Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

nong thon moi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.96 KB, 63 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1 I. Sự cần thiết phải lập Đề án xây dựng nông thôn mới...................................1 II. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án:...................................................................1 PHẦN I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC...........3 I. Đặc điểm tự nhiên:........................................................................................3 1. Vị trí địa lý:..............................................................................................3 2. Địa hình:...................................................................................................3 3. Khí hậu:....................................................................................................3 II. Các nguồn tài nguyên:.................................................................................3 1. Đất:...........................................................................................................3 2. Mặt nước:.................................................................................................4 3. Rừng:........................................................................................................4 4. Khoáng sản:..............................................................................................5 5. Nhân lực:..................................................................................................5 6. Đánh giá chung:........................................................................................6 Phần II: THỰC TRẠNG NÔNG THÔN..........................................................9 1. Quy hoạch.................................................................................................9 2. Hạ tầng kinh tế - Xã hội.........................................................................10 3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất...................................................14 4. Văn hóa - xã hội và môi trường..............................................................16 5. Hệ thống chính trị...................................................................................17 6. Đánh giá:................................................................................................19 6.2. Đánh giá chung.......................................................................................19 6.2.1. Những kết quả đạt được...................................................................19 6.2.2. Những tồn tại, hạn chế và khó khăn.................................................20 I. MỤC TIÊU..................................................................................................24 1. Mục tiêu chung.......................................................................................24 2. Mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn từ năm 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030.............................................................................................24 II. NỘI DUNG CỤ THỂ:...............................................................................26 1. Hoàn chỉnh Quy hoạch nông thôn mới:..................................................26 2. Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn............................................27 - Xây dựng mới 03 trạm bơm điện tại thôn Nam Tiến, Bình Giang, Buôn Choah, xây mới 2 km kênh mương kiên cố phục vụ cho 100 ha lúa ở các thôn Bình Giang và Buôn Choah............................................................................34 3. Kinh tế và tổ chức sản xuất:...................................................................45 4. Văn hóa – Xã hội – Môi trường:............................................................47 5. Hệ thống chính trị:..................................................................................50 II. VỐN VÀ NGUỒN VỐN...........................................................................51 1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:.................................................................51 4. Nguồn vốn:.............................................................................................52 5. Phân kỳ các nguồn vốn đầu tư theo từng năm........................................53 III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ..........................................................................54.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 1. Hiệu quả về kinh tế:................................................................................54 2. Hiệu quả về văn hoá-xã hội:...................................................................55 3. Kết quả của Đề án:.................................................................................55 PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN..............................................................56 I. THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ......56 II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.........................................................................56 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và đoàn thể:...................................................56 2. Tăng cường công tác truyền thông và phát huy quyền làm chủ của người dân hưởng thụ:............................................................................................57 3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình:...57 4. Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng xã nông thôn mới:..............................................................................57 5. Các giải pháp huy động vốn và cơ chế lồng ghép các nguồn vốn:.........58 III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA THỰC HIỆN XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN..............................................................................58 1. Cấp uỷ, chính quyền xã:.........................................................................58 2. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã:..............................................59 3 Vai trò của thôn, buôn, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở:.............................59 4. Vai trò của người dân hưởng lợi từ chương trình:..................................59 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................61 I. KẾT LUẬN:................................................................................................61 II. KIẾN NGHỊ:..............................................................................................61.