Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất trong điều kiện biến đổi khí hậu – trường hợp nghiên cứu tại thành phố cần thơ TT TIENG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Quản lý Đất đai
Mã ngành: 62 85 01 03

HUỲNH PHÚ HIỆP

ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT LÀM
CƠ SỞ CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
–TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Cần Thơ, 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Lê Văn Khoa

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: Phòng Bảo vệ luận án Tiến sĩ, Nhà Điều hành,
Trường Đại học Cần Thơ.
Vào lúc … giờ … ngày … tháng … năm ….

Phản biện 1:
Phản biện 2:


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.
Thư viện Quốc gia Việt Nam.


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
1. Huỳnh Phú Hiệp, Lê Quang Trí, Lê Văn Khoa, Nguyễn Thị Ngọc
Lan, 2018. Đánh giá sự tác động của các yếu tố con người đến kế
hoạch sử dụng đất của thành phố Cần Thơ. Tạp chí Khoa học đất
Việt Nam số 53/2018. Trang 95-99.
2. Huỳnh Phú Hiệp, Lê Nguyễn Thị Bích Thu, Lê Văn Khoa và
Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2019. Đánh giá các yếu tố tác động đến
kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2014 làm
cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố
Cần Thơ. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Tập 55 số
3A năm 2019. Trang 33-43.


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Đất là loại tài nguyên quan trọng nhất, tiền đề cho sự phát triển của một Quốc
gia. Quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) luôn là yếu tố quan trọng trong quy hoạch
phát triển chung của quốc gia hay địa phương. Ngày nay, ở những Quốc gia dễ bị
tổn thương do biến đổi khí hậu (BĐKH) như ở Việt Nam, BĐKH tác động có ý nghĩa
đến việc thay đổi sử dụng đất. Cần Thơ với vị trí trung tâm phát triển của vùng Tây
Nam Bộ, đóng góp lớn cho nghiên cứu và phát triển sản xuất nơng nghiệp của Việt
Nam, do đó việc quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất có ý nghĩa quyết định
trong tiến trình phát triển. Một trong những hạn chế lớn nhất làm giảm hiệu quả sử
dụng tài nguyên đất là công tác quy hoạch sử dụng đất, khơng tích hợp đầy đủ các
yếu tố cần thiết trong quy hoạch. Nhiều trường hợp quy hoạch hình thức, duy ý trí,

thiếu cơ sở khoa học và khơng phù hợp với thực tiễn và cho phát triển lâu dài. Thực
chất, do thiếu phương pháp quy hoạch khoa học, không phân tích các yếu tố tác động
ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng đất, trong đó có tác động của biến đổi khí
hậu, làm giảm hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Bên cạnh đó, do hệ thống quản lý có
nhiều hạn chế từ chính sách đất đai đến thực hiện quy hoạch, làm chậm khắc phục
các tác động của tiến trình phát triển hay hạn chế các yếu tố tác động lên tài nguyên
đất, gây tác động lâu dài cho tiến trình phát triển bền vững của khu vực. Phân tích
đánh giá các yếu tố tác động ảnh hưởng đến hiệu quả của việc quy hoạch sử dụng
đất bao gồm tác động của BĐKH là yêu cầu quan trọng trong công tác quy hoạch sử
dụng đất nhằm xác định các giải pháp để thực hiện quy hoạch sử dụng đất đạt hiệu
quả cao và bền vững. Do đó, “Đánh giá các yếu tố tác động đến kết quả thực hiện
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng đất trong điều
kiện biến đổi khí hậu – Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ” rất cấp thiết
cần được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tác động của biến đổi khí hậu; làm cơ sở cho việc đề
xuất các phương pháp và giải pháp hiệu quả cho kỳ quy hoạch sử dụng đất tiếp theo, tăng
cường tính khả thi của công tác quy hoạch sử dụng tài nguyên đất, góp phần vào việc quản
lý tài nguyên, phục vụ cho phát triển bền vững thành phố Cần Thơ.
- Mục tiêu cụ thể: (1) Xác định các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015 của thành phố Cần Thơ; (2) Phân tích
các tác động tích hợp của các nhóm yếu tố: kinh tế - xã hội, chính sách đất đai, quy
trình kỹ thuật và biến đổi khí hậu đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
giai đoạn 2006-2015 của thành phố Cần Thơ; (3) Đề xuất các giải pháp tổng hợp tăng
1


cường hiệu quả của quy hoạch sử dụng đất và sử dụng đất cho thành phố Cần Thơ
trên cơ sở các nhóm yếu tố ảnh hưởng chính.

