Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Chính sách của mĩ đối với việt nam cộng hòa dưới thời tổng thống dwight d eisenhower (1955 1961) (luận án tiến sĩ lịch sử)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 230 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------

NGUYỄN VŨ THU PHƯƠNG

CHÍNH SÁCH CỦA MĨ
ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HỊA
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG
DWIGHT D.EISENHOWER
(1955-1961)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------NGUYỄN VŨ THU PHƯƠNG

CHÍNH SÁCH CỦA MĨ
ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HỊA
DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG
DWIGHT D.EISENHOWER (1955-1961)
Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới cận đại và hiện đại
Mã số: 62 22 50 05
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS Nguyễn Văn Lịch
2. PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung
Phản biện độc lập:


1. PGS.TS Nguyễn Văn Tận
2. PGS.TS Ngô Minh Oanh
Phản biện :
1. TS. Lê Phụng Hồng
2. TS. Ngơ Hồng Điệp
3. PGS.TS Trần Nam Tiến
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã
nêu trong luận án là trung thực, chính xác. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

NCS Nguyễn Vũ Thu Phương


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành luận án này, NCS đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ nhiệt tình từ các Thầy Cơ, bạn bè, đồng nghiệp và người
thân.
Trước tiên, NCS xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc của mình
đối với PGS.TS Nguyễn Văn Lịch và PGS.TS Nguyễn Ngọc Dung – những người
Thầy đã luôn động viên, hỗ trợ và hướng dẫn khoa học nghiêm túc, chu đáo, góp
ý tận tình để NCS hồn thành được luận án này.
NCS chân thành cám ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch Sử, Phòng Đào tạo Sau
đại học của Trường Đại học Khoa Học Xã hội và Nhân văn - Đại Học Quốc Gia
Thành Phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sài Gịn đã tạo điều kiện và hỗ trợ kịp

thời để NCS hoàn thành chương trình học tập.
NCS xin cám ơn các Quý Thầy Cơ, các cán bộ phịng ban trong và ngồi cơ
sở đào tạo đã chỉ bảo, đóng góp ý kiến trong quá trình thực hiện luận án.
NCS cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia
II đã tận tình giúp đỡ tác giả trong q trình tìm kiếm thơng tin để hồn thành luận
án. Cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã ln động viên và chia sẻ ong suốt
q trình thực hiện luận án.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng luận án khơng tránh khỏi những thiếu sót,
rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy Cơ để NCS hồn thành
luận án.
NCS xin chân thành cảm ơn.
TP.HCM, tháng 4 năm 2020
Tác giả luận án

NCS Nguyễn Vũ Thu Phương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 10
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 10
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................... 12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 13
4. Nguồn tư liệu ............................................................................................... 14
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: ......................................... 15
6. Đóng góp khoa học của luận án ................................................................... 16
7. Bố cục của luận án.......................................................................................... 17
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ......... 18
1.1.

Tình hình nghiên cứu tại Mĩ ................................................................... 18


1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .............................................................. 27
1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập
trung giải quyết .................................................................................................. 33
Chương 2. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ
TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH CỦA MĨ ĐỐI VỚI
VIỆT NAM CỘNG HỊA (1955-1961) ............................................................. 37
2.1. Cơ sở hoạch định chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa ........ 37
2.1.1. Tiềm lực của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ................................. 37
2.1.2. Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vị trí của
Việt Nam trong chính sách của Mĩ. ..................................................................... 40
2.1.3. Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam dưới thời tổng thống Truman 19451953 ...................................................................................................................... 48
2.2. Những nhân tố tác động đến việc hình thành chính sách của Mĩ đối với
Việt Nam Cộng Hòa ........................................................................................... 54
2.2.1. Sự phát triển của Chiến tranh lạnh......................................................... 54
2.2.2. Sự phát triển mạnh mẽ của Chủ nghĩa cộng sản ở châu Á .................... 57
2.2.3. Sự thất bại của thực dân Pháp ở Đông Dương ...................................... 59
2.2.4. Vai trị cá nhân tổng thống Dwight D.Eisenhower trong q trình hoạch
định chính sách ..................................................................................................... 60


Chương 3. CHÍNH SÁCH CỦA MĨ ĐỐI VỚI VIỆT NAM CỘNG HỊA VÀ
Q TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN (1955-1961) ................................ 67
3.1. Chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng
thống Dwight D.Eisenhower (1955-1961)......................................................... 67
3.1.1. Chính sách đối ngoại của Mĩ dưới thời tổng thống Dwight D.Eisenhower
(1953-1961) .......................................................................................................... 67
3.1.2. Những điều chỉnh trong chính sách của Mĩ đối với miền Nam Việt Nam
dưới thời tổng thống Dwight D.Eisenhower ........................................................ 73
3.2. Qúa trình triển khai và thực hiện chính sách của Mĩ đối với Việt Nam

Cộng Hịa trên lĩnh vực chính trị - qn sự - ngoại giao ................................ 84
3.2.1. Xây dựng chính quyền thân Mĩ ở miền Nam Việt Nam........................ 84
3.2.2. Cải tổ, xây dựng quân đội Việt Nam Cộng Hòa .................................. 100
3.2.3. Định hướng hoạt động đối ngoại của Việt Nam Cộng Hòa theo quỹ đạo
Mĩ ....................................................................................................................... 108
3.3. Qúa trình triển khai và thực hiện chính sách của Mĩ đối với Việt Nam
Cộng Hịa trên lĩnh vực kinh tế ....................................................................... 111
3.3.1. Viện trợ kinh tế - kĩ thuật của Mĩ cho Việt Nam Cộng Hịa ............... 111
3.3.2. Chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế của Mĩ ở miền Nam Việt Nam .. 117
3.4. Qúa trình triển khai và thực hiện chính sách của Mĩ đối với Việt Nam
Cộng Hòa trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa - xã hội ...................................... 125
3.4.1. Tư tưởng ............................................................................................. 126
3.4.2. Văn hóa - xã hội ................................................................................... 127
3.4.3. Giáo dục - y tế ...................................................................................... 130
Chương 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MĨ ĐỐI VỚI VIỆT NAM
CỘNG HỊA DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DWIGHT D.EISENHOWER
(1955-1961) ........................................................................................................ 134
4.1. Hệ quả từ chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa ................... 134
4.1.1. Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa đã dẫn đến cuộc khủng
hoảng chính trị tại miền Nam Việt Nam ............................................................ 134
4.1.2. Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa đã gây ra những chuyển
biến trên lĩnh vực kinh tế ................................................................................... 144


4.1.3. Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa đã tạo ra những biến đổi
trên lĩnh vực xã hội............................................................................................. 150
4.2. Đặc điểm của chính sách Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa .................... 153
4.2.1. Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa phản ánh mối quan hệ
giữa một nước đế quốc với một chính quyền tay sai ......................................... 153
4.2.2. Chính sách Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa là một bộ phận trong chính

sách chống cộng của Mĩ trên phạm vi toàn thế giới. ......................................... 156
4.3. Tác động hai chiều chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa giai
đoạn 1955-1961 ................................................................................................. 160
4.3.1. Đối với Mĩ............................................................................................ 160
4.3.2. Đối với Việt Nam................................................................................. 164
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 176
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 182
CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN .............. 199
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 200


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.

