Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Báo Bắc Ninh, báo Nhân Dân và công chúng thành phố Bắc Ninh (nghiên cứu trên báo in báo Bắc Ninh và báo Nhân Dân hàng ngày)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 153 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

BÁO BẮC NINH, BÁO NHÂN DÂN VÀ
CÔNG CHÚNG THÀNH PHỐ BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Báo chí học

Hà Nội - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------

NGUYỄN THỊ HOA

BÁO BẮC NINH, BÁO NHÂN DÂN VÀ
CÔNG CHÚNG THÀNH PHỐ BẮC NINH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo Chí học
Mã số:60320101

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Mai Quỳnh Nam

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Mai Quỳnh Nam,
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Các số liệu, kết quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận văn này là trung
thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến quý thầy, cô giảng viên Trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn – ĐHQG Hà Nội đã giúp đỡ tác giả trong
suốt quá trình theo học chương trình Cao học Báo chí, niên khóa 2013-2015.
Xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến thầy: PGS TS. Mai Quỳnh Nam
đã tận tâm hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện hồn thành luận
văn này.
Xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo hai tờ báo Bắc Ninh, báo Nhân
Dân, các bạn, anh/chị tham gia giúp tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo
sát, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong thời gian thực
hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và gia đình đã ln động viên, chia sẻ
khó khăn và tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành tốt luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 15 tháng 2 năm 2016
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Hoa


DANH MỤC VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1. TTĐC: Truyền thông đại chúng
2. PTTTĐC: Phƣơng tiện truyền thông đại chúng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................ 3
3. Mục đích, nội dung nghiên cứu..................................................................... 9
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 10
5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 11
6. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 11
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................... 11
8. Kết cấu chi tiết luận văn .............................................................................. 12
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 13
1.1 Cơ sở lý luận báo chí học, xã hội học về truyền thông đại chúng, công
chúng báo chí ................................................................................................. 13
1.2 Các khái niệm .......................................................................................... 14
1.2.1 Truyền thông ........................................................................................ 14
1.2.2 Truyền thông đại chúng........................................................................ 16
1.2.3 Công chúng ........................................................................................... 18
1.2.4 Báo in .................................................................................................... 20
1.3 Vị trí, ý nghĩa và các vấn đề của nghiên cứu công chúng ................... 21
1.3.1 Vị trí của nghiên cứu cơng chúng ........................................................ 21

1.3.2 Ý nghĩa của nghiên cứu công chúng ................................................... 22
1.3.3 Các vấn đề nghiên cứu công chúng ..................................................... 24
1.4 Điều kiện phát triển của báo chí Bắc Ninh và cơng chúng thành phố
Bắc Ninh. ........................................................................................................ 26
1.4.1 Điều kiện phát triển kinh tế xã hội thành phố Bắc Ninh.................... 26
1.4.2 Môi trường phát triển truyền thông ở thành phố Bắc Ninh ............... 28
1.4.3 Điều kiện tiếp nhận báo chí của cơng chúng thành phố Bắc Ninh ... 30
1.5 Vài nét về hai tờ báo Bắc Ninh và báo Nhân Dân ................................ 30


