Tải bản đầy đủ (.pdf) (218 trang)

Phổ quát hóa quyền con người trong pháp luật kinh tế việt nam ( luận án (theses))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 218 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ THU TRANG

PHỔ QUÁT HÓA QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG PHÁP LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Tp. Hồ Chí Minh năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

NGUYỄN THỊ THU TRANG

PHỔ QUÁT HÓA QUYỀN CON NGƯỜI
TRONG PHÁP LUẬT KINH TẾ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số chuyên ngành: 62.38.01.07
Phản biện 1. PGS.TS Lê Vũ Nam
Phản biện 2. PGS.TS Lê Thị Bích Thọ
Phản biện 3. PGS.TS Bùi Anh Thủy
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. DƯƠNG ANH SƠN

Phản biện độc lập 1. PGS.TS Lê Thị Bích Thọ
Phản biện độc lập 2. TS Lê Văn Hưng



Tp. Hồ Chí Minh năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan Luận án này là công trình do tơi thực hiện. Mọi số liệu, kết quả
nghiên cứu đã công bố được tham khảo trong Luận án đều trung thực và trích dẫn
nguồn đúng quy định. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa từng được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình của tác giả nào khác.

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thu Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Tiếng Anh/Nga/Pháp

Tiếng Việt

ACRA

Accounting and Corporate
Regulatory Authority

Cơ quan quản lý kế toán và doanh
nghiệp


ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển châu Á

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Hiệp định Thương mại Tự do

AFAS

ASEAN Framework
Agreement on Services

Hiệp định khung Asean về dịch vụ

AIC

The Administration for
Industry and Commerce

Cục Quản lý Công nghiệp và
thương mại

APEC


Asia-Pacific Economic
Cooperation

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á
- Thái Bình Dương
Tổ chức Đơng Nam Á

ASEAN
ASEM

Asia-Europe Meeting

Diễn đàn hợp tác Á-Âu

BCC

Business Cooperation
Contract

Hợp đồng Hợp tác kinh doanh

BOT

Build-Operate – Transfer

Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh
– Chuyển giao

BTO


Build- Transfer- Operate

Hợp đồng Xây dựng – Chuyển
giao – Kinh doanh

BT

Build Transfer

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao

COMECON

Council of Mutual Economic
Assistance

Hội đồng tương trợ kinh tế

BTA

CP

Cổ phần

CHXHCN

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa

ICC


International Chamber of
Commerce

Phòng Thương mại Quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IRAS

Inland Revenue Authority
of Singapore

Cơ quan Thuế Singapore

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free trade agreement

Hiệp định thương mại tự do



GDP

Gross Domestic Product

NĐ-CP

Tổng sản phẩm quốc nội
Nghị định-Chính phủ

MAL

Model Law on International
Commercial Arbitration

Luật mẫu về trọng tài quốc tế

PECL

Principles of European
Contract Law

Bộ nguyên tắc luật hợp đồng Châu
Âu

PPP

Public Private Partnerships

Hợp đồng Đối tác công tư

Đô la Singapore

SGD
SEV

Совет экономической
взаимопомощи Sovyet
Ekonomičeskoy
Vzaimopomošči

Hội đồng tương trợ kinh tế

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UAR

UNCITRAL Arbitration Rules

Quy tắc trọng tài
Ủy ban nhân dân

UBND
UCC


Uniform Commercial Code

Bộ Luật thương mại thống nhất

UDHR

Universal Declaration of
Human Rights

Tuyên ngôn thế giới về nhân
quyền

UNCITRAL

United Nations Commission
on International Trade Law

Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật
Thương mại quốc tế

UNIDROIT

Insitute International pour
l`Unification des Droits Privé

Viện Quốc tế về nhất thể hóa pháp
luật tư

USD


Đô la Mỹ

VN

Việt Nam

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

ZAR

Rand Nam Phi (Tiền Nam Phi)


i

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3

4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .................................................................3
5. Những điểm mới của luận án ..................................................................................4
PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................5
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.........................................................................5
1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về quyền con người và thuộc tính phổ quát
của quyền con người ...................................................................................................5
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về xu hướng tất yếu phổ qt hóa quyền con người .8
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng .......10
1.4. Các cơng trình nghiên cứu đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền con
người .........................................................................................................................14
1.5. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................16
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ........................................................18
2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................18
2.1.1. Lý thuyết nghiên cứu ...................................................................................18
2.1.2. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và kết quả nghiên cứu ............19
2.1.3. Hướng tiếp cận của đề tài ............................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................22
2.2.1. Phương pháp phân tích ................................................................................22
2.2.2. Phương pháp tổng hợp.................................................................................22
2.2.3. Phương pháp so sánh luật học .....................................................................22
2.2.4. Phương pháp lịch sử ....................................................................................23
3. Kết cấu của luận án ............................................................................................... 23
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ PHỔ
QUÁT HÓA QUYỀN CON NGƯỜI .......................................................................24
1.1. Những vấn đề lý luận về quyền con người ........................................................24


ii

1.1.1. Quan điểm về quyền con người ...................................................................24

1.1.1.1. Quan điểm triết học pháp luật về quyền con người ..............................24
1.1.1.2. Quyền con người – Quyền tự nhiên......................................................28
1.1.1.3. Mối quan hệ giữa quyền con người trong Luật Tự nhiên và Luật Thực
định ....................................................................................................................31
1.1.1.4. Khái niệm, phân loại và thuộc tính quyền con người ...........................37
1.2. Tính phổ quát của quyền con người ...................................................................41
1.3. Lý luận về quyền tự do kinh doanh ....................................................................44
1.3.1. Cơ sở của quyền tự do kinh doanh ..............................................................44
1.3.1.1. Quyền tự do cá nhân .............................................................................44
1.3.1.2. Tự do ý chí ............................................................................................46
1.3.1.3. Tự do hợp đồng.....................................................................................49
1.3.2. Quyền tự do kinh doanh – Quyền kinh tế của con người ............................52
1.4. Phổ quát hóa quyền con người tại Việt Nam – Xu hướng tất yếu trong tiến trình
tồn cầu hóa ...............................................................................................................57
1.4.1. Khái qt về phổ quát hóa quyền con người ...............................................57
1.4.2. Quyền con người và tiến trình tồn cầu hóa về kinh tế, chính trị và văn hóa
............................................................................................................................... 58
1.4.3. Sự cần thiết và thách thức đối với phổ qt hóa quyền con người trong tiến
trình tồn cầu hóa ..................................................................................................64
1.4.4. Vai trị của tự do kinh doanh trong tiến trình tồn cầu hóa .........................67
1.4.4.1. Tự do kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế ..................................68
1.4.4.2. Tự do kinh doanh góp phần cân bằng thu nhập ....................................69
1.4.4.3. Tự do kinh doanh góp phần phát triển xã hội .......................................70
1.5. Kết luận chương 1 ..............................................................................................72
CHƯƠNG 2. PHỔ QUÁT HÓA QUYỀN TỰ DO GIA NHẬP THỊ TRƯỜNG.....74
2.1. Quyền tự do đầu tư kinh doanh; thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh
nghiệp ........................................................................................................................74
2.1.1. Quyền tự do đầu tư kinh doanh; thành lập, quản lý và góp vốn vào doanh
nghiệp dưới góc nhìn so sánh ................................................................................74



