Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------

HÀ THỊ LÊ PHƢƠNG

ĐẢNG BỘ TỈNH HỊA BÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC
THANH NIÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Quang Liệu

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn
này là hoàn toàn trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ bất kỳ một
học vị nào. Các thơng tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả Luận văn

HÀ THỊ LÊ PHƢƠNG


LỜI CÁM ƠN


Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới các thầy, cơ giáo Khoa Lịch sử, Phịng
Đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội đặc biệt là TS. Nguyễn Quang Liệu đã tạo điều kiện
giúp đỡ cho tơi hồn thành bản Luận văn này!


BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT

BCH:

Ban Chấp hành

CNH, HĐH:

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH:

Chủ nghĩa xã hội

ĐCS:

Đảng Cộng sản

ĐVTN:

Đồn viên thanh niên

HĐND:


Hội đồng nhân dân

HSSV:

Học sinh sinh viên

KHKT:

Khoa học kỹ thuật

MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

NXB:

Nhà xuất bản

TNCS:

Thanh niên Cộng sản

TNTN:

Thanh niên tình nguyện

TNTP:

Thiếu niên tiền phong


TW:

Trung ương

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN:

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu .................................................. 4
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 5
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu ................... 5
6. Đóng góp của luận văn ............................................................................ 6
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 7
Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH HỊA BÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC
THANH NIÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005 ......................................... 8
1.1. Chủ trƣơng của Đảng về công tác thanh niên từ năm 2000 đến năm
2005................................................................................................................ 8
1.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên .. 8
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình về cơng tác thanh niên
từ năm 2000 đến năm 2005 ..................................................................... 15
1.1.2.1. Tình hình cơng tác thanh niên ở tỉnh Hịa Bình trước 2000: .. 15

1.1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hịa Bình: ............................... 18
1.2. Q trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình về công tác thanh
niên từ năm 2000 đến năm 2005 ............................................................... 22
1.2.1. Quá trình chỉ đạo của Đảng bộ .................................................... 22
1.2.2. Những kết quả đạt được................................................................ 29
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 40
Chƣơng 2 ĐẢNG BỘ TỈNH HỊA BÌNH LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
CÔNG TÁC THANH NIÊN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010 ................. 41


2.1. Chủ trƣơng của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình về công tác thanh niên từ
năm 2006 đến năm 2010 ............................................................................ 41
2.1.1. Tình hình và u cầu mới về cơng tác thanh niên ở tỉnh Hịa Bình 41
2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ .............................................................. 48
2.2. Quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình ............... 55
2.2.1. Q trình chỉ đạo thực hiện ......................................................... 55
2.2.2. Những kết quả đạt được................................................................ 69
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 82
Chƣơng 3 NHẬN XÉT CHUNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ
YẾU................................................................................................................. 84
3.1. Nhận xét chung ................................................................................... 84
3.1.1. Kết quả đạt được ............................................................................ 84
3.1.2. Hạn chế .......................................................................................... 88
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu .............................................................. 92
3.2.1. Kinh nghiệm trong xác định chủ trương: .................................... 92
3.2.2. Kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện: ......................................... 98
KẾT LUẬN .................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 105
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 113



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt tiến trình lịch sử cách mạng Việt Nam, thanh niên luôn
được xem là rường cột và tương lai của đất nước. Thanh niên ln là lực
lượng xung kích trong các cuộc đấu tranh cách mạng, có vị trí, vai trị đặc biệt
quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Thanh niên có trong mọi
giai cấp, mọi tầng lớp, mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Họ ở
trong độ tuổi sung sức nhất về thể chất và phát triển trí tuệ, ln năng động,
sáng tạo, muốn tự khẳng định mình.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng
định thanh niên là đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng nịng cốt xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Vì thế, Đảng luôn coi công tác thanh niên là bộ phận
không thể tách rời trong công tác xây dựng Đảng, coi xây dựng tổ chức Đoàn
Thanh niên cộng sản cũng quan trọng như xây dựng tổ chức Đảng.
Thực tiễn trong đấu tranh cách mạng giành độc lập tự do và xây dựng,
bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, lịch sử đã ghi nhận vai trị,
cơng lao to lớn của đoàn viên, thanh niên và tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh.
Hiện nay đất nước đang đứng trước những thời cơ và thách thức mới,
có nhiều yếu tố trong nước và quốc tế tác động mạnh mẽ đến thanh niên như
xã hội thơng tin, xu thế tồn cầu hóa, giao lưu văn hóa và cùng với các q
trình đó có cả âm mưu “diễn biến hồn bình” của các lực lượng thù địch ... Vì
vậy, những chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng đối với công tác thanh
niên có vị trí quan trọng trong việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược của cách
mạng Việt Nam: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1