AID

: Agency for International Development

2.

ANZUS

: Australia, New Zealand, United States Security Treaty

3.

CATO

: Combat Army Training Organization


4.

CENTO

: Central Treaty Organization

5.

CIA

: Central Intelligence Agency

6.

CIP

: Commercial Import Program

7.

CNCS

: Chủ nghĩa cộng sản

8.

FRUS

: Foreign Relations of the United States


9.

MAAG

: Military Assistance Advisory Group

10.

NATO

: North Atlantic Treaty Organization

11.

NSC

: National Security Council

12.

SEATO

: Southeast Asia Treaty Organization

13.

SMM

: Saigon Military Mission


14.

TERM

: Temporary Equipment Recovery Mission

15.

TRIM

: Training Relations and Instruction Mission

16.

USAID

: U.S. Agency for International Development

17.

USOM

: U.S. Operations Mission

18.

VNCH

: Việt Nam Cộng Hòa


19.

VNDCCH

: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa

20.

XHCN

: Xã Hội Chủ Nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Viện trợ Mĩ cho miền Nam Việt Nam theo chương trình AID và PL
480, 1955-1961 .................................................................................................. 115
Bảng 3.2: Viện trợ kinh tế và quân sự cho Nam Việt Nam, 1955-1961....... 116
Bảng 3.3: Số tiền viện trợ trung bình từ 1955-1960 của Mĩ ......................... 116
Bảng 3.4: Tình hình xuất – nhập khẩu Việt Nam, 1954-1961 ...................... 123
Bảng 3.5: Viện trợ kinh tế và quân sự của Mĩ cho Israel, Hàn Quốc, Đài Loan
và Việt Nam, 1953-1961 ................................................................................... 124
Bảng 3.6: Dữ liệu so sánh về tổng đầu tư, đầu tư nước ngoài và các hạng mục
liên quan đến quốc phòng cho Nam Việt Nam, Israel, Hàn Quốc, Đài Loan,
giai đoạn 1955-1963. ......................................................................................... 124


10

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1.1. Trong q trình phát triển của bất cứ một quốc gia nào, chính sách đối
ngoại ln giữ một vị trí quan trọng. Q trình hoạch định và thực thi chính sách
đối ngoại của một quốc gia sẽ thể hiện vai trò của quốc gia đó trong việc thực hiện
những mục tiêu cơ bản của đất nước cũng như trong các mối quan hệ với các quốc
gia, các tổ chức khác trên thế giới. Cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề đối ngoại
được Chính phủ Mĩ hết sức coi trọng. Kết thúc cuộc nội chiến (1861-1865), Mĩ đã
phát triển nhanh chóng, sớm trở thành một cường quốc trên thế giới. Sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, Mĩ không ngừng khẳng định vị thế của mình bằng chiến
lược tồn cầu. Suốt trong thời gian đó đến cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, Mĩ
ln giữ vị trí là một siêu cường của thế giới…Vì vậy, tuy là một quốc gia trẻ
nhưng Mĩ đã và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các vấn đề quốc tế.
Thông qua hoạt động đối ngoại, Chính phủ Mĩ sẽ bảo vệ tối đa lợi ích của đất nước,
đồng thời khẳng định hơn nữa vị trí của nước Mĩ trên thế giới. Do vậy, việc nghiên
cứu chính sách đối ngoại của Mĩ sẽ góp phần giúp chúng ta hình dung một cách
tồn diện q trình phát triển của lịch sử nước Mĩ, hiểu hơn về tầm quan trọng của
đối ngoại trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
1.2. Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, tình hình quốc tế có nhiều
chuyển biến sâu sắc. Mĩ chủ động xây dựng chiến lược toàn cầu nhằm khẳng định
vị thế siêu cường trên thế giới. Trong bối cảnh đó, cuộc chiến tranh của Pháp ở
Đông Dương ngày càng đi vào bế tắc, thực dân Pháp phải mang một gánh nặng
nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh ở Đơng Dương nhằm duy trì lợi ích ở khu
vực này. Trong suốt thời gian từ năm 1950, Pháp đã nhận được sự giúp đỡ to lớn
của Mĩ, sự giúp đỡ đó đã có những tác động mạnh mẽ đến những chuyển biến quân
sự - chính trị quan trọng khơng chỉ ở Đơng Dương mà cịn cả ở Pháp và trên thế
giới. Cũng từ đó bắt đầu q trình dính líu và can thiệp của Mĩ vào cuộc chiến
tranh xâm lược Việt Nam từ thời tổng thống Dwight D.Eisenhower và tiến dần tới
chỗ thay thế vai trị của Pháp, độc chiếm Việt Nam và Đơng Dương, biến nơi đây
thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ. Sự can thiệp của Mĩ còn được
xem như là khởi đầu cho sự sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975).