1.3 Nội dung nghiên cứu
(1) Biên hội và tổng hợp việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai
đoạn 2006-2015 của thành phố Cần Thơ (2) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2015 (3) Đề xuất các giải pháp và xây
dựng phương án lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả và bền vững dưới tác
động của BĐKH.
1.4 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nhóm yếu tố tác động đến việc thực hiện quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2015 gồm các
nhóm yếu tố: Kinh tế - xã hội, Chính sách đất đai, Quy trình kỹ thuật và Biến đổi khí
hậu (sự gia tăng nhiệt độ, sự thay đổi của lượng mưa, sự xâm nhập mặn và yếu tố
ngập lụt).
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện trên 03 quận, huyện có tính đại diện cho vùng nghiên cứu,
bao gồm: quận Cái Răng, huyện Phong Điền và huyện Vĩnh Thạnh thuộc thành phố
Cần Thơ.
1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: (1) Cơ sở khoa học về mặt lý thuyết và thực tiễn cho công
tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; (2) Tài liệu bổ sung phục vụ công tác đào
tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành quản lý đất đai; (3) Tài liệu bổ sung lý
thuyết quy hoạch và quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên đất; (4) Tích hợp đầy
đủ các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, biến đổi khí hậu và cơng cụ phục vụ cho một
quy hoạch đầy đủ có tính khoa học, tính thực tế, phù hợp với điều kiện phát triển
thành phố Cần Thơ; và (5) Góp phần hồn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất,
nhất là phục vụ cho sự phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ.
- Ý nghĩa thực tiễn: (1) Cơ sở quan trọng cho đánh giá và lập quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất. Định hướng lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn
2021-2030 đạt hiệu quả; (2) Nguồn tài liệu cần thiết để các cơ quan quản lý nhà
nước nghiên cứu lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất; (3) Trang bị cho các nhà quản
lý và quy hoạch khu vực phương pháp và các công cụ quy hoạch nhằm thích ứng

với các biến động của điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội và biến đổi khí hậu, đáp
ứng cho q trình phát triển lâu dài; (4) Nâng cao tính khả thi và hiệu quả của công
tác quy hoạch và giảm thiểu sai số của quy hoạch; và (5) Tăng cường sử dụng hợp
lý tài nguyên đất của thành phố Cần Thơ.

2


1.7 Những đóng góp mới của luận án
(1) Xác định được mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quy
hoạch kế hoạch sử dụng đất trong điều kiện đặt trưng của thành phố Cần Thơ, trong
đó nhóm yếu tố con người đóng vai trị quan trọng liên quan đến sử dụng đất nhưng
chưa được các nghiên cứu trước đây quan tâm phân tích đúng tầm. (2) Tích hợp tác
động của nhóm yếu tố biến đổi khí hậu với các nhóm yếu tố tự nhiên, kinh tế và xã
hội cho các loại đất khác nhau, xác định yếu tố ngập lụt có ảnh hưởng đến quy hoạch
sử dụng đất; (3) Bổ sung kỹ thuật quy hoạch sử dụng đất, hoàn thiện lý thuyết quy
hoạch sử dụng đất và khả năng áp dụng trong thực tiễn, khắc phục hạn chế của công
tác quy hoạch truyền thống, tăng cường tính khả thi và hiệu quả của cơng tác quy
hoạch sử dụng tài nguyên đất, nâng cao lợi ích kinh tế cho nơng dân và lợi ích sinh
thái phục vụ cho phát triển bền vững của thành phố Cần Thơ và (4) Góp phần kiện
tồn hệ thống pháp luật và chính sách nhà nước nhằm nâng cao vai trị của nhóm
yếu tố Con người trong thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, đồng thời xây
dựng được 5 bước thực hiện phương án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất hiệu quả
dưới tác động của biến đổi khí hậu.

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Quy hoạch sử dụng đất ln là quy hoạch động, q trình xoắn ốc: “Kế hoạch –
Thực hiện - Kế hoạch (Lê Quang Trí, 2005).
Nhiều tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất hiện nay, như: Kế hoạch sử dụng đất
hàng năm cấp huyện chậm được phê duyệt; Công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy

hoạch kéo dài; Lập kế hoạch không đồng nhất về thời gian; Chất lượng của nhiều
quy hoạch còn thấp và thiếu đồng bộ; Quy hoạch sử dụng đất chưa trở thành “hiến
kế của cuộc sống”, tính phổ cập chưa cao, quy trình điều chỉnh quy hoạch chưa thật
hợp lý để đảm bảo tính kịp thời và phù hợp với yêu cầu thực tiễn (Nguyễn Đình
Bồng, 2007).
Vấn đề quy hoạch sử dụng đất trong thời gian qua được thực hiện trên cơ sở hiện
trạng sử dụng đất, dựa trên ý chí chủ quan của nhà quản lý, trình độ năng lực đánh
giá việc lập quy hoạch còn hạn chế, ít có sự tham gia của cộng đồng nên trong quá
trình thực hiện thường xuyên xảy ra mâu thuẫn. Hiện nay, có rất nhiều bất cập xảy
ra giữa người có đất trong khu quy hoạch và nhà quy hoạch ảnh hưởng đến cộng
đồng (Lê Quang Trí, 2010).

3


Pháp luật về quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam hiện hành cịn thiếu đồng bộ,
thiếu tính khả thi, chưa thể hiện tính dự báo và ổn định, chưa đảm bảo tính cơng
khai, minh bạch và dân chủ (Lê Thị Phúc, 2014).
Quy hoạch sử dụng đất chịu tác động của nhiều yếu tố (Lê Anh Tuấn, Võ Quang
Minh, 2015), trong đó 3 nhóm người chính cùng hoạt động có ảnh hưởng chủ đạo:
người sử dụng đất đai, nhà lãnh đạo, người lập quy hoạch (Lê Quang Trí, 2010).
Qua các nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất cho thấy có nhiều nguyên nhân
tác động đến quy hoạch sử dụng đất, để xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng
đất hiệu quả trong điều kiện đặc trưng của thành phố Cần Thơ, nghiên cứu đánh giá
tác động của các nhóm yếu tố kinh tế xã hội, nhóm chính sách đất đai, nhóm quy
trình kỹ thuật (3 nhóm yếu tố này chịu tác động của nhóm yếu tố Con người) và
nhóm yếu tố biến đổi khí hậu rất quan trọng và cần thiết để đề xuất các giải pháp và
quy trình lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ khả thi, hiệu quả
và bền vững.


