Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chuyen de mon Van 8 Tra bai viet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.67 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I- LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:</b>



Ngữ văn là mơn học có nhiều phân mơn và chiếm nhiều thời gian ở bâc trung học cơ sở.
Trong đó phân mơn tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính
thực hành cao. Qua một đề bài cụ thể thường trãi qua các tiết học: Tìm hiểu chung; tìm hiểu
đề; cách làm bài văn( lập dàn ý ); luyện nói (miệng); làm bài viết; Trả bài viết (chữa bài).
Theo quy trình dạy học tập làm văn thì trả bài viết nằm ở giai đoạn cuối, nghĩa là giai đoạn
<i><b>“tổng kết đánh giá sản phẩm ”. Vì thế ở tiết học này địi hỏi người giáo viên nổ lực khơng</b></i>
ngừng để tìm ra cách dạy sao cho học sinh cảm nhận thấy sự lý thú, ham muốn học. Người
giáo viên làm được công đoạn “ đánh giá sản phẩm công bằng, khách quan ” qua đó học
sinh có điều kiện trau chuốt, gọt dũa “ tác phẩm ” của mình và học cách viết tốt hơn.


Song xét về góc độ thực tiễn, có thể nói rằng có ít giáo viên quan tâm chú ý tiết dạy“ Trả
bài viết ” theo đúng yêu cầu; cũng như được bao nhiêu học sinh ý thức được qua tiết học đó
các em học được gì? Hay chỉ mong được biết điểm. Vì vậy, dạy chưa tốt, học chưa thơng thì
làm sao mang lại hiệu quả chất lượng được? Hậu quả là học sinh tiếp tục làm văn chưa tốt là
điều khơng thể tránh khỏi. Đó là điều băn khoăn trăn trở trong tôi và cũng là điều bức xúc
của khơng ít giáo viên khi giảng dạy tiết “ Trả bài viết ”. Vì thế tơi xin nêu ra một số giải
pháp mà tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy, qua các đồng nghiệp để cùng chia sẻ và
mong nhận sự đóng góp từ q thầy cơ của huyện nhà.


<b>II- GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ:</b>



Tiết trả bài viết tập làm văn không chỉ đơn thuần là trả bài lấy điểm mà nó phải đạt tới
yêu cầu rèn sửa kĩ năng cho học sinh. Bởi vậy các khâu khi thực hiện đều phải chuẩn bị một
cách chu toàn (chuẩn bị kĩ hơn một giờ học khác). Vì vậy quy trình tiết trả bài viết cần tiến
hành theo 4 bước:


Chấm bài – (giáo viên)
Trả bài – (học sinh)



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đọc bài văn hay – (giáo viên - học sinh)


<b>1- Chấm bài:</b> giáo viên thực hiện ở nhà


Chấm bài một cách nghiêm túc, kĩ càng, chính xác là yêu cầu đầu tiên cần làm tốt.
Đặc thù của bộ môn không cho phép người giáo viên đọc qua loa như vậy sẽ rất dễ bỏ qua
những ý sáng tạo cũng như những hạn chế của học sinh. Vì vậy chấm bài có thể tiến hành
theo 3 bước:


<i><b>1.1 Chấm bài theo kí hiệu</b></i><b>:</b> Có sự thống nhất giữa thầy và trị


a. Gạch chân “ từ sai chính tả ” _ Đặt dấu chấm hỏi ra lề phụ, viết lại từ đúng ra
ngồi lề phụ <sub></sub> đó là lỗi chính tả.


b. Gạch chân “ dùng từ sai ” _ Đặt dấu chấm hỏi ra lề phụ <sub></sub> đó là lỗi về từ.
c. Gạch chân “ câu sai ” _ Đặt dấu chấm hỏi ra lề phụ <sub></sub> đó là lỗi về câu.


d. Nếu học sinh “ dùng được một hình ảnh hay ” _ Gạch chân bên dưới ghi ra lề
phụ <sub></sub> dùng hình ảnh hay


e. Nếu học sinh có cách “ lập luận hay lí lẽ tốt ” _ Gạch chân bên dưới ghi ra lề
phụ <sub></sub> lập luận tốt hay lí lẽ tốt.