Trên tinh thần lãnh đạo của Đảng, Đảng bộ Tỉnh Hịa Bình đã và đang
phấn đấu từng ngày vì mục tiêu xây dựng lực lượng thanh niên vững mạnh,
đủ đức, đủ tài để chung tay xây dựng tỉnh. Trong công tác lãnh đạo, Đảng bộ
Tỉnh Hịa Bình ln quan tâm phát triển cơng tác Đồn và phong trào thanh
niên, coi đây là một trong những yếu tố mang tính quyết định, là nhiệm vụ
trọng điểm hàng đầu trong chiến lược xây dựng Tỉnh Hịa Bình ngày càng văn
minh, hiện đại. Tìm hiểu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Hịa Bình đối với
cơng tác Đồn và phong trào thanh niên từ 2000 đến 2010, tổng kết thực tiễn ,
chỉ ra những thiếu sót, hạn chế, đúc rút kinh nghiệm để khẳng định vai trị của
cơng tác thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước,
nâng cao cơng tác lãnh đạo Đồn, phong trào thanh niên của Đảng bộ Tỉnh
Hịa Bình, rút ra kinh nghiệm nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả lãnh đạo công
tác thanh niên của Đảng là việc làm cần thiết và có ý nghĩa khoa học và thực
tiễn sâu sắc.
Là một người con sinh ra trên mảnh đất Hịa Bình, nhằm góp phần
làm cho cơng tác thanh niên thêm sơi động và phong phú, mặc dù cịn
nhiều khó khăn trong cơng tác thu thập tài liệu nhưng tôi vẫn quyết định
chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lãnh đạo cơng tác thanh niên từ
năm 2000 đến năm 2010" làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Công tác thanh niên là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ cơng tác
vận động quần chúng của Đảng. Do vậy, vấn đề lãnh đạo của Đảng với công
tác thanh niên đã được đề cập trong rất nhiều nguồn tài liệu khác nhau: sách,
báo, tạp chí, luận văn, luận án... Tiêu biểu có:
- “Đảng - Người tổ chức và lãnh đạo Đoàn thanh niên chúng ta”
(1975) do TW Đoàn thanh niên cứu quốc xuất bản.

2



- “Vấn đề rèn luyện tư tưởng của thanh niên” (1961) của tác giả Hoàng
Tùng do nhà xuất bản Thanh niên ấn hành.
- Nguyễn Hữu Đức chủ biên, “Giáo dục rèn luyện thanh niên theo tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam” nhà xuất
bản Qn đội nhân dân, Hà Nội, 2003... Cơng trình đã làm rõ sự quan tâm của
Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam với thanh niên và công tác thanh
niên trong thời đại Hồ Chí Minh.
- “Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, 70 năm xây dựng và
trưởng thành”, nxb Thanh niên, Hà Nội, 2001. Cuốn sách đề cập đến những
tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về công tác vận động thanh niên, những
quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về thanh niên và cơng tác
thanh niên; nhiệm vụ của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với việc
giáo dục, đồn kết, tập hợp thanh niên ...
Ngồi ra, năm 2002, tác giả Tơ Thành Phát bảo vệ thành công Luận
văn Thạc sĩ lịch sử, đề tại “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh
niên trong thời kỳ đổi mới từ 1991 – 2001”.
- Năm 2007, tác giả Ngô Thị Khánh bảo vệ thành công Luận văn Thạc
sĩ lịch sử Đảng, đề tại “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác thanh
niên trong thời kỳ đổi mới từ 1986– 2006”.
- Năm 2013, tác giả Bùi Thị Thanh Thủy bảo vệ thành công Luận văn
Thạc sĩ lịch sử, đề tại “Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo công tác thanh niên
từ 2001 – 2011”.
Ngoài việc tham khảo các văn kiện Đảng, các tác phẩm của Mác –
Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, các nghị quyết, các báo cáo tổng kết công tác
thanh niên của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn tư liệu chủ yếu
của Luận văn là các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình, các bản báo cáo
về cơng tác Đoàn và phong trào thanh niên của Tỉnh ủy từ năm 2000 đến năm

