BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Bài Tập Lớn
Mơn : Kinh tế chính trị
Đề tài 1: Lý luận chung về sản xuất hàng hóa. Thử đặt
mình vào vị trí nhà sản xuất để làm rõ trách nhiệm xã
hội của mình đối với người tiêu dùng trong việc sản xuất
hàng hóa.
Họ và tên:
Mã sv:
Lớp:
Hà Nội 2021
Lời mở đầu
Ngày xưa, nhu cầu của con người thường được ông cha ta gói gọn trong câu: “Ăn no, mặc
ấm” nhưng ngày nay, qua một thời kỳ dài phát triển kinh tế, nhu cầu ấy đã trở thành: “Ăn ngon,
mặc đẹp”. Vậy sự thay đổi này là do đâu? Trong thời kỳ đầu của xã hội loài người, sản x́t xã
hợi mang tính tự cung tự cấp, nhu cầu của con người bị gói gọn trong mợt giới hạn nhất định do
sự hạn chế của lực lượng sản xuất. Chỉ đến khi lực lượng sản xuất phát triển và có những thành
tựu nhất định, nhu cầu của con người mới dần được đáp ứng nhiều hơn. Sự phát triển của lực
lượng sản xuất cũng chính là nhân tố dẫn đến đến sự thay đổi từ nền kinh tế tự nhiên sang nền
kinh tế sản xuất hàng hóa. Có thể nói sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất hàng hóa không chỉ
làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh thần cũng được nâng cao hơn, phong phú
hơn, đa dạng hơn. Nghiên cứu về nền sản xuất hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng trong việc
phát triển kinh tế. Trong bài tiểu luận này, em xin trình bày lí luận chung về sản xuất hàng hóa và
trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng trong việc sản xuất hàng hóa. Do sự
hạn chế về hiểu biết nên bài viết này của em có thể khó tránh khỏi những sai sót, em mong sẽ nhận
được sự góp ý của cô để bài viết trở nên hoàn thiện hơn.
I.
Lí luận chung về sản xuất hàng hóa.
1. Sản xuất hàng hóa và tính tất yếu.
Khái niệm: Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tở chức kinh tế mà ở đó, những người sản xuất
ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao
đởi, mua bán.
Tính tất ́u:
Ở thời kỳ đầu của lịch sử loài người, sản xuất tự cung tự cấp chiếm vị trí chủ yếu, sản phẩm
của lao động chỉ để phục vụ trực tiếp nhu cầu của chính người sản xuất ra chúng. Đây là kiểu tở
chức sản x́t tự nhiên khép kín trong phạm vi từng đơn vị nhỏ, không cho phép mở rộng quan hệ
với các đơn vị khác. Vì vậy nó có tính chất bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn ở nhu cầu hạn hẹp.
Sản xuất tự cung tự cấp thích ứng với thời kỳ lực lượng sản xuất còn chưa phát triển, khi
mà lao động thủ công chiếm địa vị thống trị. Nó có trong thời kì công xã nguyên thủy và tồn tại
chủ yếu trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ. Trong thời kỳ phong kiến, sản xuất tự cung tự cấp tồn tại
dưới hình thái điền trang, thái ấp của địa chủ và kinh tế nông dân gia trưởng.
Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân công lao động được mở rộng thì dần dần xuất
hiện trao đổi hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa trở thành mục đích thường xuyên của sản xuất thì
sản xuất hàng hóa ra đời theo đúng quy luật tất yếu của nó.
2. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội khi có những điều
kiện nhất định. Theo C Mác thì sự ra đời và tồn tội của sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào hai điều
kiện cơ bản sau:
• Phân cơng lao động xã hội:
+Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội vào các ngành nghề
khác nhau trong đó mỗi người chỉ sản xuất ra một hoặc một vài loại sản phẩm nhất
định.
+ Biểu hiện của sự phân công lao động xã hội: trình độ phân công lao động xãhội
ngày càng chi tiết.
+ Cơ sở của sự phân công lao động xã hội dựa vào ưu thế, lợi thế tự nhiên; khả năng
kỹ thuật; sở trường năng khiếu của từng người, từng đơn vị,…
+ Vai trị: Sự phân cơng lao đợng xã hợi là tiền đề của sản x́t hàng hóa vì kéo
theo chun mơn hóa sản x́t. Mỗi người, mỗi đơn vị chỉ sản xuất một hoặc vài
loại sản phẩm nhất định tuy nhiên nhu cầu cuộc sống đòi hỏi phải có nhiều sản
phẩm khác nhau, do đó dẫn đến nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa những người sản
xuất. Từ đây trao đởi hàng hóa x́t hiện dẫn đến sự ra đời của sản x́t hàng hóa .
