Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Chung cư a15 giảng võ, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.17 MB, 152 trang )

TÊN ĐỀ TÀI : CHUNG CƢ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI 2019

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: KỸ THUẬT CƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
CHUN NGÀNH: XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CN
ĐỀ TÀI:

CHUNG CƢ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

Ngƣời hƣớng dẫn:

TS.NGUYỄN QUANG TÙNG

PHẠM VĂN CHIỆN

TS. MAI CHÁNH TRUNG
Sinh viên thực hiện:

PHẠM VĂN CHIỆN

Số thẻ sinh viên:

110150184

Lớp:

15X1C



ĐÀ NẴNG, THÁN 06/2020

i


CHUNG CƢ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

TÓM TẮT
Tên đề tài: CHUNG CƢ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI
Sinh viên thực hiện: PHẠM VĂN CHIỆN
Số thẻ sinh viên:

110150184

Lớp: 15X1C.

Với nhiệm vụ đồ án đƣợc giao, sinh viên thực hiện các nội dung sau:
 Phần kiến trúc: 10%.
1. Đọc hiểu, nắm bắt kiến trúc tổng thể của cơng trình.
2. Chỉnh sửa một số bản vẽ kiến trúc.
 Phần kết cấu: 60%.
1. Tính tốn Sàn tầng 5.
2. Tính tốn Cầu thang bộ tầng 4.
3. Tính tốn khung trục 2.
4. Tính tốn móng khung trục 2.
 Phần thi công: 30%.
1.
Thiết kế biện pháp thi công phần ngầm.
- Thiết kế biện pháp thi công hạ cọc, lập tiến độ chi tiết cho 1 đài móng.

- Thi cơng đào đất hố móng.
- Tính tốn thiết kế ván khn 1 đài móng.
- Lập tiến độ thi cơng bê tơng móng theo phƣơng pháp dây chuyền.
2.
Tính tốn thiết kế ván khn phần thân gồm: cột, dầm, sàn, cầu thang
bộ, (Tính cho 1 ơ sàn điển hình và 1 cầu thang bộ đã tính kết cấu).

ii


LỜI CẢM ƠN

Đồ án tốt nghiệp là bài tổng kết quan trọng nhất trong đời sinh viên nhằm đánh
giá lại những kiến thức đã thu nhặt đƣợc và cũng là thành quả cuối cùng thể hiện
những nỗ lực cũng nhƣ cố gắng của sinh viên trong suốt quá trình 5 năm học đại học.
Đồ án này đƣợc hoàn thành trong thời gian 03 tháng.
Do khối lƣợng công việc thực hiện tƣơng đối lớn, thời gian thực hiện và trình độ
cá nhân hữu hạn nên bài làm không tránh khỏi sai sót. Rất mong đƣợc sự lƣợng thứ và
tiếp nhận sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến của q thầy cơ và bạn bè.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Xây dựng dân
dụng và Công nghiệp, đặc biệt là thầy TS. NGUYỄN QUANG TÙNG - giáo viên
hƣớng dẫn kết cấu chính và thầy TS.MAI CHÁNH TRUNG - giáo viên hƣớng dẫn thi
công đã tận tâm chỉ bảo, hƣớng dẫn em trong quá trình làm đồ án để em có thể hồn
thành đúng thời gian quy định. Những đóng góp, ý kiến, hƣớng dẫn của thầy là rất
quan trọng, góp phần hồn thành đồ án này.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến bố mẹ, những ngƣời thân trong gia đình và bạn
bè đã ln động viên, cổ vũ tinh thần giúp em vƣợt qua khó khăn trong suốt q trình
học tập và hồn thành đồ án.

Đà Nẵng, ngày 6 tháng 2 năm 2020

Sinh viên thực hiện

Phạm Văn Chiện

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan : Đồ án tốt nghiệp với đề tài “CHUNG CƢ A15 GIẢNG VÕHÀ NỘI” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi, khơng sao chép của bất cứ ai, số
liệu, cơng thức tính tốn đƣợc thể hiện hồn tồn đúng sự thật.
Tơi xin chịu mọi trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của riêng mình !

Sinh viên thực hiện

Phạm văn chiện

iv


MỤC LỤC

TÓM TẮT .......................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... iii
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ........................................................................................................................... v
DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ ............................................................................. ix
CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH: .........................................1
1.1 Nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơng trình .........................................................................1
1.2 Các tài liệu và tiêu chuẩn dùng trong thiết kế ...........................................................2

1.3 Vị trí, đặc điểm và điều kiện tự nhiên khu đất xây dựng ..........................................2
1.3.1 Vị trí xây dựng cơng trình. .....................................................................................2
1.3.2 Điều kiện tự nhiên. .................................................................................................2
1.4 Nội dung và quy mơ đầu tƣ cơng trình. .....................................................................3
1.5 Giải pháp kết cấu cơng trình. .....................................................................................3
1.5.1 Thiết kế tổng mặt bằng ...........................................................................................3
1.5.2 Mặt đứng.................................................................................................................3
1.5.3 Hệ thống phòng cháy chữa cháy ............................................................................4
1.5.4 Hệ thống thơng thống chiếu sáng .........................................................................4
1.5.5 Hệ thống cấp nƣớc và sử lý chất thải .....................................................................4
1.5.6 Hệ thống điện .........................................................................................................4
1.6 Lựa chọn giải pháp kết cấu của cơng trình ................................................................ 5
1.6.1 Kết cấu chịu lực ......................................................................................................5
1.6.2 Vật liệu ...................................................................................................................5
1.7 Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế xây dựng .....................................................................6
1.8 Kết luận......................................................................................................................6
CHƢƠNG 2. TÍNH TỐN SÀN TẦNG 5. ....................................................................7
2.5 Xác định nội lực cho các ô sàn ................................................................................12
2.5.1 Nội lực trong ô sàn bản dầm.................................................................................12
2.5.2 Nội lực trong bản kê 4 cạnh .................................................................................12
2.6 Tính tốn cốt thép cho các ơ sàn .............................................................................13
2.7 Bố trí cốt thép ..........................................................................................................14
2.7.1 Đƣờng kính, khoảng cách .....................................................................................14
2.7.2 Thép mũ chịu moment âm ....................................................................................14
2.7.3 Cốt thép phân bố ...................................................................................................14
2.7.4 Phối hợp cốt thép ..................................................................................................15
v


