Tải bản đầy đủ (.pdf) (295 trang)

Cuộc di cư và định cư của đồng bào công giáo miền bắc sau hiệp định genève (1954 1963)(luận án nghiên cứu )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.88 MB, 295 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH

CUỘC DI CƯ VÀ ĐỊNH CƯ CỦA
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO MIỀN BẮC
SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE (1954 - 1963)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH

CUỘC DI CƯ VÀ ĐỊNH CƯ CỦA
ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO MIỀN BẮC
SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE (1954 - 1963)
Ngành: Lịch Sử Việt Nam
Mã số: 62.22.03.13

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGÔ VĂN LỆ
PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP:


PGS.TS ĐINH QUANG HẢI
PGS.TS HUỲNH THỊ GẤM
PHẢN BIỆN:
TS. LÊ HỮU PHƯỚC
PGS.TS NGÔ MINH OANH
PGS.TS TRẦN THỊ THÁI HÀ

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2020


I

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Nguyễn Thị Tuyết Thanh, nghiên cứu sinh chuyên ngành Lịch sử
Việt Nam, Mã số 62220313 theo quyết định giao đề tài và công nhận người
hướng dẫn số: 804/QĐ-XHNV-SĐH ngày 28/10/2013 của Trường ĐH
KHXH&NV – ĐHQG-HCM, xin cam đoan:
1.

Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng

dẫn của GS.TS Ngô Văn Lệ
2.

Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã

được công bố tại Việt Nam
3.


Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,

trung thực và khách quan.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam kết này.
Tp Hồ Chí Minh, ngày tháng

năm 2019

NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH


II

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận án này, tơi đã nhận được sự động viên, hỗ
trợ, đóng góp của các thầy cơ, gia đình và đồng nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến GS.TS Ngơ Văn Lệ. Thầy đã tận
tâm hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên
cứu và hồn thành luận án.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Thầy/Cô khoa Sử, trường Đại học
KHXH và NV TpHCM, các Thầy/Cô đã truyền dạy, chỉ bảo tôi kiến thức, chắp
cánh ước mơ cho tôi trên con đường nghiên cứu khoa học.
Tiếp đến, tôi cảm ơn tập thể quý thầy/cô ở khoa lịch sử và lãnh đạo
trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quãng thời gian
thực hiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến mẹ tơi, chồng, con và em trai đã
luôn bên cạnh động viên và hỗ trợ tôi về mọi mặt. Mọi người là chỗ dựa tinh
thần vững chắc của tơi, giúp tơi có thêm nghị lực và sự tự tin để hoàn thành luận
án.
Và, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các vị Linh mục, các gia đình Giáo

dân, Chính quyền ở những nơi tôi đến nghiên cứu đã ủng hộ, giúp tơi hồn
thành cơng trình này.


III

MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................... I
Lời cảm ơn ............................................................................................................ II
Mục lục................................................................................................................. III
Danh mục bảng biểu ......................................................................................... VII
Danh mục biểu đồ ............................................................................................. VII
Danh mục sơ đồ ................................................................................................. VII
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................... VIII
MỞ ĐẦU .......................................................................................................trang 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................trang 1
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................trang 2
3. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................trang 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................trang 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................trang 3
4.2. Khách thể nghiên cứu .............................................................................trang 3
4.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu .................................................................trang 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................trang 5
5.1. Ý nghĩa khoa học ...................................................................................trang 5
5.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................trang 5
6. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...........................................trang 5
6.1. Nguồn tư liệu .........................................................................................trang 5
6.2. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu .............................................trang 6
6.2.1. Phương pháp lịch sử và logic ..............................................................trang 6
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử qua lời kể (oral history) .................trang 8

6.2.3. Kỹ thuật nghiên cứu ............................................................................trang 9
7. Bố cục của luận án ..................................................................................trang 9


IV

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................trang 10
1.1. Những nghiên cứu về nguyên nhân cuộc di cư lịch sử năm 1954 ......trang 10
1.2. Về cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo .............................trang 27
1.2.1. Di cư từ miền Bắc .............................................................................trang 27
1.2.2. Định cư ở miền Nam .........................................................................trang 29
Tiểu kết chương I ......................................................................................trang 35
CHƯƠNG 2: BỒI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN
ĐẾN CUỘC DI CƯ SAU HIỆP ĐỊNH GENÈVE NĂM 1954 ..............trang 36
2.1. Bối cảnh thế giới và Việt Nam trước Hiệp định Genève năm 1954 ....trang 36
2.1.1. Bối cảnh thế giới trước Hiệp định Genève năm 1954 41 ..................trang 36
2.1.2. Bối cảnh Việt Nam trước Hiệp định Genève năm 1954 44 ...............trang 39
2.2. Hội nghị Genève năm 1954 .................................................................trang 41
2.3. Sự tác động của các thể chế chính trị ở Việt Nam đối với cuộc di cư năm
1954 ............................................................................................................trang 46
2.3.1. Sự tác động của chính quyền VNDCCH đối với cuộc di cư ............trang 46
2.3.2. Sự tác động của Mỹ và VNCH đối với cuộc di cư năm 1954 ..........trang 51
2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư năm 1954 .....................................trang 61
Tiểu kết chương 2 .....................................................................................trang 63
CHƯƠNG 3: DIỄN BIẾN CUỘC DI CƯ VÀ GIAI ĐOẠN ĐẦU ĐỊNH CƯ
CỦA ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO MIỀN BẮC TẠI ĐÔNG NAM BỘ, CHỦ
YẾU Ở KHU VỰC SÀI GÒN VÀ CÁC VÙNG LÂN CẬN (1954-1956) .........
......................................................................................................................trang 64
3.1. Kế hoạch di cư đồng bào miền Bắc vào miền Nam của Mỹ - Diệm năm 1954

......................................................................................................................trang 64
3.2. Diễn biến cuộc di cư năm 1954 ...........................................................trang 74