11
1.3. Chính sách Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa dưới thời tổng thống Dwight
D.Eisenhower (1955-1961): Trước hết, đây là thời kì đầu tiên, mang tính chất
khởi đầu cho cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam, cũng như khởi đầu cho những
quyết định mang tính chất cơng khai và can dự vào các vấn đề quốc tế của Mĩ ở
khu vực Đông Dương; đối lập với phe Cộng sản chủ nghĩa; Thứ hai, cá nhân
Dwight D.Eisenhower - nhân vật tham gia hai cuộc đại chiến thế giới, đã từng là
Tư lệnh tối cao Đồng minh châu Âu (trong CTTG II), là tham mưu Trưởng Lục
quân Mĩ (sau năm 1945), là Tư lệnh Tối cao của NATO (1950-1952). Ông trở
thành tổng thống Mĩ đại diện cho Đảng Cộng Hòa sau thời gian 20 năm Đảng
này không thắng cử. Khi bước vào Nhà Trắng, ơng theo đuổi chính sách chống
cộng với Học thuyết Eisenhower. Rõ ràng, yếu tố cá nhân cũng đã ảnh hưởng rất
lớn tới chính sách của Mĩ đới với miền Nam Việt Nam ở thời kì này; Cuối cùng,
chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa trên thực tế là chính sách của Nhà
Trắng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam và đó là sự thực hiện Chiến lược toàn cầu
của Mĩ.
1.4. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ đã lùi xa gần 45 năm, nhưng vấn đề
chính sách của Mĩ đối với Việt Nam cũng như vai trị, vị trí của Việt Nam trong
chính sách thực dân mới của Mĩ ở Châu Á - Thái Bình Dương là những vấn đề
ln được sự quan tâm của nhiều giới nghiên cứu, của nhiều ngành khoa học.
Nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ
có ý nghĩa then chốt trong việc tìm hiểu bản chất của cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam mà Mĩ tiến hành sau năm 1945 cũng như chính sách của Mĩ đối với Việt
Nam trong thời điểm hiện tại. Xuất phát từ thực tế đó, hơn 4 thập kỉ trôi qua nhưng
các nghiên cứu và luận giải về q trình dính líu, can thiệp của Mĩ ở Việt Nam từ
thời tổng thống Dwight D.Eisenhower vẫn được nhiều học giả quan tâm, tìm hiểu.
Hàng loạt vấn đề đã và đang được lịch sử đặt ra cần có lời giải thỏa đáng như: cở
sở hình thành chính sách đối ngoại của Dwight D.Eisenhower ở miền Nam Việt
Nam, những mục tiêu của Mĩ trong chiến lược toàn cầu của chúng, đặc biệt là sự

mở đầu quá trình thiết lập một chế độ thực dân mới bằng cách dựng nên một chế
độ làm cơng cụ cho chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ,… Xem xét những chính
sách của Mĩ đối với cuộc chiến tranh Việt Nam trong khơng khí chiến tranh lạnh,


12
sẽ cho chúng ta nhìn nhận khách quan hơn, đồng thời hiểu hơn những mưu đồ của
Mĩ trong chiến lược toàn cầu.
1.4. Tuy nhiên, đây là vấn đề rộng lớn, phức tạp và do một số nguyên nhân
chủ quan, khách quan khác, nên cho đến nay, ở Việt Nam vẫn chưa có một cơng
trình khoa học nào nghiên cứu tổng thể hoặc chi tiết về chính sách của Mĩ với Việt
Nam Cộng Hịa giai đoạn 1955-1961. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình lịch sử
của vấn đề này cũng như đặc điểm và tác động của nó là cơ sở lịch sử cần thiết để
chúng ta có được những bài học hữu ích, đồng thời đưa ra những dự báo và khuyến
nghị cho Việt Nam trong quan hệ với Mĩ. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp
xây dựng đất nước cũng như đóng góp cho q trình hội nhập kinh tế của nước ta
trong bối cảnh hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề này, Luận án sẽ là cơng
trình tham khảo hữu ích cho q trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mĩ nói
riêng, quan hệ quốc tế trong Chiến tranh lạnh nói chung.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tơi đã lựa chọn đề tài “Chính sách của
Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Dwight D.Eisenhower (19551961)”, làm Luận án Tiến sĩ Lịch sử của mình với mong muốn đi sâu tìm hiểu và
phân tích chính sách đối ngoại của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa của chính
quyền Dwight D.Eisenhower nhằm đóng góp thêm một vài phân tích, đánh giá và
so sánh các chính sách của các chính quyền khác đối với Việt Nam Cộng Hịa.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận án phân tích rõ chính sách mà Mĩ thực hiện đối với Việt Nam Cộng
Hòa trong thời kỳ từ năm 1955 đến năm 1961, từ đó rút ra hệ quả, đặc điểm và
những tác động của chính sách. Đồng thời, tìm hiểu cách nhìn nhận, đánh giá của

chính giới Mĩ và vai trò của Việt Nam trong chiến lược tồn cầu của Mĩ ở Đơng
Nam Á.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:


13
- Làm rõ những cơ sở hoạch định và nhân tố chủ yếu tác động đến chính sách
của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Dwight D.Eisenhower
1955-1961.
- Nhận diện q trình thực hiện chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng
Hòa trên các lĩnh vực chủ yếu là kinh tế, chính trị, an ninh - quân sự, đối ngoại và
văn hóa – xã hội. Trong đó, chúng tơi tập trung làm rõ q trình thiết lập chính
quyền thân Mĩ, viện trợ kinh tế - quân sự và những hoạt động khác có liên quan
đến chính sách này.
- Trên cơ sở phân tích những chính sách Mĩ đã thực thi tại miền Nam Việt
Nam, chúng tôi sẽ rút ra hệ quả, đặc điểm cơ bản của chính sách này. Đồng thời,
luận án cũng phân tích những tác động từ chính sách của Mĩ đối với Việt Nam và
với Mĩ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Mĩ đối với Việt Nam
Cộng Hịa dưới thời tổng thống Dwight D.Eisenhower giai đoạn 1955-1961. Chính
sách này là một phần của chính sách Việt Nam của Mĩ nói riêng và là bộ phận hữu
cơ cấu thành chính sách đối ngoại chung của Mĩ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi không gian: Luận án đề cập đến chính sách của Mĩ đối với Việt
Nam Cộng Hịa trong mối quan hệ song phương. Luận án làm rõ chính sách của
Mĩ đối với miền Nam Việt Nam theo giới hạn hành chính của thời kì chiến tranh

sau Hiệp định Genève 1954 - khu vực có quyền lợi trực tiếp của Mĩ ở Việt Nam.
Đây là khu vực mà chính sách đối ngoại của Mĩ ưu tiên hướng đến, đồng thời phản
ánh sự ảnh hưởng của chính sách này.
- Về phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách và q trình
thực hiện chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa trong những năm 1955 1961. Mốc mở đầu chúng tôi chọn là năm 1955, dưới sự hỗ trợ của Mĩ, chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa được thành lập. Đến năm 1961, cụ thể là tháng 1-1961, sau 2
nhiệm kì tổng thống Mĩ, Dwight D.Eisenhower mãn nhiệm. Tuy nhiên, hai mốc


