ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
C
C
R
L
T.
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ VẬT LIỆU GỖ TRONG NỘI THẤT
DU
KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ỨNG
DỤNG CHO NỘI THẤT KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC
Đà Nẵng – Năm 2020
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN THỊ THƯƠNG
C
C
R
L
T.
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ VẬT LIỆU GỖ TRONG NỘI THẤT
KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ỨNG
DU
DỤNG CHO NỘI THẤT KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI
Chun ngành: Kiến trúc cơng trình (K38_KT)
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN ANH TUẤN
Đà Nẵng – Năm 2020
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và có xuất xứ rõ ràng.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Thị Thương
C
C
DU
R
L
T.
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa Đà
Nẵng, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Đào tạo Sau đại học, các thầy cô
đã giảng dạy giúp tơi có thêm kiến thức làm hành trang phục vụ cho nghề nghiệp của
mình. Sau q trình học tập, tơi đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp dưới sự giúp đỡ đó.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Bách Khoa
Đà Nẵng, Ban lãnh đạo Khoa Sau đại học đã giúp tơi hồn thành khóa học.
Tơi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn, người đã tận tình chỉ bảo
và hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Hội Đồng Khoa học đã cho tôi
những lời khuyên quý giá, các thầy cô trong khoa Kiến Trúc đã tạo điều kiện tốt cho
tơi hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
động viên và giúp đỡ hết lịng để tơi có thể hồn thành Khóa học và bảo vệ thành công
Luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã rất cố gắng hết khả năng của mình, song luận văn vẫn cịn nhiều thiếu
sót. Kính mong q Thầy, Cơ và Hội đồng chấm Luận văn góp ý để Luận văn của tơi
được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn!
C
C
R
L
T.
DU
Đà Nẵng, ngày 19 tháng 10 năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Thương
iii
NGHIÊN CỨU VAI TRÒ VẬT LIỆU GỖ TRONG NỘI THẤT
KIẾN TRÚC TRUYỀN THỐNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC ỨNG DỤNG
CHO NỘI THẤT KIẾN TRÚC ĐƯƠNG ĐẠI
Học viên: Nguyễn Thị Thương Chuyên ngành: Kiến trúc
Mã số:………… Khóa: K38_KT Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
Tóm tắt – Kiến trúc khơng chỉ là chức năng, kinh tế, kỹ thuật và các đặc điểm vật lý
khác, mà còn liên quan chặt chẽ đến các hành vi của con người. Vì vậy, nó cịn có tính độc
đáo, tính thẩm mỹ về thị giác và có chức năng làm đẹp các đặc điểm sống. Nhà gỗ truyền
thống là thể loại kiến trúc cốt yếu nhất, hài hịa với văn hóa, tín ngưỡng, mơi trường và lối
sống của người dân. Cần tích hợp các yếu tố truyền thống, biểu tượng, với các hình thức và ý
tưởng hiện đại với nhau để hình thành các phương thức kiến trúc và mơi trường với di sản văn
hóa và bầu khơng khí hiện đại. Phát triển các giá trị thiết kế trong kiến trúc đương đại bằng
cách nghiên cứu các giá trị thiết kế truyền thống trong kiến trúc mở đường cho các lập luận
liên quan đến việc thực hiện các giá trị thiết kế nhà truyền thống Việt Nam đích thực trong
các ngơi nhà Việt Nam đương đại. Tạo ra một nền văn hóa kiến trúc trong các ngơi nhà đương
đại có thể giữ được tinh thần văn hóa truyền thống và phát triển bền vững là mục tiêu tơi
khơng ngừng theo đuổi.
Từ khóa – Vật liệu gỗ; Nhà ở truyền thống, Kiến trúc nội thất truyền thống; Kiến trúc
nội thất đương đại; Bản sắc văn hóa.
C
C
R
L
T.
DU
RESEARCH THE ROLE OF WOOD MATERIALS IN
TRADITIONAL INTERIOR ARCHITECTURE AND PROPOSE
APPLICATIONS FOR CONTEMPORARY INTERIOR
ARCHITECTURE.
Abstract – Architecture is not only functional, economic, and technical and other
physical characteristics, but also closely related to human behaviors. Therefore, it also has
originality, visual aesthetics and function to beautify the living characteristics. Traditional
wooden houses are the most essential architectural experience that is in harmony with the
people's culture, beliefs, environment and lifestyles. It is worth to integrate the traditional
elements, symbols, with modern forms and ideas together to form the environmental and
architectural modes with the cultural heritage and modern atmosphere. The development of
design values in contemporary architecture by tracking traditional design values in
architecture paves the way for arguments concerning the implementation of authentic
VietNam traditional house design values in contemporary VietNam houses. To create an
architectural culture in modern buildings that could keep the traditional cultural spirit and
sustainable development may be my target to continually pursue.
Key words – Wood materials; Traditional housing; Traditional interior architecture;
Contemporary interior architecture; Cultural identity.
iv
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .............................................................................................. iii
MỤC LỤC .....................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VẬT LIỆU GỖ TRONG
KIẾN TRÚC NỘI THẤT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG ..............................................5
1.1.
C
C
Khái niệm chung về vật liệu gỗ trong xây dựng: .............................................5
1.1.1.
R
L
T.
Thế nào là gỗ tự nhiên, gỗ tự nhiên tự nhiên đạt chuẩn FSC và phân
loại:…………………………………………………………………………………….5
1.2.
DU
1.1.2.
Thế nào là gỗ công nghiệp và phân loại: ..............................................8
1.1.3.
Vật liệu gỗ trong kiến trúc – nội thất nhà ở truyền thống:...................9
Thực trạng và xu hướng phát triển vật liệu gỗ thế giới và Việt Nam: ........10
1.2.1.
Thế giới: ................................................................................................10
1.2.2.
Việt Nam: ..............................................................................................12
1.3. Vai trò của vật liệu gỗ tự nhiên trong kiến trúc nội thất nhà ở truyền thống:
.......................................................................................................................................14
1.3.1.
Kết cấu chịu lực: ...................................................................................14
1.3.2.
Cấu trúc cơ động: .................................................................................17
1.3.3.
Vật dụng nội thất: .................................................................................20
1.3.4.
Yếu tố trang trí ......................................................................................24
1.4.
