Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Dao Duc 5 Tuan 1 151213

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.71 KB, 36 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn:12/9/2012 Ngày dạy: 14/9/2012 BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 I – MỤC TIÊU : * Sau khi học bài này, học sinh biết : - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. - Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu. - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. II – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Bài hát : Em yêu trường em. - Giấy trắng, bút màu. - Các truyện kể về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 : * Khởi động( 2p): HS hát tập thể bài hát : Em yêu trường em, nhạc và lời của Hoàng Vân. * Quan sát tranh và thảo luận: * Hoạt động 1( 5p): Mục tiêu : HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã - HS quan sát tranh và thảo luận. là HS lớp 5. * Yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh - HS trả lời. - Tranh vẽ gì ? - Em có suy nghĩ gì khi xem các tranh - Là HS lớn nhất trường nên phải ảnh trên? - HS lớp 5 có gì khác với HS các khối gương mẫu cho các em noi theo. - Chúng em cần phải chăm học, tự giác lớp khác? - Theo em, chúng ta cần làm gì để trong công việc và học tập. - HS thảo luận. xứng đáng là HS lớp 5? * Kết luận: Năm nay các em đã lên lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS khối khác học tập. * Học sinh làm bài tập 1 SGK: * Hoạt động 2( 8p): Mục tiêu : Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5. Cách tiến hành : - HS thảo luận *. Giáo viên nêu yêu cầu bài tập 1: - Hãy quan sát và ghi vào dưới mỗi + Tranh 1: Chào cờ tranh những việc mà các bạn HS lớp 5 + Tranh 2 : Duyệt nghi thức Đội + Tranh 3: Trong giờ học Nhạc trong tranh đang thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> + Tranh 4 : Nghe bạn kể chuyện. - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày trước lớp theo nhóm.. *. Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm. *. GV cho HS trình bày trước lớp. *. GV kết luận : Các điểm trong bài tập 1 là những nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện. Bây giờ, chúng ta hãy tự liên hệ xem đã làm được những gì, còn những gì cần phải cố gắng hơn? * Hoạt động 3( 8p) : * HS tự liên hệ - Làm bài tập 2 Mục tiêu : Giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. Cách tiến hành : - GV yêu cầu HS tự liên hệ: - HS suy nghĩ, đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5. + Thảo luận theo nhóm đôi - GV cho HS nhận xét. + HS tự liên hệ trước lớp Kết luận : Các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5. * Hoạt động 4 ( 6p): * Chơi trò chơi Phóng viên Mục tiêu : Củng cố lại ND bài học - HS thay phiên nhau đóng vai PV. - GV gợi ý, hướng dẫn cho HS đặt + Theo bạn, HS lớp 5 phải làm gì? những câu hỏi để các bạn trả lời : + Bạn cảm thấy thế nào khi là HS lớp 5? + Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong chương trình “Rèn luyện Đội viên” + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình chưa xứng đáng là HS lớp 5! + Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5! + Bạn hãy hát một bài về trường. - Giáo viên nhận xét , kết luận. * Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ * HS đọc Ghi nhớ. * Hoạt động tiếp nối: -GD BVMT: Giáo dục tính tích cực - Hướng dẫn tiến hành ở nhà : giữ gìn xanh sạch đẹp ở trường, gia *. Lập KH phấn đấu của bản thân đình và địa phương. trong năm học này ! 2. Sưu tầm các bài thơ, bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và nói về chủ đề.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trường em. *. Vẽ tranh về chủ đề Trường em ! Ngày soạn:17/9/2012. Ngày dạy: 21/9/2012. BÀI 1 : EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 I – MỤC TIÊU : Sau khi học bài này, học sinh biết : - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. - Bước đầu có kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng đặt mục tiêu. - Vui và tự hào khi là học sinh lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5. II – TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Bài hát : Em yêu trường em. - Giấy trắng, bút màu. - Các truyện kể về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu. III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Tiết 2 * Hoạt động 1( 10p) : Mục tiêu : Rèn luyện cho HS kỹ năng đặt mục tiêu. - Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5 Cách tiến hành : - GV mời vài HS trình bày trước lớp. Kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5, chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện 1 cách có kế hoạch. *Hoạt động 2( 12p) : Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo các tấm gương tốt. - GV giới thiệu những tấm gương đó. Kết luận : Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt để tiến bộ. * Hoạt động 3( 13p): Mục tiêu: GD HS tình yêu và trách. *Thảo luận về kế hoạch phấn đấu. - Từng HS trình bày kế hoạch cá nhân của mình theo nhóm. - Nhóm trao đổi, góp ý kiến. - HS cả lớp trao đổi, nhận xét.. * HS kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 trong trường mình - HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu trong lớp, trong trường hoặc trường bạn gương mẫu.. - HS thảo luận..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nhiệm đối với trường lớp. Cách tiến hành : * Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ * Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em. về chủ đề Trường em. - HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp. - HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em.. - HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp. - HS múa, hát, đọc thơ về chủ đề Trường em.. * GV nhận xét, kết luận : Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, rất yêu quý và tự hào về trường lớp của mình. Đồng thời, chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5, xây dựng lớp ta trở thành lớp tốt, trường ta trở thành trường tốt. * Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ * Hoạt động tiếp nối: - Hướng dẫn tiến hành ở nhà : *. Lập KH phấn đấu của bản thân trong năm học này !. Ngày soạn:17/9/2012. * HS đọc Ghi nhớ. -GD BVMT: Giáo dục tính tích cực giữ gìn xanh sạch đẹp ở trường, gia đình và địa phương.. Ngày dạy: 28/9/2012. BÀI 2 : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( Tiết 1 ) I. MỤC TIÊU: - Học xong bài này, HS biết : - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. - Bước đầu có kỹ năng ra Quyết định và thực hành Quyết định của mình. - Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi. - Bài tập 1 viết lên bảng phụ..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU 1. Bài cũ( 4p) : - Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ. - Gọi học sinh nêu kế hoạch phấn đấu để trở thành một học sinh gương mẫu. - Nhận xét bài cũ. 2 Bài mới ( 25p) : * Giới thiệu ( 2p) : Có trách nhiệm về việc làm của mình. 1. Giới thiệu bài( 1p) : 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 2 em đọc ghi nhớ. 2 em nêu kế hoạch.. - HS đọc thầm câu chuyện - 2 HS đọc to, cả lớp nghe.. Hoạt động 1( 8p) TÌM HIỂU CHUYỆN CỦA BẠN ĐỨC Tổ chức cho học sinh làm việc cả lớp. Thực hiện. + Giáo viên gọi 2 học sinh đọc + Học sinh đọc chuyện cho cả lớp Chuyện của bạn Đức trang 6 SGK. cùng nghe. - Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi -Thực hiện. trả lời câu hỏi: Đáp án: 1. Đức đã gây ra chuyện gì? 1. Đức đã đá quả bóng vào một bà đang gánh đồ. 2. Đức đã vô tình hay cố ý gây ra 2. Đức đã vô tình gây ra chuyện đó. chuyện đó? 3. Sau khi gây ra chuyện Đức và Hợp 3. Sau khi gây ra chuyện Hợp đã ù té đã làm gì? Việc làm đó của hai bạn đúng chạy mất. Còn Đức luồn theo rặng tre hay sai? chạy vội về nhà. Việc làm đó của hai 4. Khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy bạn là sai. thế nào? 4. Khi về đến nhà Đức cảm thấy ân 5. Theo em, Đức nên làm gì? Vì sao hận và xấu hổ. lại làm như vậy? 5. Theo em, hai bạn nên chạy ra xin lỗi và giúp bà Doan thu dọn đồ. Vì khi chúng ta làm gì đó sai chúng ta nên có - Gọi các nhóm lên trả lời trước lớp. trách nhiệm đối với việc làm của mình. - Yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét, - Học sinh trình bày trước lớp. bổ sung. - Học sinh nhận xét, bổ sung. - Kết luận: Khi chúng ta làm điểu gì đó có lỗi, dù là vô tình chúng ta cũng nên dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi, dám chịu trách nhiệm đối với việc làm của mình..