Điều này cịn góp phần tăng năng śt lao đợng chính vì vậy ngày càng có nhiều
sản phẩm thặng dư được mang đi trao đởi.
Như vậy, có thể nói, phân cơng lao đợng xã hợi chính là cơ sở, là tiền đề, là điều
kiện cần của q trình sản x́t, trao đởi hàng hóa
• Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
+ Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người
sản xuất độc lập với nhau, khác nhau về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán sản
phẩm, tức là phải trao đởi dưới hình thức hàng hóa.
+ Những người sản x́t hàng hóa có quyền đợc lập tự chủ trong sản xuất kinh
doanh và phân phối sản phẩm. Khi sự tách biệt về kinh tế giữa những chủ thể sản
xuất tồn tại trong điều kiện có sự phân cơng lao đợng xã hợi thì việc trao đởi sản
phẩm giữa những chủ thể khác nhau phải đảm bảo được lợi ích của họ. Điều đó chỉ
có thể có được khi trao đởi dựa trên nguyên tắc ngang giá, có đi có lại tức làtrao
đởi hàng hóa, sản phẩm của lao đợng trở thành hàng hóa. Sự tách biệt về lợi ích
kinh tế giữa các chủ thể sản xuất trong xã hội khiến cho việc trao đổi sản phẩm giữa
họ trở thành trao đổi hàng hóa và do đó sản xuất sản phẩm giữa họ là sản xuất hàng
hóa.
+Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất hiện khách quan dựa trên sự
tách biệt về quyền sở hữu.
+ Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất biểu hiện ra là tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã
hội thuộc về các chủ thể (các cá nhân, các gia đình…) trong xã hội. Do sự tách rời
giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng thì sự tách biệt về kinh tế không chỉ ở sự khác
biệt về quyền sở hữu mà còn khác biệt ở quyền sử dụng những khối lượng tư liệu
sản xuất khác nhau của cùng một chủ thể sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển,
càng làm cho sự tách biệt về quyền sở hữu càng sâu sắc, nền sản x́t hàng hóa vì
thế càng ngày càng phát triển phong phú.
Vì vậy, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để
nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển
➢ Kết luận: Hai điều kiện trên cho thấy, phân công lao động xã hội làm cho những người sản
x́t phụ tḥc vào nhau, cịn sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản
xuất lại chia rẽ họ, làm cho họ độc lập với nhau. Đây là một mâu thuẫn. Mâu thuẫn này
được giải quyết thông qua trao đổi, mua bán sản phẩm của nhau. Đó là hai điều kiện cần
và đủ của sản xuất hàng hóa.
Cả hai điều kiện không được thiếu một điều nào, thiếu mợt trong hai điều kiện đó sẽ
khơng có sản xuất hàng hóa.
3.Đặc trưng của sản xuất hàng hóa.
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
• Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ
chức kinh tế đối lập với sản xuất tự cung tự cấp trong thời kì đầu của lịch sử loài
người. Sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng của người khác, thông qua việc trao đởi, mua bán.
• Lao động của người sản x́t hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã
hội. Lao đợng của người sản x́t hàng hóa mang tính chất xã hợi vì sản phẩm làm
ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hợi. Còn tính tư nhân thể
hiện ở việc sản x́t cái gì, như thế nào ? Đây là công việc riêng, mang tính đợc lập
của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính
chất xã hợi. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản x́t hàng hóa. Theo chủ nghĩa
Mác-Lênin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm
mống của khủng hoảng trong nền kinh tế hàng hóa.
• Mục đích của sản x́t hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ khơng phải giá trị sử
dụng.
4.Ưu thế của sản xuất hàng hóa.
So với nền sản xuất tự nhiên, tự túc thì sản x́t hàng hóa có những ưu điểm nởi bật sau:
• Một là, tạo khả năng thỏa mãn tối đa các nhu cầu luôn phát triển của con người:
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng gia tăng cả về lượng
và chất, sản xuất hàng hóa giúp cho họ có nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu
cầu của mình. Góp phần cải thiện đời sống xã hội đồng thời làm tăng khả năng lao
động của xã hợi.