CHƢƠNG 3. TÍNH TỐN CẦU THANG (TRỤC 4-5) TẦNG 4-5 ........................... 17

3.1 Cấu tạo cầu thang ....................................................................................................17
3.2 Sơ bộ tiết diện các cấu kiện .....................................................................................18
3.3 Tính bản thang Ơ1 ....................................................................................................19
3.3.1Tải trọng tác dụng ..................................................................................................19
3.3.2Tính tốn nội lực....................................................................................................20
3.4Tính bản chiếu nghỉ Ơ2 ............................................................................................. 21
3.4.1 Tải trọng tác dụng .................................................................................................21
3.4.2 Tính tốn nội lực...................................................................................................21
3.4.3 Tính tốn cốt thép .................................................................................................22
3.5 Tính bản chiếu tới Ơ3............................................................................................... 22
3.5.1 Tải trọng tác dụng .................................................................................................23
3.5.2 Tính tốn nội lực...................................................................................................23
3.5.3 Tính tốn cốt thép .................................................................................................23
3.6 Tính tốn cốn thang C1, C2 ......................................................................................24
3.6.1 Tải trọng tác dụng .................................................................................................24
3.6.2 Tính tốn nội lực...................................................................................................25
3.6.3 Tính tốn cốt thép dọc .......................................................................................... 25
3.6.4 Tính tốn cốt đai ...................................................................................................26
3.7 Tính tốn dầm chiếu nghỉ DCN1.............................................................................28
3.7.1 Tải trọng tác dụng .................................................................................................28
3.7.2 Sơ đồ tính và nội lực............................................................................................. 28
3.7.3 Tính tốn cốt thép dọc .......................................................................................... 29
3.7.4 Tính tốn cốt đai ...................................................................................................30
3.7.5 Tính cốt treo tại vị trí 2 cốn thang gác vào ........................................................... 31
3.8 Tính tốn dầm chiếu tới DCT....................................................................................32
3.9Tính tốn dầm chiếu nghỉ DCN2..............................................................................32
3.9.1 Tải trọng tác dụng .................................................................................................32
3.9.2 Sơ đồ tính và nội lực............................................................................................. 32
3.9.3 Tính tốn cốt thép dọc .......................................................................................... 33
3.9.4 Tính tốn cốt đai ...................................................................................................34

CHƢƠNG 4. TẢI TRỌNG TÁC DỤNG LÊN CÔNG TRÌNH ...................................36
4.1.2 Tiết diện dầm ........................................................................................................39
4.1.3 Chọn sơ bộ kích thƣớc vách, lõi thang máy .........................................................39
4.2 Tải trọng tác dụng vào cơng trình............................................................................40
4.2.1 Cơ sở lí thuyết ......................................................................................................40
4.2.2 Tải trọng thẳng đứng ............................................................................................ 40
4.3 Tải trọng gió ............................................................................................................42
vi


4.3.1 Thành phần tĩnh của tải trọng gió .........................................................................42
4.3.2 Thành phần động của tải trọng gió .......................................................................44
4.4 Tính tốn gió động theo phƣơng X .........................................................................51
4.5 Tính tốn gió động theo phƣơng Y .........................................................................54
CHƢƠNG 5. TÍNH TỐN KHUNG TRỤC 2 ............................................................. 58
5.1 Tính tốn cột khung trục 2.......................................................................................58
5.1.1 Tổ hợp nội lực ......................................................................................................59
5.1.2 Vật liệu .................................................................................................................59
5.1.3 Các đại lƣợng đặc trƣng .......................................................................................59
5.1.4 Trình tự và phƣơng pháp tính tốn .......................................................................60
6.1.5 Bố trí cốt thép .......................................................................................................65
5.2 Tính tốn dầm khung trục 2.....................................................................................66
5.2.1 Vật liệu .................................................................................................................66
5.2.2 Lý thuyết tính tốn................................................................................................ 66
5.2.3 Tính tốn thép đai dầm .........................................................................................68
CHƢƠNG 6. TÍNH TỐN MĨNG KHUNG TRỤC 2 ................................................73
6.1 Điều kiện địa chất cơng trình...................................................................................73
6.1.1 Địa tầng khu đất....................................................................................................73
6.1.2 Đánh giá các chỉ tiêu vật lý của nền đất ............................................................... 73
6.1.3Đánh giá nền đất ....................................................................................................75

6.2 Thiết kế cọc khoan nhồi .......................................................................................... 77
6.2.1 Các giả thiết tính tốn ........................................................................................... 77
6.2.2 Xác định tải trọng truyền xuống móng .................................................................78
6.2.3 Tính tốn móng M1 ( dƣới chân cột C7 trục 2B) .................................................78
6.2.4 Thiết kế móng M2 (móng dƣới cột C6 trục A, 2) ................................................93
CHƢƠNG 7. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH - BIỆN PHÁP KỸ THUẬT - TỔ
CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH ..............................................................................97
7.1 Tổng quan về cơng trình .......................................................................................... 97
7.1.1 Điều kiện địa chất cơng trình................................................................................97
7.1.2 Tổng quan về kết cấu và quy mơ cơng trình ........................................................97
7.1.3 Nhân lực và máy móc thi cơng .............................................................................97
7.2 Đề xuất phƣơng pháp thi cơng tổng quát ................................................................ 98
7.2.1 Lựa chọn giải pháp thi công phần ngầm .............................................................. 98
7.2.2 Lựa chọn giải pháp thi công phần thân ................................................................ 98
CHƢƠNG 8. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG CÁC
CÔNG TÁC CHỦ YẾU PHẦN NGẦM .......................................................................99
8.1 Thi công cọc khoan nhồi .........................................................................................99
vii


8.1.1 Chọn máy thi công cọc .........................................................................................99
8.1.2 Các bƣớc tiến hành thi cơng cọc nhồi ................................................................102
8.1.3 Tính tốn xe vận chuyển bê tông ........................................................................103
8.1.4 Chọn máy bơm bê tông ......................................................................................104
8.1.5 Thời gian thi công cọc nhồi ................................................................................104
8.1.6 Tiến độ thi cơng 1 móng (M1). ..........................................................................105
8.2 Thi cơng đào đất 1 tầng hầm theo phƣơng pháp đào mở (Bottom - Up) ..............107
8.2.1 Tính tốn khối lƣợng đất trong từng giai đoạn đào. ...........................................107
8.2.2 Lựa chọn tổ hợp máy thi công ............................................................................108
8.3 Cơng tác ván khn móng .....................................................................................109

8.4 Tổ chức thi cơng cơng tác bê tơng cốt thép móng .................................................113
8.4.1 Xác định cơ cấu q trình ...................................................................................113
8.4.2 Chia phân đoạn thi cơng bê tơng đài cọc............................................................114
8.4.3 Tính khối lƣợng cơng tác ....................................................................................114
8.4.4 Xác định nhịp công tác .......................................................................................115
8.4.5 Chọn tổ hợp máy thi cơng ..................................................................................119
CHƢƠNG 9. THIẾT KÊ BIỆN PHÁP THI CƠNG PHẦN THÂN ...........................120
9.1 Lựa chọn ván khuôn sử dụng cho cơng trình ........................................................120
9.2 Lựa chọn xà gồ ......................................................................................................120
9.3 Tính tốn ván khuôn sàn........................................................................................121
9.3.1 Xác định tải trọng tác dụng lên ván khuôn .........................................................121
9.3.2 Thiết kế ván sàn ..................................................................................................122
9.3.3 Thiết kế xà gồ lớp 1 ............................................................................................123
9.3.4 Xác định khoảng cách cột chống xà gồ ..............................................................124
9.3.5 Kiểm tra cột chống .............................................................................................125
9.4 Tính tốn ván khn dầm ......................................................................................126
9.4.1 Tính tốn ván khn đáy dầm, xà gồ đáy dầm ...................................................126
9.4.2 Tính tốn ván thành dầm ....................................................................................129
9.5 Tính tốn ván khn cột ........................................................................................131
9.5.1 Tải trọng tác dụng ...............................................................................................132
9.6 Thiết kế ván khuôn cầu thang bộ tầng 4. ...............................................................135
9.6.1 Tính tốn ván bản nghiêng .................................................................................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 141

