáo viên chốt : Nội dung những điều được ghi trong Hiến pháp là cơ sở cơ bản, là nguồn, là căn cứ pháp lí cho các bộ luật. Chính vì vậy, điều 146 Hiến pháp nước CHXHCNVN đã quy định Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. - Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi theo nhóm đôi câu hỏi : Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. Vậy tại sao nhà nước ta không sử dụng Hiến pháp 1946 cho đến ngày nay mà ở mỗi giai đoạn lại có một bản Hiến pháp mới ra đời ? + Giáo viên chốt : Mỗi bản Hiến pháp mới ra đời đánh dấu một thời kì, một giai đoạn của Cách mạng Việt Nam. Hiến pháp Việt Nam là sự thể chế hóa đường lối chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam trong từng thời kì, giai đoạn Cách mạng. Hiến pháp Việt Nam định hướng cho đường lối phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. - Giáo viên nêu vấn đề : cơ quan nào có quyền ban hành và sửa đổi Hiến pháp ? + Giáo viên chốt : Quốc hội có quyền ban hành, sửa đổi Hiến pháp. Việc ban hành và sửa đổi Hiến pháp tuân theo trình tự, thủ tục đặc biệt, được quy định trong Hiến pháp. - Giáo viên nêu vấn đề Em có đồng ý với ý kiến cho rằng : Không cần phải chấp hành Hiến pháp vì nội dung của Hiến pháp là những vấn đề chung mang tính định hướng, không quy định những vấn đề cụ thể. + Yêu cầu hóc sinh suy nghĩ (động não) để bày tỏ quan điểm, suy nghĩ của mình. + Giáo viên chốt : Mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Biết đợc một số nội dung cơ bản của HiÕn ph¸p níc Céng hßa x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam. - Giáo viên sử dụng phiếu học tập, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 1 trong Sgk vào phiếu học tập..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Giáo viên nêu câu hỏi : Từ bài tập trên, em hãy cho biết nội dung của Hiến pháp quy định những vấn đề gì ? + Giáo viên chốt : Những điều được quy định trong hiến pháp là những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc định hướng của đường lối xây dựng, phát triển đất nước. - Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia trò chơi ô chữ để nhắc lại nội dung tiết học. Ch¬ng tr×nh gi¸o dôc c«ng d©n 9 Bµi 1 chÝ c«ng v« t. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. Về kiến thức: - Nêu đợc thế nào là chí công vô t. - Nêu đợc biểu hiện của chí công vô t. - Hiểu đợc ý nghĩa của phẩm chất chí công vô t. b. VÒ kÜ n¨ng - BiÕt thÓ hiÖn chÝ c«ng v« t trong cuéc sèng h»ng ngµy. c. Về thái độ - §ång t×nh, ñng hé nh÷ng viÖc lµm chÝ c«ng v« t, phª ph¸n nh÷ng nh÷ng biÓu hiÖn thiÕu chÝ c«ng v« t. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Nêu đợc thế nào là chí công vô t. - Chí công vô t là phẩm chất đạo đức của con ngời, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lªn trªn lîi Ých c¸ nh©n. b. Nêu đợc biểu hiện của chí công vô t. - BiÓu hiÖn c¬ b¶n cña chÝ c«ng v« t : c«ng b»ng, kh«ng thiªn vÞ, lµm viÖc theo lÏ ph¶i, v× lîi Ých chung. c. Hiểu đợc ý nghĩa của phẩm chất chí công vô t..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Đối với sự phát triển cá nhân : ngời chí công vô t sẽ luôn sống thanh thản, đợc mọi ngêi v× nÓ, kÝnh träng. - Đối với tập thể, xã hội : Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội, đất nớc. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng - BiÕt thÓ hiÖn chÝ c«ng v« t trong cuéc sèng h»ng ngµy. + Biết đối xử công bằng với bạn bè và mọi ngời, không thiên vị những ngời thân của mình, hành động theo lẽ phải, vì lợi ích chung của lớp, của trờng và của cộng đồng. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc thế nào là chí công vô t, biÓu hiÖn cña chÝ c«ng v« t vµ kÜ n¨ng (biÕt thÓ hiÖn chÝ c«ng v« t trong cuéc sèng h»ng ngµy). - Giáo viên cho học sinh đọc truyện đọc về Tô Hiến Thành trong Sgk - Yêu cầu học sinh suy nghĩ (động não) để trả lời câu hỏi trong Sgk : Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ nh thế nào trong việc dùng ngời và giải quyết công việc ? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành ? - Gi¸o viªn kh¸i qu¸t néi dung bµi häc vÒ chÝ c«ng v« t. - Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm tìm những biểu hiện của chí công v« t trong mèi quan hÖ víi b¹n bÌ vµ mäi ngêi xung quanh + Gi¸o viªn chèt : trong mèi quan hÖ víi b¹n bÌ hoÆc víi mäi ngêi xung quanh, biÓu hiÖn c¬ b¶n cña chÝ c«ng v« t : c«ng b»ng, kh«ng thiªn vÞ, lµm viÖc theo lÏ ph¶i, v× lîi Ých chung. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của phẩm chất chí c«ng v« t. - Gi¸o viªn ®a mét sè t×nh huèng (néi dung t×nh huèng thÓ hiÖn chÝ c«ng v« t vµ thiếu chí công vô t), tổ chức cho học sinh đóng vai. + Yêu cầu học sinh bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình với các hành vi trong t×nh huèng vµ gi¶i thÝch v× sao. - Giáo viên nêu câu hỏi : Chí công vô t có ý nghĩa nh thế nào đối với tập thể, đối với cộng đồng. - Gi¸o viªn chèt ý nghÜa cña chÝ c«ng v« t. - Giáo viên nêu vấn đề : Cần phải rèn luyện phẩm chất chí công vô t nh thế nào ? + Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm đôi..

<span class='text_page_counter'>(72)</span> + Gi¸o viªn chèt c¸ch rÌn luyÖn phÈm chÊt chÝ c«ng v« t. - KÕt luËn toµn bµi. Bµi 2 Tù chñ. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. VÒ kiÕn thøc - Hiểu đợc thế nào là tự chủ. - Nêu đợc biểu hiện của ngời có tính tự chủ. - Hiểu đợc vì sao con ngời cần phải biết tự chủ. b. VÒ kÜ n¨ng Cã kh¶ n¨ng lµm chñ b¶n th©n trong häc tËp, sinh ho¹t. c. Về thái độ Cã ý thøc rÌn luyÖn tÝnh tù chñ 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Hiểu đợc thế nào là tự chủ. - Tự chủ là làm chủ bản thân, tức là làm chủ đợc những suy nghĩ, tình cảm, hành vi của bản thân trong mọi hoàn cảnh, tình huống ; luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biÕt ®iÒu chØnh hµnh vi cña b¶n th©n. b. Nêu đợc biểu hiện của ngời có tính tự chủ. - Một số biểu hiện đặc trng của ngời có tính tự chủ, ví dụ nh : biết kiềm chế cảm xóc, b×nh tÜnh, tù tin trong mäi t×nh huèng ; kh«ng nao nóng, hoang mang khi khã kh¨n ; kh«ng bÞ ng¶ nghiªng, l«i kÐo tríc nh÷ng ¸p lùc tiªu cùc ; biÕt tù ra quyÕt định cho mình,... c. Hiểu đợc vì sao con ngời cần phải biết tự chủ..