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập trực tiếp nguồn số liệu từ các sở, ban, ngành có liên quan về thực hiện
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2010 và
2011-2015.
3.2 Phương pháp điều tra
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA) qua phiếu điều tra đến các
đối tượng: Nhà lãnh đạo, Người thực hiện quy hoạch (người dân), Nhà đầu tư, Nhà lập
quy hoạch kế hoạch.
3.3 Phương pháp phân tích đánh giá đa tiêu chí (MCA) với kỹ thuật AHP –
GDM
Xác định trọng số các yếu tố: (1) Xác định tiêu chí; (2) Xác định trọng số để đánh giá
mức độ tác động của từng nhóm yếu tố cấp 1 và các yếu tố cấp 2 để xác định yếu tố
chủ đạo tác động đến quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của thành phố Cần Thơ.
3.4 Phương pháp phân tích SWOT
Ứng dụng phương pháp phân tích SWOT làm cơ sở đề xuất các giải pháp và xây
dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả, bền vững.

4


SƠ ĐỒ TỔNG QUÁT LUẬN ÁN

Hình 3.1: Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu
5


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Xác định các yếu tố tác động đến việc thực hiện KHSDĐ giai đoạn 20062015
Kết quả điều tra thực tế từ người dân và chính quyền địa phương tại các vùng

quy hoạch ở quận Cái Răng, huyện Phong Điền và huyện Vĩnh Thạnh, cho thấy
nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên khơng ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện
KHSDĐ trong giai đoạn này, 100% hộ dân cho biết điều kiện về chất lượng đất,
nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa thích hợp cho canh tác nông nghiệp. Các yếu tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện KHSDĐ chủ yếu thuộc về nhóm kinh tế - xã hội và nhóm
chính sách đất đai.
Tham khảo ý kiến chuyên gia (là cán bộ trực tiếp phụ trách lĩnh vực quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất của thành phố Cần Thơ trong những năm qua) với mục tiêu
xác định mức độ tác động của các nhóm yếu tố kết hợp sử dụng phương pháp phân
tích đánh giá đa tiêu chí (MCA) với kĩ thuật AHP-GDM để xác định mức độ ảnh
hưởng của mỗi yếu tố và tìm ra yếu tố chủ đạo.
Kết quả phân tích và điều tra thực tế xác địng được 3 nhóm yếu tố tác động:
kinh tế - xã hội, chính sách đất đai và quy trình kĩ thuật, sau đây gọi là yếu tố cấp 1.
Trong mỗi yếu tố cấp 1 có các yếu tố tác động gọi là yếu tố cấp 2, kết quả được trình
bày qua Bảng 4.1
Bảng 4.1: Nhóm yếu tố cấp 1 và các yếu tố cấp 2 ảnh hưởng đến việc thực hiện
KHSDĐ
Yếu tố cấp 1
Kinh tế - xã hội

Yếu tố cấp 2
Giá thị trường
Khả năng nguồn vốn
Thị trường xuất khẩu
Cơ sở hạ tầng (kỹ thuật, xã hội)
Sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan
Dân số, lao động
Tập quán
Sự tham gia của người dân


Chính sách đất đai

Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thu hồi đất
Thu hút đầu tư
Đào tạo nghề, việc làm
6


Yếu tố cấp 1

Yếu tố cấp 2
Hỗ trợ vốn

Quy trình kĩ thuật

Số liệu thu thập, đo đạc
Trình độ, kinh nghiệm người làm công tác quy hoạch
Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
(Nguồn: kết quả điều tra, 2017)

 Xét trên yếu tố cấp 1: Tổng hợp các ý kiến chuyên gia về mức độ tác động của
các nhóm yếu tố đến việc thực hiện KHSDĐ được trình bày qua Bảng 4.2
Bảng 4.2. Kết quả mức độ ưu tiên của yếu tố cấp 1
Yếu tố cấp 1
i

KTXH

Chính
sách

đất đai

j
1
Chính
sách
3
đất đai
Quy
trình
5
kỹ
thuật
Quy
trình
3
kỹ
thuật

CR (%)

Tổng
hợp

Kết quả đánh giá của chuyên gia thứ
2

3

4


5

6

7

8

9

1/3

1

2

1/3

1/2

4

1/3

6

1,115

4


3

4

3

5

6

4

5

4,228

5

4

5

5

6

3

5


2

4,013

8,17

3,34

2,51

7,47

7,53

3,34 7,47

0,79

4,67

0,03

Qua kết quả Bảng 4.2 cho thấy, mỗi yếu tố cấp 1 có mức độ tác động khác nhau
đến việc thực hiện KHSDĐ. Cụ thể, yếu tố về kinh tế - xã hội tác động quan trọng
hơn yếu tố về chính sách đất đai với mức điểm 1,115; yếu tố kinh tế - xã hội quan
trọng hơn yếu tố về quy trình kỹ thuật 4,228 lần và yếu tố chính sách đất đai được
đánh giá quan trọng hơn yếu tố về quy trình kĩ thuật là 4,013 lần. Tỷ số nhất quán
CR của từng chuyên gia đều nhỏ hơn 10%, cho thấy sự nhận định của từng chuyên
gia về các yếu tố cấp 1 đều phù hợp để tổng hợp và xác định trọng số cho từng yếu

tố. Kết quả ma trận so sánh cặp giữa các yếu tố từ trung bình cộng của 9 chuyên gia
được trình bày qua Bảng 4.3.

