Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

SKKN Kinh nghiem chi dao nang cao chat luong hoatdong LQCC thong qua viec lap so do lam quen chu viettheo chu de

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.49 MB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD-ĐT THĂNG BÌNH TRƯỜNG MGBC BÌNH DƯƠNG . CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc . Tên đề tài:. KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC THÔNG QUA VIỆC LÀM ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG, SÁNG TÁC TRÒ CHƠI THỬ NGHIỆM. Kí hiệu đề tài: K - MN Tên tác giả : Phan Thị Hạnh Chức vụ : Phó Hiệu trưởng Đơn vị :Trường MGBC Bình Dương Năm học : 2009 – 2010 Tháng2 năm 2010 . I/ ĐẶT VẤN ĐỀ:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Khi nói đến việc dạy trẻ làm quen chữ cái (LQCC) chắc ai cũng nghĩ rằng “việc đó thật đơn giản,chỉ cần viết chữ hoặc đưa thẻ chữ cái và đọc mẫu cho trẻ đọc là trẻ nhớ ngay chứ có gì đâu trẻ em mà! đầu óc còn rổng nói gì mà nó không nhớ” nhưng khi nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non về cách dạy học thông qua việc tổ chức đa dạng các hoạt động vừa học lại vừa chơi của trẻ, thì có rất nhiều các vấn đề cần phải bàn đến, đó là: hình thức tổ chức, phương pháp lên lớp, lồng ghép tích hợp, hoạt động trãi nghiệm của trẻ…thì các nhận định trên sẽ thay thế bằng sự chia xẻ những công việc của người làm công tác giáo dục mầm non khi tiến hành tổ chức một hoạt động học cho trẻ lại có nhiều cách thức khó và khoa học đến thế.. Thực chất LQCC với trẻ nhỏ là quá trình tri giác,quan sát, tích lũy, thực hành trãi nghiệm, tham gia trò chơi để khắc ghi nhớ sâu cấu tạo con chữ, cách phát âm, xác định vị trí chữ cái trong tiếng và từ….Từng bước như vậy để tạo được nền móng vững chắc cho trẻ học tốt tiếng mẹ đẻ trong những năm học tiếp theo và làm công cụ lĩnh hội các kỹ năng kiến thức khác nhằm phát triển toàn diện về mọi mặt. Trước đây khi chương trình giáo dục mầm non (GDMN) mới chưa ra đời thì hoạt động LQCC ở trẻ được lạm dụng rất nhiều về yêu cầu :giáo viên thường làm theo yêu cầu của phụ huynh như cho trẻ ghép từ, viết chính tả, tập đọc…Điều đó đã đem lại tác dụng “phản khoa học”nghĩa là sẽ bị nhàm chán khi vào lớp 1 học lại những bài học đã được học ở lớp mẫu giáo…Nay chương trình GDMN mới đã rút ra những kinh nghiệm cho trẻ LQCC theo hướng tích cực hơn đó là học theo khả năng của trẻ , dựa vào đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi mà thiết kế bài dạy phù hợp theo chương trình khung, không dạy trước chương trình lớp 1 mà cần tập trung cho trẻ thực hành trãi nghiệm nhiều để khắc sâu kiến thức và có kỹ năng chính xác trong việc tiền học đọc học viết.Và làm thế nào để tạo được sự ham thích khi tham gia hoạt động với những đồ dùng đồ chơi, trò chơi mới lạ không lặp lại ở các hoạt động. Đây chính là vấn đề mà bản thân muốn đề cập và tìm hướng giúp đỡ giáo viên tổ chức tốt hoạt động LQCC góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo ở đơn vị. Với đề tài “Kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động LQCC thông qua việc lập sơ đồ làm quen chữ viết theo chủ đề, làm đồ dùng dạy học, cải biên sáng tác trò chơi ”đã áp dụng hiệu quả tại đơn vị xin được trình bày để trao đổi và học hỏi thêm làm kinh nghiệm công tác. II/ CƠ SỞ LÝ LUẬN: Theo đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015 của Thủ tướng Chính phủ qui định những nội dung như sau: “GDMN là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. Mục tiêu phát triển GDMN tạo bước chuyển biến vững chắc và toàn diện trên cơ sở nâng cao yêu cầu giáo dục trẻ bằng những nhiệm vụ và giải pháp như: Xây dựng và nâng cao chất lượng giáo viên- CBQL GDMN. Triển khai thực hiện chương trình GDMN mới theo nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ,tiên tiến,phù hợp với đổi mới giáo dục phổ thông,chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1. . Tăng cường cung cấp thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ đổi mới GDMN .Tạo bíc chuyển biến tích cực cho việc nâng cao chất lượng nền giáo dục việt nam…”..