Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Triết lý lakei kamei trong cộng đồng người chăm ở nam trung bộ (luận án (theses))

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 204 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TRẦN NGUYÊN KHOA

TRIẾT LÝ “LAKEI – KAMEI”
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
Ở NAM TRUNG Ộ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

TRẦN NGUYÊN KHOA

TRIẾT LÝ “LAKEI – KAMEI”
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM
Ở NAM TRUNG Ộ
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 62220301

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
Phản biện độc lập:


1. PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG
2. PGS.TS. PHAN AN
Phản biện:
1. PGS.TS. TRƢƠNG VĂN MÓN
2. PGS.TS. VŨ ĐỨC KHIỂN
3. PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Triết học, Trường đại học Khoa học
xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - nơi đã trang
bị cho tôi thêm những kiến thức khoa học trong quá trình học tập nâng cao
trình độ và nghiên cứu khoa học của mình.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Nguyên Việt người đã thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, khích lệ và bao dung
tơi trong suốt q trình tơi thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thư viện Trường đại học
Khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố hồ Chí Minh; và các tác giả của các
cơng trình đã cơng bố có liên quan đến đề tài luận án tôi thực hiện. Đây là
nơi cung cấp cho tôi những tư liệu quan trọng trong q trình tơi thực hiện đề
tài luận án của mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi tới gia đình, cơ quan cơng tác, đồng nghiệp và
bạn bè lời biết ơn sâu sắc đã luôn tạo mọi điều kiện, khích lệ, động viên tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2019
Tác giả


Trần Nguyên Khoa


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi
dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Nguyên Việt. Các dẫn chứng trong
luận án là trung thực, đảm bảo tính khoa học, khách quan và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.

Người cam đoan

Trần Nguyên Khoa


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................. 4
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ............................................ 19
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 19
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................... 20
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án .................................. 21
7. Cái mới của luận án ................................................................................... 21
8. Kết cấu của luận án ................................................................................... 21
Chƣơng 1. KHÁI NIỆM VỀ TRIẾT LÝ “LAKEI - KAMEI” VÀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN TRIẾT LÝ “LAKEI - KAMEI”
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở NAM TRUNG BỘ ............ 22
1.1. KHÁI NIỆM VỀ “LAKEI – KAMEI” VÀ TRIẾT LÝ “LAKEI – KAMEI” ....... 22


1.1.1. Khái niệm “Lakei – Kamei”................................................................ 22
1.1.2. Triết lý “Lakei - Kamei” ..................................................................... 25
1.2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TRIẾT LÝ “LAKEI - KAMEI” TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở NAM
TRUNG BỘ ..................................................................................................... 28

1.2.1. Những điều kiện cho sự hình thành và phát triển triết lý “Lakei Kamei” trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ .............................. 28
1.2.2. Những tiền đề cho sự hình thành và phát triển triết lý “Lakei - Kamei”
trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ ............................................ 47
1.3. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT LÝ “LAKEI - KAMEI” TRONG
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở NAM TRUNG BỘ ........................................ 64

1.3.1. Thời kỳ Bàlamôn giáo du nhập vào Champa ...................................... 64


1.3.2. Thời kỳ Bàlamơn giáo bị bản địa hóa và sự xung đột giữa người Chăm
Bàlamôn và người Chăm Islam trong lịch sử ............................................... 68
Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 75
Chƣơng 2. MỘT SỐ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TRIẾT
LÝ “LAKEI - KAMEI” TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở
NAM TRUNG BỘ ....................................................................................... 78
2.1. MỘT SỐ NỘT DUNG CHỦ YẾU CỦA TRIẾT LÝ “LAKEI - KAMEI”
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở NAM TRUNG BỘ............................ 78

2.1.1. Triết lý “Lakei - Kamei” trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung
bộ về phương diện vũ trụ quan ................................................................................. 78
2.1.2. Triết lý “lakei - kamei” trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ
về phương diện nhân sinh quan..................................................................... 87
2.1.3. Triết lý “lakei - kamei” trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ

về phương diện đời sống văn hóa ............................................................... 106
2.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TRIẾT LÝ “LAKEI - KAMEI” TRONG
CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở NAM TRUNG BỘ ....................................... 120

2.2.1. Vũ trụ quan của cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ có sự tương
đồng và khác biệt so với vũ trụ quan trong triết học Trung Hoa cổ đại ..... 120
2.2.2. Thể hiện vai trò chủ đạo của Kamei (nữ) so với Lakei (nam) .......... 121
2.2.3. Thể hiện tính thần quyền ................................................................... 125
2.2.4. Thể hiện tính quy kết trong nhận thức .............................................. 127
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 129
Chƣơng 3. GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ
“LAKEI - KAMEI” TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở NAM
TRUNG Ộ ................................................................................................ 132
3.1. GIÁ TRỊ CỐT LÕI VÀ HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA TRIẾT LÝ “LAKEI –
KAMEI” TRONG CỘNG ĐỒNG NGƢỜI CHĂM Ở NAM TRUNG BỘ ........... 132


3.1.1. Là cấu trúc nền tảng trong tư tưởng của cộng đồng người Chăm ở
Nam Trung bộ ............................................................................................. 132
3.1.2. Tạo tiền đề hình thành văn hóa, phong tục truyền thống trong cộng
đồng người Chăm ở Nam Trung bộ ............................................................ 142
3.1.3. Góp phần định hướng tư duy đến các vấn đề nhân sinh trong cộng
đồng người Chăm ở Nam Trung bộ ............................................................ 149
3.1.4. Một số hạn chế chủ yếu trong triết lý “Lakei – Kamei” của cộng đồng
người Chăm ở Nam Trung bộ xét trong điều kiện hiện nay ....................... 153
3.2. Ý NGHĨA CỦA TRIẾT LÝ “LAKEI - KAMEI” TRONG CỘNG ĐỒNG
NGƢỜI CHĂM Ở NAM TRUNG Ộ ............................................................. 161

3.2.1. Duy trì sự đồn kết, hịa hợp tơn giáo trong cộng đồng người Chăm ở
Nam Trung bộ ............................................................................................. 161

