Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Chuyen de mt 45 ve tranh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ THỂ DỤC 4-5 Người dạy : GV Nguyễn Thăng Trung Đơn vị: Trường Tiểu học Lê Phong Thể dục lớp 5 Bài 30. Thứ ba ngày 27 tháng 11 năm 2012 BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “THỎ NHẢY”.. I/ MỤC TIÊU: -Thực hiện cơ bản đúng các đ/t đã học của bài TDPT chung. - Chơi trò chơi: “Thỏ nhảy”. Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. *Ôn cả bài thể dục phát triến chung có thể còn quên 1 số đ/t. II/ ĐỊA ĐIỂM.,PHƯƠNG TIỆN: - Sân trường. - Chuẩn bị 1 còi. Kẻ sân trò chơi. III/ NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP: Định Nội dung lượng Phương pháp 1/ Phần mở đầu: *G/t bài học và khởi 6 – 10’ Đội hình động. * * * * * * * * * - Nhận lớp, phổ biến nội dung, y/c giờ 1 – 2’ * * * * * * * * * học. * * * * * * * * * - Chạy chậm 1 vòng quanh sân tập. 60m GV - Khởi động các khớp: Cổ tay, chân, 2 – 3’ - GV điều khiển đầu gối, hông, vai. -KT bài cũ: 4 động tác cuối của bài 4HS - HS lên thực hiện,GV và lớp nhận TD. xét. 2/ Phần cơ bản:*Thực hiện cơ bản 18- 22’ đúng các đ/t của bài TDPT chung. - Ôn bài TD phát triển chung. 10 -12’ Đội hình tập + GV hô nhịp cả lớp thực hiện 1 lần. (mời lớp trưởng và 3 tổ trưởng làm * * * * * * * mẫu) * * * * * * * + GV nêu những y/c của động tác hay * * * * * * * sai lỗi và cách sửa chữa. * * * * + Chia tổ luyện tập: Tổ trưởng quản lí, -Từng tổ tập luyện GV theo dõi, giúp đỡ -Tổ trưởng hô nhịp, GV quan sát chung và sửa chữa. + Các tổ thi đua thực hiện bài TD. 3-4’ -Lần lượt từng tổ biểu diễn do tổ +GV và HS đánh giá, nhận xét trưởng điều khiển. - Chơi trò chơi: “Thỏ nhảy”. * Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.. 5-6’ - GV nêu tên trò chơi, g/t nội dung trò chơi,luật chơi, làm mẫu kết hợp cho lớp chơi thử 1 lần sau đó chơi chính thức..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Thi chọn vô địch tổ - vô địch lớp. - Chú ý đảm bảo an toàn. - Nhận xét , tuyên dương HS chơi. 3/Phần kết thúc:*Hồi tĩnh và củng cố - Một số động tác thả lỏng. - Hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. Giao bài tập: Ôn 8 động tác .. -Tổ chức chơi theo đội hình hàng ngang từng tổ. 4 – 6’ 2’ 2’ 1 –2’. -Đội hình xuống lớp. * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GV. MỘT SỐ YÊU CẦU TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG - MÔN THỂ DỤC LỚP 4-5 I/ ĐẶT vấn đề Đối với cấp Tiểu học, chăm lo cho sức khỏe của HS được coi là nền tảng cho sự phát triển bền vững của các em. Có sức khỏe, thể lực tốt là cơ sở tiền đề cho mọi thành công của các em trong cuộc sống sau này. GD thể chất cho HS nhằm góp phần đạt được mục tiêu cao nhất trong nhà trường đó là giáo dục toàn diện cho HS. Chương trình Thể dục bậc Tiểu học lấy mục tiêu rèn luyện thân thể, nâng cao thể lực của HS là rất quan trọng.Thực hiện theo chương trình môn Thể dục và giảng dạy tốt các nội dung của môn học nhằm phát triển thể lực, giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của các em, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS, góp phần hình thành nhân cách và đạo đức học sinh. Trong thực tế, giờ học Thể dục được đa số HS rất ham thích học tập, rèn luyện. Song bên cạnh vẫn còn một bộ phận nhỏ HS có sự nhàm chán, ít hứng thú trong luyện