Kinh nghiệm sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên truyền thống:.............................25
1.5.
Kết luận chương 1: ...........................................................................................28
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ LÝ LUẬN TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU
VÀ SỬ DỤNG VẬT LIỆU GỖ ...................................................................................29
2.1.
Cơ sở lý luận về vật liệu gỗ tự nhiên: .............................................................29
2.1.1.
Mối quan hệ giữa vật liệu gỗ tự nhiên và con người: ........................29
v
2.1.2.
2.2.
2.3.
Những tính ưu việt của vật liệu gỗ tự nhiên với môi trường: ............30
Cơ sở khoa học về vật liệu gỗ công nghiệp: ...................................................31
2.2.1.
Ưu điểm .................................................................................................31
2.2.2.
Tác động tiêu cực từ gỗ công nghiệp tới con người và môi trường: ..32
Cơ sở thẩm mỹ về việc sử dụng gỗ tự nhiên trong kiến trúc nội thất truyền
thống: ............................................................................................................................33
2.4.
2.3.1.
Họa tiết trang trí....................................................................................33
2.3.2.
Chất cảm vật liệu và màu sắc:..............................................................38
2.3.3.
Hình dáng..............................................................................................38
Các yếu tố bản sắc văn hóa và phong thủy của vật liệu gỗ tự nhiên trong
kiến trúc nội thất truyền thống: .................................................................................39
2.5.
2.6.
C
C
2.4.1.
Yếu tố bản sắc văn hóa .........................................................................39
2.4.2.
Yếu tố phong thủy .................................................................................40
R
L
T.
Cơ sở thực tiễn: .................................................................................................41
2.5.1.
Nhật Bản: ..............................................................................................41
2.5.2.
Trung Quốc: ..........................................................................................46
2.5.3.
Việt Nam: ..............................................................................................49
DU
Kết luận chương 2: ...........................................................................................53
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC ỨNG DỤNG VẬT LIỆU GỖ TRUYỀN THỐNG
CHO KIẾN TRÚC NỘI THẤT ĐƯƠNG ĐẠI .........................................................54
3.1.
Nguyên tắc và quan điểm: ...................................................................54
3.1.1.
Một số quan điểm: ......................................................................................... 54
3.1.2.
Một số yêu cầu: .............................................................................................. 54
3.2.
Phương thức chuyển hóa từ vật liệu gỗ truyền thống vào kiến trúc
nội thất đương đại: ......................................................................................................55
3.2.1.
Chuyển hóa nguyên bản:............................................................................... 55
3.2.2.
Chuyển hóa theo lối cách tân cách điệu ....................................................... 58
3.2.3.
Chuyển hóa theo lối ẩn dụ............................................................................. 62
3.2.4.
Chuyển hóa theo lối tương phản ................................................................... 64
3.3.
Ứng dụng việc sử dụng vật liệu gỗ truyền thống trong kiến trúc, nội
thất đương đại:.............................................................................................................68
3.3.1.
Kết cấu chịu lực: ............................................................................................ 68
vi
3.3.2.
Cấu trúc cơ động: .......................................................................................... 70
3.3.3.
Vật dụng nội thất: .......................................................................................... 76
3.3.4.
Yếu tố trang trí: .............................................................................................. 79
3.4.
Minh họa phương án việc sử dụng vật liệu gỗ truyền thống trong
kiến trúc, nội thất đương đại (tác giả): ......................................................................82
3.5.
Kết luận chương 3: ..............................................................................86
KẾT LUẬN ..................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
C
C
DU
R
L
T.
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng
1.1
1.2
1.3
Tên bảng
Trang
Phân loại gỗ theo khả năng chịu lực
Phân loại gỗ theo khối lượng thể tích
Tình hình nhập gỗ nguyên liệu giai đoạn 2000 – 2013
C
C
DU
R
L
T.
8
8
13
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5
1.6
1.7
1.8
1.9
1.10
1.11
1.12
1.13
1.14
1.15
1.16
1.17
1.18
1.19
1.20
1.21
1.22
1.23
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
Tên hình
Trang
Gỗ tự nhiên
Gỗ tự nhiên đạt chuẩn FSC
Các loại gỗ công nghiệp thông dụng
Nhà ở truyền thống sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên
Quy trình sử dụng gỗ đạt chuẩn FSC
CLT Park Harumi sử dụng gỗ ghép CLT
Tòa nhà “25 King” sử dụng gỗ ghép CLT
Nội thất sử dụng gỗ công nghiệp
Nhà gỗ dân gian thường gặp
Các loại vì thân của nhà ở dân gian miền Bắc
Các loại vì kèo của nhà ở dân gian miền Trung và miền Nam
Cấu tạo chi tiết liên kết phần nóc mái giữa trụ, kèo và địn đơng
Cửa ghép và cửa thượng song hạ bản
Vách bao che và vách ngăn gỗ Ngơi nhà cổ trong làng Phước
Tích – Huế
Vách gỗ trang trí nhà gỗ truyền thống
Ghế trường kỷ
Sập gỗ truyền thống
Bàn thờ truyền thống
Kích thước bàn thờ cơ bản
Mộng một răng
Mộng hai răng
Gỗ ngâm nước
Cột kê lên đá
Hồi vân
Đài sen
Linh vật
Vân hoa cuộn
Hoa văn chữ thọ
Chuỗi hạt
Vân lá chuối
Phương trì
Tầng trệt của một ngơi nhà truyền thống Nhật Bản
Cách xây dựng một ngôi nhà gỗ Nhật Bản
5
7
9
10
10
11
12
14
15
16
16
17
18
C
C
DU
R
L
T.
19
20
21
22
23
24
26
26
27
27
35
35
36
36
36
36
37
37
42
43
ix
2.11
2.12
2.13
2.14
2.15
2.16
2.17
2.18
2.19
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14
3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20
3.21
3.22
3.23
3.24
Cấu trúc của một ngôi nhà gỗ nhỏ theo phong cách truyền
thống
Nhà ở Kita Koshigaya
Không gian kết hợp truyền thống và hiện đại của Boundless
Xixi
Nội thất phòng trà Boundless Xixi
Nội thất phịng trà Boundless Xixi
Khơng gian nghỉ ngơi của The Myst Đồng Khởi
Không gian lưu thông của The Myst Đồng Khởi
Ngoại thất ngôi nhà ở Hà Nội
Nội thất ngôi nhà ở Hà Nội
Kết cấu truyền thống và hiện đại
Cửa thượng song hạ bản biến tấu về mặt chức năng.
