Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

tiểu luận ktct

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.28 KB, 13 trang )

Đề bài: Lý luận sản xuất hàng hóa với phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam hiện nay.
Trả lời.
I.

Những lý luận cơ bản về sản xuất hàng hóa
1. Sản xuất hàng hóa và đặc trưng của sản xuất hàng hóa.
a. Sản xuất hàng hoá.

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị
Mac-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được
sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người
trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
khác, thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường. Nói cách khác, toàn
bộ quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng; các câu hỏi sản
xuất cái gì, như thế nào, và cho ai đều thông qua hệ thống thị trường và do
thị trường quyết định. Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt
động kinh tế mà ở đó, những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích
trao đổi, mua bán.
Ở thời kỳ đầu của lịch sử loài người, sản xuất tự cung tự cấp chiếm vị
trí chủ yếu, sản phẩm của lao động chỉ để phục vụ trực tiếp nhu cầu của
chính người sản xuất ra chúng. Đây là kiểu tổ chức sản xuất tự nhiên khép
kín trong phạm vi từng đơn vị nhỏ, không cho phép mở rộng quan hệ với
các đơn vị khác. Vì vậy nó có tính chất bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn ở nhu
cầu hạn hẹp. Sản xuất tự cung tự cấp thích ứng với thời kỳ lực lượng sản
xuất còn chưa phát triển, khi mà lao động thủ công chiếm địa vị thống trị.
Nó có trong thời kì cơng xã ngun thủy và tờn tại chủ yếu trong thời kỳ
chiếm hữu nô lệ. Trong thời kỳ phong kiến, sản x́t tự cung tự cấp tờn tại
dưới hình thái điền trang, thái ấp của địa chủ và kinh tế nông dân gia
trưởng. Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân cơng lao động được mở
rộng thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa trở


thành mục đích thường xuyên của sản xuất thì sản xuất hàng hóa ra đời
theo đúng quy luật tất yếu của nó.

b. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa.
1


Khơng giống với thời kì sản x́t tự cấp tự túc ở thời kì đầu của sự phát
triển trong xã hội loài người, sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản
và khác biệt so với thời kì đầu.
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa là
kiểu tổ chức kinh tế đối lập với sản xuất tự cung tự cấp trong thời kì đầu
của lịch sử loài người. Cụ thể, trong sản xuất hàng hóa sản phẩm được tạo
ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi,
mua bán.
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang
tính xã hội. Tính chất tư nhân thể hiện ở đặc tính của sản phẩm được quyết
định bởi cá nhân người làm ra nó hoặc người trực tiếp sở hữu tư liệu sản
xuất trên danh nghĩa. Còn lao động của người sản x́t hàng hóa mang tính
chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người
khác trong xã hội. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc khơng phù
hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản x́t hàng
hóa.
- Mục đích của sản x́t hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải giá
trị sử dụng.
Theo chủ nghĩa Mac-Lenin thì trong lịch sử loài tồn tại hai kiểu tổ chức
kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp (tự túc, tự cấp) và sản xuất
hàng hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản
phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân
người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên

thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong
kiến... Sản lượng chủ yếu chỉ dành cho yêu cầu tại chỗ, thỏa mãn mục đích
tiêu dùng riêng của chính người sản x́t, q trình tái sản x́t đơn giản
chỉ gồm hai khâu sản xuất và tiêu dùng. Do vậy nhu cầu chỉ dừng lại ở
mức độ hạn hẹp nên thiếu động lực thúc đẩy sản xuất phát triển dẫn tới nền
kinh tế phát triển vô cùng chậm. Trong khi đó, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ
chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức
là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, q trình tái sản śt gờm
bốn khâu: sản x́t, phân phối, trao đổi và cuối cùng là tiêu dùng. Với mục
2