7


Bảng 4.3: Ma trận so sánh cặp về mức độ quan trọng của các yếu tố cấp 1
Yếu tố cấp 1
KT-XH

KT-XH

Chính sách

Quy trình

Trọng

đất đai

kỹ thuật

số

29/26

389/92

0,47


1

Chính sách đất đai

26/29

1

305/76

0,43

Quy trình kỹ thuật

22/93

1/4

1

0,11

Qua Bảng 4.3 cho thấy, kết quả ma trận giá trị trọng số của yếu tố về kinh tế xã hội là 0,47 ảnh hưởng nhiều nhất đến việc thực hiện KHSDĐ; kế đến là yếu tố
về chính sách đất đai với trọng số 0,43 và trọng số của yếu tố về quy trình kĩ thuật
là 0,11.
Kết quả đánh giá xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố cấp 1 được
sắp theo thứ tự giảm dần: kinh tế - xã hội > chính sách đất đai > quy trình kĩ thuật.
Trong mỗi nhóm yếu tố cấp 1 có các yếu tố cấp 2 và kết quả đánh giá mức độ
tác động như sau:
 Xét các yếu tố cấp 2

Đánh giá các yếu tố thuộc yếu tố cấp 1 - Kinh tế xã hội: Tổng hợp các ý kiến
chuyên gia về mức độ tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện KHSDĐ, kết quả tính
ma trận giá trị trọng số của các yếu tố cấp 2: Giá thị trường > khả năng nguồn vốn
> thị trường xuất khẩu > sự đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan > cơ sở hạ
tầng > dân số, lao động > tập quán > sự tham gia của người dân.
Đánh giá các yếu tố thuộc yếu tố cấp 1 - Chính sách đất đai: Tổng hợp các ý
kiến chuyên gia về mức độ tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện KHSDĐ, kết quả
tính ma trận giá trị trọng số của các yếu tố cấp 2: Bồi thường, hỗ trợ tái định cư >
Thu hút đầu tư > Hỗ trợ vốn > Đào tạo nghề, việc làm.
Đánh giá các yếu tố thuộc yếu tố cấp 1 - Quy trình kĩ thuật: Tổng hợp các ý kiến
chuyên gia về mức độ tác động ảnh hưởng đến việc thực hiện KHSDĐ, kết quả tính
ma trận giá trị trọng số của các yếu tố cấp 2: Trình độ, kinh nghiệm người làm cơng
tác QH > Số liệu thu thập, đo đạc > Quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
Trọng số toàn cục bằng tích của nhóm yếu tố cấp 1 và các yếu tố cấp 2, được
trình bày qua Bảng 4.4

8


Bảng 4.4: Trọng số toàn cục của các yếu tố tác động đến việc thực hiện KHSDĐ
Trọng số các yếu tố
Yếu tố
cấp 1

Kinh tế xã hội

Chính
sách đất
đai


Quy trình
kỹ thuật

Yếu tố cấp 2

w1

0,47

0,43

0,11

Trọng số toàn cục
w2

w=w1*w2

Giá thị trường

0,22

0,103

Khả năng nguồn vốn

0,24

0,113


Thị trường xuất khẩu

0,19

0,089

Cơ sở hạ tầng (kĩ thuật, xã hội)

0,11

0,052

Sự đồng bộ giữa các cấp, các
ngành liên quan

0,12

0,056

Dân số, lao động

0,04

0,019

Sự tham gia của người dân

0,03

0,014


Tập quán

0,04

0,019

Bồi thường, hỗ trợ tái định cư
trong thu hồi đất

0,40

0,172

Thu hút đầu tư

0,33

0,142

Đào tạo nghề, việc làm

0,09

0,039

Hỗ trợ vốn

0,18


0,077

Số liệu thu thập, đo đạc

0,34

0,037

Trình độ, kinh nghiệm người làm
công tác QH

0,47

0,052

Quản lý, kiểm tra, giám sát việc
thực hiện

0,19

0,021

Kết quả tính trọng số tồn cục cho thấy, nhóm yếu tố kinh tế - xã hội có các yếu
tố giá thị trường và khả năng nguồn vốn có ảnh hưởng quyết định, nhóm chính sách
đất đai, các yếu tố bồi thường hỗ trợ và tái định cư tác động chủ đạo, nhóm yếu tố
quy trình kỹ thuật, các yếu tố về trình độ kinh nghiệm người làm công tác quy hoạch
là yếu tố quan trọng. Ba nhóm yếu tố này đều có chung tác động bởi Con người. Để
xác định vai trò của Con người tác động như thế nào đến việc thực hiện quy hoạch,
9



kế hoạch sử dụng đất, nghiên cứu tiến hành điều tra Người dân, Nhà lãnh đạo, Nhà
đầu tư và Nhà lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất (qua phiếu điều tra) và điều tra
các chuyên gia để tổng hợp ý kiến. Áp dụng phương pháp phân tích đánh giá đa tiêu
chí (MCA) với kỹ thuật AHP- GDM để xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu
tố. Kết quả đã xác định được 4 yếu tố: Nhà Lãnh đạo, Người thực hiện, Nhà đầu tư,
Nhà lập kế hoạch sử dụng đất (sau đây gọi là Yếu tố cấp 1). Trong 4 yếu tố cấp 1
bao gồm 16 yếu tố cấp 2 có tác động đến KHSDĐ của thành phố Cần Thơ được
trình bày ở Bảng 4.5.
Bảng 4.5: Các yếu tố cấp 1 và yếu tố cấp 2 của nhóm yếu tố con người ảnh hưởng
đến việc thực hiện KHSDĐ giai đoạn 2006 - 2015
Yếu tố cấp 1