3.2.2. Góp phần giáo dục đạo lý, phong tục truyền thống cho các thế hệ
người Chăm ở Nam Trung bộ ..................................................................... 165
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 171
KẾT LUẬN ................................................................................................ 173
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 176
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc. Theo công bố ngày 02 tháng 3 năm
1979 của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về danh mục các thành phần dân tộc ở Việt Nam, hiện nay
ở Việt Nam có 54 dân tộc (Viện Dân tộc học, 1984, tr. 303-306). Trong đó,
người Chăm là một trong những cộng đồng dân tộc có chữ viết khá sớm, có
nền văn minh phát trển cao và lâu đời ở khu vực Đơng Nam Á. Tiếng nói
của họ được nhà ngôn ngữ xếp vào ngữ hệ Nam Đảo cùng nhóm ngơn ngữ
với các dân tộc Êđê, Raglai, Churu, Jarai (Collin. J, 1991). Đây là cư dân
bản địa có truyền thống canh tác nơng nghiệp lúa nước với trình độ phát
triển cao và đã định cư lâu đời dọc theo đồng bằng duyên hải miền Trung
Việt Nam ngày nay.
Vùng đất Nam Trung bộ thuộc châu Panduranga của vương quốc
Champa xưa đã trải qua các biến cố lịch sử, trở thành châu cuối cùng còn lại
của Champa. Đây là nơi tích tụ văn hóa Chăm gắn liền với nền văn minh
Champa tồn tại qua hàng nghìn năm, với số lượng dân cư đông nhất, đồng
thời là chủ nhân lưu giữ những gì cịn lại của nền văn hóa Chăm. Trong nền
văn hóa truyền thống này hiện tồn tại triết lý về lưỡng hợp “Lakei –

Kamei”chứa đựng nhiều giá trị mà ngày nay nó vẫn tiếp tục chi phối đời
sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng người Chăm nơi đây.
Trong đời sống tinh thần cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ
khơng có sự chi phối của học thuyết âm dương, song trong nhận thức và
hành động, từ văn hóa, đời sống xã hội cho đến tín ngưỡng, tơn giáo,... đã
thể hiện một cách nhất quán và rất rõ rằng người Chăm nơi đây đã có quan
niệm về hai mặt đối lập trong một chỉnh thể thống nhất. Hai mặt ấy không


2

bài trừ nhau, mà cần đến nhau, bổ trợ, giao hịa với nhau để duy trì sự cân
bằng cần thiết cho một chỉnh thể được gọi bằng cụm từ “Lakei – Kamei”.
Điều này, theo chúng tơi, cần có cách tiếp cận triết học đến chỉnh thể đó để
nhận diện và hiểu về mối quan hệ của “Lakei – Kamei” tương tự như tiếp
cận đến hai thế lực đối lập nhau giữa âm – dương trong truyền thống triết
học phương Đông. Cách tiếp cận đó là hồn tồn có khả năng, bởi lẽ dân tộc
Chăm nằm giữa hai nền văn hóa lớn, hai cái nôi triết học cổ đại là Ấn Độ và
Trung Hoa mà sự hiện diện, tiếp biến giữa chúng đã góp phần làm nên
truyền thống văn hóa tinh thần dân tộc Chăm nơi đây.
Tuy nhiên, sự gặp gỡ, giao lưu và tiếp biến văn hóa đó khơng sản sinh
ra một học thuyết triết học nào cho dân tộc Chăm. Điều đó gây khơng ít khó
khăn cho chúng ta tìm hiểu những nội dung triết học về mối quan hệ giữa
“Lakei” và “Kamei” như hai thành tố đối lập nhau trong từng sự vật và hiện
tượng mà công dụng của chúng là tạo ra nội lực cho sự vận động và phát
triển. Cũng như các dân tộc khác ở Việt Nam, dân tộc Chăm khơng có truyền
thống lập thuyết, tức là khơng có sự khái qt lý luận cần thiết để lý giải sự
hình thành, tồn tại, phát triển và diệt vong của các sự vật hiện tượng. Chính
vì vậy, để cộng đồng mình tồn tại và phát triển, người Chăm vùng này cũng
có những quan niệm tiền triết học, tức manh nha của triết học về thế giới

hiện tượng, thậm chí theo chủ quan của chúng tơi, cộng đồng người Chăm ở
Nam Trung bộ cịn có một số quan niệm cận triết học. Sở dĩ có hiện tượng
đó là vì, thứ nhất, cái tiền triết học vốn được xem là những khía cạnh của thế
giới quan mộc mạc, giản đơn nhưng đó là bước đi ban đầu của con người
trên con đường phát triển tư duy lý luận với những câu hỏi, những băn khoăn
trong sự lý giải các hiện tượng tự nhiên xung quanh; thứ hai, sự tiếp biến văn
hóa với các yếu tố được du nhập từ bên ngồi, làm cho một số vấn đề mang
tính triết học được nảy sinh trong văn học nghệ thuật, tơn giáo, tín ngưỡng,


3

v.v của cộng đồng người Chăm nơi đây; thứ ba, xét phương diện lối tư duy
của người Chăm, chúng tôi có thể khẳng định một điều là, với điều kiện tự
nhiên, xã hội, văn hóa của mình, người Chăm ln ln định hướng cho việc
tìm kiếm những giải pháp tối ưu nhất để cho cộng đồng mình tồn tại và phát
triển, do đó lối tư duy của họ về cơ bản đều mang tính triết lý nhân sinh được
thể hiện trong văn hóa, sinh hoạt tâm linh, v.v. Tuy nhiên, triết lý nhân sinh
cũng như triết học, là một trong những hình thái ý thức xã hội bị qui định bởi
tồn tại xã hội trong những điều kiện lịch sử xác định. Người Chăm vùng này
về phương diện xây dựng triết lý nhân sinh của mình có thể nói rất tinh tế, cụ
thể họ muốn tìm đến nguồn gốc sâu xa của thế giới sự vật và hiện tượng, ở
khả năng của mình họ xác nhận có hai thế lực vừa siêu hình, vừa mang tính
vật chất nằm trong các sự vật và hiện tượng, đó là “lakei” và “kamei”.
Ngày nay, triết lý “Lakei – Kamei” vẫn tiếp tục chi phối đời sống văn
hóa và tinh thần của của cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ trên bình
diện thế giới quan và nhân sinh quan. Ở đây, thế giới quan với quan niệm về
hai yếu tố khởi thủy của vũ trụ và vạn vật là “lakei” và “kamei” được biểu
hiện trong từng sự vật và hiện tượng nhỏ nhất (vật dụng sinh hoạt, tư liệu sản
xuất, kiến trúc chùa tháp và nhà cửa,…), cho đến những hình thức hoạt động

văn hóa lễ hội liên quan đến tín ngưỡng, tơn giáo. Đây chính là sắc thái riêng
của văn hóa Chăm tại vùng Nam Trung bộ trong tổng thể nền văn hóa Việt
Nam cần được nghiên cứu về mặt lý luận trong điều kiện hội nhập và phát
triển đất nước ta.
Từ trước cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khác nhau về
đời sống văn hoá - xã hội của cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ,
trong đó có đề cập đến cấu trúc lưỡng hợp trong văn hóa Chăm. Tuy nhiên,
trên thực tế chưa có một cơng trình nghiên cứu với cách tiếp cận triết học về
triết lý “Lakei – Kamei” của cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ để làm