Biến tấu tỉ lệ cửa và lược bỏ chi tiết trạm trổ
Cách điệu đồ nội thất gỗ
Cách điệu hệ kết cấu gỗ
Cách điệu vách trang trí đầu giường
Cách điệu vách ngăn trang trí
Họa tiết trang trí hoa sen
Họa tiết trang trí chữ Thọ
Tương phản đường nét
Tương phản trong việc sử dụng chất liệu gỗ với chất liệu kính
hiện đại
Tương phản trong việc sử dụng yếu tố gỗ trang trí với nội thất
kính hiện đại
Tương phản chất liệu trong từng bộ phận cấu thành nên đồ nội
thất
Hệ kết cấu sử dụng thủ pháp cách điệu
Hệ kết cấu phong cách hiện đại
Hệ kết cấu mộc mạc tương phản với khơng gian hiện đại
Cửa vịm ngăn giữa hai khơng gian
Cửa vịm trang trí khơng gian giao thơng
Cửa lá sách ứng dụng cho cửa chính và cửa sổ
Cửa lá sách trang trí mặt tiền cho cơng trình
Cửa lá sách trang trí trên đồ nội thất
Cửa thượng song hạ bản ứng dụng trong đồ nội thất
Cửa thượng song hạ bản - điểm nhấn trang trí cho cơng trình
Vách ngăn trang trí cách điệu trong nội thất đương đại
C
C
DU
R
L
T.
44
46
48
48
49
50
51
51
52
56
57
59
59
60
60
61
63
63
65
66
67
67
68
69
69
70
70
71
72
72
73
73
74
x
3.25
3.26
3.27
3.28
3.29
3.30
3.31
3.32
3.33
3.34
3.35
3.36
3.37
3.38
3.39
3.40
3.41
3.42
Vách trang trí nội thất, ngoại thất sử dụng chi tiết con tiện kết
hợp họa tiết hoa lá truyền thống
Vách trang trí sử dụng thủ pháp tương phản vật liệu
Vỏ bao che làm điểm nhẩn cho cơng trình
Gỗ thừa, gỗ pallet làm bàn và tủ
Ghế cũ tái chế
Bàn ghế cũ tái chế sử dụng thủ pháp tương phản màu sắc và
vật liệu
Đồ nội thất: rương, cửa, ghế,… tái sử dụng
Đồ nội thất làm từ gỗ tự nhiên kết hợp lưới mắt cáo và mành
tre
Kết cấu gỗ tự nhiên kết hợp đồ nội thất gỗ công nghiệp
Chi tiết con tiện làm vách ngăn trang trí
Chi tiết con tiện
Họa tiết trang trí chữ Thọ, chữ Vạn
Họa tiết hoa lá cách điệu
Nội thất phịng khách
Nội thất phịng ăn
Nội thất phịng ngủ
Khơng gian nghỉ ngơi
Không gian nghỉ ngơi kết hợp không gian làm việc
C
C
DU
R
L
T.
74
75
75
76
76
77
77
78
79
80
80
81
81
82
83
84
85
85
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong bối cảnh xu thế hóa tồn cầu, xu thế tồn cầu hóa về văn hóa đang thách
thức tất cả các dân tộc, quốc gia và các nền văn hóa trong sự nghiệp phát triển. Nếu
một dân tộc khơng sở hữu nền văn hóa của riêng mình cũng giống như việc chúng ta
đánh mất bản sắc, nguồn cội. Xu thế hội nhập, va chạm, xung đột trong sự đa dạng về
văn hóa làm cho tính dân tộc và tính tồn cầu hóa trở thành hai vấn đề lớn của thiết kế
đương đại.
Việt Nam là một đất nước có mấy ngàn năm lịch sử văn hiến, di sản văn hóa
phong phú cả về vật chất, tinh thần. Những năm gần đây, với sự giao lưu văn hóa ngày
càng tăng giữa Việt Nam và thế giới, số lượng lớn các quan niệm thiết kế, sản phẩm
thiết kế phương Tây vào Việt Nam đã tạo ra xu thế “sính ngoại”, q tơn trọng thiết kế
hiện đại phương Tây, bỏ qua văn hóa truyền thống Việt Nam, coi thường tài nguyên
văn hóa địa phương, tạo ra một số sản phẩm thiết kế có hình thức bề ngồi chắp vá và
thậm chí “đạo văn”. Chính vì vậy thiết kế của chúng ta bị kém ý nghĩa văn hóa truyền
thống và phong cách riêng. Điều này mang lại nhiều sự nguy hại cho sự phát triển của
nghệ thuật thiết kế đương đại Việt Nam. “Quốc tế hoá” nghệ thuật thiết kế khơng có
nghĩa là Mỹ hóa và châu Âu hóa. Quốc tế hóa trong nghệ thuật thiết kế khơng lấy dạng
thức nghệ thuật một quốc gia làm tiêu chuẩn mà nó chính là một dạng tồn tại văn hóa
mới đang được phát triển.
Trong hoạt động thiết kế, phong cách dân tộc và phong cách thời đại có thể ví như
là một con dao hai lưỡi, nếu không tuân thủ theo những tiêu chuẩn quốc tế và sự thoả
mãn nhu cầu thẩm mỹ phổ biến của cơng chúng thì sẽ khơng có được thị trường rộng
lớn, khơng có được cơ hội sinh tồn. Tương tự như vậy, nếu bỏ đi bề dày truyền thống
dân tộc, thì sẽ bị mất đi những yếu tố cơ sở nền tảng của hình thức thiết kế. Chỉ có một
cách đảm bảo tính tồn diện, hiểu đầy đủ bản chất tinh tuý của văn hóa dân tộc thì mới
hiểu được thực chất của thiết kế, nắm bắt tốt hơn các xu hướng thiết kế của thời đại,
tạo ra thiết kế có chất lượng nhiều hơn và tốt hơn. Và cuối cùng là phải có ý thức đề
cao bản sắc văn hoá, dân tộc, quốc gia trong thiết kế để mang lại lợi ích nhận diện
thương hiệu dân tộc, quốc gia và nhận diện nét chung tầm thế giới, nhân loại.