1.5.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................... 30
1.5.1.1 Báo Nhân Dân.................................................................................................. 30
1.5.1.2 Báo Bắc Ninh ................................................................................................... 32
1.5.2 Nội dung và hình thức thể hiện của báo Nhân Dân và Báo Bắc Ninh ... 33
1.5.2.1 Báo Nhân Dân.................................................................................................. 33
1.5.2.2 Báo Bắc Ninh ................................................................................................... 35
1.6 Những thế mạnh và hạn chế của báo Nhân Dân và báo Bắc Ninh ... 36
1.6.1 Những thế mạnh ................................................................................... 36
1.6.2 Những hạn chế ...................................................................................... 38
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 39
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG TIẾP NHẬN CỦA CÔNG CHÚNG THÀNH
PHỐ BẮC NINH VỚI HAI TỜ BÁO BẮC NINH VÀ NHÂN DÂN ........... 41
2.1. Địa bàn và đặc điểm mẫu điều tra ........................................................ 41
2.2. Việc tiếp nhận các thông tin, tin tức của công chúng thành phố Bắc
Ninh trên các phƣơng tiện truyền thông đại chúng.................................. 46
2.3. Công chúng thành phố Bắc Ninh với việc đọc các báo Bắc Ninh và
Nhân Dân ....................................................................................................... 52
2.3.1. Mức độ mua báo ................................................................................... 52
2.3.2 Nguồn báo để đọc .................................................................................. 54
2.3.3 Địa điểm đọc và tần suất đọc báo ......................................................... 56

2.3.4 Mục đích đọc báo .................................................................................. 61
2.3.5 Cách thức đọc báo của công chúng thành phố Bắc Ninh .................. 62
2.3.4. Thời lượng và thời điểm đọc báo ......................................................... 65
2.3.5 Các nội dung công chúng thành phố Bắc Ninh thường đọc trên báo
Bắc Ninh và báo Nhân Dân........................................................................... 68
2.3.6 Mức độ tiếp nhận thông tin trên hai tờ báo Bắc Ninh và Nhân Dân
của công chúng thành phố Bắc Ninh ........................................................... 73
2.3.7. Việc trao đổi, bàn luận thông tin trên báo Bắc Ninh và Báo Nhân
Dân .................................................................................................................. 74
2.3.7.1. Đối tƣợng chia sẻ thông tin của công chúng thành phố Bắc Ninh ...... ….76


2.3.7.2. Vấn đề đƣợc công chúng thành phố Bắc Ninh chia sẻ sau khi đọc báo.... 77
2.3.8 Việc sử dụng thông tin trên hai tờ báo................................................. 79
2.3.8.1 Mức độ sử dụng ............................................................................................... 80
2.3.8.2 Mục đích sử dụng ........................................................................................... 82
2.3.9 Mức độ tương tác của công chúng thành phố Bắc Ninh với hai tờ báo
Bắc Ninh và Nhân Dân .................................................................................. 84
Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 88
CHƢƠNG 3 : NHẬN ĐỊNH CỦA CÔNG CHÚNG THÀNH PHỐ BẮC
NINH VỀ BÁO BẮC NINH , BÁO NHÂN DÂN VÀ NHĨM GIẢI PHÁP
THU HÚT CƠNG CHÚNG CỦA HAI TỜ BÁO....................................... 90
3.1 Nhận định, mong muốn của công chúng thành phố Bắc Ninh về hai tờ
báo Bắc Ninh và Nhân Dân .......................................................................... 90
3.1.1. Nhận định về tính hấp dẫn và mức độ hài lịng về nội dung, hình
thức hai tờ báo ................................................................................................ 90
3.1.2 Nhận định về công tác phát hành ........................................................ 92
3.1.3 Mong muốn của công chúng thành phố Bắc Ninh với hai tờ báo ..... 92
3.2 Các nhóm giải pháp thu hút cơng chúng thành phố Bắc Ninh với hai
tờ báo Bắc Ninh và Báo Nhân Dân .............................................................. 99