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG, HÌNH VẼ

Bảng 1. 1 So sánh các đặc tính Thép và Bê tơng ............................................................ 5

Bảng 2. 1 Phân loại ô sàn ................................................................................................ 8
Bảng 2. 2 Tỉnh tải các lớp sàn loại 1 .............................................................................10
Bảng 2. 3 Tỉnh tải các lớp sàn loại 2 .............................................................................10
Bảng 3. 1 Bảng tính thép bản thang Ơ 1........................................................................21
Bảng 3. 2 Tính thép bản thang Ơ 2 ................................................................................22
Bảng 3. 3 Bảng tính thép bản thang Ô 3........................................................................23
Bảng 4. 1 Sơ bộ chọn tiết diện cột .................................................................................38
Bảng 4. 2 Tĩnh tải sàn giày 140mm. ..............................................................................40
Bảng 4. 3 Tĩnh tải sàn giày 90mm. ................................................................................40
Bảng 4. 4 Gió tĩnh theo phƣơng X ................................................................................43
Bảng 4. 5 Gió tĩnh theo phƣơng Y ................................................................................44
Bảng 4. 6 Giá trị tần số dao động của cơng trình theo phƣơng X .................................51
Bảng 4. 7 Bảng tính tốn WFj ........................................................................................52
Bảng 4. 8 Bảng tính hệ số ψi .........................................................................................53
W
 M j . j . i . y ji
Bảng 4. 9 Bảng giá trị gió động tính tốn theo phƣơng X: P ( ji )
.........54
Bảng 4. 10 Giá trị tần số dao động của công trình theo phƣơng Y ............................... 54
Bảng 4. 11 Bảng tính tốn WFj ......................................................................................55
Bảng 4. 12 Bảng tính hệ số ψi .......................................................................................56
W
 M j . j . i . y ji
Bảng 4. 13 Bảng giá trị gió động tính tốn theo phƣơng Y: P ( ji )
.......57
Bảng 5. 1 Giá trị độ mảnh ............................................................................................. 64
Bảng 6. 1 Chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất ........................................................................73
Bảng 6. 2 Đánh giá độ chặt của đất rời theo hệ số rỗng e (TCVN 9362-2012) ............73
Bảng 6. 3 Phân loại đất rời theo độ no nƣớc G (TCVN 9362-2012) ........................... 74
Bảng 6. 4 Đánh giá trạng thái của đất dính (TCVN 9362-2012) ..................................74

Bảng 6. 5 Đánh giá trạng thái vật lý của đất .................................................................74
Bảng 6. 6 Tổ hợp tải trọng tính tốn móng M1. Đơn vị kN-m .....................................79
Bảng 6. 7 Tải trọng tiêu chuẩn dùng để tính tốn .........................................................85
Bảng 6. 8 Ứng suất bản thân và ứng suất gây lún .........................................................88
Bảng 6. 9 Độ lún từng lớp ............................................................................................. 89
Bảng 6. 10 Tổ hợp tải trọng tính tốn móng M2. Đơn vị kN-m ...................................93
Bảng 7. 1 Chỉ tiêu cơ lí của các lớp đất .........................................................................97
Bảng 8. 1 Thống số kỹ thuật máy KH-100 (Hãng HITACHI) ....................................100
Bảng 8. 2 Khối lƣợng bê tông, cốt thép của cọc. ........................................................103
Bảng 8. 3 Bảng thống kê thời gian các q trình thi cơng 1 cọc khoan nhồi ..............104
Bảng 8. 4 Khối lƣợng đào đất bằng thủ công thực tế ..................................................108
ix


Bảng 8. 5 Khối lƣợng các công tác trong thi công bê tông đài ...................................114
Bảng 8. 6 Khối lƣợng các công tác trong mỗi phân đoạn ...........................................115
Bảng 8. 7 Hao phí nhân cơng cho từng cơng việc (Đài cọc) .......................................115
Bảng 8. 8 Khối lƣợng cơng tác thi cơng đài móng ......................................................116
Bảng 8. 9 Phân công tổ đội chuyên môn .....................................................................116
Bảng 8. 10 Tính tốn số ca của từng phân đoạn ..........................................................117
Bảng 8. 11 Nhịp công tác các dây chuyền...................................................................117
Bảng 8. 12 Thời gian dây chuyền 1 .............................................................................118
Bảng 8. 13 Thời gian dây chuyền 2 .............................................................................118
Bảng 8. 14 Thời gian dây chuyền 3 .............................................................................118
Bảng 8. 15 Thời gian dây chuyền 4 .............................................................................118
Bảng 8. 16 Thông số của đầm .....................................................................................119
Bảng 9. 1 Thơng số ván khn ....................................................................................120
Hình 2. 1 Sơ đồ phân chia ơ sàn. .....................................................................................7
Hình 2. 2 Sơ đồ tính ơ sàn bản dầm...............................................................................12
Hình 2. 3 Sơ đồ tính ơ sàn bản kê 4 cạnh ......................................................................12

Hình 2. 4 Bố trí cốt thép mũ cho ơ bản .........................................................................14
Hình 2. 5 Biểu đồ momen tính tốn ..............................................................................15
Hình 2. 6 Biểu đồ momen thực tế..................................................................................15
Hình 3. 1 Sơ đồ kết cấu cầu thang tầng 4-5. ..................................................................17
Hình 3. 2 Cấu tạo bản thang .......................................................................................... 17
Hình 3. 3 Cấu tạo bản chiếu nghỉ, bản chiếu tới .......................................................... 18
Hình 3. 4 Sơ đồ nội lực bản thang .................................................................................20
Hình 3. 5 Sơ đồ tính nội lực bản chiếu nghỉ. .................................................................22
Hình 3. 6 Sơ đồ tính nội lực bản chiếu tới.....................................................................23
Hình 3. 7 Sơ đồ tính nội lực cốn thang ..........................................................................25
Hình 3. 8 Sơ đồ tính và biểu đồ nội lực dầm chiếu nghỉ DCN1 ......................................29
Hình 3. 9 Sơ đồ tính dầm chiếu nghỉ DCN2 .................................................................33
Hình 4. 1 Mặt bằng định vị cột dầm ..............................................................................39
Hình 4. 2 Sơ đồ tính tốn gió động của cơng trình........................................................45
Hình 4. 3 Mơ hình 3D ....................................................................................................50
Hình 5. 1 Sơ đồ Khung trục 2 ........................................................................................58
Hình 5. 2 Tiết diện tính tốn cột lệch tâm .....................................................................61
Hình 5. 3 Xác định độ lệch tâm e ..................................................................................63
Hình 5. 4 Sơ đồ bố trí cốt treo .......................................................................................71
Hình 6. 1 Mặt bằng bố trí móng ....................................................................................78
Hình 6. 2 Bố trí cọc trong móng M1 .............................................................................83
Hình 6. 3 Diện tích đáy móng khối quy ƣớc .................................................................85
Hình 6. 4 Sơ đồ tính lún theo phƣơng pháp cộng lún từng lớp .....................................89
Hình 6. 5 Sơ đồ tính chọc thủng đài M1 .......................................................................90
x