Yếu tố cấp 2
Chính sách nhà nước
Sự tham gia các ngành

Nhà lãnh đạo

Hiện trạng sử dụng đất
Công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC
Quản lý, giám sát
Điều kiện kinh tế

Người thực hiện

Tập quán địa phương
Trình độ dân trí
Nguồn lao động
Nguồn vốn


Nhà đầu tư

Thời gian thực hiện
Chính sách địa phương
Nhu cầu người dân

Nhà lập kế hoạch

Trình độ, năng lực
Thu nhập số liệu
Chính sách nhà nước

 Xét các yếu tố cấp 1
Tổng hợp các ý kiến chuyên gia về mức độ tác động của các yếu tố đến việc thực
hiện KHSDĐ được trình bày ở Bảng 4.6

10


Bảng 4.6. Giá trị so sánh cặp các yếu tố cấp 1 của các chuyên gia
Kết quả đánh giá của Chuyên gia thứ

So sánh
i

Nhà
lãnh đạo

Người

thực
hiện
Nhà đầu


j

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Aij

Người
thực hiện


3

2

2

4

3

2

2

3

1

87/38
2,29

Nhà đầu


2

1

3


4

1

2

3

1

5

27/13
2,08

Nhà lập
kế hoạch

2

1

2

2

1

3
/

1

1

1

1

121/85
1,42

Nhà đầu


1

1/
2

1

1/
4

1

2

1


1/
2

1

50/63
0,79

Nhà lập
kế hoạch

2

1

3

2

4

5

1

2

3

175/78

2,24

Nhà lập
kế hoạch

1

1

1

1

2

1

1

2

2

63/50
1,26

7

4.35


CR (%)

4.41 2.25 6.53 7.78 4.36

6.91 7.98

6,42

Kết quả Bảng 4.6 cho thấy, tỷ số nhất quán CR của 09 chuyên gia đều nhỏ hơn
10%, cho thấy sự nhận định của mỗi chuyên gia về các yếu tố điều phù hợp để tổng
hợp và xác định trọng số cho mỗi yếu tố. Bảng ma trận so sánh cặp giữa các yếu tố
được trình bày ở Bảng 4.7.
Bảng 4.7 Ma trận so sánh tổng hợp các yếu tố cấp 1 và trọng số các yếu tố tổng hợp
Nhà
lãnh
đạo

Người thực
hiện

Nhà đầu


Nhà lập
quy
hoạch

Trọng
số


1

87/38

27/13

121/85

0,38

Người thực
hiện

38/87

1

50/63

175/78

0,23

Nhà đầu tư

13/27

63/50

1


63/50

0,22

Nhà lập kế
hoạch

26/37

37/83

50/63

1

0,17

Tiêu chuẩn
Nhà lãnh đạo

11


Kết quả ma trận so sánh tổng hợp tại Bảng 4.7 cho thấy, yếu tố Nhà lãnh đạo có
mức độ ảnh hưởng cao nhất, kế đến là yếu tố Người thực hiện, yếu tố Nhà đầu tư và
thấp nhất là yếu tố Nhà lập kế hoạch.
Trong mỗi yếu tố cấp 1 có các yếu tố cấp 2 và kết quả đánh giá mức độ tác động
như sau:
 Xét các yếu tố cấp 2

Yếu tố nhà lãnh đạo: Mức độ quan trọng của các yếu tố được sắp theo thứ tự
giảm dần: Yếu tố chính sách nhà nước > yếu tố sự tham gia của các ngành > yếu tố
hiện trạng sử dụng đất > yếu tố công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư = yếu tố quản
lý, giám sát.
Yếu tố người thực hiện kế hoạch sử dụng đất: Mức độ quan trọng của các yếu tố
được sắp theo thứ tự giảm dần: Yếu tố điều kiện kinh tế = Yếu tố trình độ dân trí >
Yếu tố nguồn lao động > Yếu tố tập quán địa phương.
Yếu tố nhà đầu tư: Mức độ quan trọng của các yếu tố được sắp theo thứ tự giảm
dần: Yếu tố nguồn vốn > yếu tố thời gian thực hiện > yếu tố chính sách địa phương >
yếu tố nhu cầu người dân.
Yếu tố nhà lập kế hoạch: Mức độ quan trọng của các yếu tố được sắp theo thứ tự
giảm dần: Yếu tố chính sách nhà nước > yếu tố trình độ, năng lực > yếu tố thu thập
số liệu.
Kết quả trọng số tồn cục của từng yếu tố được trình bày ở Bảng 4.8
Bảng 4.8 Bảng trọng số toàn cục
Yếu tố
cấp 1