Bản sắc và hiện đại là một chủ đề được đề cập nhiều thời gian qua. Cùng với xu
thế đơ thị hóa, hội nhập tồn cầu hóa, kiến trúc nội thất, đặc biệt là các cơng trình nhà
ở “truyền thống” đứng trước những ảnh hưởng của kiến trúc mới từ các nước bên
ngoài được du nhập vào, tạo ra một cuộc đấu tranh khốc liệt giữa bản sắc và hiện đại
với các kiểu loại hình kiến trúc mới. Tuy nhiên trên góc nhìn tổng thể, khơng thể phủ
nhận những đóng góp kiến trúc ngoại nhập với nhiều ưu thế tiên phong về công nghệ,
tổ chức không gian, trong khi đó yếu tố bản sắc vẫn có thể được kế thừa và lưu giữ.
C
C
DU
R
L
T.
2
Rõ ràng những bản sắc truyền thống kiến trúc Việt Nam đang đổi mới – sự đổi
mới cần được cổ vũ. Song cũng cần được bình luận để tiếp thu phát triển những mặt
tích cực, hạn chế những vấn đề chưa phù hợp, để tạo ra những truyền thống mới cho
giai đoạn hiện nay của kiến trúc hiện đại Việt Nam trong thời đại cơng nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước, hòa nhập quốc tế mà vẫn phát huy được bản sắc dân tộc.
Kiến trúc truyền thống Việt Nam có rất nhiều thành tựu, dù quy mô không đồ sộ
nhưng tính thẩm mỹ, tính bền vững có thể sánh ngang với các nền kiến trúc châu Á
rực rỡ khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Ấn Độ…Việt Nam với các giá trị
của văn minh lúa nước, kiến trúc truyền thống Việt Nam được biết đến qua cách sử
dụng tinh tế các vật liệu riêng. Các vật liệu truyền thống này cơ bản đều có nguồn gốc
từ thiên nhiên và được sử dụng tài tình dưới bàn tay của những người thợ dân gian.
Thông qua các kinh nghiệm được đúc kết và kế thừa lâu đời đã tạo nên nhiều nét đặc
trưng đặc sắc trong việc ứng dụng với các công trình xây dựng trong kiến trúc truyền
thống.
Trước những vấn đề trên cùng với tiềm năng lớn mà vật liệu gỗ mang lại, việc sử
dụng vật liệu gỗ trong nội thất trở thành xu hướng là điều tất yếu. Vật liệu gỗ khơng
chỉ đóng vai trị quan trọng đối với nội thất mà còn tham gia vào các cấu trúc nhà như
trần, cột, vách,… Trong suốt lịch sử, vật liệu gỗ đã và đang khẳng định thế mạnh vượt
trội của nó. Cho tới thời điểm hiện tại, vật liệu gỗ là nguồn nguyên liệu thân thiện với
môi trường, không phát sinh chất ô nhiễm độc hại đối với sức khỏe con người, hơn thế
nữa nó cịn là nguồn ngun liệu có thể tái tạo được. Điều này sẽ giúp các nhà thi
công, thiết kế và người sử dụng trong nước sẽ mạnh dạn cập nhật những xu hướng mới
nhất trên thế giới, thúc đẩy tiềm năng phát triển vật liệu gỗ mạnh mẽ hơn nữa tại Việt
Nam.
Từ xưa, nội thất gỗ tự nhiên đã rất được yêu thích bởi vẻ đẹp tinh tế và sự bền bỉ
cùng thời gian. Vì thế kiến trúc gỗ truyền thống có rất nhiều kinh nghiệm đa dạng có
thể khai thác và vận dụng trong thực tế hiện tại. Mặc dù nội thất gỗ tự nhiên trong
cuộc sống hiện đại được thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau nhưng những kinh
nghiệm và giá trị cốt lõi của nó thì vẫn cịn duy trì ngun vẹn.
Chính sự tồn tại và phát triển song song của vật liệu gỗ tự nhiên với cuộc sống con
người đã khiến vật liệu gỗ như trở thành một chất liệu kinh điển, có ý nghĩa sâu sắc
đến tinh thần của con người mà đôi khi chúng bị lãng quên. Việc thiết kế nội thất kiến
trúc sử dụng vật liệu gỗ không những chứa đựng những sắc thái gợi nhớ về lịch sử,
bản sắc văn hóa dân tộc,… mà cịn mang lại vẻ đẹp gần gũi, bình dị và ấm cúng,… hay
chỉ đơn thuần là nó đẹp vì nó mang tâm hồn người Việt trong thế giới hiện đại này.
Vì thế, đề tài này sẽ đi sâu vào nghiên cứu vai trò của vật liệu gỗ trong kiến trúc
nội thất truyền thống và đề xuất các ứng dụng cho kiến trúc nội thất đương đại nhằm
lưu giữ được những giá trị bản sắc truyền thống đồng thời tìm ra giải pháp hạn chế
những tác động tiêu cực đến thiên nhiên, nhằm nâng cao chất lượng sống của con
C
C
DU
R
L
T.
3
người, hạ giá thành xây dựng, nâng cao hiệu suất làm việc. Đây cũng là tính nhân văn
trong việc chọn đề tài “Nghiên cứu vai trò vật liệu gỗ trong nội thất kiến trúc truyền
thống và đề xuất các ứng dụng cho nội thất kiến trúc đương đại”.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Kế thừa và phát huy các giá trị bản sắc của kiến trúc truyền thống, nhà ở dân
gian trong nền kiến trúc Việt Nam đương đại.
- Đưa ra các đề xuất sử dụng vật liệu gỗ truyền thống trong thiết kế nội thất
đương đại cũng như các quan điểm, nguyên tắc trong việc thiết kế kiến trúc nhà ở theo
hướng hạn chế tác động tới môi trường, phù hợp với quy luật phát triển bền vững trong
kiến trúc – nội thất.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích đưa ra các đề
xuất ứng dụng vật liệu gỗ cho kiến trúc nội thất đương đại tại Việt Nam: vật liệu gỗ
trong kiến trúc truyền thống.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các cơng trình nhà ở truyền thống
tại Việt Nam sử dụng vật liệu gỗ truyền thống ứng dụng trong cơng trình kiến trúc nội
thất đương đại.