V

3.3. Tổ chức các trại tạm cư định hình các cộng đồng dân di cư tại khu vực đô thị
và lân cận (1954-1955) ................................................................................trang 83
3.3.1. Kế hoạch tổ chức các trại tạm cư ......................................................trang 84
3.3.2. Chính sách của chính quyền VNCH đối với người dân di cư giai đoạn
1954-1955 ....................................................................................................trang 89
3.3.3. Hồn tất cơng cuộc di cư và định cư (1955 - 1956) ..........................trang 95
3.3.4. Cơ cấu tổ chức hành chính trong trại định cư ..................................trang 101
3.3.5. Cơng tác an ninh ở các trại định cư .................................................trang 108
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................trang 113
CHƯƠNG 4: Q TRÌNH “ĐỊA PHƯƠNG HĨA” VÀ CHIẾN LƯỢC
PHÂN BỐ ĐỒNG BÀO CÔNG GIÁO DI CƯ Ở VÙNG NƠNG THƠN QUA
LOẠI HÌNH DINH ĐIỀN (1957 – 1963) ..............................................trang 115
4.1. Q trình “địa phương hóa” và chiến lược phân bổ đồng bào Cơng giáo di cư
của chính quyền VNCH ............................................................................trang 115
4.1.1. Chủ trương ổn định dân di cư .........................................................trang 115
4.1.2. Chiến lược địa phương hóa dân di cư .............................................trang 119
4.1.3. Chiến lược phân bổ, quản lý dân di cư trong các dinh điền ...........trang 123
4.2. Quá trình phân bổ và quản lý dân di cư của chính quyền VNCH ......trang 129
4.2.1. Địa phương hóa dân di cư ...............................................................trang 129
4.2.2. Quá trình tái phân bố dân di cư và sự ra đời các khu dinh điền .....trang 138
4.2.3. Tổ chức đời sống ở các khu định cư của dân di cư đi dinh điền ở Cái Sắn 150
Tiểu kết chương 4 ...................................................................................trang 158
Kết luận ....................................................................................................trang 159
Tài liệu tham khảo ..................................................................................trang 164

Chú thích ..................................................................................................trang 175
Phụ lục 1: Biên bản phỏng vấn sâu ............................................................trang 182
Phụ lục 2: Bản kê, bản biểu, công văn .......................................................trang 211


VI

Phụ lục 3: Văn bản ....................................................................................trang 260
Phụ lục 4: Hình ảnh ...................................................................................trang 271
Phụ lục 5: Sơ đồ .........................................................................................trang 281


VII

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Danh sách các quốc gia viện trợ cho cuộc di cư năm 1954 ..............58
Bảng 2. 2: Bảng đối chiếu thu – chi, tính đến năm 1955 ...................................59

Bảng 3. 1: Mức độ ưu tiên trong thành phần di cư .............................................68
Bảng 3. 2: Kế hoạch di chuyển, chuyên chở người di cư từ Bắc vào Nam........70
Bảng 3. 3: Thống kê người di cư vào Nam phân theo phương tiện vận chuyển 80
Bảng 3. 4: Số ruộng đất được khai hoang tính đến tháng 7/1955 ...................... 92
Bảng 3. 5: Khối lượng hàng trợ cấp cho các trại định cư đến tháng 7/1955 .....93
Bảng 3. 6: Dân số ở miền Nam đến ngày 01/06/1956........................................95

Bảng 4. 1. Bảng thống kê các trại định cư được đồng ý thành lập mới ...........121
Bảng 4. 2: Phân cấp đất cho người di cư tại vùng Cái Sắn ..............................146
Bảng 4. 3: Các cơ quan viện trợ trực tiếp cho nhà nông cơ (AMD) từ 1958 đến
1961 ..................................................................................................................153
Bảng 4. 4: Giá trị máy móc, dụng cụ và phụ tùng thay thế, viện trợ trực tiếp cho

nhà nông cơ (AMD) từ 1958 đến 1961 ............................................................154
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3. 1: Tổng số tiền viện trợ của Mỹ và các quốc gia cho cuộc di cư......78
Biểu đồ 3. 2: Cơ cấu phân bố dân cư ..................................................................85
Biểu đồ 3. 3: Cơ cấu nghề nghiệp dân di cư năm 1954 ......................................87
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3. 1: Khái quát sơ đồ tổ chức của ủy ban hành chính ............................102
Sơ đồ 3. 2: Sơ đồ tổ chức và hoạt động trại định cư ........................................111
Sơ đồ 4. 1: Cách thức địa phương hóa đồng bào di cư (1954 - 1957) .............137
Sơ đồ 4. 2: Tổ chức thôn, xã trong vùng di cư .................................................142


VIII

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT

Chỉ thị

TW

Trung ương

BCT

Bộ chính trị

TUDCTN

Tổng ủy Di cư Tỵ nạn


TTLTQG II

Trung tâm lưu trữ Quốc gia II

VNCH

Việt Nam Cộng hòa

VNDCCH

Việt Nam Dân chủ Cộng hòa


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau Hiệp định Genève, rất nhiều người Công giáo Miền Bắc đã di cư vào Nam
theo điều khoản thi hành tạm thời của Hiệp định, trước khi tiến tới tổng tuyển cử trên
cả nước. Nhìn bề ngồi, quyết định di cư của người dân có vẻ như hồn tồn tự
nguyện, nhưng thật ra, đằng sau của các điều khoản của Hiệp định này là những chiến
lược chính trị của các quốc gia lớn, với âm mưu chia cắt Việt Nam thành hai chiến
tuyến, theo hai thể chế khác nhau. Nói cách khác, Mỹ đã không bỏ lỡ cơ hội để tiến
vào miền Nam Việt Nam nhằm hình thành một chính quyền thân Mỹ, thành trì chống
Cộng sản ở cửa ngõ khu vực Đơng Nam Á.
Chính vì vậy, ngay sau khi Hiệp định được ký, dưới sự trợ giúp của Mỹ, Ngơ
Đình Diệm, một người Công giáo nhiệt thành, trên cương vị Thủ tướng đã ráo riết xây
dựng kế hoạch đưa đồng bào Công giáo miền Bắc vào miền Nam với số lượng khổng
lồ. Theo hồ sơ số 1088 của Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hịa, tính đến đầu tháng