3



2010. Bên cạnh đó, Luận văn cịn sử dụng tư liệu của Ban Chấp hành Tỉnh
Đoàn về các phong trào hoạt động của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh Nam Định từ năm 2000 đến năm 2010.
Những nguồn tư liệu nêu trên dưới nhiều cách tiếp cận, trình bày
khác nhau đã làm sáng tỏ thêm các vấn đề cụ thể về vai trị của thanh niên
đối với cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, đối với tỉnh Hịa
Bình nói riêng, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Tuy nhiên từ trước tới nay chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu và hệ
thống về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đối với cơng tác thanh niên
từ năm 2000 đến năm 2010.
3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu:
- Trên cơ sở khảo sát thực tế làm sáng tỏ vai trị lãnh đạo cơng tác
thanh niên của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình từ năm 2000 đến năm 2010.
- Góp phần làm sáng rõ những hoạt động về công tác thanh niên từ năm
2000 đến năm 2010
- Đánh giá kết quả và hạn chế về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hịa
Bình đối với cơng tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010. Từ thực tiễn, rút
ra một số kinh nghiệm về lãnh đạo cơng tác thanh niên ở Hịa Bình. Đồng thời
nêu lên những giải pháp thiết thực để nâng cao hơn nữa hiệu quả cơng tác
thanh niên, có ý nghĩa tham khảo trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm, tập hợp các tài liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến cơng
tác thanh niên tỉnh Hịa Bình từ năm 2000 đến năm 2010, đồng thời khai thác
triệt để các thơng tin lịch sử có trong các tài liệu này để phục vụ cho đề tài
nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công tác thanh niên.

4



- Phân tích chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình đối với
cơng tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010.
- Làm rõ những hoạt động của cơng tác thanh niên Hịa Bình dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh từ năm 2000 đến năm 2010.
- Rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu về lãnh đạo cơng tác thanh niên ở
Đảng bộ Hịa Bình nhằm nâng cao chất lượng công tác thanh niên trên địa bàn
tỉnh Hịa Bình trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Hệ thống chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình về cơng
tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010.
- Thực tiễn hoạt động công tác thanh niên tỉnh Hịa Bình từ năm 2000
đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: Những vấn đề liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình đối với cơng tác thanh niên từ năm 2000
đến năm 2010.
Về mặt thời gian: Luận văn tìm hiểu q trình Đảng bộ tỉnh Hịa Bình
lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010.
Về mặt khơng gian: Luận văn tìm hiểu q trình Đảng bộ tỉnh Hịa Bình
thực hiện chỉ đạo cơng tác thanh niên.
5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tƣ liệu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của Chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên; những
đường lối, chủ trương về công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời

5



kì đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện chủ yếu bằng hai phương pháp: phương pháp
lịch sử và phương pháp lơgíc. Ngồi ra, tác giả luận văn cịn sử dụng các
phương pháp cụ thể khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê ...
5.3. Nguồn tư liệu
Luận văn khai thác chủ yếu từ các nguồn tư liệu như:
- Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ tỉnh
Hịa Bình về cơng tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010.
- Các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hòa Bình
qua từng thời kỳ.
- Các báo cáo chung về việc thực hiện cơng tác Đồn và phong trào
thanh niên của Tỉnh ủy; các báo cáo tổng kết năm, nhiệm kỳ của Tỉnh Đồn
Hịa Bình về cơng tác thanh niên
- Nguồn tài liệu thành văn trên các sách báo, tạp chí có liên quan đến
nội dung của luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Đề cập đến quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Hịa
Bình lãnh đạo cơng tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2010.
- Những kinh nghiệm bước đầu về phát huy vai trò thanh niên có ý
nghĩa lý luận và phương pháp luận cũng như chỉ đạo hoạt động thực tiễn cho
công tác thanh niên của tỉnh Hịa Bình trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
- Góp phần tổng kết cơng tác thanh niên ở tỉnh Hịa Bình.

6



- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu cho việc biên soạn lịch sử truyền
thống của Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Hịa Bình.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm
03 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lãnh đạo cơng tác thanh niên từ
năm 2000 đến năm 2005
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Hịa Bình lãnh đạo đẩy mạnh cơng tác thanh
niên từ năm 2006 đến năm 2010.
Chương 3: Nhận xét chung và một số kinh nghiệm chủ yếu

7


Chƣơng 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HỊA BÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC THANH
NIÊN TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2005
1.1. Chủ trƣơng của Đảng về công tác thanh niên từ năm 2000 đến
năm 2005
1.1.1. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh niên
Trong bất kỳ thời đại nào, Đảng Cộng sản Việt Nam ln đánh giá cao
vị trí và vai trò của thanh niên đối với sự phát triển đi lên của đất nước. Thanh
niên là lực lượng xã hội to lớn, là một bộ phận nòng cốt trong sự nghiệp cách
mạng dân tộc, là chủ nhân tương lai của đất nước. Nhìn lại chiều dài lịch sử
đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, thanh niên đều là những người
làm nên lịch sử. Đặc biệt, từ khi có Đảng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, bằng
nhiệt huyết của tuổi trẻ, thanh niên đều là những người đi tiên phong châm
ngọn lửa nhiệt huyết cho cuộc cách mạng của dân tộc. Khi đất nước lâm