4. Nội dung nghiên cứu:
- Tổng quan và đánh giá vai trò vật liệu gỗ trong kiến trúc nội thất nhà ở truyền
thống.
- Phân tích cơ sở khoa học và lý luận trong việc nghiên cứu và sử dụng vật liệu
gỗ.
- Đề xuất các ứng dụng vật liệu gỗ truyền thống cho kiến trúc nội thất đương đại.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập tài liệu thông qua sách, báo, internet,…
- Khảo sát thực tế tình hình tổ chức, sử dụng vật liệu gỗ trong các cơng trình kiến
trúc truyền thống tại Việt Nam, (Đi khảo sát hiện trạng, chụp ảnh và quan sát trực
quan).
- Tổng hợp và phân tích các thơng tin thu thập được và dùng làm tài liệu trích
dẫn quan trọng để chứng minh tính xác thực.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
Tổng hợp và hệ thống vai trò của vật liệu gỗ trong kiến trúc nội thất truyền
thống, nhà ở dân gian Việt Nam.
Mở đường cho việc nghiên cứu sâu hơn về các ứng dụng của vật liệu gỗ
trong kiến trúc nội thất đương đại Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kế thừa và phát huy các giá trị bản sắc của kiến trúc truyền thống, nhà ở dân
gian trong nền kiến trúc Việt Nam đương đại.
C
C
DU
R
L
T.
4
Đề xuất các giải pháp thiết kế kiến trúc nội thất sử dụng vật liệu gỗ truyền
thống phù hợp với cơng trình đương đại, hạn chế tối đa các tác động tiêu
cực đến môi trường.
7. Cấu trúc của luận văn:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan và đánh giá vai trò vật liệu gỗ trong kiến trúc nội thất
nhà ở truyền thống.
Chương 2: Cơ sở khoa học và lý luận trong việc nghiên cứu và sử dụng vật
liệu gỗ.
Chương 3: Đề xuất các ứng dụng vật liệu gỗ truyền thống cho kiến trúc nội
thất đương đại.
- Phần kết luận
C
C
DU
R
L
T.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VẬT LIỆU GỖ TRONG KIẾN TRÚC
NỘI THẤT NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG
1.1. Khái niệm chung về vật liệu gỗ trong xây dựng:
1.1.1. Thế nào là gỗ tự nhiên, gỗ tự nhiên tự nhiên đạt chuẩn FSC và phân loại:
Gỗ tự nhiên là loại gỗ được lấy từ cây gỗ ở khu vực rừng trồng hoặc rừng nguyên
sinh. Gỗ được khai thác trực tiếp từ những rừng trồng cây lấy gỗ, cây lấy tinh dầu, cây
lấy nhựa hoặc quả có thân cứng và chắc chắn. Sau đó gỗ được đưa vào xử lý cơng
nghiệp cơ bản như cắt, xẻ, tẩm, sấy….để tạo thành nguyên liệu sử dụng mà không trải
qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác. [1]
C
C
R
L
T.
DU
Hình 1.1: Gỗ tự nhiên [1]
Gỗ tự nhiên đạt chuẩn FSC:
- FSC là một tổ chức phi chính phủ thành lập vào năm 1993, cũng là Tổ chức duy
nhất được cơng nhận tồn cầu về phát triển các tiêu chuẩn chứng nhận về rừng. Đứng
trước việc cần phải bảo tồn và kiểm soát chặt chẽ nguồn tài nguyên rừng vô cùng quý
giá, việc thành lập một tổ chức có sự ràng buộc và trở thành thước đo nguyên tắc trong
việc khai thác gỗ và sản xuất rất cần thiết. FSC giúp đưa ra các giải pháp, đề xuất các
biện pháp nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên rừng và bảo vệ chúng khỏi sự phá hoại
cách chủ quan và khách quan. Tổ chức FSC là một tổ chức cực kỳ có uy tín. Nhờ tổ
chức này, các tài nguyên rừng của nhiều quốc gia đã được bảo vệ và phát triển mạnh
mẽ, duy trì được hệ sinh thái xanh và tái sinh rừng. [2]
- Chứng chỉ FSC là một loại chứng chỉ được tổ chức này cung cấp nhằm xác
minh nguồn gốc gỗ, quy trình khai thác, sản xuất thành phẩm đúng theo pháp luật, đáp
ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Chứng chỉ FSC hiểu đơn giản là chứng nhận về
tiêu chuẩn rừng. [2]
- Cam kết của tổ chức FSC không mua bán nguyên liệu có nguồn từ: [2]
Gỗ được khai thác bất hợp pháp.
Gỗ được khai thác từ nơi vi phạm truyền thống và dân quyền (có tranh
chấp).
6
Gỗ khai thác từ rừng có giá trị bảo tồn cao có nguy cơ bị đe dọa bởi các hoạt
động quản lý.
Gỗ được khai thác từ các khu rừng tự nhiên đang được chuyển đổi thành
rừng trồng hoặc mục đích sử dụng ngồi rừng.
Gỗ được khai thác từ cây trồng bị biến đổi di truyền.
- Lợi ích khi sử dụng gỗ có chứng chỉ FSC: [2]
Về mặt mơi trường: chứng chỉ FSC góp phần bảo vệ môi trường và hệ sinh
thái tự nhiên. Các nguyên tắc hoạt động khắt khe của Tổ chức Phi chính phủ
này không chỉ bảo vệ nguồn gỗ rừng tự nhiên mà cịn bảo vệ cả nguồn nước,
bầu khơng khí. Cụ thể, FSC kêu gọi các đơn vị/cá nhân quản lý rừng hiện
những biện pháp: cấm khai thác rừng già hiếm, ngăn ngừa mất rừng tự
nhiên; khơng sử dụng chất atrazine có trong thuốc diệt cỏ làm suy giảm thực
vật. Hóa chất này cịn có thể ngấm xuống đất nhiễm vào nguồn nước ngầm
và phát tán ra khơng khí gây hại cho sức khỏe con người. Những đơn vị chủ
quản, đơn vị kinh doanh hoặc sản phẩm nào không đáp ứng được những tiêu
chuẩn này sẽ không được cấp chứng chỉ FSC. Ở một số quốc gia phát triển
trên thế giới, FSC là chứng chỉ bắt buộc nếu muốn đưa sản phẩm gỗ ra thị
trường tiêu thụ.