đích là tối đa hóa lợi nhuận, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của thị trường tạo
ra nhiều lợi nhuận sẽ là động lực kích thích sản xuất.
Sản xuất hàng hoá ra đời là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển
của xã hội loài người, đưa loài người thốt khỏi tình trạng đình trệ, xố bỏ
nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng
cao hiệu quả kinh tế của xã hội, giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh
chóng.
2. Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử, nhưng không xuất hiện dồng
thời với sự phát triển của xã hội loài người, mà chỉ tồn tại và phát triển khi
có đầy đủ các điều kiện sau:
*Phân công lao động xã hội:
Phân công lao động xã hội là sự phân chia chuyên môn hóa những
người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau làm cho mỗi người sản
xuất được một hoặc một số sản phẩm được nhiều hơn. Biểu hiện của sự
phân cơng lao động xã hội: trình độ phân công lao động xãhội ngày càng
chi tiết. Cơ sở của sự phân công lao động xã hội dựa vào ưu thế, lợi thế tự

nhiên; khả năng kỹ thuật; sở trường năng khiếu của từng người, từng đơn
vị,…
Sự phân công lao động xã hội là tiền đề của sản xuất hàng hóa vì kéo
theo chun mơn hóa sản x́t. Mỗi người, mỗi đơn vị chỉ sản xuất một
hoặc vài loại sản phẩm nhất định tuy nhiên nhu cầu cuộc sống đòi hỏi phải
có nhiều sản phẩm khác nhau, do đó dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm
giữa những người sản xuất. Từ đây trao đổi hàng hóa xuất hiện dẫn đến sự
ra đời của sản xuất hàng hóa. Điều này còn góp phần tăng năng śt lao
động chính vì vậy ngày càng có nhiều sản phẩm thặng dư được mang đi
trao đổi.
Theo C. Mác: “Sự phân công lao động xã hội là điều kiện tồn tại của
nền sản xuất hàng hóa, mặc dù ngược lại, sản xuất hàng hóa không phải là
điều kiện tồn tại của sự phân công lao động xã hội”. Nên phân công lao
động xã hội là cơ sở, là tiền đề của sản xuất hàng hoá. Phân công lao động
3


xã hội càng phát triển, thì sản xuất và trao đổi hàng hoá càng mở rộng hơn,
đa dạng hơn, dẫn đến thị trường được mở rộng.
*Sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất:
Sự tách biệt này dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất hoặc những
hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều kiện này làm cho tư
liệu sản xuất thuộc về từng người trong xã hội, làm cho các chủ thể sản
xuất độc lập với nhau, tách biệt về mặt lợi ích. Do đó sản phẩm làm ra
cũng thuộc về từng người hoặc nhóm người. Trong điều kiện đó, người này
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán
sản phẩm, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. Những người sản
xuất hàng hóa có quyền độc lập tự chủ trong sản xuất kinh doanh và phân
phối sản phẩm. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản xuất tồn
tại trong điều kiện có sự phân công lao động xã hội thì việc trao đổi sản

phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ.
Điều đó chỉ có thể có được khi trao đổi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có
đi có lại tức làtrao đổi hàng hóa, sản phẩm của lao động trở thành hàng
hóa. Sự tách biệt về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể sản xuất trong xã hội
khiến cho việc trao đổi sản phẩm giữa họ trở thành trao đổi hàng hóa và do
đó sản xuất sản phẩm giữa họ là sản xuất hàng hóa.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện khách quan
dựa trên sự tách biệt về quyền sở hữu. Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
biểu hiện ra là tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc về các chủ thể
(các cá nhân, các gia đình…) trong xã hội. Do sự tách rời giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng thì sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác biệt
về quyền sở hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư
liệu sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu. Xã hội loài người
càng phát triển, càng làm cho sự tách biệt về quyền sở hữu càng sâu sắc,
nền sản xuất hàng hóa vì thế càng ngày càng phát triển phong phú. Vì vậy,
sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để
nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển
Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những
người sản xuất phụ thuộc vào nhau, còn sự tách biệt tương đối về mặt kinh
tế giữa những người sản xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau.
4


Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này được giải quyết thông qua trao đổi,
mua bán sản phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất
hàng hóa. Cả hai điều kiện không được thiếu một điều nào, thiếu một trong
hai điều kiện đó sẽ không có sản xuất hàng hóa.
3. Ưu thế của sản xuất hàng hóa.
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ
sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất chính vì thế,

nó khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội của từng người, từng
cơ sở sản xuất cũng như từng vùng, từng địa phương. Bên cạnh đó, sự phát
triển của sản xuất hàng hóa lại có tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển
của phân công lao động xã hội, làm cho chuyên môn hóa lao động ngày
càng tăng, mối liên hệ giữa các ngành, các vùng ngày càng trở nên mở
rộng, sâu sắc.
- Đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất. Sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự
cấp tự túc, bảo thủ, trì trệ, lạc hậu của mỗi ngành, mỗi địa phương làm cho
nhu cầu của xã hội được đáp ứng đầy đủ hơn. Khai thác được lợi thế về tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng vùng, từng địa
phương, kích thích sự phát triển về kinh tế của cả quốc gia. Khi sản xuất và
trao đổi hàng hóa mở rộng giữa các quốc gia, thì nó còn khai thác được lợi
thế của các quốc gia với nhau. Trong nền sản xuất hàng hóa, sự phát triển
của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các
vùng, giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống
văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
-Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu
của con người ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng hóa
giúp cho họ có nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình. Góp
phần cải thiện đời sống xã hội đờng thời làm tăng khả năng lao động của
xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa, quy mô sản xuất không còn bị giới
hạn bởi nhu cầu và ng̀n lực mang tính hạn hẹp của mỗi cá nhân, gia
đình, mỗi cơ sở, mỗi vùng, mỗi địa phương, mà nó được mở rộng, dựa trên
cơ sở nhu cầu và nguồn lực của xã hội.

5


Sản xuất hàng hóa với sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt
Nam

1. Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
a. Trước 1986- trước đổi mới.

II.

Nửa đầu thế kỷ XIX dưới triều Nguyễn, nền kinh tế Việt Nam khủng
hoảng toàn diện, xu thế trì trệ càng rõ nét. Quan hệ sản xuất phong kiến lỗi
thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất và các khuynh hướng
tiến hóa của xã hội. Tuy nhiên, khác với phương Tây đương thời, ở Việt
Nam quan hệ sản xuất mới, lực lượng giai cấp mới đại diện cho trào lưu
tiến hóa của lịch sử mới nảy sinh manh nha, chưa thực sự được hình thành,
dẫn đến sự trì trệ khủng hoảng là một tất yếu và đất nước chìm ngập trong
tình trạng bế tắc.
Nền kinh tế Việt Nam thời Pháp thuộc vẫn chưa thốt khỏi tình trạng
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, bị phụ thuộc vào đế quốc, bị kìm hãm
khơng cho tiến lên chủ nghĩa tư bản, càng làm cho Việt Nam lạc hậu thêm
so với thế giới.
Kinh tế Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 –
1954) và Mỹ Ngụy (1955 – 1975): nền kinh tế phổ biến vẫn là sản xuất
nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ yếu, đại bộ phận lao động và nhân
công còn là thủ công, phân công lao động xã hội kém phát triển, năng suất
lao động xã hội rất thấp, tình trạnh tổ chức, quản lý kinh tế còn thiếu chặt
chẽ, việc kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân còn yếu, nền kinh tế bị mất
cân đối nghiêm trọng.
Trong thời kì bao cấp trước đổi mới 10 năm, nền kinh tế hàng hóa đồng
thời là nền kinh tế kế hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao
cấp kìm hãm sự phá triển của nền sản xuất hàng hóa. Biến hình thức tiền
lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh tranh
và lưu thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì này đã
khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc không phanh.