Hình 6. 6 Sơ đồ tính tốn phá hoại trên mặt phẳng nghiêng đài cọc M1 ......................92
Hình 6. 7 Sơ đồ tính tốn thép đài cọc M1 ...................................................................92
Hình 6. 8 Sơ đồ tính tốn thép đài cọc M2 ...................................................................95

Hình 8. 1 Máy khoan KH-100 hãng HITACHI...........................................................100
Hình 8. 2 Máy cẩu MKG-16........................................................................................101
Hình 8. 3 Trình tự thi cơng cọc khoan nhồi ................................................................103
Hình 8. 4 Bố trí ván khn, cột chống đài móng M1 ..................................................110
Hình 8. 5 Sơ đồ tính của ván khn ............................................................................111
Hình 8. 6 Mặt bằng chia phân đoạn thi cơng bê tơng móng........................................114
Hình 9. 1 Sơ đồ tính tốn Ván khn Sàn ...................................................................122
Hình 9. 2 Xà gồ đỡ ván khn sàn ..............................................................................123
Hình 9. 3 Sơ đồ tính khoảng cách xà gồ ......................................................................123
Hình 9. 4 Sơ đồ tính ván khn đáy dầm ....................................................................126
Hình 9. 5 Sơ đồ tính xà gồ đáy dầm ............................................................................128
Hình 9. 6 Sơ đồ tính ván khn thành dầm .................................................................129
Hình 9. 7 Sơ đồ tính sƣờn đứng thành dầm .................................................................131
Hình 9. 8 Ván khn cột tầng điển hình ......................................................................135
Hình 9. 9 Sơ đồ tính ván khn cầu thang bộ .............................................................136
Hình 9. 10 Ván khn và cột chống cầu thang bộ ......................................................140

xi


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

CHƢƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC CƠNG TRÌNH:

1.1 Nhu cầu đầu tƣ xây dựng cơng trình
Khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng trong những năm gần đây đã trở thành một
trong những khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển vƣợt bậc với mức tăng
trƣởng bình quân hàng năm trừ 6  8 % chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế
thế giới. Điều này thể hiện rõ nét qua việc điều chỉnh chính sách về kinh tế cũng nhƣ
chính trị của các nƣớc phƣơng Tây nhằm tăng cƣờng sự có mặt của mình trong khu

vực Châu Á và cuộc đấu tranh để giành lấy thị phần trong thị trƣờng năng động này
đang diễn ra một cách gay gắt.
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vƣợt bật của các nƣớc trong
khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến rất đáng kể. Đƣờng lối
kinh tế đúng đắn cộng với sự ổn định về chính trị của Việt Nam đã tạo ra một sức hút
mới đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi. Tình hình hoạt động đầu tƣ nƣớc ngồi tại Việt
Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ sau khi nhiều bộ luật và chính sách đƣợc
sửa đổi và ban hành. Nhịp độ giao dịch thƣơng mại và đầu tƣ ngày càng tăng, nhất là
sau khi lệnh cấm vận của Mỹ đƣợc bãi bỏ và Việt Nam tham gia vào các tổ chức
thƣơng mại, khối thị trƣờng chung của các nƣớc.
Nằm tại vị trí trọng điểm, là thủ đơ của cả nƣớc, Hà Nội là trung tâm kinh tế văn
hóa chính trị của quốc gia, là địa điểm tập trung các đầu mối giao thông. Hà Nội đã trở
thành nơi tập trung đầu tƣ của nƣớc ngoài. Hàng loạt các khu công nghiệp, khu kinh tế
mọc lên, cùng với điều kiện sống ngày càng phát triển, dân cƣ từ các tỉnh lân cận đổ về
Hà Nội để làm việc và học tập. Do đó Hà Nội đã trở thành một trong những nơi tập
trung dân lớn nhất nƣớc ta. Để đảm bảo an ninh chính trị để phát triển kinh tế, vấn đề
phát triển cơ sở hạ tầng để giải quyết nhu cầu to lớn về nhà cho ngƣời dân cũng nhƣ
các nhân viên ngƣời nƣớc ngoài đến sinh sống và làm việc là một trong những chính
sách lớn của nhà nƣớc cũng nhƣ của thành phố Hà Nội.
Với quỹ đất ngày càng hạn hẹp nhƣ hiện nay, việc lựa chọn hình thức xây dựng
cơng trình nhà ở cho nhân dân cũng đƣợc cân nhắc và lựa chọn kỹ càng sao cho đáp
ứng đƣợc nhu cầu ở đa dạng của ngƣời dân, tiết kiệm đất và đáp ứng đƣợc yêu cầu
thẩm mỹ, phù hợp với tầm vóc của thủ đơ cả nƣớc.
Trong hồn cảnh đó, việc lựa chọn xây dựng một chung cƣ cao tầng là một giải
pháp thiết thực bởi vì nó có những ƣu điểm sau:
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

1



CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

Tiết kiệm đất xây dựng: đây là động lực chủ yếu của việc phát triển kiến trúc cao
tầng của thành phố, ngoài việc mở rộng thích đáng ranh giới đơ thị, xây dựng nhà cao
tầng là một giải pháp trên một diện tích có hạn, có thể xây dựng nhà cửa nhiều hơn và
tốt hơn.
Có lợi cho công tác sản xuất và sử dụng: Một chung cƣ cao tần khiến cho công
tác và sinh hoạt của con ngƣời đƣợc khơng gian hóa, khiến cho sự liên hệ theo chiều
ngang và theo chiều đứng đƣợc kết hợp lại với nhau, rút ngắn diện tích tƣơng hỗ, tiết
kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất và làm tiện lợi cho việc sử dụng.
Tạo điều kiện cho việc phát triển kiến trúc đa chức năng: Để giải quyết các mâu
thuẫn giữa công tác cƣ trú và sinh hoạt của con ngƣời trong sự phát triển của đô thị đã
xuất hiện các yêu cầu đáp ứng mọi loại sử dụng trong một cơng trình kiến trúc độc
nhất.
Làm phong phú thêm bộ mặt đơ thị: Việc bố trí các kiến trúc cao tầng có số tầng
khác nhau và hình thức khác nhau có thể tạo đƣợc những hình dáng đẹp cho thành
phố. Những tịa nhà cao tầng có thể đƣa đến những khơng gian tự do của mặt đất nhiều
hơn, phía dƣới có thể làm sân bãi nghỉ ngơi cơng cộng hoặc trồng cây cối tạo nên cảnh
đẹp cho đô thị.
Từ đó việc dự án xây dựng CHUNG CƢ A15 - GIẢNG VÕ - HÀ NỘI đƣợc ra
đời để giải quyết chỗ ở cho ngƣời dân. Là một tòa nhà tháp 17 tầng, cơng trình là một
điểm nhấn nâng cao vẻ mỹ quan của thành phố, thúc đẩy thành phố phát triển theo
hƣớng hiện đại.
1.2 Các tài liệu và tiêu chuẩn dùng trong thiết kế
TCXDVN 276:2003 – Cơng trình cơng cộng – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế.
TCXDVN 323:2004 – Nhà ở cao tầng – Tiêu chuẩn để thiết kế.
1.3 Vị trí, đặc điểm và điều kiện tự nhiên khu đất xây dựng
1.3.1 Vị trí xây dựng cơng trình.