14
thời gian này khơng có nghĩa là sự phân định máy móc, khơng cho phép luận án
mở rộng nghiên cứu giai đoạn trước và sau để làm rõ nội dung đề tài.
- Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách và q
trình thực hiện chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1955 - 1961.
Trong đó, luận án chú trọng nghiên cứu sự điều chỉnh chính sách của Mĩ đối với
Việt Nam Cộng Hòa dưới thời tổng thống Dwight D.Eisenhower. Trên cơ sở đó
rút ra hệ quả, đặc điểm và tác động từ chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng
Hịa. Để có cái nhìn khách quan và tồn diện, luận án cũng phân tích cơ sở hoạch
định và những nhân tố tác động tới chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa.
Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa được thực hiện tồn diện trên
nhiều lĩnh vực, nhưng do các điều kiện chủ quan và khách quan, chúng tôi chỉ tập
trung nghiên cứu chủ yếu trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh - quân sự, đối
ngoại và văn hóa - xã hội.
Bên cạnh việc đề cập đến mối quan hệ song phương Mĩ - Việt Nam Cộng
Hịa, để hiểu rõ hơn chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa trong bối cảnh
Chiến tranh lạnh, chúng tơi cịn đề cập đến một số vấn đề đang diễn ra ở khu vực
trong thời gian này.
4. Nguồn tư liệu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, luận án tập trung khai thác và
sử dụng của nguồn tư liệu chủ yếu sau đây:

4.1.Tài liệu gốc
- Nguồn tư liệu quan trọng nhất, mang tính chính thống, cung cấp những
thơng tin đáng tin cậy cho nội dung luận án. Nguồn tài liệu này gồm có hai loại:
+ Các văn kiện của Lầu Năm Góc (Bộ Quốc phòng Mĩ), Bộ Ngoại giao Mĩ.
+ Các hiệp ước đã ký giữa Chính phủ Mĩ và Việt Nam Cộng Hòa.
+ Các sắc lệnh, nghị định của Mĩ, Việt Nam Cộng Hịa có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu.
+ Công hàm, thông điệp hàng năm, thư từ trao đổi của ngoại trưởng và những
người đứng đầu… của Chính phủ Mĩ và Việt Nam Cộng Hòa.
+ Các bản báo cáo hàng năm của các đại sứ, các bộ, ngành, các tổ chức có
liên quan... ở cả Mĩ và Việt Nam Cộng Hòa.


15
+ Hồi kí, sách của một số nhân vật, chính khách tham gia hoạch định, thực
thi đường lối đối ngoại của Mĩ như H.Truman, Dwight D.Eisenhower,...
Ngồi ra, chúng tơi cũng đặc biệt lưu tâm đến tài liệu chính quyền Việt Nam
Cộng Hịa trong Phơng Lưu trữ Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa 1954-1963
(hiện được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II).
Vì tính chất của đề tài nên loại tư liệu này được chúng tôi khai thác triệt để
và sử dụng chủ yếu. Thực tế, mảng tài liệu này có vai trị quan trọng trong việc
nghiên cứu của đề tài.
4.2. Tài liệu tham khảo
- Tài liệu về chủ trương, chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời
kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước trên nhiều góc độ đều thể hiện rõ quan điểm
đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam với các nước trong khu vực, trong đó
có Mĩ.
- Những cơng trình nghiên cứu dưới dạng sách, bài viết, luận án... có giá trị
tham khảo về thông tin, về quan điểm, phương pháp nghiên cứu và các cách tiếp
cận khác nhau liên quan đến luận án của các tác giả trong và ngoài nước.

- Nguồn tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam.
- Các trang web chính thống có độ tin cậy.
Các nguồn tài liệu chủ yếu bằng tiếng Anh và tiếng Việt của các tác giả trong
và ngoài nước.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận:
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở quan điểm duy vật biện chứng của
chủ nghĩa Mác - Lênin về đấu tranh giai cấp, về chủ nghĩa đế quốc, về chức năng
của nhà nước, về thời đại ngày nay và quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc; những
luận điểm Mác xít về chủ nghĩa tư bản và về chiến tranh, xung đột. Ở đây, chúng
tơi chú trọng đến tính biện chứng, tác động của hồn cảnh lịch sử đến sự hình thành
chính sách đối ngoại của một nước cụ thể - Mĩ. Luận án bám sát các quan điểm
đánh giá tình hình quốc tế và khu vực thể hiện trong các văn kiện của Đảng Cộng
Sản Việt Nam, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam.


16
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp lịch sử giữ vai trò chủ yếu trong việc sưu tầm, chọn lọc, phân
loại, so sánh để xử lý các nguồn sử liệu trước khi phục dựng lại một cách khách
quan bức tranh toàn diện về cơ sở hình thành, quá trình triển khai và những hệ quả
từ chính sách của Mĩ đối với VNCH trong giai đoạn cầm quyền của tổng thống
Dwight D.Eisenhower (1955-1961).
Phương pháp logic được sử dụng để hiểu được quá khứ một cách hệ thống,
trung thực quá trình can thiệp của Mĩ vào Việt Nam nhằm rút ra bản chất và những
bài học cần thiết trong quá trình thực hiện đề tài được chúng tôi hết sức lưu tâm.
Đây cũng là cơ sở khoa học để giải trình một cách có hệ thống nội dung và bố cục
của luận án. Ngồi ra tác giả cịn vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khoa học như: phương pháp tổng hợp, so sánh, thống kê... để giải quyết vấn đề mà
luận án đặt ra.

Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ chủ nghĩa hiện thực trong lý thuyết quan
hệ quốc tế để lý giải nguyên nhân dẫn đến sự can thiệp của Mĩ vào miền Nam Việt
Nam. Với mục tiêu tìm cách nâng cao quyền lực của mình nhằm đảm bảo an ninh
và sự tồn tại trong hệ thống quan hệ quốc tế thời kỳ chiến tranh lạnh, Mĩ đã thúc
đẩy chiến tranh ở các khu vực ngoại vi dưới khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ, theo đó,
nước này cho rằng con đường duy trì hịa bình là đánh bại các nước phi dân chủ
và làm cho nó trở nên dân chủ. Ngồi ra, đây là đề tài chính sách nên chúng tơi
cịn sử dụng một số lý thuyết về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế để làm
rõ sự vận động trong chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa.
6. Đóng góp khoa học của luận án
6.1. Về mặt khoa học
Giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, luận án có những đóng góp sau:
- Từ sự phân tích những cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động, luận
án trình bày có hệ thống chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới thời
tổng thống Dwight D.Eisenhower giai đoạn 1955-1961 một cách khách quan và
chân thực.
- Luận án cung cấp cho người đọc những nội dung cốt lõi về chính sách và
q trình triển khai chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa được đặt trong