iii

2.1.1.1. Quyền tự do đầu tư kinh doanh; thành lập, quản lý và góp vốn ở Việt
Nam từ “Đổi mới” đến nay ................................................................................74
2.1.1.2. Quyền tự do đầu tư kinh doanh; thành lập, quản lý và góp vốn vào
doanh nghiệp theo pháp luật các nước trên thế giới và luật quốc tế..................75
2.1.2. Một số đánh giá và khuyến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do đầu tư
kinh doanh; thành lập, quản lý, góp vốn trong pháp luật kinh tế Việt Nam .........77
2.1.2.1. Một số đánh giá ....................................................................................77
2.1.2.2. Một số kiến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do đầu tư kinh doanh;
thành lập, quản lý và góp vốn ở Việt Nam ........................................................79
2.2. Phổ quát hóa quyền tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh ......................79
2.2.1. Quyền tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh dưới góc nhìn so sánh 79
2.2.1.1. Quyền tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh ở Việt Nam từ “Đổi
mới” cho đến nay ............................................................................................... 79
2.2.1.2. Quyền tự do lựa chọn mơ hình tổ chức kinh doanh theo pháp luật quốc
tế và các quốc gia trên thế giới ..........................................................................81
2.2.2. Một số đánh giá và khuyến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do lựa chọn
mơ hình tổ chức kinh doanh tại Việt Nam ............................................................87
2.2.2.1. Một số đánh giá ....................................................................................87
2.2.2.2. Một số khuyến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do lựa chọn mơ hình
tổ chức kinh doanh tại Việt Nam .......................................................................87
2.3. Phổ quát hóa quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh .............................88
2.3.1. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh dưới góc nhìn so sánh .......88
2.3.1.1. Tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm .............88
2.3.1.2. Điều kiện để được đầu tư kinh doanh ...................................................92
2.3.2. Một số đánh giá và khuyến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do lựa chọn
ngành nghề kinh doanh ..........................................................................................96
2.3.2.1. Căn cứ đặt ra quy định điều kiện kinh doanh .......................................96

2.3.2.2. Ngành nghề kinh doanh khơng có trong danh mục ngành nghề kinh tế
Việt Nam ............................................................................................................97
2.3.2.3. Sự rõ ràng của điều kiện kinh doanh ....................................................99


iv

2.3.2.4. Thẩm quyền quy định và giải quyết hồ sơ đăng ký ngành nghề đầu tư
kinh doanh có điều kiện .....................................................................................99
2.4. Phổ quát hóa quyền tự do thực hiện thủ tục gia nhập thị trường .....................100
2.4.1. Quyền tự do thực hiện thủ tục gia nhập thị trường dưới góc nhìn so sánh
.............................................................................................................................100
2.4.1.1. Thủ tục chuẩn bị đăng ký gia nhập thị trường ....................................102
2.4.1.2. Thủ tục đăng ký gia nhập thị trường...................................................106
2.4.2. Một số nhận định và khuyến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do thực hiện
thủ tục gia nhập thị trường ..................................................................................109
2.4.2.1. Mối quan hệ giữa chứng nhận đầu tư và thành lập doanh nghiệp ......110
2.4.2.2. Thời gian và lệ phí đăng ký doanh nghiệp .........................................111
2.4.2.3. Rút ngắn thời gian hồn tất thủ tục đầu tư ..........................................112
2.4.2.4. Hài hịa quyền lợi của nhà đầu tư và lợi ích của cộng đồng ...............112
2.4.2.5. Cải cách hành chính ............................................................................113
2.5. Kết luận chương 2 ............................................................................................114
CHƯƠNG 3. PHỔ QUÁT HÓA QUYỀN TỰ DO HỢP ĐỒNG ...........................115
3.1. Phổ quát hóa quyền tự do giao kết hợp đồng ...................................................115
3.1.1. Quyền tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng dưới góc nhìn so sánh ..115
3.1.2. Quyền tự do thỏa thuận nội dung hợp đồng dưới góc nhìn so sánh ..........120
3.1.3. Một số nhận định và khuyến nghị nhằm phổ quát hoá quyền tự do giao kết
hợp đồng ..............................................................................................................124
3.2. Phổ quát hóa quyền tự do thay đổi nội dung hợp đồng ...................................132
3.2.1. Quyền tự do thỏa thuận thay đổi nội dung hợp đồng dưới góc nhìn so sánh

.............................................................................................................................132
3.2.2. Một số nhận định và khuyến nghị nhằm phổ quát hoá quyền tự do thay đổi
nội dung hợp đồng ...............................................................................................139
3.3. Phổ quát hóa quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng ......................143
3.3.1. Quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng dưới góc nhìn so sánh 143
3.3.1.1. Ngun tắc tự do lựa chọn luật áp dụng .............................................143
3.3.1.2. Giới hạn tự do lựa chọn luật ...............................................................149


v

3.3.2. Một số nhận định và khuyến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do lựa chọn
luật cho hợp đồng ................................................................................................153
3.4. Kết luận chương 3 ............................................................................................158
CHƯƠNG 4. PHỔ QUÁT HÓA QUYỀN TỰ DO GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KINH DOANH .......................................................................................................160
4.1. Quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh dưới góc nhìn so sánh ............160
4.1.1. Quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp; tự do lựa chọn
khởi kiện hay khơng khởi kiện ra tịa án hoặc trọng tài ......................................160
4.1.2. Quyền tự do lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng
tài thương mại ......................................................................................................162
4.1.3. Quyền tự do lựa chọn giải quyết tranh chấp thơng qua tịa án ..................171
4.2. Một số nhận định và khuyến nghị nhằm phổ quát hóa quyền tự do kinh doanh
trong giải quyết tranh chấp kinh doanh ...................................................................178
4.3. Kết luận chương 4 ............................................................................................187
KẾT LUẬN .............................................................................................................189
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, tác động rất lớn tới quá trình
phát triển của văn minh nhân loại, trở thành vấn đề cơ bản trong pháp luật quốc tế
nói chung và quốc gia nói riêng. Các tổ chức quốc tế và quốc gia trên thế giới, trong
đó có Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về quyền con người nhằm thực
hiện và bảo vệ quyền con người.
Quyền kinh tế của con người là một trong những nhóm quyền cơ bản của con
người. Quyền kinh tế được ghi nhận trong Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về nhân
quyền năm 1948; Công ước của Liên hợp quốc về quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
năm 1966 và nhiều điều ước quốc tế khác về quyền con người. Đối với Việt Nam,
Nhà nước luôn coi con người là động lực, là mục tiêu và là trung tâm của sự phát
triển xã hội. Do đó, quyền kinh tế - quyền cơ bản của con người được nhà nước ghi
nhận trong Hiến pháp, văn bản luật và dưới luật. Đặc biệt, pháp luật kinh tế Việt
Nam ghi nhận rất rõ về quyền kinh tế của con người.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã dành một chương ghi nhận quyền con
người. Cụ thể, Chương II của Hiến pháp ghi nhận về “Quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của cơng dân”. Theo đó, các văn bản luật chun ngành, trong đó
có pháp luật kinh tế đã điều chỉnh phù hợp với Hiến pháp. Các văn bản pháp luật
trong lĩnh vực pháp luật kinh tế như: Luật Doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng, Luật
Đầu tư,… đã ghi nhận và cụ thể hóa quyền kinh tế của con người.
Quyền con người nói chung hay quyền kinh tế của con người nói riêng ln
có tính phổ qt và tính đặc thù. Tính phổ quát thể hiện ở chỗ quyền con người là
giá trị quan trọng mà xã hội loài người đều ghi nhận và tôn trọng. Tuy vậy, các quốc
gia khác nhau, có sự khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, tộc, truyền
thống và các điểm đặc thù khác sẽ tạo cho quốc gia những điểm đặc thù về quyền
con người. Hiện nay, trên thế giới có xu hướng hợp tác và tồn cầu hóa trên nhiều
lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hội nhập, hợp tác về kinh tế đã trở thành

yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển ở mỗi quốc gia. Việt Nam hiện nay có quan
điểm như sau về sự phát triển: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ
động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”1. Để hội nhập kinh tế, pháp luật kinh tế
Việt Nam phải có những thay đổi để tương thích với pháp luật quốc tế và luật của
các quốc gia đối tác. Trong xu hướng hội nhập phát triển, quyền con người trong
1

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Tr. 14.


2

pháp luật kinh tế tính đặc thù được thể hiện ít và thay vào đó tính phổ quát được thể
hiện rõ ràng. Vì vậy, xu hướng phổ qt hóa quyền con người trong pháp luật kinh
tế là xu hướng tất yếu và vấn đề cấp bách trong quá trình hội nhập phát triển.
Trước những yêu cầu cấp bách đã nêu trên, có rất nhiều câu hỏi nghiên cứu
được đặt ra và nhiệm vụ nghiên cứu là trả lời thỏa đáng về mặt khoa học và thực
tiễn những câu hỏi này. Thứ nhất, tại sao pháp luật kinh tế Việt Nam phải phổ quát
quyền con người nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng? Thứ hai, phổ quát
hóa quyền tự do kinh doanh – quyền kinh tế của con người trong pháp luật kinh tế
của các nước trên thế giới và Việt Nam thể hiện như thế nào? Thứ ba, thực trạng
quyền kinh tế của con người trong pháp luật Việt Nam và giải pháp nào nhằm hoàn
thiện pháp luật kinh tế Việt Nam để đảm bảo quyền con người trong thời gian tới –
Thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng?
Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Phổ quát hóa quyền con người trong
pháp luật kinh tế Việt Nam” làm đề tài của luận án tiến sĩ luật học là cần thiết và
hữu ích.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xuất phát từ quan điểm phát triển của Việt Nam: “Xây dựng nền kinh tế độc

lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”2, đề tài có mục
đích đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật kinh tế Việt
Nam để đảm bảo và phổ quát quyền tự do kinh doanh – quyền kinh tế của con
người. Đây là cơ sở để Việt Nam hội nhập kinh tế, quốc tế một cách sâu rộng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
Thứ nhất, khái quát những vấn đề lý luận về quyền con người. Từ đó chứng
minh phổ quát quyền con người trong pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật
kinh tế Việt Nam nói riêng là nhu cầu và xu hướng tất yếu trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện thực trạng các quy định
của pháp luật kinh tế về quyền con người. Thơng qua đó nêu lên những tồn tại, hạn
chế, bất cập của pháp luật kinh tế Việt Nam so với pháp luật của các nước trên thế
giới và thông lệ quốc tế trong việc bảo vệ quyền kinh tế của con người.

2

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, tr 14.


3

Thứ ba, từ kết quả đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp
luật kinh tế Việt Nam nhằm đảm bảo quyền con người và quyền con người trở nên
phổ quát trong pháp luật kinh tế Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các quy định của pháp luật về quyền
con người và quy định của pháp luật kinh tế thể hiện phổ quát quyền kinh tế của con

người.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi nội dung
Trong khuôn khổ luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về quyền tự do
kinh doanh - quyền kinh tế của con người, cụ thể:
(1) Quyền tự do gia nhập thị trường: (i) Tự do thành lập và quản lý, góp vốn
vào doanh nghiệp; (ii) Tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh; (iii) Tự do lựa chọn
mơ hình tổ chức kinh doanh và tự do trong việc thực hiện thủ tục gia nhập thị
trường;
(2) Quyền tự do hợp đồng: (i) Quyền tự do giao kết hợp đồng; (ii) Quyền tự
do thay đổi nội dung hợp đồng; (iii) Quyền tự do lựa chọn luật áp dụng cho hợp
đồng.
(3) Quyền tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh: (i) Tự lựa chọn phương
thức giải quyết tranh chấp; (ii) Tự do giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài
thương mại; (iii) Tự do giải quyết tranh chấp thông qua tịa án.
3.2.2. Phạm vi khơng gian
Phạm vi nghiên cứu của luận án liên quan tới các quyền con người được ghi
nhận trong pháp luật kinh tế tại Việt Nam.
3.2.3. Phạm vi thời gian
Luận án nghiên cứu các quy định pháp luật kinh tế về quyền tự do kinh
doanh – quyền kinh tế của con người từ 1986 cho đến nay.
4. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Về phương diện lý luận: Thông qua việc làm rõ vấn đề phổ quát hóa quyền
con người trong pháp luật kinh tế Việt Nam, luận án góp phần vào việc củng cố lý
luận về quyền con người nói chung và các quyền tự do kinh doanh nói riêng. Luận
án góp phần hệ thống tiền đề lý luận cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật
Việt Nam về vấn đề này.
Về phương diện thực tiễn: Luận án đưa ra một bức tranh tổng quát về thực
trạng pháp luật kinh tế Việt Nam hiện nay đã ghi nhận, bảo vệ quyền kinh tế của



4

con người từ đó đưa ra những kiến nghị hồn thiện pháp luật kinh tế Việt Nam. Cụ
thể: Pháp luật của Việt Nam nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng cịn có nhiều sự
khác biệt với pháp luật của các nước và thơng lệ quốc tế và chính điều này đã gây ra
nhiều khó khăn cho q trình hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta. Thông qua quá
trình nghiên cứu, luận án chỉ ra được xu hướng phổ quát hóa quyền con người trong
pháp luật kinh tế Việt Nam để thấy sự tương thích của pháp luật Việt Nam với pháp
luật của các nước trên thế giới và với thơng lệ quốc tế. Từ sự tương thích của pháp
luật, các doanh nghiệp Việt Nam hội nhập phát triển kinh tế một cách sâu rộng.
Ngoài ra, luận án còn là nguồn tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng pháp
luật, cơ quan quản lý nhà nước, những người nghiên cứu khoa học, những người
tham gia công tác giảng dạy, sinh viên học tập về quyền con người và pháp luật
kinh tế.
5. Những điểm mới của luận án
Thứ nhất, luận án là cơng trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ
thống dưới góc độ lý luận và thực tiễn về phổ quát hóa quyền con người trong pháp
luật kinh tế Việt Nam. Cụ thể, nghiên cứu pháp luật điều chỉnh quyền tự do kinh
doanh.
Thứ hai, dưới góc độ lý luận, luận án góp phần làm rõ lý luận về quyền con
người và thuộc tính phổ quát của quyền con người. Từ đó, luận án làm rõ vấn đề lý
luận về quyền tự do kinh doanh.
Thứ ba, luận án phân tích thực trạng pháp luật kinh tế Việt Nam trong việc
bảo vệ quyền con người. Bên cạnh đó, kết hợp so sánh với kinh nghiệm pháp luật
của các nước trên thế giới và thông lệ quốc tế, luận án chỉ ra những ưu điểm, hạn
chế của pháp luật kinh tế Việt Nam và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật
kinh tế Việt Nam nhằm phổ quát hóa quyền tự do kinh doanh: Tự do gia nhập thị
trường, tự do hợp đồng và tự do giải quyết tranh chấp kinh doanh.