<i><b>1.2 Chấm bài – ghi các lỗi có vấn đề:</b></i>


Mọi ưu – nhược điểm, lỗi mà học sinh mắc phải trong từng bài làm cụ thể như: bài
diễn đạt tốt, có ý sáng tạo, trình bày bố cục rõ ràng hoặc viết sai chính tả, dùng từ chưa chính
xác, câu văn chưa hồn chỉnh thiếu hoặc thừa thành phần chủ – vị, chưa rõ nghĩa, lặp từ, lặp
ý hoặc thành phần không cần thiết,… đều được ghi vào bài kiểm tra của học sinh.



<i><b>1.3 Phân loại bài:</b></i>


Sau khi chấm xong, giáo viên cần thống kê lại xem học sinh có bao nhiêu lỗi trong
bài viết, sau đó phân loại bài theo nhóm lỗi và cuối cùng là giáo viên tổng hợp theo loại:
giỏi, khá, trung bình, yếu kém, chọn ra những bài tiêu biểu nhất hoặc ghi lại những ý hay
nhất.


<b>2- Trả bài:</b>


Giáo viên cần dành cho học sinh 5 phút để làm 3 công việc:
<i><b>2.1 Đọc lại bài viết đã được chấm.</b></i>


<i><b>2.2 Xem lại các lỗi mắc phải.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>3. Sửa bài:</b>


<i><b>Bước 1: Nhận xét chung</b></i>


- Học sinh đọc lại đề và nêu lại yêu cầu của đề bài. Học sinh xây dựng lại dàn ý của
đề bài, giáo viên nhận xét đồng thời treo dàn ý lên bảng. Giáo viên cho học sinh xem kĩ bài
làm và đối chiếu với yêu cầu của đề bài (dàn bài)


- Giáo viên nêu nhận xét chung chất lượng bài làm của cả lớp (nêu những ưu điểm và
hạn chế chính)


<i><b>Bước 2: Học sinh tự sửa bài</b></i>


- Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh nêu cụ thể các ưu khuyết điểm và yêu cầu
các em này lên bảng tự sửa những lỗi sai về chính tả, cách viết hoa, cách dùng từ, cách đặt
câu,…( giáo viên gọi học sinh mắc nhiều lỗi lên bảng sửa trước, mỗi lượt hai học sinh lên


bảng). Tuy nhiên, đối với các bài làm khá, tốt, ít sai xót giáo viên u cầu học sinh tự sửa
vào tập nếu hết thời gian.


- Sau mỗi lượt học sinh sửa bài, giáo viên gọi học sinh khác nhận xét, sau đó giáo
viên chốt lại.


- Sau đây là một số ví dụ minh họa:
+ Chữa lỗi chính tả:


Học sinh: viết sai chính tả: chồng cây
Giáo viên: cho biết từ sai chính tả?
Học sinh: từ chồng, sửa lại là trồng cây.
+ Chữa lỗi về dùng từ:


Học sinh: Nhà trường kêu cô tổng phụ trách thông báo chủ nhật lớp đi trồng cây.
Giáo viên: yêu cầu học sinh chỉ ra từ sai.


Học sinh: kêu


Giáo viên: yêu cầu học sinh tìm từ thay thế
Học sinh: yêu cầu, bảo


Giáo viên chốt lại: Khi sửa từ phải chú ý đến văn cảnh câu văn.


<b>+ Chữa lỗi về câu:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Ví dụ 1</b>: Học sinh: Khi kể về một người bạn tốt được nhiều người yêu mến: <b>Bạn</b>
<b>Hạnh thương yêu.</b>


Giáo viên: dùng câu hỏi gợi mở giúp học sinh phát hiện ra lỗi sai của câu là chưa


đủ thông tin, chưa rõ nghĩa: <b>Bạn Hạnh thương yêu ai</b>? <sub></sub>Câu thiếu vị ngữ.