6/1956, đã có 887.985 người di cư vào Nam, chỉ trong vòng 300 ngày thành phần dân
di cư chủ yếu là người Công giáo (chiếm 85%). Xét ở khía cạnh lịch sử, cuộc di cư
năm 1954 là một biến cố “vơ tiền khống hậu”, bởi nó diễn ra trong một thời gian rất
ngắn với số lượng di dân rất lớn.
Hơn nữa, những di dân đó đều là những người có tập quán cư trú gắn bó lâu đời
với làng xã, khơng dễ chấp nhận rời bỏ quê hương, làng mạc. Cho đến nay, đã có nhiều
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này và cũng có nhiều nỗ lực
giải mã nguyên nhân, hệ quả của cuộc di cư [Chú thích (P/s: CT): 1]
Các tác giả này nghiên cứu dưới các nhãn quan học thuật khác nhau, có nhiều
cách kiến giải khác nhau, nhưng thường chỉ dừng lại ở các chủ đề tương đối rộng như
nguyên nhân và diễn biến cuộc di cư nói chung, nhiều nhà nghiên cứu vì trở ngại trong


2

việc tiếp cận tư liệu nên khi đánh giá về cuộc di cư ít nhiều vẫn cịn đưa ra những quan
điểm trái chiều và gây tranh luận trong giới sử học.
Chính vì vậy, xuất phát từ lối tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu sử học,
chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo
miền Bắc sau Hiệp định Genève (1954 - 1963)” thông qua việc tiếp cận nguồn tư liệu
gốc tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TTLTQG II), cũng như nguồn tư liệu lịch sử
qua lời kể (Oral History) của các cộng đồng người Bắc di cư tại Nam Bộ. Qua đó,
chúng tơi mong muốn tìm hiểu lịch sử cuộc di cư và định cư của đồng bào Cơng giáo
gốc Bắc vào miền Nam, nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lịch sử của cuộc
di cư. Trong đó chúng tơi đặc biệt quan tâm bộ phận đồng bào Công giáo di cư và định
cư ở Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ trong cái nhìn so sánh. Bên cạnh đó, chúng tơi
cũng tập trung vào giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa (1954-1963), gắn với giai đoạn cầm
quyền của Ngơ Đình Diệm, nhân vật giữ vai trò quan trọng trong cuộc di cư và định cư
của đồng bào miền Bắc vào miền Nam.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong cơng trình nghiên cứu Cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo
miền Bắc sau Hiệp định Genève (1954-1963), chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu
cụ thể như sau:
-

Nhận diện hoàn cảnh lịch sử Việt Nam và Hiệp định Genève năm 1954 trong
bối cảnh quốc tế, chính sách thực dân mới của Mỹ những năm đầu thập kỷ 50
của thế kỷ trước. Đồng thời, bước đầu đưa ra những nhận định về bối cảnh lịch
sử dẫn đến cuộc di cư của đồng bào Công giáo từ miền Bắc vào miền Nam.

-

Trình bày, phân tích, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư năm
1954, trong đó đề cập đến vai trị của Mỹ và chính quyền VNCH trong việc đề
ra chiến lược đưa người Công giáo miền Bắc vào định cư ở một số tỉnh ở miền
Nam ở giai đoạn đầu.


3

-

Phân tích, đánh giá vai trị, vị trí của Chính quyền VNCH trong việc kiện tồn
cơng cuộc định cư, phân bố lại mật độ dân di cư và những hỗ trợ thời gian đầu
(1955 – 1956), cũng như quá trình địa phương hóa - tổ chức định cư cho đồng
bào di cư vào năm 1957 và sự hình thành các khu dinh điền.

-

Tổng kết, lý giải chiến lược di cư, phân bố, quản lý dân cư của chính quyền

VNCH.

3. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài Cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo miền Bắc sau
Hiệp định Genève (1954-1963), chúng tôi mong muốn khám phá và lý giải ý nghĩa các
cứ liệu lịch sử về cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo miền Bắc dưới thời
Đệ nhất Cộng hịa (1954-1963). Qua đó có cái nhìn tồn diện về kế hoạch, chính sách
của chế độ Mỹ - Diệm trong cuộc di cư và định cư (1954 – 1963). Chúng tôi hy vọng
kết quả nghiên cứu sẽ phần nào đúc kết được những bài học lịch sử về việc xây dựng
khối đoàn kết dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “quá trình di cư và định cư của đồng bào
Công giáo miền Bắc vào miền Nam giai đoạn 1954 – 1963”.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài này là cộng đồng người Công giáo di cư 1954
tại Nam Bộ.
4.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Mặc dù đề tài xác định nghiên cứu về cuộc di cư từ miền
Bắc vào miền Nam, tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi
khảo sát chủ yếu là hai khu vực: Đông Nam Bộ (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,