5

PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
1.1. Các cơng trình nghiên cứu lý luận về quyền con người và thuộc tính phổ
quát của quyền con người
1.1.1. “The Universality of the Concept of Human Rights” (Tạm dịch sang tiếng
Việt là Sự phổ biến của tư tưởng về quyền con người) của tác giả Louis Henkin
đăng trên Annals of the American Academy of Political and Social Science 506: 1016, năm 1989.
Bài viết nghiên cứu về tính phổ qt quyền con người, theo đó nghiên cứu
làm rõ khái niệm “quyền con người” và “tính phổ quát”. Các quyền con người trong
Tuyên ngôn là sự phổ quát mang tính chính trị và pháp lý, được thừa nhận ở hầu hết
các nước và được chuyển hóa vào luật của họ. Những quyền này phản ánh giá trị
đạo đức, hiện đại và phổ biến.
Rõ ràng, trong bài viết này tác giả đã khẳng định quyền con người có tính
phổ biến bởi vì nó chứa đựng và phản ánh đạo đức. Với nhận định này, luận án sẽ
kế thừa để chứng minh rằng quyền con người trong pháp luật kinh tế cũng mang
tính phổ biến. Vì vậy, phổ qt hóa quyền con người trong pháp luật kinh tế Việt
Nam là xu hướng tất yếu.
1.1.2. “Universality of human rights and cultural diversity” (Tạm dịch sang
tiếng Việt là Phổ quát quyền con người và sự đa dạng về văn hóa): Báo cáo tư vấn
của Hội đồng tư vấn về các vấn đề quốc tế số 4 ngày 28/6/1998.
Tại bản báo cáo, Hội đồng trả lời, bình luận cho những nội dung: Tính phổ
quát của quyền con người và sự giới hạn của nó; cơng cụ của các nhà hoạch định
chính sách trong lĩnh vực nhân quyền nhằm khuyến khích thực hiện quyền con
người trong các nền văn hóa khác nhau; đánh giá sự phát triển của quyền con người
dưới góc độ gia tăng sự liên kết văn hóa hay sẽ khuyến khích sự hạn chế các quyền
đang tồn tại. Hội đồng đề cập tới tính phổ quát của các quyền con người chung mà
khơng đi vào phân tích và tư vấn về quyền con người trong lĩnh vực kinh tế. Tuy

vậy, với kết quả nghiên cứu và tư vấn của Hội đồng về mối quan hệ, sự tương tác
giữa tính phổ quát của quyền con người và sự đa dạng về văn hóa, luận án sẽ tiếp
nhận quan điểm này để góp phần nghiên cứu tính phổ qt quyền con người trong
pháp luật kinh tế Việt Nam.
1.1.3. “The relative universality of Human rights” (Tạm dịch sang tiếng Việt là
Tính phổ quát tương đối của quyền con người) của tác giả Jack Donnelly trong cuốn


6

sách Human rights quarterly, Volume 29(2): 281 - 306, NXB The Johns Hopkins
University Press, năm 2007.
Trong bài viết, tác giả đề cập bản chất phổ quát của quyền con người và tự
do là khơng thể phủ nhận. Theo đó, quyền con người có tính tương đối. Tác giả ủng
hộ và bảo vệ sự phổ qt các quyền có tính khả thi, phù hợp với quốc tế và có tính
đồng thuận cao của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, phổ quát quyền con người để
lại một không gian đáng kể cho tính khu vực, tính đặc thù về văn hóa, tính dân tộc
của quyền con người. Bài viết chỉ dừng lại phân tích và chứng minh quyền con
người có tính phổ quát tương đối. Tức là, bên cạnh tính phổ qt, quyền con người
cịn có tính đặc thù. Bài viết chưa đề cập cụ thể đến các quyền kinh tế trong lĩnh vực
pháp luật kinh tế nhưng với kết quả nghiên cứu của tác giả là nguồn tư liệu quý báu
cho luận án. Từ nội dung của bài viết, luận án kế thừa quan điểm quyền con người
trong lĩnh vực kinh tế cũng mang tính phổ qt tương đối. Vì vậy, khi chuyển hóa
quyền con người vào pháp luật kinh tế Việt Nam cũng cần tôn trọng những giá trị
về dân tộc, văn hóa, truyền thống.
1.1.4. “Tìm hiểu tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người” của tác giả
Vũ Hồng Cơng, luận án tiến sĩ triết học, Viện Triết – Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, năm 1994.
Đề tài đã đề cập tới ba vấn đề sau: (i) Cơ sở, biểu hiện của tính phổ biến và
tính đặc thù của quyền con người; (ii) Sự khác nhau của tính phổ biến và tính đặc

thù trong quyền con người; (iii) Cơ sở và biểu hiện, tiêu chuẩn và điều kiện của sự
thống nhất giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người. Đề tài nghiên
cứu trên chỉ mới đề cập tới hai thuộc tính của quyền con người là tính phổ biến và
tính đặc thù dưới góc độ triết học. Tác giả đã tham khảo một số văn bản pháp luật
của Việt Nam và các nước trên thế giới để chứng minh quyền con người có tính phổ
biến và tính đặc thù nhưng chưa có sự đánh giá và phân tích sâu dưới góc độ pháp
lý. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả sẽ là những vấn đề lý luận mà luận
án sẽ kế thừa để phục vụ cho nội dung nghiên cứu “những vấn đề lý luận về quyền
con người”.
1.1.5. “Tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người” của tác giả Phạm
Văn Khánh, luận án tiến sĩ triết học, Viện Khoa học xã Hội Việt Nam, năm 1995.
Từ góc độ triết học, tác giả làm rõ tính phổ biến và tính đặc thù của quyền
con người trong đó chú ý đến tính đặc thù của quyền con người Việt Nam và cách
mạng Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển con người
Việt Nam trong giai đoạn nửa cuối những năm 1990. Mặc dù đề tài có đóng góp
đáng kể về mặt khoa học, tuy nhiên, đề tài mới chỉ tiếp cận hai thuộc tính cơ bản