Học sinh bổ sung: <b>Bạn Hạnh thương yêu mọi người</b>…


<b>Ví dụ 2</b>: Học sinh viết: Trong lớp em chơi thân với Nam. Là bạn tốt của em.
Giáo viên: Em hãy chỉ ra lỗi sai ?


Học sinh: Là bạn tốt của em.


Giáo viên: lỗi sai về cấu trúc của câu, thiếu chủ ngữ: Chủ ngữ ? / là bạn tốt của
<i><b>em</b></i>


Học sinh sửa: Nam là bạn tốt của em; hoặc: Bạn ấy là bạn tốt của em.
<i><b>b/ Câu có lỗi về diễn đạt: </b></i>


Học sinh viết: Vừa gặp bạn, chưa nói câu nào, miệng bạn đã cười, cái mũi bạn
<i><b>rất cao và thính, nước da bạn trắng như da em bé, mái tóc bạn đen láy bng xuống vai,</b></i>


Giáo viên: Em nhận xét gì về từ dùng trong câu?


Học sinh: Từ lặp: miệng bạn, mũi bạn, da bạn, tóc bạn,…
Giáo viên: từ sai:


<i><b>Mũi thính (chỉ con vật)</b></i>


<i><b>Tóc – đen láy (đen láy – tả đôi mắt)</b></i>


<i><b>Da – trắng như em bé (trắng như da em bé) </b></i>



Học sinh viết lại: Vừa gặp, bạn chưa nói câu nào đã cười, mắt đen láy, mũi cao
<i><b>rất thích hợp với mái tóc dài, xõa xuống vai.</b></i>


Giáo viên chốt lại: Việc thay đổi trật tự trong câu, thay từ miêu tả sẽ làm cho câu
có ý tường minh nhưng chưa sinh động. Vì thế hãy áp dụng biện pháp tu từ trong viết câu,
em sẽ thấy được giá trị gợi tả của nó.


Câu sửa: <b>Vừa gặp, bạn chưa nói câu nào đã cười, một nụ cười thân thiện. Và</b>
<b>hình như mắt bạn cũng cười. Cái mũi cao rất xinh. Mái tóc đen mềm mại xõa xuống</b>
<b>vai làm tăng thêm vẻ đẹp cho làn da trắng như da em bé.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Chọn đọc bài theo kiểu:
+ Đọc câu hay, ý sáng tạo
+ Đọc đoạn văn hay
+ Đọc bài văn hay


- Giáo viên cho học sinh đọc 2-3 bài làm văn khá tốt. Biểu dương học sinh có bài làm
khá tốt, đồng thời khuyến khích động viên cả lớp để các bài làm sau đạt kết quả cao hơn.


* <b>Tiết dạy minh họa : Trả bài viết tập làm văn số 3 ( Ngữ văn 8 )</b>


Tơi ứng dụng chun đề theo trình tự đã nêu ở trên.


+ Giáo viên chấm bài ở nhà, ghi nhận các lỗi sai của từng học sinh, phân loại bài của
học sinh. Đọc bài văn hay cho học sinh tham khảo.


+ Học sinh nhận bài và lên bảng sửa lỗi sai. Sau đó xây dựng dàn ý cho đề bài. Rút ra
bài học cho bản thân qua bài viết này.


<b>III- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC: </b>




Điểm 1-3,4 3,5-4,9 5-6,4 6,5-7,9 8-10


Bài viết số 1 5 22 30 11 10


Bài viết số 2 1 19 32 14 12


Bài viết số 3 0 15 33 15 15


<b>IV- KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG:</b>



Chuyên đề này có khả năng nhân rộng cho các khối lớp khác trong trường và các
trường bạn trong huyện.


<b>V- KẾT LUẬN:</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Trên đây là cách làm của bản thân khi giảng dạy tiết “ Trả bài viết ” mong q thầy cơ
nhiệt tình đóng góp, xây dựng để tiết “ Trả bài viết tập làm văn ” ngày càng hoàn thiện và
đạt hiệu quả cao hơn.


Tôi thành thật cảm ơn ! Mỹ Hòa, ngày 22 tháng 10 năm 2012
Người viết


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×