Từ năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn
giảm: Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%,
năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so
6


với tốc độ tăng trưởng dân số, thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị
sụt giảm 14%. Đời sống nhân dân hết sức khó khăn.
b. Từ 1986 đến nay – giai đoạn Kinh tế đổi mới:
Nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước ta bắt
đầu có một số thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế. Trong thời kỳ này,
nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch
hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt
động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn sau đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã có những bước
phát triển nhất định. Nền kinh tế thị trường Việt Nam ngày càng mở rộng,
phát triển đa ngành, nghề cùng với sự đa dạng về sản phẩm.
Nền kinh tế gia tăng sự chuyên môn hóa trong sản xuất, lao động. Trong
nền kinh tế nhiều đồi mới, phân công lao động xã hội tác động đến nền
kinh tế, phân bổ lao động theo từng ngành nghề. Dẫn tới những khâu sản
xuất lặp đi lặp lại, công cụ lao động cũ, lạc hậu đã không còn phù hợp, đòi
hỏi con người chế tạo, nâng cấp các công cụ lao động, có chức năng sử
dụng phù hợp cho từng ngành nghê. Một phần do công nghệ kĩ thuật ngày
một phát phát triển, máy móc thiết bị kỹ thuật được phát minh và áp dụng
vào quy trình sản xuất và thiết lập được quy trình sản xuất hoàn chỉnh, trơn
tru dẫn tới năng suất lao động tăng đáng kể. Áp dụng máy móc sẽ tăng hiệu
quả làm việc bởi máy móc đã được thiết lập sẵn, thời gian làm việc cùng
lúc có thể nhiều hơn, nhanh chóng và đúng y chuẩn. Bên cạnh đó, làm
bằng máy thì thời gian làm có thể kéo dài và xuyên suốt nên năng xuất tạo

ra sẽ được nhiều hơn so với sử dụng người lao động.
Chẳng hạn như trong ngành nông nghiệp khi số lượng người lao động
trong ngành ngày càng giảm (ước lượng năm 2025 tỷ trọng lao động nông
nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm còn khoảng 25%), nhưng GDP
trong ngành vẫn liên tục tăng. Chính là do sự chuyên môn hóa về công cụ
lao động, những máy cày, máy gặt, máy tuốt lúa là sự thay thế cho sức lao
động của con người, các khâu. Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài, từ
năm 1989, Việt Nam đã dầ̀n trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản trên
7


thế giới. Giai đoạn 2008 – 2017, tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành Nơng
nghiệp Việt Nam đạt bình qn 2,66%/năm, năm 2018 đạt 3,76%, năm
2019, đến năm 2020 Tốc độ tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt
mức 2,65. Ước lượng đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng
ngành nơng nghiệp đạt bình qn từ 2,5-3%/năm. Tốc độ tăng năng suất
lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản (nơng nghiệp) đạt bình qn từ 78%/năm, tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt trên 55%. Không
những đạt năng suất hiệu quả cao mà nguồn nhân lực sử dụng cho ngành
nông nghiệp giảm nên được chuyển bớt sang cho các ngành khác làm cho
nền kinh tế sử dụng các nguồn lực được hợp lý và tối đa nhất, tạo ra nhiều
giá trị hơn cho nền kinh tế. Tương tự như ngành nông nghiêp, các ngành
trong cơ cấu kinh tế thị trường nước ta cũng không ngừng phát triển, nâng
cao chất lượng lao động và hiệu quả sản xuất nhờ sự phân bổ và chuyên
môn hóa trong sản xuất, giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày một phát
triển và ổn định.
Chất lượng sống xã hội ngày càng được nâng cao, đời sống của người
dân dần ổn định, tỷ lệ đói nghèo giảm một cách tương đối. Trong suốt
những thập kỷ qua, nền kinh tế đất nước đã duy trì mức tăng trưởng cao và
ổn định khoảng 7,5% hàng năm và tỷ lệ đói nghèo giảm từ 51% vào năm
1990 xuống 8% trong năm 2005, tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả

nước còn 3,75%. Trước đây người dân hướng đến cuộc sống ăn no, mặc
đủ, thì sau đổi mới người dân đã hướng đến mức sống ăn ngon mặc đẹp.
Nhu cầu về hàng hóa trong nền kinh tế ngày càng đa dạng phong phú đòi
hỏi sản suất hàng hóa phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu và nguyện
vọng của thị trường. Ngoài ra do thu nhập của người lao động ngày càng
ổn định, nên nhu cầu chi tiêu cho các mức sống ngày càng tăng. Cụ thể, tốc
độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 11 so với
cùng kỳ năm trước như sau: năm 2014 là 7,6%; năm 2015 là 9,8%; năm
2016 là 10,1%; năm 2017 là 11%; năm 2018 là 10,8% và năm 2019 là
12,6%. Theo đánh giá của IMF, kết thúc năm 2020, nếu tính theo sức mua
tương đương, quy mơ nền kinh tế Việt Nam đạt 1.050 tỷ USD và GDP
bình quân đầu người phải đạt trên 10.000 USD. Sản xuất hàng hóa đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng trong xã hội, từ đó làm thỏa mãn nhu cầu thị
trường, nâng cao chất lượng cuộc sống tạo động lực để người lao động
8


nâng cao năng suất, hiệu quả trong lao động tác động ngược lại làm sản
suất hàng hóa mở rộng, làm nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển
hơn.
Trước kia, với cơ cấu kinh tế “khép kín”, với tình trạng “bế quan tỏa
cảng”, luẩn quẩn sau lũy tre làng khiến kinh tế nước ta lâm vào bế tắc thậm
chí có thể nói là lạc hậu bậc nhất thế giới. Sự ra đời và phát triển của nền
kinh tế sản xuất hàng hóa đã phá vỡ các mối quan hệ kinh tế truyền thống,
đặc biệt đến giai đoạn TBCN đã làm cho thị trường dân tộc gắn bó mật
thiết với thị trường thế giới. Sản xuất hàng hóa giúp nước ta khai thác được
thế mạnh thị trường tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cẩu cả trong
nước và xuất khẩu, bên cạnh đó nhập khẩu trong nền kinh tế cũng tăng cao.
Trong năm 2020, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt
545,36 tỷ USD, tăng 5,4% với năm trước. Trong đó trị giá hàng hóa xuất

khẩu đạt 282,65 tỷ USD, tăng 7,0%, tương ứng tăng 18,39 tỷ USD và nhập
khẩu đạt 262,70 tỷ USD, tăng 3,7%, tương ứng tăng 9,31 tỷ USD. Sản xuất
hàng hóa phát triển kéo theo các ngành liên quan cũng cần phát triển tương
ứng để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Như ngành giao thông vận tải
cần phát triển để vận chuyển hàng hóa cung cấp cho thị trường, nhu cầu
thơng tin liên lạc được nâng cấp…
Nhìn chung, trước khi đổi mới, nền kinh tế nước ta còn nhiều thiếu sót,
chưa có chế độ tư hữu về tài sản và của cải làm ra, phân công lao động
trong xã hội chưa công bằng, nền kinh tế không có động lực để phát triển.
Sau đổi mới, kinh tế thị trường nước ta thông qua sản xuất và trao đổi hàng
hóa, sau đổi mới không ngừng phát triển và hoàn thiện đáp ứng được hầu
hết các nhu cầu của thị trường. Phân công lao động ngày càng cụ thể chi
tiết, tạo nên sự gắn bó chặt chẽ giữa các ngành kinh tế, các nhà tư bản, các
lao động độc lập về kinh tế, lấy lợi nhuận làm mục tiêu để sản xuất hàng
hóa. Từ đó tạo động lực mở rộng sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa
ngày càng phát triển dẫn tới kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng hoàn
thiện mở rộng và phát triển hơn.
2. Đánh giá thực trạng.
a. Kết quả đạt được:
9


Trong suốt 35 năm qua, kinh tế Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng khá
ấn tượng. Trong năm 2020 vừa qua, trong khi phần lớn các nước có mức
tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do tác động của dịch
COVID-19 nhưng kinh tế của Việt Nam vẫn tăng trưởng dương 2,91%,
góp phần làm cho GDP trong 5 năm qua tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc
nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới.
Chất lượng tăng trưởng được cải thiện; năng suất lao động tăng bình quân
5,8%/năm, cao hơn nhiều so với giai đoạn 2011-2015.