3.2.1 Nhóm giải pháp liên quan đến đối tượng tiếp nhận - quan hệ công
chúng .............................................................................................................. 99
3.2.2 Nâng cao chất lượng nội dung và hình thức sản phẩm báo chí ...... 101
3.2.3. Nâng cao tính tương tác gữa cơng chúng và toà soạn..................... 109
3.2.4 . Xây dựng đội ngũ nhân sự...........................................................115
3.2.4 Nhóm giải pháp về cơng tác phát hành ............................................ 110
Tiểu kết chƣơng 3.......................................................................................... 113
KẾT LUẬN .................................................................................................. 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động báo chí - truyền thơng, cơng chúng có vai trị đặc biệt
quan trọng. Công chúng không chỉ là đối tƣợng tác động, đối tƣợng chi phối,
điều chỉnh mà còn là lực lƣợng xã hội quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản
phẩm báo chí - truyền thơng. Sự ra đời, tồn tại và phát triển mỗi cơ quan báo
chí, loại hình đều phải dựa vào việc xác định đƣợc cơng chúng và hiệu quả tác
động của nó tới cơng chúng. Do đó, nghiên cứu cơng chúng báo chí là một
vấn đề đặc biệt quan trọng trong hoạt động báo chí, đây là nhân tố quyết định
sự thành bại của q trình truyền thơng. Trong nhiều hƣớng nghiên cứu về
truyền thơng đại chúng hiện nay thì nghiên cứu cơng chúng là một hƣớng
truyền thơng và có vai trị nền tảng để phát triển nghiên cứu theo các hƣớng
sâu hơn. Hiệu quả báo chí phụ thuộc vào khả năng ảnh hƣởng của báo chí với
cơng chúng. Mỗi kênh thơng tin đại chúng thƣờng hƣớng đến một hoặc một
số đối tƣợng nhất định. Thông qua hoạt động giao tiếp đại chúng, công chúng
tiếp nhận thông tin tƣ hệ thống truyền thông đại chúng vá các thơng tin đó tác
động tới định hƣớng xã hội của họ. Vì thế ngƣời ta phải thực hiện các nghiên
cứu công chúng. [9, 46]
Ở những nƣớc phát triển, nghiên cứu cơng chúng báo chí đã trở thành

cơng việc thƣờng xun, có tổ chức, có hệ thống và đƣợc coi là công việc
không thể thiếu khi tiến hành bất cứ một hoạt động truyền thông nào. Báo chí
cách mạng Việt Nam dƣới sự lãnh đạo của Đảng, ln ln qn triệt ngun
tắc tính quần chúng, đƣợc thể hiện cả ở nội dung và hình thức, cả ở mục đích
và phƣơng thức hoạt động. Trong phƣơng thức hoạt động, điều cốt lõi là phải
dựa vào quần chúng để làm báo, tạo điều kiện để quần chúng tham gia, giám
sát, đánh giá hiệu quả của báo chí, coi tờ báo là công cụ để quần chúng phát
huy quyền Dân chủ, quyền tự do ngôn luận đúng luật pháp. Tuy nhiên, trong

1


bối cảnh kinh tế hiện nay, báo chí nƣớc ta cũng chịu sự tác động khắc nghiệt
của quy luật thị trƣờng, của việc giành và giữ công chúng – khách hàng.
Báo Đảng là một bộ phận quan trọng làm nên diện mạo báo chí chung
của Việt Nam. Báo Đảng chỉ các cơ quan báo chí có cơ quan chủ quản là tổ
chức Đảng Cộng sản Việt Nam. Báo Bắc Ninh và báo Nhân Dân đều là hai tờ
báo Đảng trong đó: Báo Nhân Dân là cơ quan ngơn luận của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Tờ báo là "Cơ quan Trung Ương, tiếng nói của Đảng, Nhà nước
và nhân dân Việt Nam". Báo Bắc Ninh là Cơ quan ngôn luận của Đảng Đảng
bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Bắc Ninh, là Tiếng nói của Đảng, Chính
quyền và diễn đàn của nhân dân tỉnh Bắc Ninh. Đây là hai tờ báo thƣờng
xuyên đƣợc các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nƣớc và đối tƣợng là Đảng
viên đón đọc. Tác giả chọn hai tờ báo một của Trung ƣơng, một của địa
phƣơng để nghiên cứu tần suất đọc, cách thức, mức độ quan tâm của công
chúng Bắc Ninh với mỗi tờ báo nhƣ thế nào, nhằm tìm ra hƣớng phát triển và
sự thay đổi phù hợp cho báo Bắc Ninh.
Báo Đảng nói chung, Báo Bắc Ninh nó riêng là tờ báo quan trọng, là
nguồn cung cấp thơng tin chính thống và cần thiết, gần nhƣ bắt buộc phải có
để nắm bắt thông tin kịp thời, phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều

hành của các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, trên thực
tế, hai tờ báo này đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi rất nhiều tờ báo(Tuổi trẻ,
Tiền phong, An ninh thủ đô...) và các loại hình báo chí khác nhƣ phát thanh,
truyền hình và đặc biệt là Internet…Bởi thế, việc duy trì và phát triển công
chúng của hai tờ báo này là một điều vơ cùng cần thiết, chính vì vậy, để làm
đƣợc điều đó chúng ta phải tiến hành nghiên cứu cơng chúng Bắc Ninh và đối
tƣợng chính là cơng chúng thành phố Bắc Ninh.
Thành phố Bắc Ninh có lƣợng cơng chúng đơng đảo và trình độ dân trí
cao cùng với nhu cầu tiếp nhận thông tin lớn qua các phƣơng tiện truyền
thông. Đặt báo Bắc Ninh và báo Nhân Dân trong bối cảnh truyền thông hiện

2


đại chúng ta hồn tồn có thể thấy chúng có những ƣu thế và khơng ít những
hạn chế. Vậy làm thế nào để trong bối cảnh thông tin nhƣ hiện nay hai tờ báo
này không mất đi lƣợng công chúng của mình? Làm sao để nhận diện đâu là
cơng chúng trực tiếp? đâu là công chúng liên quan? đâu là nhóm cơng chúng
tiềm năng?
Cơng chúng chính là đối tƣợng tác động, đồng thời là chủ thể tiếp nhận
của báo chí. Một tờ báo, tịa soạn báo, nếu muốn có chỗ đứng và muốn tồn tại
thì phải có cơng chúng, phải có ngƣời tiếp nhận những sản phẩm mà họ làm
ra. Thực tiễn đã chứng minh, việc nghiên cứu công chúng chính là thƣớc đo
cho sự thành cơng của bất kỳ cơ quan báo chí nào.
Nghiên cứu cơng chúng thành phố Bắc Ninh giúp cho tòa soạn xác định
đƣợc đâu là những ngƣời thƣờng xun đọc báo của mình, từ đó nhận biết
đƣợc đâu là nhóm cơng chúng mục tiêu, chủ yếu của mình, để ƣu tiên ủng hộ
và các nhóm công chúng liên quan hay quan tâm khác để tranh thủ sự ủng hộ,
lơi kéo và thuyết phục họ đón đọc ấn phẩm của mình.
Đồng thời, bản thân các tịa soạn sẽ có cơ sở khoa học thực tiễn để có

những giải pháp, kế hoạch xây dựng cơng tác tổ chức, tuyên truyền một cách
cụ thể và hợp lý. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài:
Báo Bắc Ninh, báo Nhân Dân và công chúng thành phố Bắc Ninh
(nghiên cứu trên báo in báo Bắc Ninh và báo Nhân Dân hàng ngày) làm đề
tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành báo chí học.
Luận văn tìm hiểu quan hệ giữa báo Bắc Ninh, báo Nhân Dân và công
chúng thành phố Bắc Ninh. Từ đó nắm bắt đƣợc tâm lý, hành vi, thái độ tiếp
nhận báo chí của họ. Đồng thời, xây dựng những giải pháp cần thiết nhằm
thiết lập, xây dựng nhóm cơng chúng cụ thể để các tịa soạn có cách thức
truyền thơng hợp lý nhất phù hợp với công chúng.
2. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Trên thế giới, khoa học nghiên cứu công chúng trong lĩnh vực truyền
thông đại chúng (TTĐC) đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, nhiều cơng trình

