Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

SKKN mot so kinh nghiem thuc hien tieu chuan iii qd01bo gddt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.5 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN THÀNH. *************. Đề tài:. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN III QĐ 01/BỘ GD-ĐT. Người thực hiện Chức vụ Đơn vị Năm học. : NGUYỄN DỤC : Giáo viên : Trường Tiểu học Nguyễn Thành : 2009-2010. Tháng 03 năm 2010 I. TÊN ĐỀ TÀI:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> “MỘT SỐ KINH NGHIỆM THỰC HIỆN TIÊU CHUẨN III QĐ 01/BỘ GD-ĐT” II. ĐẶT VẤN ĐỀ, NHẬN THỨC VẤN ĐỀ: Trong nhà trường phổ thông các cấp thư viện là một bộ phận hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, là công cụ số một không thể thiếu giúp giáo viên, học sinh có điều kiện tham khảo, tìm hiểu để tự học, tự rèn, tự bồi dưỡng kiến thức tạo cơ sở cho việc thay đổi phương pháp dạy học hướng tới mục đích nâng cao chất lượng giáo dục. Vì thế, từ trước đến nay Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc thi hành, tổ chức việc thực hiện công tác thư viện trường học bằng nhiều hình thức như cho thuê, cho mượn, bán lẻ… thông qua các văn bản: QĐ41, QĐ57, TT05, QĐ288, QĐ659. Đặc biệt vào đầu năm 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành QĐ01 đề ra 5 tiêu chuẩn Thư viện trường học nhằm đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố mạng lưới thư viện nhà trường để phục vụ tốt việc giảng dạy và học tập cho giáo viên, học sinh. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Theo nội dung QĐ01 gồm 5 tiêu chuẩn cơ bản cần phải đạt như sau: * Tiêu chuẩn I (Số lượng sách, báo): - Theo từng cấp học, từng vùng, sách báo phải đạt tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng và nội dung kho sách, đạt tỷ lệ % theo số lượng học sinh hiện có, riêng cấp tiểu học ở vùng đồng bằng là 2 bản tham khảo đọc thêm/1 học sinh. - Phải tổ chức được 3 hệ thống chứa sách riêng biệt. Sách giáo khoa dùng chung, sách nghiệp vụ giáo viên, sách tham khảo đọc thêm và Kim Đồng. * Tiêu chuẩn II (Cơ sở vật chất): Tuỳ điều kiện từng trường nhưng cần thiết phải có kho chứa sách, đồ dùng và phòng đọc đảm bảo ít nhất 40 chỗ ngồi cho giáo viên, học sinh có điều kiện đọc, nghiên cứu sách báo tại chỗ, đồng thời phải có đầy đủ trang thiết bị chuyên dùng như bàn ghế, kệ giá chứa sách, tủ phích, trẻ giới thiệu sách, bảng hướng dẫn sử dụng thư viện, bảng phân loại sách, pa-nô, áp phích, biểu ngữ trang trí… Ngoài ra, tuỳ điều kiện có thể trang bị các loại thiết bị nâng cao như máy vi tính, hệ thống nghe nhìn, điện chiếu sáng, máy hút bụi, quạt trần… * Tiêu chuẩn III (Xử lí kĩ thuật nghiệp vụ): Các loại sách nhập vào kho phải được xử lý kĩ thuật nghiệp vụ như: Phân loại, đóng 2 loại dấu và ghi số đăng ký, số kí hiệu phân loại vào 3 vị trí quy định của mỗi bản sách, miêu tả vào phích theo tiêu chuẩn Quốc tế ISBD cho mỗi tên.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> sách tham khảo, đọc thêm, đăng ký vào các loại sổ: Đăng ký tổng quát, đăng ký cá biệt, các loại chứng từ xuất, nhập… Đây là tiêu chuẩn có vị trí quan trọng trong quá trình tổ chức xây dựng thư viện theo chuẩn, có liên quan nhiều mặt đến các tiêu chuẩn khác. Chẳng hạn khi bổ sung sách nhưng không thực hiện tiêu chuẩn này thì việc quản lý kho sách không được chu toàn, việc phục vụ cho bạn đọc rất khó khăn, thậm chí không được tốt vì bạn đọc không có điều kiện để tìm