Trọng số
yếu tố
cấp 1
(W1)

Yếu tố cấp 2
Chính sách nhà nước

Nhà lãnh
đạo

Người

thực hiện

0,38

0,23

Sự tham gia các
ngành
Hiện trạng sử dụng
đất.
Công tácbồi thường,
hỗ trợ TĐC
Quản lý, giám sát

Trọng số
yếu tố cấp 2
(W2)

Trọng số
tồn cục
(W)

0.2517

0.0957

0.2142

0.0814


0.1942

0.0738

0.1719

0.0653

0.1681

0.0639

Điều kiện kinh tế

0.3184

0.0732

Tập qn địa
phương
Trình độ dân trí

0.1714

0.0394

0.3200
0.1902

0.0736


Nguồn lao động
12

0.0437


Yếu tố
cấp 1

Trọng số
yếu tố
cấp 1
(W1)

Trọng số
yếu tố cấp 2
(W2)

Trọng số
tồn cục
(W)

0.3309
0.2389

0.0728

Thời gian thực hiện
Chính sách địa

phương
Nhu cầu người dân

0.2830

0.0622

0.1472

0.0324

Trình độ, năng lực

0.3688

0.0627

Thu nhập số liệu

0.1818

0.0309

Yếu tố cấp 2
Nguồn vốn

Nhà đầu


0,22


Nhà lập
kế hoạch

0,17

0.0526

Chính sách nhà nước

0.0764
0.4494
Kết quả Bảng 4.8 cho thấy, với yếu tố nhà lãnh đạo các yếu tố chính sách nhà nước
là rất quan trọng; yếu tố người thực hiện, các yếu tố về trình độ dân trí và điều kiện
kinh tế là quan trọng; yếu tố nhà đầu tư, các yếu tố về nguồn vốn là rất quan trọng;
yếu tố nhà lập kế hoạch, các yếu tố về chính sách nhà nước là rất quan trọng. Đánh
giá chung, các yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện KHSDĐ của thành
phố Cần Thơ giai đoạn 2006 – 2015.
4.2 So sánh và xác định vai trị tác động của nhóm yếu tố con người và tác động
của Biến đổi khí hậu đến việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Tác động của nhóm yếu tố con người: Quan trọng nhất, quyết định đến việc thực
hiện kế hoạch sử dụng đất. Nghiên cứu đã xác định được vai trò và mức độ ảnh hưởng
của Nhà Lãnh đạo, Người thực hiện, Nhà đầu tư và Nhà lập quy hoạch kế hoạch làm
cơ sở cho việc lập phương án quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030
như đã trình bày ở mục 4.1.
Tác động của nhóm yếu tố biến đổi khí hậu: Theo kịch bản BĐKH dự báo đến năm
2030 thành phố Cần Thơ có diện tích đất bị ngập rộng, chiếm tồn bộ diện tích đất của
thành phố với các độ sâu ngập lần lượt là <0,6m, từ 0,6 – 1,5m, >1,5m được thể hiện qua
Bảng 4.9, hình 4.1 và 4.2.
Bảng 4.9 Thống kê diện tích ngập theo các độ sâu khác nhau cho thành phố Cần

Thơ theo kịch bản biến đổi khí hậu 2016
Tỉ lệ
STT
Độ sâu ngập (mét)
Diện tích (ha)
phần trăm (%)
1

>1,5

45.168,51

31,39

2

0,6 – 1,5

96.911,17

67,35

3

<0,6

1.815,32

1,26


143.895

100,0

Tổng

13


Hình 4.1: Bản đồ kịch bản biến đổi khí
hậu đến năm 2030 của TPCT
(Nguồn: Bộ môn Tài nguyên Đất đai,
trường Đại học Cần Thơ

Hình 4.2: Bản đồ đơn vị đất đai Tp
Cần Thơ năm 2030

Tình trạng ngập vào năm 2030 của thành phố Cần Thơ được thể hiện ở Hình 4.3

Hình 4.3: Bản đồ kịch bản ngập đến năm 2030 của TPCT
14


4.3. Đề xuất giải pháp góp phần quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thành phố
Cần Thơ khả thi và hiệu quả
Trên cơ sở kết quả phân tích SWOT ở Bảng 4.10 các giải pháp góp phần xây
dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khả thi và hiệu quả được trình bày ở Bảng
4.11 cho các nhóm yếu tố có tác động và ảnh hưởng chính.
Bảng 4.10: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức


Các cơ
hội (O)
O. Điều
kiện kinh
tế (Người
thực hiện)

Các
thách
thức (T)
T. Chính
sách nhà
nước
(Nhà lập
kế hoạch)

Các điểm mạnh (S)

Các điểm yếu (W)

S. Trình độ dân trí (Người thực
hiện hay Người dân trong vùng
quy hoạch)

W1. Chính sách nhà nước (Nhà lãnh
đạo), W2. Nguồn vốn (Nhà đầu tư)

Chiến lược SO

Chiến lược WO


- Kết hợp S (Người thực hiện) với
O (Người thực hiện) hình thành
chiến lược phát huy trình độ của
nhóm người thực hiện quy hoạch
kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế từ công tác quy hoạch sử
dụng đất.

- Kết hợp W1 (Nhà lãnh đạo) với O
(Người thực hiện) hình thành Chiến
lược tiếp tục hồn thiện thể chế chính
sách về QHSDĐ nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế - xã hội cho người thực hiện.