3


nghiên cứu đƣợc tiến hành và đạt đƣợc thành tựu quan trọng. Các nhà nghiên
cứu, lý luận đã ghi nhận 4 giai đoạn khác nhau về lịch sửnghiên cứu TTĐC.
- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ khoảng đầu thế kỉ XX cho tới cuối thập niên
30, Giai đoạn này ngƣời ta coi TTĐC nhƣ một mũi kim chích vào cơng
chúng, có tác động trực tiếp đến cơng chúng. Các nhà nghiên cứu cho rằng
công chúng truyền thông ở vị thế tiếp nhận một cách thụ động. Quan điểm
này còn biết đến với tên gọi “mũi kim tiêm” (hypodermic-needle model), hay
“viên đạn thần kỳ” (magic bullettheory).
- Giai đoạn 2: Từ khoảng năm 1940 – 1960 của thế kỷ 20: Giai đoạn
này bắt đầu xuất hiện quan điểm bớt bi quan về vai trị của các phƣơng tiện
truyền thơng đại chúng. Các nhà nghiên cứu bắt đầu nói đến những tác động
gián tiếp, thông qua nhiều bƣớc trung gian của TTĐC đối với công chúng.

Một số nhà nghiên cứu tiêu biểu cho giai đoạn này là Joseph Klapper,
Lazarsfed, Bernard Berelson, Hazel Gaude… “TTĐC không phải là nguyên
nhân cần thiết và đầy đủ của những thay đổi trong công chúng. TTĐC hoạt
động ở giữa và thông qua các yếu tố bổ sung chứ khơng phải là ngun nhân
duy nhất trong q trình củng cố các điều kiện đã có” [36].
- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ những năm 60 đến khoảng những năm 1955:
Giai đoạn này cơng chúng đƣợc hình dung nhƣ các tác nhân xã hội có khả
năng lý giải, phê phán và chóng chọi lại những sự áp đặt trong quá trình
truyền thơng đại chúng. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào việc nghiên cứu
các nội dung thông điệp của TTĐC, về quá trình TTĐC, quá trình sản xuất
các phƣơng tiện truyền thông, nghiên cứu về đặc điểm của các nhà truyền
thông và hoạt động của họ. Giai đoạn này tiêu biểu có trƣờng phái “Cultural
studies” và lý thuyết khơng gian công cộng của Jurgen Habermans. Một
khẳng định quan trọng vào thập niên 70 của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu
đã nhận ra rằng, công chúng là những ngƣời nuôi sống báo chí.

4


- Giai đoạn 4: Từ những năm 1995 đến nay: Thời kỳ thay đổi trật tự thứ
bậc và cách thức tổ chức và quản trị của truyền thông đại chúng. Đó là sự ra
đời của loại hình truyền thơng mới: báo mạng điện tử, nó tích hợp trong đó đa
mã ngơn ngữ, ứng dụng tối đa các tính năng kỹ thuật của các phƣơng tiện
TTĐC; tính đa chiều trong tƣơng tác giữa TTĐC và công chúng. “TTĐC
trong giai đoạn này khơng cịn là lãnh địa riêng của các nhà truyền thơng, mà
là nơi trình bày các kiến thức của con ngƣời và cũng là nơi diễn ra các mối
quan hệ tiếp xúc, liên lạc giữa các tầng lớp, các nhóm xã hội” [14, 4].
Đây đều là các cuộc nghiên cứu quan trọng, giúp ta có kiến thức nền
tảng, có đƣợc những cái nhìn khái quát, cụ thể về sự thay đổi và khả năng
tiếp nhận của cơng chúng.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tuy nghiên cứu công chúng là một vấn đề mới, chỉ xuất
hiện khoảng 20 năm trở lại đây song đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu khác nhau thuộc các lĩnh vực Xã hội học, Tâm lý học, Báo chí
học…Có nhiều khóa luận, luận văn, luận án cũng lấy đề tài công chúng làm
vấn đề nghiên cứu. Tất cả các cơng trình nghiên cứu phát triển từ cấp độ thấp
đến cao, từ tổng thể đến chi tiết. Ví nhƣ những cơng trình nghiên cứu cơng
chúng của các thành phố lớn, dân trí cao nhƣ Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phịng…
Trên bình diện xã hội học: Một số cơng trình nghiên cứu của Mai
Quỳnh Nam có tính đúc kết về mối tƣơng tác hai chiều giữa cơ quan truyền
thông với công chúng, đồng thời những nghiên cứu này gợi mở về các hƣớng
nghiên cứu khác nhau cho các cơ quan báo chí trong q trình nghiên cứu
cơng chúng của mình. Bài “Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thơng”
(Tạp chí Xã Hội Học, số 4, trang 21 – 2001), tác giả đã tổng hợp một hệ
thống chỉ tiêu định tính và định lƣợng làm cơ sở để phân tích hiệu quả của các
phƣơng tiện truyền thơng. “Báo thiếu nhi dân tộc và công chúng thiếu nhi