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Tính tự chủ giúp cho con ngời biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trớc những khó khăn, thử thách, cám dỗ ; không bị ngả nghiêng trớc nh÷ng ¸p lùc tiªu cùc. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng - Cã kh¶ n¨ng lµm chñ b¶n th©n trong häc tËp, sinh ho¹t. + Cụ thể là : trung thực, tự tin trong học tập và các hoạt động tập thể ; có tinh thần vợt khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và các nhiệm vụ đợc tập thể giao phó ; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt ; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng (chia bè phái, mất đòan kết, trốn học, bỏ học, tham gia vào các tÖ n¹n x· héi...). 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc thế nào là tự chủ, biểu hiÖn cña ngêi cã tÝnh tù chñ vµ kÜ n¨ng (cã kh¶ n¨ng lµm chñ b¶n th©n trong häc tËp, sinh ho¹t). - Giáo viên cho học sinh đọc truyện đọc “Chuyện của N” trong Sgk. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi : N đã từ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp nh thế nào ? Vì sao vậy ? - Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, tính tự chủ đợc thể hiện nh thế nào ? - Giáo viên sử dụng phơng pháp động não yêu cầu học sinh suy nghĩ để tìm những biÓu hiÖn thiÕu tù chñ trong häc tËp, trong cuéc sèng hµng ngµy. - Giáo viên đa một số tình huống mở (cha có cách xử lí), tổ chức cho học sinh đóng vai thÓ hiÖn t×nh huèng. + Yªu cÇu häc sinh ®a ra c¸ch xö lÝ t×nh huèng cô thÓ. + Giáo viên cho học sinh bày tỏ thái độ, nhận xét, đánh giá cách xử sự của bạn. + Giáo viên chốt những cách xử lí tình huống đúng. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc vì sao con ngời cần phải biÕt tù chñ..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, vì sao con ngời cần phải biết tự chủ ? + Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. + Gi¸o viªn chèt : Con ngêi cÇn ph¶i cã tÝnh tù chñ v× nhê cã tù chñ mµ con ngêi biết sống và ứng xử đúng đắn, có văn hoá ; biết đứng vững trớc những khó khăn, thử th¸ch, c¸m dç. - Gi¸o viªn nªu c©u hái : mçi chóng ta cÇn rÌn luyÖn tÝnh tù chñ b»ng nh÷ng c¸ch nµo ? + Sử dụng phơng pháp động não yêu cầu học sinh suy nghĩ, trả lời. + Gi¸o viªn chèt : Chóng ta cÇn rÌn luyÖn tÝnh tù chñ b»ng c¸ch tËp suy nghÜ kÜ tríc khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.. Bµi 8 Năng động, sáng tạo. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. VÒ kiÕn thøc - Hiểu đợc thế nào là năng động, sáng tạo. - Hiểu đợc ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. - Biết cần làm gì để trở thành ngời năng động, sáng tạo. b. VÒ kÜ n¨ng - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. c. Về thái độ - Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày. - Tôn trọng những ngời sống năng động, sáng tạo. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Hiểu đợc thế nào là năng động, sáng tạo. - Năng động là tích cực chủ động, dám nghĩ, dám làm..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Sáng tạo là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới về vật chất, tinh thÇn hoÆc t×m ra c¸i míi, c¸ch gi¶i quyÕt míi mµ kh«ng bÞ gß bã phô thuéc vµo những cái đã có. - Nêu đợc ví dụ cụ thể về những ngời năng động, sáng tạo trong học tập, lao động sản xuất và nghiên cứu khoa học ở địa phơng hoặc có thể su tầm trên sách báo, tivi, đài phát thanh. b. Hiểu đợc ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. - Năng động, sáng tạo giúp con ngời có thể vợt qua những khó khăn, thử thách, đạt đợc kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và x· héi. c. Biết cần làm gì để trở thành ngời năng động, sáng tạo. - Biết rằng phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có đợc mà cần phải tÝch cùc, kiªn tr× rÌn luyÖn trong cuéc sèng. - Đặc biệt đối với học sinh, để trở thành ngời năng động, sáng tạo trớc hết phải có ý thøc häc tËp tèt, cã ph¬ng ph¸p häc tËp phï hîp vµ tÝch cùc ¸p dông nh÷ng kiÕn thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngày. Tích cực, chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động, mọi công việc ; không thụ động, phụ thuộc vào ngời khác; luôn có ý thức đổi mới phơng pháp học tập ; đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động tập thể; linh hoạt trong cách giải quyết các công việc, tình huống hàng ngày ở lớp, ở trờng, trong gia đình và ngoài xã héi. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc thế nào là năng động, sáng tạo và kĩ năng (năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hằng ngµy). - Gi¸o viªn cho häc sinh xem mét ®o¹n b¨ng h×nh nãi vÒ mét tÊm g¬ng thµnh c«ng nhờ sự năng động, sáng tạo (hoặc cho học sinh đọc câu chuyện về Lê Thái Hoàng trong Sgk). - Gi¸o viªn tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm t×m nh÷ng chi tiÕt thÓ hiÖn sù n¨ng động, sáng tạo của nhân vật trong đoạn phim (hoặc truyện)..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Giáo viên nêu vấn đề và sử dụng phơng pháp động não, yêu cầu học sinh suy nghĩ vµ tr¶ lêi c©u hái : Theo em, năng động là gì ? Sáng tạo là gì ? + Giáo viên chốt nội dung bài học về năng động, sáng tạo. - Giáo viên nêu vấn đề : Ngời năng động, sáng tạo có những biểu hiện nh thế nào ? + Tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm. + Giáo viên chốt : Ngời năng động, sáng tạo là ngời luôn say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác...nhằm đạt kết qu¶ cao. - Giáo viên yêu cầu học sinh kể về tấm gơng năng động, sáng tạo (tấm gơng trong b¹n bÌ hoÆc nh÷ng ngêi sèng xung quanh). b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Hiểu đợc ý nghĩa của sống năng động, sáng tạo. - Giáo viên nêu một số tình huống (nội dung tình huống thể hiện sự năng động, sáng tạo và không năng động sáng tạo). + Tổ chức cho học sinh đóng vai thể hiện tình huống. + Yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về biểu hiện năng động, sáng tạo của nhân vËt trong t×nh huèng. + Giáo viên nêu vấn đề : Sự năng động, sáng tạo sẽ giúp chúng ta nh thế nào trong cuéc sèng. + Giáo viên chốt ý nghĩa của năng động, sáng tạo. c. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Biết cần làm gì để trở thành ngời năng động, sáng tạo. - Giáo viên nhấn mạnh : Phẩm chất năng động, sáng tạo không phải tự nhiên có đợc mµ cÇn ph¶i tÝch cùc, kiªn tr× rÌn luyÖn trong cuéc sèng. - Giáo viên nêu câu hỏi : Em đã có phẩm chất năng động, sáng tạo cha ? Biểu hiện cụ thÓ lµ g× ? - Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm để tìm phơng pháp rèn luyện phẩm chất năng động, sáng tạo. + Giáo viên chốt : Đối với học sinh, để trở thành ngời năng động, sáng tạo trớc hết ph¶i cã ý thøc häc tËp tèt, cã ph¬ng ph¸p häc tËp phï hîp vµ tÝch cùc ¸p dông nh÷ng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống thực tế. Bµi 10.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> lÝ tëng sèng cña thanh niªn. 1. Sử dụng Chuẩn kiến thức, kĩ năng để xác định mục tiêu tiết dạy a. VÒ kiÕn thøc - Nêu đợc thế nào là lí tởng sống. - Giải thích đợc vì sao thanh niên cần sống có lí tởng. - Nêu đợc lí tởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. b. VÒ kÜ n¨ng - Xác định đợc lí tởng sống cho bản thân. c. Về thái độ - Cã ý thøc sèng theo lÝ tëng. 2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc, kÜ n¨ng. 2.1. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kiến thức minh họa cho chuÈn kiÕn thøc. a. Nêu đợc thế nào là lí tởng sống. - Lí tởng sống là mục đích cuộc sống mà con ngời mong muốn đạt tới, có tác dụng định hớng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con ngời. - Phân biệt lí tởng sống cao đẹp với những mục đích sống tầm thờng ; đa ra đợc một sè vÝ dô vÒ thanh niªn sèng cã lÝ tëng. b. Giải thích đợc vì sao thanh niên cần sống có lí tởng. Thanh niªn cÇn sèng cã lÝ tëng v×: - Thanh niên là những chủ nhân trẻ tuổi của đất nớc, là lực lợng chủ chốt trong sự nghiÖp x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc. - Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ớc mơ cao đẹp. - Ngời có lí tởng sống cao đẹp sẽ đợc mọi ngời kính trọng. c. Nêu đợc lí tởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay. - Lí tởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nớc Việt Nam độc lập, dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. Trớc mắt là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hớng xã hội chủ nghĩa. 2.2. Nghiên cứu Sgk và các tài liệu tham khảo để xác định kĩ năng minh họa cho chuÈn kÜ n¨ng.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Xác định đợc lí tởng sống cho bản thân. + Xác định đợc lí tởng sống đúng đắn, phù hợp cho bản thân là thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc ; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh. Không sa vào những mục đích sống thực dụng, tầm thờng. 3. Vận dụng chuẩn kiến thức, kĩ năng và kĩ thuật dạy học tích cực để xây dựng các hoạt động lên lớp bài học GDCD a. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc thế nào là lí tởng sống. - Giáo viên nêu vấn đề : Em hiểu lí tởng sống là gì ? + Thuyết trình để học sinh hiểu khái niệm lí tởng sống : Lí tởng sống là mục đích cuộc sống mà con ngời mong muốn đạt tới, có tác dụng định hớng cho các suy nghĩ, hành động, lối sống và cách ứng xử của con ngời. - Giáo viên sử dụng Bài tập trắc nghiệm để phân biệt lí tởng sống cao đẹp với những mục đích sống tầm thờng. - Gi¸o viªn yªu cÇu häc sinh lÊy vÝ dô tÊm g¬ng thanh niªn sèng cã lÝ tëng. b. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Giải thích đợc vì sao thanh niên cần sèng cã lÝ tëng. - Gi¸o viªn nªu t×nh huèng thanh niªn sèng kh«ng cã lÝ tëng, tæ chøc cho häc sinh đóng vai thể hiện tình huống. + Nªu c©u hái : Theo em, viÖc sèng kh«ng cã lÝ tëng nh nh©n vËt trong t×nh huèng sÏ g©y ra t¸c h¹i g× ? - Giáo viên nêu vấn đề : Vì sao thanh niên cần sống có lí tởng ? + Tæ chøc cho häc sinh th¶o luËn nhãm, tr×nh bµy ý kiÕn. + Gi¸o viªn chèt : Thanh niªn cÇn sèng cã lÝ tëng v× thanh niªn lµ nh÷ng chñ nh©n trẻ tuổi của đất nớc, là lực lợng chủ chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lứa tuổi thanh niên là lứa tuổi của những ớc mơ cao đẹp. - Gi¸o viªn nhÊn m¹nh : Khi lÝ tëng cña mçi ngêi phï hîp víi lÝ tëng chung cña d©n tộc, của Đảng thì hành động của họ sẽ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ chung và chính họ sẽ đợc xã hội, Nhà nớc tạo điều kiện để phát triển những khả n¨ng cña m×nh. + Ngời có lí tởng sống cao đẹp sẽ đợc mọi ngời kính trọng. c. Hớng dẫn giảng dạy đơn vị chuẩn kiến thức : Nêu đợc lí tởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay và kĩ năng (xác định đợc lí tởng sống cho bản thân)..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> - Gi¸o viªn cho häc sinh xem mét ®o¹n b¨ng h×nh nãi vÒ lÝ tëng sèng cña thanh niªn ViÖt Nam trong hai cuéc kh¸ng chiÕn (hoÆc cho häc sinh xem mét sè bøc ¶nh cã chó thÝch nãi vÒ lÝ tëng sèng cña thanh niªn ViÖt Nam trong hai cuéc kh¸ng chiÕn). - Giáo viên nêu vấn đề : Theo em, lí tởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là g× ? + Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, trao đổi ý kiến. + Giáo viên chốt : Lí tởng sống của thanh niên Việt Nam hiện nay là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nớc Việt Nam độc lập, dân giàu, nớc mạnh, xã hội công b»ng d©n chñ, v¨n minh. Tríc m¾t lµ thùc hiÖn th¾ng lîi nhiÖm vô c«ng nghiÖp ho¸, hiện đại hoá theo định hớng xã hội chủ nghĩa. - Gi¸o viªn tæ chøc cho häc sinh tr×nh bµy vÒ lÝ tëng sèng cña c¸ nh©n c¸c em. + Nªu c©u hái : Tại sao em lại xác định lí tởng sống nh vậy ? Để thực hiện đợc lí tởng ấy, em thấy mình cần phải làm gì ? - Gi¸o viªn chèt néi dung toµn bµi. III. TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn học (Thuận lợi, khó khăn, nguyên nhân) - Thuận lợi Kiểm tra, đánh giá là một vấn đề quan trọng, vì vậy gần đây nhiều nhà giáo dục, các cấp quản lí đã quan tâm đến vấn đề này. Thông qua các hội nghị, lớp tập huấn, tinh thần đổi mới đã bắt đầu đi vào thực tế. Phần lớn các GV ở trường phổ thông đã nhận thức được ý nghĩa to lớn của việc kiểm tra, đánh giá và ít nhiều có sự cải tiến về nội dung, hình thức, phương pháp dạy học. Đã có những giáo viên, nhà trường tích cực và thu được kết quả tốt trong đổi mới kiểm tra, đánh giá đồng bộ với cố gắng đổi mới phương pháp dạy học nhưng.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> chưa có nhiều và chưa được các cấp quản lí giáo dục quan tâm khuyến khích, nhân rộng điển hình - Hạn chế Sự chuyển biến nhất định về việc kiểm tra đánh giá, ở các trường phổ thông vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhiều điều bất cập đang diễn ra. Cụ thể như sau: Phương pháp dạy học của GV chưa phát huy được vai trò chủ động, tích cực của HS. Thầy là nguồn kiến thức duy nhất, vì vậy việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình học tập của HS vẫn thực hiện theo quan niệm cũ. Khi kiểm tra, đánh giá, GV mới chỉ chú ý đến việc nắm kiến thức. Trong kiến thức GV mới chỉ xem xét vấn đề "biết" còn coi nhẹ việc" hiểu" kiến thức của HS và vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Cách kiểm tra đòi hỏi HS ghị nhớ máy móc, ít đánh giá năng lực tư duy sáng tạo của các em và đánh giá kết quả thì thiên về nhớ kiến thức máy móc mà ít chú ý tới rèn kĩ năng diễn đạt, kĩ năng thực hành bộ môn, thậm chí đôi khi còn mang tính hình thức. Việc kiểm tra, đánh giá của GV như vậy dẫn đến tình trạng HS học đối phó, học vẹt và ít hứng thú học tập. Mặt khác, hiện nay ở một số trường phổ thông còn có tình trạng chạy theo thành tích, nên việc kiểm tra, đánh giá chưa phản ánh sát, đúng chất lượng dạy học nói chung, bộ môn GDCD nói riêng… Nhiều GV chưa vận dụng linh hoạt các hình thức kiểm tra, chưa coi trọng đánh giá, giúp đỡ học sinh học tập thông qua kiểm tra mà chỉ tập trung chú ý việc cho điểm bài kiểm tra. Một số giáo viên, nhà trường lạm dụng hình thức trắc nghiệm..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> 2. Quan niệm đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học KTĐG có hệ thống và thường xuyên sẽ cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về mức độ đạt được trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục bộ môn, giúp học sinh tự điều chỉnh hoạt động học, giúp giáo viên có những thông tin phản hồi để điều chỉnh và hoàn thiện quá trình dạy, từ đó nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường phổ thông. KTĐG có tính vai trò, có ý nghĩa đối với cả giáo viên và học sinh. - Đối với học sinh Thứ nhất: Định hướng và thúc đẩy quá trình học tập: Qua KTĐG thông báo cho từng học sinh biết được trình độ tiếp thu kiến thức và những kỹ năng môn học của mình so với yêu cầu của chương trình cũng như sự tiến bộ của họ trong quá trình học tập, nhằm thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập. KTĐG giúp học sinh phát hiện những thiếu hụt kiến thức, kĩ năng so với yêu cầu và nguyên nhân sai sót cần phải bổ sung, điều chỉnh trong hoạt động học. Thứ hai: KTĐG để phân loại, xếp loại học sinh: Công khai hoá các nhận định về năng lực và kết quả học tập của mỗi học sinh để các em nhận ra sự tiến bộ, hạn chế của mình từ đó khuyến khích, động viên các em học tập, có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp, kịp thời. Đồng thời, qua đó giáo dục học sinh nâng cao tinh thần chủ động, sáng tạo trong học tập, rèn luyện. Thứ ba: KTĐG là thước đo kết quả học tập của học sinh trong học tập bộ môn. Việc KTĐG thường xuyên (bao gồm KTĐG của giáo viên và hoạt động tự KTĐG của học sinh) tạo nên mối “liên hệ ngược” giúp các em tự điều chỉnh hoạt động học tập của mình, trên các mặt sau:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Về kiến thức: giúp các em phát hiện những thiếu sót, “lỗ hổng” trong kiến thức và kĩ năng, để kịp thời điều chỉnh phương pháp học tập đạt kết quả cao hơn. Về kĩ năng: học sinh có điều kiện rèn luyện các kĩ năng tư duy từ đơn giản đến phức tạp: biết tái hiện sự kiện, hiện tượng lịch sử, hiểu sâu sắc các sự kiện, hiện tượng lịch sử, qua đó biết tự phân tích, tổng hợp, khái quát hoá. Về giáo dục : có tác dụng giáo dục rất lớn góp phần hình thành những phẩm chất ý chí tự giác vươn lên trong học tập, củng cố lòng tự tin vào khả năng của mình, tính chủ động, khắc phục sự thụ động chủ quan, tự mãn, biến phê phán và biết hợp tác trong học tập… - Đối với giáo viên Một là: Giúp giáo viên có những thông tin về mức độ hiểu nắm vững và biết vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh đạt hay chưa đạt so với mục tiêu môn học đề ra. Từ những “mối lên hệ ngược” này giáo viên điều chỉnh các hoạt động dạy học, tìm ra những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng dạy học. Hai là: Thông qua KTĐG giúp giáo viên tự đánh giá hiệu quả những cải tiến, đổi mới nội dung và phương pháp dạy học của mình. 3. Định hướng kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT- KN của môn học - Đổi mới KTĐG phải gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiªu cùc trong thi cö vµ bÖnh thµnh tÝch trong gi¸o dôc” vµ g¾n víi phong trµo thi ®ua “X©y dùng trêng häc th©n thiÖn, häc sinh tÝch cùc”. Coi träng viÖc ph©n tÝch kÕt quả kiểm tra, qua đó GV điều chỉnh hoạt động dạy học, giúp đỡ học sinh phát huy ®iÓm m¹nh, kh¾c phôc ®iÓm yÕu trong häc tËp ; c¸c cÊp qu¶n lÝ còng ®iÒu chØnh c¸c hoạt động dạy và học, kiểm tra, đánh giá một cách kịp thời. - Thực hiện đúng quy định của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh. Đảm bảo tÝnh kh¸ch quan, chÝnh x¸c, c«ng b»ng. - Trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, cần phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng để đánh giá kết quả học tập của học sinh cho sát, đúng. Tránh tình trạng không thống nhất giữa dạy học và kiểm tra đánh giá..