4

rõ quá trình hình thành và phát triển của triết lý này như thế nào? Giá trị và ý
nghĩa của nó đối với cộng đồng người Chăm nơi đây ra sao? v.v.
Những gì mà chúng ta đã làm trong thời gian qua về việc bảo tồn
những giá trị của văn hóa truyền thống của cộng đồng người Chăm ở Nam
Trung bộ là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên để bảo tồn văn hóa Chăm nơi đây
một cách lâu bền địi hỏi chúng ta cần phải hiểu đúng về triết lý nhân sinh
của họ. Chính vì vậy, việc lựa chọn đề tài Triết lý “Lakei - Kamei” trong
cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ cũng chính là nguyện vọng của
chúng tơi nhằm góp phần làm rõ những vấn đề đó.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Hướng nghiên cứu về lịch sử xã hội, tín ngưỡng và tôn giáo của
cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ
Lịch sử xã hội dân tộc Chăm nói chung, cộng đồng người Chăm ở
Nam Trung bộ nói riêng đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều học giả trong và
ngoài nước từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đến nay. Đặc biệt là những
học giả Pháp như E. Aymonier, H. Parmentier, E.M. Durand, L. Finot, A.
Cabaton, G.L. Maspéro v.v… Năm 1928, G.L. Maspéro xuất bản cuốn sách

về lịch sử vương quốc Champa: Vương quốc Champa (Le royaume du
Champa). Đến năm 1930, xuất hiện cơng trình của M. Ner về Mẫu hệ Chăm
(Au pays du droit maternel). Các bài viết “Panduranga”, L. Finot, trong
BEFEO III, 1903;“Les inscriptions de Mĩ-sơn”, L. Finot trong BEFEO IV;
“L’inscription à Valmiki de Prakacadharma”(Trà Kiệu), P. Mus, trong
BEFEO XXVIII, 1928; “L’épigraphie de la dynastie de Ðồng-dương”, E.
Huber, trong BEFEO XI, 1911;“Inscriptions du Quảng-nam”, L. Finot,
trong BEFEO IV, 1904; “L’Inde vue de l’Est. Cultes indiens et indigenes au
Champa”, P. Mus, trong BEFEO XXXIII, 1933; “L’introduction de l’islam
au Campa”, P-Y. Manguin, trong BEFEO LXVI, 1979; “Les Chams d


5

autrefois et d aujourd hui” (Người Chăm xưa và nay), J. Leuba, 1915; “Đông
Nam Á sử lược”, D. G. E.Hall, Nguyễn Phút Tấn dịch, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1997. “Le Champa: Gesographie-Population-Histoire”, PB.Lafont, Nxb Les Indes Savantes, Pháp, 2007.
E. Aymonier trong cuốn Les Tchames et leurs religions (Người Chăm
và những tín ngưỡng của họ), đã mơ tả sơ lược về các di tích đền đài, tục lễ
thờ cúng các vị thần linh, đặc biệt các lễ nghi tôn giáo tín ngưỡng của người
Chăm ở Bình Thuận (Việt Nam) và Campuchia như tang lễ, hôn lễ và các lễ
nghi liên quan đến nghề nông…(tr.21-66)
A. Cabaton, trong cuốn sách Nouvelles recherches sur les Chams
(Nghiên cứu người Chăm) đã đi sâu tìm hiểu tín ngưỡng và lễ nghi của người
Chăm Ahier. Đặc biệt trong cuốn sách này, bên cạnh việc khảo sát thực địa,
ơng cịn nghiên cứu khá chun sâu về tín ngưỡng, tơn giáo Chăm qua những
văn bản cịn lưu lại ở các làng Chăm. Qua nghi lễ cúng tế ở đền tháp, đám
tang, lễ Raja, lễ nghi nông nghiệp, ông đã dịch và nghiên cứu một số văn bản
Chăm về nội dung các bài cúng tế, thánh ca ngợi ca các vị thần linh từ Po
Yang Amâ, Po Nưgar, Po Klaong Girai, Po Romé đến các vị tổ tiên Chăm.

E.M. Durand, trong cuốn Les Chams Bani (Người Chăm Bàni) đã đi
sâu nghiên cứu về người Chăm Bàni ở Ninh - Bình Thuận. Trong cuốn sách
này ơng đã mơ tả một cách chi tiết về người Chăm tôn thờ các vị thánh từ
thánh Awluah, Mohamat đến Ibrahim; kinh Koran, thánh đường (sang
magik), lễ Ramawan, lễ cắt tóc đặt tên (katat, karơh), tục thờ cúng tổ tiên
(muk kei), hôn lễ (ndam likhah)…(BEFEO III, 1903, tr.54-62)
L. Finot, trong bài nghiên cứu La religion des Chams d’après les
monuments (Tôn giáo người Chăm qua cơng trình kiến trúc), tác giả đã mơ tả
khá chi tiết về đền tháp, tượng thờ các tháp Chăm ở dọc dải đất miền Trung
Việt Nam và chỉ ra rằng người Chăm chịu ảnh hưởng Ấn Độ giáo, họ xây


6

dựng đền tháp để thờ Linga - Yoni và vị thần Ấn giáo như Shiva, Brahma,
Vishnu và thờ Phật giáo…(BEFEO IV, 1903, tr. 255-287)
P - Y. Manguin có cơng trình L’introduction de I’Islam au Campa
(Giới thiệu về Islam ở Champa) (BEFEO LXVI, 1979, tr.12-26). Thông qua
nhiều nguồn tư liệu khác nhau của Mã Lai, Ba Tư, Ả Rập, Bồ Đào nha, tác
giả đã giới thiệu khá chi tiết về thời điểm cũng như quá trình Islam giáo du
nhập vào Champa. Tác giả cho rằng, vào cuối thế kỷ XVI-XVII Champa tồn
tại như một quốc gia mạnh và có quan hệ với các nước Mã Lai, Indonesia và
thuyền buôn Bồ Đào Nha, Hà Lan (tr.13). Tác giả đưa ra tư liệu về quá trình
người Champa truyền bá đạo Hồi đến Indonesia (tr.12) và chính người
Champa lại chịu ảnh hưởng của Hồi giáo qua người Mã Lai trong những
năm sau thế kỷ XVI -XVII (tr.13).
Cơng trình đầy đặn và cơng phu, có nhiều giá trị khoa học về lịch sử
Champa là cuốn Vương quốc Champa (Le royaume du Champa hay The
Champa kingdom) của G.L. Maspéro, xuất bản năm 1928 tại Paris. Sách dày
278 trang với nhiều tư liệu phong phú. Tuy nhiên, cơng trình này chủ yếu nói