Cơng trình “Chung Cƣ A15 - Giảng võ - Hà Nội “đƣợc xây dựng trên khu đất thuộc
phố Nguyễn Quý Đức, quận Giảng võ, Hà Nội do công ty kinh doanh và phát triển nhà
Hà Nội là chủ đầu tƣ.
 Phía Bắc giáp khu tập thể cơng ty xây dựng cơng trình 842.
 Phía Nam giáp phố Nguyễn Q Đức.
 Phía Đơng giáp đƣờng nội bộ và khu tập thể dân cƣ cũ.
 Phía Tây giáp đƣờng đi phân viện Hành chính quốc gia.
Khu đất xây dựng cơng trình “Nhà ở cao tầng A15” là một bãi đất trống, hiện nay khu
đất này nằm trong dự án quy hoạch và sử dụng của thành phố Hà Nội.
1.3.2 Điều kiện tự nhiên.
a. Khí hậu.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

2


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

Cơng trình nằm ở thành phố Hà Nội, nhiệt độ trung bình hàng năm là 27o C,
chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất (tháng 4) và tháng thấp nhất (tháng 12) là 12o
C. Thời tiết hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mƣa và mùa khô. Mùa mƣa từ
tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung bình từ
75% đến 80%. Tháng có sức gió mạnh nhất là tháng 8, tháng có sức gió yếu nhất là
tháng 11. Tốc độ gió lớn nhất là 28 m/s.
b. Địa chất.
Địa chất cơng trình của khu đất xây dựng (thuộc quận Giảng võ - Hà Nội) thuộc
loại đất hơi yếu nên phải lựa chọn phƣơng án móng thích hợp để đảm bảo điều kiện
chịu lực cho cơng trình.

1.4 Nội dung và quy mơ đầu tƣ cơng trình.
Tổng diện tích khu đất: 1500 m2.
Cơng trình là nhà ở nên các tầng chủ yếu (từ 1 15) dùng bố trí các căn hộ phục
vụ nhu cầu ở. Tầng trệt dùng dể bố trí các phịng quản lý, dịch vụ phục vu nhu cầu
mua bán, giải trí... của các hộ gia đình cũng nhƣ nhu cầu chung của thành phố. Tầng
hầm đƣợc bố trí các phịng kỹ thuật và làm ga ra. Tầng mái bố trí bể nƣớc 70m3 phục
vụ cho nhu cầu sinh hoạt của chung cƣ.
Công trình có tổng chiều cao 62,3 m kể từ cốt  0,000 là sàn tầng trệt. Sàn tầng
hầm ở cốt -3,00m. Mặt đất tự nhiên ở cốt -0,75 m so với cốt  0,000
1.5 Giải pháp kết cấu cơng trình.
1.5.1 Thiết kế tổng mặt bằng
Đảm bảo mật độ tăng cƣờng diện tích cây xanh,các khoảng cây xanh, sân vƣờn
làm cho kiến trúc cơng trình trở nên mềm mại và linh động hơn.Tổ chức lối giao thơng
xung quanh cơng trình , vừa đảm bảo cách ly với ranh giới đất , tạo sự thơng thống và
có tầm nhìn hợp lý. Lối xe tầng hầm của khối cơng trình nằm ở trục đƣờng nội bộ
chính của khu đất , vị trí giao thông thuận tiện, bố trị hành lang đi bộ xung quanh cơng
trình khơng ảnh hƣởng đến giao thơng của xe
1.5.2 Mặt đứng
- Mặt đứng cơng trình đƣợc thiết kế hiện đại, kiến trúc mặt đứng cơng trình đƣợc
thiết kế đảm bảo tính thẩm mỹ ,đáp ứng yêu cầu tạo ra 1 tổng thể đẹp và hiện đại.
- Cơng trình sử dụng các cửa đi ,cửa sổ trƣợt, kết hợp với các lô gia tạo nên mặt
đứng phong phú và tạo ra các khơng gian thơng thống thuận tiện khai thác sử dụng
cho các chức năng chính của cơng trình .

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

3



CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

1.5.3 Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Cơng trình đƣợc trang bị hệ thống phịng cháy chữa cháy trên mỗi tầng và trong
mỗi phòng.Thiết kế tuân theo các yêu cầu phòng chống cháy nổ và tiêu chuẩn liên qua
khác:bao gồm các bộ phận ngăn chặn cháy ,lối thoát nạn,cấp nƣớc chữa cháy)
Dọc hành lang bố trí các hộp chống cháy bằng các bình khí nén thân thiện với
môi trƣờng
Hệ thống thang máy ,thang bộ đƣợc tính tốn đủ để thốt nạn, thốt hiểm khi có
sự cố cháy
1.5.4 Hệ thống thơng thống chiếu sáng
- Về quy hoạch: xung quang cơng trình trồng hệ thống cây xanh để che
nắng,chắn bụi,điều hịa khơng khí.
- Về thiết kế : Các căn hộ đƣợc bố trí hệ thống cửa sổ để tận dụng nguồn ánh
sáng tự nhiên đảm bảo lƣu thơng khơng khí trong và ngồi cơng trình ,ở các phịng cịn
bố trí các hệ thống máy điều hịa.
- Ở giữa cơng trình có bố trí hệ lam thơng thống ở giữa hai thang máy nhằm tạo
khơng gian thống đãng cho cơng trình.
- Ngồi ra cịn bố trí hệ thống sáng nhân tạo cũng đƣợc bố trí sao cho có thể phủ
đƣợc những vị trí cần chiếu sáng .
1.5.5 Hệ thống cấp nước và sử lý chất thải
- Nƣớc ở đây là nƣớc lấy từ trạm bơm cấp nƣớc thành phố Hà Nội .Thoát nƣớc
mƣa bằng hệ thống rãnh trên sân thƣợng theo đƣờng ống kĩ thuật dẫn xuống đất và
thốt ra ngồi cống khu vực.
- Đƣờng ống thốt nƣớc đặt dƣới dất sử dụng ống PVC chịu áp lực cao.
- Hệ thống thoát nƣớc đƣợc chia thành 2 phần riêng biệt :
- Hệ thống thoát nƣớc mƣa: nƣớc mƣa từ trên mái cơng trình,ban cơng đƣợc thu
vào các ống thu nƣớc chảy vào các hố ga và đƣa ra hệ thống thoát nƣớc của thành phố.
- Hệ thống thoát nƣớc thải :nƣớc thải sinh hoạt đƣợc thu vào các ống thu nƣớc và

đƣa vào các bể xử lý nƣớc thải . Nƣớc sau khi đƣợc xử lý sẽ đƣợc đƣa ra hệ thống
thoát nƣớc của thành phố.
1.5.6 Hệ thống điện
- Nguồn điện đƣợc cung cấp cho cơng trình phần lớn từ trạm cấp điện của nhà
máy thông qua trạm biến thế riêng. Ngoài ra cần phải chuẩn bị một máy phát điện
riêng cho cơng trình phịng khi điện lƣới có sự cố. Điện cấp cho cơng trình chủ yếu để
chiếu sáng, điều hịa khơng khí và dùng cho máy vi tính.