17
chiến lược toàn cầu và chiến lược ngăn chặn cộng sản của Mĩ trong thời kỳ chiến
tranh lạnh. Luận án sẽ góp phần lý giải một cách khoa học về nguồn gốc của chính
sách can thiệp mà Mĩ thực hiện tại Việt Nam. Đây là cơ sở để xem xét khách quan
những bài học lịch sử trong việc hoạch định chính sách đối ngoại giữa Việt Nam
đối với Mĩ và các cường quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay.
- Luận án khơng dừng lại ở mơ tả sự kiện, nội dung chính sách mà trên cơ sở
trình bày nội dung chính sách, tác giả rút ra hệ quả, đặc điểm và một số mối quan
hệ chủ yếu, qua đó làm nổi bật vai trị cá nhân của tổng thống Mĩ Dwight
D.Eisenhower đối với việc hoạch định chính sách của Mĩ nói riêng và đối với lịch

sử Mĩ nói chung.
6.2. Về mặt thực tiễn
Việt Nam đang thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa
phương hóa trên tinh thần Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước cùng phấn
đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển. Chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với
Mĩ khơng nằm ngồi đường lối đó.
Trong một chừng mực nhất định, kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp
một phần nhỏ trong việc tìm hiểu sâu hơn giai đoạn lịch sử Việt Nam hiện đại dưới
góc nhìn của sử học Mác xít trong giai đoạn 1954 - 1975. Luận án cũng có thể
dùng làm tài liệu tham khảo rộng rãi cho những ai quan tâm đến lịch sử thế giới
và lịch sử Việt Nam hiện đại.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, và phụ lục, phần nội dung
chính được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề.
Chương 2: Cơ sở hoạch định chính sách và những nhân tố tác động đến việc
hình thành chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa (1955-1961)
Chương 3: Chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hịa và q trình triển
khai thực hiện (1955-1961)
Chương 4: Nhận xét về chính sách của Mĩ đối với Việt Nam Cộng Hòa dưới
thời tổng thống Dwight D.Eisenhower (1955-1961)


18
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1. Tình hình nghiên cứu tại Mĩ
Có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu về Mĩ nói chung, chính sách đối ngoại
của Mĩ nói riêng từ lâu đã được giới chính trị và các học giả nước ngồi quan tâm
với cái nhìn đa diện và hệ thống. Trong phạm vi những cơng trình và tài liệu có
thể tiếp cận được, chúng ta dễ dàng nhận thấy có các mảng đề tài được quan tâm

chính yếu:
1.1.1. Trước hết là những cơng trình mang tầm vóc quốc gia. Những cơng trình đồ
sộ này đã cho phép chúng tôi khai thác phần lớn nguồn tài liệu gốc quan trọng liên
quan đến chính sách của Mĩ đối với VNCH thời kỳ tổng thống Dwight
D.Eisenhower.
Các văn kiện của Lầu Năm góc (The Pentagon papers) chính là những tài liệu
cung cấp nhiều thông tin cần thiết cho việc tìm hiểu, nghiên cứu, luận giải về cuộc
chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam. Năm 1971, bộ lịch sử ấy được in thành sách với
nhan đề The Pentagon Papers gồm 2 ấn bản khác nhau: ấn bản của báo The New
York Times (204); ấn bản của thượng nghị sĩ Gravel (205, 206). Bộ sách đã phản
ánh cụ thể quá trình can thiệp và vạch rõ sự lừa dối dư luận của Chính phủ Mĩ đối
với vấn đề Việt Nam từ 1945-1967.
Cũng trong năm này, theo yêu cầu của Ủy ban quân vụ Hạ viện Mĩ, Bộ Quốc
phòng Mĩ soạn cuốn United States-Vietnam Relation 1945-1967 gồm 12 tập,
Thượng viện Mĩ cũng tổ chức nhiều buổi nghe báo cáo về chiến tranh Việt Nam
và sau đó in thành hai cuốn: Hearrings on Causes, origins and lessons of Vietnam
War (172) và The United States and Vietnam 1944-1947 (139). Quả thực, qua
những thơng tin do các văn kiện của Lầu Năm Góc, người ta đã được tiếp cận gần
hơn với sự thật của cuộc chiến do Mĩ tiến hành ở Việt Nam. The Pentagon Papers
là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thiếu khi nghiên cứu về cuộc chiến
tranh Mĩ tiến hành ở Việt Nam qua các đời tổng thống từ Truman, Dwight
D.Eisenhower, Kennedy đến Johnson.
FRUS (Foreign Relations of the United States) là tập hợp các tài liệu lịch sử
chính thức liên hệ đến các quyết định quan trọng trong chính sách ngoại giao của
Mĩ đã được giải mật và biên tập để công bố. FRUS đạt được độ tin cậy khá cao,


19
mức sử dụng khá nhiều trong các cơng trình nghiên cứu. Các văn kiện trên được
in thành nhiều tập, riêng tài liệu liên hệ đến Việt Nam dưới nhiệm kỳ tổng thống

Dwight D.Eisenhower thì gồm 2 tập, phủ dài thời gian 5 năm từ 1955 đến 1960
được phát hành vào năm 1991: United States Department of State. Foreign
relations of the United States 1955-1957. (Volume I: Vietnam) (209); United States
Department of State. Foreign relations of the United States 1958-1960. (Volume
I: Vietnam) (210).
Tiếp đó, ngày 19-2-2009, cơ quan tình báo trung ương Mĩ (Central Intelligence
Agency - CIA) đã cho giải mật 6 tập tài liệu của CIA có liên quan đến chiến tranh
Việt Nam. Các tài liệu này do ông Thomas L.Ahern, Jr., một nhân viên CIA từng
làm việc tại Sài gòn từ năm 1963 đến đầu năm 1965 đúc kết từ những tài liệu mật
của CIA. Trước khi được giải mật, cơ quan CIA đã đọc lại và gạch bỏ những tên tuổi
và địa danh khơng có lợi cho hoạt động tình báo. Trong các tài liệu này, CIA and The
House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954 - 1963 được chúng tơi đặc biệt
lưu tâm trong q trình khai thác (207). Tài liệu này gồm 232 trang, chia thành 15
chương, nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngơ Đình Diệm, từ
ngày ơng về làm thủ tướng cho đến lúc bị giết chết vào ngày 1-11-1963.
1.1.2. Liên quan trực tiếp đến quá trình hình thành các quyết định về Việt
Nam: The White House Years: Mandate for Change (1953 - 1956) (164) và
Waging Peace (1956 - 1961) (165), được kể bởi chính Dwight D.EisenhowerTổng thống thứ 34 của Mĩ. Năm 1953, mở ra một thời kì mới cho lịch sử nước Mĩ,
là một tổng thống ông phải thực hiện những nhiệm vụ mới, đối mặt với nhiều thách
thức mới, cụ thể như vấn đề NATO, kênh đào Suez, Iran và Đơng Dương, Triều
Tiên,... Trong đó, tác giả cũng đề cập đến những thành công và cả những mặt chưa
đạt được trong suốt 2 nhiệm kì tổng thống của mình.
Tiếp đó là Arnold's James R., The First Domino: Eisenhower, the Military,
and America's Intervention in Vietnam (135). Arnold thảo luận về sự từ chối của
Truman đối với Hồ Chí Minh, giải thích sự ủng hộ miễn cưỡng đối với Pháp ở
Đông Nam Á, việc Mĩ đã đến can thiệp quân sự trực tiếp,… Tác giả cũng phân
tích các quyết định quan trọng năm 1955 của Tổng thống Dwight D.Eisenhower
liên quan đến Đông Dương: chấp nhận gánh nặng huấn luyện Quân đội Nam Việt