về lịch sử Champa thơng qua nghiên cứu các sử liệu của Trung Quốc.
Hầu hết các tác giả người Pháp trong giai đoạn lịch sử này như E.
Aymonier, H.Pamentier, G.Maspéro, J.Boiselie, P-Y.Manguin đều đưa ra
nhận định cho rằng, đạo Bàlamôn du nhập vào cộng đồng người Chăm từ thế
kỷ II sau công nguyên mà bia Võ Cạnh là bằng chứng về điều đó. Thêm nữa,
sự định hình rõ nét về sự hiện diện của tơn giáo này vào thế kỷ VIII qua cơng
trình kiến trúc tơn giáo ở thánh địa Mỹ Sơn, ở đó có thờ các vị thần Shiva,
Brahma, Vishnu… Còn Phật giáo xuất hiện ở Champa muộn hơn, vào thế kỷ
VII - IX mà triều Đồng Dương với tượng Phật Lokeshvara là tiêu biểu.
Nghiên cứu mảng tơn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng người Chăm ở
Việt Nam có các tác giả như: E.M. Durand với các cơng trình nghiên cứu:


7

Người Chăm Bàni (1903); Đền Po Rame ở Panrang (1903); J. Leuba với
cơng trình: Người Chăm xưa và nay; A. Cabaton với Người Chăm (1901);
M. E. Aymonier với Người Chàm và những tín ngưỡng của họ (1891), Tín
ngưỡng và sự tuân giáo quy của người Chàm ở Vương quốc Campuchia
(1891); Hindurism and Buddhism, an historical sketch, L. Finot, London,
1921. Trong cơng trình Người Chàm và những tín ngưỡng của họ, M.E.
Aymonier đã dành một chương (chương 4) nói về những người Hồi giáo và
các nghi lễ của họ, ông viết “Cũng đã đến lúc phải nghĩ đến việc nghiên cứu
về các người Hồi giáo này trong tín ngưỡng của họ và trong các nhà tu hành
của họ vì nó cũng có những mặt riêng biệt của nó…” (tr.45)
Sau năm 1945, cố giáo sư Nguyễn Khắc Ngữ thuộc nhóm nghiên cứu
Sử- Địa đã cơng bố cơng trình Mẫu hệ Chàm (1967) và một số bài báo của
ông đăng trên các tập san Văn hóa Á châu, Văn hóa nguyệt san như Ngải
Chàm (1959); Văn hóa Chiêm Thành (1959), Sơ khảo văn hóa Chiêm Thành,
Pơ rơ mê - dã sử Chàm.

Nguyễn Văn Luận là một trong những người đi đầu trong lĩnh nghiên
cứu về các nghi thức và tín ngưỡng người Chăm Bàlamơn ở Ninh Thuận Bình Thuận cũng như của người Chăm Hồi Giáo ở Nam Bộ. Ơng đã cơng bố
những bài báo như: Góp phần nghiên cứu về tín ngưỡng của người Chàm
(Văn hóa nguyệt san, 1968, số 5); Vua Pơrơmê trong lịch sử và tín ngưỡng
của người Chàm (Việt Nam khảo cổ tập san, 1971) và cơng trình Người
Chàm Hồi giáo Tây Nam phần (1974). Trong cơng trình Người Chàm Hồi
giáo Tây Nam phần, theo ông Nguyễn Văn Luận thì “Vua Auluah trị vì từ
năm 1000 đến 1036. Sự kiện này trùng hợp với việc tìm thấy hai tấm bia kí ở
miền nam Chiêm Thành, một ghi niên hiệu 1039 và tấm kia được xác định
vào khoảng từ năm 1025 đến 1035. Như vậy, phải chăng đó là những dấu
tích đánh dấu sự xuất hiện người có tín ngưỡng Islam đến cư ngụ ở Phan


8

Rang hoặc Phan Rí từ thế kỉ X” (tr.14).
Từ năm 1975 đến nay, với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước ta về văn hóa, việc nghiên cứu người Chăm, văn hóa Chăm nhằm mục
đích bảo tồn và phát huy văn hóa Chăm, nhờ đó việc nghiên cứu văn hóa
Chăm được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm nhiều hơn với những cơng
trình cơng bố có giá trị. Cụ thể:
Giai đoạn từ 1975 đến nay có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về tín
ngưỡng của người Chăm, chẳng hạn: bài viết Vài nhận định về tín ngưỡng
dân gian Chàm ở Thuận Hải của Lý Kim Hoa (Dân tộc học, số 3/1979); bài
viết Tín ngưỡng tượng kút ở vùng Chàm Thuận Hải (Dân tộc học, số 4/1977)
và Truyền thuyết về các tháp Chăm trên miền đất cực Nam Trung bộ (1995)
của Bố Xuân Hổ (Bình Thuận). Trong bài viết Tín ngưỡng tượng kút ở vùng
Chàm Thuận Hải, tác giả Bố Xuân Hổ đã viết “Những Kút ở miền Phan Rí
khơng phải là khơng có liên quan với các tấm bia của các ngôi mộ Hồi giáo ở
Gia va mà chúng ta cịn tìm thấy lại ký ức trong cách cấu tạo một vài tấm bia

của các nghĩa trang Chàm Hồi giáo ở Campuchia…chắc chắn là một ảnh
hưởng của Hồi giáo” (tr.17).
Vương Hồng Trù trong bài viết về Tín ngưỡng phồn thực của người
Chăm ở Thuận Hải, đăng trên tạp chí Văn hóa học (1987), đã đề cập đến
Padah Tok (triết lý âm dương) của người Chăm, coi đó như là cơ sở, tiền đề
lý luận cho việc phân tích, đánh giá về lĩnh vực tín ngưỡng, văn hóa dân tộc
Chăm. Một số luận án nghiên cứu về Tôn giáo Chăm như Tôn giáo Chăm ở
Việt Nam của Phan Văn Dốp (1992); Ảnh hưởng của tơn giáo đối với tín
ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam của Nguyễn Đức Toàn (2003), Tín
ngưỡng dân gian của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận của Vương
Hồng Trù (2003), v.v.