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

4


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

1.6 Lựa chọn giải pháp kết cấu của cơng trình
1.6.1 Kết cấu chịu lực
Ta chọn phƣơng án hệ kết cấu chịu lực là hệ khung cứng, vách cứng, kết hợp với
lõi cứng.
1.6.2 Vật liệu
Đối với nhà cao tầng, nội lực trong cột là rất lớn, sử dụng khung thép sẽ có lợi
hơn khung bê tơng.
Thép là vật liệu có cƣờng độ cao. Việc sử dụng thép với các vách ngăn nhẹ sẽ
giảm đƣợc đáng kể khối lƣợng tham gia dao động của cơng trình. Qua đó, giảm đƣợc
đáng kể khối lƣợng qn tính sinh ra trong quá trình dao động mà vẫn đảm bảo khả
năng chịu lực của tiết diện.
Tính biến dạng của thép cũng vƣợt trội so với bê tơng, nó làm tăng khả năng
phân tán năng lƣợng của kết cấu trong quá trình dao động.

Thép là vật liệu lý tƣởng, đồng nhất và đẳng hƣớng. Tính chất này hạn chế sự
tách thớ, làm giảm tiết diện cấu kiện trong quá trình chịu lực. Mặt khác cũng phù hợp
với các lý thuyết tính tốn của sức bền vật liệu, tránh việc sử dụng các hệ số gần đúng
khi sử dụng vật liệu bêtơng.
Nói nhƣ thế khơng có nghĩa là vật liệu thép khơng có những nhƣợc điểm, đó là:
Bị ăn mịn: Vật liệu thép dễ bị ăn mịn trong khơng khí ẩm hoặc bị xâm thực. Từ
sự ăn mòn cho đến phá hoại tiết diện có khi chỉ diễn ra trong vài ba năm. Chi phí bảo
dƣỡng kết cấu thép là khá lớn.
Chịu lửa kém: Dù không cháy nhƣng thép biến dạng dẻo ở nhiệt độ khoảng 500 0
600 C, mất khả năng chịu lực và kết cấu bị sụp đổ.
Bảng 1. 1 So sánh các đặc tính Thép và Bê tơng
Đặc tính

Bê tơng

Thép

Khả năng chịu lực

Cƣờng độ chịu nén của bê
Tông B25: R=14,5 N/mm2

Cƣờng độ chịu nén của thép
CT34 là: R=220N/mm2

Trọng lƣợng riêng

25 kN/m3

78.5 kN/m3


Tỷ lệ giữa trọng lƣợng
riêng và cƣờng độ tính c = 2,4.10-3 (m-1)
tốn: c = g/R
Tính cơng nghiệp hóa

Đổ tại chỗ hoặc sản xuất
trong nhà máy

Tính cơ động trong thi
Khó vận chuyển
cơng

c = 3,7.10-4 (m-1) (chứng tỏ
thép là vật liệu nhẹ hơn)
Chế tạo chính xác, định hình
hóa trong nhà máy
Vận chuyện, lắp dựng dễ dàng

Kết luận: việc sử dụng cấu kiện bê tông cốt thép trong nhà cao tầng là hợp lí vì nó kết
hợp đƣợc các đặc tính của cả bê tông và cốt thép.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

5


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI


1.7 Đánh giá các chỉ tiêu kinh tế xây dựng
- K0 là tỷ số diện tích đất xây dựng cơng trình trên diện tích lơ đất (%), trong đó
diện tích xây dựng cơng trình tính theo hình chiếu mặt bằng mái cơng trình.

- Hsd là tỉ số của tổng diện tích sàn tồn cơng trình trên diện tích lơ đất.

1.8 Kết luận
- Theo TCXDVN 323:2004, mục 5.3 khi xây dựng nhà ở cao tầng trong các đô
thị mới, mật độ xây dựng không vƣợt quá 40% và hệ số sử dụng đất không quá 5.
Trong trƣờng hợp cơng trình đang tính, hai hệ số trên khơng thỏa, đó là vì cơng trình
xây dựng trong khu vực trung tâm thành phố. Cũng theo TCXDVN 323:2004 mục 5.1,
nhà cao tầng có thể xây chen trong các đơ thị khi đảm bảo đủ nguồn cung cấp dịch vụ
hạ tầng cho cơng trình nhƣ điện, nƣớc, giao thơng và đảm bảo việc đầu nối với các kết
cấu hạ tầng của khu đơ thị. Đồng thời khi đó các hệ số mật độ xây dựng và hệ số sử
dụng đất đƣợc xem xét theo điều kiện cụ thể của lô đất và đƣợc cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
- Việc UBND quận Ba Đình chấp thuận dự án đầu tƣ xây dựng chung cƣ A15 là
một việc làm hết sức cần thiết , đây cũng là chủ trƣơng thiết thực của Thành phố.

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

6


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

CHƢƠNG 2. TÍNH TỐN SÀN TẦNG 5.


2.1 Các số liệu tính tốn của vật liệu
Bê tơng B25 có: Rb = 14,5 (MPa) = 145 (daN/cm2).
Rbt = 1,2 (MPa) = 12 (daN/cm2).
Eb = 30000 (MPa) = 300000 (daN/cm2).
Cốt thép Ø < 10 dùng thép CI có Rs = Rsc = 225 MPa = 2250 (daN/cm2).
Cốt thép 10 ≤ Ø ≤ 18 dùng thép CII có Rs = Rsc = 280 MPa = 2800 (daN/cm2).
Cốt thép Ø > 18 dùng thép CIII có Rs = Rsc = 360 MPa = 3600 (daN/cm2).
2.2 Sơ đồ phân chia ô sàn

Hình 2. 1 Sơ đồ phân chia ơ sàn.
Quan niệm tính tốn: Tuỳ thuộc vào sự liên kết ở các cạnh của ơ sàn mà có thể
xem là liên kết ngàm hay liên kết khớp. Nếu sàn liên kết với dầm giữa thì xem là

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

7


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

ngàm, nếu dƣới sàn không có dầm thì xem là tự do. Nếu sàn liên kết với dầm biên thì
xem là khớp, khi dầm biên lớn ta cũng có thể xem là ngàm.
Có quan niệm nếu dầm biên mà là dầm khung thì xem là ngàm, nếu là dầm phụ
(dầm dọc) thì xem là khớp.
Lại có quan niệm dầm biên xem là khớp hay ngàm phụ thuộc vào tỉ số độ cứng
của sàn và dầm biên.
Các quan niệm này cũng chỉ là gần đúng vì thực tế liên kết sàn vào dầm là liên
kết có độ cứng hữu hạn (mà khớp thì có độ cứng = 0, ngàm có độ cứng = ).