20
Nam, cho phép thành lập Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á và điều chỉnh chính sách
của Mĩ với sự lãnh đạo hồn hảo của Tổng thống Ngơ Đình Diệm.
Trong The United States in Vietnam: An analysis in depth of the history of
America‟s involvement in Vietnam của hai chuyên gia hàng đầu về Đông Nam Á,
Kahin George McT. và Lewis (176); và Intervention: How America Became
Involved in Vietnam, George McT.Kahin (175) nói về sự can dự của Mĩ vào Việt
Nam, tập trung vào các sự kiện chính trị ở Washington và Sài Gòn. Dựa phần lớn
vào 12.000 trang tài liệu chính phủ, tác giả cho thấy chi tiết cách các tổng thống
Mĩ kế tiếp nhau bị khóa trong một chính sách vơ vọng đối với Việt Nam, những
cân nhắc chính của Mĩ về Việt Nam trong những năm qua ít liên quan đến thực tế
của chính trị Việt Nam. Do đó, khi Washington thấy rằng giải pháp chính trị được
thực hiện tại Genève sẽ không dẫn đến pháo đài chống cộng mong muốn ở miền
Nam Việt Nam, sau đó họ quyết định đánh bạc tất cả hoặc khơng có gì vào một
giải pháp quân sự. Bên cạnh việc chỉ ra cách thức và lý do của các quyết định,
cuốn sách có giá trị này cịn theo dấu vết của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, từ các
cuộc đảo chính chống lại Diệm, Minh, Khánh và Quất đến việc quân sự hóa hồn
tồn khu vực, dẫn đến sự thống trị của những người Cộng sản, mà Chính sách của
Mĩ được cho là hạn chế.
Trong số những cây viết học thuật và người được biết đến nhiều nhất là Fall,
Bernard, một học giả được sinh ra ở Pháp, được thụ hưởng nền giáo dục Mĩ. Vốn
là người viết rất nhiều về Việt Nam bắt đầu vào thập niên 1950. Sinh sống ở Việt
Nam trong suốt phần lớn thời gian đó, những quan sát đầu tiên và các phỏng vấn
những nhân vật của ông về tất cả các mặt của cuộc đấu tranh chính trị tạo cho ơng
trở thành một chun gia đương thời có ảnh hưởng nhất. Trong cuốn The Two
Vietnams: A Political and Military Analysis (166) đã mô tả một cố gắng để hiểu
sự thay đổi chính trị và sự xung đột trong một nước Việt Nam đầy rối rắm. Mặc
dù là một người chống cộng mạnh mẽ và được xác định với mục tiêu gìn giữ miền
Nam Việt Nam như là một đất nước độc lập, ông xem sự phụ thuộc của Mĩ vào
phương tiện quân sự như là sự tàn phá xã hội Việt Nam đã dẫn đến lòng oán giận

và thù hận những người Mĩ.


21
Sau 26 tập phim được phát sóng trên đài truyền hình CBC của Canada, sau đó
là tại Mĩ và Anh, Michael Maclear cho xuất bản tập sách cùng tên Vietnam: The Ten
Thousand Day War, giá trị của tác phẩm này ở chỗ tác giả đã phỏng vấn trực tiếp với
những người hoạch định và tham gia cuộc chiến (181). Năm 1987, Stanley Karnow phóng viên của Time, Life và The Washington Post ở Đông Nam Á đã xuất bản
Vietnam: A History (177). Karnow là một nhà báo ở Việt Nam trong nhiều năm và,
ngồi việc có thể phỏng vấn nhiều nhân vật quan trọng của Mĩ, đã có thể phỏng vấn
những người quân sự và chính trị quan trọng của Việt Nam vài năm sau khi chiến
tranh kết thúc. Công trình này trình bày một cách nhìn tồn diện và hấp dẫn về cuộc
chiến tranh Việt Nam từ những nguyên nhân sâu xa cho đến ngày 30-4-1975.
Davidson, Phillip B. đã cung cấp một bức tranh toàn cảnh về cuộc chiến tranh
tại Việt Nam qua cơng trình Vietnam at War - The History: 1946 – 1975 (158). Bằng
cách tập trung vào vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt cuộc chiến,
Davidson đưa ra cái nhìn sâu sắc chưa từng thấy về các chiến lược quân sự của Việt
Nam. Davidson - người từng là giám đốc tình báo dưới thời Tướng Westmoreland
và Abrams - kể về câu chuyện của ở Đông Dương. Vietnam at War đã đề cập “....Đây
là lịch sử quân sự hấp dẫn nhất, một biên niên sử hồnh tráng, hăng say và khó
qn, Vietnam at War là không thể thiếu đối với bất kỳ ai hy vọng hiểu được một
cuộc xung đột vẫn còn diễn tiến trong tâm lý người Mĩ”.
Từng được tái bản đến 4 lần tại Mĩ, America’s Longest War: The United
States and Vietnam 1950 - 1975, Herring George C. (172) đã trình bày và đánh giá
về vai trò của người Mĩ tại Việt Nam từ 1950-1975. Trong đó, tác giả diễn giải
cuộc chiến tranh Việt Nam là sự phát triển logic chính sách ngăn chặn của Mĩ.
Thừa nhận lợi ích của Mĩ ở miền Nam Việt Nam; cho rằng học thuyết ngăn chặn
được áp dụng sai lầm ở Việt Nam. Bị ám ảnh với quyết tâm ngăn chặn những bước
tiến của chủ nghĩa cộng sản, thiếu hiểu biết sâu sắc về người dân Việt Nam và lịch
sử của họ, những người Mĩ hiểu sai một cách sâu sắc về bản chất của cuộc đấu

tranh ở Việt Nam, ý nghĩa quan trọng của nó đối với những lợi ích quốc gia và tính
nhạy cảm của nó đối với quyền lực của họ.
Duiker William J. đã phân tích chi tiết về mối quan hệ giữa các học thuyết
của Mĩ trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản và chính sách đối ngoại của Mĩ ở