7

của quyền con người dưới góc độ triết học và chưa có sự phân tích và nghiên cứu
sâu dưới góc độ pháp lý. Ngoài ra, phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ nghiên cứu
thuộc tính quyền con người trong giai đoạn trước năm 2000 – Thời điểm Việt Nam
chưa hội nhập sâu, rộng như hiện nay nên một số những đánh giá thực trạng và kiến
nghị chỉ có giá trị tham khảo. Đặc biệt, tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con
người trong pháp luật về kinh tế tác giả chưa đề cập tới.
1.1.6. “Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân
trong lĩnh vực tự do cá nhân” của tác giả Trần Thanh Hương, luận án tiến sĩ Luật
học, Viện Nhà nước & Pháp luật, Năm 2006.
Tác giả đã thu được kết quả nghiên cứu sau: (i) Làm rõ luận điểm tự do cá

nhân xác lập trình độ phát triển của con người trong xã hội và quyền tự do cá nhân
của công dân là một trong lĩnh vực quyền thể hiện giá trị cao nhất; (ii) Đề xuất giải
pháp cụ thể trong hệ thống tăng cường hiệu quả đảm bảo quyền tự do cá nhân của
công dân phù hợp với cơng cuộc đổi mới kinh tế - chính trị của đất nước và hội
nhập quốc tế.
Cơng trình nghiên cứu này là cơng trình nghiên cứu chun sâu, kết quả
nghiên cứu là sự bổ sung quan trọng cho lý luận về mối quan hệ giữa Nhà nước và
công dân, về quyền con người, quyền công dân của Việt Nam. Công trình nghiên
cứu này là tài liệu hữu ích mà luận án sẽ tham khảo và kế thừa khi nghiên cứu về
quyền con người trong lĩnh vực kinh tế. Tuy vậy, cơng trình nghiên cứu này mới
dừng lại nghiên cứu về quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân mà
chưa liên hệ tới quyền con người và xu hướng phổ quát của quyền con người. Vì
vậy, vấn đề về quyền con người, tính phổ quát của quyền con người trong pháp luật
kinh tế là vấn đề còn ngỏ để tác giả nghiên cứu trong luận án của mình.
1.1.7. “Quyền con người: Giá trị xã hội, tính phổ biến và tính đặc thù” của tác
giả Võ Khánh Vinh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2009, Tr. 60-65.
Trong bài viết, tác giả đã đi vào tìm hiểu giá trị xã hội, tính phổ biến, tính
đặc thù và mối quan hệ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con người. Tác
giả đã chứng minh, giá trị xã hội của quyền con người ở những nội dung sau: Thứ
nhất, quyền con người là một trong những giá trị xã hội tổng hợp. Thứ hai, quyền
con người có tính phổ biến. Thứ ba, quyền con người có tính đặc thù. Từ những
điểm phân tích trên, tác giả khẳng định tính phổ biến và tính đặc thù của quyền con
người có mối quan hệ biện chứng. Thơng qua bài viết này tác giả đã chứng minh
quyền con người ln có tính phổ biến và tính đặc thù, hai thuộc tính này có mối
quan hệ chặt chẽ. Từ kết quả nghiên cứu của tác giả bài viết, luận án sẽ kế thừa
những nội dung trên. Tuy vậy, bài viết chưa nêu được tính phổ biến của quyền con


8


người, đặc biệt là quyền kinh tế của con người được thể hiện trong pháp luật quốc
gia và pháp luật quốc tế; chưa nêu được xu hướng phổ quát hóa quyền con người
trong lĩnh vực pháp lý.
1.1.8. “Thuyết tương đối về văn hóa và quyền con người” của tác giả Hồng Văn
Nghĩa, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam số 2(75) – 2014.
Bài viết đã đi sâu vào phân tích các quan điểm khác nhau trên thế giới về
quyền con người như các thuyết tương đối về văn hóa, thuyết phổ quát và thuyết
biện chứng. Trong đó, trên thế giới quan điểm theo thuyết tương đối về văn hóa đã
chỉ ra rằng những nét đặc thù về văn hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính phổ biến của
quyền con người. Tuy vậy, bài viết chỉ dừng lại phân tích về tác động của học
thuyết tương đối văn hóa tới tính phổ quát của quyền con người mà chưa có sự tiếp
cận phổ quát hóa quyền con người trong lĩnh vực pháp luật kinh tế. Vì vậy, luận án
kế thừa kết quả nghiên cứu của tác giả về tính phổ quát của quyền con người để
phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
1.2. Các cơng trình nghiên cứu về xu hướng tất yếu phổ quát hóa quyền con
người
1.2.1. “Which rights should be universal?” (Tạm dịch sang tiếng Việt là Quyền
nào nên phổ quát hóa?) của tác giả William J. Talbott, NXB Oxford University
Press, năm 2005.
Tác giả đã đi vào phân tích quyền con người và phổ qt hóa quyền con
người. Theo tác giả, triết lý về quyền con người là một vấn đề đang có sự thay đổi
cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Thực tiễn pháp lý đã chứng minh, quyền
con người có sự đồng thuận rộng rãi trên thế giới, được thể hiện trong các tuyên bố
và các điều ước quốc tế. Sự đồng thuận về quyền con người từ các nước sẽ tiến tới
hình thành nhà nước pháp quyền và quyền con người sẽ được hiến định. Nội dung
chính của cuốn sách là cần phổ qt hóa nhóm quyền về chính trị. Nhóm quyền về
chính trị khơng gắn với nội dung nghiên cứu của luận án nhưng những kết quả
nghiên cứu của tác giả về xu hướng phổ quát quyền con người trên thế giới là nguồn
tư liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu luận án. Cụ thể là xu hướng phổ quát hóa
các quyền con người trong giai đoạn hiện nay.

1.2.2. “Human Rights and International Trade” (Tạm dịch sang tiếng Việt là
Quyền con người và thương mại quốc tế) của nhóm tác giả Thomas Cottier, Joost
Pauwelyn, Joost Pauwelyn, Elisabeth Burgi, Oxford University Press, năm 2005.
Cuốn sách đề cập tới hai vấn đề rất thời sự: Tồn cầu hóa kinh tế và tơn trọng
quyền con người. Về lý thuyết, nếu thương mại phát triển sẽ tăng phúc lợi kinh tế và
bảo vệ nhân quyền, đảm bảo phẩm giá cá nhân tốt hơn. Tuy nhiên, sự tương tác


9

giữa tự do hoá thương mại và bảo vệ quyền con người rất phức tạp, và căng thẳng
đã nảy sinh giữa hai lĩnh vực này. Với phương pháp khám phá các ma trận pháp lý
khác nhau của hai trường thương mại – nhân quyền và xem xét làm cách nào để kết
hợp chúng, nhóm tác giả đưa ra giải pháp cho các cơ quan xây dựng pháp luật quốc
tế và cho cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế.
Cuốn sách không đề cập tới pháp luật kinh tế Việt Nam nhưng đã đề cập một
cách khá toàn diện sự tương tác giữa tồn cầu hóa và quyền con người. Những kết
quả nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ hỗ trợ rất lớn cho luận án. Cụ thể, những phân
tích về trách nhiệm của chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh với việc đảm bảo
quyền con người rất có giá trị đối với luận án. Bên cạnh đó, cuốn sách đã chỉ ra
pháp luật cần có những quy định để đảm bảo hài hịa lợi ích của chủ thể kinh doanh
và mục tiêu đảm bảo quyền con người. Do đó, khi phổ quát hóa quyền con người
trong pháp luật kinh tế Việt Nam cũng phải xem xét tới sự hài hịa về lợi ích.
1.2.3. “Globalization, economic freedom, and human rights” (Tạm dịch sang
tiếng Việt là Tồn cầu hóa, tự do kinh tế và quyền con người) của nhóm tác giả
Arxel Dreher, Martin Grassebner, Lars-H.R. Seimers trên tạp chí Journal of Conflict
Resolution 56(3), năm 2012.
Nhóm tác giả sử dụng chỉ số KOF Index về tồn cầu hóa và hai chỉ số tự do
kinh tế thực nghiệm để phân tích tồn cầu hóa và tự do hóa ảnh hưởng đến thực thi
quyền con người. Nhóm tác giả đã phân tích số liệu của 106 quốc gia trong giai