4

Bình Dương) và Tây Nam Bộ (Kiên Giang). Việc xác định khơng gian nghiên cứu này
xuất phát từ hai lí do: thứ nhất, vùng Đơng - Tây Nam Bộ có vị trí chiến lược quan
trọng, là vùng được chính quyền Việt Nam Cộng Hịa đặc biệt quan tâm, do đó, họ đã
lên kế hoạch và tiến hành hình thành những làng Cơng giáo di cư tồn tịng như vùng
Hố Nai, Trảng Bom, Đồng Nai, hay xen lẫn những cộng đồng Công giáo di cư vào

những cộng đồng cư dân địa phương ở những vùng trọng yếu như: Củ Chi, Xóm Mới,
Gị Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, Bến Cát, Dầu Tiếng ở Bình Dương, khi cuộc di cư
hồn tất, q trình định cư diễn ra đã nảy sinh nhiều bất cập. Năm 1957 song song với
q trình địa phương hóa, chính quyền VNCH tiến hành hình thành các địa điểm dinh
điền và Cái Sắn (Kiên Giang) được chọn thí điểm xây dựng đầu tiên và họ xem đây là
dinh điền kiểu mẫu để nhân rộng ra toàn miền Nam. Theo chúng tơi, vùng Đơng – Tây
Nam Bộ có thể xem là nơi thể hiện rõ nét và đầy đủ chiến lược di dân, phân bố, định cư
đồng bào Công giáo di cư theo những chủ ý chính trị của nhà cầm quyền ở miền Nam.
Thứ hai, đây là đề tài luận án do cá nhân thực hiện, nên việc chọn vùng Đông – Tây
Nam Bộ là vừa sức với chúng tôi.
- Phạm vi thời gian: Đề tài giới hạn thời gian nghiên cứu trong năm 1954 và
giai đoạn 1955 – 1963 (Đệ nhất Cộng hòa). Năm 1954, với sự chấp thuận, của Quốc
trưởng Bảo Đại, Ngơ Đình Diệm chính thức trở thành Thủ tướng của Quốc gia Việt
Nam, cũng trong năm này, Hiệp định Genève được ký kết và cũng là thời điểm mà đất
nước Việt Nam chính thức bị chia cắt hai miền. Bắt đầu từ đây, chính quyền miền Nam
đã tiến hành kế hoạch di cư người dân miền Bắc, đặc biệt là người Công giáo, vào
Nam, thời khắc mở đầu cho quá trình ly tan của dân tộc một cách mạnh mẽ. Từ năm
1955 thông qua cuộc tổng tuyển cử, Quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất, Ngơ Đình Diệm
đã chính thức trở thành Tổng thống nước Việt Nam Cộng Hịa. Do đó, giai đoạn 1955
– 1963 là giai đoạn lịch sử gắn với vai trò của Ngơ Đình Diệm trong chiến lược đưa
người di cư Cơng giáo từ miền Bắc vào miền Nam, đồng thời triển khai các kế hoạch
định cư cho dân di cư tại các vị trí trọng yếu ở Nam Bộ. Năm 1963, Ngơ Đình Diệm bị


5

ám sát và đó cũng là thời điểm chấm dứt nền Đệ nhất Cộng hịa. Lúc này, có thể xem
như việc di cư và định cư của người Bắc di cư tại Nam Bộ đã hoàn tất.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
5.1. Ý nghĩa khoa học

Qua đề tài Cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo miền Bắc sau Hiệp
định Genève (1954-1963), chúng tôi mong muốn đóng góp phần nào vào cơ sở lý luận
sử học dùng để nghiên cứu các vấn đề lịch sử Việt Nam hiện đại, đặc biệt trong giai
đoạn 1954 – 1975 tại miền Nam Việt Nam.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Chúng tôi hy vọng đề tài này sẽ trở thành một trong những nguồn tham khảo
cho những người quan tâm và muốn tìm hiểu cuộc di cư của đồng bào Cơng giáo 1954
– 1963 về nguyên nhân, diễn biến cuộc di cư, q trình địa phương hóa của cộng đồng
di cư và thiết lập các địa điểm dinh điền ở Đông - Tây Nam Bộ.
6. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
6.1. Nguồn tư liệu
Trong quá trình tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tập hợp
và khai thác tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau:
+ Tài liệu của TTLTQG II Thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã truy cứu
thông tin tư liệu liên quan đến cuộc di cư 1954 và các chính sách của Chính phủ
VNCH được lưu trữ tại phơng Phủ Thủ tướng VNCH 1954 – 1975, phông Phủ Tổng
thống Đệ nhất Cộng hịa 1954 – 1963, phơng Bộ Cơng chánh và Giao thông (1948 1966), phông Bộ Y Tế (1948-1975), phông Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ
(USAID) (1955 - 1975), phông Phủ Thủ hiến (1945 - 1954), phông Phủ Thủ tướng
Quốc gia Việt Nam (1948 - 1955), phơng Tịa Đại biểu Chính phủ Nam phần (1945 1959), phơng Phủ Tổng ủy Dinh điền và Nông vụ (1955 - 1963).


6

+ Sách chuyên khảo, luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp, hồi ký tác giả trong
nước và người nước ngoài, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lịch sử Việt Nam
hiện đại, liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hiện đang được lưu trữ
tại các trung tâm lưu trữ, thư viện.
+ Các biên bản phỏng vấn lịch sử qua lời kể của tác giả trong q trình điền dã
tại hai khu vực Đơng Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
6.2. Các phương pháp và kỹ thuật nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề lịch sử di cư năm 1954 là một cơng việc hết sức khó khăn,
phức tạp. Do đó, chúng tơi vận dụng rất nhiều phương pháp khác nhau nhằm giải quyết
vấn đề hiệu quả và tối ưu nhất. Cụ thể, chúng tôi đã sử dụng kết hợp các phương pháp
dưới đây.
6.2.1. Phương pháp Lịch sử và phương pháp logic
Theo quan điểm triết học Marx – Lenin, khi nói đến phương pháp lịch sử và
phương pháp logic là nói đến mối quan hệ tồn tại và tư duy. Lịch sử thực chất là thời
gian, diễn ra trong thời gian, mà cái gì diễn ra trong thời gian thì nó là thực tế bên
ngồi tư duy và thực tại của con ngưới. Nhưng khi nói đến logic, tức là nói đến nhận
thức, thế giới quan của người làm nghiên cứu.
Nếu xem xét lịch sử dưới khía cạnh này thì lịch sử và logic có mối quan hệ hữu
cơ với nhau. Một bên nhận thức chủ quan về thế giới khách quan, bên còn lại là thế
giới khách quan bên ngoài nhận thức của con người. Thực chất vấn đề chỉ là cách nói
khác đi của mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa hiện thực và cái phản ánh hiện
thực trong đầu chúng ta.
Trong luận án này chúng tôi đã sử dụng rất nhiều dữ kiện lịch sử qua các thư
tịch thành văn, các công trình nghiên cứu của các vị tiền bối như là những chứng cứ
khách quan của lịch sử, phản ánh một diễn trình thời gian trong phạm vi nghiên cứu về