• Hai là, kích thích sự năng động, sáng tạo của con người: Trong nền sản xuất hàng
hóa, để tờn tại và sản x́t có lãi, người sản xuất phải luôn luôn năng động, sáng
tạo, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, nâng cao năng suất lao đợng, giảm chi
phí sản x́t, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nhờ đó, lực lượng
sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động tăng,hiệu quả kinh tế ngày càng
cao.
• Ba là, sản xuất hàng hóa thúc đẩy các quan hệ kinh tế ln rộng mở, từ góp phần
thúc đẩy văn minh cho con người: Do sản x́t hànghố dựa trên sự phân cơng lao
đợng xã hợi, chun mơn hố sản x́t nên nó khai thác được những lợi thế tự
nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở cũng như từng vùng, từng địa
phương. Đồng thời, sản xuất hàng hoá cũng tác động trở lại làm cho phân công lao
động xã hợi, chun mơn hố sản x́t ngày càng tăng, mối quan hệ giữa các ngành,
các vùng ngày càng trở nên mở rợng,sâu sắc.Trong nền sản x́t hàng hóa, sự phát
triển của sản xuất, sự mở rộng và giao lưu kinh tế giữa các cá nhân, giữa các vùng,
giữa các nước... không chỉ làm cho đời sống vật chất mà cả đời sống văn hóa, tinh
thần cũng được nâng cao hơn, phong phú hơn, đa dạng hơn.
➢ Kết luận:Như vậy, sản xuất hàng hóa có hiệu quả hơn hẳn tự cung, tự cấp và tạo động lực
phát triển sản xuất, thay đổi diện mạo nền kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực trên, sản xuất hàng hóa cũng có mặt trái và tác động
tiêu cực đối với đời sống kinh tế, xã hợi như:
• Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản x́t
• Chạy theo lợi ích cá nhân làm tởn hại đến các giá trị đạo đức truyền thống, nạn
hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí hàng hóa đợc hại cũng có thể đem ra trao
đởi gây tởn hại cho xã hợi.
• Sản xuất không kiểm soát được tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối, khủng hoảng kinh tế,
phá hoại môi trường sinh thái…
Những tác động tiêu cực đó có thể hạn chế được, nếu có sự quản lý, điều tiết từ
mợt chủ thể chung của tồn bợ nền kinh tế là nhà nước.
Trách nhiệm xã hội của nhà sản xuất đối với người tiêu dùng trong việc sản
xuất hàng hóa.
Tìm hiểu lí luận về sản xuất hàng hóa, ta nhận ra rằng sản xuất hàng hóa có vai trò vô
cùng quan trọng trong việc phát triển đời sống con người, giúp con người ngày càng sống thoải
mái hơn, thỏa mãn nhiều nhu cầu hơn, và một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên
thành cơng ấy chính là nhà sản xuất. Nhà sản xuất hay các doanh nghiệp giữ vị trí thiết yếu, điều
khiển tiết nền sản xuất hàng hóa, đem lại lợi ích cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều gì cũng có
hai mặt. Trong xã hội, bên cạnh những nhà sản xuất tích cực kinh doanh theo cách lành mạnh thì
vẫn luôn tồn tại những nhà sản xuất làm ăn gian trá, chạy theo lợi nhuận mà gây ảnh hưởng tiêu
cực tới người tiêu dùng. Đóng vai một nhà sản xuất, để thực hiện trách nhiệm xã hội với người
tiêu dùng, em sẽ thực hiện tốt trách nhiệm xã hợi trên 4 khía cạnh sau:
II.
•
•
•
•
Khía cạnh kinh tế
Khía cạnh pháp lý
Khía cạnh đạo đức
Khía cạnh nhân văn, từ thiện.
1.Khía cạnh kinh tế
Đóng vai nhà sản xuất, đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp là
cung cấp hàng hoá và dịch vụ, trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp còn liên quan đến vấn đề về
chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng
và cạnh tranh:
• Cung cấp những hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng cần, nghiên cứu về sự
thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng và nhanh chóng bắt kịp.
• Cung cấp sản phẩm chất lượng tốt trên thị trường, đảm bảo tốt các tiêu chuẩn đầu ra
của sản phẩm, không cung cấp hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
• Nếu hàng hóa sản x́t hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật thì cần
kịp thời tiến hành mọi biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có
khuyết tật trên thị trường, thơng báo cơng khai về hàng hóa có khuyết tật và kịp thời
thu hồi. Đồng thời bồi thường thỏa đáng cho những người tiêu dùng đã mua phải
hàng có khuyết tật.