tập, tham gia trò chơi, hoặc một số em do phát triển tâm sinh lí, thể chất của các em còn chậm, chưa nhạy bén, chưa linh hoạt, ý thức luyện tập còn hạn chế...dẫn đến việc tiếp thu bài học, luyện tập thụ động, trong đó có nội dung về thực hiện các trò chơi vận động trong môn Thể dục. Nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học trò chơi vận động, tạo ra được một môi trường học tập an toàn, vui tươi, tăng thêm sự hứng thú cho học sinh khi tham gia học tập, đồng thời giúp các em HS còn thụ động được tích cực tham gia học tốt, người giáo viên cần phải tìm hiểu được thực trạng, phải có những phương pháp hướng dẫn tích cực, phù hợp, tổ chức các hình thức sinh động để HS tham gia học tập tốt hơn. II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU, THỰC HIỆN 1.Mục tiêu và yêu cầu của chương trình Trò chơi vận động khối 4-5. a. Mục tiêu chung: Nhằm giúp cho học sinh : -Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính. -Biết được một số kiến thức, kĩ năng tập luyện, giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, có kỉ luật, có nếp sống lành mạnh, có thói quen tự giác tập luyện TDTT và giữ vệ sinh. -Biết vận dụng ở mức nhất định những điều đã học vào nề nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường. b.Yêu cầu cần đạt: Về kiến thức- kĩ năng: -Biết tên trò chơi. -Nắm được cách chơi và tham gia được vào trò chơi. -Biết vận dụng và tổ chức được các trò chơi đơn giản đã học vào sinh hoạt vui chơi, học tập. Về thái độ, hành vi: -Tích cực trong giờ học TD và tham gia các hoạt động TDTT -Có hành vi đúng với các bạn trong học tập, trong chơi trò chơi vận động. -Có tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật. 2.Một số yêu cầu cần thực hiện trong phương pháp giảng dạy trò chơi vận động: Trong quá trình giảng dạy trò chơi vận động, GV chủ yếu là sử dụng các phương pháp đã được hướng dẫn trong SGV, đồng thời cần đầu tư, vận dụng một số yêu cầu về đổi mới nhằm tạo sự hưng phấn cho học sinh, nâng cao hiệu quả trong giảng dạy trò chơi vận động với các nội dung như sau: a. Công tác chuẩn bị, địa điểm và phương tiện: -Trước khi tổ chức giảng dạy trò chơi cho học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kĩ nội dung trò chơi, cách chơi và chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho trò chơi (nếu có). Dọn vệ sinh sân chơi, thu nhặt các vật nguy hiểm, chuẩn bị các trang thiết bị bảo hiểm(nếu có) để đảm bảo an toàn cuộc chơi. b. Giới thiệu trò chơi, luật chơi: -Khi giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi cần ngắn gọn, dễ hiểu có thể kèm theo hình vẽ, sơ đồ… kết hợp cho học sinh hoặc nhóm học sinh làm mẫu, sau đó cho chơi thử 1-2 lần trước khi chơi chính thức. Khi giới thiệu nội dung trò chơi có thể liên hệ với những hoạt động thực tế để các em dễ nhớ, dễ chơi. Với các trò chơi có lời hát, vần điệu thì cần phổ biến cho học sinh nắm được cách chơi, sau đó cho các em học thuộc các vần điệu rồi mới kết hợp đưa vần điệu vào trò chơi. GV cũng có thể tự sáng tác thêm lời hát, vần điệu để trò chơi được hấp dẫn, phong phú… c. Tổ chức trò chơi: -Tùy theo tính chất, nội dung trò chơi mà tổ chức các đội hình trò chơi khác nhau, ở mỗi đội hình làm sao cho tất cả học sinh đều quan sát được diễn biến cuộc chơi và đến lượt mình tham gia chơi không bị cản trở, đảm bảo an toàn. -Tập hợp học sinh, phân chia các đội chơi có số lượng đều nhau, phân công nhiệm vụ cho mỗi học sinh… sao cho tất cả học sinh đều được tham gia vui chơi hợp lí, hiệu quả. -Tổ chức trò chơi theo hình thức cùng thi đua với nhau để đạt hiệu quả cao, những trò chơi sau khi đã chơi nhiều lần có thể tăng thêm yêu cầu như: Thay đổi nhịp điệu, phạm vi hoạt động, cự li, khoảng cách, thời gian…làm cho tăng tính hấp dẫn, kích thích các em hưng phấn..