9

Ngơ Đức Thịnh với cơng trình: Tín ngưỡng, văn hóa tín ngưỡng ở Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội (2001). Đây là cơng trình nghiên cứu chun sâu
về các hình thức tín ngưỡng dân gian, trong đó có tín ngưỡng phồn thực.
Trần Ngọc Thêm với cơng trình: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb
Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (1996/2004) và Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb
Giáo dục (1999). Đây là hai cơng trình của tác giả về văn hóa Việt Nam,
trong đó có tín ngưỡng và tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam. Theo tác giả
Trần Ngọc Thêm, triết lý âm dương và tín ngưỡng phồn thực là “hai mặt của
một vấn đề”. Ngô Văn Doanh trong cơng trình Lễ hội Rija Nưgar của người
Chăm, Nxb Văn hóa dân tộc ấn hành cũng đề cập đến biểu hiện phồn thực
trong các điệu múa khi hành lễ. Tập thể tác giả gồm Phan An, Phan Xuân
Biên, Phan Văn Dốp trong cơng trình Văn hóa Chăm do Nxb Văn hóa dân
tộc và Sở Văn hóa -Thơng tin Thuận Hải xuất bản năm 1991 cũng đề cập đến
tín ngưỡng dân gian, nhưng đáng tiếc là các tác giả chỉ trình bày một số biểu
hiện của tín ngưỡng phồn thực người Chăm.

Vương Hồng Trù có bài Bước đầu tìm hiểu tín ngưỡng dân gian của
người Chăm Thuận Hải trong sách Người Chăm ở Thuận Hải của đã giới
thiệu về tôn giáo của người Chăm “atau Cơk, atau Tathik” (tr. 296-297) và bài
Vai trị tín ngưỡng dân gian Chăm trong đời sống người Chăm ở Ninh Thuận
và Bình Thuận đã trình bày tín ngưỡng vật linh trong việc cư trú (tục cấm
trồng cây trong khn viên nhà); kiêng cữ bị, heo trong ăn uống; quan niệm
về âm dương và vai trò tín ngưỡng trong việc bảo lưu văn hóa truyền thống.
Trần Tiến Thành có bài viết Vài nét về nguồn gốc và loại hình tín
ngưỡng – tơn giáo cổ của cộng đồng Chăm nước ta (2003). Cái mới của tác
giả trong bài viết này là tác giả sử dụng chính danh từ mà người Chăm tự gọi
họ là “Chăm Ahier” để chỉ Chăm ảnh hưởng Bàlamôn và “Chăm Awal hoặc
Chăm Beni (Bàni)” để chỉ Chăm ảnh hưởng Hồi giáo. Tác giả còn nhấn


10

mạnh đến triết lý âm dương của tôn giáo này rằng: “Cộng đồng Chăm Jat –
Ahier và cộng đồng Awal (Ahier biểu hiện cho dương tính, Awal biểu hiện
cho âm tính)…là biểu hiện của hai mặt thống nhất” (tr. 46-52).
Phan Quốc Anh với bài viết Tôn giáo của người Chăm ở Ninh Thuận
(2004) đã trình bày sơ lược về Bàlamơn và Hồi giáo của người Chăm Ninh
Thuận (tr.38 – 43). Ngay từ trang mở đầu, phần đặt vấn đề tác giả viết “Người
Chăm Bàlamơn thờ tín ngưỡng đa thần của Ấn Độ giáo, còn người Chăm Bàni
thờ nhất thần là thánh Alla (người Chăm gọi là Awluah) và thiên sứ Mohamat”
(tr.39). Chúng ta biết rằng tín ngưỡng đa thần như tục thờ thần đất, thần sơng,
thần mặt trời, thần gió…và thờ tổ tiên, các vị anh hùng dân tộc là đặc điểm
chung vốn có của người Chăm cũng như cư dân nông nghiệp vùng Đông Nam
Á, chứ không phải người Chăm theo tín ngưỡng đa thần của Ấn Độ giáo. Bên
cạnh đó, tác giả cịn cho rằng người Chăm Bàni thờ nhất thần là thánh Alla và
thiên sứ Mohamat. Đây là vấn đề sai lầm, thực tại hiện nay chỉ có người Chăm

Islam mới thờ nhất thần. Cịn giữa người Chăm Ahier và người Chăm Awal
mặt dầu có tín ngưỡng tơn giáo khác nhau, nhưng có cái chung về thần yang.
Người Chăm Ahier thì tơn thờ các thần yang ở đền tháp, cịn người Chăm Awal
thì tơn thờ Po Awluah ở trong thánh đường. Dù đối tượng thờ phượng là thần
yang trong thánh đường hay thần yang trong đền tháp đều là những thần yang
chung của người Chăm theo tín ngưỡng đa thần cho 2 tơn giáo. Do đó, khi cần
cúng kính, khấn nguyện thì người Chăm của 2 tơn giáo có thể đến các thánh
đường hay lên đền tháp cúng kính để cầu xin phù hộ độ trì.
Nghiêm Thẩm trong bài Tôn giáo của người Chăm ở Việt Nam (1962)
đã kết luận rằng: “Ấn Độ giáo của người Chăm khơng cịn là ngun chất mà
đã bị pha trộn với tín ngưỡng địa phương. Ta đã thấy những nghi lễ về nơng
nghiệp đã hồn tồn là của các dân tộc địa phương khơng có gì là thuộc Ấn
Độ giáo” (tr.119-120).