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HOẠT ĐỘNG 2( 10p) THẾ NÀO LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM? - Tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm. + Phát phiếu bài tập và yêu cầu học - Học sinh chia thành nhóm nhỏ ( 6 học sinh thảo luận để làm phiếu: sinh 1 nhóm), cùng trao đổi để làm bài Nội dung phiếu bài tập. tập. Câu 1: Hãy đánh dấu + vào trớc Đáp án: những biểu hiện của người sống có trách Câu 1: nhiệm và dấu - trước những biểu hiện của những người sống vô trách nhiệm. a. Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn. a. + b. Trước khi làm việc gì cũng phải suy nghĩ cẩn thận. b. + c. Thấy việc dễ thì làm, việc khó thì từ chối. c. d. Khi làm việc gì sai, sẵn sàng nhận lỗi và chịu trách nhiệm về việc làm của d. + mình. e. Thích thì làm, không thích thì bỏ. g. Việc tốt thì nhận công của mình e. còn thất bại thì đổ lỗi cho ngời khác. g. h. Làm việc hỏng thì xin làm lại cho tốt. h. + i. Chỉ nói nhưng không làm. i. k. Không làm theo những việc xấu. k. + Câu 2: Theo em, điều gì sẽ xảy ra nếu: + Đại diện các nhóm lên ghi kết quả - Em không suy nghĩ kỹ trước khi làm của nhóm mình. một việc gì đó? Chỉ cần ghi: - Em không dám chịu trách nhiệm về Dấu +: a, b, d, h, k việc làm của mình? Dấu - : c, e, g, i + Cho nhóm trưởng từng nhóm lên + Học sinh lần lượt trả lời câu 2. ghi kết quả bài tập 1 lên bảng phụ. + Đưa ra kết quả đúng. Học sinh: Nếu chúng ta có những hành động vô trách nhiệm: chúng ta sẽ gây hậu quả tai hại cho bản thân, cho gia + Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi 2. đình và những người xung quanh. - Nhận xét câu trả lời của các nhóm. Chúng ta không được mọi người quý.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Hỏi tổng quát: Điều gì sẽ xảy ra nếu trọng, sẽ trở thành người hèn nhát. chúng ta có những hành động vô trách Chúng ta sẽ không tiến bộ, chúng ta sẽ nhiệm? không làm được một công việc gì cả. HOẠT ĐỘNG 3( 7p) LIÊN HỆ BẢN THÂN - Cho học sinh làm việc cặp đôi. - Học sinh thực hiện. + Yêu cầu mỗi học sinh kể về một + Học sinh nghe để hiểu yêu cầu liên việc làm mà em đã thành công và nêu ta hệ bản thân. lý do dẫn đến sự thành công đó với bạn. Nêu cảm nghĩ của em khi nghĩ đến thành công đó? - Cho học sinh làm việc cả lớp. - Học sinh làm việc cả lớp theo yêu + Gọi 4 Học sinh trình bày trước lớp. cầu: + Hỏi: Như vậy, bạn đã suy nghĩ kỹ + Học sinh trình bày trớc lớp phần trước khi làm một việc gì chưa? liên hệ của mình. + Kết quả bạn đạt được là gì? - Tổ chức cho học sinh tiếp tục làm việc cặp đôi. - Học sinh thực hiện. + Yêu cầu mỗi học sinh kể về một việc làm đã không thành công và nêu rõ tại sao lại không thành công? - Cho học sinh làm việc cả lớp. + Gọi 3 học sinh trình bày trước lớp. - 3 học sinh kể. + Ngoài những lý do bạn đã nêu còn có lý do nào khác gây đến việc làm của bạn không đạt đợc kết quả nh mong đợi - Học sinh thực hiện: không? + Em rút ra đợc bài học gì từ những + Học sinh trình bày trước lớp. câu chuyện của bạn? - Nhận xét và kết luận: Trước khi làm một việc gì, chúng ta cần suy nghĩ thật kỹ, đã ra quyết định một cách có trách nhiệm. Sau đó, chúng ta phải kiên trì - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ. thực hiện quyết định của mình đến cùng. HOẠT ĐỘNG 4( 3p) HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH - Yêu cầu học sinh về nhà sưu tầm những câu chuyện, những bài báo kể về những bạn có trách nhiệm với việc làm của mình. - Yêu cầu học sinh tìm hiểu xung quanh (trường, lớp, gần nơi em ở) những tấm gương của một bạn mà em biết đã có trách nhiệm với việc mình làm..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ngày soạn:17/9/2012. Ngày dạy: 5/10/2012. BÀI 2 : CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( Tiết 2 ) I. MỤC TIÊU Sau tiết thực hành này, học sinh: - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa. - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. - Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. II. CHUẨN BỊ - Phiếu bài tập - Bảng phụ III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. 1. Bài cũ( 4p) : - Gọi học sinh đọc lại ghi nhớ. 2 em đọc ghi nhớ. - Nhận xét bài cũ. 2 Bài mới( 25p) : * Giới thiệu (1) : Có trách nhiệm về việc - HS đọc thầm câu chuyện làm của mình. - 2 HS đọc to, cả lớp nghe. 1. Giới thiệu bài( 2p) : 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài HOẠT ĐỘNG 1( 10p) NOI THEO GƯƠNG SÁNG - GV tổ chức hoạt động cả lớp: - Học sinh thực hiện: + Yêu cầu học sinh kể về một số tấm + Học sinh kể trước lớp. Học sinh gương đã có trách nhiệm với những việc khác lắng nghe. làm của mình mà em biết. + Gợi ý cho học sinh trình tự kể:  Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì?  Bạn đã làm gì sau đó?  Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình? + GV kể cho Học sinh nghe một câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình. HOẠT ĐỘNG 2 (10p) EM SẼ LÀM GÌ?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV tổ chức hoạt động theo nhóm: - Học sinh hoạt động nhóm theo + GV yêu cầu các nhóm thảo luận giải hướng dẫn: quyết các tình huống sau: + Học sinhthảo luận để tìm cách giải Em sẽ làm gì trong các tình huống quyết từng tình huống. sau: Đáp án: 1. Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng 1. Khi gặp một vấn đề khó khăn, em không biết giải quyết thế nào? sẽ hỏi ý kiến của người thân, các bạn cùng lớp, các thầy cô giáo… xem xét kỹ xem cách giải quyết nào phù hợp với các em thì mới đưa ra quyết định cuối cùng. 2. Em đang ở nhà một mình thì bạn 2. Em sẽ suy nghĩ xem có nên đi chơi Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan với bạn không. Nếu đi thì khi bố mẹ về chơi. không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông nhà, vì vậy em sẽ hẹn bạn Hùng lần khác đi chơi. 3. Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt 3. Em sẽ nhắc bạn cần đổ rác vào rác ra sân trường? đúng nơi quy định. Bạn vứt rác như thế không những làm cho trường lớp bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường. 4. Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút 4. Em sẽ từ chối không hút thuốc và thuốc lá trong giờ ra chơi? khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường. HOẠT ĐỘNG 3( 5p) TRÒ CHƠI SẮM VAI. - GV tổ chức theo nhóm cặp đôi. + GV đưa ra tình huống.  Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạn Tú.  Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường? + Yêu cầu học sinh sắm vai giải quyết tình huống. - GV gọi 3 nhóm lên thể hiện trước lớp. - GV cho Học sinh nhận xét. - GV động viên Học sinh.. Học sinh hoạt động cặp đôi theo hướng dẫn: + Nghe và tìm hiểu tình huống GV đưa ra:. + Thảo luận tìm cách giải quyết và đóng vai thể hiện. - Học sinh trình bày trước lớp, 2 cặp Học sinh mỗi cặp thể hiện 1 tình huống. - Học sinh nhận xét từng cặp đóng vai, từng cách giải quyết..