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Để tổ chức tốt chương trình giáo dục mầm non mới đòi hỏi những người thực hiện chương trình phải tập trung lập kế hoạch theo chủ điểm ,chú trọng phát triển đồng đều các lĩnh vực nhận thức,ngôn ngữ, thẩm mĩ, thể chất, tình cảm xã hội thông qua việc tổ chức cho trẻ hoạt động học tập,vui chơi, trò chuyện…về các nội dung có liên quan đến chủ đề và tích hợp hợp lý các nội dung,các hoạt động theo nguyên tắc dể tiếp thu ,vừa sức với khả năng học tập của trẻ. Trong 7 hoạt động học tập của trẻ mẫu giáo hoạt động LQCC phát triển cho trẻ khả năng : Nhìn, nghe,đọc,viết, làm quen với sách…nhờ đó trẻ hình thành thao tác tư duy, thúc đẩy quá trình tâm lý như: ghi nhớ, chú ý, giáo dục đạo đức thẩm mĩ và phát triển ngôn ngữ… khi tổ chức hoạt động cần sử dụng tốt các phương pháp: + Phương pháp trực quan: Quan sát để nhận ra đặc điểm cấu tạo con chữ, so sánh sự giống và khác nhau giữa các con chữ. Nhận biết điểm đặt bút, rê bút để tạo được con chữ… + Phương pháp dùng lời nói: Để hướng dẫn đàm thoại, nhận xét, trao đổi kinh nghiệm về đối tượng đang cho trẻ làm quen. + Phương pháp trãi nghiệm thực hành: Tổ chức cho trẻ cùng làm những bài tập, tham gia trò chơi với chữ cái. + Phương pháp dùng tình cảm khích lệ: Khuyến khích trẻ suy nghĩ về những gì mình đang thấy, đang làm và phát triển những suy nghĩ, những ý tưởng của mình.. (Theo tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDMN – XB năm 2005) Ngoài việc sử dụng tốt các phương pháp trên giáo viên cần tạo môi trường hoạt động phong phú hấp dẫn, thiết kế các hoạt động học phù hợp chủ đề theo qui định của chương trình. Với mục tiêu đến cuối độ tuổi mẫu giáo là: -Trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng việt qua các kiểu chữ in thường, viết thường. -Đọc và sao chép được một số kí hiệu. -Làm quen với cách đọc các từ đơn giản. -Cách liên hệ giữa chữ cái và từ đã học tìm ra chữ cái, xác định vị trí chữ cái trong từ. -Làm quen các kỹ năng ban đầu về tiền tập viết, tiền tập đọc như cánh ngồi,cách cầm bút, cách mở trang sách. (Tài liệu hướng dẫn chương trình -2009) Trên cơ sở nội dung dạy trẻ LQCC như đã nêu việc cần làm của giáo viên là lập kế hoạch tổ chức hoạt động LQCC phù hợp điều kiện của lớp, địa phương bằng những hoạt động cụ thể theo chủ đề. III/ CƠ SỞ THỰC TIỄN: Trường MG Bình Dương gồm 6 lớp mẫu giáo nằm rải rác trên địa bàn một xã thuộc vùng bãi ngang ven biển. Đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> nghiệp và đánh bắt hải sản. Trình độ dân trí chưa cao. Với số trẻ huy động hằng năm từ 110 -> 140 trẻ, năm học 2010-2011 số trẻ ra lớp đạt 159 cháu. Chủ yếu là trẻ học lớp mẫu giáo lớn (ghép 2 độ tuổi). Với điều kiện trang thiết bị, phòng chức năng, khu vui chơi ngoài lớp học chưa đầy đủ. Kinh phí đầu tư mua sắm xây dựng hạn chế, công tác huy động kinh phí từ phụ huynh chủ yếu thu theo qui định. Nên kinh phí đầu tư các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu của chương trình. Với đặc điểm như vậy nhà trường luôn tìm hướng khắc phục khó khăn tập trung nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong điều kiện có thể. LQCC là hoạt động quan trọng nhằm chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 vì vậy nhà trường khích giáo viên nghiên cứu tìm những giải pháp hay áp dụng dạy trẻ có hiệu quả như đề tài “Nâng cao chất lượng dạy trẻ làm quen chữ viết và phát triển ngôn ngữ cho trẻ MG” của tác giả Trần Thị Trang. Đề tài “Biện pháp dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết” của tác giả:Nguyễn Thị Mẫn. Nay bản thân tìm ra một số giải pháp mới hiệu quả hơn, cụ thể hóa cách làm thông qua ““Kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động LQCC thông qua việc lập sơ đồ làm quen chữ viết theo chủ đề, làm đồ dùng dạy học, cải biên sáng tác trò chơi ” IV/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:. 1)Lập sơ đồ hoạt động phát triển kỹ năng LQCC: Để biết đọc, biết viết một cách thực sự, trẻ phải trãi qua giai đoạn chuẩn bị như nghe, học nói, tập trả lời câu hỏi, tập tô tập vẽ…Trẻ rất mong đợi tham gia vào các hoạt động trãi nghiệm với việc đọc và việc viết như:nghe, nói có hiệu quả,nhận biết hướng của việc đọc,nhận biết chữ cái đầu tiên,chữ cái cuối cùng trong một từ, nhận ra điểm giống và khác nhau giữa các chữ cái. Chẳng hạn,muốn phát triển kỹ năng làm quen với việc đọc cho trẻ ở chủ đề: “Trường mầm non”lựa chọn thiết kế những hoạt động như:truyện tranh chữ to “Mèo con đi học”hoặc thơ “Cô giáo em”Sau khi cho trẻ nghe kể hoặc đọc chuyện cho trẻ quan sát từ cô giáo bắt đầu bằng chữ gì và kết thúc bằng chữ gì? Khi nhận ra chữ C và chữ O trẻ sẽ tự tìm chữ c và chữ o trong các từ khác. Khi muốn trẻ định hướng đọc theo hướng từ trái sang phải trong một câu thơ và quay lại khi hết dòng, cô yêu cầu trẻ : -Nào