đoạn 1981-2004. Dưới góc độ phân tích định lượng, nhóm tác giả đã chỉ ra sự tác
động thực sự của tồn cầu hóa và tự do kinh tế tới quyền con người, cụ thể là quyền
tồn vẹn thân thể. Bài viết tiếp cận dưới góc độ kinh tế thông qua các biến khác
nhau để phân tích tác động nên kết quả nghiên cứu này là nguồn tư liệu quý để luận
án triển khai phân tích tính phổ biến của quyền con người trong xu thế tồn cầu hóa
và tự do kinh tế hiện nay.
1.2.4. “Quyền con người và kinh tế thị trường” của tác giả Trần Đình Hảo trong
cuốn sách “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội” của
Viện khoa học xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 2009, Tr.73-85.
Bài viết đã tiếp cận một số quyền con người không thể thiếu vắng trong nền
kinh thế thị trường, đồng thời nêu lên điều kiện, môi trường, cơ chế đảm bảo thực
thi và bảo vệ các quyền này. Tác giả còn đưa ra sáu giải pháp để đảm bảo và thực
thi quyền kinh tế của con người, trong đó có các quyền tự do kinh doanh, quyền gia
nhập thương trường, rút khỏi thị trường và tự do cạnh tranh lành mạnh. Tác giả có
sự phân tích sâu về quy định nhằm đảm bảo quyền con người trong nền kinh tế thị
trường Việt Nam hiên nay. Đây là kết quả nghiên cứu quan trọng mà tác giả luận án


10

sẽ kế thừa trong q trình hồn thiện luận án. Tuy vậy, bài viết chưa đề cập tới xu
hướng phổ quát hóa của quyền con người trong lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam.
1.2.5. “Hội nhập quốc tế với việc đảm bảo các quyền con người” của tác giả
Trần Thị Hịe, Tạp chí Lý luận chính trị số 6 – 2014.
Trong bài viết, tác giả nhận định rằng hội nhập quốc tế góp phần phát triển tư
duy pháp lý về quyền con người. Tác giả chứng minh, qua các bản Hiến pháp của
Việt Nam đã thể hiện tư duy pháp lý thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đến Hiến
pháp năm 1992 lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến có ghi nhận cụm từ “quyền con
người” và đến Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận và đề cao trách nhiệm của Nhà
nước đối với quyền con người. Tác giả thừa nhận những giá trị chung của nhân loại

về quyền con người là minh chứng cho việc Việt Nam chủ động, tích cực tham gia
vào q trình hội nhập quốc tế. Bài viết chưa phân tích sâu về tính phổ quát của
quyền con người cũng như phổ quát hóa quyền con người trong lĩnh vực pháp luật
kinh tế. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả hỗ trợ tác giả luận án trong quá
trình nghiên cứu để thấy được phổ quát hóa quyền con người là xu hướng tất yếu
trong q trình hội nhập quốc tế.
1.3. Các cơng trình nghiên cứu về quyền tự do kinh doanh và tự do hợp đồng
1.3.1. “Economic Freedom and Growth: Decomposing the Effects” (Tạm dịch
là: Tự do kinh tế và tăng trưởng: Phân tích các ảnh hưởng) của tác giả Fredrik
Carlsson and Susanna Lundstrưm cơng bố trên Public Choice, Vol. 112, No. 3/4
năm 2002.
Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, hầu hết các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tự
do kinh tế và tăng trưởng GDP đã tìm ra một mối quan hệ tích cực. Trong cơng
trình nghiên cứu này này, tác giả khảo sát những loại biện pháp tự do kinh tế cụ thể
nào là quan trọng cho sự phát triển. Trong cơng trình này, nhóm tác giả sử dụng
phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế để rút ra những yếu tố của tự do
kinh doanh tới sự phát triển kinh tế. Tuy đây là nghiên cứu không phải trong lĩnh
vực pháp lý nhưng với kết quả này, tác giả luận án kế thừa để khẳng định tự do kinh
tế là cần thiết và tác động rất lớn đến quyền con người. Cũng từ đó, luận án có thể
đề xuất những chính sách phù hợp để phổ qt hóa quyền con người nói chung,
quyền tự do kinh doanh nói riêng và để phát triển kinh tế Việt Nam.
1.3.2. “Freedom of contract and Foundamental fairness for individual parties:
The tug of war continues” (Tam dịch là: Tự do hợp đồng và sự công bằng cơ bản
cho các bên là cá nhân: Sự tranh chấp vẫn còn tiếp diễn) của tác giả Carolyn
Edward đăng trên 77 UMKC L. Rev. 647 năm 2009.


11

Tác giả bàn về sự tranh cãi của các học giả nhằm nỗ lực đảm bảo sự công

bằng cơ bản cho các cá nhân ký kết hợp đồng xuất hiện vào cuối những năm
1800. Theo đó, có khoảng cách giữa quan điểm của lý thuyết hợp đồng cổ điển về
việc hình thành hợp đồng và thực tế của thị trường, nơi mà các bên “mạnh” lợi
dụng những người dễ bị tổn thương hơn. Trong bài viết đã đề cập đến quyền tự do
hợp đồng và mối quan hệ giữa tự do hợp đồng và cân bằng quyền của các bên.
Tuy vậy, bài viết chưa đề cập tới tính phổ quát của tự do hợp đồng và không đề
cập tới quyền tự do hợp đồng trong pháp luật Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của
cơng trình này có giá trị quan trọng hỗ trợ cho tác giả luận án trong quá trình thực
hiện luận án, cụ thể: Luận án kế thừa kết quả nghiên cứu về học thuyết, quan điểm
về tự do hợp đồng; sự công bằng cho các bên giao kết hợp đồng và mối quan hệ
giữa trách nhiệm xã hội với tự do hợp đồng.
1.3.3. “Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc đảm bảo quyền tự do kinh
doanh” của tác giả Bùi Ngọc Cường, Tạp chí khoa học pháp lý số 7/2002.
Tác giả bài viết tập trung vào giải quyết hai vấn đề: Pháp luật kinh tế thể chế
hóa những địi hỏi của quyền tự do kinh doanh và pháp luật kinh tế tạo ra những
đảm bảo cho việc thực hiện quyền tự do kinh doanh. Để chứng minh cho vấn đề thứ
nhất, tác giả khẳng định pháp luật có vai trị đặc biệt với tự do kinh doanh vì nó biến
nhu cầu kinh doanh thành một quyền pháp định hoặc hiến định. Để chứng minh cho
nội dung thứ hai, tác giả khẳng định pháp luật kinh tế có vai trị tạo ra các đảm bảo
cho việc tự do kinh doanh thông qua: Pháp luật kinh tế bảo vệ các hoạt động thúc
đẩy tự do kinh doanh và đồng thời hạn chế các hoạt động cản trở, hạn chế tự do
kinh doanh; Pháp luật kinh tế tạo ra cơ chế xử lý nhanh chóng các tranh chấp phát
sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bài viết đã tiếp cận được vai trò của pháp
luật kinh tế với quyền tự do kinh doanh. Tuy vậy, bài viết chưa thể hiện rõ những
nội dung của quyền tự do kinh doanh là quyền con người. Đồng thời, bài viết cũng
chưa thể hiện được quyền tự do kinh doanh – quyền con người ngày càng được phổ
quát trong pháp luật kinh tế của các nước trên thế giới cũng như Việt Nam.
1.3.4. “Quyền sở hữu cá nhân – Cội nguồn của tự do kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường” của tác giả Nguyễn Như Phát trong cuốn sách “Quyền con
người tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội” của Viện khoa học xã hội

Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm 2009, Tr.85-107.
Bài viết ghi nhận quyền sở hữu cá nhân là tiền đề, là cội nguồn để thực thi
các quyền tự do, dân chủ của con người trong kinh tế và để hình thành nên tư liệu


12

sản xuất của con người – yếu tố chủ yếu trong thể chế thị trường. Theo tác giả để
đảm bảo quyền con người, nhà nước cần đối xử bình đẳng và cơng bằng đối với sở
hữu cá nhân. Vì vậy, trong quản lý nhà nước để đảm bảo quyền sở hữu cá nhân –
cội nguồn của tự do kinh doanh – quyền con người cần tiếp thu những giá trị tiến
bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế và tập quán quốc tế.
Luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu của tác giả về quyền sở hữu cá
nhân – cội nguồn của quyền tự do kinh doanh – quyền con người và quyền này là
quyền thể hiện rõ tính phổ quát. Tuy vậy, bài viết chỉ mới khai thác được một khía
cạnh rất hẹp của quyền con người đó là quyền sở hữu cá nhân. Do đó, kế thừa kết
quả nghiên cứu của tác giả, luận án sẽ mở rộng nghiên cứu các quyền con người
trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và chứng minh các quyền này mang tính phổ quát.
1.3.5. “ Quyền tự do kinh doanh của công dân và nhà nước thuế” của tác giả
Nguyễn Đức Minh trong cuốn sách “Quyền con người tiếp cận đa ngành và liên
ngành Luật học” của Viện khoa học xã hội Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, năm
2010, Tr.133-149.
Bài viết đã tiếp cận quyền tự do kinh doanh được xếp vào nhóm quyền kinh
tế của quyền con người. Quyền tự do kinh doanh chứa đựng và phản ánh sự tự do
của cơng dân trong lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, cạnh tranh trong môi
trường kinh doanh lành mạnh,… và quyền sở hữu với sự đảm bảo đối với tài sản.
Tác giả khẳng định quyền tự do kinh doanh theo đúng nghĩa chỉ có thể tồn tại trong
nền kinh tế thị trường, tồn tại trong cả mơ hình nhà nước kinh tế thị trường và nhà
nước thuế. Bài viết chưa đi vào nghiên cứu tính phổ quát của quyền tự do kinh
doanh trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và chưa thể hiện được sự tương thích của

pháp luật kinh tế Việt Nam với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, với cách tiếp cận
này, tác giả đã nêu lên sự tác động của nhà nước đối với quyền tự do kinh doanh –
quyền con người. Vì vậy, kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Đức là
nguồn tham khảo quan trọng cho luận án khi phân tích vai trị của nhà nước trong
việc đảm bảo quyền con người và phổ quát hóa quyền con người tại Việt Nam.
1.3.6. “Tự do kinh doanh: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, của tác giả Bùi
Xuân Hải, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 5/2011, Tr. 68-75.
Tác giả cho rằng quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của
con người, được ghi nhận và bảo đảm bởi pháp luật. Bài viết đề cập phạm trù tự do
kinh doanh rất rộng có nhiều định nghĩa khác nhau, phải kể đến: Tự do kinh doanh
là chủ thể kinh doanh có thể làm những gì mà họ muốn và tự quyết định mọi vấn đề
liên quan đến hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi như lựa chọn mơ hình
doanh nghiệp, lựa chọn ngành nghề, lựa chọn quy mô kinh doanh, lựa chọn đối


13

tác,… Tuy vậy, tự do kinh doanh khơng có nghĩa là chủ thể kinh doanh có thể làm
bất kì điều gì mà họ muốn mà phải tơn trọng quyền tự do kinh doanh của người
khác và không xâm hại tới lợi ích cơng cộng cũng như lợi ích của các chủ thể khác.
Bài viết đã có những phân tích sâu về quyền tự do kinh doanh – quyền cơ
bản của con người. Tuy bài viết khơng đề cập tới tính phổ quát của quyền con người
nhưng với kết quả nghiên cứu này của tác giả sẽ là nguồn tài liệu quan trọng để tác
giả luận án phân tích các quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trong quá
trình hoàn thiện luận án. Kế thừa kết quả nghiên cứu của tác giả, luận án sẽ chứng
minh quyền tự do kinh doanh đã được phổ quát trong pháp luật Việt Nam, cụ thể là
Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.
1.3.7. “Quyền tự do giao kết hợp đồng ở Việt Nam” của tác giả Phan Thơng Anh,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23 (208) năm 2011.
Trong bài báo, tác giả đã đề cập tới quyền tự do hợp đồng là quyền của các

chủ thể kinh doanh được thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Quyền được tự do bình
đẳng, quyền được tự do lựa chọn đối tác giao kết hợp đồng, quyền được tự do thỏa
thuận nội dung giao kết hợp đồng, ... Tác giả khẳng định, thước đo sự tiến bộ và
phát triển của một Nhà nước có thể được xem xét đánh giá trong nhiều góc độ khác
nhau, sự cơng nhận, thừa nhận, khuyến khích quyền tự do kinh doanh của công dân
cũng là một trong những chuẩn mực của khung thước đo chung.
Cơng trình nghiên cứu tuy chưa đề cập tới vấn đề phổ quát hóa quyền con
người nhưng đã nghiên cứu một phần quan trọng đó là quyền tự do hợp đồng, tự do
kinh doanh của chủ thể kinh doanh. Từ kết quả nghiên cứu của tác giả, tác giả luận án
sẽ kế thừa những kiến nghị của tác giả để chứng minh rằng phổ quát hóa quyền tự do
hợp đồng tại Việt Nam là tất yếu và đưa ra những đề xuất, kiến nghị để hoàn thiện
pháp luật hợp đồng Việt Nam nhằm đảm bảo quyền con người.
1.3.8. “Tự do kinh doanh và vấn đề bảo đảm quyền con người tại Việt Nam”
của tác giả Mai Hồng Quỳ (Chủ biên) và các tác giả, sách chuyên khảo, NXB Lao
động, năm 2012.
Cuốn sách đã nêu ngắn gọn những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con
người, quyền tự do kinh doanh và các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước
Việt Nam về những vấn đề này. Tác giả phân tích quyền tự do kinh doanh ở Việt
Nam qua các giai đoạn lịch sử. Từ đó, tác giả tập trung vào nghiên cứu, phân tích
những chế định cơ bản thể hiện sự bảo đảm quyền tự do kinh doanh của công dân ở
Việt Nam như: Quyền thành lập và góp vốn vào doanh nghiệp; Những quyền của
doanh nghiệp trong các lĩnh vực; Quyền tự do hợp đồng và quyền tự định đoạt trong
việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh.