7

cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo di cư tại Nam Bộ từ năm 1954- 1963.
Chúng tơi đã xử lý, xâu chuỗi các dữ kiện đó để phục vụ các nội dung có đề cập đến
tính niên đại nhằm phản ánh lại lịch sử theo góc nhìn nhận thức của người nghiên cứu.
Với phương pháp này chúng tơi có thể trình bày nội dung nghiên cứu vừa dựa trên tính
lịch sử khi đi sâu phân tích các hiện tượng theo tính lịch đại, đồng thời chúng tôi cũng
xem xét các sự kiện lịch sử để rút ra những đặc điểm, quy luật vận động và phát triển
của cộng đồng Công giáo Bắc di cư ở Đông và Tây Nam Bộ là tính logic trong mối
quan hệ với tính lịch sử. Bên cạnh đó, trong q trình nghiên cứu, chúng tôi cũng kết

hợp các nguồn tư liệu thành văn với nguồn tài liệu điền dã (phỏng vấn nhân chứng,
khảo sát thực địa) để tổng hợp, phân tích, so sánh, đưa ra những số liệu lịch sử và nhận
định, đảm bảo tính khách quan, trung thực ở mức độ cao nhất có thể.
Chính vì vậy, để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, chúng tôi đã thực hiện
các thao tác kỹ thuật nghiên cứu sử liệu thông qua việc sưu tầm, tra cứu các tư liệu
thành văn, sắp xếp phân loại và tiến hành các phân tích nội dung các văn bản lịch sử
qua đó gợi mở vài hướng lý giải dưới nhãn quan của người hậu bối về các sự kiện lịch
sử từ quan điểm nghiên cứu về sự diễn giải vốn được xem là nền tảng của nhiều ngành
khoa xã hội và nhân văn, trong đó giới sử học trong vài thập niên qua đã thường dùng
quan điểm này để phê phán quan điểm thực chứng. Một trong những lý thuyết gia đi
đầu trong sự phê phán lối nghiên cứu sử học theo quan điểm thực chứng luận là Karl R.
Popper (1902-1994). Ông là một nhà triết học, xã hội học, logic học người Áo. Ông
được coi là một trong những triết gia vĩ đại nhất thế kỉ XX. Ban đầu, Karl R. Popper
chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa thực chứng logic, song ông cũng là một trong những
người đầu tiên phê phán trường phái đó, và xây dựng trường phái triết học của riêng
mình – chủ nghĩa duy lí phê phán. Trong tác phẩm Sự nghèo nàn của thuyết sự luận,
ông đã chỉ ra “Ta có thể diễn giải lịch sử như lịch sử đấu tranh giai cấp, hoặc như lịch
sử đấu tranh chủng tộc để giành quyền là chủng tộc thượng đẳng, hoặc như lịch sử tư
tưởng tôn giáo hoặc lịch sử đấu tranh giữa xã hội “mở” và xã hội “khép kín”, hoặc như


8

lịch sử của tiến bộ khoa học và công nghiệp… nhưng các nhà sử học đã khơng trình
bày chúng đúng như thế; họ ít chú ý đến tính đa dạng trong những cách diễn giải, thay
vì thế, họ trình bày chúng như những học thuyết hoặc lý thuyết và khăng khăng rằng
“toàn bộ lịch sử là lịch sử đấu tranh giai cấp” hay đấu tranh ý thức hệ mà phía sau một
sự kiện lịch sử có thể có nhiều cách kiến giải khác nhau”. Chính vì vậy, luận án này sẽ
cố gắng có trình bày các cứ liệu lịch sử và gợi mở vài hướng lý giải các vấn đề sự kiện
đã trải qua trong quá khứ mà không nhất thiết mang tính chất tiên quyết cho một sự kết

luận mang tính chất thực chứng đơn thuần mà cịn thể hiện cách kiến giải theo cách
nhìn của nhà nghiên cứu từ bối cảnh xã hội đương đại.
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu lịch sử qua lời kể (oral history)
Chúng tôi đã tiến hành một số cuộc phỏng vấn sâu với sự đồng ý trả lời phỏng
vấn có ghi âm của các thơng tín viên (người dân Cơng giáo di cư 1954, linh mục, dân
địa phương) ở miền Tây và miền Đông Nam Bộ.
Chúng tôi đã thực hiện tổng cộng 17 cuộc phỏng vấn với nhiều đối tượng thơng
tín viên khác nhau, bao gồm linh mục, giáo dân ở Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương (linh mục, giáo dân, dân địa phương), Kiên Giang (linh mục, giáo dân,
người Phật giáo di cư, dân địa phương). Cụ thể như sau:
-

Tại Kiên Giang, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu ba giáo dân, một linh mục,
một người dân địa phương, một người di cư theo Phật giáo.

-

Tại Đồng Nai, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu ba giáo dân, một linh mục.

-

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tơi tiến hành phỏng vấn sâu hai giáo dân,
một linh mục.

-

Tại Bình Dương, chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu hai giáo dân, một linh mục,
một người dân địa phương.