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> - Phải đảm bảo sự cân đối các yêu cầu kiểm tra về kiến thức (nhớ, hiểu, vận dụng), rèn luyện kĩ năng và yêu cầu về thái độ đối với HS và hớng dẫn HS biết tự đánh giá kết quả học tập, rèn luyện năng lực tự học và t duy độc lập. - CÇn gi¶m nhÑ yªu cÇu kiÓm tra t¸i hiÖn kiÕn thøc. T¨ng cêng yªu cÇu HS vËn dụng kiến thức theo hớng ra đề “mở” để HS liên hệ, phân tích, bình luận biểu đạt chính kiến và định hớng hành vi của mình. Cần xác lập đợc các quan hệ đánh giá : giữa thầy với trò, giữa trò với trò, tự đánh giá của bản thân HS. Kết hợp một cách hợp lí câu hỏi tự luận và trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn GDCD. 4. Yêu cầu đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn Giáo dục công dân THCS Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là khâu cuối cùng nhưng rất quan trọng của quá trình dạy học. Việc đổi mới dạy học học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đặt ra yêu cầu phải đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nói chung phải theo yêu cầu của Quyết định số 40 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 05/10/2006 (40/2006/QĐ-BGDĐT) về Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông; đồng thời quán triệt tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Giáo dục công dân theo Thông báo số 300/TB- BGDĐT ngày 8/5/2009. Dưới đây là một số yêu cầu cơ bản của việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn GDCD theo chuẩn kiến thức, kĩ năng : - Quán triệt đặc trưng của môn học Môn Giáo dục công dân là một môn học có tính tính thực tiễn và tính giáo dục cao. Dạy học môn GDCD không chỉ cung cấp kiến thức, mà điều quan trọng là hình thành các kĩ năng, thái độ và phương thức hành vi ứng xử ở học sinh. Vì vậy,.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> cần khắc phục tình trạng thiên về kiểm tra tái hiện (ghi nhớ) kiến thức, tăng cường mức độ thông hiểu và yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức theo hướng ra đề “mở” để học sinh liên hệ, phân tích, bình luận, biểu đạt chính kiến và định hướng hành vi của mình. Mặt khác, phải bảo đảm sự cân đối, hợp lí giữa các yêu cầu kiểm tra về kiến thức, kĩ năng và các yêu cầu về thái độ đối với học sinh. Bên cạnh việc kiểm tra kiến thức, cần chú ý kiểm tra các kĩ năng như kĩ năng nhận xét, đánh giá, kĩ năng vận dụng bài học để giải quyết các vấn đề, tình huống và thực hành trong cuộc sống; kiểm tra thái độ, tình cảm của học sinh đối với các vấn đề mà bài học đặt ra. Từ đó, thúc đẩy HS tích cực rèn luyện theo yêu cầu của các chuẩn mực bài học, rèn luyện năng lực tự học và tư duy độc lập. - Phải căn cứ vào yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ của chuẩn môn học để xây dựng đề kiểm tra, từ đó mới xác định được mức độ đạt yêu cầu của chuẩn, làm căn cứ để điều chỉnh việc dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học. Các đề kiểm tra phải bám sát chuẩn, không ra ngoài phạm vi của chuẩn cũng như phải bảo đảm mức độ yêu cầu của chuẩn. - Kiểm tra phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực. Cụ thể kiểm tra phải đưa lại những thông tin chính xác, phản ánh đúng kết quả học tập của học sinh để trên cơ sở đó GV có sự điều chỉnh phù hợp về phương pháp dạy học, điều chỉnh nhận thức, thái độ, hành vi của HS. Bài kiểm tra được coi là có độ tin cậy nếu kết quả đánh giá phản ánh đúng năng lực học tập của HS dựa theo các tiêu chí đánh giá. - Phái có sự phân hoá mức độ cho các loại đối tượng học sinh khác nhau nhằm khuyến khích HS phấn đấu vươn lên. Nhìn chung, đề kiểm tra phải phù hợp với số đông HS (đại trà) và dành một số nội dung cho HS khá và giỏi. - Đổi mới các hình thức đề kiểm tra cho phù hợp với đặc trưng môn học và yêu cầu của chuẩn. Cần kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và hình.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> thức quan sát hoạt động, nghiên cứu sản phẩm hoạt động của học sinh, các hình thức kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động ngoài lớp của học sinh, hoạt động thực hành, rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày. Cần kết hợp một cách hợp lí giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong một đề kiểm tra. - Kết hợp việc kiểm tra, đánh giá bằng điểm số với nhận xét của giáo viên. Trong các bài kiểm tra của HS, GV phải nhận xét và sửa lỗi khi cho điểm. Việc nhận xét và sửa lỗi có tác dụng rất quan trọng trong việc giúp HS nhận thức được các lỗ hổng về kiến thức và kĩ năng cần khắc phục. Mặt khác, việc nhận xét, đánh giá kết quả học tập môn học của HS không nên chỉ căn cứ vào điểm số mà còn căn cứ vào tinh thần, thái độ học tập và tham gia các hoạt động, việc thực hành rèn luyện các chuẩn mực đạo đức, pháp luật trong cuộc sống. - Phối hợp các lực lượng trong việc kiểm tra, đánh giá Với đặc trưng của môn học như trên đã trình bày, quá trình dạy học môn GDCD đòi hỏi HS phải biết vận dụng bài học trong cuộc sống và thực hành các chuẩn mực bài học, có sự thống nhất giữa nhận thức và hành vi. Để củng cố và tăng cường ý thức rèn luyện của HS ở mọi nơi, mọi lúc theo yêu cầu trên, trong đổi mới kiểm tra môn Giáo dục công dân theo chuẩn kiến thức, kĩ năng cần có sự phối hợp tham gia của các lực lượng, cụ thể : + Tự kiểm tra, đánh giá và kiểm tra, đánh giá của HS và tập thể HS. + Kiểm tra, đánh giá của các lực lượng giáo dục trong nhà trường như giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn khác, cán bộ Đoàn. + Kiểm tra, đánh giá của gia đình và cộng đồng. Để thực hiện việc tốt việc phối hợp các lực lượng trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, giáo viên dạy môn GDCD cần thường xuyên liên hệ, kịp thời thu nhận những thông tin nhận xét, đánh giá của các lực lượng trên về thái.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> độ, hành vi của HS, mặt khác có những hình thức khuyến khích HS tự liên hệ, tự kiểm tra, tự đánh giá và kiểm tra, đánh giá lẫn nhau. Cần xác định nội dung tham gia kiểm tra, đánh giá cho các lực lượng. Ví dụ gia đình và cộng đồng có thể tham gia chủ yếu vào việc kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chuẩn mực của HS ; cán bộ Đoàn có thể tham gia đánh giá tinh thần, thái độ, kết quả tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội … Biện pháp phối hợp các lực lượng trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDCD sẽ tạo ra một môi trường giáo dục khép kín, tăng cường tính chính xác trong đánh giá và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. 5. Hướng dẫn kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân THCS Hiện nay, ở cấp THCS đề kiểm tra được xây dựng theo ba mức độ của tư duy là: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. - Mức độ nhận biết : Là mức độ chỉ yêu cầu HS nhớ và trình bày lại nội dung đã học. - Mức độ thông hiểu : là mức độ yêu cầu HS không chỉ dùng trí nhớ kiểu thuộc lòng mà chủ yếu dùng trí nhớ lôgíc, biết phân tích, lý giải và có thể khái quát (ở mức độ đơn giản) để trả lời câu hỏi trắc nghiệm hoặc nhận xét, đánh giá, giải thích, có cách diễn đạt riêng của mình. - Mức độ vận dụng : Là mức độ yêu cầu HS hiểu rõ nội dung đã học để có thể liên hệ, đánh giá một vấn đề trong thực tế phù hợp với lứa tuổi hoặc đưa ra cách ứng xử phù hợp trong 1 tình huống cụ thể. 5.1. Cách thiết kế câu hỏi kiểm tra Câu hỏi kiểm tra có 2 hình thức là tự luận và trắc nghiệm khách quan với 3 mức độ của tư duy như đã trình bày ở trên..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> a/ Câu hỏi tự luận : Tự luận là hình thức kiểm tra quen thuộc, có tính truyền thống, đợc sử dụng rất rộng rãi trong dạy học. Trong tự luận, HS phải đa ra câu trả lời độc lập của cá nhân nên có tác dụng phát triển kỹ năng diễn đạt, trình bày những ý tởng của mình, kỹ n¨ng ph©n tÝch, tæng hîp, kh¶ n¨ng suy luËn, liªn tëng .... Tù luËn cßn cã t¸c dông gióp gi¸o viªn dÔ dµng nhËn thÊy nh÷ng nhîc ®iÓm, h¹n chÕ trong nhËn thøc, th¸i độ cũng nh trong t duy của học sinh để kịp thời điều chỉnh. Tuy nhiªn, h×nh thøc kiÓm tra tù luËn còng cã nhîc ®iÓm sau: - Chỉ kiểm tra đợc trong một phạm vi hẹp và học sinh mất nhiều thời gian để tr¶ lêi cho mét c©u hái. - Các câu trả lời của học sinh rất đa dạng, việc đánh giá trở nên khó khăn đối víi gi¸o viªn. - Giáo viên mất nhiều thời gian để chấm bài. - Việc đánh giá có thể thiếu chính xác, khách quan. V× vËy, gi¸o viªn cÇn lu ý kh¾c phôc nh÷ng nhîc ®iÓm cña h×nh thøc kiÓm tra tù luận bằng cách phải xây dựng đáp án và biểu điểm rất chi tiết, rõ ràng và phải tôn trọng các cách trình bày, suy nghĩ của học sinh, tránh đánh giá một cách tuỳ tiện hoÆc thiªn vÞ. Ví dụ về mức độ nhận biết : Để phòng chống nhiễm HIV/AIDS, pháp luật nước ta nghiêm cấm những hành vi nào? (Bài 14 lớp 8 : Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS) Ví dụ về mức độ thông hiểu : Em hiểu thế nào là yêu thương con người ? Vì sao chúng ta phải yêu thương con người ? (Bài 5, lớp 7 : Yêu thương con người) Ví dụ về mức độ vận dụng : Em thấy gia đình, dòng họ mình có truyền thống tốt đẹp nào ? Em cần làm gì để có thể giữ gìn, phát huy được truyền thống đó ? (Bài 10, lớp 7 : Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ) b/ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> Trắc nghiệm khách quan là hình thức kiểm tra trong đó các thông tin đợc đa ra dùng để tìm hiểu nhận thức, thái độ của học sinh một cách khách quan thông qua việc xác định tính chất, hiện trạng, nguyên nhân của sự việc, vấn đề. Tr¾c nghiÖm kh¸ch quan cã nhiÒu u ®iÓm nh: - Cã thÓ kiÓm tra trªn mét ph¹m vi néi dung réng mµ tèn Ýt thêi gian - ChÊm ®iÓm nhanh, cung cÊp th«ng tin ph¶n håi mét c¸ch kh¸ch quan vµ nhanh chãng vÒ kÕt qu¶ häc tËp cña häc sinh, gióp c¸c em cã thÓ tù ®iÒu chØnh nhËn thức, thái độ, hành vi của mình - Gãp phÇn ph¸t triÓn c¸c kü n¨ng ph¸n ®o¸n, lùa chän ph¬ng ¸n gi¶i quyÕt vÊn đề .... Tuy nhiªn, h×nh thøc tr¾c nghiÖm kh¸ch quan còng cã mét sè nhîc ®iÓm nh: - ít tạo điều kiện để học sinh thể hiện quan điểm riêng của mình cũng nh hạn chÕ trong viÖc ph¸t triÓn kü n¨ng tr×nh bµy, lËp luËn - Có thể xảy ra tình trạng đoán mò hoặc quay cóp dẫn đến sự thiếu chính xác trong đánh giá - Ngoài ra, việc xây dựng đề trắc nghiệm khách quan khó, mất nhiều thời gian và phơng tiện (vì đề dài, phải photo đề). Vì mỗi hình thức kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan đều có những u nhîc ®iÓm riªng, chóng ta kh«ng nªn qu¸ nhÊn m¹nh h×nh thøc nµo vµ nªn sö dông kết hợp các hình thức đó một cách hợp lý. Trong kiÓm tra kÕt qu¶ häc tËp m«n GDCD cã nh÷ng d¹ng tr¾c nghiÖm kh¸ch quan sau:  Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (có 1 phương án đúng) Loại trắc nghiệm này gồm hai phần : - Phần mở đầu là phần dẫn : Phần dẫn thường có câu dẫn và câu “lệnh” (yêu cầu). Câu dẫn có thể là một câu hỏi hoặc một câu chưa hoàn chỉnh nhằm giúp học sinh hiểu rõ câu trắc nghiệm muốn hỏi điều gì. Trước hoặc sau câu dẫn, có câu “lệnh” để học sinh biết cần phải làm gì để trả lời câu hỏi. - Phần thứ hai là phần lựa chọn : Phần này gồm một số phương án (thường là 4) trả lời cho câu hỏi hay phần bổ sung cho câu chưa được hoàn chỉnh, chỉ có một.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> phương án đúng, những phương án còn lại là sai (còn gọi là phương án "nhiễu” hay phương án nền). Các phương án "nhiễu" thường là các lỗi học sinh hay mắc phải. Ví dụ : Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể? (khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn) A. Lụa Hà Đông. C. Tranh dân gian làng Hồ. B. Trống đồng Ngọc Lũ. D. Hội chọi trâu Đồ Sơn.. (Đề kiểm tra lớp 7)  Trắc nghiệm đúng - sai Loại câu trắc nghiệm này gồm có phần dẫn và phần trả lời : - Phần dẫn : trình bày một nội dung nào đó mà HS phải đánh giá là đúng hay sai. - Phần trả lời chỉ có 2 phương án : đúng (Đ) và sai (S). Ví dụ : Hãy khoanh tròn chữ Đ hoặc S tơng ứng với các câu sau đúng hoặc sai: A. HiÕn ph¸p do ChÝnh phñ x©y dùng § S B. Mọi văn bản pháp luật đều đợc xây dựng trên cơ § S së cña HiÕn ph¸p C. HiÕn ph¸p do Quèc héi x©y dùng § S D. Mét sè v¨n b¶n ph¸p luËt cã thÓ tr¸i víi HiÕn ph¸p § S ( §Ò kiÓm tra líp 8)  Trắc nghiệm dạng ghép đôi (còn gọi là trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi) Cho sẵn 2 nhóm đối tợng sắp xếp tách rời nhau, yêu cầu HS nối một đối tợng của nhóm thứ nhất với một đối tợng thích hợp của nhóm thứ hai sao cho đúng. Ví dụ : Hãy nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng: A. Phẩm chất đạo đức A. Trung thực. B. Biểu hiện 1/ Giúp đỡ người khác một cách vô tư, không cần sự. B. Đoàn kết, tương trợ. trả ơn. 2/ Tôn trọng danh dự của mình, không để ai xúc. C. Yêu thương con người D. Tự trọng. phạm. 3/ Cùng học, cùng chơi và giúp đỡ nhau. 4/ Thẳng thắn nhận khuyết điểm của mình..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> .......nối với........ 5/ Thăm hỏi thày/ cô giáo đã dạy mình từ nhỏ. ........nối với........ .......nối với......... .......nối với.......... (Đề kiểm tra lớp 7)  Trắc nghiệm dạng điền khuyết Trắc nghiệm điền khuyết có 2 loại : - Loại thứ nhất : Là những câu có một hoặc nhiều chỗ trống để học sinh phải điền 1 từ hoặc 1 cụm từ hay kí hiệu thích hợp nào đó. Loại này thường có cấu tạo gồm 3 phần : phần câu lệnh, phần nội dung và phần cung cấp thông tin. Ví dụ : Hãy lựa chọn hai trong các từ, cụm từ : - dùng chất kích thích - mải chơi - đánh bạc để điền vào những chỗ trống trong các câu sau sao cho đúng : Để phòng, chống tệ nạn xã hội, trẻ em không được............ , uống rượu, hút thuốc và .................. có hại cho sức khoẻ. (Đề kiểm tra lớp 8) - Loại thứ hai : Là những câu phát triển, không có phần cung cấp thông tin với một hoặc nhiều chỗ trống để học sinh phải điền 1 từ hoặc 1 nhóm từ hay kí hiệu thích hợp nào đó. Ví dụ : Hãy điền cụm từ còn thiếu trong câu sau cho đúng : Quốc tịch là căn cứ để xác định .......................................(đề kiểm tra lớp 6) c/ Bài tập tình huống.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Việc sử dụng bài tập tình huống rất cần thiết trong việc đánh giá kết quả học tập môn GDCD vì qua đó có thể đánh giá được thái độ, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học của HS vào những tình huống cụ thể, gần gũi với đời sống. Có nhiều loại tình huống, tuy nhiên đối với học sinh THCS nên sử dụng ba loại tình huống : Tình huống định hướng học sinh nhận xét, đánh giá; tình huống định hướng học sinh đề xuất cách ứng xử; tình huống cho trước cách ứng xử để học sinh lựa chọn cách ứng xử phù hợp. Ví dụ 1: Cho tình huống sau: Lan bị ốm, phải nghỉ học. Vân hứa với cô giáo và cả lớp là sẽ đến nhà Lan lấy vở và giúp Lan ghi bài ở lớp. Nhưng Vân đã không thực hiện được việc đó với lý do Vân dậy muộn, không kịp đến nhà Lan trước khi đến trường. Em hãy nhận xét hành vi của Vân. (đề kiểm tra bài 4 lớp 8 : Giữ chữ tín) Ví dụ 2 : Khi đào móng làm nhà, ông Tân bắt được một cái bình cổ rất đẹp, ông đã đem cất cái bình đó đi. Hỏi: a/ Ông Tân làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì? (Đề kiểm tra bài 15 lớp 7- Bảo vệ di sản văn hoá) Ví dụ 3: TuÊn muèn thi vµo trêng Trung häc phæ th«ng chuyªn, nhng cßn b¨n kho¨n cha quyết định đợc là sẽ thi chuyên Toán hay chuyên Lý. Theo em, Tuấn nên làm nh thÕ nµo trong trêng hîp nµy? (khoanh trßn ch÷ c¸i tríc ph¬ng ¸n mµ em chän) A. Lµm theo ý kiÕn cña bè mÑ. B. Tự mình quyết định. C. Tham khảo ý kiến của bố mẹ và bạn bè, sau đó quyết định..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> D. Lµm theo ý kiÕn cña b¹n bÌ. (Đề kiểm tra bài 11lớp 7- Tự tin) 5.2. Cách kiểm tra thực hành Kiểm tra thực hành xuất phát từ đặc trưng của môn GDCD và nhằm kiểm tra kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, thái độ và hành vi của HS đối với các chuẩn mực bài học. Việc kiểm tra thực hành có thể tiến hành trên lớp, có thể ở ngoài lớp, ở địa điểm tham quan. Trong ch¬ng tr×nh m«n GDCD, ngoµi néi dung d¹y häc trªn líp, ch¬ng tr×nh cßn dành một số thời gian cho các hoạt động thực hành, ngoại khóa. Trong đó, có thể tổ chức cho HS thi tìm hiểu theo chủ đề, tham quan di tích lịch sử- văn hoá, danh lam th¾ng c¶nh, lµng nghÒ truyÒn thèng…; su tÇm tranh ¶nh, hiÖn vËt, ®iÒu tra t×nh h×nh…; s¸ng t¸c (vÏ tranh, viÕt c¶m xóc, viÕt thu ho¹ch sau khi ®i tham quan …). Ngoài ra, cần kết hợp với chơng trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để tổ chức các hoạt động nh hoạt động lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội đoàn thể, giao lu…Qua quan sát các hoạt động và sản phẩm của hoạt động, GV có thể nhận xét, đánh giá tinh thần thái độ cũng nh kết quả tham gia hoạt động, giao lu, øng xö cña HS. Các hình thức kiểm tra thực hành : - Kiểm tra việc thực hiện các chuẩn mực bài học của HS. - Kiểm tra qua quan sát hoạt động và nghiên cứu các sản phẩm hoạt động của HS trong hoạt động ngoại khoá, thực hành bộ môn ; qua các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội của HS. - Kiểm tra qua việc xử lí, giải quyết các tình huống trong cuộc sống. 5.3. Quy trình biên soạn đề kiểm tra Nhìn chung, quá trình ra đề kiểm tra cần tuân theo quy trình 4 bước sau : Bước 1 : Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra Trước khi ra đề kiểm tra, người ra đề cần đối chiếu với mục đích dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức kiểm tra nhằm đánh giá khách.