các con hãy bắt đầu đọc từ đầu đển hết câu thơ : “Năm trước em còn bé” chúng ta đọc từ trái sang phải khi hết câu ta sẽ bắt đầu đọc lại ở đầu câu khác “Ở nhà mẹ dạy em”.Sau đó cô đọc mẫu cho trẻ đọc theo.Cuối cùng là hỏi trẻ để trẻ nêu cách đọc, từ đó trẻ sẽ nắm được cách đọc từ trái sang phải. Để tích hợp kỹ năng cho trẻ làm quen chữ viết theo chủ đề “Thế giới động vật”cần dựa trên những hiểu biết về các con vật trong truyện và phần minh hoạ trong tranh để cung cấp kiến thức và hình thành kỹ năng cho trẻ. Tất cả những điều trẻ biết về các con vật trong sách truyện.có thể giúp trẻ học cách quan sát để nhận biết các chi tiết quan trọng và đặc biệt của các con vật trong truyện. Sau đó cô hỏi trẻ :Cháu.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> đã bao giờ nhìn thấy các con gấu chưa?Cháu nhìn thấy Gấu ở đâu? Cháu có thích con gấu không?Từ câu hỏi đó trẻ có thể nhớ lại và tưởng tượng ra những điều trẻ thấy trong vườn bách thú, trong ti vi giống với tranh trong sách, điều đó kích thích trẻ ham xem sách và tìm hiểu về tranh về cách đọc chữ để hiểu về những con vật hay bất kỳ các đối tượng khác của thế giới xung quanh. Để phát triển kỹ năng học đọc học viết cho trẻ giáo viên cần nghiên cứu thiết lập cho mình một sơ đồ các hoạt động làm quen chữ viết theo chủ điểm giống như một mạng hoạt động chung cho một chủ điểm để tự mình thiết kế các hoạt động học và hoạt động mọi lúc mọi nơi theo một chuổi lôgich. Dưới đây là ví dụ về sơ đồ làm quen chữ viết theo chủ đề “Gia đình” Hoạt động phát triển kỹ năng nghe. Hoạt động phát triển kỹ năng làm quen với việc đọc. - Quan sát cô giáo cầm sách, đọc sách về Gia đình. -Tập cầm sách, mở sách, đọc sách. Phát âm , nhận dạng chữ cái u, ư, i, t, c. -Phân biệt và nhớ các âm, tiếng có chứa chữ cái u, ư, i, t, c - “Đọc” truyện, tranh chữ to Tích Chu Ba cô gái. Giađình. -Đoán tên đồ dùng qua nghe miêu. tả.. -Nghe kể chuyện: “Ba cô gái”. TíchChu”. -Nghe đọc thơ: “Em yêu nhà em” tho “ vì con” -Nghe và làm theo chỉ dẫn.. -“Đọc” các chữ viết trong môi trường lớp học được trang trí theo chủ điểm: “Gia đình”. Hoạt động phát triển kỹ năng làm quen với việc viết. - Vẽ người thân mà bé yêu quý. - Tô chữ u, ư, i, t, c trong cuốn Bé tập tô. - Tô từ chỉ tên của đồ dùng. Quan sát cô giáo viết chữ, từ, cụm từ - Tập “sao chép” tên của đồ dùng. - Phát âm các âm có chữ cáiu,ư,i t,c. Gia đình.. Hoạt động phát triển kỹ năng nói - Nói tên, kể tên, mô tả, phân loại theo công dụng và chất liệu. - Nói tên và lợi ích, tác hại của đồ dùng. - Tự kể chuyện Tích Chu, Ba cô gái. - Tham gia đóng kịch Tích Chu, Ba cô gái. - Nói các từ, các câu cần thiết trong cuộc ống hằng ngày phù hợp với chủ điểm Gia - Kể chuyện sáng tạo theo tranh.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Sơ đồ này sẽ được phóng to, dán vào kế hoạch dạy trẻ ở góc phụ huynh để phụ huynh cùng phối hợp dạy trẻ hoặc kiểm tra kiến thức trẻ ở nhà.Giáo viên dựa vào đó để tổ chức hoạt động LQCC và đánh giá kết quả trên trẻ. 2)Làm đồ dùng dạy học phục vụ hoạt động LQCC: Đồ dùng dạy học giữ vị trí rất quan trọng không thể thiếu trong các hoạt động của trẻ. Đó chính là công cụ để trẻ trực quan, thao tác, hoạt động và là chỗ dựa cho trí tưởng tượng của trẻ.Để hình thành những biểu tượng về mối liên hệ giữa lời nói và chữ viết, cho trẻ nhận biết đúng về từng con chữ. Song nay nguồn kinh phí đầu tư cho đồ dùng dạy học chưa thể đáp ứng yêu cầu của chương trình, hơn nữa hiện nay con người có xu hướng gần gũi với thiên nhiên những sản phẩm tạo hình được làm từ nguyên liệu thiên nhiên như gỗ, lá cây, sỏi, hột hạt …sẽ làm nên điều kỳ diệu và thú vị,hấp dẫn thu hút trẻ vào giờ học, giờ chơi giúp nhớ nhanh và có ấn tượng tốt đẹp về những gì trẻ được học. Điều này đã thôi thúc bản thân vận dụng,sưu tầm một số nguyên vật liệu hướng dẫn giáo viên cùng làm một số đồ dùng bằng nguyên vật liệu thiên nhiên và những nguyên liệu phế thải để phục vụ dạy và học như sau: a. Đồ dùng bằng gỗ:  Khối hộp học chữ *Cách làm: - Chọn những khối gỗ vụn có dạng khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác, khối trụ ở những xưởng mộc. Dùng giấy nhám đánh nhoẵn, sau đó sơn màu, dán chữ cái vào từng mặt khối để tạo khối hộp học chữ. * Sử dụng: - Làm đồ chơi cho trẻ chơi xếp nhà, xếp tháp trong các trò chơi với chữ cái và hoạt động xây dựng ở các góc. * Tác dụng: - Nhận biết phát âm chữ cái đã học, thi đua xếp hình ngôi nhà, tháp…và so sánh cao – thấp sau khi hoàn thành sản phẩm.