9

Chúng tôi chia nội dung phỏng vấn theo các tiêu chí và vấn đề cụ thể: Đối với
linh mục và các giáo dân, chúng tôi phỏng vấn hồi cố về cuộc di cư 1954, những gì họ
đã chứng kiến hoặc những điều họ nghe ông bà, cha mẹ kể lại về cuộc di cư và thời
gian đầu đến vùng đất mới, về đời sống và cảm nhận của họ. Đối với người dân địa
phương, chúng tôi phỏng vấn hồi cố về những năm tháng xuất hiện cư dân mới đến
vùng đất họ sinh sống và mối quan hệ của họ hay ông bà, cha mẹ họ với người di cư.
Sau đó, chúng tơi đối chiếu những tư liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn
sâu với tư liệu thành văn được lưu trữ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, sách, báo, tạp
chí, luận văn, luận án ,… của nhiều tác giả và học giả trong và ngoài nước.
6.2.3. Kỹ thuật nghiên cứu
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp nghiên cứu vừa kể trên, trong luận án
này, chúng tơi cịn áp dụng các kỹ thuật nghiên cứu: tra cứu dữ liệu, thống kê, so sánh
– đối chiếu, phân tích.
7. Bố cục của luận án
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, chúng tôi chia nội
dung luận án thành bốn chương:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Chương 2: Bối cảnh lịch sử và những nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư sau
Hiệp định Genève năm 1954.
- Chương 3: Diễn biến cuộc di cư và giai đoạn đầu định cư của đồng bào Công
giáo miền Bắc tại Đông Nam Bộ, chủ yếu ở khu vực Sài Gòn và các vùng lân cận
(1954 - 1956).
- Chương 4: Q trình “địa phương hóa” và chiến lược phân bố đồng bào Công
giáo di cư ở vùng nông thơn qua loại hình dinh điền (1957 – 1963).


10


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Tuy cộng đồng Công giáo ở Việt Nam chỉ mới hình thành vài thế kỷ trở lại đây,
nhưng đến nay đã được rất nhiều nhà nghiên cứu trong và ngồi nước quan tâm nghiên
cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Trong số đó có cả các linh mục, tu sĩ và trí thức
Cơng giáo. Các lĩnh vực được chọn nghiên cứu vô cùng đa dạng như: lịch sử Công
giáo ở Việt Nam (Đỗ Quang Hưng, 1991), phát triển cộng đồng Công giáo ở Cái Sắn
(Trần Hữu Hợp, 2000), kiến trúc Công giáo ở Việt Nam, vấn đề di cư của người Công
giáo ở Việt Nam năm 1954 (Nguyễn Quang Hưng, 2004), Công giáo với dân tộc, tổ
chức Giáo hội Công giáo Việt Nam (Nguyễn Hồng Dương, 2008), (Nguyễn Hồng
Dương, 2012), (Nguyễn Đức Lộc, 2013) … Mỗi cơng trình đều đóng góp rất lớn cho
đời sống, văn hóa, xã hội của cộng đồng Cơng giáo nói riêng và dân tộc Việt Nam nói
chung. Với chủ điểm nghiên cứu của mình, chúng tơi điểm lại các cơng trình khoa học
liên quan đến tình hình nghiên cứu về cuộc di cư và định cư của đồng bào Công giáo
năm 1954 theo ba chiều cạnh cụ thể như sau: nguyên nhân, diễn biến cuộc di cư và quá
trình định cư ở vùng đất Nam Bộ của đồng bào Công giáo di cư năm 1954.
1.1.

Những nghiên cứu về nguyên nhân cuộc di cư lịch sử năm 1954

Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, chính quyền Pháp phải đồng ý ngồi vào bàn đàm
phán và ký Hiệp định Genève với những điều khoản yêu cầu phải tôn trọng nền độc lập
của nhân dân Việt Nam. Trong bối cảnh ấy, với những tác động về chính trị, kinh tế, tư
tưởng, tơn giáo, nhiều người dân Bắc Việt đã di cư vào miền Nam với sự hỗ trợ của
Pháp, Mỹ và các nước đồng minh. Phần lớn đoàn người di cư ấy là người theo đạo
Thiên chúa.


11


Di cư đi tìm vùng đất mới là một hiện tượng không mới, tuy nhiên di cư với số
lượng lớn, trong một thời gian ngắn và người di cư chủ yếu là người Cơng giáo thì lại
là một hiện tượng “bất thường” chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Câu hỏi đặt
ra là: Vì sao đồng bào Cơng giáo miền Bắc lại chấp nhận rời bỏ quê hương để đi vào
vùng đất mới, một vùng đất hoàn toàn xa lạ đối với họ? Vì sao đồng bào di cư lại chủ
yếu là người Công giáo? Họ di cư vì mục đích gì?
Khi phân tích thành phần dân di cư, có 754.710 người Cơng giáo trên tổng số
887.895 người, chiếm tỷ lệ 85%, 15% còn lại là người theo Phật giáo vào Tin Lành
(Phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa (1954 - 1963), Hồ sơ số 1088). Như vậy,
khơng phải 100% đồn người di cư là người Cơng giáo, nhưng người Công giáo chiếm
tỷ lệ áp đảo. Nguyên nhân vì sao người Cơng giáo lại chiếm số lượng nhiều như vậy?
Do nhiều nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư năm 1954 nên các nhà khoa học
đứng trên các lập trường khác nhau đã có những cách lý giải khác nhau về nguyên
nhân chính dẫn đến cuộc di cư 1954 trong các cơng trình nghiên cứu của mình. Trong
khn khổ luận án này, chúng tôi dẫn lại một số cách lý giải tiêu biểu dưới đây.
Trong tác phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm, linh mục Trần Tam Tĩnh (1978) bày
tỏ quan điểm cho rằng, người Công giáo di cư 1954 xuất phát từ những mâu thuẫn của
các vị linh mục với Việt Minh: “Ngày 9 tháng 11 năm 1951 các giám mục Việt Nam
họp tại Hà Nội đã đưa ra những lời tuyên bố sấm sét trong Thư chung mục vụ: “Chúng
tơi thấy mình có bổn phận nhắc nhở anh chị em đề cao cảnh giác chống lại nguy cơ hết
sức to lớn của chủ nghĩa Cộng sản…. Chẳng những cấm anh chị em không được vào
Đảng Cộng sản, mà anh chị em cũng không được hợp tác với họ, hay là làm bất cứ việc
gì có thể góp phần cách nào cho Đảng Cộng sản lên nắm chính quyền”… bản kết án đó
mang 12 chữ ký, trong đó có 5 chữ ký Việt Nam”. Như vậy, Thư chung mục vụ đã cho
dân chúng, tín đồ thấy rõ quan điểm của Giáo hội và rằng Giáo hội chính thức của Việt
Nam đứng về phía nào. Và linh mục Trần Tam Tĩnh nhận xét: “…nó hồn tất sự cắt