nguy, thanh niên là lực lượng xung kích tiến về phía trước đánh đuổi giặc
ngoại xâm, giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Bước vào thế kỷ XXI,
trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chủ động hội nhập
quốc tế sâu rộng thanh niên Việt Nam cũng đang thể hiện rõ khả năng của
mình, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của toàn dân tộc trên mọi
lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thanh niên là một trong những nội dung công tác rất quan trọng. Trước
khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh đã thành lập tổ chức thanh niên cách mạng là
tổ chức nền móng cho quá trình tiến tới xây dựng Đảng Cộng sản. Liên tục
trong suốt mấy chục năm qua, Đảng ta đã rất quan tâm đến công tác thanh
niên. Ngày 28 tháng 11 năm 2005, Quốc hội khóa XI đã chính thức thơng qua
Luật Thanh niên sau hơn 20 năm chuẩn bị. Luật Thanh niên quy định: “Công

8


tác thanh niên là những hoạt động của Đảng, Nhà nước và xã hội nhằm giáo
dục, bồi dưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên phấn đấu và trưởng
thành, đồng thời phát huy vai trị xung kích, sức sáng tạo và tiềm năng to lớn
của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Nhận thức được “thanh niên là rường cột của nước nhà”, là lực lượng
xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, liên tục trong suốt mấy chục
năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên
như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa
VII (1993) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác thanh niên; Chỉ
thị số 145-TTg ngày 6/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thanh niên
tham gia thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội; Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ ngày 13/2/1998 thành lập Uỷ ban Quốc gia về thanh niên
Việt Nam; Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển Thanh niên Việt Nam đến năm

2010; Chỉ thị số 06/2005/CT-TTg ngày 21/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ
về phát huy vai trò của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội trong
giai đoạn mới; Luật Thanh niên được ban hành ngày 29/11/2005 tạo cơ sở
pháp lý vững chắc nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thanh niên
trong cả nước... Trước sự biến động nhanh chóng và phức tạp của tình hình
trong nước và thế giới thì những chỉ thị, nghị quyết trên góp phần quan trọng
trong việc xây dựng chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng (khóa VII) (1993)
về cơng tác thanh niên trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi
mới có thành cơng hay khơng, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con
đường XHCN hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào
việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên”. Nghị quyết đã bàn sâu về thanh
niên, tạo ra một bước chuyển biến quan trọng trong công tác thanh niên của

9


Đảng ta thời kỳ CNH, HĐH. Nghị quyết là sự tiếp tục suy nghĩ, đánh giá cao
của Đảng ta về trọng trách đối với thanh niên, tầm quan trọng của công tác
thanh niên.
Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ
và tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh
lịch sử, đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây
dựng và bảo vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc
sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Công tác thanh niên luôn được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống
chính trị. Trong đó, “Đảng lãnh đạo cơng tác thanh niên và trực tiếp lãnh đạo
Đồn TNCS Hồ Chí Minh... Nhà nước quản lý thanh niên và công tác thanh
niên; thể chế hóa đường lối chủ trương của Đảng về thanh niên và cơng tác
thanh niên thành pháp luật, chính sách, chiến lược, chương trình hành động và

cụ thể hóa trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo
đảm quốc phòng, an ninh hàng năm của các cấp, các ngành… Phát huy vai trò
của MTTQ và các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội nhân dân trong cơng tác
thanh niên và gia đình, phối hợp giáo dục, bồi dưỡng, phát huy thanh
niên”[29, tr.83-84].
Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, nắm chắc và vận dụng đúng đắn,
sáng tạo các quan điểm của Đảng là yếu tố quan trọng đầu tiên để thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ cơng tác thanh niên nói chung và xây dựng chiến lược
phát triển thanh niên nói riêng nhằm hình thành một lớp thanh niên ưu tú,
vững vàng về chính trị, kiên định con đường XHCN, có phẩm chất đạo đức,
có tài năng đi đầu trong lực lượng thanh niên thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Đảng đã phát động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” trong tồn Đảng, tồn dân và tồn quân. Cuộc vận động
này đã được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo thanh niên cả nước. “Tháng