<span class='text_page_counter'>(7)</span>  Đồ dùng gia đình: * Cách làm: Chọn gỗ vụn vẽ tạo hình dáng cần cắt lên mặt gỗ, cưa, dùng giấy nhám đánh bóng, sơn màu, vẽ, trang trí tạo sản phẩm: bàn, ghế, tủ, giường, sau đó viết các thẻ từ tương ứng. * Sử dụng: Làm đồ dùng cho trẻ làm quen với các từ, chữ cái ở chủ đề : “gia đình”, “nghề nghiệp”, “quê hương”... *Tác dụng: Bộ đồ dùng gia đình bé phục vụ các hoạt động học tập vui chơi cho các chủ đề “gia đình”,”nghề nghiệp”,”quê hương”...giúp trẻ nhận biết tên gọi, cấu tạo, chất liệu, công dụng của một số đồ dùng gia đình. Nhận biết chữ cái qua từ. Giáo dục trẻ sử dụng, bảo quản, cất xếp đồ dùng gia đình hợp lý nhằm phát triển cho trẻ kỹ năng, thái độ đúng trong sinh hoạt.. Bàn ghế. Đồ. dùng gia đình b. Đồ dùng bằng tre: Đốt tre học chữ: *Cách làm: Tìm những ống tre nhỏ có đường kính như nhau, cắt thành nhiều mẫu bằng nhau. Dùng giấy nhám đánh nhẵn, dán chữ cái vào trong mỗi ống để trẻ chơi xếp tháp, lăn khối trụ vào nơi qui định. *Sử dụng: Dùng để làm đồ dùng cho các trò chơi: chọn chữ cái, xếp tháp chữ cái tạo thành từ. *Tác dụng: Giúp trẻ nhận biết cấu tạo, lựa chọn và phát âm chữ cái. c. Tạo hình con vật bằng sỏi đá: * Cách làm: Sưu tầm, lựa chọn những viên sỏi có hình dáng đẹp, giống các bộ phận của cơ thể các con vật. Dùng su non dán những viên sỏi để tạo hình các con vật. Sau đó dùng sơn để vẽ màu cho đẹp. * Sử dụng: Giới thiệu từ có chứa chữ cái thông qua mô hình các con vật tự tạo..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Tác dụng: Kích thích trẻ ham thích học tập, nhận biết nhanh chữ cái trong từ.. Con công con gà (Con công,con gà được làm bằng sỏi,vỏ ốc). Con vịt. Con gấu. d. Đồ dùng bằng hột hạt:  Con kiến: *Nguyên liệu: Chọn những hạt nhãn lồng màu đen, vỏ quả nhãn,su non. * Cách làm: Dùng dùi nhọn đục xuyên một lỗ giữa hột nhãn và ba lỗ cách đều theo chiều ngang. Dùng dây đồng xâu vào các lỗ đã được đục để làm chân kiến, sau đó dùng dây đồng dài 20cm, gập đôi lại và xâu ba hạt nhãn lại với nhau, hai đầu dây làm râu kiến. Dán hai hình tròn nhỏ bằng giấy decal làm mắt kiến,lấy lò xo,xốp làm râu. *Cách sử dụng: -Cho trẻ xâu con kiến ở góc tạo hình (lựa chọn những hột nhãn đục sẵn có cùng chữ cái theo yêu cầu của cô để xâu) -Viết thẻ từ dưới hình con kiến để dạy trẻ làm quen với từ con kiến khi dạy chữ k, chữ i… (Dưới đây là con kiến làm bằng vỏ và hột quả nhãn).