<span class='text_page_counter'>(93)</span> quan trình độ học sinh ; đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục. Bước 2 : Thiết lập bảng 2 chiều - tiêu chí kĩ thuật cho đề kiểm tra (đối với đề kiểm tra 45 phút trở lên) a) Lập một bảng có 2 chiều, trong đó, một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện các mức độ nhận thức cần kiểm tra. b) Viết các chuẩn cần kiểm tra ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng trong từng ô của bảng. c) Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần kiểm tra (ưu tiên những nội dung quan trọng hơn và mức độ nhận thức cao hơn) d) Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều. Nhìn chung, càng nhiều câu hỏi ở mỗi nội dung, mỗi mức độ nhận thức thì kết quả đánh giá càng có độ tin cậy cao ; hình thức câu hỏi đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán đồng thời tạo hứng thú, khích lệ học sinh tập trung làm bài. Bước 3 : Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều Căn cứ vào bảng hai chiều, giáo viên thiết kế câu hỏi cho đề kiểm tra. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần đo qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề kiểm tra. Các câu hỏi phải được biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học. Bước 4 : Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài kiểm tra 45 phút và kiểm tra học kì tính theo thang điểm 10, làm tròn số đến 0,5 điểm. Điểm của câu trắc nghiệm là 0,5 không phân biệt mức độ nhận thức..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 5.4. Ví dụ về đề kiểm tra ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN - LỚP 6 Thời gian 45 phút (không kể thời gian giao đề) MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề (Mục tiêu). Các cấp độ tư duy Nhận biết. Thông hiểu. A. Xác định được biểu hiện của. Câu hỏi 1 TN. một số phẩm chất đạo đức đãhọc. B. Xác định được biểu hiện của. (1 điểm) Câu hỏi 2TN. sống chan hoà với mọi người. C. Xác định được biểu hiện của. (0,5 điểm) Câu hỏi 3TN. yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với. (0,5 điểm). thiên nhiên. D. Nhớ được định nghĩa về biết. Câu hỏi 4. ơn. E. Biết được thế nào là tiết kiệm. TN (1 điểm) Câu hỏi 1 TL Câu hỏi 1 TL. và trái với tiết kiệm. Nêu ví dụ. (1 điểm). biểu hiện trái với tiết kiệm G. Giải thích vì sao tính kỉ luật. (1 điểm) Câu hỏi 2. không làm con người mất tự do. H. Nhận xét hành vi và đề xuất. TL (2 điểm) Câu hỏi 3 TL. cách ứng xử liên quan đến tính tích cực trong hoạt động tập thể. Tổng số câu hỏi Tổng điểm Tỉ lệ. (3 điểm) 2 2 20%. 5 5 50%. ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm). Vận dụng. 1 3 30%.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng nhất: A. Phẩm chất đạo. B. Hành vi. đức a. Biết ơn b. Tôn trọng kỉ luật. 1/ Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà 2/ Nga cùng các bạn trong chi Đội đến quét dọn và thắp. c. Lễ độ. hương tại nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. 3/ Tú giữ gìn đồ dùng học tập cẩn thận nên dùng được lâu bền. 4/ Trước khi đi đâu, Quân đều xin phép cha mẹ. 5/ Trời mưa to, nhưng Vân vẫn cố gắng đến lớp đúng. d. Siêng năng. giờ. ….. nối với……. ….. nối với……. ….. nối với……. ….. nối với……. Câu 2 (0,5 điểm) Biểu hiện nào dưới đây là sống chan hoà với mọi người? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Không góp ý cho ai để tránh gây mất đoàn kết. B. Luôn cởi mở, chia sẻ với mọi người. C. Chiều theo ý mọi người để không mất lòng ai. D. Sẵn sàng tham gia hoạt động cùng mọi người, dù đó là hoạt động gì. Câu 3 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hoà hợp với thiên nhiên? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Lâm rất thích tắm nước mưa ở ngoài trời. B. Ngày đầu năm, cả nhà Lê đi hái lộc. C. Đi tham quan dã ngoại, Tú thường hái cành cây và hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp. D. Hồng rất thích chăm sóc cây và hoa trong vườn. Câu 4 (1 điểm).