chọn sách cần thiết, việc theo dõi nội dung kho sách không được chặt chẽ nên không có cơ sở để bổ sung cho phù hợp, hoàn chỉnh. Do đó tiêu chuẩn này đòi hỏi nhiều thời gian công sức, cần có sự biệt tình, linh hoạt, trình độ năng lực nghiệp vụ vững vàng, tay nghề cao và biện pháp, kế hoạch thực hiện thật tốt của người phụ trách thư viện. Và đây cũng là một tiêu chuẩn nảy sinh những vướng mắc cần giải quyết sẽ đề cập sau. * Tiêu chuẩn IV (Tổ chức hoạt động): - Ban giám hiệu bố trí 01 hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng chỉ đạo thư viện nhà trường; giáo viên thư viện phải có lòng nhiệt tình, cần mẫn tận tuỵ trong công việc, đã qua các khoá đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ đồng thời phải có năng lực, trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn sư phạm tương đương với cấp trường. - Giáo viên thư viện là cánh tay đắc lực của Ban giám hiệu, thường xuyên tham mưu về mọi mặt như kế hoạch phát triển thư viện, mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất, sách báo, tổ chức thực hiện, hoạt động thư viện… để Ban giám khảo có kế hoạch chỉ đạo. - Phải có đội ngũ cộng tác viên thư viện trong giáo viên và học sinh để thực hiện công việc. - Tổ chức tuyên truyền giới thiệu sách vào những ngày lễ, kỷ niệm tuỳ tình hình thực tế và kế hoạch công tác của nhà trường. - Phải thường xuyên có kế hoạch phục vụ sách, báo, đồ dùng thiết bị hằng tuần, hằng tháng cho giáo viên, học sinh, hình thành thói quen đọc và giữ gìn sách cho các lớp nhỏ. * Tiêu chuẩn V (Quản lý thư viện): - Phải thành lập đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định. Thực hiện việc ghi chép đúng biểu mẫu, cập nhật kịp thời, lưu giữ hồ sơ cẩn thận theo thời gian quy định..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Theo dõi chặt chẽ số lượng, chất lượng sách báo, bản đồ tranh ảnh, đồ dùng thiết bị, đảm bảo tính kĩ thuật, mĩ thuật, sử dụng thuận tiện theo phương châm: “Dễ thấy, dễ lấy, dễ tìm”. - Có kế hoạch tu sửa sách báo, đồ dùng, đảm bảo việc sử dụng lâu dài, tăng tuổi thọ cho sách báo, đồ dùng… - Thực hiện đúng việc kiểm kê định kỳ và độ xuất (nếu có) theo quy định. - Thực hiện đúng, đầy đủ công tác thông tin 2 chiều, thu nhận lưu giữ thông tin, lập và giao nộp các loại báo cáo kịp thời, đúng nội dung cho các cấp. Trên đây là 5 tiêu chuẩn cơ bản của QĐ01/Bộ GD-ĐT đã ban hành, các tiêu chuẩn này có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tác động lẫn nhau tạo nên một mô hình khép kín, hoàn chỉnh các yếu tố trong quá trình xây dựng, củng cố và tổ chức hoạt động. Phát hành thư viện trong nhà trường đều kinh qua tiêu chuẩn III (xử lý kĩ thuật nghiệp vụ). Vì thế việc bản thân tôi chọn đề tài này (nghiênc ứu, thực hiện tiêu chuẩn III) để nêu lên một số kinh nghiệm nhỏ của mình. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN: Để thực hiện QĐ01/2003 của Bộ GD-ĐT, hiện nay các trường phổ thông trong cả nước nói chung và huyện ta nói riêng đang từng bước xây dựng, củng cố mạng lưới thư viện trường học theo 5 tiêu chuẩn đã đề ra. Thế nhưng xét về mặt chất lượng của 5 tiêu chuẩn đã nêu, nhất là tiêu chuẩn III (xử lí kĩ thuật nghiệp vụ) còn một số mặt cần khắc phục để thực hiện công việc được nhanh chóng và hiệu quả. * Thực trạng ban đầu của tiêu chuẩn III và nguyên nhân cần nghiên cứu khắc phục tồn tại: + Về thực trạng: Nếu các tiêu chuẩn khác mang tính cần thiết thì tiêu chuẩn III (xử lí kĩ thuật nghiệp vụ) lại