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Con kiến. Con kiến. Tranh hột hạt: *Nguyên liệu: -Hạt cải đen,các loại đậu, hạt bắp vàng, bắp trắng ,hạt kê vàng,kê trắng,mè,đỗ,lạc… -Giấy bìa gai,bút lông,hồ,tăm… *Cách làm: -Vẽ hình lên bìa gai. -Đổ hồ vào nên trong của hình và xếp hạt theo màu lựa chọn,dùng bút lông màu điểm vào các chi tiết nhỏ làm tranh thêm rõ nét. -Để tranh khô ta phủ một lớp vecni lên bề mặt của tranh 2-3 lần để bảo vệ tranh. con vịt. Con nhím. e- Làm đôminô từ bao thuốc lá: * Nguyeân lieäu: bao thuoác laù, giaáy traéng, buùt loâng. * Caùch laøm: Duøng giaáy traéng boïc bao thuoác laù laïi, duøng buùt loâng chia beà mặt hộp thuốc ra làm 2 phần sau đó viết chữ cái cần học vào. * Công dụng: Cho trẻ chơi trò chơi đôminô để ôn luyện chữ cái..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> g- Làm đồ chơi từ hộp cactong: * Nguyên liệu: Thùng cactong, hồ dán, kéo, chữ cái * Caùch laøm 1: + Vẽ những hình cung trên hình cactong, sau đó dùng kéo để cắt theo hình đã vẽ, sơn màu thùng cactong vẽ trang trí vào, sau đó dán những chữ cái cần học trên những hình cung. * Coâng duïng: Cho treû chôi laên haït vaøo coång. *Cách làm 2: Vẽ hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn lên hình cactong, sau đó dùng kéo cắt lượn theo các hình đã vẽ. Sơn màu, vẽ trang trí vào, bên trong thùng dùng giấy bìa cứng ngăn thành từng ô tương ứng với các hình đã vẽ sẵn. Bỏ chữ cái và phần quà vào các ô, dùng những hình đã cắt được cắt rời ra đặt vào lại vị trí ban đầu. *Công dụng: Cho trẻ chơi trò chơi tìm chữ cái trong các ô thông qua trò chôi baøn tay vaøng. h- Làm đồ chơi từ hột nhựa tròn (vỏ viên thuốc bắc) * Nguyeân lieäu: Từ các cành cây có lá, vỏ các viên thuốc bắc, giấy bìa, bút lông, kéo. * Caùch laøm: Cắt giấy bìa cứng bằng một hình tròn có đường kính bằng vỏ các viên thuốc bắc – dùng bút lông viết chữ cái cần dạy vào các hình tròn đó bỏ vào vỏ các viên thuốc và đậy lại. * Cách sử dụng: Dùng vào các trò chơi củng cố, nhận biết về các chữ cái đã học. * Taùc duïng: + Tạo sự tập trung chú ý . + Giúp nhận biết và phát âm chữ cái i)Bộ sưu tập con chữ trong hộp nhựa: * Nguyên liệu: Hộp nhựa có nắp như hộp C tròn, hộp phấn thợ may. * Cách làm: Dán hình vẽ và từ bằng kiểu chữ in thường như: (hình vẽ quả cà tím) và từ quả cà tím. Bên trong hộp cắt rời các chữ cái như: q, u, a, c, i, t, m . * Cách sử dụng: (Cô sử dụng hộp này trong các tiết ôn những chữ cái đã học)..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Mỗi trẻ một hộp có hình ảnh, từ chứa chữ cái đã học (cô cho trẻ tự chọn). Khi cô yêu cầu tìm chữ cái, trẻ mở hộp và tìm chữ cái. Trước khi chơi cô cho mỗi trẻ tự chọn hộp có chữ cái mà hôm nay cô dạy, nếu trẻ nào tìm đúng cô khen, tìm chưa đúng cô cho trẻ tìm chữ khác. Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy rằng để thỏa mãn hoạt động vui chơi cho trẻ, chúng ta tự tạo đồ chơi từ nguồn vật liệu dễ kiếm, dễ tìm để có những sản phẩm nhằm kích thích tư duy trẻ, giúp trẻ nhận biết chữ, phát âm chuẩn và khám phá những điều mới lạ. 3) Cải biên,sáng tác thêm một số trò chơi giúp trẻ LQCC: Từ đặc điểm của trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy mỗi hoạt động học LQCC đều gắn liền với vui chơi để trẻ thông qua trò chơi mà nhận biết, phát âm, khắc sâu đặc điểm cấu tạo con chữ,xác định vị trí chữ cái trong từ,câu. Để phục vụ cho chương trình GDMN mới, Vụ GDMN cũng đã cho ban hành rất nhiều tài liệu về trò chơi giúp trẻ phát triển tư duy, trò chơi phục vụ hoạt động làm quen chữ cái… Nhưng tài liệu đó chỉ đáp ứng một phần về số lượng các trò chơi,không thể sử dụng cho tất cả các chủ đề. Mặt khác việc tích cực hóa hoạt động dạy và học thì phải hướng tới sáng tạo mới. Vì vậy nhà trường cũng tập trung sáng tác, cải biên,sáng tác rất nhiều trò chơi, phục vụ công tác dạy trẻ trong đó bản thân đã tập trung sáng tác một số trò chơi để sử dụng cho hoạt động LQCC. … 3.1 Trò chơi: Chữ cái trốn ở đâu *Mục đích: -Nhận biết, so sánh các chữ cái giống nhau như p.q,b,d,đ… -Rèn sự chú ý nhanh nhẹn. *Chuẩn bị: Các loại hoa,lá,quả hoặc các loại đồ dùng được làm từ vật liệu thiên nhiên,có ký hiệu chữ cái ở mặt sau. Mỗi đồ dùng có khuy để đính lên giá và lật qua úp lại. *Cách chơi: Lần lượt các thành viên của mỗi đội lên lật mở các đồ vật tìm được 2 đồ vật có cùng chữ cái .Nếu đúng thì được đem về bỏ vào rỗ nếu sai thị trả lại chỗ cũ và mất lượt chơi,tiếp tục các thành viên khác.Kết thúc trò chơi đội nào có nhiều đồ vật hơn là thắng cuộc (Khi tham gia trò chơi để đạt được kết quả tốt thi các bạn ở dưới chú ý các bạn mở chữ cái để đến lượt chơi mình sẽ tìm chữ cái dể hơn).