Về mặt kinh tế: FSC Certificate có tiêu chí về kiểm sốt q trình khai thác
giúp giảm thiểu lãng phí từ các nguồn tài nguyên rừng, tận dụng những
nguyên liệu gỗ thừa để tái sản xuất sản phẩm mới. Với sự nỗ lực này, chúng
ta có thể tiết kiệm được một khoản chi phí cho nền kinh tế chung. Về lâu
dài, có thể thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm với chi phí ít
hơn. Việc bảo vệ rừng cũng có thể giúp làm giảm thiên tai, hiệu ứng nhà
kính giúp nền kinh tế khơng phải lãng phí một khoản chi phí đáng kể để
khắc phục chính những hậu quả do con người gây ra.
Về mặt xã hội: chứng chỉ FSC thể hiện trách nhiệm của tổ chức này đối với
xã hội và cuộc sống của con người. Trước tình trạng khai thác trái phép tài
nguyên gỗ tràn lan gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái cũng như đe dọa trực tiếp
đến môi trường sống chung của nhân loại, Forest Stewardship Council đóng
vai trị là nhân tố trung gian đưa ra nhiều giải pháp cải thiện môi trường và
giáo dục con người, hướng đến những giá trị xanh bền vững. Mỗi một
chứng chỉ được cấp thành công là một lần FSC đưa những giá trị nhân văn
đến gần hơn với các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân người tiêu dùng.
C
C
DU
R
L
T.
7
Hình 1.2: Gỗ tự nhiên đạt chuẩn FSC [2]
Phân loại:
- Tuy điều kiện và hoàn cảnh khác nhau nhưng Việt Nam và trên thế giới có sự
phân loại gỗ tương đối giống nhau.
- Theo Tiêu chuẩn Việt Nam được tổng hợp từ Quyết định số 2198- CNR của Bộ
Lâm Nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ban hành ngày 26 tháng
11 năm 1977 quy định bảng phân loại tạm thời các loại gỗ sử dụng thống nhất trong cả
nước. Hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/1978 và Quyết định số 334/CNR ban hành ngày
10 tháng 5 năm 1988 của Bộ Lâm Nghiệp về việc điều chỉnh phân loại xếp hạng một
số chủng loại gỗ sử dụng dựa theo tỉ trọng được đo lúc độ ẩm của gỗ là 15%, gỗ càng
nặng thì tính chất cơ lý càng cao:
Gỗ thật nặng: Tỷ trọng từ 0,95 – 1,40
Gỗ nặng: Tỷ trọng từ 0,80 – 0,95
Gỗ nặng trung bình: Tỷ trọng từ 0,65 –0,80
Gỗ nhẹ: Tỷ trọng từ 0,50 – 0,65
Gỗ thật nhẹ: Tỷ trọng từ 0,20 – 0,50
Gỗ siêu nhẹ: Tỷ trọng từ 0,04 – 0,20
- Theo Nghị định số 18/HĐBT của Chính phủ ngày 17/1/1992 về qui định danh
mục thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ ở Việt Nam gỗ
tự nhiên được chi thành 8 nhóm gồm:
Nhóm I: Nhóm gỗ quý có vân thớ, màu sắc đẹp, có hương thơm, độ bền và
giá trị kinh tế cao (cấm khai thác).
Nhóm II: Nhóm gỗ nặng, cứng, có tỷ trọng lớn và sức chịu lực cao.
Nhóm III: Nhóm gỗ nhẹ và mềm hơn nhóm II và nhóm I, nhưng cũng có
sức bền, sức chịu lực cao và độ dẻo dai lớn.
Nhóm IV: Nhóm gỗ có thớ mịn, tương đối bền, dễ gia cơng chế biến.
Nhóm V: Nhóm gỗ trung bình, có tỷ trọng trung bình, dùng rộng rãi trong
xây dựng, đóng đồ đạc.
Nhóm VI: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mối mọt nhưng bù lại rất
dễ chế biến.
C
C
DU
R
L
T.
8
Nhóm VII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực kém, sức chống mối mọt.
Nhóm VIII: Nhóm gỗ nhẹ, sức chịu lực rất kém, khả năng bị mối mọt cao,
không bền.
- Các loại gỗ sử dụng chủ yếu trong xây dựng được phân loại thành các nhóm
căn cứ vào khả năng chịu lực (Bảng 1.1) và khối lượng thể tích (Bảng 1.2).
Nhóm
Ứng suất, 105 N/m2
Nén dọc
Kéo dọc
I
Từ 630 trở lên
Từ 1395 trở lên
II
525 – 629
1165 – 1394
III
440 – 524
970 – 1164
IV
365 – 439
810 – 969
V
305 – 364
675 – 809
VI
Từ 304 trở xuống
Từ 674 trở xuống
Bảng 1.1. Phân loại gỗ theo khả năng chịu lực [3]
Nhóm
Khối lượng thể tích, g/cm3
I
Từ 0.86 trở lên
II
0.73 – 0.85
III
0.62 – 0.72
IV
0.55 – 0.61
V
0.50 – 0.54
VI
Từ 0.49 trở xuống
Bảng 1.2. Phân loại gỗ theo khối lượng thể tích [3]
1.1.2. Thế nào là gỗ cơng nghiệp và phân loại:
Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra
tấm gỗ. Gỗ cơng nghiệp có tên quốc tế là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số
được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ
tự nhiên. [4]
Phân loại:
- Các loại gỗ công nghiệp thông dụng hiện nay được sản xuất trong nước hoặc
nhập khẩu từ Trung Quốc, Malaysia. Hầu hết đều có một kích thước tiêu chuẩn quốc tế
theo chiều rộng và chiều dài là 1220mm (rộng) x 2440mm (dài). Độ dày tùy theo
chủng loại sản phẩm. [4]
Gỗ dán (Plywood) hay gỗ ván ép
Gỗ MDF
Gỗ HDF
Gỗ ván dăm (OKAL)
Gỗ MFC Melamine
Gỗ VENEER
C
C
DU
R
L
T.