Chiến lược ST

Chiến lược WT

- Kết hợp S (Người thực hiện) với
T (Nhà lập kế hoạch) hình thành
chiến lược phát huy vai trị, tri thức
và sự tham gia của Người thực
hiện trong quá trình giám sát việc
thực hiện các quy định pháp luật về
công tác lập quy hoạch sử dụng
đất.

- Kết hợp W1 (Nhà lãnh đạo) với T (Nhà
lập kế hoạch) hình thành Chiến lược

tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả của
hệ thống chính sách, pháp luật nhà nước
đối với công tác lập và phê duyệt quy
hoạch sử dụng đất.

15

- Kết hợp W2 (Nhà lãnh đạo) với O
(Người thực hiện) hình thành Chiến
lược tăng cường thu hút nguồn vốn đầu
tư thực hiện quy hoạch sử dụng đất
nhằm đảm bảo và phát huy lợi ích kinh
tế cho người thực hiện.


Bảng 4.11: Giải pháp liên kết các chủ thể con người trong thực hiện kế hoạch sử dụng đất

STT

Chủ thể

Hạn chế

Giải pháp chung
Tăng cường công tác
quản lý việc thực hiện
KHSDĐ

Năng lực và
kỹ năng quản



1

Nhà lãnh
đạo

Giám sát

Chính sách

Hệ thống pháp
luật

Phân cơng nhiệm vụ
hợp lý và cụ thể cho
từng đơn vị chuyên
môn quản lý từng giai
đoạn thực hiện QH,
KHSDĐ
Chính sách thu hút đầu

Hồn thiện và cải cách
thủ tục hành chính

16

Giải pháp cụ thể
- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ;

- Quản lý việc lập kế hoạch sử dụng đất của đơn vị tư vấn
chặt chẽ, sâu sát, xử lý triệt để đối với các trường hợp chậm
trễ kéo dài;
- Quản lý cả việc thực hiện quy hoạch của người sử dụng
đất;
- Cần phải thực hiện đào tạo, tập huấn về trình độ khoa học
kĩ thuật.
- Kiểm tra, giám sát từng trường hợp cho từng cơ quan
chuyên trách nhất định;
- Xử lý trách nhiệm đối với các cơ quan chưa hoàn thành
tốt nhiệm vụ thực hiện quy hoạch.
- Ban hành các chính sách thu hút nhà đầu tư như: miễn,
giảm thuế, tiền thuê đất;
- Giải quyết tốt khâu giải phóng mặt bằng, hạ tầng kỹ
thuật, xã hội, mơi trường.
- Giảm bớt các thủ tục hành chính khơng cần thiết và rút
ngắn thời gian giải quyết.
- Ban hành quy định hướng dẫn đầy đủ, trình tự, thủ tục
đầu tư.


Năng lực,
trình độ
chun mơn
2

Nhà lập kế
hoạch
Cơ sở vật chất,
kinh tế, hỗ trợ

từ chuyên gia

Năng lực tài
chính

3

Nhà đầu


Trách nhiệm
phục vụ cho
xã hội và lợi
ích quốc gia

Nâng cao trình độ đội
ngũ làm cơng tác lập
quy hoạch

- Thẩm định trình độ, năng lực chuyên môn của đơn vị lập
quy hoạch;
- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên
trách về quy hoạch thơng qua tập huấn, học tập trong và
ngồi nước để nâng cao tầm nhìn và học hỏi kinh nghiệm
tiến bộ của các nước khác.

Có sự đầu tư hợp lý vào
nguồn nhân lực, vật lực
cho quy hoạch sử dụng
đất


- Có kế hoạch đầu tư trang thiết bị cho hoạt động quy
hoạch, tạo mọi điều kiện tốt nhất để đơn vị thực hiện lập
quy hoạch làm việc hiệu qủa;
- Tăng cường sự phối hợp giữa nhà lãnh đạo và nhà khoa
học nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác quy hoạch.

Đánh giá khả năng tài
chính ở khâu lựa chọn
nhà đầu tư

- Ban hành quy định về khả năng tài chính khi đăng ký
thực hiện dự án đầu tư;
- Được hỗ trợ vay vốn, giảm thuế.

Quy định chặt chẽ phải
đầu tư cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh bàn giao
cho nhà nước

- Cần có các biện pháp xử lý cương quyết đối với các nhà
đầu tư không đánh giá tốt tác động của dự án đối với đời
sống người dân và đặc biệt là môi trường sinh thái;
- Khi xem xét dự án phải cân nhắc đến việc phục vụ được
gì cho nhu cầu và lợi ích chung của xã hội khơng phải chỉ
vì kinh tế.

17



Thiếu hiểu
biết về pháp
luật

4

Người
thực hiện
(người sử
dụng đất)

Không tuân
theo quy định
của pháp luật

Khơng quan
tâm đến lợi ích
cơng cộng

Nâng cao hiểu biết
trong nhân dân về
chính sách pháp luật
đất đai

- Vận động, tuyên truyền người dân tìm hiểu về pháp luật
quy hoạch thơng qua hệ thống phát thanh, tờ rơi, tuyên
truyền viên, tổ chức hội tuyên truyền thông tin lưu động.