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> CỦNG CỐ, DẶN DÒ( 3p) - GV tổng kết bài: Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó sẽ dễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quý trọng. - GV nhận xét giờ học. Ngày soạn:10/10/2012. Ngày dạy: 12/10/2012 BÀI 3 : CÓ CHÍ THÌ NÊN Tiết 1. I . MỤC TIÊU: * Học xong bài này, HS biết : - Trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. - Xác định được những thuận lợi, khó khăn của mình, biết đề ra kế hoạch vượt khó của bản thân. - Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Một số mẩu chuyện về về những tấm gương vượt khó ở địa phương và chuyện Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : * Khởi động( 2p): HS hát tập thể 1. Bài cũ ( 4p) : Luyện tập – thực hành. 2 em đọc ghi nhớ. - Gọi 2 em đọc lại ghi nhớ. - Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó sẽ dễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu Nhận xét bài cũ. quả tai hại cho bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. 2. Bài mới ( 25p) : a. Giới thiệu bài ( 1p) : Có chí thì nên. b. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Hoạt động 1( 8p) : Tìm hiểu thông tin - GV tổ chức cho HS cả lớp cùng tìm hiểu thông tin về anh Trần Bảo Đồng.. - HS đọc thầm câu chuyện - 2 HS đọc to, cả lớp nghe.. - Hoạt động theo hướng dẫn như sau:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Gọi 1 HS đọc thông tin trang 9 SGK. - 1 HS đọc HS cả lớp cùng nghe. - Lần lượt nêu các câu hỏi sau và yêu - Mỗi câu hỏi 1 HS trả lời, HS khác cầu HS trả lời. bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất.  Trần Bảo Đồng đã gặp những khó + Cuộc sống gia đình Trần Bảo Đồng khăn gì trong cuộc sống và trong học tập? rất khó khăn, anh em đông, nhà nghèo, mẹ lại hay đau ốm! Vì thế ngoài giờ học Bảo Đồng phải giúp mẹ bán bánh mì.  Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn + Trần Bảo Đồng đã biết sử dụng để vươn lên như thế nào? thời gian một cách hợp lí, có phương pháp học tập tốt vì thế suốt 12 năm học Đồng luôn đạt HS giỏi. Năm 2005, Đồng thi vào trường Đại học Khoa học tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và đỗ thủ khoa.  Em học được điều gì từ tấm gương + Dù hoàn cảnh khó khăn đến đâu của anh Trần Bảo Đồng? nhưng có niềm tin, ý chí quyết tâm phấn đấu thì sẽ vượt qua được hoàn * GV nhận xét các câu trả lời của HS: cảnh. - GV nêu kết luận: Dù khó khăn nhưng Đồng đã biết cách sắp xếp thời gian hợp HS khá giỏi xác định được thuận lý, có phương pháp học tốt nên anh đã lợi, khó khăn trong cuộc sống, biết lập kế hoạch vượt khó. vừa giúp đỡ được gia đình vừa học giỏi. * Hoạt động 2( 8p) : Thế nào là cố gắng vượt qua khó khăn ? - GV chia nhóm . - GV nêu 1 số tình huống để HS thảo - Mỗi nhóm 4 HS. luận. - Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm (2 + HS thảo luận nhóm. nhóm 1 tình huống). -Hoạt động hóm theo sự phân công của GV và ghi lại những dự định của + Tình huống 1 : Đang học lớp 5, một tai mình trong các tình huống đó và trao nạn bất ngờ đạ cướp đi của Khôi đôi chân đổi trước lớp. khiến em không thể đi lại được. Trong -Sẽ tiếp tục đến lớp bằng chính sự cố gắng của mình; có thể nhờ sự hoàn cảnh đó Khôi có thể như thế nào ? giúp đỡ của bạn bè, cha mẹ.. để tiếp + Tình huống 2 : Nhà Khiên rất nghèo tục những ước mơ của mình. vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà cửa …Theo em, trong hoàn cảnh đó, Khiên -Khắc phục những thiếu thốn của gia đình để tiếp tục đến trường cùng bạn có thể làm gì để tiếp tục đi học ? -Kết luận : Trong những tình huống như bè, xắp sếp thời gian hợp lí để vừa.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học…Biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí.. học nhưng cũng có thể giúp gia đình vượt qua khó khăn trước mắt. + Đại diện nhóm trình bày. + Lớp nhận xét.. . *Hoạt động 3( 8p) : Làm bài tập 1-2 Trong SGK a) Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học. b) Cách tiến hành - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 - GV nêu lần lượt từng trường hợp, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của Thực hiện nhóm đôi và chọn đáp án mình : a.b.d Bài 1: Những trường hợp dưới đây là - HS giơ thẻ theo quy ước biểu hiện của người có ý chí? + Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả 2 tay, phải dùng chân để viết mà vẫn học giỏi. + Dù phải trèo đèo lội suối, vượt đường xa để đến trường nhưng mai vẫn đi học đều. + Vụ lúa này nhà bạn Phương mất mùa nên có khó khăn, Phương liền bỏ học. + Chữ bạn Hiếu rất xấu nhưng sau 2 năm kiên trì rèn luyện chữ viết, nay Hiếu viết vừa đẹp, vừa nhanh. Bài 2: Em có nhận xét gì về những ý kiến dưới đây? + Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì. + "Có công mài sắt có ngày nên kim" + Chỉ con nhà nghèo mới cần có chí vượt khó, còn con nhà giàu thì không Chọn đáp án a,d là những người có cần. chí. + Con trai mới cần có chí. + Kiên trì sửa chữa bằng được một khiếm khuyết của bản thân (nói ngọng, nói lắp...) cũng là người có chí. - KL: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -> Ghi nhớ: SGK KL: Có ý chí vượt khó không chỉ giành riêng cho ai mà nó cần cho tất cả mội người bởi cuộc sông không phải lúc nào cũng gặp thuận lợi mà cung có khi chúng ta gặp phải những khó khăn bất ngờ. 3. Củng cố dặn dò( 4p) : -Nhắc lại nội dung bài học -Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những tấm gương HS có chí thì nên.. HS đọc ghi nhớ SGK. -Nhắc lại nội dung bài học -Sưu tầm một vài mẩu chuyện nói về những tấm gương HS có chí thì nên.. Ngày soạn:17/10/2012. Ngày dạy: 19/10/2012 BÀI 3 : CÓ CHÍ THÌ NÊN Tiết 2. I. MUC TIÊU Sau tiết học này, học sinh: Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí. - Biết được : Người có ý chí có thể vượt qua được khó khăn trong cuộc sống. - Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. - Học sinh khá giỏi có thể xác định được thuận lợi, khó khăn trong cuộc sống của bản thân và biết lập kế hoạch vượt khó khăn. II . TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Một số mẩu chuyện về về những tấm gương vượt khó ở địa phương và chuyện Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Đức Trung. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : 1. Bài cũ : Có chí thì nên Cho học sinh đọc ghi nhớ. 2. Bài mới : * Giới thiệu : Có chí thì nên.. Cho học sinh đọc ghi nhớ. - Nhận xét. Hoạt động 1: GƯƠNG SÁNG NOI THEO - GV tổ chức hoạt động cả lớp. - HS tiến hành hoạt động cả lớp. + Yêu cầu HS kể một số tấm gương + HS kể cho các bạn trong lớp cùng vượt khó trong cuộc sống và học tập nghe. ở xung quanh hoặc HS biết qua báo.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> chí, truyền hình …. + Khi gặp khó khăn trong học tập các bạn đó đã làm gì? + Các bạn đã khắc phục những khó khăn + Thế nào là vượt khó trong cuộc của mình, không ngừng học tập vươn lên sống và học tập? + Là biết khắc phục khó khăn, tiếp thu phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước + Vượt khó trong cuộc sống và học để đạt được kết quả tốt. tập sẽ giúp ta điều gì? + Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, + GV kể cho HS nghe một câu học tập và được mọi người yêu mến, cảm chuyện về một tấm gương vượt khó. phục. - GV kết luận: Các bạn đã biết khắc + HS lắng nghe. phục những khó khăn của mình và không ngừng vươn lên. Thầy mong + HS lắng nghe, ghi nhớ. rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo. Hoạt động 2: Tự liên hệ. - GV tổ chức hoạt động theo nhóm. - HS thực hiện. + Yêu cầu HS mỗi nhóm đưa ra + HS thảo luận nội dung GV đưa ra. những thuận lợi và khó khăn của mình. + Cả nhóm thảo luận, liệt kê các việc có thể giúp được bạn (trong nhóm) có nhiều khó khăn nhất về vật chất và tinh thần. - Hs thực hiện. - GV tổ chức hoạt động cả lớp. + HS báo cáo trước lớp. + GV yêu cầu đại diện nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận. + GV yêu cầu cả lớp trao đổi bổ sung thêm những việc có thể giúp đỡ được bạn gặp hoàn cảnh khó khăn. - HS lắng nghe. - GV nhận xét. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - GV kết luận: Phần lớn các em trong lớp chúng ta có điều kiện đầy đủ và có nhiều thuận lợi. Đó là một điều rất hạnh pohúc, các em phải biết quý trọng và cố gắng học tập. Tuy nhiên vẫn có một số bạn có những khó khăn riêng. Thầy mong cả lớp sẽ giúp đỡ bạn, cùng nhau đi lên trong học tập và trong cuộc.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> sống. Hoạt động 3: TRÒ CHƠI “ ĐÚNG - SAI ” - GV tổ chức cho HS làm việc theo cả lớp. + Phát cho HS cả lớp mỗi em 2 - HS nhận các miếng giấy màu xanh, đỏ miếng giấy xanh - đỏ và chuẩn bị chơi. + GV hướng dẫn cách chơi: + HS thực hiện chơi.  GV lần lượt đưa ra các câu tình huống.  Sau đó, HS giơ cao miếng giấy - HS thực hiện. màu để đánh giá xem tình huống đó là đúng hay sai. Nếu đúng: HS giơ giấy mầu đỏ, sai giơ giấy màu xanh. + GV viết sẵn các tình huống vào bảng phụ. - GV yêu cầu HS giải thích các - HS giải thích trước lớp. trường hợp sai. - GV nhận xét và kết luận. - HS lắng nghe. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tổng kết bài: Trong cuộc sống ai cũng có thể gặp khó khăn. Khi gặp khó khăn cần giữ vững niềm tin và vượt qua khó khăn. Nhiệm vụ chính của các em trong khi là HS phải học thật tốt. Thầy mong các em luôn cố gắng vượt qua những khó khăn để học tập tốt hơn. - GV nhận xét giờ học. Ngày soạn:24/10/2012. Ngày dạy: 26/10/2012 BÀI 4 : NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1). I . MỤC TIÊU: - Học xong bài này HS biết: + Trách nhiệm của mỗi người đối với Tổ tiên, gia đình , dòng họ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + Thể hiện lòng biết ơn Tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. - Biết phê phán nhắc nhở những người có những biểu hiện ko biết ơn Tổ tiên, ông bà. -GD BVMT:GD HS lòng biết ơn với Tổ tiên và tự hào các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ. II . TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN : - Các tranh ảnh, bài báo nói về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. - Các câu ca dao, Tục ngữ, thơ, truyện… nói về lòng biết ơn Tổ tiên. III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : A. Kiểm tra bài cũ( 4p) : Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí: - Em đã làm được những việc gì? - Tại sao em lại làm như vậy - Việc đó mang lại kết quả gì? - Học sinh đọc lại ghi nhớ - Liên hệ bản thân - GV nhận xét đánh giá B. Bài mới(27) : 1. Giới thiệu bài( 2p) : Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó. 2. Nội dung bài( 25p) : * Hoạt động 1( 8p) : Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ a) Mục tiêu: Giúp HS biết được một biểu hiện của lòng biết ơn tổ tiên. b) Cách tiến hành - GV kể chuyện Thăm mộ - Yêu cầu HS kể : - H: Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?. - 3 HS kể - Cả lớp theo dõi nhận xét. - HS nghe. - HS nghe - 1->2 HS kể lại - Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội, mang xẻng ra don mộ đắp mộ thắp hương trên mộ ông... - H: Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt - Bố muốn nhắc việt phải biết ơn tổ điều gì khi kể về tổ tiên? tiên và biểu hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể đó là học hành thật giỏi để nên người. - H: Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ - Việt muốn lau dọn bàn thờ để tỏ giúp mẹ? lòng biết ơn tổ tiên..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> H: Qua câu chuyên trên, các em có suy - Em thấy rằng mỗi chúng ta cần nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng tổ tiên, ông bà? vì sao? biết ơn với tổ tiên, ông bà, hát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc VN ta. KL: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể. *Hoạt động 2( 9p) : Làm bài tập 1, trong SGK. a) Mục tiêu: Giúp HS biết được những việc làm để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. b) Cách tiến hành - HS thảo luận nhóm. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 - Đại diện lên trình bày ý kiến về - Gọi HS trả lời từng việc làm và giải thích lí do a. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành - Lớp nhận xét người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước. b. Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ. c. Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình. d. Thăm mộ tổ tiên ông bà. đ. Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ, tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng. KL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ. * Hoạt động 3( 8p) :Tự liên hệ a) Mục tiêu: HS tự biết đánh giá bản - HS trao đổi với bạn bên cạnh về thân qua đối chiếu với những việc cần việc đã làm và chưa làm được về sự làm để tỏ lòng biết ơn tổ tiên. thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. b) Cách tiến hành - HS trình bày trước lớp - Yêu cầu HS làm việc cá nhân - HS cả lớp nhận xét - GV gọi HS trả lời VD: cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô Giữ gìn các di sản của gia đình dòng họ Góp tiền cho các đền chùa gìn giữ nền nếp gia đình.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Ước mơ trỏ thành người có ích cho gia đình, đất nước. - GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn. Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK 3. Củng cố dặn dò( 4p) : - Nhận xét giờ học - Về nhà sưu tầm các tranh ảnh bài báo nói về ngày giỗ tổ Hùng Vương và các câu tục ngữ thơ ca về chủ đề biết ơn tổ tiên. - Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ mình.. - HS đọc ghi nhớ - Tuyên dương những HS tích cực tham gia XD bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.. Ngày soạn:29/10/2012. Ngày dạy: 2/11/2012 BÀI 4 : NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 2). I. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được ai cũng có tổ tiên, ông bà; biết được trách nhiệm của mỗi người nhớ ơn tổ tiên. -Học sinh biết làm những việc phù hợp khả năng thể hiện lòng biết ơn tổ tiên. HS khá giỏi biết tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ. - Biết ơn tổ tiên, ông bà, tự hào về các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên + học sinh: Các tranh ảnh, bài báo về ngày giỗ Tổ Hùng Vương Các câu ca dao, tục ngữ, thơ, truyện... về biết ơn tổ tiên. III. CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động( 1p) : Hát 2. Bài cũ: Nhớ ơn tổ tiên (tiết 1) - Đọc ghi nhớ - 2 học sinh đọc ghi nhớ 3. Giới thiệu bài mới ( 1p) : “Nhớ ơn tổ tiên” (tiết 2) - Học sinh nghe 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1( 8p) : Tìm hiểu về ngày - Hoạt động nhóm (6 nhóm) giỗ Tổ Hùng Vương (BT 4 SGK) + Mục tiêu : Giáo dục HS ý thức hướng về cội nguồn. + Tiến hành: 1/ Các em có biết ngày 10/3 (âm lịch) là - Ngày giỗ Tổ Hùng Vương.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ngày gì không? - Em biết gì về ngày giỗ Tổ Hùng Vương? Hãy tỏ những hiểu biết của mình bằng cách dán những hình, tranh ảnh đã thu thập được về ngày này lên tấm bìa và thuyết trình về ngày giỗ Tổ Hùng Vương cho các bạn nghe. - Nhận xét, tuyên dương 2/ Em nghĩ gì khi nghe, đọc các thông tin trên?. - Nhóm nhận giấy bìa, dán tranh ảnh thu thập được, thông tin về ngày giỗ Tổ Hùng Vương  Đại diện nhóm lên giới thiệu. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Hàng năm, nhân dân ta đều tiến hành giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10/3 (âm lịch) ở đền Hùng Vương. - Việc nhân dân ta tiến hành giỗ Tổ - Lòng biết ơn của nhân dân ta đối Hùng Vương vào ngày 10/3 hàng năm với các vua Hùng. thể hiện điều gì? 3/ Kết luận: các vua Hùng đã có công dựng nước. Ngày nay, cứ vào ngày 10/3 (âm lịch), nhân dân ta lại làm lễ giỗ Tổ Hùng Vương ở khắp nơi. Long trọng nhất là ở đền Hùng Vương. * Hoạt động 2( 8p) : Giới thiệu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ. - Hoạt động lớp + Mục tiêu : HS biết tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình và có ý thức giữ gìn, phát huy các truyền thống đó. + Tiến hành: - Tổ chức hoạt động theo * HS thi kể chuyện. nhóm. - Các nhóm thảo luận, chọn truyện - Y/c mỗi nhóm chọn một câu chuyện kể. về truyền thống, phong tục người Việt - HS đại diện các nhóm lên kể. Nam hoặc truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. - Mời các em lên giới thiệu về truyền - Khoảng 5 em thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. - Em có tự hào về các truyền thống đó - Học sinh trả lời không? Vì sao? - Em cần làm gì để xứng đáng với các truyền thống tốt đẹp đó? - KL: Mỗi gia đình, dòng họ đều có - HS khá giỏi biết tự hào về truyền những truyền thống tốt dẹp riêng của thống gia đình, dòng họ. mình. Chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy các truyền thống đó thì mới xứng đáng là người con, người cháu ngoan của gia đình,.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> * Hoạt động 3( 9p) :HS đọc ca dao tục ngữ, kể chuyên, đọc thơ về các chủ đề biết ơn tổ tiên.( Bài tập 3) + Mục tiêu : Giúp HS củng cố bài học . + Tiến hành: - Tìm ca dao, tục ngữ về chủ đề biết ơn tổ tiên - Tuyên dương. 3. Củng cố dặn dò( 4p) : - Gọi HS đọc lại ghi nhớ - Nhận xét giờ học - Làm việc thể hiện lòng nhớ ơn tổ tiên.. - Hoạt động lớp. - Uống nước nhớ nguồn. - Chim có tổ người có tông - Cây có cội, nước có nguồn. - Nước có nguồn, cây có gốc. - Con người có cố có ông Như cây có cội như sông có nguồn. - Cây kia ăn quả ai trồng Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu. - Sống thì con chẳng cho ăn Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi. Khôn ngoan nhờ ấm cha ông, Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ. Đạo làm con chớ hững hờ, Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm. - HS đọc ghi nhớ - Tuyên dương những HS tích cực tham gia XD bài, nhắc nhở các em còn chưa cố gắng.. Ngày soạn: 7/11/2012. Ngày dạy: 9/11/2012. BÀI 5 : TÌNH BẠN (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: Học xong bài này học sinh biết: - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. - Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày. - Thân ái, đoàn kết với bạn bè. II . TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời : Mộng Lân. - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn trong SGK III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : A. Kiểm tra bài cũ( 4p) : - Em phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới ( 27p) : * Giới thiệu bài( 2p) : Nêu tên bài và hát bài lớp chúng mình. *Hoạt động 1 ( 5p) : Thảo luận cả lớp - GV yêu cầu cả lớp hát bài hát “ Lớp - Cả lớp hát bài hát “ Lớp chúng ta chúng ta đoàn kết”. đoàn kết”. - Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: - Cả lớp thảo luận theo hướng dẫn - Bài hát nói lên điều gì ? của GV. + Bài hát nói lên tình đoàn kết, tình bạn bè là niềm vui của mọi người chúng ta. - Lớp chúng ta có vui, có đoàn kết như + Lớp chúng ta rất đoàn kết. vậy không ? - Điều gì sẽ xảy ra khi xung quanh chúng + Không có bạn bè sẽ rất buồn, rất ta không có bạn bè ? cô đơn. - Trẻ em có quyền được tự do kết bạn + Trẻ em có quyền tự do kết giao không ? Em biết điều đó từ đâu ? bạn bè. Theo luật về quyền trẻ em được nhà nước ban hành… - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả - Các HS khác theo dõi, bổ sung. lời của HS. GV kết luận : Ai cũng có bạn bè. Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được kết giao bạn bè. *Hoạt động 2 ( 8p) :Tìm hiểu nội dung chuyện “Đôi bạn”. - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. - Yêu cầu 1-2 HS đọc câu truyện trong SGK trang 17. và yêu cầu HS thảo luận nhóm với các nội dung sau : - Câu chuyện gồm những nhân vật nào ?. - HS thực hiện : + 1, 2 HS đọc cho cả lớp cùng nghe.. + Câu chuyện gồm có 3 nhân vật đó là : đôi bạn và con gấu. - Khi vào rừng, hai người bạn đã gặp + Khi đi vào rừng hai người bạn chuyện gì ? gặp một con gấu. - Chuyện gì đã xảy ra sau đó ? + Khi thấy gấu, một người bạn đã bỏ chạy và leo tót lên cây ẩn nấp để mặc người bạn còn lại dưới mặt.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> - Hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện đã cho ta thấy nhân vật đó là người thế nào ? - Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi lại đã nói gì với người bạn kia ? - Em thử đoán xem sau chuyện này tình cảm giữa hai người sẽ như thế nào ?. -Theo em khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thê nào ? Vì sao lại phải cư xử như thế ?. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS.. đất. + Nhân vật đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. Đó là một người bạn không tốt. + Khi con gấu bỏ đi, người bạn bị bỏ rơi nói với người bạn kia là “ Ai bỏ bạn trong lúc hiểm nghèo để chạy thoát thân là kẻ tồi tệ”. + Hai người bạn sẽ không bao giờ chơi với nhau nữa. Người bạn kia xấu hổ và nhận ra lỗi của mình. Người bạn kia nhận ra lỗi và mong bạn mình tha thứ. + Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Khi đã là bạn bè chúng ta phải giúp nhau vượt qua khó khăn. Khi đã là bạn bè, chúng ta phải đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập. Khi đã là bạn bè thì phải yêu thương, giúp đỡ bạn mình vượt qua những khó khăn, hoạn nạn. - HS lắng nghe, ghi nhớ.. GV kết luận : Khi đã là bạn bè, chúng ta cần biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng nhau vượt qua khó khăn. *Hoạt động 3 ( 6p) : Giải quyết tình huống (bài tập 2 SGK trang 18) - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi. - Sau mỗi tình huống, GV yêu cầu HS tự liên hệ: Em đã làm được như vậy đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa ? : Hãy kể một trường hợp cụ thể mà em đã giải quyết ? - GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống: a. Chúc mừng bạn. b. An ủi, động viên giúp đỡ bạn. c. Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn. d. Khuyên ngăn bạn không nên sa vào. - HS trao đổi nhóm đôi. - Một số HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do.. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. - HS lần lượt trả lời các tình huống theo yêu cầu của GV..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> những việc làm không tốt. đ. Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm . e. Nhờ bạn bè, thầy cô hoặc người lớn khuyên ngăn bạn. - Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện câu trả lời của HS. *Hoạt động 4 ( 4p) : Những biểu hiện của tình bạn - GV yêu cầu HS nêu những biểu hiện của - Mỗi HS nêu một vài biểu hiện tình bạn đẹp.. của tình bạn đẹp.. - Yêu cầu HS liên hệ những tình bạn đẹp - Những biểu hiện của tình bạn đẹp trong lớp, trong trường mà các em biết .. :Tôn trọng, chân thành, biết quan. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả tâm giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, biết lời của HS.. chia sẻ vui buồn cùng nhau. - 1-> 2 HS đọc ghi nhớ trong SGK.. * Hoạt động tiếp nối( 4p) : - GV yêu cầu HS về nhà sưu tầm ca dao, tục ngữ, những bài thơ, bài hát … nói về chủ đề : Tình bạn. - Yêu cầu HS làm phiếu tự điều tra bản thân về những việc mình đã làm, chưa làm và nên làm để có tình bạn đẹp.. Ngày soạn:14/11/2012. Ngày dạy: 16/11/2012 Bài 5: TÌNH BẠN (tiết 2). A. MỤC TIÊU: Ở tiết học này, học sinh: - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. - Biết được ý nghĩa của tình bạn. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bài hát : Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời của Mộng Lân - Sử dụng tranh trong SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> A. Kiểm tra bài cũ( 4p) : - Đọc bài học về tình bạn -Theo em khi đã là bạn bè chúng ta cần cư xử với nhau như thê nào ? Vì sao lại phải cư xử như thế ? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới ( 27p) : * Giới thiệu bài( 2p) : Hoạt động 1( 9p) : Đóng vai (Bài tập 1 SGK trang 18) - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho - HS thảo luận và chuẩn bị đóng nhóm thảo luận và đóng vai các tình vai. huống của bài tập đề ra. - Lưu ý HS , việc làm sai trái mà bạn làm trong các tình huống là : Vứt rác không - Nhóm trưởng điều khiển các đúng quy định, Quay cóp trong giờ kiểm nhóm thảo luận. tra, làm việc riêng trong giờ học. - Các nhóm cử đại diện lên đóng - Yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau: vai. - Vì sao em ứng xử như vậy khi thấy bạn làm sai ? Em có sợ bạn giận khi khuyên ngăn bạn không ? - Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ? Em có giận và trách bạn không ? - Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm ? Cách ứng xử nào phù hợp ( hoặc chưa phù hợp)? Vì - Cả lớp thảo luận và trả lời câu hỏi sao? theo hướng dẫn của GV. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS. GV kết luận : Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là bạn tốt. Hoạt động 2 ( 8p) : Tự liên hệ - GV yêu cầu HS tự liên hệ với bản thân - HS làm việc theo cặp. về những việc đã làm khi đối xử với bạn - Một số HS trình bày trước lớp. bè trong thời gian qua. - GV nhận xét, tuyên dương những HS có nhiều việc làm, cách ứng xử với bạn bè tốt. - GV kết luận : Tình bạn không phải tự nhiên mà có, do vậy mỗi người chúng ta - HS khác lắng nghe. cần trân trọng, vun đắp, giữ gìn. *Hoạt động 3( 6p) : HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> “Tình bạn” - Người bạn bình thường có thể chưa bao giờ thấy bạn khóc, nhưng người bạn thật sự sẽ luôn là đôi vai cho bạn tựa vào mỗi khi bạn buồn khổ. * Hoạt động 4( 4p) : Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài : Chúng ta ai cũng có bạn bè. Bạn bè là người cùng học, cùng chơi với em hàng ngày, cũng có thể là người ở rất xa mà em chưa biết mặt, …, nhưng đều yêu quý nhau, xây dựng tình bạn ngày càng tốt đẹp hơn. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia các hoạt động. Ngày soạn:21/11/2012. Ngày dạy: 23/11/2012 THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I. A. MỤC TIÊU : -Kiến thức : - HS biết vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước. - HS biết được mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình. -HS biết trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách.Nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. -HS biết trách nhiệm của mỗi người đối với tổ tiên, gia đình, dòng họ. -HS biết ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè. -Thái độ: Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. Bước đầu có kỷ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình. Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác. Cảm phục những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích cho gia đình, cho xã hội.Thể hiện lòng biết ơn tổ tiên và giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng. Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hằng ngày. Thân ái, đoàn kết với bạn bè. B. TÀI LIỆU, PHƯƠNG TIỆN: -HS : Bài hát, câu truyện, bài thơ, bài hát … của các tiết học trước về các chủ đề trên . - Một số phiếu bài tập của các tiết học trước. Một số trang phục để chơi trò chơi đóng vai. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : I . Kiểm tra( 4p) GV kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành ở nhà của HS. II. Bài mới( 31p) *Hoạt động 1( 5p): Thảo luận - GV yêu cầu HS trao đổi theo nhóm hai, nêu những điểm mà mình còn phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu. - HS trao đổi nhóm đôi. - HS đưa ra những ý kiến của bản thân. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> trả lời của HS. *Hoạt động 2 ( 5p) : Xử lí tình huống (BT 3 SGK trang 8) - GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm - HS thảo luận nhóm, đóng vai xử lí vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống. các tình huống. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu - HS các nhóm khác theo dõi, nhận trả lời của HS. xét, bổ sung. *Hoạt động 3( 6p) : Tự liên hệ (BT 4- SGK 11) - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi.Ghi những khó khăn của từng bạn trong nhóm. - Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày trước lớp : Khó khăn ? Cách khắc phục ?. - HS trao đổi nhóm đôi. - Một số HS trình bày những khó khăn và cách khắc phục của bản thân. - HS cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.. - Nhận xét, tuyên dương những nhóm có cách khắc phục hợp lí nhất. - Cả lớp thảo luận và tìm cách giúp đỡ những bạn có nhiều khó khăn trong cuộc sống và trong học tập *Hoạt động 4( 6p) : HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “Biết ơn tổ tiên”. - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đọc những câu ca dao, tục ngữ, những bài thơ, những mẩu truyện về chủ đề “Biết ơn tổ tiên”. - Uống nước nhớ nguồn. - Chim có tổ người có tông - Cây có cội, nước có nguồn. - Nước có nguồn, cây có gốc. - Con người có cố có ông Như cây có cội như sông có nguồn. - Cây kia ăn quả ai trồng Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu. - Sống thì con chẳng cho ăn Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi. Khôn ngoan nhờ ấm cha ông, Làm nên phải đoái tổ tông phụng thờ. Đạo làm con chớ hững hờ, Phải đem hiếu kính mà thờ từ nghiêm. - GV khen ngợi những em HS, nhóm HS chuẩn bị bài tốt. *Hoạt động 5( 8p) : HS đọc ca dao, tục ngữ, kể chuyện, đọc thơ về chủ đề “Tình bạn”.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện đọc những câu ca dao, tục ngữ,những bài thơ, những mẩu truyện về chủ đề “Tình bạn”. - Một miếng khi đói bằng một gói khi no - Bạn bè là nghĩa tương tri sao cho sau trước một bờ mới nên - Ra đi vừa gặp bạn hiền Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời - Ai ơi nhớ lấy câu này Tình bạn là mối duyên thừa trời cho - Ra đi vừa gặp bạn thân Cũng bằng ăn quả đào tiên trên trời Bắt con cá lóc nướng trui Làm mâm rượu tắng đãi người phương xa Ra về nhớ bạn khóc thầm Năm thân áo vải ướt đầm cả năm - Bạn bè là nghĩa tương thân. Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau. - Bạn bè là nghĩa trước sau. Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai. - GV khen ngợi những em HS, nhóm HS chuẩn bị bài tốt.  Hoạt động 6( 3p) : Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia các hoạt động. - Dặn dò : HS chuẩn bị bài “Kính già, yêu trẻ” trang 19 SGK. TUẦN 12 Ngày soạn:28/11/2012 Ngày dạy: 30/11/2012 Bài 6: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (tiết 1) I . MỤC TIÊU: - Học xong bài này, HS biết : + Cần phải tôn trọng người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã góp nhiều cho xã hội, trẻ em có quyền được gi đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc. + Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ. + Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ, ko đồng tình với những hành vi, việc làm ko đúng với người già và em nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> II . ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập, bảng phụ. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU I . Kiểm tra( 4p) Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS. II. Bài Mới( 27p) Hoạt động 1 ( 9p) Tìm hiểu nội dung truyện “Sau đêm mưa” * Mục tiêu: HS cần giúp đỡ người già, em nhỏ và việc làm có ý nghĩa về việc giúp đỡ người già, em nhỏ. * Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS đọc truyện, thảo luận - HS đọc SGK. nhóm và trả lời các nội dung sau đây :. - HS hoạt động theo nhóm. - Cử đại diện trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.. + Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp + Các bạn trong chuyện đã đứng bà cụ và em bé ?. tránh sang một bên nhường đường cho cụ già và em bé. Các bạn còn dắt em bé giúp bà.. - Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn ?. + Bà cụ cảm ơn vì các bạn đã biết giúp bà già và em bé.. - Em có suy nghĩ gì về việc làm của các + Các bạn đã làm một việc tốt. Các bạn ?. bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ. Các bạn đã biết quan tâm giúp đỡ người già và em nhỏ.. - Em học được điều gì từ các bạn nhỏ + Qua câu chuyện, em học được : trong truyện ?. * Phải biết quan tâm giúp đỡ người già và em nhỏ. * Kính già, yêu trẻ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu minh, lịch sự. trả lời của HS. GV kết luận :. - HS đọc phần ghi nhớ SGK. - Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng. - Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh lịch sự. Hoạt động 2( 8p) Thế nào là thể hiện tinh thần kính già, yêu trẻ - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1 SGK. - HS trao đổi nhóm đôi.. trang 21.. - Giơ thẻ màu trả lời câu hỏi.. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu + Thẻ đỏ: Các hành vi thể hiện tình hỏi bằng cách giơ thẻ.. cảm kính già yêu trẻ. + Thẻ Xanh: Các hành vi chưa thể. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu. hiện sự quan tâm chăm sóc em. trả lời của HS.. nhỏ.. a) Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người. * Đáp án: Các hành vi thể hiện. già.. tình cảm kính già, yêu trẻ: a, b, c.. b) Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già. c) Đọc truyện cho em nhỏ nghe. d) Quát nạt em bé. - GV nhận xét, sửa chữa. - GV kết luận: + Hành vi a, b, c là hành vi thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ. + Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương chăm sóc em nhỏ. Hoạt động 3( 9p). Hướng dẫn HS thực hành. - Yêu cầu HS tìm hiểu phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc ta..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - 2 HS đại diện 2 nhóm lên trình bày. + Nước Việt Nam ta có ngày kỉ niệm 1 tháng 6 là ngày quốc tế thiếu nhi thường tổ chức cho các em vui chơi và phát quà, bánh cho các em nhỏ. + Nước Việt Nam ta có ngày kỉ niệm 1 tháng 10 dành cho người cao tuổi. - Các nhóm nhận xét, bổ sung.- Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trong người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. 4. Củng cố- dặn dò( 4p) - HS: “Kính già, yêu trẻ”. - Chúng ta vừa học xong tiết đạo đức bài gì?. - 1 HS đọc lại phần ghi nhớ.. - GV gọi HS đọc lại phần ghi nhớ.. - HS lắng nghe.. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về chuẩn bị tìm hiểu phong tục tập quán thể hiện tình cảm kính già yêu trẻ để tiết 2 chúng ta thực hành. TUẦN 13 Ngày soạn:5/12/2012. Ngày dạy: 7/12/2012 Bài 6: KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (tiết 2). A. MỤC TIÊU - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ. - Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thẻ màu. - Sử dụng tranh trong SGK. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. I . Kiểm tra( 4p) + Thế nào là sự thể hiện kính già, yêu trẻ ? II. Bài Mới ( 4p) Hoạt động 1 ( 4p) : Đóng vai xử lí tình huống.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận để tìm cách giải quyết các tình huống sau đó sắm vai thể hiện các tình huống. - Em hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm để sắm vai giải quyết các tình huống sau : - Trên đường đi học thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em sẽ làm gì ? - Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đánh nhau để tranh giành quả bóng ? - Lan đang nhảy dây cùng bạn thì có cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu là Lan em sẽ làm gì ?. - GV tổ chức hoạt động cả lớp. - GV gọi các nhóm lên sắm vai xử lí tình huống của nhóm mình.. - HS tiến hành chia nhóm và thảo luận tìm cách ứng xử, sau đó chọn vai đóng.. + Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó, em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của bé. Nếu nhà em ở gần, em sẽ dẫn bé về nhà, nhờ bố mẹ em giúp đỡ. + Em sẽ can để hai bạn không đánh nhau nữa. Sau đó, em sẽ hướng dẫn các em cùng chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi. + Em sẽ ngừng nhảy dây và hỏi lại xem cụ cần hỏi thăm nhà ai. Nếu biết đường em sẽ hướng dẫn đường đi cho cụ. Nếu không biết, em sẽ lễ phép “ Bà ơi, cháu cũng không biết ạ” hoặc “ Bà thử hỏi những người lớn đằng kia xem, tiếc quá cháu không biết, Bà ạ” -HS thực hiện. + HS tiến hành sắm vai, xử lí tình huống. - Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trong người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. + HS nhận xét. - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS. GV kết luận : Khi gặp người già các em cần chào hỏi, nói năng lễ phép, khi gặp em nhỏ chúng ta phải nhường nhịn giúp đỡ.  Hoạt động 2( 4p) : Làm việc SGK - GV yêu cầu HS làm bài tập 3, 4 - HS làm việc theo cặp. SGK trang 21 và trả lời trước lớp. - Một số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương những * Đáp án : HS có kết quả đúng và nhanh nhất. + Ngày dành cho thiếu nhi: 1-6. + Ngày dành cho người cao tuổi : 1-10. + Những tổ chức dành riêng cho trẻ em : - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn Đội thiếu niên tiền phong; Sao nhi đồng. thiện câu trả lời của HS. + Những tổ chức dành cho người cao tuổi : Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi. - Hoạt động 3( 4p) : Tìm hiểu về truyền thống “Kính già, yêu trẻ” của.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> địa phương, của dân tộc ta -GV yêu cầu các nhóm tìm các phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. -HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trả lời trước lớp. -HS các nhóm khác theo dõi, bổ sung. -GV khen ngợi những em HS, nhóm HS chuẩn bị bài tốt. -GV Kết luận : Người già luôn được chào hỏi, luôn được ngồi ở những chỗ trang trọng; Con cháu luôn quan tâm, chăm sóc, thăm hỏi, tặng quà cho bố mẹ, ông bà; Tổ chức lễ thượng thọ cho ông bà, cha mẹ; Trẻ em được mừng tuổi, được tặng quà mỗi dịp lễ, tết. Hoạt động 4( 4p) : Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài : Người già, trẻ em là những người cần được quan tâm, giúp đỡ ở mọi nơi, mọi lúc. Kính già yêu trẻ là một truyền thống đẹp của dân tộc ta. Các em đã được tìm hiểu về truyền thống này, Thầy (Cô) mong các em luôn cố gắng thực hiện bài học kính già, yêu trẻ. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia các hoạt động.. TUẦN 14 Ngày soạn: 12/12/2012. Ngày dạy: 14/12/2012 Bài 7: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 1). A. MỤC TIÊU Ở tiết học này, HS: - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trong phụ nữ. - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. - Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ. - Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thẻ màu dùng cho hoạt động 3 - tiết 1. - Sử dụng tranh trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, truyện nói về phụ nữ. C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. I . Kiểm tra( 4p) : + Khi gặp người già, em cần phải làm gì ? + Đọc một số câu tục ngữ, ca dao nói về lòng kính già, yêu trẻ của nhân dân ta ? II. Bài Mới( 27p) :.