5


dân tộc” (Tạp chí Xã Hội Học), số 4 – 2002 là cơng trình nghiên cứu rất cơ
bản về mối tƣơng tác hai chiều giữa cơ quan truyền thông với cơng chúng của
mình. Tác giả đã chú ý tới đặc điểm q trình hoạt động tiếp nhận và xử lý
thơng tin, các cơ chế lây lan, sử dụng thông tin và các chỉ báo cho phép đánh
giá hiệu quả của tờ báo đối với công chúng. Các nghiên cứu khác đăng tải
trên tạp chí Xã Hội Học của Mai Quỳnh Nam nhƣ: Dư luận xã hội về số con
(tạp chí Xã Hội Học, số 3, 1994); Dư luận xã hội, mấy vấn đề lý luận và
phương pháp nghiên cứu (Tạp chí Xã Hội Học, số 1, trang 3, năm 1995);
Truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội (Tạp chí Xã Hội Học, số 1,

1996)… đã phác thảo xu hƣớng phát triển của các nghiên cứu về truyền thông
đại chúng và dẫn chứng bằng các kết quả nghiên cứu khoa học mang tính thực
tiễn cao, có tính đúc kết vấn đề. Cùng với các hoạt động nghiên cứu, công tác
đào tạo cũng đã đạt đƣợc một số thành tựu nổi bật trong việc nghiên cứu cơng
chúng dƣới nhiều góc độ khác nhau.
Tác giả Trần Hữu Quang với đề tài “Truyền thông đại chúng và công
chúng – trƣờng hợp Thành phố Hồ Chí Minh” (1998) có thể xem là cơng trình
mang tính đại diện về nghiên cứu cơng chúng truyền thơng, mức độ và cách
thức tiếp nhận các phƣơng tiện truyền thơng đại chúng của ngƣời dân Thành
phố Hồ Chí Minh (TP.HCM). “Chân dung công chúng truyền thông” của tác
giả Trần Hữu Quang cũng là một trong những cơng trình đầu tiên tiếp nhận
hƣớng nghiên cứu xã hội học trong báo chí truyền thơng có hệ thống. Đến
năm 2006, nhà xuất bản Trẻ, đã xuất bản cuốn sách “Xã hội học báo chí”,
trong cuốn sách này Trần Hữu Quang đã tập trung tiến hành lý giải các khái
niệm truyền thông, cách ứng xử truyền thông của công chúng đối với các
phƣơng tiện truyền thơng đại chúng.
Cơng trình nghiên cứu khác của Nguyễn Văn Dững: “Đối tượng tác
động của báo chí” trên tạp chí Xã hội học số 4 – trang 32, năm 2004; Bài viết
: “Khảo sát mức độ theo dõi các phương tiện truyền thông đại chúng ở Thành

6




×