22
Việt Nam trong U.S containment Policy and the Conflict in Indochina (163). Nội
dung của tác phẩm đề cập đến năm vấn đề lớn: tại sao và làm thế nào Mĩ trở thành
nước đầu tiên tham gia vào các cuộc xung đột Đông Dương; những chiến lược Mĩ
nào của Mĩ đã bước đầu áp dụng để theo đuổi mục tiêu của mình ở đó; làm thế nào
các nhà lãnh đạo Cộng sản chống lại Mĩ và đạt thành công; những nhân tố dẫn đến
việc các nhà lãnh đạo Mĩ quyết định đưa quân vào miền Nam Việt Nam; và kinh
nghiệm của Mĩ ở Việt Nam trong chiến lược ngăn chặn tổng thể,….
Cung cấp một lịch sử ngắn gọn về "Chiến tranh Việt Nam" được nhìn thấy bởi
tất cả các bên, khơng chỉ từ quan điểm của Mĩ. Học giả xuất sắc Turley William S. đã
thể hiện trong Second Indochina war: A concise political and military history (208),
cuốn sách có ảnh hưởng này: về các chiến lược, quan điểm và chính trị nội bộ của
Cộng sản Việt Nam dựa trên nghiên cứu trong các tài liệu chính và các cuộc phỏng
vấn ở Sài Gịn và Hà Nội, nội dung hồn tồn cập nhật và mở rộng này kết hợp cả tài
liệu gốc và tài liệu thứ cấp bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt đã xuất hiện trong hai thập
kỷ qua. Ông có cái nhìn khách quan mới mẻ về các vấn đề gây tranh cãi và kết luận
bằng một đánh giá sâu sắc về các yêu sách, biện minh và "bài học" mà các học giả,
chính khách và chiến lược gia đã tiến bộ kể từ khi chiến tranh kết thúc.
Với Where the Domino Fell: America and Vietnam, 1945 -1990 của Olson
James S. & Roberts Randy (192) đã kể lại lịch sử về sự can dự của Mĩ vào Việt
Nam từ cuối Thế chiến II, làm rõ các mục tiêu chính trị, chiến lược quân sự và các
yếu tố kinh tế và xã hội góp phần vào hành động của những người Mĩ; Cung cấp
một lịch sử tường thuật ngắn gọn, dễ tiếp cận về cuộc xung đột ở Việt Nam. Bên
cạnh đó, cơng trình phân tích chun sâu từ những khía cạnh khác nhau từ tình hình

thực tế của Nhà Trắng, chính quyền Ngơ Đình Diệm hay những khía cạnh cá nhân
của tổng thống Dwight D.Eisenhower và các quan chức trong chính quyền,…
Liên quan trực tiếp đến những vấn đề cùng với những sai lầm của Mĩ trong
việc hoạch định những kế hoạch cho cuộc chiến tại Việt Nam đó là In Retrospect
- The Tragedy and lessons of Vietnam. McNamara, Robert S., dày 702 trang (182).
Lần đầu thăm miền Nam Việt Nam năm 1962, thậm chí trước khi đa số người Mĩ
nghe đến cái tên đất nước này, McNamara đã tuyên bố rằng “tất cả các chỉ số mà
chúng ta có cho thấy chúng ta đang chiến thắng”. Cho dù các chỉ số thống kê mà


23
McNamara ưa thích có thể nói lên điều đó, thế nhưng chúng khơng phản ánh đúng
tình hình thực tế chính trị tại Việt Nam. Do vậy, ông đã viết trong phần mở đầu
của hồi ký của mình rằng: “chúng tơi đã sai lầm, sai lầm một cách khủng khiếp”
(182, xvi).
Chiến tranh Việt Nam có phải xảy ra khơng? Và tại sao nó khơng thể kết thúc
sớm hơn? Đây là một trong những câu hỏi mà Robert McNamara và các cộng tác
viên của ông đặt ra trong Argument without end - in search of answers to the
Vietnam tragedy (181); một cuốn sách sẽ đóng góp lớn cho những gì chúng ta biết
về “Chiến tranh Việt Nam”. Lần đầu tiên, các quan chức cấp cao của Mĩ và Việt
Nam từng phục vụ trong chiến tranh, đã xem xét nhiều trường hợp trong đó một
bên, hoặc cả hai, đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng dẫn đến chiến tranh
và thời gian của nó; McNamara tiết lộ cả những sai lầm ngớ ngẩn của Mĩ và Việt
Nam, và chỉ ra những cách mà những sai lầm như vậy có thể tránh được trong
tương lai. Ông cũng cho thấy một cách thuyết phục rằng chiến tranh không thể
giành chiến thắng về mặt quân sự bởi Mĩ. Là một trong những cuốn sách gây tranh
cãi nhất từng được xuất bản ở đất nước này. Cuốn sách này sẽ tái hiện cuộc tranh
luận sôi nổi về cuộc chiến, về McNamara và về những bài học chúng ta có thể rút
ra khỏi thảm kịch.
Colby, William với Lost Victory, là một nhân vật chủ chốt đã trực tiếp chứng

kiến và can dự vào các tình huống mấu chốt của chiến tranh Việt Nam suốt năm
đời tổng thống Mĩ từ Dwight D.Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon và Ford
(153). Với cương vị giám đốc CIA Sài Gịn và q trình cơng tác trong lĩnh vực
tình báo tại Nam Việt Nam, Colby đã có những điều kiện thuận lợi để nhìn nhận,
phân tích, đánh giá và suy ngẫm về cuộc chiến tranh Việt Nam theo cách nhìn của
một chuyên gia tình báo.
FitzGerald, Frances với Fire in the Lake (169), trong cơng trình này, tác giả
tập trung vào khía cạnh văn hóa chính trị, xã hội và truyền thống của Việt Nam.
Bà lập luận rằng Mĩ đang tham gia vào một cuộc chiến tranh vơ ích để chống lại
khả năng phục hồi của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam. Tất cả sức mạnh quân sự của
Mĩ, trong khi mang lại sự thiệt hại to lớn và gây rối loạn xã hội, thì khơng thích
hợp khi được xem trong phạm vi bối cảnh văn hóa và lịch sử Việt Nam, vốn đang