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2016 - 2020 tăng từ 176,58 tỷ USD năm
2016 lên gần 281,5 tỷ USD năm 2020. Tăng trưởng xuất khẩu giai đoạn
2016 -2020 đạt trung bình khoảng 11,7%/năm, cao hơn mục tiêu 10% đề ra
tại Văn kiện Đại 12 của Đảng.
Trong 5 năm (2016-2019), nền kinh tế nước ta đã tạo ra được hơn 8
triệu việc làm mới cho người dân, thu nhập bình quân của người dân tăng
gần 145%. Quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ, trở thành
nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN.
Sau khi sản xuất hàng hóa trở nên phát triển trong thị trường Việt Nam,
đã làm cho thị trường có nhiều biến động tích cực. Chất lượng cuộc sống
của người dân ngày càng được cải thiện, thị trường ngày càng mở rộng,
chất lượng lao động ngày càng tăng cao và công nghệ kĩ thuật tiến bộ được
ứng dụng trong sản xuất, làm cho năng suất lao động của nền kinh tế tăng.
Từ đó giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển và đạt nhiều thành
tựu ở hiện tại và cả trong tương lai.
b. Khó khăn hạn chế:
- Nền kinh tế luôn tiềm ẩn rủi ro khủng hoảng: Khủng hoảng trong nền
kinh tế là không thể lường trước thời gian sảy ra. Đại dịch covid 19 bất ngờ
sảy ra trên thế giới là điều mà không ai mong muốn và có thể lường trước
được hệ quả của nó. Đứng trước đại dịch nước ta đã có những thành tựu
nhất định tuy nhiên, nền kinh tế vẫn chịu sự tác động không hề nhỏ. Việt
Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương,
tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020, nhưng lại tăng trưởng thấp nhất
trong giai đoạn 2011-2020. Suy giảm cả tổng cung và cầu, và nhiều chỉ số
10


kinh tế vĩ mô khác thấp nhất trong năm đến 10 năm qua… Theo số liệu của
Bộ LĐTBXH, số lao động đang làm việc quý I/2020 giảm hơn 680 nghìn
so với quý 4/2019. Tỷ lệ thất nghiệp không tăng cao nhưng tỷ lệ thiếu việc

làm đã tăng từ gần 590 ngàn (1,22%) lên hơn 970 ngàn (2,03%). Làm
chậm quá trình phát triển của sản xuất và thị trường.
- Sự phát triển của sản xuất hàng hóa, và mở rộng kinh tế thị trường làm
cho môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. Với sự
mở rộng phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp, giao thông ngày
càng phát triển tạo nên một lượng lớn khí thải, rác thải công nghiệp ra môi
trường. Sản xuất hàng hóa dựa trên việc tối đa hóa lợi nhuận nên các nhà
tư bản luôn muốn sản xuất được nhiều hàng hóa hơn mà ít quan tâm đến
lượng tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác quá mức, đang dần cạn kiệt
ở hiện tại trong tương lai. Tính đến 2020 Việt Nam thuộc top 21 nước có
chỉ số ô nhiễm cao nhất thế giới với mức chỉ số là 28.00µg/m³.
- Khoảng cách, phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế ngày càng lớn.
Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nập, cơ hội
là tất yếu. Do nền kinh tế thị trường có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu
sản xuất, phát triển kinh tế đa thành phần và sản xuất hàng hóa thì sự phân
hóa giàu nghèo là một hiện tượng khách quan. Chênh lệch giàu nghèo ngày
càng tăng sẽ tạo ra nhiều tác động tiêu cực trong xã hội, mà hệ quả trực
tiếp là gia tăng bất bình đẳng, nhất là bất bình đẳng cơ hội, từ đó ảnh
hưởng tới khả năng dịch chuyển xã hội của người dân lên các thang bậc
kinh tế cao hơn, tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo, cũng như gây tác
động không tốt tới sự phát triển chung của toàn xã hội. hênh lệch thu nhập
giữa nhóm 20% dân số giàu nhất và nhóm 20% dân số nghèo nhất vào năm
2014 là 9,7 lần, đến năm 2018 tăng lên 10 lần.