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học : “Biết ơn là sự ......................................................... đền ơn, đáp nghĩa đối với những người ...................................................có công với dân tộc, đất nước”. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) Em hãy cho biết thế nào là tiết kiệm ? Trái với tiết kiệm là gì? Hãy nêu 2 ví dụ tráí với tiết kiệm. Câu 2 (2 điểm) Có ý kiến cho rằng: kỉ luật làm cho con người bị gò bó, mất tự do. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Câu 3 (3 điểm) Liên là học sinh giỏi của lớp 6A nhưng Liên không tham gia các hoạt động của lớp, của trường vì sợ mất thời gian, ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân. Hỏi : a/ Em hãy nhận xét hành vi của Liên. b/ Nếu là bạn của Liên, em sẽ làm gì? ĐẤP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 (1 điểm) Yêu cầu kết nối như sau (mỗi kết nối đúng cho 0,25 điểm): a nối với 2 ;b nối với 5 ; Câu 2 (0,5 điểm) Chọn câu B. Câu 3 (0,5 điểm) Chọn câu D. Câu 4 (1 điểm). c nối với 4 ;d nối với 1.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Yêu cầu điền theo thứ tự sau: - bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm vào chỗ trống thứ nhất - đã giúp đỡ mình, với những người vào chỗ trống thứ hai II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm) a/ Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.. (0,5 điểm). b/ Trái với tiết kiệm là hoang phí, sử dụng của cải, thời gian, sức lực quá mức cần thiết.. (0,5 điểm) Nêu 2 trong những ví dụ như: ăn chơi tiêu xài, tổ chức sinh nhật linh đình,. dùng thời gian vào việc rong chơi vô ích; ... (1 điểm) Câu 2 (2 điểm) a/ Không tán thành ý kiến đó.. (0,5 điểm). b/ Giải thích: Kỉ luật không làm con người mất tự do vì khi con người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ tự nguyện, tự giác chấp hành những quy định chung, không bị ai ép buộc nên sẽ không cảm thấy gò bó, trái lại sẽ cảm thấy vui vẻ, thanh thản. (1,5 điểm) Câu 3 (3 điểm) 1/ Nhận xét:. (1,5 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm). - Hành vi của Liên là không đúng, là ích kỉ. - Bổn phận của mỗi học sinh là phải tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của bản thân. - Nếu ai cũng làm như Liên thì mọi hoạt động của lớp sẽ bị ngừng trệ. 2/ Nếu là bạn của Liên, em sẽ :. (1,5 điểm, mỗi ý đúng 0,5 điểm). - Khuyên Liên nên tham gia các hoạt động của lớp, của trường..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> - Giải thích để Liên hiểu ích lợi của việc tham gia các hoạt động tập thể như: mở mang hiểu biết; xây dựng được quan hệ tốt với bạn bè; rèn luyện thái độ, tình cảm trong sáng; rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử, hợp tác, tổ chức.... - Cùng các bạn trong lớp vận động và tạo cơ hội để Liên tham gia các hoạt động của lớp.. PHỤ LỤC I. MỘT SỐ GIÁO ÁN THAM KHẢO. Bài 13 (Lớp 7) QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Nêu được một số quyền cơ bản của trẻ em được quy định trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. - Nêu được bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường và xã hội. - Nêu được trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. 2. Về kĩ năng: - Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em. - Biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em. - Biết thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em, đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. 3. Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè. II. Tài liệu và phương tiện - Hiến pháp 1992, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tranh ảnh,... - Máy chiếu hắt (projector) ; băng hình, đầu video (nếu có) III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung bài học (3 phút) * Mục tiêu: Dẫn dắt học sinh tiếp cận với nội dung bài học. * Cách tiến hành: - Chiếu một số hình ảnh (hình ảnh trẻ. quan sát ảnh. Kết quả cần đạt.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> em đến trường, trẻ em được tiêm chủng, trẻ em được người lớn chăm sóc,...) - Em hãy theo dõi hình ảnh và cho. h/đ độc lập. biết các hình ảnh trên có nội dung gì? - GV kết luận: Nội dung các hình ảnh trên thể hiện quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em. Hoạt động 2:Tìm hiểu quy định của. 1. Quy định của pháp. pháp luật về quyền được bảo vệ,. luật về quyền được bảo. chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt. vệ, chăm sóc và giáo dục. Nam (12 phút). của trẻ em Việt Nam. * Mục tiêu: Học sinh nắm được quy định của pháp luật về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam * Cách tiến hành: - Gọi 1 h/s đọc truyện đọc trong Sgk. 1 h/s đọc. - Theo em, vì sao Thái có những hành. h/đ độclập. vi vi phạm pháp luật? → GV chốt nguyên nhân dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của Thái lên máy chiếu.. - Được khai sinh, có. - So với những bạn cùng lứa tuổi, lẽ. quốc tịch.. ra Thái phải được hưởng những điều. - Được chăm sóc, nuôi. gì?. dạy, bảo vệ sức khỏe.. → Đó chính là quyền được bảo vệ,. - Được sống với cha mẹ,.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> chăm sóc và giáo dục của trẻ em. - Bật máy chiếu nội dung quyền được. được học tập, dạy dỗ, vui theo dõi nội dung. chơi, giải trí,.... bảo vệ, chăm soc, giáo dục của trẻ em quy định của pháp - Được tôn trọng, bảo vệ Việt Nam được quy định tại Luật Bảo. luật. vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (điều. tính mạng, nhân phẩm và danh dự,.... 5, điều 6, điều 7, điều 10). - Gọi 1 h/s đọc nội dung các quy. 1 h/s đọc. định. Hoạt động 3: Tìm hiểu bổn phận của. 2. Bổn phận của trẻ em. trẻ em (10 phút) * Mục tiêu: Học sinh hiểu được bên cạnh quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trẻ em có bổn phận với bản thân, gia đình và xã hội. * Cách tiến hành: - Theo em, những bạn có hoàn cảnh. h/đ theo nhóm. - Tôn trọng pháp luật.. như Thái phải làm gì để trở thành. - Chăm chỉ học tập, rèn. người tốt?. luyện đạo đức.. + Cho h/s thảo luận nhóm trong 3. - Yêu Tổ quốc, có ý thức. phút (2 bàn làm 1 nhóm), ghi kết quả. xây dựng đất nước. thảo luận lên phim trong. + GV cho 3 nhóm cử đại diện trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. đại diện nhóm trình bày nhận xét, bổ sung. → GV chốt bổn phận của trẻ em nói chung. - Em đã thực hiện bổn phận của mình. h/đ lớp.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> với gia đình và xã hội thông qua những việc làm cụ thể nào? → Chiếu trên máy bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội. - Gọi 1 h/s đọc. 1 h/s đọc. Hoạt động 4: Tìm hiểu trách nhiệm. 3, Trách nhiệm của gia. của gia đình, nhà nước, xã hội với. đình, nhà nước và xã hội. việc đảm bảo quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam (8 phút). * Mục tiêu: Học sinh biết được trách nhiệm cụ thể của gia đình, nhà nước và xã hội trong việc đảm bảo quyền được bảo vệ, chăm sóc, giáo dục của trẻ em. * Cách tiến hành: - Khi vào trại giáo dưỡng, Thái đã. h/đ độc lập. được hưởng những điều gì? - Chiếu 1 số hình ảnh (gia đình, các. - Nhà nước, xã hội tạo điều kiện tốt nhất để bảo. qua sát ảnh. vệ quyền của trẻ em.. ban ngành, đoàn thể quan tâm đến. - Gia đình: tạo điều kiện. việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ. tốt nhất cho phát triển. em).. của trẻ em.. - Xem những hình ảnh trên em có suy nghĩ gì? → Gia đình, Nhà nước và xã hội có trach. nhiệm bảo đảm quyền được. bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ. h/đ độc lập.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> em. - GV giới thiệu 1 số chương trình lớn của quốc gia trong việc bảo vệ quyền của trẻ em. - Bật máy chiếu điều 59, Hiến pháp. theo dõi nội dung. 1992; điều 6, Luật bảo vệ, chăm sóc quy định của pháp và giáo dục trẻ em; điều 36, 37 Luật. luật. Hôn nhân Gia đình năm 2000. - Ở địa phương em đã có những hoạt. h/đ lớp. động gì để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em? Hoạt động 5: Luyện tập củng cố (9 phút) * Mục tiêu: Học sinh nắm chắc kiến thức của bài học thông qua việc làm bài tập, giải quyết tình huống. * Cách tiến hành: - Chiếu BTa (Sgk), gọi h/s đọc + Hướng dẫn h/s làm tại lớp. - Chiếu BTđ (Sgk), yêu cầu h/s đọc thầm nội dung bài tập. + Chia nhóm, yêu cầu h/s thảo luận nhóm. + Cho các nhóm cử đại diện trình bày nội dung thảo luận. + Cho nhận xét và rút ra kết luận. Hoạt động tiếp nối (3 phút):. 1 h/s đọc h/đ độc lập theo dõi nội dung BT h/đ theo nhóm.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> * Mục tiêu: Học sinh củng cố nội dung bài học thông qua công việc cụ thể được giao về nhà. * Cách tiến hành: - Làm các bài tập còn lại trong Sgk. - Trên cơ sở nội dung bài học và các bài đã học ở lớp 6 về quyền của trẻ em, em cho biết bản thân và các anh, chị em trong gia đình đã được hưởng những quyền nào, còn những quyền nào chưa được hưởng? Lí do vì sao các em chưa được hưởng những quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật? IV. Gợi ý kiểm tra, đánh giá - Căn cứ vào nội dung bài học, giáo viên có thể kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua bài tập hoặc các tình huống cụ thể bằng hình thức kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết. Bài 14 (Lớp 7) BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN. I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức: - Học sinh thấy được thực trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên, nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy. - Kể được những quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(105)</span> - Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Biết được trách nhiệm của công dân học sinh trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 2. Về kĩ năng: - Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn cùng thực hiện. 3. Về thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm về môi trường. II. Tài liệu và phương tiện - Tranh ảnh, băng hình - Máy chiếu hắt (projector) ; đầu video (nếu có) - Trò chơi, tiểu phẩm III. Tiến trình tổ chức các hoạt động Hoạt động của thầy. Hoạt động của trò. * Hoạt động 1 (3 phút): Kiểm tra bài cũ - Mục tiêu: kiểm tra kiến thức cũ, củng cố nội dung bài học tiết 1. - Cách tiến hành: + GV chiếu một bức tranh. Kết quả cần đạt.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> + Em hãy quan sát và cho biết nội dung của bức tranh ấy là gì?. Hoạt động độc lập. + Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào với cuộc sống con người? . Cho h/s nhận xét phần trả lời của bạn, GV nhận xét và cho điểm Chiếu 2 đề mục đã học ở tiết trước. * Hoạt động 2 (8 phút): Tìm hiểu thực. 3. Thực trạng môi trường &. trạng môi trường và tài nguyên thiên. TNTN hiện nay. nhiên hiện nay. - Mục tiêu: Học sinh hiểu được hiện trạng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên. - Cách tiến hành: Chiếu 1 đoạn băng hình + Em có nhận xét gì về thực trạng môi trường và TNTN hiện nay? . Căn cứ vào đâu em khẳng định như. Theo dõi băng hình Hoạt động độc lập. a. Thực trạng: - Ô nhiễm. vậy?. - Hủy hoại. Chiếu bảng số liệu. - Cạn kiệt. + Những số liệu này nói lên điều gì?. Quan sát số liệu. Không khí chúng ta hít thở, nguồn. Hoạt động độc. nước ta sinh hoạt đang ngày càng ô. lập. nhiễm nặng nề hơn, TNTN ta sử dụng để phát triển kinh tế đang cạn kiệt nhanh hơn..