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 3.2) Troø chơi: mua hàng theo đơn *Mục đích: giúp trẻ nhận ra cấu tạo con chữ và rèn phát âm. Rèn tính nhanh nhẹn,khéo léo. *Chuẩn bị: Thẻ chữ cái làm hóa đơn mua hàng. Gói hàng có chứa chữ cái,quả có chứa chữ cái. *Cách chơi: Lần lượt từng thành viên của mỗi đội lên chọn một hóa đơn mua hàng rồi vượt qua chướng ngại vật đến các quầy hàng để mua một mặt hàng để bỏ vào vào giỏ,khi chọn lưu ý chọn hàng sao cho có cùng chữ cái với toa hàng, sau đó chạy về cuối hàng ,tiếp tục đến thành viên khác,hết giờ đội nào có nhiều hàng theo đơn hơn là thắng cuộc.. 3.3) Troø chôi: “Baøn tay vaøng” * Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái. Reøn tính nhanh nhẹn khéo léo cho treû. * Chuaån bò: Hoäp cactong khoeùt caùc hình vuoâng, hình tam giaùc, hình troøn làm các ô. Trong các ô có chứa chữ cái và quà tặng. * Luật chơi: Trẻ nào đọc không đúng chữ cái là không được nhận quà. * Cách chơi: Gọi từng trẻ lên chọn ô hình tùy thích, sau đó trẻ dùng bàn tay đấm vào các ô trẻ chọn, trẻ thò tay vào ô lấy chữ cái ra và phát âm chữ cái đó. Nếu đúng thì trẻ được nhận quà từ ô đó, nếu sai quyền trả lời thuộc về đội khác..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3.4) Troø chôi : “Voøng quay kyø dieäu” * Muïc ñích: + Luyện cách nhận biết và phát âm đúng chữ cái. + Rèn sự tập trung chú ý . * Chuaån bò: + Một số hột nhựa tròn có chứa chữ cái. + Một lồng cầu (có đế, trục quay) * Cách chơi: Hình thức thi đua giữa hai đội. Cô qui định các nhóm chữ cái cho từng đội Ví dụ: Đội A nhóm chữ g, y - Đội B nhóm chữ p, q Cô quay lồng cầu mỗi lần quay sẽ có một quả cầu rơi ra ngoài, nếu trong quả cầu có chữ cái gì thì trẻ của đội có chứa chữ cái đó chạy lên và xếp thành moät haøng. VD:Trẻâ quay lồng cầu quả cầu có chứa chữ g thì trẻ có thẻ chữ g của đội A chaïy leân xeáp haøng. Cô tiếp tục quay lồng cầu, nếu đội nào hết số trẻ trước thì đội đó thắng cuoäc..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3.5) Troø chôi : “Thử tài dự đoán õ” * Mục đích: Giúp trẻ nhận biết nhanh cấu tạo của chữ cái. * Chuẩn bị: Các ô có chứa chữ số (tùy ý), bên trong ô số có chữ chữ cái. * Cách chơi: Cho trẻ chọn ô số, cô lần lượt xê dịch tờ giấy che chữ cái bên trong bằng cách xê lên trên, xuống dưới, qua phải, qua trái để lộ ra một phần của chữ cái cần khám phá cho trẻ đoán. Nếu đúng được thưởng, nếu sai cô tiếp tục xê dịch lại để trẻ nhận biết ra chữ cái..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> 3.6 Tro chơi : “Thuyền chở hàng” *Mục đích: giúp trẻ nhận biết phát âm chính xác các nhóm chữ l, m, n, nhận biết các chữ trong tiếng, từ, câu. Rèn luyện phát triển ngôn ngữ. * Cách chơi: Hình thức thi đua giữa các tổ. Cho trẻ đứng thành tổ, nhóm xung quanh lớp. Cô làm người lái thuyền, chạy đến ghé vào bạn nào trong tổ thì bạn đó phải nói được tên mình (hay tên hình ảnh trong tranh, nếu như bạn đó không có tên trùng với chữ cái l, m, n).  Chẳng hạn: Cô ghé vào tai bạn Linh hỏi: “Thuyền ai đây?” Bạn Linh trả lời: “Thuyền Linh, thuyền Linh”. Cô chỉ 2 tay vào cả tổ hỏi: “Chở gì? Chở gì?”, Tổ 1 trả lời: “Chở lúa, chở lê, chở lợn.” Tổ 2 trả lời: “Thuyền Minh - chở mía, chở mít, chở me”. Tổ 3 trả lời: “Thuyền Nam - chở na, chở nón, chở nấm”. Các tổ thay thế 3 mặt hàng bằng 1 mặt hàng thông qua 1 câu hoàn chỉnh như: “Thuyền Minh đang chở lúa về nhà máy”..