9
Gỗ nhựa
Gỗ ván ghép thanh
Ván tổ ong
C
C
R
L
T.
Hình 1.3: Các loại gỗ công nghiệp thông dụng [4]
1.1.3. Vật liệu gỗ trong kiến trúc – nội thất nhà ở truyền thống:
Nhà ở dân gian truyền thống xuất phát từ nhu cầu trú ngụ và sinh hoạt nên rất
phong phú và đa dạng, mỗi dân tộc đều có những cách xây dựng nhà ở với hình thức
và tổ chức cơng năng khác nhau, nó đặc trưng cho nền văn hóa, khí hậu, địa hình, thói
quen canh tác, lao động sản xuất và phong tục tập quán của mỗi dân tộc. Nhưng do
giao thoa về văn hóa, tiếng nói, chữ viết, nên nhiều dân tộc cũng có cách tổ chức
khơng gian nhà ở tương đối giống nhau, hoặc khai thác kinh nghiệm của tộc người
khác để sáng tạo không gian nhà ở cho tộc mình.
Nhà ở thường xây gạch, mái lợp tranh hoặc ngói, kết cấu vì kèo gỗ chắc chắn,
chạm trổ hoa văn đẹp mắt. Căn cứ vào kết cấu, họa tiết chạm khắc, văn hóa vùng miền
cũng như tổ chức cơng năng bên trong ngơi nhà, có thể phân chia nhà gỗ truyền thống
thành 3 miền khác nhau: [5]
- Nhà gỗ truyền thống miền Bắc (nhà kẻ truyền)
- Nhà gỗ truyền thống miền Trung (nhà rường)
- Nhà gỗ truyền thống miền Nam (nhà xuyên trính)
Nội thất nhà ở truyền thống là không gian bên trong một ngôi nhà sử dụng hoạ tiết
hoa văn truyền thống kết hợp với chất liệu gần gũi (gỗ, mây, tre, nứa,…), luôn tạo cảm
giác dân dã, hồi cổ, trang trọng và khơng nặng nề. Nội thất nhà ở truyền thống thường
có khơng gian rất rộng rãi, các khu vực chức năng được phân chia khá rõ ràng. Đặc
DU
10
biệt, nội thất truyền thống ưu tiên sử dụng những hình khối cơ bản, nhất định như
vng, trịn.
Kiến trúc – nội thất nhà ở truyền thống thường được lựa chọn những đồ đạc làm từ
chất liệu gỗ, mang đậm nét cổ điển như hoa văn chạm trổ tỉ mỉ, tinh xảo hoặc kiểu
dáng bề thế, trang trọng mang đến cho mỗi không gian nét đẹp sang trọng, ấm cúng.
Các màu sắc kết hợp trong không gian nội thất được sử dụng hợp lý với các màu trung
tính để làm nổi bật vẻ đẹp của đồ đạc bằng gỗ tự nhiên. [5]
C
C
R
L
T.
Hình 1.4: Nhà ở truyền thống sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên [6]
1.2. Thực trạng và xu hướng phát triển vật liệu gỗ thế giới và Việt Nam:
1.2.1. Thế giới:
DU
Hình 1.5: Quy trình sử dụng gỗ đạt chuẩn FSC [7]
1.2.1.1. Nhật Bản:
Gỗ tự nhiên là dịng vật liệu chính trong thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản
truyền thống và hiện đại rất được ưa chuộng. Không giống như những nước phương
Tây, hầu hết những cơng trình kiến trúc nội thất nhà ở của họ đều được trang trí những
11
họa tiết cầu kỳ. Nhưng với người Nhật lại luôn hướng đến lối sống tối giản thế nên
cơng trình kiến trúc của họ cũng đơn giản nhưng lại ẩn chứa sự bí ẩn.
Hơn nữa, Nhật Bản lại là nước chịu ảnh hưởng khá lớn từ khí hậu. Về mùa hè khí
hậu ẩm ướt, và nóng. Với những ngơi nhà truyền thống Nhật Bản thường được thiết kế
cao lên để không khí dễ dàng di chuyển xung quanh và bên dưới sàn nhà. Vì thế, gỗ tự
nhiên thường chiếm ưu thế khá lớn trong kiến trúc hơn đá vì tính mát mẻ vào mùa hè,
ấm áp vào mùa đông và hơn nữa nó có tính linh hoạt cao khi xảy ra thiên tai động đất.
Ngồi ra, Nhật Bản cịn bắt kịp xu hướng sử dụng gỗ cơng nghiệp CLT (dịng vật
liệu đang phát triển tại Mỹ, Na Uy,…) chinh phục công trình cơng cộng điển hình như
CLT Park Harumi và những cơng trình khác đang được thiết kế và hồn thành trong
tương lai: CLT Urban Pavilion, W350 Tower in Tokyo by Sumitomo Forestry,…
Dù là ưa chuộng gỗ tự nhiên hay gỗ ghép cơng nghiệp thì để đảm bảo khai thác
hiệu quả rừng, chính phủ Nhật Bản đã có những quy định rất nghiêm ngặt từ khâu
trồng, quy hoạch cho đến khâu sử dụng. Chính vì vậy mà gỗ ln đạt chất lượng và
tiêu chuẩn khai thác bền vững. [8]
C
C
R
L
T.
DU
Hình 1.6: CLT Park Harumi sử dụng gỗ ghép CLT [8]
1.2.1.2. Úc:
Australia là nước có diện tích rừng đứng thứ 6 thế giới với hệ thống rừng đạt tiêu
chuẩn. Vì thế người tiêu dùng sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên trong kiến trúc truyền thống
là phổ biến. Cho đến nay, khi các loại vật liệu gỗ công nghiệp mới thi nhau ra đời, có
phần lấn át hơn cả gỗ tự nhiên, thì vật liệu gỗ tự nhiên vẫn được coi là vật liệu chủ đạo
trong nội thất nhà ở ở Australia.