• Niêm ́t cơng khai giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm kinh doanh, văn phòng dịch
vụ để người tiêu dùng có thể so sánh giá và đưa ra lựa chọn tối ưu.
• Bảo đảm cung cấp thơng tin chính xác, đầy đủ về hàng hóa, dịch vụ được cung cấp,
khơng cung cấp thông tin sai sự thật, phóng đại về lợi ích của hàng hóa, dịch vụ.
• Khơng thực hiện các hành vi đầu cơ, tích trữ, gây khan hiếm hàng hóa sau đó đẩy
giá lên cao thu lợi nhuận.
Trong khi thực hiện các công việc này, các doanh nghiệp thực sự góp phần vào tăng thêm
phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Khía cạnh kinh tế trong trách nhiệm xã hợi của một doanh nghiệp là cơ sở cho các hoạt
động của doanh nghiệp. Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được thể chế hoá
thành các nghĩa vụ pháp lý.
2.Khía cạnh pháp lý.
Khía cạnh pháp lý trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là doanh nghiệp phải
thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan. Những điều
luật như thế này sẽ không những bảo vệ khách hàng, người tiêu dùng mà còn bảo vệ môi trường,
thúc đẩy sự cơng bằng và an tồn và cung cấp những sáng kiến chống lại những hành vi sai trái.
Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong luật dân sự và hình sự.
Cụ thể trong luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Luật số: 59/2010/QH12.
Đóng vai là nhà sản xuất, ta cần tuân thủ nghiêm chỉnh luật pháp để bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng, từ đó gây dựng được lòng tin với người tiêu dùng, mang lại uy tín cho doanh nghiệp, nhờ
vậy mới có thể phát triển lâu dài và bền vững.
3. Khía cạnh đạo đức.
Khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp là những hành vi và
hoạt động mà xã hội mong đợi ở doanh nghiệp nhưng không được quy định trong hệ thống ḷt
pháp, khơng được thể chế hóa thành ḷt.
Khía cạnh này liên quan tới những gì các công ty quyết định là đúng, công bằng vượt qua
cả những yêu cầu pháp lý khắc nghiệt, nó chỉ những hành vi và hoạt động mà các thành viên của
tổ chức, cợng đờng và xã hợi mong đợi từ phía các doanh nghiệp dù cho chúng khơng được viết
thành ḷt.
Khía cạnh đạo đức của một doanh nghiệp thường được thể hiện thông qua những nguyên
tắc, giá trị đạo đức được tơn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của công ty. Thông
qua các công bố này, nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành
động của mỗi thành viên trong công ty và với các bên hữu quan.
Đạo đức kinh doanh là sức mạnh trong trách nhiệm xã hợi vì tính liêm chính và sự tn
thủ đạo đức của các tổ chức phải vượt xa cả sự tuân thủ các luật lệ và quy định.Nhưng vì đạo
đức kinh doanh liên quan đến lợi nhuận nên khó có nhiều doanh nghiệp thực sự có đạo đức kinh
doanh. Khi đạo đức kinh doanh tăng lên một phần lợi nhuận kinh doanh sẽ giảm đi do doanh
nghiệp chi trả nhiều hơn cho chi phí: bảo vệ mơi trường, đảm bảo chất lượng hàng hóa,...
Chính vì vậy, khi vận dụng đạo đức vào kinh doanh cũng cần có những quy tắc riêng,
phương pháp riêng.
Nhưng ngày nay, lòng tin của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp đang bị tổn
thương nghiêm trọng trước tình trạng làm ăn gian dối, thiếu trách nhiệm với cộng đồng đã trở
nên phổ biến. Mối đe dọa về hàng kém chất lượng, nhất là những sản phẩm liên quan trực tiếp
đến sức khỏe, và tình trạng môi trường sống bị hủy hoại nghiêm trọng đang ngày càng tăng lên.
Nguyên nhân gây ra chủ yếu liên quan tới vấn đề đạo đức kinh doanh:
• Chạy theo lợi nhuận bất chấp hậu quả mà sản xuất ra các sản phẩm kém chất lượng,
gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của người tiêu dùng.
• Sản x́t hàng nhái bán với giá rẻ, lừa người tiêu dùng cả tin.