10


Thanh niên” đã được duy trì và phát triển hằng năm với tinh thần: “Tuổi trẻ
hành động vì cộng đồng và xã hội, chăm lo bồi dưỡng thanh niên”. Với mục
tiêu này đã khơi dậy được tính tích cực chính trị – xã hội của đồn viên và đã
có sự liên kết, phối hợp hiệu quả trong hoạt động giữa các thành phần thanh
niên trong nhiều lĩnh vực như: các cơ quan hành chính Nhà nước; các đơn vị
xí nghiệp, nhà máy; thanh niên nông thôn; thanh niên thành thị.
Bước vào thế kỷ XXI, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, Đại
hội IX của Đảng (tháng 4/2001) nêu rõ: Đối với thế hệ trẻ, chăm lo giáo dục,
bồi dưỡng, đào tạo và phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối
sống, văn hóa, sức khỏe, nghề nghiệp, giải quyết việc làm, phát triển tài năng
và sức sáng tạo, phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đại đoàn kết dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh

và động lực to lớn để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, phải đổi mới và
hồn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân
tộc, các tôn giáo... Đồng thời “hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng
nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, trang bị cho
thanh niên những kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động” [17, tr. 81]. Đặc biệt,
Đảng chủ trương thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục như: có chính
sách hỗ trợ những học sinh có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, tuyển chọn bồi
dưỡng học sinh giỏi, có năng khiếu ...
Nhằm trẻ hóa đội ngũ cán bộ của Đảng, Hội nghị Trung ương 6, khóa
IX (tháng 2/2002) xác định: tăng cường cơng tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo
và quản lý. Đặc biệt quan tâm nguồn cán bộ lãnh đạo và quản lý trẻ có thành
tích xuất sắc, những cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Trong điều 44 Điều lệ
Đảng Cộng sản Việt Nam khóa IX ghi rõ: Đồn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự
bị tin cậy của Đảng, thường xuyên bổ sung lực lượng trẻ cho Đảng, kế tục sự
nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, là trường học

11


XHCN; đại diện quyền lợi cho thanh niên. Cấp ủy Đảng lãnh đạo trực tiếp tổ
chức Đoàn cung cấp về phương hướng nhiệm vụ, tư tưởng, tổ chức, cán bộ.
Đảng có kế hoạch cử cán bộ và thanh niên ưu tú đi đào tạo ở nước ngồi với
sơ lượng và cơ cấu ngành nghề phù hợp; đồng thời khuyến khích phong trào
tự học, tự nâng cao trình độ cán bộ bằng nhiều hình thức.
Hội nghị TW 7 khóa IX (tháng 11/2002) tiếp tục nhấn mạnh một số nội
dung về công tác thanh niên như: “đẩy mạnh giáo dục nhận thức chính trị,
giáo dục truyền thống và đạo đức cách mạng, nâng cao giác ngộ lý tưởng và
hoài bão cho thanh niên, động viên thanh niên xung kích trong sự nghiệp
CHN, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tích cực tạo việc làm cho thanh
niên. Khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm.

Tạo điều kiện, cơ hội cho thanh niên có tài năng đi học ở nước ngoài đề trở về
phục vụ đất nước”.
Nhằm giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát
triển toàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai
trị xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
ngày 29/4/2003 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 70/2003/QĐ-TTg
phê duyệt và ban hành Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm
2010. Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chiến lược đã đưa ra các giải pháp chủ
yếu như:
Về các chính sách đối với thanh niên, Chiến lược xác định: Đổi mới
việc xây dựng và thực hiện chính sách đối với thanh niên, chú trọng phát huy
vai trò của thanh niên và Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong q
trình xây dựng và thực hiện chính sách thanh niên. Lồng ghép các mục tiêu
phát triển thanh niên trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Xây
dựng lộ trình bổ sung, hồn chỉnh các chính sách đối với thanh niên, trong đó
có chính sách phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ

12


khoa học và cơng nghệ cho sinh viên; chính sách về dạy nghề, hướng thanh
niên vào các ngành nghề mũi nhọn; chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện, cơ hội
thuận lợi cho các đối tượng thanh niên lầm lỗi, sai phạm được hòa nhập với
cộng đồng.
Về việc đầu tư xây dựng môi trường xã hội thuận lợi cho sự phát triển
toàn diện của thanh niên, Chiến lược nêu rõ: Phát triển phong trào thanh niên và
nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn Thanh niên các cấp. Tổ chức tốt các
hoạt động văn hóa - tinh thần cho thanh niên, quan tâm đến các đối tượng thanh
niên ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng đặc biệt khó khăn.
Về việc xã hội hóa cơng tác thanh niên, Chiến lược khẳng định:

“Nhiệm vụ công tác thanh niên là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của
tồn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng”. Vì vậy phải phối hợp chặt chẽ với
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội,
lực lượng vũ trang trong công tác giáo dục, bồi dưỡng, phát huy vai trò của
thanh niên.
Về việc hợp tác quốc tế trong thanh niên, Chiến lược nêu rõ: tăng
cường công tác đối ngoại nhà nước trong lĩnh vực thanh niên, mở rộng quan
hệ giao lưu, quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức thanh niên trong khu vực
và trên thế giới. Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong quan hệ đối ngoại
thanh niên, tranh thủ nguồn lực và sự hỗ trợ quốc tế cho công tác thanh niên.
Chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền vận động thanh niên và người Việt
Nam ở nước ngồi.
Về lãnh đạo, tổ chức quản lý cơng tác thanh niên, Chiến lược nêu rõ:
Tăng cường và đổi mới quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Tăng cường
trách nhiệm của các cấp chính quyền, các bộ, ngành và có sự phối hợp chặt
chẽ để giải quyết các nhiệm vụ liên ngành về công tác thanh niên. Tăng
cường công tác nghiên cứu, thông tin về thanh niên.

13


Đảng đã chủ trương đưa ra các đề án, chương trình giải quyết việc làm
cho thanh niên; chương trình nâng cao trình độ học vấn, chun mơn, nghề
nghiệp của thanh niên; chương trình phát triển nguồn nhân lực trẻ về khoa học
cơng nghệ; chương trình phịng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh
niên; chương trình bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống
cho thanh niên.
Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4/2006) nhấn mạnh: Đối với thế hệ
trẻ thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối
sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ...

khuyến khích thanh niên tự học, tự nâng cao tay nghề, tự tạo việc làm. Thu
hút rộng rãi thanh niên vào các tổ chức do Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh làm nịng cốt và phụ trách.
Đặc biệt, ngày 25/7/2008, Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X đã dành
thời gian trong chương trình nghị sự để quyết định những vấn đề quan trọng
trong đề án "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên
thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH". Đề án khẳng định một trong những thành tựu
của công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo đã xây dựng được một thế hệ thanh
niên thời kỳ mới có tri thức, có sức khỏe tốt và tư duy phát triển mới, tiếp nối
được truyền thống hào hùng của dân tộc, của Đảng ta, nêu cao ý thức yêu
nước, lịng tự tơn dân tộc, sẵn sàng hy sinh, tình nguyện vì lợi ích cộng đồng,
có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Một lần nữa Đảng ta khẳng định việc
chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người "vừa hồng, vừa
chuyên" theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời có sự địi hỏi tự thân vận động và sự nỗ
lực rèn luyện, phấn đấu khơng ngừng của thanh niên góp phần vào mục tiêu
“Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [28, tr. 162].

14


Ngày 11 tháng 9 năm 2009, Chính phủ ra Nghị quyết số 45/NQ-CP về
ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội
nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đã xác định rõ mục tiêu: Chú trọng xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu
lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; có đạo đức cách mạng, ý thức chấp hành pháp luật, có lối sống
văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức
khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong cơng nghiệp đáp ứng yêu cầu của thời kỳ

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Rõ ràng ở bất kể giai đoạn nào, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đều
quan tâm lãnh đạo công tác thanh niên. Thực tế cho thấy, thông qua các Nghị
quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đại hội IX và Đại hội X, những chủ trương
của Đảng về công tác thanh niên đã phù hợp và đáp ứng được nhu cầu mới
của phong trào thanh niên. Tư duy của Đảng ta về công tác thanh niên liên tục
không ngừng đổi mới để phù hợp với đối tượng tuổi trẻ qua từng thời kỳ cách
mạng. Theo quan điểm tư tưởng về thế hệ trẻ của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
Đảng ta ngày càng nâng tầm nhận thức gắn lý luận với thực tiễn để lãnh đạo,
định hướng cơng tác thanh niên, tổ chức Đồn ngày càng tồn diện, thật sự
"bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau".
1.1.2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hịa Bình về cơng tác thanh niên
từ năm 2000 đến năm 2005
1.1.2.1. Tình hình cơng tác thanh niên ở tỉnh Hịa Bình trước 2000:
Hịa Bình là một tỉnh miền núi Tây Bắc Việt Nam, có vị trí ở phía nam
Bắc Bộ. Nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ
của Việt Nam. Tỉnh Hịa Bình gồm 1 thành phố và 10 huyện tổng cộng 214