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Hoạt động 1( 11p) :Vai trò của Phụ nữ - GV chia HS thành nhóm 4 HS. - HS thảo luận theo nhóm. - Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát, - Đại diện các nhóm lên trình bày. giới thiệu nội dung những bức ảnh trong - HS các nhóm khác nhận xét, bổ SGK và những bức ảnh của nhóm đã sung. sưu tầm. - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau : - Em hãy kể những việc mà phụ nữ hay làm trong gia đình? + Trong gia đình người phụ nữ làm - Em hãy kể tên các công việc mà phụ nhiều việc như : Nấu nướng, dọn dẹp nữ đã làm ngoài xã hội ? nhà cửa, chăm sóc con cái… - Em hãy kể tên một số phụ nữ Việt + Ngoài xã hội, người phụ nữ tham Nam ”Đảm Việc nước, giỏi việc nhà” gia nhiều công việc như: Bác sĩ, kĩ trong thời bình mà em biết ? sư, công nhân … và có nhiều phụ nữ ở cương vị lãnh đạo …. + Những người phụ nữ nổi tiếng: Phó chủ tịch Trương Mĩ Hoa, Bà Nguyễn Thị Bình … - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS. GV kết luận : Bà Nguyễn Thị Định, Bà Nguyễn Thị Trâm, Chị Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong bức ảnh “Mẹ địu con đi làm nương” đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần rất lớn vào cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước trên các lĩnh vực : Quân sự, khoa hoc, thể thao, kinh tế. Hoạt động 2 ( 8p) : Thế nào là đối xử bình đẳng, tôn trọng phụ nữ - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1 SGK - HS thảo luận nhóm. trang 24. - Cử đại diện lên ghi đáp án trên - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, cử đại diện bảng theo yêu cầu của GV. ghi đáp án trả lời lên bảng. * Đáp án : - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau : - Hiện nay phụ nữ Việt Nam được đối xử + Các biểu hiện tôn trọng phụ nữ : như thế nào ? a, b. - Thế nào là đối xử bình đẳng với phụ nữ + Việc làm biểu hiện chưa tôn - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả trọng phụ nữ : c, d. lời của HS. - HS trả lời trước lớp. - HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung Hoạt động 3( 8p) : Bày tỏ thái độ (Bài tập 2 - SGK) - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 2 cách thức bày tỏ thái độ thông qua việc SGK trang 24..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> giơ thẻ màu. - HS giơ thẻ màu : - GV lần lượt nêu từng ý kiến. + Thẻ đỏ : Tán thành. - GV mời một số HS giải thích lí do đồng + Thẻ xanh : Không tán thành. ý hay không đồng ý với thái độ đó. - Một số HS giải thích lí do. - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện - Những HS khác theo dõi, nhận câu trả lời của HS. xét, bổ sung. - GV hướng dẫn HS biết vì sao phải tôn trong phụ nữ. Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái , bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. GV kết luận : Tán thành với các ý kiến a, d. Không tán thành với các ý kiến b, c, đ vì các ý kiến này thể hiện sự thiếu tôn trọng phụ nữ. *.Hoạt động 4( 4p) : Hướng dẫn HS thực hành - Yêu cầu HS tìm hiểu và chuẩn bị giới thiệu một phụ nữ mà em kính trọng, yêu mến (Có thể là Bà, mẹ, chị gái hoặc một phụ nữ nổi tiếng trong xã hội). - Sưu tầm những bài thơ, bài hát ca ngợi người phụ nữ nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng. TUẦN 14 Ngày soạn: 19/12/2012. Ngày dạy: 21/12/2012 Bài 7: TÔN TRỌNG PHỤ NỮ (tiết 2). A- MỤC TIÊU Ở tiết học này, HS: - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trong phụ nữ. - Tôn trọng quan tâm không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. - HS khá giỏi: + Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ. + Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày. B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Sử dụng tranh trong SGK. Sưu tầm tranh ảnh, bài hát, truyện nói về phụ nữ. C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU. I . Kiểm tra ( 4p) - Nêu những đống góp của phụ nữ đối với gia đình và xã hội ? - Em hãy kể tên một số phụ nữ Việt Nam ”Đảm việc nước, giỏi việc nhà” trong thời bình mà em biết ? II. Bài Mới ( 27p) Hoạt động 1( 11p) : Xử lí tình huống.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, thảo luận để tìm cách giải quyết các tình huống ở bài tập 3 trang 24 SGK. - Em hãy thảo luận cùng các bạn trong nhóm giải quyết các tình huống sau: - Khi bỏ phiếu bầu trưởng nhóm phụ trách sao, các bạn nam bàn chỉ bỏ phiếu cho bạn Tiến vì bạn ấy là con trai ?. - HS tiến hành chia nhóm và thảo luận tìm cách ứng xử. - Đại diện các nhóm trình bày. - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.. + Nếu Tiến có khả năng thì chọn bạn ấy. Nếu Tiến không có khả năng thì không chọn bạn ấy chỉ vì lí do Tiến là con trai. (Trong xã hội, con trai hay con gái đều bình đẳng với nhau). + Em sẽ gặp riêng bạn Tuấn và phân tích cho bạn hiểu phụ nữ hay nam giới đều có quyền bình đẳng như nhau. Việc làm của bạn thể hiện sự không tôn trọng phụ nữ. Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe ý kiến của các bạn nữ.. - Trong cuộc họp bàn kế hoạch gây quỹ lớp, khi các bạn nữ phát biểu ý kiến, Tuấn nhún vai :”Ôi dào, bọn con gái biết gì mà phát biểu kia chứ” ? - Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung. - Nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện câu trả lời của HS. GV kết luận : Trong xã hội ta, nam, nữ bình đẳng, đều có quyền phát biểu ý kiến và có quyền giữ các chức vụ khi người đó có khả năng tốt. Hoạt động 2( 6p) : Làm bài tập 4 – SGK - GV yêu cầu HS làm bài tập 4 - HS làm việc theo cặp. SGK trang 24 và trả lời trước lớp. - Một số HS trình bày trước lớp. - GV nhận xét, tuyên dương những - Cả lớp nhận xét, bổ sung. HS có kết quả đúng và nhanh nhất. * Đáp án : - GV nhận xét, bổ sung cho hoàn + Ngày dành riêng cho phụ nữ : 20/10; thiện câu trả lời của HS. 8/3. - GV hướng dẫn HS biết vì sao phải + Những tổ chức dành riêng cho phụ nữ : tôn trong phụ nữ. Biết chăm sóc Câu lạc bộ nữ doanh nhân, Hội phụ nữ. giúp đỡ chị em gái , bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. Hoạt động 3 ( 9p) : Ca ngợi người phụ nữ Việt Nam (BT5-SGK) GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ kể chuyện về người phụ nữ Việt Nam.Phụ nữ Trời - Nam đẹp nết na ! Hồn nhiên giản dị chẳng kiêu sa, Dịu dàng mái tóc đen dài mượt, Duyên dáng hàm răng trắng ngọc ngà, Trung hậu đảm đang tròn nghĩa nước, Công dung ngôn hạnh vẹn tình nhà, Xứng danh dòng giống con Hồng - Lạc, Rạng rỡ non sông Đất - Việt ta !!!.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> -. HS cả lớp theo dõi và phỏng vấn các bạn. GV khen ngợi những em HS, nhóm HS chuẩn bị bài tốt. GV Kết luận : Người phụ nữ Việt Nam kiên cường, gan dạ, dũng cảm trong chiến đấu. Họ giàu nghị lực, giỏi việc nước, đảm việc nhà. Họ đã đóng góp rất nhiều cho gia đình và xã hội trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Hoạt động 4( 4p) : Củng cố, dặn dò - GV tổng kết bài: Người phụ nữ có thể làm được nhiều công việc, đảm đương nhiều trách nhiệm và ngày càng giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội. Họ xứng đáng được mọi người tôn trọng. * GD HS biết vì sao phải tôn trong phụ nữ. - Biết chăm sóc giúp đỡ chị em gái , bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hàng ngày. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS tích cực tham gia các hoạt động.. Phụ nữ Trời -Nam giờ khác xa Tự nhiên ăn mặc hở thịt da Tóc dài cắt ngắn Xuăn các kiểu Răng trắng môi hồng tựa tiên sa Trung hậu đảm đang đâu còn nữa Công dung ngôn hạnh cũng phai nhòa Tổ tiên sống lại ngao ngán quá Phụ nữ thành Tây đâu phải ta..

<span class='text_page_counter'>(37)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×