Nên thiên về an toàn: quan niệm sàn liên kết vào dầm biên là liên kết khớp để
xác định nội lực trong sàn. Nhƣng khi bố trí thép thì dùng thép tại biên ngàm đối diện
để bố trí cho biên khớp  an toàn.

Khi

l2
 2 : Bản chủ yếu làm việc theo phƣơng cạnh bé: Bản loại dầm.
l1

Khi

l2
 2 : Bản làm việc theo cả hai phƣơng: Bản kê bốn cạnh.
l1

Trong đó:

l1 - kích thƣớc theo phƣơng cạnh ngắn.
l2 - kích thƣớc theo phƣơng cạnh dài.

Căn cứ vào kích thƣớc, cấu tạo, liên kết, tải trọng tác dụng, ta chia nhƣ sau:
Bảng 2. 1 Phân loại ơ sàn
Ơ sàn

l1 (m)

l2 (m)

l2/l1


Liên kết
biên

Loại ơ bản

S1

5,50

7,50

1,36

2N, 2K

Bản kê 4 cạnh

S2

5,50

6,50

1,18

3N, 1K

Bản kê 4 cạnh


S3

5,50

7,50

1,36

3N, 1K

Bản kê 4 cạnh

S4

4,33

5,50

1,27

4N

Bản kê 4 cạnh

S5

2,26

2,53


1,12

4N

Bản kê 4 cạnh

S6

3,00

3,40

1.14

4N

Bản kê 4 cạnh

S7

3,85

6,50

1,68

4N

Bản kê 4 cạnh


Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

8


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

Ô sàn

l1 (m)

l2 (m)

l2/l1

Liên kết
biên

Loại ô bản

S8

4,00

7,50

1.87


3N, 1K

Bản loại dầm

S9

4,00

6,50

1,62

4N

Bản kê 4 cạnh

S10

4,00

7,50

1,87

3N, 1K

Bản loại dầm

S11


4,00

6,50

1,62

2N, 2K

Bản kê 4 cạnh

2.3 Chọn chiều dày sàn
Chọn chiều dày bản sàn theo cơng thức: hb 

D
.l
m

Trong đó:
l: là cạnh ngắn của ơ bản.
D = 0,8 ÷ 1,4 phụ thuộc vào tải trọng. Chọn D = 1.
m = 30 ÷ 35 với bản loại dầm.
= 40 ÷ 45 với bản kê bốn cạnh.
Do kích thƣớc nhịp các bản khơng chênh lệch nhau lớn, ta chọn hb của ô lớn nhất
cho các ơ cịn lại để thuận tiện cho thi cơng và tính tốn. Đồng thời, phải đảm bảo hb >
6cm đối với cơng trình dân dụng.

1
1
 ).5,50  (0,13  0,15) m .
40 45

Vậy chọn thống nhất chiều dày các ô sàn là 140mm.
hb  (

2.4 Xác định tải trọng
2.4.1 Tĩnh tải sàn
Trọng lƣợng các lớp sàn: dựa vào cấu tạo kiến trúc lớp sàn, ta có:
gtc = . (daN/cm2): tĩnh tải tiêu chuẩn.
gtt = gtc.n (daN/cm2): tĩnh tải tính tốn.
Trong đó:  (daN/cm3): trọng lƣợng riêng của vật liệu.
n: hệ số vƣợt tải lấy theo TCVN 2737-1995.
Sàn loại 1: sàn phòng ngủ, phòng ở, bếp, hành lang.

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

9


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

Bảng 2. 2 Tỉnh tải các lớp sàn loại 1
Loại
sàn

Sàn loại
1






gtc

(m)

(kN/m3)

(kN/m2)

Gạch lát nền ceramic
300x300

0,01

22

0,22

1,1

0,242

Vữa lát nền.

0,015

16

0,24


1,3

0,312

Sàn BTCT

0,14

25

3,5

1,1

3,85

Trát trần.
Tổng

0,015

16

0,24
4,2

1,3

0,312

4,72

Cấu tạo

gtt
n

(kN/m2)

Sàn loại 2: sàn phòng vệ sinh, lô-gia
Bảng 2. 3 Tỉnh tải các lớp sàn loại 2
Loại
sàn

Cấu tạo

Sàn loại
2

Gạch lát nền ceramic
300x300
Vữa lát nền.
Sàn BTCT
Trát trần.
Tổng


(m)




gtc

(kN/m3) (kN/m2)

n

gtt
(kN/m2)

0,02

22

0,44

1,1

0,484

0,015
0,14
0,015

16
25
16

0,24
3,5

0,24
4,42

1,3
1,1
1,3

0,312
3,85
0,312
4,96

2.4.2 Trọng lượng tường ngăn, tường bao che và lan can trong phạm vi ô sàn
Tƣờng ngăn giữa các khu vực khác nhau trên mặt bằng dày 100mm.
Đối với các ô sàn có tƣờng đặt trực tiếp trên sàn khơng có dầm đỡ thì xem tải
trọng đó phân bố đều trên sàn. Trọng lƣợng tƣờng ngăn trên dầm đƣợc quy đổi thành
tải trọng phân bố truyền vào dầm.
Chiều cao tƣờng đƣợc xác định: ht = H – hds = 3,6 – 0,18 = 3,42m.
Trong đó:
H: chiều cao tầng nhà.
hds: chiều cao dầm hoặc sàn trên tƣờng tƣơng ứng.
Công thức quy đổi tải trọng tƣờng trên ô sàn về tải trọng phân bố trên ô sàn:

g tt t s 

(St  Sc ).(nt . t . t  nv .2. v . v )  nc .Sc . c  nlc .Llc . lc
(daN/m2).
Si

Trong đó: St (m2): diện tích bao quanh tƣờng.

Sc (m2): diện tích cửa.
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

10


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

Llc (m): chiều dài lan can.
nt, nc, nv, nlc: hệ số độ tin cậy đối với tƣờng, cửa và vữa.
(nt = 1,1; nc = 1,3; nv = 1,3; nlc = 1,3)

 t = 0,1(m): chiều dày của mảng tƣờng 10.
 t = 0,2 (m): chiều dày của mảng tƣờng 20.
 v = 0,015 (m): chiều dày của lớp vữa trát tƣờng.

 t = 1500 (daN/m3): trọng lƣợng riêng của tƣờng (khối xây gạch có lỗ).
 v = 1600 (daN/m3): trọng lƣợng riêng của vữa trát tƣờng.
 c = 650 (daN/m2): trọng lƣợng của 1m2 cửa gỗ sua.
 lc = 36 (daN/m): trọng lƣợng của 1m lan can.
Si (m2): diện tích ơ sàn đang tính tốn.
Tổng tĩnh tải từng ơ sàn tầng điển hình: gtt = gttt-s + gtts (daN/m2).
Xem bảng 1 phụ lục 1 tải trọng tác dụng lên sàn tầng 5.
2.4.3 Hoạt tải sàn
Hoạt tải tiêu chuẩn ptc (daN/m2) đƣợc lấy theo bảng 3, trang 6 TCVN 2737-1995.
Cơng trình đƣợc chia làm nhiều loại phòng với chức năng khác nhau. Căn cứ vào
mỗi loại phòng chức năng ta tiến hành tra bảng để xác định hoạt tải tiêu chuẩn và sau
đó nhân với hệ số vƣợt tải n. Ta sẽ có hoạt tải tính toán ptt (daN/m2).