11

Phan Quốc Anh cịn có cơng trình Nghi lễ vịng đời của người Chăm
Ahiêr ở Ninh Thuận do Nxb Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2006, ở đó tác
giả chỉ nhắc đến biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực trong nghi lễ tang ma,
hôn nhân, sinh đẻ chứ không nghiên cứu sâu về quan niệm lưỡng hợp của
dân tộc Chăm.
Văn Món (Sakaya) trong cơng trình Lễ hội của người Chăm do Nxb
Văn hóa dân tộc xuất bản năm 2003 là cơng trình nghiên cứu rất sâu về các
lễ hội của người Chăm ở Ninh Thuận, trong đó khi đề cập đến lễ hội Raja
Nưgar, tác giả đã mô tả biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực rất rõ. Bài viết
Tín ngưỡng phồn thực được trích trong cuốn Tín ngưỡng dân gian trong lễ
hội Chăm của tác giả Văn Món (Sakaya) đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo số 5/2007. Trong bài viết này tác giả đã làm rõ những biểu hiện của tín
ngưỡng phồn thực Chăm trong các lễ hội truyền thống, trang phục, đền tháp,

đồng thời chỉ ra biểu hiện của tín ngưỡng này trong đời sống vật chất và tinh
thần của người Chăm. Bên cạnh đó, tác giả Văn Món có bài viết “Văn hóa
Chăm: Một cấu trúc lưỡng hợp”, Tạp chí Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt
Nam, số 05, 2001, tr. 20-26; “Tư duy lưỡng hợp của nền văn hóa Chăm thử
nhìn từ lý thuyết cấu trúc của Claude Lévi-Strauss ”, Tiếp cận một số vấn đề
văn hóa Champa, Nxb. Tri thức, 2013, tr. 386 – 399.
2.2. Hướng nghiên cứu mối quan hệ “Lakei – Kamei” qua văn hóa,
phong tục tập quán và phong cách tư duy của cộng đồng người Chăm ở Nam
Trung bộ
Trong cuốn sách Cơ sở văn hóa Việt Nam (1999) của Trần Ngọc
Thêm dành cho việc khảo cứu chuyên môn về văn hóa Chăm, ở đó tác giả đề
cập đến ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đối với người Chăm; Phan Lạc Tun
với cơng trình Nghiên cứu và điền dã (2007) đã khái quát về phong tục, nghệ
thuật và những lễ hội truyền thống của người Chăm ở Ninh Thuận và Bình


12

Thuận; Trần Quốc Vượng chủ biên cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2008) đã
dành một phần nói về khơng gian vùng văn hóa Trung Bộ, chủ yếu đề cập
đến khơng gian văn hóa Chăm ở khu vực này.
Các tác giả Phan Xuân Biên, Phan An, Phan Văn Dốp đã cơng bố
cơng trình khoa học khá hấp dẫn nhan đề: Văn hóa Chăm (1991) có nghiên
cứu tồn diện hơn về hoạt động của người Chăm ở Việt Nam. Mặc dù, các
tác giả chưa phân tích sâu và làm nổi bật về ý nghĩa các giá trị văn hóa.
Nhưng việc mơ tả, giới thiệu các lĩnh vực thuộc đời sống xã hội và văn hóa
Chăm là cần thiết. Đặc biệt, là làm rõ nguồn gốc của người Chăm. Về lĩnh
vực nghệ thuật, ra đời các cơng trình như Nghệ thuật biểu diễn truyền thống
Chăm (1995) của Lê Ngọc Canh và Tô Đơng Hải; nhà nghiên cứu văn hóa
dân gian Hải Liên đã cho xuất bản cơng trình Vai trị âm nhạc trong lễ hội

dân gian Chăm Ninh Thuận (1999). Ngô Văn Doanh có tác phẩm Văn hóa
Champa, (1994), Văn hóa cổ Chămpa (2002). Bài viết Những nét đặc trưng
của bản sắc văn hóa dân tộc Chăm của tác giả Nguyễn Văn Tỷ đăng trong
Tagalau 8, trong đó ơng đề cập đến tín ngưỡng, tơn giáo, phong tục tập qn,
nhà cửa, lối sống… (tr.140-157).
Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị trong văn hóa Chăm cũng được các
học giả quan tâm nghiên cứu trong đó có cơng trình Tục thờ c ng Ấn Độ và
những yếu tố bản địa ở Champa (1928) của tác giả P.Mus; bài viết: Tại sao
người Chàm Bàni kiêng thịt heo và thịt nhông? của tác giả Bố Thuận và
Nguyễn Khắc Ngữ (1960); bài viết Đám ma Chàm của tác giả Thiên Sanh
Cảnh, Nội san Panrang, số 2, tháng 11/1972, số 3, tháng 1/1973 và số 4,
tháng 4/1973; Hôn nhân người Chàm của tác giả Nại Thành Viết, Nội san
Panrang, số 5, tháng 6/1973; Phong tục cưới của dân tộc Chàm của Lê Ngọc
Canh (Dân tộc học, số 4/1991)…


13

Văn Món (Sakaya ) đã tìm ra nhiều khái niệm, thuật ngữ mới như
“Yang Rayak” chỉ hiện tượng thần nhập, lên đồng nhập bóng của các
Shaman Chăm và Mã Lai trong luận án tiến sĩ của tác giả (2012); ông là
người đầu tiên thống kê và cơng bố 40 nhóm hoa văn và phân loại được các
nhóm màu Chăm thành hai màu chủ đạo: Yuen (âm) va Klam (dương) trong
trang phục; cũng là người khám phá ra kỹ thuật và mực viết chữ trên văn bản
lá buông Chăm; đặc biệt là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Chăm Ahier và
Chăm Awal trong sách lễ hội Chăm, 2003.
Luận án của Văn Món về Mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hóa
Mã lai thơng qua lễ Lễ Raja Praong Champa và Mak Yong của Mã Lai (ĐH
KHXH&NV TP. Hồ Chí Minh - 2012) cho thấy, mối quan hệ giữa văn hóa
Chăm và văn hóa Mã Lai diễn ra trong một quá trình lịch sử lâu dài, được

biểu hiện trên tất cả lĩnh vực như nguồn gốc tộc người, lịch sử và văn hóa,
v.v. Trong những sản phẩm của mối quan hệ kể trên, nổi bật là hai nghi lễ
Raja Praong và Mak Yong. Lễ Raja Praong là sản phẩm của nền văn minh
tiểu vương quốc Panduranga - Champa, có nguồn gốc từ lễ Mak Yong ở
vùng Kelantan, ra đời trong q trình Mã Lai hóa Champa sau thế kỷ XV khi
nền văn minh Ấn Độ suy tàn, cụ thể là vào thời kỳ Po Rome thế kỷ XVII.
Đầu thế kỷ XIX (1832), khi vương quốc Champa mất hẳn thì lễ Raja Praong
trong cung đình Champa cũng biến mất theo. Từ đó đến nay lễ này chỉ cịn
tồn tại ở các làng (palei) Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận. Trong lịch sử
phát triển, lễ Mak Yong đã để lại nhiều dấu ấn trong nền văn hóa Mã Lai
cũng như văn hóa của một số quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á. Kết
quả thu được qua nghiên cứu hai nghi lễ Raja Praong và Mak Yong cho thấy,
bên cạnh văn hóa bản địa, văn hóa Chăm chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn
Độ từ thế kỷ II đến thế kỷ XV, còn từ sau thế kỷ XV đến thế đầu thế kỷ XIX
văn hóa Chăm tiếp tục chịu ảnh hưởng của văn hóa Mã Lai.