12


đứt quan hệ (trừ những người Công giáo yêu nước, chỉ với danh nghĩa yêu nước mà bị
vạ tuyệt thông và bị Giáo hội ruồng bỏ) giữa Công giáo và Kháng chiến. Nó xơ đẩy
người Cơng giáo coi mình là quân binh của lực lượng Thực dân bởi vì từ nay, việc họ
sung vào hàng ngũ quân đội Pháp được giáo quyền thánh chiến rồi” (Trần Tam Tĩnh,
1978, tr 56).
Cũng tác giả trên nhận xét, những lực lượng vũ trang Công giáo dưới sự dẫn dắt
của các vị linh mục đã có những hành động rất đáng lên án: “Nhưng ở cấp địa phương,
qn lính Cơng giáo mới là đội quân hung hăng nhất. Nhằm lo cho các xứ đạo được
bảo vệ hữu hiệu hơn, bọn chúng tổ chức ruồng bố liên tục các làng Lương chung
quanh, bắt giam hoặc giết chết, khỏi cần tòa án, tất cả chiến sĩ du kích và những ai bị
tình nghi là Việt Minh. Theo gương lính Pháp, chúng cướp bóc các làng, lấy trộm, tàn
sát, thiêu rụi tất cả những gì bị coi là ổ kháng chiến. Nực cười hết cỡ, có những linh
mục - đại úy nghĩ rằng thời điểm đem cả nước theo Kitơ đã tới: họ ra lệnh cho lính đi
cướp phá các chùa Phật giáo, mang hết các tượng Phật về làm củi chụm, rồi cắm thánh
giá lên chùa hay là đặt tượng Đức Mẹ vào trong đó. Thật phải rùng mình, khi nhắc lại
tên tuổi của một số linh mục như Khâm, Tơn, Luật... và theo sau đó là hoạt động của
lính Pháp” (Trần Tam Tĩnh, 1978, tr 56-57).
Như vậy, theo Trần Tam Tĩnh, nguyên nhân đồng bào Công giáo quyết định di
cư vào Nam năm 1954 là do sự mâu thuẫn có từ trước giữa các vị linh mục và người
Công giáo với Việt Minh.
Năm 2000, trong luận văn thạc sĩ Quá trình hình thành và phát triển cộng
đồng Công giáo người Việt vùng Cái Sắn từ năm 1956-1975, Trần Hữu Hợp đã có
quan điểm nhận định về nguyên nhân cuộc di cư như sau: “Cuộc di cư như là hệ quả
của thái độ chính trị của một số người lãnh đạo trong Giáo hội Công giáo miền Bắc lúc
đó: từ việc tổ chức khu Cơng Giáo tự trị, thành lập lực lượng vũ trang “Lưu Động Tự
Lực Quân”, để chống cách mạng, cộng tác với quân đội liên hiệp Pháp năm 1949, ủng


13


hộ chính quyền thân Pháp, đến việc ban hành thư chung của Hội Đồng Giám Mục Việt
Nam ngày 09/11/1951, công bố lập trường: “Chúng tơi thấy mình có bổn phận nhắc
nhở anh chị em đề cao cảnh giác, chống lại nguy cơ hết sức to lớn của chủ nghĩa Cộng
sản vô thần, là một mối đe dọa lớn lao nhất hiện nay. Chẳng những cấm anh chị em
không được vào đảng Cộng sản, mà anh chị em cũng không được hợp tác với họ, hay
là làm bất cứ việc gì có thể góp phần cách nào cho đảng Cộng sản lên nắm chính
quyền. Mối nguy hiểm nghiêm trọng và các hậu quả của nó kinh khủng đến nỗi chúng
tơi cảm thấy có bổn phận phải nhắc anh chị em đề phòng cả đối với những kiểu cách
lươn lẹo và mưu chước người Cộng sản dùng để đánh lừa dân chúng” (Trần Hữu Hợp,
2000, tr 9).
Trần Hữu Hợp cũng đã nêu ra quan điểm cho rằng một số người trong giới lãnh
đạo Cơng giáo miền Bắc lúc đó đã thoả hiệp với đế quốc Pháp, lợi dụng niềm tin tôn
giáo để phục vụ cho quan điểm chống cộng, bằng nhiều kiểu cách tun truyền, kích
động: “Cơng giáo khơng thể sống chung với Cộng sản”, “Đức Mẹ đã vào Nam”, “Vào
Nam để tránh một cuộc trả thù tắm máu của Cộng sản”... cùng với những lời tuyên
truyền về một vùng đất hứa: miền Nam tự do, màu mỡ. Thực dân Pháp, sau khi bại
trận, buộc phải ký kết Hiệp định Genève, đã tìm cách lừa bịp, dụ dỗ và cưỡng bức đồng
bào Cơng giáo miền Bắc di cư vào Nam hịng phá hoại Hiệp định Genève. Cuộc di cư
nằm trong âm mưu của Mỹ, muốn xây dựng miền Nam thành tiền đồn ngăn chặn
phong trào Cộng sản đang phát triển lan rộng ở châu Á. Bên cạnh đó, Trần Hữu Hợp
cũng cho rằng Luật cải cách ruộng đất được Quốc hội khóa I nước VNDCCH thông
qua ngày 01/12/1953, đưa vào thực hiện, do giáo điều, duy ý chí, q trình cải cách
ruộng đất đã phạm những sai lầm … tạo ra sơ hở cho kẻ địch lợi dụng tuyên tuyền kích
động, ít nhiều ảnh hưởng đến cuộc di cư. Ông cũng đặt vấn đề nguyên nhân nội tại của
người dân di cư, ông cho rằng đa số là đồng bào Công giáo ở miền Bắc, vốn là những
nông dân nghèo, ngoan đạo, trước sự tuyên truyền, hù dọa, cưỡng bức của kẻ địch, đã
bỏ q hương vào Nam. Ngồi ra, cịn một bộ phận nhỏ là viên chức, binh lính của