24
không thể lay chuyển nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng của cuộc cách mạng
cộng sản. FitzGerald viết: "Nhưng các quan chức Mĩ ủng hộ chính quyền Sài Gịn
khăng khăng rằng họ đang bảo vệ 'tự do và dân chủ' ở châu Á….," Bất kể chiến
lược nào chính phủ Mĩ sử dụng để tiến hành chiến tranh, nó sẽ chỉ trì hỗn điều
khơng thể tránh khỏi”.
Trong một nỗ lực phân tích những thất bại của Mĩ tại Việt Nam giai đoạn
1954-1963, Misalliance: Ngo Dinh Diem, the United States, and the Fate of South
Vietnam của Miller, Edward (188). Với cách nhìn ở một góc độ khác, tác giả đã
phác họa rõ nét và đa chiều hình ảnh Ngơ Đình Diệm và đưa ra một cách giải thích
riêng về mối quan hệ giữa Ngơ Đình Diệm với Mĩ. Cuốn sách mở đầu vào một
ngày tháng 6 - 1954, khi Ngơ Đình Diệm đặt chân lên mảnh đất Sài Gòn, và kết
thúc vào ngày 1-11-1963, với việc Diệm cùng em trai - cố vấn Ngơ Đình Nhu - bị
giết trong xe bọc thép M-113, khi chiếc xe đang trên đường tới Bộ Tổng tham mưu
Quân lực VNCH. Dựa trên nguồn tư liệu phong phú do cá nhân nghiên cứu và khai
thác được từ kho lưu trữ của các nước phương Tây, đặc biệt là các tư liệu tiếng

Việt của chính quyền VNCH, tác giả tập trung luận giải về xung đột giữa Diệm và
đồng minh Mĩ trong chiến lược xây dựng quốc gia. Dù cùng chung mục tiêu
“chống Cộng”, nhưng giữa hai đồng minh vẫn thường xuyên xảy ra bất đồng, tạo
nên xung đột và cạnh tranh liên quan đến những vấn đề cốt lõi mà tác giả gọi là
“nguyên lý xây dựng quốc gia”, vốn đã hình thành và chi phối tồn bộ lịch sử quan
hệ đồng minh giữa Mĩ và Diệm từ lúc mới hình thành cho đến lúc lụi tàn. Theo tác
giả, chính xung đột giữa vơ số tầm nhìn và chiến lược khác nhau của người Mĩ và
Ngơ Đình Diệm về vận mệnh của miền Nam Việt Nam thời kỳ hậu thực dân là tác
nhân gây ra mối quan hệ đầy thăng trầm Mĩ - Diệm và cả số phận chính quyền VNCH,
dẫn đến sự sụp đổ của liên minh Mĩ - Diệm vào năm 1963.
Ngồi ra cịn rất nhiều tác phẩm có thể được kể đến như: Causes, Origins
and Lessons of the Vietnam War (148) Tác phẩm nổi tiếng về cuộc chiến tranh
Việt Nam của Kolko Gabriel C. Anatomy of a war: Vietnam (178), Westheider
James E. The Vietnam War (215); Tiếp đó, Neil Sheehan với The Bright Shining
Lie (189),… Các tác giả đã dệt thành một biên niên thống nhất kể về chiến tranh
Triều Tiên (trong đó Vann cũng chiến đấu), câu chuyện về sự ủng hộ của Mĩ đối


25
với chủ nghĩa thực dân Pháp, mô tả về các trận chiến quân sự, phê phán chính sách
đối ngoại của Mĩ.
1.1.3. Nghiên cứu về quan hệ Mĩ- Diệm, dù từng là một trong những người
ủng hộ nhiệt thành Ngơ Đình Diệm trong Hội những người bạn Mĩ của Việt Nam,
nhưng Buttinger, Joseph đã lên án mạnh mẽ chế độ chuyên quyền của Ngơ Đình
Diệm trong Vietnam: A Dragon Embattled Volum II (143) và Vietnam: A Political
History (144). Buttinger đã cung cấp sự hiểu biết đáng kể về cuộc chiến giành độc lập
của người Việt Nam - cuộc đấu tranh vũ trang dài nhất trong thế kỷ này. Phần trọng
tâm của sách xoay quanh chế độ Diệm, rằng: Diệm đã khởi xướng việc sử dụng vũ
lực, đàn áp mọi sự phản đối và bình định nơng thơn trong giai đoạn này. Ông là người
tin rằng sự can thiệp quân sự của Mĩ vào Việt Nam tất yếu phải thất bại.

Thể hiện sự hiểu biết thật sự về chế chính trị của Diệm trong Cauldron of
Resistance: Ngo Dinh Diem, the United States, and 1950s Southern Vietnam,
Chapman Jessica M. (150). Chapman cho rằng Diệm trở thành người đứng đầu
ngơi vị chính trị tại miền Nam Việt Nam là kết quả của Diệm khi ông ta khuất phục
được cựu Hoàng đế Bảo Đại, các tổ chức tơn giáo Hịa Hảo và Cao Đài, và Bình
Xun. Ơng cho thấy Diệm là một nhà lãnh đạo dấn thân, có hệ tư tưởng cá nhân
ảnh hưởng đến tầm nhìn của ơng đối với miền Nam, nhưng cũng định hình các
chính sách cũng như sự sụp đổ của ông; Sự ủng hộ của Washington dành cho
Diệm, sự bất đồng chính kiến, từ đó tạo điều kiện cho phe đối lập sẽ nổi lên vào
cuối những năm 1950 và cuối cùng dẫn đến chiến tranh.
Một cơng trình nghiên cứu hết sức công phu về mối quan hệ giữa Ngô Đình
Diệm và chính quyền Mĩ là của Jacobs Seth với Cold War Mandarin: Ngo Dinh
Diem and the Origins of America’s War in Vietnam, 1950 - 1963 (174). Trong
cuốn sách này, Seth Jacobs theo dõi quá trình hỗ trợ của Mĩ dành cho Diệm từ lần
đầu tiên xuất hiện ở Washington vào năm 1950 đến khi bị lính Nam Việt Nam sát
hại ở ngoại ơ Sài Gịn năm 1963; khám phá cách Diệm trở thành pháo đài của Mĩ
chống lại một miền Nam Việt Nam Cộng sản, và tại sao chính quyền của Kennedy
và Dwight D.Eisenhower giữ cho chế độ của ông nổi lên. Cuối cùng, là cuộc lật đổ
- và ám sát - của đồng minh lâu năm. Trong phân tích rõ ràng và súc tích này, Jacobs
mơ tả chi tiết về "thí nghiệm Diệm" và cho thấy rõ chính sách "chìm hay bơi với


×