III. Giải pháp

11


- Đứng trước khủng hoảng nền kinh tế gặp khủng hoảng bởi covid 19:

Cùng với khai thác các gói hỗ trợ từ Chính phủ, cần coi trọng cơng tác
thơng tin cộng đờng và tâm lư đám đơng; kiểm sốt tình trạng đầu cơ, trục
lợi và tham nhũng trong chống dịch; đề cao tinh thần cộng đồng và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp; hài hòa lợi ích trong nhập khẩu, phân phối
hàng thiếu hụt (thịt lợn); coi trọng thị trường trong nước và phát triển các
chuỗi cung ứng mới; phát triển thương mại điện tử, kinh tế nền tảng và phi
tiếp xúc truyền thống; phát triển hạ tầng logistics nông nghiệp và xuất khẩu
dịch vụ; chủ động đa dạng hóa kịch bản tăng trưởng và kiểm sốt rủi ro vĩ
mơ và vi mơ… Các biện pháp của Chính phủ đang triển khai hiện nay chủ
yếu hướng tới kích thích tổng cầu và phục hồi sản xuất.
- Nhà nước Việt Nam ta đã có những biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường như sử dụng Luật Bảo vệ môi trường 2020, nghiêm khắc xử phạt
với những chủ thể không thực hiện đúng luật. Chính sách ưu tiên đầu tư và
ưu đãi cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có áp dụng công nghệ
hiện đại, sử dụng năng lượng sạch, có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường
hiệu quả và sử dụng lao động địa phương. Yêu cầu các doanh nghiệp khi
xả nước thải công nghiệp phải được xử lý đạt Quy chuẩn QCVN
40:2011/BTNMT trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Đưa các phương tiện
công cộng, phương tiện chạy bằng năng lượng sạch vào hệ thống giao
thông để giảm lượng khí thảo từ giao thơng ra mơi trường…
- Giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội: theo thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc, để giảm sự phân hóa giàu nghèo cần thực hiện trên nhiều mặt: về
mặt kinh tế, phải đẩy mạnh ổn định tái cơ cấu kinh tế, tăng năng suất, chất
lượng để hiệu quả của nền kinh tế tốt hơn và mang lại lợi ích cho toàn xã
hội nhiều hơn. Đào tạo việc làm cho người dân vùng khó khăn. Về mặt
chính trị, Thủ tướng nhấn mạnh “muốn giảm khoảng cách thì ổn định
chính trị vơ cùng quan trọng, tạo môi trường đầu tư kinh doanh tốt, dân
chủ công khai để mọi người dân có cơ hội vươn lên và tạo điều kiện cho
người dân làm chủ cũng là một thể hiện của giảm chênh lệch.


12


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình mơn học: triết học MacLenin. (NeuReader)
2. Hệ thống kiến thức môn học, vở ghi bài trên lớp
3. Báo chính phủ
/>4. />5. Sản xuất hàng hóa Wikipedia
/>%C3%A0ng_h%C3%B3a
6. Kinh tế Việt Nam Wikipedia
/>7t_Nam#Giai_%C4%91o%E1%BA%A1n_1976%E2%80%931986
7. />INSTANCE_CejLgprACVWs&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal
&p_p_mode=view&p_p_col_id=column1&p_p_col_count=1&_ECOITQLNhanSu_WAR_ECOITQLNhanSu
portlet_INSTANCE_CejLgprACVWs_lichSuId=2&_ECOITQLNhan
Su_WAR_ECOITQLNhanSuportlet_INSTANCE_CejLgprACVWs_
mvcPath=%2Fhtml%2Fshow%2FviewDetailLichSuPhatTrien.jsp
8. Cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.
/>aiViet=34947
9. Báo điện tử Đảng Cộng Sản
/>
13



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×