rất quan trọng vì nó có những tác dụng thiết thực sau: 1. Một thư viện tuy có đầy đủ sách báo, cơ sở vật chất, có sự lãnh đạo, chỉ đạo tốt nhưng không được xử lí kĩ thuật nghiệp vụ thì không thể tổ chức hoạt động, phát hành và phục vụ tốt được. Tất nhiên là việc hoạt động phục vụ phát huy chức năng vai trò là kết quả cuối cùng của thư viện trường học, nhưng hoạt động phục vụ là một tiêu chuẩn riêng và nó lại dựa vào tiêu chuẩn III (xử lí kĩ thuật nghiệp vụ) để tồn tại. 2. Ngoài ra, nếu thư viện không được xử lí kĩ thuật nghiệp vụ thì sẽ xảy ra nhiều khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Không phản ảnh được nội dung kho sách nên giáo viên thư viện không nắm được nội dung kho sách dẫn đến tình trạng bổ sung sách không phù hợp với yêu cầu thực tế. - Bạn đọc không có phương tiện gì để tìm và chọn lựa sách tham khảo, nghiên cứu thêm. - Rất khó khăn trong việc ổn định, quản lí, theo dõi kho sách… - Không tạo được mối quan hệ với 4 tiêu chuẩn của QĐ01. Từ việc nêu nhận thức, tìm hiểu cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trên đây đã cho chúng ta thấy được tầm quan trọng của một thư viện và tác dụng của tiêu chuẩn III (xử lí kĩ thuật nghiệp vụ) thì người giáo viên thư viện, các thành viên, quần chúng, bạn đọc trong và ngoài nhà trường mới có ý thức sâu sắc, hiểu biết thêm về vị trí vai trò và chức năng của thư viện, từ đó bạn đọc mới ham thích đọc sách hơn, người giáo viên thư viện mới đề cao tinh thần trách nhiệm, tận tâm, nhiệt tình và thực hiện công việc một cách chu đáo hơn. Trên cơ sở đó tạo đà để tiêu chuẩn thứ IV (hoạt động phục vụ) được tiến hành thuận lợi, dễ dàng và thư viện mới phát huy được vai trò phục vụ bạn đọc được tốt, thu được kết quả mỹ mãn hơn. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Như đã đề cấp trên đây, tiêu chuẩn III (xử lí kĩ thuật nghiệp vụ) rất quan trọng, đồng thời cũng rất khó khăn, phức tạp trong công việc, cần nhiều thời gian và đòi hỏi người giáo viên thư viện không những phải có năng lực trình độ, phải biết tự nguyên cứu, tìm tòi học hỏi thường xuyên rèn luyện nâng cao tay nghề mà còn phải đề cao tinh thần trách nhiệm, linh hoạt sáng tạo, cần mẫn tận tuỵ với công việc thì mới có kết quả trong quá trình thực hiện tiêu chuẩn này. * Qui trình công việc: Thông thường khi sách được nhập vào thư viện theo bất cứ hình thức nào (tặng cho, mua, trao đổi, quyên góp…) thì phải được xử lí qua nhiều công đoạn: a. Xác lập đầy đủ, chính xác hoá đơn chứng từ giao nhận. b. Đăng ký vào các loại sổ cá biệt và sổ tổng quát theo đúng hoá đơn, chứng từ. c. Đóng hai loại dấu, ghi kí hiệu đăng ký cá biệt, kí hiệu phân loại vào những vị trí quy định của mỗi bản sách. Thế nhưng có nhiều nơi ở công đoạn này, thậm chí chỉ dừng lại ở công đoạn a, b không thực hiện công đoạn c. d. Phân loại từng tên sách, từng bản sách, miêu tả ấn phẩm theo quy tắc quốc tế ISBD, lập phích cho tên sách, ghi các kí hiệu phân loại, chữ cái, số đăng ký cá biệt vào phích; sắp xếp phích theo hai hệ thống mục lục phân loại và mục.