15


phường, xã, thị trấn. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 4.662.5 km2 chiếm 1,41%
tổng diện tích tự nhiên của Việt Nam.
Tuổi trẻ Hịa Bình có niềm vinh dự lớn là được sinh ra và lớn lên trên
một vùng đất lâu đời nhất của Tổ quốc, nơi cách đây hàng vạn năm, khi mà cả
vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn chìm sâu dưới đáy biển hoặc sình lầy thì ở đây
ông cha ta đã quần tụ, sinh cơ lập nghiệp, miền rừng núi Hịa Bình đã trở
thành một trung tâm dân cư quan trọng. Và chính họ đã sáng tạo ra một nền
văn hóa đặc sắc nổi tiếng trên thế giới, đó là nền “văn hóa Hịa Bình”.
Hịa Bình từ lâu là một địa danh nổi tiếng với nền văn hóa đặc sắc, tiêu

biểu trong q trình phát triển của dân tộc Việt Nam. Trên vùng đất lịch sử
này, các dân tộc anh em đã cùng đồn kết, gắn bó xây dựng và bảo vệ quê
hương, tô thắm núi sông, bản làng, xây dựng nên truyền thống văn hóa đa
dạng, phong phú đậm đà bản sắc dân tộc, Trong đó có 7 dân tộc chủ yếu là
Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mơng, Hoa....
Hịa Bình là nơi có phong cảnh thiên nhiên vơ cùng kỳ thú và đẹp đẽ, có
núi sơng hùng vĩ và những danh lam thắng cảnh đẹp như Thác Bờ, Dốc Cun,
núi Cột Cờ, suối nước nóng xóm Cốc, khu mộ cổ Đồng Thếch, Bia Lê Lợi.
Nhân dân và tuổi trẻ các dân tộc Hịa Bình đã sống và gắn bó với nhau
hàng chục thế kỷ nay, xây dựng nên những phong tục, tập quán, xây dựng nên
những truyền thống quý báu, lâu đời vô cùng đẹp đẽ đã từng làm rạng rỡ cho
quê hương, đất nước. Tuổi trẻ chúng ta không tự hào sao được khi kế thừa và
phát huy những di sản vô cùng quý báu đó.
Tồn tỉnh hiện có trên 220.000 thanh niên, trong đó có 60.000 đồn viên
đang sinh hoạt tại 3.344 chi đồn, có trên 80.000 thanh niên sinh hoạt trong
các tổ chức Hội. Tỉ lệ thanh niên dân tộc thiểu số khá cao, chiếm 72%. Được
sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống với tập quán và nét sinh
hoạt khá đa dạng, phong phú, bởi vậy đại đa số thanh niên Hịa Bình có đặc

16


điểm cần cù, chịu khó, biết phát huy truyền thống cách mạng của quê hương,
khắc phục mọi khó khăn, thử thách để vươn lên trong học tập, lao động và
công tác, luôn tin tưởng và ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, tích
cực, chủ động tham gia các chương trình hành động cách mạng do Đồn tổ
chức góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương.
Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, cơng tác Đồn và phong trào
thanh niên Hịa Bình vẫn đang gặp khó khăn, thách thức đó là: tỉ lệ thanh niên

trong khu vực nơng thơn chiếm đa số, đời sống vật chất, tinh thần còn nhiều
thiếu thốn, các nhu cầu cơ bản của thanh niên như: nhu cầu việc làm, tiếp cận
thông tin, mở rộng ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh chưa được đáp ứng
căn bản. Trình độ học vấn, chun mơn, nghiệp vụ, kiến thức KHKT của
thanh niên nhiều hạn chế, bất cập; tình trạng thiếu việc làm, việc làm khơng
ổn định, hoặc có thu nhập thấp trong thanh niên cịn khá phổ biến. Một bộ
phận thanh niên nông thông chưa thật yên tâm với nghề nơng, cịn thụ động
ngại khó, ngại khổ, chưa tích cực, tự giác vươn lên trong học tập, lao động và
công tác, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ chưa đáp ứng yêu cầu thời kỳ
hội nhập và phát triển; một bộ phận thiếu ý thức rèn luyện, non kém về nhận
thức chính trị, sống bng thả, dễ bị lôi kéo vào các hoạt động không lành
mạnh đã mắc các tệ nạn xã hội và phạm pháp luật.
Mặt khác, những hạn chế trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước, những bất cập trong quản lý kinh tế, xã hội, sự
phân hóa giàu nghèo, những biểu hiện suy thối về phẩm chất đạo đức, tham
nhũng, lãng phí, lối sống thực dụng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên
trong xã hội đã và đang tác động tiêu cực đến tư tưởng, nhận thức và lối sống
của thanh thiếu niên. Bên cạnh đó, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn
biến phức tạp, các thế lực thù địch vẫn tiếp tục dùng thủ đoạn chống phá cách