Sự quay trở lại của phong cách truyền thống trong nhiều lĩnh vực, các nhà xây
dựng đang ngày một sử dụng gỗ nhiều hơn cho các cơng trình của mình. Sau khi chinh
phục Nhật Bản, những tòa nhà cao tầng bằng gỗ tiếp tục trở thành hiện tượng mới
trong ngành xây dựng ở Australia. Nội thất và ngoại thất của tòa nhà văn phịng mới
hồn thành gần đây ở Australia là “25 King” đã minh chứng mới nhất cho nhận định
này. Sự bùng nổ của các cơng trình kiến trúc và nội thất hiện đại bằng gỗ có được là nhờ
cơng nghệ sản xuất gỗ kỹ thuật (gỗ qua xử lý) đã đạt nhiều tiến bộ. Theo đánh giá của
trang Popular Science, “vật liệu xây dựng tiên tiến nhất của thế giới” chính là cross-
12
laminated timber (CLT: gỗ ép chéo). Như tên gọi, CLT là dạng gỗ kỹ thuật được tạo ra
bằng cách áp các thanh gỗ tự nhiên (loại gỗ được khai thác bền vững) song song vào
nhau, sau đó lại đặt chúng thành từng lớp (layer) theo kiểu lớp trên vng góc với lớp
dưới theo thớ gỗ và cuối cùng là dùng một loại keo đặc biệt có tính kháng cháy để dán
chúng lại với nhau thành một tấm gỗ. Gỗ CLT đã được dùng trong nhà thấp tầng
không chỉ châu Âu (từ những năm 1990) mà người dân Australia đã và đang sử dụng
loại gỗ này bởi từ lâu người ta đã biết lợi ích về mơi trường khi xây nhà bằng gỗ CLT.
Ngồi việc giảm giá thành thì vấn đề bảo vệ mơi trường và sức khỏe của chính họ ln
được đặt lên hàng đầu. [9]
C
C
R
L
T.
DU
Hình 1.7: Tịa nhà “25 King” sử dụng gỗ ghép CLT [9]
Tư duy người tiêu dùng ở những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, Úc, Nhật
Bản,… muốn có những quyết định có trách nhiệm về cái mà họ mua, họ rất coi trọng
nguồn gốc xuất xứ của gỗ, xem xét các chứng chỉ về mơi trường và q trình sản phẩm
đó được tạo ra. Những hành vi này của người tiêu dùng ngày càng tăng và cũng được
phản ánh trong các hoạt động điều chỉnh kinh doanh của chính phủ.
Như vậy, gỗ tự nhiên đạt chứng nhận FSC (là một tổ chức phi chính phủ, được
thành lập vào năm 1993, giúp đưa ra các giải pháp, đề xuất các biện pháp nhằm kiểm
soát nguồn tài nguyên rừng và bảo vệ chúng khỏi bị phá hoại) là điều rất quan trọng
mà các quốc gia luôn muốn hướng tới để có thể bảo vệ tốt nguồn tài nguyên rừng của
quốc gia họ. Ở Anh và Hà Lan, đồ gỗ làm từ ngun liệu khơng có xuất xứ hợp pháp
đều bị tẩy chay vì người tiêu dùng tin rằng việc sử dụng chúng là gián tiếp hủy hoại
mơi trường. Khơng nằm ngồi xu hướng này, Nhật Bản, Úc và Hàn Quốc cũng đưa ra
các đạo luật: Đạo luật gỗ sạch Nhật Bản, Đạo luật cấm khai thác gỗ bất hợp pháp Úc
2012, Luật sửa đổi sử dụng gỗ bền vững Hàn Quốc,… [9]
1.2.2. Việt Nam:
Trong những năm vừa qua ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển mạnh mẽ dẫn
đến nhu cầu sử dụng nguyên liệu gỗ cho chế biến tăng cao. Trong năm 2003, tổng khối
13
lượng gỗ sử dụng cho chế biến là 8,8 triệu m3 đến năm 2005 là 10 triệu m3 và năm
2008 là 11 triệu m3 và năm 2013 là trên 15 triệu m3. Nguồn nguyên liệu gỗ ở trong
nước chỉ đáp ứng 20% nhu cầu, nguồn gỗ rừng tự nhiên rất hạn chế, còn gỗ rừng trồng
chủ yếu là gỗ nhỏ và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật do các đối tác lớn
đề ra. Do đó, lượng nguyên liệu gỗ lớn cịn lại phải nhập từ nước ngồi.
Đối với việc sử dụng gỗ tự nhiên bền vững đạt chứng nhận FSC đối với người tiêu
dùng Việt Nam còn khá mới mẻ và người tiêu dùng dễ tính chỉ quan tâm đến giá cả,
thiết kế bắt mắt mà chưa quan tâm tới lợi ích chung là bảo vệ mơi trường sống.
Ngày nay, khi nguồn gỗ tự nhiên ngày một ít đi con người sáng tạo ra những sản
phẩm từ gỗ cơng nghiệp bản chất hầu như cũng có ngun liệu từ gỗ nhưng với giá
thành rất rẻ. Trong giai đoạn 2006 - 2011, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự
đơ thị hóa nhanh chóng, phân khúc thị trường này có những sự phát triển khá nhanh
khiến cho giá trị đồ gỗ công nghiệp ở thị trường trong nước tăng lên vượt bậc. Có thể
kể đến ví dụ điển hình, năm 2011 ngành đã sản xuất ra khoảng 650.000 m3 thành
phẩm, tương đương khoảng 1,3 triệu m3 gỗ nguyên liệu đầu vào, chủ yếu là từ nguồn
gỗ rừng trồng. Gỗ công nghiệp với nhiều ưu điểm như giá thành, thầm mỹ và ứng
dụng đa dạng đang được nhiều người lựa chọn tuy nhiên những thành phần trong gỗ
cơng nghiệp cực kì gây hại cho sức khỏe của người sử dụng mà cụ thể đó là chất hóa
học formaldehyde. (Bảng 1.3) [10]
C
C
NĂM
2000
2005
DU
R
L
T.
2006
2007
2008
2009
2010
Kim
ngạch
nguyên
78
667
760
1022
1095
1134 1150,7
liệu gỗ
(triệu
USD
Sản
lượng
gỗ khai
2375,6 2996,4 3128,5 3461,8 3552,9 3766,7 4607,3
thác
(1000
m3)
2011 2012 2013
1300 1256
1459
4692 5251 5605,8
Bảng 1.3: Tình hình nhập gỗ nguyên liệu giai đoạn 2000 – 2013 [10]