14

thực dân Pháp, họ ra đi vì quyền lợi và mối quan hệ với thực dân, một số là những
người trong lực lượng “Lưu Động Tự Lực quân”, có tham gia hoạt động chống cách
mạng; họ ra đi để trốn tránh sự xét xử của chính quyền cách mạng (Trần Hữu Hợp,
2000, tr 10).
Từ những kết quả nghiên cứu của mình, Trần Hữu Hợp đã đưa ra nhận định
rằng cuộc di cư năm 1954 nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía: thứ nhất là thái độ
chính trị của một số người lãnh đạo trong Giáo hội Công Giáo miền Bắc; thứ hai là
Pháp muốn cuộc di cư diễn ra để phá hoại Hiệp định Genève; thứ ba là Mỹ muốn biến
miền Nam trở thành tiền đồn ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa Cộng sản ở châu Á;
thứ tư là một số sai lầm khi thực hiện công cuộc cải cách ruộng đất năm 1954 của phía
VNDCCH; thứ năm là do bản thân giáo dân chịu sự tác động của các vị linh mục; và
cuối cùng là do nhiều thành phần di cư thân Pháp, có quyền lợi gắn chặt với Pháp
(Trần Hữu Hợp, 2000, tr 10-12).
Ngoài Trần Hữu Hợp, Nguyễn Quang Hưng (2004) cũng quan tâm nguyên
nhân dẫn đến cuộc di cư năm 1954, trong bài viết “Vài nét về cuộc di cư của giáo dân
Bắc kỳ sau Hiệp định Genève”, ông cho rằng nguyên nhân dẫn đến cuộc di cư của đồng
bào Công giáo miền Bắc rất đa dạng: “Tâm lý hoảng sợ, mặc cảm với chủ nghĩa Cộng
sản của một bộ phận chức sắc và giáo dân vốn được du nhập từ châu Âu vào Việt Nam
từ thời thuộc địa. Mối quan hệ giữa Hội truyền giáo và chủ nghĩa Thực dân cũng là lý
do khiến giáo dân di cư. Bản thân cán bộ Việt Minh trong vận dụng chính sách tơn giáo
có nhiều thiếu sót…” (Nguyễn Quang Hưng, 2004, tr 22-31).
Trong bài viết của mình, Nguyễn Quang Hưng (2004) tập trung phân tích
những hoạt động của CIA và Giáo hội đối với việc di cư của giáo dân. Ông cho rằng
cuộc di cư nằm trong toan tính của lực lượng chống Cộng thân Mỹ ở miền Nam. Từ
nhiều dẫn chứng và lập luận, tác giả đã kết luận rằng: “Thứ nhất, cuộc di cư là hệ quả
trong cuộc đụng độ giữa chính quyền cách mạng với các thế lực chống Cộng ở Việt



15

Nam sau Hiệp định Genève. Nếu khơng có áp lực từ nhiều phía cả trong và ngồi Giáo
hội tự thân giáo dân Bắc kỳ ít có nguyện vọng di cư. Họ đã không được tự do quyết
định di cư hay ở lại, không được tự do lựa chọn nơi cư trú theo ý muốn của mình theo
tinh thần Hiệp định Genève. Thứ hai, Bản thân cán bộ Việt Minh cũng có thiếu sót
trong việc vận dụng chính sách tơn giáo của chính quyền cách mạng. Trong số những
lý do di cư phải nói đến việc thổi phồng, kích động sự mặc cảm, thành kiến (ở một số
trường hợp thậm chí thù địch) của một bộ phận giáo dân khi đó với chính quyền cách
mạng. Bởi chiến tranh tâm lý cũng như các hình thức cưỡng bức di cư của các thế lực
chống Cộng, trong đó có các vị chức sắc trong Giáo hội Cơng giáo Việt Nam lúc đó”
(Nguyễn Quang Hưng, 2004, tr 24-29).
Như vậy, theo Nguyễn Quang Hưng, bên cạnh việc đồng thuận với quan điểm
của chính quyền VNDCCH, ơng cịn phân tích thêm ngun nhân mâu thuẫn của một
số giáo dân với chính quyền cách mạng và hoạt động của các vị chức sắc trong Giáo
hội Công giáo Việt Nam lúc bấy giờ. Quan điểm của Nguyễn Quang Hưng có phần
tương tự quan điểm của Trần Tam Tĩnh, Trần Hữu Hợp, tuy nhiên Trần Hữu Hợp có
phân tích thêm một số sai lầm khi thực hiện cuộc cải cách ruộng đất năm 1954.
Nhìn chung, quan điểm của Trần Hữu Hợp có thể xem là tiêu biểu cho quan
điểm của các học giả trong nước vốn có nhiều cơng trình cơng bố trước đây như Đỗ
Quang Hưng, Nguyễn Quang Hưng.
Nhìn nhận nguyên nhân cuộc di cư năm 1954 theo chiều hướng gay gắt hơn, Lê
Thành Nam (2004) trong bài viết “Âm mưu của Mỹ - Diệm trong việc cưỡng ép đồng
bào miền Bắc di cư vào Nam những năm sau Hiệp định Genève 1954 – 1956” cho rằng
Mỹ và chính quyền VNCH mà đứng đầu là Ngơ Đình Diệm đã dùng nhiều biện pháp
như vận động, hứa hẹn để lôi kéo, dụ dỗ, cưỡng bức đồng bào Công giáo miền Bắc di
cư vào Nam, thậm chí sử dụng cả bạo lực thông qua các cụm từ tác giả dùng “càn
quét”, “khủng bố”, “bắt ép”… (Lê Thành Nam, 2004, tr 3-5)



×