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> V/ KẾT QUẢ: Thông qua việc nghiên cứu và áp dụng tài liệu hướng dẫn tổ chức hoạt động LQCC và áp dụng các biện pháp “Lập sơ đồ hoạt động,làm đồ dùng dạy học, cải biên,sáng tác trò chơi” để làm phong phú hoạt động cho trẻ LQCC đã phần nào nâng cao chất dạy học tại đơn vị. * Kết quả cụ thể trên trẻ : - Trẻ rất tích cực tham gia vào hoạt động LQCC ở hoạt động mọi lúc mọi nơi. - Qua kết quả khảo sát, ở các năm học gần đây, mức độ nhận biết và phát âm của trẻ chính xác nhanh nhẹn hơn. Trẻ biết phối hợp với bạn để hoàn thành bài tập thực hành tô, viết đúng hướng,gạch nối chữ cái với từ,sao chép chữ, xem sách, tìm chữ cái trong từ, trong truyện tranh được trẻ quan tâm tham gia nhiều hơn. Tỉ lệ trẻ nhận biết phát âm chữ cái ở cuối độ tuổi đạt 100% , tô viết chữ đúng hướng đạt 97%-99%,trẻ nói mạch lạc trả lời đầy đủ câu đạt 85 %. * Về phía giáo viên: - Sáng tạo hơn trong việc lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động LQCC. Đã chủ động chọn đề tài, hình thức tổ chức hoạt động học, hoạt động LQCC ở mọi lúc mọi nơi phù hợp nhận thức của trẻ.Tạo được môi trường chữ viết phong phú, an toàn theo điều kiện của lớp.Phong trào làm đồ dùng dạy từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên liệu phế thải được giáo viên hưởng ứng đã đem lại hiệu quả cao trong dạy trẻ học chữ. Thiết kế giờ dạy LQCC sáng tạo, sát với mục tiêu thu hút được trẻ. Đặc biệt đã tích cực sáng tác, cải biên nhiều trò chơi sáng tạo tổ chức hiệu quả hoạt động LQCC Góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo tại đơn vị. Qua dự giờ kiểm tra khảo sát hầu hết các giờ dạy được đánh giá xếp loại khá, giỏi, không còn tiết dạy chưa đạt yêu cầu như trước đây. Trường đã xây dựng và tổ chức thành công một số hoạt động LQCC dưới hình thức giáo án điện tử để thao giảng, hội giảng phụ huynh đạt hiệu quả . Tham gia quả hội thi giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở đạt kết quả đáng khích lệ: Năm học:2008-2009 đạt giải 3 Năm học:2009-2010 đạt giải khuyến khích Những kết quả trên vẫn còn mức độ khiêm tốn, song điều quan trọng hơn hết là trẻ được giáo dục tốt để phát triển và có khả năng học tốt ở những bậc học tiếp theo. VI/ KẾT LUẬN: - Muốn nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non, cán bộ quản lý – giáo viên mầm non cần nắm bắt các chủ trương của Đảng, nhà nước và các văn bản, tài liệu.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> hướng dẫn của Bộ giáo dục và Vụ giáo dục Mầm non. Muốn tổ chức tốt từng hoạt động trong chương trình cần nghiên cứu tài liệu hướng dẫn cho từng hoạt động học. Đối với hoạt động LQCC trong chương trình GDMN mới là một hoạt động hết sức quan trọng góp phần hình thành và phát triển ngôn ngữ, thao tác tư duy và những kĩ năng cần thiết để hoạt động tích cực góp phần phát triển toàn diện cho trẻ. - Muốn làm tốt được yêu cầu trên ngoài việc nghiên cứu áp dụng theo sách, cần phải kết hợp tìm ra những giải pháp mới phù hợp điều kiện thực tế để áp dụng hiệu quả nhất. - Tích cực học tập bồi dưỡng thường xuyên, tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, thực hành thao giảng để học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. - Đầu tư kinh phí, công sức vào từng lớp học để tạo môi trường học tập phong phú, an toàn và hiệu quả. - Tổ chức tốt hoạt động LQCC trong giờ học và giờ chơi bằng nhiều phương pháp trực quan, trò chuyện, thực hành và tổ chức trò chơi. Sáng tạo trong việc lựa chọn, sáng tác, cải biên các trò chơi để tạo nhiều cơ hội cho trẻ thực hành trãi nghiệm nắm bắt kiến thức, củng cố kĩ năng, giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mĩ hướng đến phát triển toàn diện. VII/ ĐỀ NGHỊ: Để thực hiện tốt hoạt động LQCC cho trẻ mẫu giáo. Bản thân đã áp dụng những biện pháp như đã nêu bước đầu thu được kết quả. Xin có một số đề nghị như sau: * Đối với nhà trường: Tăng cường công tác bồi dưỡng giúp đỡ giáo viên nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, cụ thể là: Khuyến khích công tác tự học, tự nghiên cứu, tổ chức chuyên đề, thao giảng để trao đổi