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Môi trường và TNTN đang lên tiếng kêu cứu với con người. + Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến. → Kêu cứu. môi trường và TNTN phải lên tiếng kếu cứu?. b. Nguyên nhân chủ yếu:. . Vì sao em khẳng định như thế?. - Tác động tiêu cực của con người đến môi trường và TNTN.. * Hoạt động 3 (15 phút): Tìm hiểu quy định của pháp luật về việc bảo vệ. 4. Quy định của pháp luật về. môi trường và TNTN. bảo vệ môi trường và TNTN. - Mục tiêu: h/s hiểu được những việc làm như thế nào là biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN, hiểu một số quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN. - Cách tiến hành: . Bật máy chiếu hình ảnh (ảnh có đánh số) Hãy quan sát ảnh và cho biết: + Những việc làm trong ảnh có ảnh hưởng đến môi trường và TNTN như thế nào?. Hoạt động độc lập. + Em hiểu thế nào là bảo vệ môi. - Giữ gìn, cải thiện môi. trường và TNTN?. truờng.. . Những biện pháp này được quy định. - Ngăn chặn, khắc phục các. tại khoản 3, điều 3, luật bảo vệ môi. hậu quả xấu..

<span class='text_page_counter'>(108)</span> trường 2005. Về nhà các em có thể tìm. - Khai thác, sử dụng hợp lý,. đọc thêm.. tiết kiệm nguồn tài nguyên.. + Chiếu tình huống: (Một hôm, sang nhà Hùng chơi, An thấy bể nước nhà Hùng chảy tràn. An nhắc Hùng xuống vặn vòi nước, Hùng nói: “ Tớ đang bận chơi điện tử, kệ nó, nước rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu”. + Em có đồng ý với suy nghĩ của An không? Vì sao? . Qua việc tìm hiểu phiếu tài liệu được phát ở tiết trước, em hãy cho biết: + Để bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm, pháp luật đã quy định như thế nào? Chiếu 1 số khoản trong điều 7, luật. Hoạt động độc lập. bảo vệ môi trường 2005 về bảo vệ nguồn nước, không khí, bảo vệ rừng, bảo vệ động vật quý hiếm. . Những quy định này cho thấy, pháp. -. luật nghiêm cấm mọi hoạt động làm. động làm suy kiệt nguồn tài. suy kiệt tài nguyên, hủy hoại môi. nguyên,. trường.. trường.. Mọi hành vi vi phạm, tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo luật định. + Tình huống:. Nghiêm cấm mọi hoạt hủy. hoại. môi.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> Một lần dọn vườn, Thủy thấy 1 con chuột chết trong góc vườn, liền vứt ra đường vì nghĩ rằng: “ vứt ra ngoài đường cho đỡ thối nhà, với lại đằng nào thì cũng có lao công quét đường, đấy là việc của họ”. + Em thấy suy nghĩ và việc làm của Thủy là đúng hay sai? Nếu là em, em sẽ xử lý con chuột ấy như thế nào? Chốt trên máy: Các tổ chức, cá nhân… . Với thực trạng môi trường và TNTN. Hoạt động độc. - Các tổ chức, cá nhân phải. đang lên tiếng kêu cứu, việc bảo vệ. lập. có trách nhiệm bảo vệ môi. môi trường và TNTN là nhiệm vụ. trường.. trọng yếu, cấp bách của mỗi quốc gia. Chiếu bài học trên máy và gọi h/s đọc * Hoạt động 4 (10 phút): Tìm hiểu những biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN. - Mục tiêu: h/s hiểu được những biện pháp cần thiết về phía nhà nước và. 1 h/s đọc bài. 5. Biện pháp để bảo vệ môi. công dân học sinh để bảo vệ môi. học. trường và tài nguyên thiên. trường và TNTN, biết vận dụng trong. nhiên.. cuộc sống.. a. Nhà nước:. - Cách tiến hành. - Ban hành luật về bảo vệ. + Từ hiểu biết của mình, em hãy cho. môi trường và tài nguyên. biết nhà nước ta đã có những biện. thiên nhiên.. pháp gì để bảo vệ môi trường và. - Tham gia, tổ chức các hoạt.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> TNTN?. động bảo vệ môi trường và. Nhà nước ta còn thực hiện nhiều dự. tài nguyên thiên nhiên.. án: phủ xanh đồi trọc, trồng cây ven biển,…đó là những nỗ lực để bảo vệ môi trường và TNTN.. Hoạt động độc lập. GV giới thiệu quyển Luật bảo vệ môi trường năm 2005 và chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2020, tuyển tập những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và TNTN. + Cho 2 tổ trình bày kết quả bài sưu tầm tranh ảnh thể hiện những việc làm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. + Em có nhận xét gì về những việc làm. b. Công dân học sinh. bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên. - Chấp hành luật về bảo vệ. nhiên thể hiện qua ảnh của 2 tổ?. môi trường và tài nguyên. (giải quyết tình huống nếu có). thiên nhiên.. + Để góp phần bảo vệ môi trường &. Hoạt động theo. tài nguyên thiên nhiên, em và các bạn. tổ. - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.. trong trường đã có những việc làm gì?. - Ngăn chặn các hành vi có. Để có thể thực sự cứu lấy môi trường. tác động xấu…. thì những việc làm này phải được biến. - Tuyên truyền, vận động…. thành thói quen, thành nhu cầu hàng ngày chứ không phải chỉ trong một đợt thi đua nào đó. Bảo vệ tốt môi trường và TNTN thì.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> con người mới có thể tạo ra một cuộc sống tốt đẹp, bền vững, lâu dài. Bảo vệ môi trường và TNTN là vấn đề quan trọng, bức thiết, thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại. Vì vậy, ngày 5 tháng 6 hàng năm. Hoạt động độc. được Liên hợp quốc chọn làm ngày. lập. “Môi trường thế giới”. * Hoạt động 5 (9 phút): Luyện tập, củng cố - Mục tiêu: Thông qua bài tập, tình huống, tiểu phẩm để củng cố nội dung bài học, giúp h/s nắm bài chắc hơn. - Cách tiến hành: + Có ý kiến cho rằng: “ Chặt phá rừng đầu nguồn là nguyên nhân gây ra lũ lụt và sau đó là hạn hán kéo dài.” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? . Yêu cầu h/s thảo luận nhóm trong 2 Hoạt động nhóm phút. . Cho đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung . GV chốt cuối phần thảo luận: + Bài tập trắc nghiệm: Việc làm nào sau đây có tác dụng bảo. Hoạt động lớp.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> vệ môi trường và TNTN? a. Dùng than bùn để đốt thay củi, rơm, rạ cho đỡ khói và bụi. b. Bón nhiều phân hóa học để cây lên xanh tốt. c. Xử lý nước thải công nghiệp trước khi đổ vào nguồn nước. d. Cần diệt tất cả các loại côn trùng. e. Trồng nhiều tảo để làm thức ăn cho cá → Đáp án đúng: c GV chốt đáp án và giải quyết tình huống (nếu có). + Tiểu phẩm + Hướng dẫn về nhà: . Học thuộc bài . Làm bài tập: chiếu lên máy * Kết thúc bài: Từ xưa, ông cha ta đã dạy: “Nhà sạch…cơm”. Bác Hồ của chúng ta khi còn sống là một tấm gương sáng ngời về bảo vệ môi trường và TNTN. Bác luôn nhắc nhở mọi người phải biết giữ gìn, bồi bổ môi trường. Người thường căn dặn chúng ta:“Mùa xuân….xuân” Tổ quốc Việt Nam yêu dấu có sạch đẹp mãi được không, điều đó tùy thuộc. Xem tiểu phẩm.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> vào hành động của mỗi chúng ta. Bài hát: ổ quốc Việt Nam yêu dấu… II. MỌT SỐ ĐỀ KIỂM TRA THAM KHẢO. ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LỚP 7 Phạm vi kiểm tra: Từ bài 12 đến bài 15 MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề (Mục tiêu). Các cấp độ tư duy Nhận biết. Thông hiểu. A. Xác định được việc làm vi phạm. Câu hỏi 1TN. quyền trẻ em. B. Xác định được hành vi vi phạm pháp. (0,5 điểm) Câu hỏi 2TN. Vận dụng. luật về bảo vệ môi trường. (0,5 điểm) C. Biết di sản văn hoá nào của Việt Nam Câu hỏi3TN được công nhận là di sản thế giới. (0,5 điểm) D. Xác định được di sản văn hoá vật thể.. Câu hỏi 4TN (0,5 điểm). E. Nhận biết được di sản văn hoá phi vật Câu hỏi 5 thể, di sản văn hoá vật thể, di tích lịch. TN (1 điểm). sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh. G. Biết thế nào là sống và làm việc có. Câu hỏi1TL. kế hoạch. H. Giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng thiên tai và ảnh hưởng của. (1điểm) Câu hỏi 2 TL (3 điểm). nó đối với đời sống con người. I. Nhận xét và đề xuất cách ứng xử trong. Câu hỏi 3. tình huống thể hiện quyền và nghĩa vụ. TL (3 điểm). của công dân trong việc bảo vệ di sản.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> văn hoá. Tổng số câu hỏi Tổng điểm Tỉ lệ. 3 2,5 25% ĐỀ KIỂM TRA. 4 4,5 45%. 1 3 30%. I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Việc làm nào dưới đây vi phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Buộc trẻ em phải tiêm phòng dịch. B. Không cho trẻ em làm những công việc nặng nhọc. C. Không cho con gái đến trường học. D. Đưa trẻ em hư vào trường giáo dưỡng. Câu 2 (0,5 điểm) Hành vi nào dưới đây là vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Thả động vật hoang dã về rừng. B. Phá rừng để trồng cây lương thực. C. Trồng cây phủ xanh đất trống, đồi trọc. D. Khai thác rừng theo kế hoạch. Câu 3 (0,5 điểm) Di sản văn hoá nào của Việt Nam dưới đây được công nhận là di sản thế giới? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Đền Hùng (Phú Thọ);. C. Bến Nhà Rồng;. B. Dân ca Thanh Hoá;. D. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên.. Câu 4 (0,5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(115)</span> Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Lụa Hà Đông;. C. Tranh dân gian làng Hồ;. B. Trống đồng Ngọc Lũ;. D. Hội chọi trâu Đồ Sơn.. Câu 5 (1 điểm) Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng: A. B. a. Sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, 1/ Di sản văn hoá vật thể khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết...... b. Công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ 2/ Danh lam thắng cảnh vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học. c. Sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, 3/ Di sản văn hoá phi vật thể khoa học, bao gồm di tích lịch sử- văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia. ...... d. Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết 4/ Di sản văn hoá hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học. 5/ Di tích lịch sử- văn hoá ..........nối với ......... ..........nối với ............ .......nối với........... ........nối với ......... II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm) Em hãy cho biết thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Câu 2 (3 điểm).

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Theo em, vì sao trong những năm gần đây hiện tượng mưa bão, lũ lụt, hạn hán.... thường xuyên xảy ra ở nước ta và nhiều nước trên thế giới? Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người? Câu 3 (3 điểm) Khi đào móng làm nhà, ông Tân bắt được một cái bình cổ rất đẹp, ông đã đem cất cái bình đó đi. Hỏi: a/ Ông Tân làm như vậy là đúng hay sai? Vì sao? b/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ làm gì?. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Chọn câu C Câu 2 (0,5 điểm) Chọn câu B Câu 3 (0,5 điểm) Chọn câu D Câu 4 (0,5 điểm) Chọn câu B Câu 5 (1 điểm). Yêu cầu kết nối như sau:. a nối với 3; b nối với 5; c nối với 1; d nối với 2 II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm) Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng. Câu 2 (3 điểm).

<span class='text_page_counter'>(117)</span> a/ HS có thể diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được : - Do con người không bảo vệ, giữ gìn môi trường và TNTN; gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt các nguồn tài nguyên, mất cân bằng sinh thái. (1 điểm) - Nêu được 4 trong những hoạt động của con người gây hại đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên như: đổ rác thải, chất thải bừa bãi; sử dụng phân hoá học, thuốc bảo vệ thực vật quá mức quy định; đốt phá rừng; khai thác thuỷ, hải sản bằng chất nổ; săn bắn các loài động vật, vv........ (1 điểm). b/ Nêu được ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tai đối với đời sống con người: - Thiệt hại nghiêm trọng về tài sản và tính mạng con người, gây đau thương mất mát cho nhiều gia đình.. (0,5 điểm). - Làm ngừng trệ các hoạt động sản xuất, ảnh hưởng xấu đến điều kiện sống của các gia đình bị thiên tai và kinh tế của đất nước.. (0,5 điểm). Câu 3 (3 điểm) a/ Yêu cầu HS nêu được: - Ông Tân làm như vậy là sai. (0,5 điểm). - Giải thích: Chiếc bình không thuộc sở hữu của ông Tân, nên ông không có quyền giữ chiếc bình đó cho mình. Theo quy định của pháp luật thì mọi di sản trong lòng đất đều thuộc sở hữu của toàn dân.. (1 điểm). b/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ: - Vận động ông Tân đem giao nộp chiếc bình cho chính quyền hoặc cơ quan văn hoá ở địa phương. (0,5 điểm). - Giải thích để ông Tân hiểu: + Nghĩa vụ của công dân phải giao nộp cổ vật do mình tìm được cho cơ quan Nhà nước.. (0,5 điểm).

<span class='text_page_counter'>(118)</span> + Ích lợi của việc làm đó : các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, giữ gìn và có kế hoạch nghiên cứu, giới thiệu nhằm phát huy giá trị của di sản văn hoá. (0,5 điểm). ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LỚP 8 Phạm vi kiểm tra: Từ bài 1 đến bài 8 MA TRẬN ĐỀ Nội dung chủ đề (Mục tiêu). Các cấp độ tư duy Nhận biết. Thông hiểu. A. Xác định được biểu hiện nào là tôn. Câu hỏi 1TN. trọng lẽ phải B. Có thái độ đúng trước các biểu hiện. (0,5 điểm) Câu hỏi 2TN. đúng hoặc sai đối với việc học hỏi dân. (0,5 điểm). tộc khác. C. Hiểu biểu hiện của một số phẩm chất. Câu hỏi 3 TN. đạo đức đã học. D. Điền đúng định nghĩa về tôn trọng và Câu hỏi 4 học hỏi các dân tộc khác. E. Nêu được việc phải làm để giữ được. Vận dụng. (1 điểm). TN (1 điểm) Câu hỏi1TL. lòng tin của mọi người. (1 điểm) G. Vận dụng bài học “Tôn trọng lẽ phải”. Câu hỏi 2. để nêu ý kiến cá nhân về cách xử sự. TL (2,5. trong tập thể. H. Đề xuất cách ứng xử trong tình. điểm) Câu hỏi3TL. huống liên quan đến tình bạn. I. Tìm ví dụ về việc học hỏi dân tộc. (1,5 điểm) Câu hỏi 4 TL. khác của học sinh và nhận xét việc học. (2 điểm). hỏi đó. Tổng số câu hỏi. 2. 4. 2.

<span class='text_page_counter'>(119)</span> Tổng số điểm Tỉ lệ. 2 20%. 4 40%. 4 40%. ĐỀ KIỂM TRA I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Biểu hiện nào dưới đây là tôn trọng lẽ phải? (khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng) A. Phê phán gay gắt những người có ý kiến khác với mình. B. Chỉ làm những việc mà mình thích. C. Chấp hành tốt những quy định chung nơi mình sống, học tập, làm việc. D. Khi thấy mọi người tranh luận thì im lặng, không đưa ra ý kiến riêng. Câu 2 (0,5 điểm) Em tán thành thái độ, hành vi nào sau đây? (khoanh tròn chữ cái trước câu mà em chọn) A. Chỉ thích mặc kiểu quần áo của các ngôi sao điện ảnh nước ngoài. B. Thích tìm hiểu phong tục, tập quán của các nước trên thế giới. C. Thích dùng hàng ngoại, không dùng hàng của Việt Nam. D. Không thích xem nghệ thuật dân tộc của các nước khác. Câu 3 (1 điểm) Hãy kết nối một ô ở cột trái (A) với một ô ở cột phải (B) sao cho đúng nhất: A. Hành vi a. Không tham ô, không nhận hối lộ. b. Đã hứa với ai, việc gì là làm đến. B. Phẩm chất đạo đức 1.Tôn trọng người khác 2. Liêm khiết. nơi đến chốn. c. Thường xuyên tham gia giữ gìn. 3. Tôn trọng lẽ phải. trật tự trị an ở thôn xóm, đường phố. d. Ủng hộ việc làm đúng, phê phán. 4. Giữ chữ tín.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> việc làm sai trái. 5. Tích cực tham gia hoạt động chính trị- xã hội ....... nối với........ ....... nối với........ ....... nối với........ ....... nối với........ Câu 4 (1 điểm) Điền những cụm từ còn thiếu vào chỗ trống sao cho đúng với nội dung bài đã học: “Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là....................................................; luôn tìm hiểu và tiếp thu...............................................................................; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình”. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm) Theo em, để giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải làm gì? Câu 2 (2,5 điểm) Có người cho rằng trong một tập thể, cách xử sự khôn ngoan là tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình và luôn tán thành, làm theo ý kiến của đa số. Vận dụng bài học “Tôn trọng lẽ phải” để nêu ý kiến của em về vấn đề này. Câu 3 (1,5 điểm) Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống? Câu 4 (2 điểm) Hãy nêu 3 ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của học sinh. Theo em, việc học hỏi nào là không nên? Vì sao?.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm) Câu 1 (0,5 điểm) Chọn câu B Câu 2 (0,5 điểm) Chọn câu B Câu 3 (1 điểm). Yêu cầu kết nối như sau:. a nối với 2; b nối với 4; c nối với 5; d nối với 3 Câu 4 (1 điểm). Yêu cầu điền theo thứ tự sau:. - tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc vào chỗ trống thứ nhất. - những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc vào chỗ trống thứ hai. II. TỰ LUẬN (7 điểm) Câu 1 (1 điểm) Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta phải làm tốt nhiệm vụ được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. Câu 2 (2,5 điểm) Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng yêu cầu nêu được những ý sau: - Không tán thành quan điểm trên - Giải thích:. (0,5 điểm) (2 điểm, mỗi ý 0,5 điểm)). + Đó không phải là cách xử sự khôn ngoan mà là thụ động và ích kỷ, chỉ lo cho bản thân mình..