Làm công tác giáo dục,
tuyên truyền cho người

dân biết về quy định
của pháp luật

- Dùng biện pháp giáo dục và vận động người dân để nâng
cao nhận thức và hiểu biết về chính sách đất đai;
- Giải quyết thỏa đáng trên cơ sở chấp nhận được, tùy từng
trường hợp của người dân xem xét đáp ứng, không để
người dân bị thiệt hại. Tạo sự đồng thuận của người dân
với pháp luật nhà nước;
- Biện pháp xử lý mạnh đối với các trường hợp cố tình gây
khó khăn cho cơng tác quản lý nhà nước của địa phương.

Ban hành quy định chế
tài, phạt nặng khi vi
phạm để tránh trục lợi
cá nhân.

- Thông báo công khai quy hoạch để người sử dụng đất
biết và hiểu rõ dự án sắp triển khai.

18


Bảng 4.12: Giải pháp ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu
Giải pháp ứng phó biến
đổi khí hậu

Yếu tố ngập lụt

Biện pháp cơng trình

Biện pháp “cứng”, mang
tính ứng phó tức thời với
các hiện tượng cực đoan
do BĐKH gây ra:
- Xây dựng đê bao để ứng
phó với ngập lũ;
- Xây dựng hệ thống thủy
lợi để kiểm soát số lượng
và chất lượng nguồn
nước, giảm thiệt hại do
nước gây ra.

Biên pháp phi
cơng trình
Dễ thực hiện và khả thi, ít
tốn kém và thân thiện với
mơi trường:
- Đê “mềm”;
- Tăng diện tích thảm
thực vật;
- Xây dựng cụm tuyến
dân cư vượt lũ;
- Chuẩn bị nguồn nhân
lực;
- Tái sử dụng nước;
- Sử dụng giống lúa chịu
mặn.

4.4 Đề xuất phương án tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khả thi và
hiệu quả

Quy trình gồm 5 bước:
(1) Điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, đăng ký nhu cầu sử dụng đất.
(2) Ứng dụng phương pháp phân tích SWOT để phân tích, đánh giá điều kiện
tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tác động đến việc sử dụng đất.
(3) Phân tích, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất; kết quả thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất kỳ trước và tiềm năng đất đai.
(4) Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(5) Công bố công khai và triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

19


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
(1) Kết quả nghiên cứu đánh giá được mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố
và yếu tố tác động đến quy hoạch kế hoạch sử dụng đất thành phố Cần Thơ giai đoạn
2006-2015 bao gồm: kinh tế xã hội, chính sách đất đai, quy trình kỹ thuật trong đó
có các yếu tố chủ đạo. Ba nhóm yếu tố này chịu tác động bởi nhóm yếu tố Con người
trong đó yếu tố Nhà lãnh đạo, Người thực hiện quy hoạch, Nhà đầu tư, Nhà lập kế
hoạch sử dụng đất là yếu tố chủ đạo. Đối với nhóm yếu tố biến đổi khí hậu, yếu tố
ngập đã tác động nhưng chưa ảnh hưởng nghiêm trọng và các yếu tố khác chưa ảnh
hưởng.
(2) Về mức độ tác động, nhóm yếu tố Con người quan trọng nhất so với nhóm
yếu tố biến đổi khí hậu và các nhóm yếu tố khác.
(3) Nâng cao vai trị của nhóm yếu tố Con người trong đó kiện tồn hệ thống
pháp luật và chính sách nhà nước là giải pháp mang tính chất quyết định để thực hiện
quy hoạch kế hoạch sử dụng đất khả thi và hiệu quả. Các giải pháp cơng trình và phi
cơng trình nhằm hạn chế ảnh hưởng của ngập lũ là quan trọng đối với tác động của
nhóm yếu tố biến đổi khí hậu.
5.2 Kiến nghị

(1) Để xây dựng phương án tổ chức lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất khả thi
và hiệu quả, Nhà lãnh đạo cần phải xác định định hướng quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất của địa phương và Nhà lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cần thực hiện đầy
đủ 05 bước theo kết quả nghiên cứu. Tiến trình thực hiện quy hoạch cần chú ý các
nhóm yếu tố ảnh hưởng như: kinh tế xã hội, chính sách đất đai và quy trình kỹ thuật,
các yếu tố này chịu tác động bởi nhóm yếu tố Con người, trong đó yếu tố Nhà lãnh
đạo là yếu tố chủ đạo quyết định đến quá trình lập và thực hiện quy hoạch kế hoạch
sử dụng đất nên cần phải được xem xét và chú trọng.
(2) Đối với nhóm yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 – 2030, các yếu tố như:
sự gia tăng nhiệt độ, sự thay đổi lượng mưa, sự xâm nhập mặn chưa ảnh hưởng đến
việc lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, chỉ có yếu tố ngập lụt ảnh hưởng lớn, vì
vậy Nhà lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và Người thực hiện quy hoạnh cần phải
quan tâm và áp dụng các biện pháp cơng trình và phi cơng trình nhằm ứng phó với
yếu tố ngập, hạn chế tác động đến quá trình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng
đất.
(3) Nhà lãnh đạo cần phải lồng ghép các nhóm yếu tố con người và tác động của
biến đổi khí hậu vào việc lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các quận, huyện
để việc thực hiện đạt kế hoạch, góp phần thực hiện đạt chỉ tiêu trong cả kỳ quy hoạch
kế hoạch sử dụng đất./.
20



×