Theo tiêu chuẩn TCVN 2737-1995, trang 9, mục 4.3.3, hệ số độ tin cậy đối với
tải trọng phân bố đều trên sàn và cầu thang lấy bằng:
n = 1,3 khi ptc < 200 (daN/m2).
n = 1,2 khi ptc ≥ 200 (daN/m2).
Tại các ơ sàn có nhiều loại hoạt tải tác dụng, ta chọn giá trị lớn nhất trong các
hoạt tải để tính tốn.
Theo tiêu chuẩn TCVN 2737-1995, trang 9, mục 4.3.4 có nêu khi tính dầm chính,
dầm phụ, bản sàn, cột và móng, tải trọng tồn phần trong bảng 3 TCVN 2737-1995
đƣợc phép giảm nhƣ sau:
 Đối với các phòng nêu ở mục 1, 2, 3, 4, 5 nhân với hệ số ψA1 (khi A > A1 = 9m2)
=> Hệ số giảm tải:  A1  0, 4 

0,6
A A1

A – Diện tích chịu tải tính bằng m2.
 Đối với các phòng nêu ở mục 6, 7, 8, 10, 12, 14 nhân với hệ số ψA2
(khi A > A2 = 36m2)

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

11


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

=> Hệ số giảm tải:  A 2  0, 4 


0,6
A A2

Xem bảng 2 phụ lục 1 tải trọng tác dụng lên sàn tầng 5.
2.4.4 Tổng tải trọng tính tốn
qtt = (gtt + ptt)
Xem bảng 3 phụ lục 1 tải trọng tác dụng lên sàn tầng 5.
2.5 Xác định nội lực cho các ô sàn
Nội lực trong sàn đƣợc tính theo sơ đồ đàn hồi.
Trong sàn, khi ta đặt tải trọng vào một ô sàn thì tại các ơ cịn lại cũng sinh ra nội
lực.
Để đơn giản khi tính tốn ta tách thành các ô bản độc lập để tính nội lực.
2.5.1 Nội lực trong ô sàn bản dầm
Cắt dải bản rộng 1m theo phƣơng cạnh ngắn và xem nhƣ một dầm.
Tải trọng phân bố đều tác dụng lên dầm: qtt = (gtt + ptt).1m (daN/m).
Tuỳ thuộc vào liên kết cạnh bản mà các sơ đồ tính đối với dầm trên.

Hình 2. 2 Sơ đồ tính ơ sàn bản dầm
2.5.2 Nội lực trong bản kê 4 cạnh
Sơ đồ nội lực tổng quát:

Hình 2. 3 Sơ đồ tính ơ sàn bản kê 4 cạnh
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

12


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI


Moment nhịp:
 Moment dƣơng lớn nhất giữa nhịp theo phƣơng cạnh ngắn:
M1 = α1.(g + p).l1.l2 (daN.m/m).
 Moment dƣơng lớn nhất giữa nhịp theo phƣơng cạnh dài:
M2 = α2.(g + p).l1.l2 (daN.m/m).
Moment gối:
 Moment âm lớn nhất ở trên gối theo phƣơng cạnh ngắn:
MI = M’I = -β1.(g + p).l1.l2 (daN.m/m).
 Moment âm lớn nhất ở trên gối theo phƣơng cạnh dài:
MII = M’II = -β2.(g + p).l1.l2 (daN.m/m).
Trong đó: α1, α2, β1, β2: hệ số tra bảng, phụ thuộc vào sơ đồ liên kết 4 biên và tỉ
số l1/l2.
(Phụ lục 6 Sách kết cấu BTCT phần cấu kiện cơ bản, trang 160 của Gs.Ts
Nguyễn Đình Cống).
2.6 Tính tốn cốt thép cho các ơ sàn
Tính thép bản nhƣ cấu kiện chịu uốn có bề rộng b = 1m; chiều cao h = hb
Xác định:

m 

M
Rb .b.h02

d
d
Trong đó: h0  h  (abv  ) hoặc h0  h  (abv  d1  2 )
2
2


abv:chiều dày lớp bê tông bảo vệ,
d1, d2: lần lƣợt là đƣờng kính thép chịu moment dƣơng lớp trên và dƣới của bản.
M - moment tại vị trí tính thép.
Kiểm tra điều kiện:
 Nếu  m   R : tăng bề dày sàn hoặc tăng cấp độ bền bê tông để đảm bảo điều
kiện hạn chế  m   R

1
 Nếu  m   R : thì tính   . 1  1  2. m 
2
Diện tích cốt thép yêu cầu trong phạm vi bề rộng bản b = 1m:
M
ASTT 
(mm2 )
 .RS .h0
Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

13


CHUNG CƯ A15 GIẢNG VÕ-HÀ NỘI

Khoảng cách cốt thép tính toán:
a .b a .1000
sTT  s TT  s TT (mm)
As
As
Kiểm tra hàm lƣợng cốt thép:


% 

ASTT
ASTT
.100% 
.100%
b.h0
1000.h0

Điều kiện % > min %= 0,1%.
  nằm trong khoảng 0,3% ÷ 0,9% là hợp lý.
 Nếu % ≤ min %= 0,1% thì lấy ASmin = min.b.h0 (mm2).
Việc bố trí cốt thép cần phải phối hợp cốt thép giữa các ô sàn với nhau, với
khoảng cách cốt thép bố trí s BT  sTT .
Tính lại diện tích cốt thép bố trí ASBT theo khoảng cách s BT :

ASBT 

aS .1000
(mm2 )
BT
s

2.7 Bố trí cốt thép
2.7.1 Đường kính, khoảng cách
Đƣờng kính cốt thép chịu lực trong ô bản: d ≤ h/10.
Khoảng cách thép chịu lực: 70mm ≤ s ≤ 200mm.
2.7.2 Thép mũ chịu moment âm


Hình 2. 4 Bố trí cốt thép mũ cho ơ bản
Tại vùng giao nhau để tiết kiệm có thể đặt 50% As của mỗi phƣơng nhƣng khơng
ít hơn 3 thanh/1m dài. (để an tồn thì khơng áp dụng)
2.7.3 Cốt thép phân bố
Diện tích cốt thép phân bố phải ≥ 10% diện tích cốt chịu lực nếu l2 / l1  3 và ≥
20% diện tích cốt chịu lực nếu l2 / l1  3 .
Khoảng cách các thanh s ≤ 350mm.
(Đƣờng kính cốt thép phân bố) ≤ (đƣờng kính thép chịu lực).

Sinh viên thực hiện: Phạm Văn Chiện

Hƣớng Dẫn: TS. Nguyễn Quang Tùng

14


×