<span class='text_page_counter'>(122)</span> + Trong một tập thể, mọi người phải quan tâm, chăm lo đến công việc chung và như vậy thì mới có thể biết được đúng, sai và có suy nghĩ, hành động đúng. + Những người luôn làm theo đa số là những người quen thói dựa dẫm, ba phải, thiếu bản lĩnh. + Trong thực tế, không phải bao giờ đa số cũng là đúng. Câu 3 (1,5 điểm) Yêu cầu nêu được 3 trong những cách ứng xử như: - Chia buồn cùng bạn, quan tâm, hỏi han xem bạn gặp khó khăn gì. - Giúp bạn khắc phục khó khăn tuỳ theo sức lực và khả năng của mình. - Trao đổi với các bạn khác trong lớp để cùng chia sẻ, giúp đỡ bạn đó. - ............... Câu 4 (2 điểm) a/ Yêu cầu nêu được 3 ví dụ về việc học hỏi các dân tộc khác của học sinh (1 điểm) Ví dụ như: bắt chước các mốt quần áo, đầu tóc của nước ngoài; chỉ thích nhạc ngoại, không thích nhạc dân tộc và các loại hình nghệ thuật dân tộc....; học ngoại ngữ; tìm hiểu truyền thống dân tộc khác,...... b/ Nêu rõ việc học hỏi nào là không nên và giải thích lí do (1 điểm) Ví dụ: Bắt chước mốt ăn mặc hoặc đầu tóc của nước ngoài là không nên vì đó là sự bắt chước một cách máy móc, không phù hợp với truyền thống dân tộc. III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THAM KHẢO. Bµi 1 (Líp 6) Tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. 1. Vì sao sức khỏe lại đợc coi là vốn quí nhất đối với mỗi ngời ? 2. ViÖc tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ cã ý nghÜa nh thÕ nµo ? 3. Em đã có ý thức tự chăm sóc và rèn luyện thân thể cha ? H·y nªu nh÷ng viÖc lµm cô thÓ cña em trong viÖc tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ. 4. §iÒn côm tõ cßn thiÕu vµo chç trèng trong c©u sau :.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> Sức khỏe giúp chúng ta .............., lao động có hiệu quả và sống lạc quan, ................. 5. ViÖc lµm nµo sau ®©y thÓ hiÖn ý thøc tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ ? A. Ngồi học ở nơi có đủ ánh sáng. B. T¾t ®iÖn khi xem ti vi. C. Nằm đọc sách, báo. D. T¾m nhiÒu lÇn trong ngµy. 6. Câu nào dới đây có nội dung không liên quan đến sức khỏe ? A. Ăn đợc, ngủ đợc là tiên. B. Søc kháe lµ vµng. C. Mét con ngùa ®au c¶ tµu bá cá. D. Nhµ s¹ch th× m¸t, b¸t s¹ch ngon c¬m. 7. Chọn trong các từ ngữ cho sẵn một từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống. ( điều độ, đúng bữa, đủ chất, nhiều rau xanh) Mçi ngêi ph¶i biÕt gi÷ g×n vÖ sinh c¸ nh©n, ¨n uèng ............, hµng ngµy tËp luyện thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn. 8. Em t¸n thµnh hoÆc kh«ng t¸n thµnh víi ý kiÕn nµo díi ®©y ?. ý kiÕn. T¸n thµnh. Kh«ng t¸n thµnh. TÊt c¶ mäi ngêi cÇn thêng xuyªn rÌn luyÖn th©n thÓ. Chỉ ngời có tuổi mới cần rèn luyện thân thể để kÐo dµi tuæi thä. Ngêi kháe m¹nh, kh«ng cã bÖnh tËt th× kh«ng cÇn rÌn luyÖn th©n thÓ. chØ cÇn tËp luyÖn thÓ thao, rÌn luyÖn th©n thÓ sau khi èm dËy. 9. Dù đã mời hai tuổi nhng hàng ngày Hà luôn để mẹ nhắc nhở việc tắm gội và đánh r¨ng mçi tèi. - Theo em, Hà đã biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể cha ? V× sao ? 10. Năm nay đã lên lớp 6 nhng trông Toàn chỉ nh học sinh lớp 4 nên hay bị các bạn trªu chäc. BiÕt d¸ng vãc m×nh bÐ nhá, hµng ngµy sau giê häc, Toµn ch¨m chØ luyÖn tËp cÇu l«ng, ch¹y bé. ThÊy vËy, c¸c b¹n trong líp cµng chÕ nh¹o Toµn nhiÒu h¬n..

<span class='text_page_counter'>(124)</span> a. Em cã nhËn xÐt g× vÒ sù luyÖn tËp cña Toµn ? b. Em có đồng tình với các bạn trong lớp Toàn không ? NÕu lµ mét ngêi b¹n cña Toµn, em sÏ lµm g× ? 11. Vì bị bố mẹ cấm đọc truyện tranh nên khi đi ngủ Tuấn thờng giấu truyện mang vào giờng, trùm chăn đọc. a. Theo em, viÖc lµm cña TuÊn cã h¹i nh thÕ nµo cho søc kháe ? b. NÕu lµ mét ngêi b¹n cña TuÊn, em sÏ khuyªn b¹n ®iÒu g× ? 12. Trong thêi gian x¶y ra dÞch cóm H1N1, Hoa thêng xuyªn ®eo khÈu trang ®i häc và mang cốc riêng để uống nớc. Nhiều bạn trong lớp thấy thế cho rằng Hoa không hòa đồng và xa lánh bạn. a. Em cã nhËn xÐt g× vÒ viÖc lµm cña Hoa ? V× sao ? b. Em cã t¸n thµnh víi c¸ch xö sù cña c¸c b¹n trong líp Hoa kh«ng? Nếu là Hoa, em sẽ làm gì để các bạn trong lớp hiểu và không xa lánh m×nh ? 13. Minh rất mê bóng đá. Cậu thờng thức khuya để xem các trận bóng trên ti vi nên hai mắt Minh lúc nào cũng thâm quầng, đến lớp thì rất hay ngủ gật. a. Việc Minh thờng xuyên thức khuya để xem bóng đá có hại nh thế nào cho sức khỏe và ảnh hởng đến học tập ra sao ? b. NÕu lµ mét ngêi b¹n cña Minh, em sÏ khuyªn b¹n nh thÕ nµo ? 14. Nam cã thãi quen t¾m nhiÒu lÇn trong ngµy : buæi s¸ng tríc khi ®i häc, buæi tra, buæi tèi tríc khi ®i ngñ vµ thêng t¾m rÊt l©u. Nam cho r»ng ph¶i t¾m nhiÒu lÇn nh vËy míi s¹ch må h«i vµ bôi bÈn. - Theo em, suy nghĩ của Nam đúng hay sai ? Vì sao ? 15. Nªu suy nghÜ cña em vÒ c©u nãi : “ Cã søc kháe lµ cã tÊt c¶.” 16. H·y kÓ vÒ mét tÊm g¬ng tù ch¨m sãc, rÌn luyÖn th©n thÓ mµ em thÊy c¶m phôc. Bµi 2 (Líp 6) TiÕt kiÖm. 1. Em hiÓu thÕ nµo lµ tiÕt kiÖm ? 2. Em h·y nªu nh÷ng biÓu hiÖn tr¸i víi tiÕt kiÖm ? 3. Theo em, v× sao mçi ngêi cÇn ph¶i cã ý thøc tiÕt kiÖm ? 4. Em h·y ph©n biÖt tiÕt kiÖm víi hµ tiÖn, keo kiÖt..

<span class='text_page_counter'>(125)</span> 5. Em đã có ý thức tiết kiệm cha ? Em h·y nªu mét sè biÓu hiÖn cô thÓ. 6. Hµnh vi nµo díi ®©y thÓ hiÖn ý thøc tiÕt kiÖm ? A. ¡n hÕt phÇn ¨n cña m×nh. B. Ghi bµi cña tÊt c¶ c¸c m«n vµo mét quyÓn vë. C. Gäi ®iÖn tho¹i cho b¹n th©n t¸n chuyÖn hµng giê. D. Bật tất cả đèn để trang hoàng nhà cửa. 7. Câu tục ngữ nào dới đây có nội dung không liên quan đến tính tiết kiệm? A. Tích tiểu thành đại. B. KiÕn tha l©u ®Çy tæ. C. Ýt ch¾t chiu h¬n nhiÒu ¨n phÝ. D. Cã c«ng mµi s¾t cã ngµy nªn kim. 8. Chọn trong các từ cho sẵn một từ thích hợp để điền vào chỗ trống. ( t«n träng, quý träng, tr©n träng, n©ng niu ) Tiết kiệm là thể hiện sự ................. kết quả lao động của bản thân mình và của ngêi kh¸c. 9. Em t¸n thµnh hoÆc kh«ng t¸n thµnh ý kiÕn nµo sau ®©y. ý kiÕn. T¸n thµnh. Kh«ng t¸n thµnh. chỉ những gia đình khó khăn về kinh tế mới cÇn tiÕt kiÖm. Con cái không cần có ý thức tiết kiệm, đó là viÖc cña bè, mÑ. TiÕt kiÖm lµm h¹n chÕ sù quan t©m vÒ vËt chÊt cña m×nh víi mäi ngêi xung quanh. Mọi ngời đều cần có ý thức tiết kiệm. TiÕt kiÖm lµ biÓu hiÖn cña sù quý träng thµnh quả lao động. 10. Ngay từ đầu năm học Hùng đã lập cho mình thời gian biểu và nghiêm túc thực hiÖn hµng ngµy. C¸c b¹n trong líp cho Hïng lµ lµm viÖc m¸y mãc nhng Hïng l¹i nghĩ rằng nh thế mới tiết kiệm đợc thời gian và làm đợc nhiều việc. - Em cã t¸n thµnh suy nghÜ cña Hïng kh«ng ? V× sao ? - Em đã có ý thức tiết kiệm thời gian cha ? Nêu biểu hiện cụ thể..

