Hát ghẹo - 36 cuộc chuyện trò chứa chan tình cảm
Hát ghẹo là một hình thức hát giao duyên, đối đáp nam nữ phổ biến khắp nơi, từ
miền xuôi đến miền ngược mỗi khi xuân đến, khi mùa màng bội thu, khi nông nhàn
hay những đêm trăng sáng. Mỗi vùng có một cách hát ghẹo khác nhau: khác về cách
hát, tổ chức hát, giọng hát cũng như lề lối, phong tục hát. Sự khác nhau đó cũng tuỳ
theo sự giao lưu vǎn hoá và những yếu tố xã hội của từng địa phương. Trong sự giao lưu
đa sắc đó, hát ghẹo ở Phú Thọ mang trong mình một nét riêng duyên dáng, dường như
đất tổ nơi đây mới là chốn neo đậu và thǎng hoa của loại hình nghệ thuật dân gian này.
Hát ghẹo ở huyện Tam Nông (nay là Tam Thanh) và Thanh Sơn cũng như hát xoan đã trở
thành sản phẩm riêng của Phú Thọ. Nó mang phong cách đậm đà màu sắc địa phương,
phát triển liền mạch theo thời gian. Cứ vậy, hát ghẹo Phú Thọ không bị lẫn với hát ghẹo
ở bất cứ nơi nào. Nguồn gốc hát ghẹo được gắn với câu chuyện dựng lại ngôi đình làng
Nam Cường thờ Xuân Nương công chúa.
Chuyện kể rằng ngôi đình làng thờ nữ tướng Xuân Nương bị cháy, trai tráng Nam Cường
cùng nhau lên rừng đại ngàn kiếm gỗ về dựng lại đình. Đến địa phận xã Thục Luyện, mệt
quá, trai tráng ngồi nghỉ chân, trai gái Mường biết vậy liền đưa thịt rừng rượu thơm ra
đãi. Lại cùng nhau lên rừng ngả gỗ đóng bè cho trôi theo dòng sông xuôi về. Qua địa
phận xã Thục Luyện bè bị mắc cạn, đẩy mãi không qua, những cô gái Mường ở thôn
Hùng Nhĩ đi hái mǎng về bèn khuyên vừa đẩy bè vừa hát thì thần thác mới hài lòng để
cho bè xuôi. Quả thật, khi trai gái hai bên cùng nhau đẩy và hát đối đáp với nhau thì bè
nhích dần rồi chảy về xuôi. Thác thần từ đó được gọi là thác "đôi ta", khúc hát đẩy bè
trên được gọi là "hát ghẹo" hay "ghẹo nước nghĩa" (nghĩa là hát giữa các thôn làng kết
nghĩa với nhau), "hát anh chị". Sở dĩ có tên "hát anh chị" vì hai bên hát đối đáp với nhau
sẽ gọi nhau là anh, là chị. Hát ghẹo ở Nam Cường trở nên nổi tiếng và được gọi là hát
ghẹo Nam Cường để phân biệt với hát ghẹo của các vùng khác.
Các thôn làng hát ghẹo để giao lưu tình cảm cũng như nghệ thuật hay còn ý nghĩa thiêng
liêng là tế thần chứ không để mong cầu về vật chất của nhau. Các làng kết nghĩa này trai
gái gọi nhau là liền anh, liền cô hay quan anh, quan cô. Trai gái những làng kết nghĩa thì
không được lấy nhau.
Ở Nam Cường người ta tổ chức hát ghẹo vào ngày khánh thành đình làng - ngày mồng 9,
mồng 10 và 11 tháng 9 âm lịch. Hai ngày đầu thì tiến hành việc tế lễ, ngày hôm sau thì tổ
chức hát ghẹo thành những nhóm ở từng nhà dân. Vì thế mà hát ghẹo không phải là một
loại hát tế lễ hay dân ca tín ngưỡng hay "hát cửa đình", cũng không phải loại hình hát tự
do như hát trống quân, hát ví, hát đúm mà hoàn toàn chỉ là một kiểu sinh hoạt vǎn hoá
cộng đồng mang đậm tính dân gian, tự do. Các thôn kết nghĩa và hát với nhau, nǎm nay
thôn này làm chủ thì sang nǎm lại làm khách. Đội khách bao giờ cũng chọn nam và đội
chủ thì ngược lại chọn nữ. Nam Cường tổ chức hát ghẹo vào tháng 9 âm lịch là chủ, đến
lượt Thục Luyện, Hùng Nhĩ hát ghẹo tổ chức vào tháng 3 âm lịch thì Nam Cường lại là
khách.