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> -Tùy theo tình hình thực tế có thể thay đổi một số trò chơi trong bài dạy làm sao vẫn phù hợp được với nội dung yêu cầu của trò chơi, cần đưa các trò chơi dân gian, trò chơi mang tính thi đua tập thể để tạo thêm sự hưng phấn cho học sinh. -Trong quá trình tổ chức trò chơi, giáo viên thường xuyên khuyến khích, động viên để các em tham gia chơi tích cực, có thể cho các em hò reo, động viên lẫn nhau để đạt thành tích cao. d. Điều khiển trò chơi: -Tổ chức cho học sinh chơi cần chu đáo, kiểm soát được lượng vận động, tránh những hoạt động hoặc bài tập thiếu tính giáo dục. Ưu tiên sử dụng những trò chơi vận động phát huy được kinh nghiện và vốn hiểu biết của các em. -Giáo viên nên trực tiếp điều khiển trò chơi nhằm tạo niềm tin và tâm lí tốt cho học sinh. GV như một trạng tài công bằng, tránh những thiên lệch . Những trò chơi có sự giám sát của học sinh, thì phải chọn những học sinh có uy tín, có tính trung thực… để đảm bảo cho các em vui chơi đầy hứng thú hơn. e. Đánh giá, tổng kết trò chơi: -Kết thúc trò chơi, cần căn cứ kết quả thống kê mà GV đã nắm được, kết hợp với ý kiến của học sinh để giải thích và công bố kết quả một cách chính xác, song cũng cần phải tế nhị, hấp dẫn, tránh sự thiên lệch làm giảm ý nghĩa giáo dục của trò chơi. 3.Hiệu quả đạt được: Qua thực tiễn giảng dạy trong các năm qua, cùng với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, bản thân đã nhận thấy được sự ham thích học tập, sự tiến bộ trong kết quả rèn luyện của học sinh rất khả quan, hầu hết tất cả học sinh đều hăng hái tham gia tích cực, năng động, sáng tạo, đặc biệt là các em có thể chất kém, chậm linh hoạt cũng dần hăng hái tham gia tập luyện và phát triển kĩ năng vận động; chủ động hơn trong tham gia trò chơi, trong học tập. III- KẾT LUẬN: Trò chơi vận động là nội dung gắn liền trong mỗi tiết học Thể dục, cùng góp phần rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe và thể lực cho học sinh, bởi vậy trong quá trình giảng dạy chúng ta cần tích lũy nhiều kinh nghiệm và luôn luôn đổi mới các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức trò chơi linh hoạt, phù hợp nhằm tạo thêm hứng thú cho học sinh và nâng cao hiệu quả . Có thể nói điều khiển trò chơi là một nghệ thuật, vì vậy cuộc chơi sôi nổi và hấp dẫn hay không, không chỉ phụ thuộc vào nội dung trò chơi mà còn phụ thuộc vào yêu cầu và người điều khiển trò chơi. Trên đây là một số nội dung yêu cầu cần thiết trong đổi mới phương pháp giảng dạy Trò chơi vận động trong chương trình môn Thể dục lớp 4-5. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự tham gia góp ý của các đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn. Đại Sơn, tháng 11 năm 2012 Người thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nguyễn Thăng Trung..

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×