<span class='text_page_counter'>(126)</span> 11. Một lần đến nhà Nam chơi, Hng thấy nớc chảy tràn bể liền nhắc bạn khoá vòi nớc nhng Nam bảo : “Nớc rẻ lắm, chẳng đáng bao nhiêu, kệ cho nó chảy, tớ không muèn bá phÝ v¸n ®iÖn tö ®ang ch¬i dë”. - Em có đồng tình với suy nghĩ của Nam không ? Vì sao ? - Nếu là Hng, trong tình huống đó em sẽ nói gì với Nam ? 12. Sau gìơ học buổi sáng ở trờng, buổi chiều Mai ở nhà một mình. Để cho đỡ buồn, Mai bËt c¶ ti vi, m¸y nghe nh¹c thËt to, råi lªn m¹ng t¸n gÉu hµng giê víi b¹n. - Em cã nhËn xÐt g× vÒ viÖc lµm cña Mai ? T¹i sao ? 13. Mét lÇn Hoµ rñ Hµ ®i ¨n phë. Khi thÊy Hoµ ¨n hÕt s¹ch b¸t phë, Hµ chª b¹n lµ ăn uống không lịch sự và khuyên bạn lần sau đi ăn phải để lại một phần thức ăn nhng Hoà lại nghĩ nh vậy là rất lãng phí. - Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao ? 14. Mỗi lần sang nhà Quỳnh chơi, Ly đều thấy nhà bạn bật đèn sáng cả bốn tầng nhà. Ly bảo Quỳnh tắt bớt đèn điện đi cho đỡ lãng phí. Sau khi nghe ý kiến của Ly, Quúnh sÏ : - Đi tắt tất cả đèn điện ở những nơi không cần thiết. - Nói với bạn rằng : “bật đèn là một cách để trang hoàng nhà cửa nên không cần t¾t”. - Nói với bạn rằng : “bố mẹ mình không thiếu tiền để trả tiền điện nên không cần tiÕt kiÖm”. a. Em sÏ chän c¸ch lµm nµo ? V× sao ? b. Theo em, khi Ly khuyên bạn tắt bớt đèn điện có cần phải nói cho Quỳnh hiÓu v× sao ph¶i lµm vËy kh«ng ? NÕu cÇn ph¶i nãi th× Ly nªn nãi víi Quúnh nh thÕ nµo ? 15. Em h·y su tÇm mét sè c©u ca dao, tôc ng÷ nãi vÒ ý thøc tiÕt kiÖm. Bµi 3 (Líp 8) T«n träng lÏ ph¶i. 1. Em hiÓu thÕ nµo lµ lÏ ph¶i ? - ThÕ nµo lµ t«n träng lÏ ph¶i ? 2. Em h·y nªu mét sè biÓu hiÖn cña t«n träng lÏ ph¶i. 3. Tr¸i víi t«n träng lÏ ph¶i lµ g× ? Em h·y nªu mét sè viÖc lµm thÓ hiÖn sù thiÕu t«n träng lÏ ph¶i. 4. T«n träng lÏ ph¶i cã ý nghÜa nh thÕ nµo víi b¶n th©n mçi ngêi vµ víi x· héi ?.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> 5. Bản thân em đã có ý thức tôn trọng lẽ phải cha ? Hãy nêu một số việc làm cụ thể. 6. Chọn trong các từ cho sẵn một từ đúng nhất để điền vào chỗ trống. (khÐo lÐo, phï hîp, kh«n khÐo) T«n träng lÏ ph¶i gióp mäi ngêi cã c¸ch øng xö ....................., lµm lµnh m¹nh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển. 7. C©u nµo díi ®©y nãi vÒ sù t«n träng lÏ ph¶i ? A. ¡n ngay nãi ph¶i. B. ¡n vãc häc hay. C. ¡n tr«ng nåi, ngåi tr«ng híng. D. ¡n cã n¬i, ch¬i cã chèn. 8. Hµnh vi nµo díi ®©y thÓ hiÖn sù thiÕu t«n träng lÏ ph¶i ? A. Không đồng tình với những việc làm sai trái. B. ChØ thõa nhËn tµi n¨ng cña ngêi mµ m×nh yªu quý. C. Tranh luận để tìm ra điều đúng, sai. D. Chỉ bảo vệ ý kiến đúng. 9. Em t¸n thµnh hoÆc kh«ng t¸n thµnh víi ý kiÕn nµo díi ®©y ? ý kiÕn. T¸n thµnh. Kh«ng t¸n thµnh. Luôn nghe theo ý kiến của số đông là biểu hiÖn cña t«n träng lÏ ph¶i. Im lÆng trong mäi cuéc tranh luËn lµ biÓu hiÖn cña t«n träng lÏ ph¶i. Luôn chấp hành mọi quy định của trờng, lớp lµ t«n träng lÏ ph¶i. Ngêi t«n träng lÏ ph¶i lµ lu«n l¾ng nghe ý kiến của mọi ngời, bảo vệ ý kiến đúng, phê ph¸n viÖc lµm sai. 10. Nối cụm từ ở cột II với cụm từ ở cột I sao cho đúng với nội dung bài học.. I 1. LÏ ph¶i lµ 2. T«n träng lÏ ph¶i 3. T«n träng lÏ ph¶i lµ. II a. nh÷ng ®iÒu hîp víi ý nghÜ chung cña nhiÒu ngêi. b. c«ng nhËn, ñng hé, tu©n theo vµ b¶o vệ những điều đúng đắn. c. những điều đợc coi là đúng đắn, phù.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> hợp với đạo lí và lợi ích chung của xã héi. d. gióp mäi ngêi cã c¸ch øng xö phï hîp, lµm lµnh m¹nh c¸c mèi quan hÖ x· héi, gãp phÇn thóc ®Èy x· héi æn định và phát triển. 11. B×nh lµ líp trëng líp 8B vµ cã mét ngêi b¹n rÊt th©n häc cïng líp lµ Lan. Mét hôm, Lan đi học muộn, đến giờ kiểm tra vì cha học bài nên Lan mở sách ra chép. ThÊy Lan vi ph¹m kØ luËt nh vËy, B×nh sÏ : - Lê ®i nh kh«ng biÕt chuyÖn. - B¶o vÖ b¹n khi c¸c b¹n kh¸c trong líp biÕt chuyÖn. - ChØ cho b¹n c¸i sai vµ khuyªn b¹n lÇn sau kh«ng nªn lÆp l¹i khuyÕt ®iÓm. - Báo cáo cô chủ nhiệm về lỗi của bạn để cô phê bình trớc lớp. a. Theo em, B×nh nªn chän c¸ch xö sù nµo ? V× sao ? b. Ngoài những cách trên, em thấy còn cách xử lí nào cho tình huống đó kh«ng ? 12. Quỳnh và Hoa đều là hai bạn học rất giỏi trong lớp. Giữa hai bạn luôn có sự đua tranh trong từng điểm số. Một lần trong giờ trả bài kiểm tra Tập làm văn, Quỳnh đợc chín điểm và đợc cô giáo tuyên dơng trớc lớp, còn Hoa thì chỉ đợc tám điểm nên rất khó chịu với việc Quỳnh đợc khen và các bạn thán phục. Nói chuyện với các bạn khác trong lớp, Hoa đều tỏ rõ thái độ ấy và còn nói Quỳnh đợc điểm cao là do chép bµi tõ s¸ch v¨n mÉu. a. Em có nhận xét gì về thái độ và việc làm của Hoa ? b. NÕu em lµ mét ngêi b¹n häc cïng líp víi Hoa, trong t×nh huèng Êy em sÏ khuyªn b¹n ®iÒu g× ? 13. Trong một giờ tự quản, giữa Hoà và Huy có xảy ra xô xát rồi dẫn đến đánh nhau. Th¶o ngåi gi÷a hai b¹n nªn chøng kiÕn toµn bé sù viÖc. Ngµy h«m sau, c« gi¸o chñ nhiÖm yªu cÇu Hoµ, Huy vµ Th¶o lµ ngêi chøng kiÕn têng tr×nh l¹i sù viÖc. Nhng Thảo nói với cô rằng mình không biết gì về chuyện đó vì Thảo nghĩ tốt nhất là đứng ngoµi cuéc, tr¸nh lµm mÊt lßng c¸c b¹n. a. Theo em, viÖc lµm cña Th¶o cã thÓ hiÖn sù t«n träng lÏ ph¶i kh«ng ? V× sao ? b. NÕu em lµ Th¶o, em sÏ xö sù thÕ nµo trong t×nh huèng trªn ? 14. Em h·y kÓ vÒ mét tÊm g¬ng biÕt t«n träng lÏ ph¶i mµ em c¶m phôc..

<span class='text_page_counter'>(129)</span> 15. Em h·y t×m mét sè c©u tôc ng÷ nãi vÒ t«n träng lÏ ph¶i vµ nªu suy nghÜ vÒ mét câu mà em tâm đắc nhất. Bµi 4 (Líp 8) Ph¸p luËt vµ kØ luËt. 1. Em hiÓu thÕ nµo lµ ph¸p luËt ? ThÕ nµo lµ kØ luËt ? 2. Theo em, ph¸p luËt vµ kØ luËt cã mèi quan hÖ víi nhau nh thÕ nµo ? 3. Em h·y nªu ý nghÜa cña ph¸p luËt vµ kØ luËt. 4. Theo em, học sinh cần phải thực hiện những quy định của pháp luật và kỉ luật b»ng c¸ch nµo ? 5. Bản thân em đã thực hiện nghiêm túc những quy định của pháp luật và kỉ luật cha ? Em hãy nêu những việc làm cụ thể. 6. Em thấy bạn bè trong lớp mình đã có ý thức thực hiện kỉ luật cha ? H·y nªu nh÷ng biÓu hiÖn cô thÓ. 7. §iÒn nh÷ng tõ cßn thiÕu vµo chç trèng Kỉ luật là những quy định, .................................... của một cộng đồng về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động ..............................., chặt chẽ cña mäi ngêi. 8. Nối cụm từ ở cột II với cụm từ ở cột I sao cho đúng với nội dung bài học.. I 1. Ph¸p luËt lµ. II a. quy định, quy ớc của một cộng đồng vÒ nh÷ng hµnh vi cÇn tu©n theo nh»m đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhÊt, chÆt chÏ cña mäi ngêi. 2. Những quy định của một tập thể phải b. những quy định có tính chất bắt buộc tu©n theo đợc nhà nớc đảm bảo bằng biện pháp cỡng chế. 3. KØ luËt lµ nh÷ng c. những quy định của pháp luật, không đợc trái pháp luật. 4. Häc sinh cÇn thêng xuyªn vµ tù gi¸c d. c¸c quy t¾c xö sù chung, cã tÝnh b¾t buộc, do Nhà nớc ban hành, đợc Nhà nớc bảo đảm thực hiện bằng các biện ph¸p gi¸o dôc, thuyÕt phôc, cìng chÕ. 5. Những quy định của pháp luật và kỉ e. thực hiện đúng những quy định của luËt gióp cho mäi ngêi nhà trờng, cộng đồng và Nhà nớc..

<span class='text_page_counter'>(130)</span> g. có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. 8. Em t¸n thµnh hoÆc kh«ng t¸n thµnh ý kiÕn nµo díi ®©y ?. ý kiÕn. T¸n thµnh. Kh«ng thµnh. t¸n. Häc sinh phæ th«ng chØ cÇn thùc hiÖn tèt kØ luËt trong nhµ trêng, kh«ng cÇn chó träng đến các quy định của pháp luật vì kỉ luật của nhà trờng đã tuân theo quy định của ph¸p luËt. Mọi ngời thực hiện tất cả những quy định cña ph¸p luËt vµ kØ luËt ë mäi lóc mäi n¬i. Những quy định của pháp luật và kỉ luật lµm cho con ngêi bÞ gß bã, mÊt tù do. Ph¸p luËt vµ kØ luËt t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho mçi c¸ nh©n vµ toµn x· héi ph¸t triÓn theo một định hớng chung. Những quy định của pháp luật và kỉ luật gióp cho mäi ngêi cã mét chuÈn mùc chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động. 9. Hµnh vi nµo díi ®©y thÓ hiÖn ý thøc t«n träng kØ luËt ? A. Trao đổi bằng giấy với bạn trong giờ học. B. Nhét giấy rác vào trong ngăn bàn cho sàn lớp đỡ bẩn. C. Chỉ đeo khăn đỏ khi thầy, cô vào lớp. D. Gi¬ tay khi muèn ph¸t biÓu ý kiÕn. 10. ë líp, Nam vµ Phan ngåi chung mét bµn. Phan cã mét thãi xÊu lµ hay nãi chuyện riêng trong giờ. Sau nhiều lần bị cô giáo chủ nhiệm nhắc nhở, Phan thay đổi cách thức nói chuyện, đó là viết th trao đổi rồi nhờ Nam chuyền tay qua các bạn đến địa chỉ cần gửi, Nam sẽ : - ChuyÓn th gióp b¹n. - Kh«ng chuyÓn th gióp b¹n, nãi víi b¹n nh thÕ lµ vi ph¹m kØ luËt. - Báo cáo sự việc để cô chủ nhiệm phê bình trớc lớp. a. Theo em, Nam nªn chän c¸ch xö lÝ nµo trong t×nh huèng trªn ? V× sao ?.

<span class='text_page_counter'>(131)</span> b. Ngoµi ba ph¬ng ¸n trªn, theo em, cßn c¸ch gi¶i quyÕt nµo hay h¬n kh«ng ? Em h·y ghi cô thÓ ph¬ng ¸n gi¶i quyÕt cña m×nh. 11. Hµng ngµy D¬ng vµ Hµ cïng häc mét líp, nhµ l¹i gÇn nhau nªn thêng rñ nhau ®i học. Hai đứa thờng đèo nhau bằng xe đạp vì nhà cách trờng khá xa, lại đi qua đờng quốc lộ nên không tiện đi bộ. Buổi sáng đi học thì không kể vì thờng rất đông xe nên phải đi đúng phần đờng của mình nhng tra về đờng vắng, hai dứa thờng đạp ra phần đờng dành cho xe cơ giới đi cho rộng rãi thoải mái. a. Em thấy Dơng và Hà đã biết tôn trọng quy định của pháp luật cha ? Căn cứ vào đâu em khẳng định nh vậy ? b. Theo em, việc đi sai phần đờng quy định của hai bạn có thể dẫn đến những hËu qu¶ nh thÕ nµo ? 12. Nhà bà Hải ở tầng một của khu tập thể. Theo quy định của tổ dân phố thì các nhà ở tầng một không đợc phép biến đờng đi lại chung và hành lang thành nơi để đồ riêng gây mất mĩ quan và cản trở việc đi lại của mọi ngời. Nhng bà Hải đã quây toàn bộ hành lang thành căn bếp để đun nấu, còn đờng đi lại chung thì làm nơi trông giữ xe kiÕm tiÒn khiÕn mäi ngêi trong khu tËp thÓ rÊt bøc xóc. a. Theo em, bµ H¶i cã vi ph¹m kØ luËt kh«ng ? V× sao ? b. NÕu em lµ mét ngêi sèng cïng khu tËp thÓ víi bµ H¶i, em sÏ gãp ý nh thÕ nµo víi bµ H¶i ? 13. Em hãy lập cho mình một kế hoạch rèn luyện để trở thành ngời biết tôn trọng ph¸p luËt vµ kØ luËt. 14. Em hiÓu nh thÕ nµo vÒ khÈu hiÖu : “ Sèng vµ lµm viÖc theo ph¸p luËt”.

<span class='text_page_counter'>(132)</span>

×