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> lục chữ cái vào tủ phích. Thực chất công đoạn này rất khó khăn, tốn thời gian, đòi hỏi trình độ, năng lực và lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người phụ trách thư viện nên nhiều nơi không thực hiện. Do đó sau một thời gian lượng sách nhập về bị dồn ứ, nên phải huy động một lượng nhân lực lớn để thực hiện rất lớn kém thời gian và kinh phí. VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN: Qua thời gian được phân công đảm nhận công tác thư viện, bản thân tôi đã thấy được những vấn đề trên nên đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ và đã nảy sinh sáng kiến khắc phục các tình trạng trên như sau: - Vào đầu mỗi năm học tôi đều có phương hướng hoạt động của bộ phận thư viện, có kế hoạch công tác hằng tháng, năm, lập đề án xây dựng, củng cố phát triển thư viện, tham mưu với lãnh đạo trường có kế hoạch chỉ đạo, cân đối kinh phí để bổ sung sách báo, đồ dùng, mua sắm mới, tu sửa CSVC, trang thiết bị cho thư viện theo yêu cầu tình hình phát triển nhà trường và chỉ đạo của cấp trên. - Lập đầy đủ các loại hồ sơ, tờ trình cho lãnh đạo Phòng và bộ phận STB để xin ý kiến chỉ đạo hoạt động cho thư viện trường. - Đặc biệt trong kế hoạch công tác hằng tuần tôi tham mưu với Ban giám hiệu dành riêng một ngày để thực hiện công tác nghiệp vụ theo tiêu chuẩn III, khi có sách nhập vào thư viện không để sách bị ứ đọng, chưa được xử lí. - Cuối cùng rà soát, so sánh tất cả các tiêu chuẩn thấy thư viện nhà trường hội đủ điều kiện theo 5 tiêu chuẩn của thư viện 01 thì tôi tham mưu Ban giám hiệu thành lập Ban kiểm tra để đối chiếu, bổ sung những thiếu sót và các điều kiện cần thiết, dồng thời lập các loại hồ sơ, văn bản cần thiết để trình cấp trên kiểm tra đề nghị công nhận thư viện đạt chuẩn theo yêu cầu. VII. KẾT LUẬN: Với kinh nghiệm và biện pháp thực hiện công việc của bản thân như trên tuy trong điều kiện của một trường tiểu học ở nông thôn còn khó khăn về nhiều mặt nhưng cũng khắc phục được những vướng mắc sớm tiến hành xử lý xây dựng, củng cố thư viện theo QĐ288, QĐ659 và cao hơn nữa là QĐ01 của Bộ GD-ĐT đạt được kết quả khả quan, tiết kiệm được kinh phí và thời gian trong quá trình thực hiện công việc được giao; đã được Bộ GD-ĐT sớm cấp giấy chứng nhận Thư viện nhà trường đạt tiêu chuẩn, đồng thời được các cấp đơn vị bạn đánh giá công việc là khả thi và thực hiện theo. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đã áp dụng, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên cũng còn nhiều việc cần giải quyết mong tập thể góp ý để công tác thư viện thiết bị trong huyện ngày càng đạt kết quả khả quan hơn..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> VIII. ĐỀ NGHỊ: - Lãnh đạo ngành, bộ phận, Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch đầu tư kinh phí, CSVC, chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa cho thư viện các đơn vị hoạt động. - Ở các trường tiểu học nên tổ chức tủ sách dùng chung tại các phân hiệu, đồng thời tăng cường công tác phục vụ, phát huy tác dụng của sách báo..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác thư viện QĐ41, QĐ57, TT05, QĐ288, QĐ659, QĐ01. - Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ thư viện trường học của Bộ Giáo dục. - Công tác biên mục, phân loại sách của Nhà xuất bản Giáo dục..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> X. MỤC LỤC: STT. Nội dung. 1. I. TÊN ĐỀ TÀI:. 2. II. ĐẶT VẤN ĐỀ, NHẬN THỨC VẤN ĐỀ:. 3. III. CƠ SỞ LÍ LUẬN:. 4. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN:. 5. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:. 6. VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:. 7. VII. KẾT LUẬN:. 8. VIII. ĐỀ NGHỊ:. 9. XI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:. 10. X. MỤC LỤC:. Trang.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

×