14

Cơng trình Văn hóa Chăm – Nghiên cứu và phê bình của tác giả Văn
Món (Sakaya -2010), là cơng trình chứa đựng nhiều nội dung có giá trị từ việc
chỉ ra những hạn chế của một số học giả viết khơng đúng về người Chăm và
văn hóa Chăm với những nhận định chủ quan, khơng chính xác trong cơng
trình của họ, dẫn tới chỗ làm cho người đọc hiểu lầm. Cơng trình: Tiếp cận
một số vấn đề văn hóa Champa của Văn Món (Sakaya - 2013) đã đưa ra cách
nhận diện văn hóa Chăm từ bên trong ra bên ngồi, đồng thời đặt khơng gian
văn hóa Chăm trong mối liên hệ với khu vực, các quốc gia chịu ảnh hưởng
nền văn minh Ấn Độ và rộng hơn là chịu ảnh hưởng của Châu Á. Đây là
hướng nghiên cứu mới mà trước đây ít được quan tâm khi nghiên cứu về văn
hóa người Chăm. Trong những cơng trình trên tác giả đã trích dẫn rất nhiều tư

liệu có liên quan để làm cơ sở, trong đó có một số tài liệu là văn bản chép tay
của người Chăm. Tuy nhiên, qua tìm hiểu, riêng về truyền thuyết Po Nưgar
người Chăm có khoảng 03 dị bản và đều từ các văn bản chép tay. Việc tam
sao thất bản là điều dễ xảy ra, vì thế theo ơng Quảng Văn Đại - Thơn Chất
Thường, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước thì tài liệu viết tay trên giấy Tàu
mỏng sẽ là giá trị và đáng tin cậy hơn vì niên đại của chúng có trên 100 năm.
Bài viết Hình tượng Kut trong đời sống tín ngưỡng của người Chăm
của tác giả Thơng Thanh Khánh (1999), được đăng trong tài liệu Dấu ấn
Phật Giáo ChămPa có đề cập đến Linga – Yoni: Yếu tố âm dương. Tác giả
viết: “Nếu phiến đá là một biểu tượng của linh hồn bất tử “một” tuyệt đối thì
cũng ngay hình thức Kút ta lại bắt gặp một hiện thân của cặp bệ Linga (Nam)
– Yoni (Nữ) được đặt thành bệ dính liền nhau” (tr.143), ở đây muốn nói đến
sự biểu tượng con người là ông bà tổ tiên trong Kut là một dịng tộc trong đó
có nam lakei và nữ kamei. Với những tượng đá Kut, trong đó có tượng đá
Kut Po Di là thần yang Po Ina Nưgar (thần mẹ Xứ sở) ở giữa. Trong tượng
đá Kut của tộc họ, Po Ina Nưgar là thần mẹ là Po Di được lộ diện, còn Yang


15

Po Yang Amâ là thần cha ẩn sâu ở dưới lòng đất bằng cây nõ nường (kuyau
siam lakei). Còn tượng đá Kut hai bên tượng đá Kuk Po Di, tượng đá Kut
phía Đơng là tượng đá Kut nam lakei, tượng đá phía Tây là tượng đá Kut nữ
kamei. Do vậy những người trong tộc họ đưa vào Kut là con của Po Ina
Nưgar và Yang Po Yang Amâ. Từ tượng đá Kut nó có liên quan chặt chẽ
trong cuộc sống con người nói chung và tộc họ nói riêng. Từ quan niệm trên,
cộng đồng người Chăm đã đưa cặp Linga – Yoni vào hình tượng Kút chỉ là
những phiến đá trơn tru không cầu kỳ, chỉ đứng lặng lẽ giữa một khơng gian
tĩnh lặng trầm mặc. Nhưng nó mang một ý nghĩ sâu xa do quan niệm thần
yang là ông bà tổ tiên muk kei của tộc họ người Chăm.

Tài liệu Thế giới quan của người Chăm qua những huyền thoại về hình
thành vũ trụ của tác giả Bố Xuân Hổ (2004) có đề cập đến giờ giấc. Tuy nhiên,
qua việc tìm hiểu tư liệu gốc sưu tầm từ thư tịch cổ được lưu giữ bởi ông Quảng
Văn Đại (thôn Chất Thường, xã Phước Hậu, Huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh
Thuận) thì sự vận dụng của người Chăm về giờ giấc gồm có: Giờ giấc phổ
thơng trong một ngày từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều, còn với người một ngày
chỉ có 8 giờ, mỗi giờ bằng 1 tiếng rưỡi (90 phút) giờ phổ thông, được bắt đầu từ
6 giờ sáng và kết thúc vào lúc 18h (Thư tịch cổ Chăm, MS 70/QVĐ-CT, tr.11).
Ngồi ra người ta cịn coi giờ đêm là giờ nữ (tuk kamei), giờ ngày là giờ nam
(tuk lakei), buổi sáng giờ nam (tuk lakei), buổi chiều giờ nữ (tuk kamei), trong
một ngày có 8 giờ (tuk) trong đó có 4 giờ nam (lakei) và 4 giờ nữ (kamei) luân
phiên nhau (Thư tịch cổ Chăm, MS 70/QVĐ-CT, tr. 9). Sự phân chia thời gian
như vậy đã có từ lâu đời và mang tính biểu thị nam (lakei) nữ (kamei), trong
(dalam) ngồi (lingiw) trong văn hóa Chăm Nam Trung Bộ.
Qua những cơng trình được đề cập ở trên cho thấy lễ nghi, lễ hội là
phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người
Chăm ở Nam Trung bộ; những quan niệm, triết lý từ trong lễ hội cho tới


16

cuộc sống thường nhật đã chi phối đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của
họ. Tuy nhiên, các tác giả dường như chưa có sự luận giải cần thiết để làm
nổi bật về giá trị của “lakei - kamei”, tức cặp phạm trù lưỡng hợp luôn chi
phối quan niệm về nhân sinh cũng như định hình phong cách tư duy của họ
để từ đó chỉ ra nét đặc trưng về bản sắc văn hóa phong tục truyền thống của
họ. Chính vì vậy mà các học giả chưa làm rõ ý nghĩa của triết lý này đối với
cộng đồng cũng như sự cần thiết phải giữ gìn các giá trị cốt lõi và bản sắc
văn hóa đặc trưng của cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ.
2.3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu mối quan hệ “Lakei –