• Cắt bớt các khoản chi phí cho việc xử lí chất thải, gây ơ nhiễm mơi trường sống,
ảnh hưởng tới sức khỏe con người...
Từ đó ta cần rút ra rằng, mỗi nhà sản xuất phải luôn có cho mình đạo đức kinh doanh, để
làm được như vậy thì trong vai trò là nhà sản xuất, ta cần:
•
Ý thức rõ ràng về phạm trù đạo đức cơ bản, phổ biến trong truyền thống luân lý tốt
đẹp của dân tộc ta từ xưa như: sự phân biệt thiện và ác, lương tâm, nghĩa vụ, nhân
đạo…
•
Cần tiếp thu đạo đức phát sinh trong xã hội mới nước ta, các chuẩn mực đạo đức
mới để áp dụng vào kinh doanh như: tính trung thực, tính tập thể,…
• Tính trung thực: Nhất là trong cơng việc kinh doanh thì khơng nên sử dụng các
triêu trò, mua gian, bán dối, xảo trá để kiếm lời. Giữ đúng lời thề hẹn và lời hứa với
các khách hàng của cơng ty mình, nhất qn kể cả trong từng lời nói và cách làm.
Trung thực trong việc chấp hành luật kinh doanh của nhà nước, không buôn gian
bán dối, không làm những công việc trái lương tâm và trái với quy định pháp luật
cho phép, không buôn lậu thuế. Không thực hiện những điều trái với thuần phong
mỹ tục cũng như làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của Việt Nam, trung thực
trong từng cử chỉ và giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, kí kết) và người
tiêu dùng: khơng làm hàng giả, khún mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái
phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, phá giá theo lối ăn cướp, trung
thực ngay với bản thân, khơng hối lợ, tham ơ…
• Tính tơn trọng: Tơn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng.
Các chuẩn mực đạo đức kinh doanh là cơ sở tình cảm và trí tuệ cụ thể định
hướng trong các hoạch định của tổ chức kinh doanh để đảm bảo được sự phát
triển kinh tế xã hội cho doanh nghiệp của minh.
4. Khía cạnh nhân văn, từ thiện.
Mợt trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện trách nhiệm xã hội với người tiêu dùng
đó chính là hoạt đợng từ thiện:
• Tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hợi như hỗ trợ
người tàn tật
• Hỗ trợ trẻ em mờ cơi
• Xây dựng nhà tình nghĩa
• Ủng hợ đờng bào lũ lụt và thiên tai...
• Đặc biệt trong thời kỳ dịch Covid xảy ra thì các doanh nghiệp còn có thể ủng
hộ vào quỹ vaccin ngừa Covid-19, ví dụ như cơng ty Golf Long Thành ủng
hợ 500 tỷ, hay Tập đoàn Vingroup 450 tỷ,...
Quan trọng hơn cả, một doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác
động về xã hội và môi trường hoạt đợng của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm
giảm bớt những tác động tiêu cực tới người tiêu dùng, hay chính là giảm bớt ngoại ứng tiêu cực
(ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của doanh nghiệp gây bất lợi, áp đặt chi phí lên người tiêu
dùng).
Ví dụ :
Nếu doanh nghiệp sản xuất xe hơi, phải tính toán được ngay cả năng lượng mà cơ sở tiêu
thụ và tìm cách cải thiện nó, ngoài ra còn phải tìm biện pháp bảo đảm tính mạng người tiêu dùng
khi sử dụng phương tiện này.
Doanh nghiệp sản xuất giấy, phải xem chất thải ra bao nhiêu và tìm cách xử lý nó ngoài ra
cần xem sản xuất bao nhiêu, khai thác bao nhiêu là đủ để không gây ra nạn phá rừng, làm sụt
giảm cây xanh, ảnh hưởng tới bầu khí quyển, gián tiếp ảnh hưởng sức khỏe con người.
Có thể nói doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc ảnh hưởng tích cực
hay tiêu cực tới người tiêu dùng. Lợi ích của người tiêu dùng là do doanh nghiệp quyết định, vậy
nên mỗi nhà sản xuất cần phải thực hiện đúng pháp luật kinh doanh, kinh doanh mợt cách tích
cực, lành mạnh, đảm bảo cho lợi ích người tiêu dùng
➢ Kết ḷn:
• Lợi ích của người sản x́t thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng.
• Người sản xuất phải thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người tiêu dùng
• Người tiêu dùng đến lượt mình lại thúc đẩy sự phát triển sản xuất.
Hết.