17


mạng nước ta, kích động, lơi kéo và làm tha hóa thanh niên. Vì vậy, việc đánh
giá đúng thực trạng tình hình thanh niên, những khó khăn, thuận lợi trong
cơng tác thanh niên là căn cứ quan trọng để Đảng bộ tỉnh Hịa Bình tiếp tục
đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả các
chương trình hành động của tuổi trẻ Hịa Bình trong giai đoạn mới.
1.1.2.2. Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh Hịa Bình:
Trong những năm qua cùng với sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng bộ

tỉnh Hịa Bình đặc biệt chú trọng đến cơng tác thanh niên, coi đó là nhiệm vụ
quan trọng của Đảng bộ. Tỉnh ủy luôn đánh giá đúng đắn vai trị thanh niên và
cơng tác thanh niên trong sự nghiệp cách mạng. Vì vậy, đối với cơng tác
thanh niên, ngay từ khi thành lập, Đảng bộ tỉnh Hịa Bình ln đặc biệt quan
tâm và tin tưởng ở tuổi trẻ. Thanh niên Hịa Bình ln là lực lượng xung kích,
nịng cốt của phong trào cách mạng địa phương. Ở những thời điểm khó khăn,
những bước ngoặt của phong trào thì vai trị của thanh niên càng nổi bật và
phát huy. Giành được những thắng lợi rực rỡ đó là nhờ vào sự chỉ đạo của
Đảng bộ tỉnh. Bên cạnh đó, Đồn thanh niên tỉnh Hịa Bình là một trong
những tổ chức được thành lập khá sớm. Công tác thanh niên tỉnh Hịa Bình ra
đời và được rèn luyện trong thực tiễn của phong trào cách mạng địa phương
nên đã phát huy được truyền thống yêu nước và tinh thần đấu tranh của thanh
niên Việt Nam.
Đảng bộ tỉnh Hòa Bình ln coi cơng tác thanh niên là một bộ phận của
công tác xây dựng Đảng. Trong các văn kiện Đại hội của Đảng bộ, Tỉnh ủy
luôn đánh giá, kiểm điểm về việc lãnh đạo công tác thanh niên của Đảng
trong nhiệm kỳ qua đồng thời xây dựng các chỉ tiêu phấn đấu cho nhiệm kỳ
tới. Bằng ý chí và trải qua thực tiễn hành động cách mạng, thanh niên Hịa
Bình đã có những cống hiến lớn lao xứng đáng với vai trò và niềm tin của
Đảng bộ.

18


Trong những năm 2000 – 2005 với nhiều yếu tố thuận lợi, Đảng bộ và
nhân dân tỉnh Hịa Bình đã tích cực thực hiện chủ trương của Đảng, phấn đấu
đưa Hịa Bình trở thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống
nhân dân ổn định. Đảng bộ đã nhận thức sâu sắc vai trò của thanh niên, coi
thanh niên là người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát huy nhân tố và
nguồn lực con người. Để nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của thanh niên

nhằm nâng cao chất lượng lãnh đạo cơng tác thanh niên, Đảng bộ tỉnh Hịa
Bình đã chủ trương cần thực hiện tốt những nội dung sau:
Thứ nhất, Đảng bộ tỉnh Hịa Bình qn triệt sâu sắc quan điểm của
Đảng về vai trị, vị trí của thanh niên và cơng tác thanh niên trong tình hình
mới; nắm vững các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về thanh niên và cơng tác
thanh niên. Trên cơ sở đó thống nhất trong nhận thức của cấp ủy Đảng, của
cán bộ đảng viên và của chi ủy trong đánh giá, nhìn nhận vị trí, vai trị của
thanh niên và xác định rõ trách nhiệm của từng cấp ủy, đảng bộ, cán bộ, đảng
viên trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, chăm lo xây dựng, củng cố
tổ chức Đoàn. Coi việc xây dựng tổ chức Đoàn làm hạt nhân đoàn kết, tập
hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên cũng quan trọng như xây dựng tổ chức
Đảng. Cơng tác đồn kết, tập hợp thanh niên là một bộ phận quan trọng,
khơng tách rời trong tồn bộ cơng tác dân vận của Đảng, ln ln là nhiệm
vụ cách mạng có tính chiến lược. Phong trào thanh niên luôn gắn liền với sự
lãnh đạo của Đảng, qua đó thanh niên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành.
Qua các phong trào, Đoàn sẽ làm tốt hơn việc tập hợp thanh niên, bổ sung lực
lượng và sức chiến đấu cho Đảng.
Thứ hai, Đảng bộ tỉnh Hịa Bình phải đẩy mạnh việc tổ chức tun
truyền, giáo dục thanh niên. Thực tế xã hội cho thấy, thanh niên với những
đặc trưng về lứa tuổi, sức khoẻ tâm lý và nhận thức, thường có các các hành
vi, lối sống, quan niệm, cảm thụ và sáng tạo văn hố riêng mà khơng phải lúc

19


×