Kamei” trong cộng đồng người Chăm ở Nam Trung bộ
Mối quan hệ “Lakei – Kamei” trong cộng đồng người Chăm ở Nam
Trung bộ, theo quan niệm của chúng tôi, là một trong các dạng quan hệ Âm
– Dương trong truyền thống văn hóa phương Đơng. Tuy nhiên, mối quan hệ
“Lakei – Kamei” nó chưa được luận chứng về mặt lý luận, chưa thể trở
thành một học thuyết với đầy đủ ý nghĩa của nó như học thuyết Âm-Dương.
Những gì mà các cơng trình khoa học nghiên cứu văn hóa Chăm nói chung,
văn hóa Chăm ở Nam Trung bộ nói riêng, mới chỉ là bước đầu phác họa cho
chúng ta thấy bức tranh tư tưởng, nếu xét theo cấp độ của sự phát triển tư
duy triết học, thì mối quan hệ “Lakei – Kamei” mới chỉ ở dạng tiền triết học,
tức là bắt đầu có sự manh nha của triết học trên cơ sở trực quan sinh động
của người Chăm và sự định hướng hoạt động sống của họ trong sự phù hợp
với mối quan hệ “tự nhiên” đó.
Chính vì vậy, luận án của chúng tôi sẽ gặp rất nhiều thách thức trong
quá trình thực hiện đề tài này. Một là, cần phải khai thác tới mức tối đa
nguồn tư liệu đã có, được các học giả nghiên cứu tiếp cận và đưa ra các nhận
định theo chuyên ngành nào, ở mức độ nào để từ đó đề xuất hướng tiếp cận
theo chuyên ngành triết học. Hai là, ngoài các nguồn tư liệu đã được xuất


17

bản có đề cập đến mối quan hệ “Lakei – Kamei”, chúng tôi thấy cần phải
tiếp tục khai thác nguồn tư liệu từ những người có hiểu biết về văn hóa
truyền thống của dân tộc mình, có khả năng lưu giữ các tư liệu về “Lakei –
Kamei” dưới nhiều hình thức (văn bản, truyền miệng, lễ tục, v.v.) để bổ sung
cho nguồn tư liệu thêm phong phú và có cách nhìn sâu rộng hơn về hiện
tượng văn hóa độc đáo này của người Chăm Nam Trung bộ. Về vấn đề tư
liệu chúng tôi dựa vào các nguồn sau đây:
- Văn bản chép tay do G.Mousay sưu tầm trước năm 1975.

Tập kinh lớn Agal praong viết trên lá buông của tăng lữ Paséh (ký
hiệu VHC-057 và VHC-060): Nội dung nói về kinh hành lễ của tu sĩ Chăm
Ahier (Paséh) ở đền tháp (danak cuh yang Apuei, Katê, Cambur), nghi lễ
nhập Kut (ngap yang padang kut)…
Các tập Photocopy bằng giấy A4 có nội dung sau:
+Tập G.42: Nói về triết lý, chưa hình thành nhân sinh quan, vũ trụ
quan của người Chăm (Sakkarai oh ka jieng thei o).
+Tập G.8: Nội dung nói về biên niên sử Chăm (dak rai patao cam).
+Tập D.1: Nói về các bài kinh cúng tế của thầy chữa bệnh, đuổi tà ma
(danak ngap).
+Tập BT. 169: Nói về nghi lễ múa Rija Praong, Rija Dayep.
+ Tập G. 54: Xem đất đai, trời, trăng, mây, gió (gleng sakul).
+ Tập G.58: Nói về thiên văn (glang di ngaok tara)…
- Một số văn bản do Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm tại Ninh
Thuận sưu tầm
Tư liệu ơng Hải Q ở Vĩnh Thuận, nội dung nói về sự tích các vị thần
(Damnây Po Riyak, Po Klaong Girai, Po Ina Nưgar, Po Awluah, Po Ban
Gana); về nghi thức hành lễ đền tháp (danak ngap yang bimong); về việc tìm
hiểu lễ Rija Praong (danak lang yah ka Raja Praong).


18

Nhiều nhất là đề tài văn chương như truyện cổ, truyền thuyết, tiểu sử,
tục ngữ, câu đố…Một số văn bản gốc do chính trung tâm nghiên cứu văn hóa
Chăm sưu tầm từ người Raglai. Nội dung văn bản “agal asit” như lễ nhập
Kut, lễ tẩy đất, nói về các vị thần bốn phương, xem ngày lành tháng tốt, nghi
thức cúng thần gị mối, nói về chu kỳ rồng đất quay, hiện tượng nhật thực,
nguyệt thực…
- Thư tịch cổ: Hầu hết các văn bản của người Chăm đều được chép

tay, lá bng, trên chất liệu giấy dó, giấy xi-măng cịn lưu trữ trong dân và
chức sắc đang sử dụng là nguồn tư liệu quý hiếm. Đặc biệt là những thư tịch
viết trên chất liệu lá buông.
+Thư tịch cổ được sưu tầm bởi ông Thành Phần đã công bố trong
Danh mục thư tịch Chăm ở Việt Nam (2007) như truyền thuyết về thời kỳ
chưa khai thiên lập địa (sakarai makan oh ka jíeng tanâh rija bithar mang ka
jiéng), xem thời gian vận động của trái đất (Krân ka tanâh rija dom kot tik),
truyền thuyết về sự tồn tại của vũ trụ trong thời kỳ chưa có đất đai và con
người (Sakarai ka mang kal oh ka jieng tanâh rija ngan a dam o)…,
+Thư tịch cổ của người Chăm được lưu giữ bởi ông Quảng Văn Đại,
thôn Chất Thường, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây
là những tài liệu gốc có đề cập đến quan niệm “lakei - kamei” thể hiện trong
các lễ vật, lễ nghi và văn hóa truyền thống của dân tộc Chăm Nam Trung bộ.
Nhìn chung, những cơng trình nghiên cứu về lịch sử - xã hội, tơn giáo,
văn hóa, phong tục tập qn và lối tư duy của người Chăm trong một chừng
mực nhất định, đã có những đóng góp quý báu cho nghiên cứu khoa học cơ
bản của từng chuyên ngành, nhất là những công trình, bài viết của chính các
tác giả người Chăm. Hạn chế của những cơng trình này là chưa đưa ra sự
khái quát cần thiết để trên cơ sở các tư liệu đã có thành bức tranh tư tưởng
phản ánh các giá trị tinh thần của dân tộc Chăm. Một số cơng trình, bài báo


×