kinh nghiệm, phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả để toàn trường áp dụng. Đầu tư kinh phí để bổ sung các trang thiết bị dạy học. * Đối với Phòng giáo dục: Kính mong Phòng giáo dục tiếp tục chỉ đạo chuyên môn sát với thực tiễn để nâng cao chất lượng giáo dục trong điều kiện có thể. Đánh giá cụ thể các đề tài SKKN bằng hình thức gởi phiếu góp ý đính kèm với kết quả SKKN về trường để tác giả rút kinh nghiệm và có hướng nghiên cứu mới thiết thực hơn. * Hướng nghiên cứu mới: Tiếp tục áp dụng những biện pháp trên và tìm ra những giải pháp mới hữu hiệu hơn. Đồng thời mở rộng các biện pháp về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. Tổ chức tốt công tác nuôi tại đơn vị..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài “Nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái cho trẻ thông qua việc lập sơ đồ phát triển kỹ năngLQCC thôn , cải biên- sáng tác trò chơi, thử nghiệm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo”. Bản thân được sự giúp đỡ của tập thể sư phạm trường MGBC Bình Dương. Bản thân đã sử dụng một số tài liệu tham khảo của nhiều tác giả có liên quan đến đề tài. Bước đầu đã đạt được kết quả. Song vẫn còn những hạn chế nhất định kính mong quí cấp cùng các bạn đồng nghiệp góp ý để hoàn chỉnh đề tài. Tạo động lực nghiên cứu cho những năm học tiếp theo. Bình Dương, ngày 10 tháng 2 năm 2011 Người viết. Phan Thị Hạnh.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Sách hướng dẫn chương trình giáo dục Mầm non – XB năm 2005 2- Sách hướng dẫn chương trình giáo dục Mầm non mới – XB năm 2007, năm 2008. 3- Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ II ( 2004 – 2007) 4- Tâm lý trẻ em 3 -> 5 tuổi – NXB Hà Nội – Năm 2006. 5- Nội dunh bồi dưỡng hè năm 2010.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> MỤC LỤC Trang I/ Đặt vấn đề. 02. II/ Cơ sở lý luận. 02. III/Cơ sở thực tiễn. 03. IV/ Nội dung nghiên cứu. 03. 1)Lập sơ dồ hoạt động phát triển kỹ năng LQCC. 04. 2) Giúp giáo viên làm đồ dùng dạy học. 05. 3) Cải biên sáng tác một số trò chơi. 10. V/ Kết quả nghiên cứu. 15. VI/ Kết luận. 16. VII/ Đề nghị. 16. Lời cảm ơn. 17. Tài liệu tham khảo. 18. Mục lục. 19.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> PHIẾU CHẤM ĐIỂM ,XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2010-2011 (Dành cho người tham gia đánh giá sáng kiến kinh nghiệm) HỘI ĐỒNG KHOA HỌC Trường : MGBình Dương Đề tài: Kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động làm quen chữ cái thông qua việc lập sơ đồ hoạt động phát triển kỹ năng LQCC,làm đồ dùng dạy học cải biên- sáng tác trò chơi. Họ và tên tác giả: Phan Thị Hạnh Đơn vị : Trường MGBC Bình Dương Điểm cụ thể: Phần Nhận xét của người đánh giá xếp loại đề Điểm tối Điểm tài đa đạt được 1Tên đề tài: -Đề tài chọn phù hợp thực tề đơn vị 1 1 2.Đặt vấn đề -Lý do chọn mang tính thuyết phục và phù hợp thực tế 3.Cơ sở lý luận -Có cơ sở lý luận chặt chẽ, nêu được 1 1 luận cứ của đề tài 4. Cơ sở thực tiễn -Nêu được tình hình thực tế gọn, nội 2 1,75 dung đáng để quan tâm lự chọn giải pháp 5.Nội dung nghiên -Cac biện pháp có thực, đã áp dụng tại 9 cứu đơn vị hiệu quả,có hình ảnh minh họa cụ 8,75 thể. 6. Kết quả nghiên cứu -Có thực tế,đáng tin,có số liệu minh họa. 3 3 7.Kết luận. Nêu được những bài học kinh nghiệm. 8. Đề nghị Có đầy đủ các hạn mục 9. Phụ lục 10.Tài liệu tham khảo Cụ thể 11. Mục lục 12. Phiếu đánh giá xếp loại Thể thức văn bản, Đúng thể thức văn bản hiện hành chính tả Tổng cộng Căn cứ số điểm đạt được, đề tài được xếp loại : Người đánh giá xếp loại đề tài:. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. 20 điểm A. 19,5.

<span class='text_page_counter'>(22)</span>

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

×