Để tổ chức ngày lễ hát ghẹo nước nghĩa thì trước ngày tế lễ hàng nǎm khoảng một tháng,
những vị chức sắc trong làng thường họp nhau lại bàn bạc về việc tổ chức cúng tế cho
phù hợp với khả nǎng kinh tế của làng. Tùy theo nǎm được mùa hay mất mùa mà tổ chức
tế lễ mời khách nhiều hay ít và tất nhiên phí tổn đều do dân làng đóng góp. Dân làng
cũng cử ra số người tương đương đội khách mà tập luyện hát mừng đón tiếp anh em nước
nghĩa. Những chị em được chọn hát ghẹo của làng (đội chủ) là những người không bận
việc gia đình, không có chuyện tang bụi và chắc chắn phải có giọng hát khoẻ, ngọt ngào,
phải nhớ được nhiều câu. Nước nghĩa được mời thì chuẩn bị những nam thanh trạc tuổi
tương đương có tài nǎng ca hát để đáp lễ. Tất cả chuẩn bị công phu để chờ ngày tế lễ. Và
cũng đã thành truyền thống, trong ngày hội hát ghẹo, người ta quy định cụ thể về cách
ứng xử, ǎn mặc, giọng hát, thể lệ và nơi chốn sẽ được tiến hành.
Với cách xưng hô trang trọng, những ông già, bà già trong dịp tế lễ được gọi là, "quan
trùm", "bà trùm", các anh, các chị được gọi là "quan anh", ''quan chị''. Hai bên nước
nghĩa đều dùng cách xưng hô trang trọng này không phân biệt chủ khách. Những bộ áo
the, quần trắng, khǎn xếp đội đầu đẹp nhất dành cho ngày hội là trang phục của các quan
anh và áo nǎm thân, áo cánh trắng, quần lụa sồi, yếm điều, thắt lưng bao các mầu, xà tích
đeo, khǎn mỏ quạ chít đầu là trang phục của các quan chị.
Chỗ hát thường được bắt đầu từ nhà của một ai đó trong làng. Nhà được chọn để hát phải
khá sạch sẽ, mát mẻ, rộng thoáng và đặc biệt gia đình không có chuyện gì buồn. Các
quan trùm, quan anh là khách thường ngồi trên sập, trên giường giữa nhà, còn các bà
trùm, các quan chị thường giải chiếu ngồi trên dãy giường của gian bên.
Cách hát là hình thức hát đối đáp nam nữ, nên các anh cũng như các chị mỗi lần thường
hát hai người, khi hát họ nhìn thẳng vào nhau vừa để biểu lộ tình cảm vừa để khi hát ra
vào cho ǎn khớp với nhau.
Đối với giọng hát trong ngày hội được quy định bốn loại giọng gắn liền với từng giai
đoạn của ngày hội. Mở đầu là giọng ví đãi trầu diễn ra cùng lúc với việc các chị mời quan
khách dùng trầu. Trầu thường được để vào khǎn tay, hoặc đặt trên khay, trên đĩa và các
chị hát mời các anh bằng giọng lễ phép ngọt ngào: Em thưa với các anh em, miếng trầu
để đĩa bưng ra, xin anh nhận lấy để mà thở than, thưa anh. Sau khi kết thúc ví đãi trầu thì
giọng hát chuyển sang giọng sổng, đây là lúc mà câu chuyện đã vào đề hai bên hát đối
đáp chuyện trò thân mật với nhau. Giọng thứ ba gọi là sang giọng, được hát để các liền
anh, liền chị thể hiện tài nghệ đối đáp của mình. Đây được coi là cao điểm của ngày hội,
theo các cụ ngày xưa thì sang giọng gồm có 36 chất giọng khác nhau. Hát hết 36 giọng
này cũng là lúc trời vừa sáng, dân làng dọn cơn để khách ǎn và chuẩn bị ra về. Tiễn
khách ra về hai bên cùng hát giọng ví tiễn chân, các câu ví lúc này được thốt lên từ đáy
lòng của mỗi người sau một cuộc chuyện trò chứa chan tình cảm. Vậy nên, lời ca ứng tác
đầy cảm xúc, đầy sáng tạo nghệ thuật, vừa bay bổng vừa thắm đượm tình người, đến nay
vẫn còn nguyên vẹn từng câu từng chữ:
Anh về có chốn thở than
Em về ngồi tựa phòng loan một mình
Anh về tự bóng sao mai
Đêm khuya em biết lấy ai bạn cùng