14

Cuốn sách khai thác quyền con người được thể hiện trong quyền tự do kinh
doanh mà chưa nghiên cứu để khẳng định những quy định của quyền con người trở
nên phổ biến trong pháp luật kinh tế Việt Nam nhưng với kết quả nghiên cứu của

tác giả, những thông tin trên sẽ rất hữu ích đối với việc triển khai trong luận án. Qua
đó, tác giả luận án có nhiều chất liệu để nghiên cứu phổ quát hóa quyền tự do kinh
doanh – quyền kinh tế của con người trong pháp luật kinh tế Việt Nam khi Luật
Hiến pháp 2013 chính thức ghi nhận một chương về quyền con người và quyền cơ
bản của cơng dân.
1.4. Các cơng trình nghiên cứu đưa ra kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền
con người
1.4.1. “Human Rights Law and Business: Corporate Responsibility for
Fundamental Human Rights” (Tạm dịch sang tiếng Việt là Luật Nhân quyền và
kinh doanh: Trách nhiệm doanh nghiệp đối với Quyền cơ bản của con người) của
tác giả Jernej Letnar Cernic, NXB Europa Law Publishing, Groningen, Năm 2010
Trong cuốn sách này, tác giả cho rằng tồn cầu hóa làm phát sinh những vấn
đề cả tích cực lẫn tiêu cực trong mơi trường quốc gia cũng như quốc tế. Theo tác
giả, các cơng ty đa quốc gia có nghĩa vụ pháp lý đối với quyền cơ bản của con
người – được sự đồng thuận của các nền kinh tế, xã hội khác nhau trên thế giới. Vì
vậy, cần thúc đẩy nghĩa vụ tôn trọng nhân quyền của công ty thông qua ký kết điều
ước quốc tế giữa các quốc gia, đồng thời thơng qua cam kết đơn phương của các tập
đồn. Tác giả cho mười ba khuyến nghị về cải tiến khung quy chuẩn trách nhiệm
công ty cho các quyền cơ bản của con người.
Giống như một số tác giả và tác phẩm ở trên, cuốn sách này chưa đề cập trực
tiếp tới tính phổ quát của quyền con người và pháp luật kinh tế Việt Nam. Những
đánh giá về trách nhiệm của các tập đoàn đối với quyền cơ bản của con người trên
bình diện quốc tế đã phần nào thể hiện tính phổ quát của quyền con người. Những
nội dung này sẽ hỗ trợ tốt cho nội dung nghiên cứu của luận án. Thêm vào đó, mười
ba khuyến nghị của tác giả là ý kiến khoa học quan trọng mà luận án sẽ kế thừa
trong việc đưa ra đánh giá, đề xuất và kiến nghị hoàn thiện pháp luật kinh tế Việt
Nam.
1.4.2. “On the Meanings of International Investment Law and International
Human Rights Law: The Alternative Narrative of Due Diligence” (Tạm dịch
sang tiếng Việt là Trên ý nghĩa của Luật Đầu tư Quốc tế và Luật Nhân quyền Quốc

tế: Phương pháp giải trình khác của hoạt động đánh giá trách nhiệm) của tác giả
Daria Davitti trong cuốn Human rights law review 12: 421-453, NXB Oxford
University Press, năm 2012.


15

Tác giả đặt vấn đề về bối cảnh nghiên cứu là cuộc tranh luận liên quan tới
mối liên hệ giữa Luật Đầu tư quốc tế và Luật Nhân quyền quốc tế. Từ việc nghiên
cứu về các cuộc tranh luận trên, tác giả nêu lên Luật Đầu tư quốc tế và Luật Nhân
quyền quốc tế có mối quan hệ với nhau và có sự tác động, chuyển hóa cho nhau.
Thơng qua các ví dụ cụ thể tác giả đã phê phán sự vi phạm quyền con người của các
công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia. Từ đó, tác giả nêu lên các chủ thể đầu tư phải
có trách nhiệm đảm bảo quyền con người. Vì vậy, các nước trên thế giới cần có
trách nhiệm bảo vệ khung pháp lý về kinh doanh của Liên hợp quốc cũng như bảo
vệ quyền con người. Bài viết đề cập tới những vấn đề pháp lý quốc tế và không đề
cập tới Luật Đầu tư của Việt Nam. Tuy vậy, bài viết đã đề cập tới một mảng vấn đề
liên quan tới luận án đó là mối quan hệ giữa đầu tư và quyền con người. Kết quả
nghiên cứu của tác giả sẽ là nguồn thơng tin bổ trợ hữu ích trong q trình luận án
đề cập tới phổ quát hóa quyền con người trong pháp luật đầu tư của Việt Nam.
1.4.3. “The Ruggie Rules: Applying Human Rights Law to Corporations” (Tạm
dịch sang tiếng Việt là Các nguyên tắc của Ruggie: Áp dụng Luật Nhân quyền cho
công ty) của tác giả John H. Knox trong cuốn sách The Raoul Wallenberg Institute
Human Rights Library (Volume 39): 51-85, NXB Leiden - Boston, năm 2012.
Tác giả đề cập tới một vấn đề đang được tranh luận rất nhiều về việc áp dụng
pháp luật nhân quyền cho các công ty. Câu hỏi được đặt ra là các công ty, tập đồn
có tác động lớn như thế nào tới việc thụ hưởng quyền con người? Các cơng ty, tập
đồn có vi phạm quyền con người hay khơng? Tác giả đồng ý với quan điểm của
Ruggie và khẳng định các tập đồn cần phải tơn trọng quyền con người. Những vấn
đề bài viết đề cập không trực tiếp tới quyền con người và các tập đoàn đang hoạt

động ở Việt Nam. Tuy vậy, với phân tích của tác giả và nguyên tắc hướng dẫn về
kinh doanh của John Ruggie là tư liệu hữu ích để luận án tiếp cận quyền con người
được đảm bảo như thế nào tại các tập đồn quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam. Từ
đó, luận án sẽ có đánh giá về tính phổ qt của quyền con người trong pháp luật
kinh tế Việt Nam.
1.4.4. “Human Rights and Sustainable Development Obligations in EU Free
Trade Agreements” (Tạm dịch sang tiếng Việt là Nhân quyền và nghĩa vụ phát
triển bền vững trong Hiệp định Thương mại Tự do EU) của tác giả Lorand Bartels
tại University of Cambridge Fuculty of Law Research Paper No.24/2012.
Tác giả tiếp cận, kể từ đầu những năm 1990, Hiệp định thương mại của EU
đã ghi nhận "điều khoản nhân quyền” và đòi hỏi các bên phải tôn trọng nhân quyền
và nguyên tắc dân chủ. Gần đây hơn, với Hiệp định đối tác kinh tế EU-Cariforum
năm 2008, Hiệp định đã có chương “Phát triển bền vững”, trong đó có ghi nhận các


×