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN MỞ ĐẦU I. Sự cần thiết phải lập Đề án xây dựng nông thôn mới Trong những năm qua, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Xã Buôn Choah không ngừng được nâng cao. Đặc biệt, việc cơ giới trong nông nghiệp, đưa các loại máy móc vào trong sản xuất nông nghiệp ngày càng gia tăng; kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, an ninh - chính trị được giữ vững... Tuy nhiên, với thực trạng nông thôn hiện nay thì chưa đáp ứng được yêu cầu CNH – HĐH, do đó đòi hỏi phải có sự đột phá trên tất các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường…, nhằm phát triển nông thôn bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Xã Buôn Choah là một xã thuần nông với hơn 90% tỷ trọng là nông nghiệp; Mặc dù trong những năm qua đã có bước phát triển tương đối mạnh trên tất cả các lĩnh vực song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thực tế cho thấy nông nghiệp quy hoạch còn chắp vá, không đồng bộ, sản xuất nhỏ lẻ, chậm chuyển sang sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn; tỷ trọng nông nghiệp còn quá cao. Kết cấu hạ tầng nông thôn không theo kịp yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống: đường thôn, xóm nhỏ hẹp, chưa được kiện cố hóa; giao thông, thuỷ lợi nội đồng chắp vá, tận dụng. Thiếu các điểm vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng. Thu nhập của người nông dân vẫn còn bấp bênh, chưa ổn định Nhìn chung, hiện trạng nông thôn toàn xã vẫn thấp hơn rất nhiều so với chuẩn của Bộ tiêu chí Quốc gia. Do đó, việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay là yêu cầu cấp thiết để đáp ứng tiến trình CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn và là cơ sở phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo đảm ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. Để giải quyết những vấn đề trên, Xã Buôn Choah đã triển khai lập đề án xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012 – 2020, định hướng đến năm 2030. Sau khi hoàn thành đề án xây dựng nông thôn mới, người dân sẽ được tiếp cận và thụ hưởng nền sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sạch sẽ, thôn xóm văn minh, quản lý dân chủ. II. Căn cứ pháp lý xây dựng đề án: - Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. - Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. - Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> mới giai đoạn 2011 – 2020. - Kế hoạch số: 435/KH – BCĐXDNTM, ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Ban chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng nông thôn mới “Về việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020”. - Quyết định số: 1823/QĐ – UBND, ngày 16 tháng 11 năm 2011 của UBND tỉnh Đăk Nông “Về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới tỉnh Đăk Nông giai 2011 – 2020”. - Quyết định số: 270/QĐ – UBND, ngày 22 tháng 02 năm 2011 “Về việc thành lập Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Krông Nô giai đoạn 2011 – 2020”. - Kế hoạch số: 90/KH – BCĐXDNTM, ngày 6 tháng 5 năm 2011 của Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn tỉnh Đăk Nông “Về việc triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2020”. - Công văn số: 395/BCĐXDNTM – CV, ngày 01 tháng 8 năm 2011 của Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới “Về việc hướng dẫn triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới” - Nghị quyết số: 15/NQ – ĐU, Ngày 19 tháng 12 năm 2011 về việc xây dựng đề án nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 của Đảng ủy xã Buôn Choah Căn cứ vào đồ án quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2020 của xã Buôn Choah. Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã lập đề án chi tiết xây dựng giai đoạn 2012 – 2015 cụ thể như sau:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> PHẦN I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN VÀ NHÂN LỰC I. Đặc điểm tự nhiên: 1. Vị trí địa lý: - Xã Buôn Choah nằm ở phía Đông Bắc của Huyện Krông Nô cách trung tâm Huyện 15 Km, gồm 05 thôn và 01 buôn. Tổng diện tích tự nhiên là : 5.306,28 ha - Phía Đông giáp xã Bình Hòa - Huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Lăk - Phía Tây giáp với xã Nam Đà - Huyện Krông Nô – tỉnh Đăk Nông - Phía Nam giáp với xã Đăk ĐRô - Huyện Krông Nô – tỉnh Đăk Nông - Phía Bắc giáp xã Eana - Huyện Krông Ana – tỉnh Đăk Đăk Lăk 2. Địa hình: Địa hình xã Buôn Choah được chia thánh 2 dạng chính: - Dạng địa hình thấp trũng phân bổ chủ yếu ở trung tâm xã giáp sông Krông Ana và sông Krông Nô đây là dạng địa hình tương đối bằng phẳng thích hợp phát triển cây nông nghiệp ngắn ngày như lúa, ngô và một số loại cây trồng khác - Dạng địa hình cao: Phân bố phía Tây Bắc, Tây và Tây Nam của xã thuộc công ty lâm nghiệp Đức Lập, dạng địa hình này chủ yếu là đồi đá. 3. Khí hậu: Theo số liệu khí tượng thuỷ văn khu vực Krông Nô, xã Buôn Choah có khí hậu nhiệt đới gió mùa một năm chia thành 02 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa bình quân hàng năm là 1.937,9mm và 90% lượng mưa tập trung vào các tháng 8, 9, 10 . Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm bình quan là 83%. Nhiệt độ không khí bình quân trong năm là 22,6oC Nhiệt độ tối đa là 36,6oC. Nhiệt độ thấp là 16,5oC. Mùa lũ bắt đầu từ tháng 6 - 10, các tháng xuất hiện lũ lớn tháng 9, 10. Mùa cạn tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tháng kiệt nhất là tháng 3, 4. II. Các nguồn tài nguyên: 1. Đất: * Theo tài liệu điều tra đất của Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp cho thấy đất đai trên địa bàn xã Buôn Choah được chia thành các loại sau:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Đất nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan. - Đất đỏ vàng trên đá sét. - Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan. - Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. - Đất phù sa ngòi suối. * Diện tích tự nhiên của xã: 5.306,28 ha. Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp: 5.043,86 ha. + Đất trồng cây hàng năm: 2.747,06 ha. + Đất trồng cây lâu năm: 210,34 ha. + Đất nuôi trồng thuỷ sản: 7,32 ha. - Đất phi nông nghiệp: 253,43 ha. + Đất ở: 23,24 ha. + Đất chuyên dùng: 119,94 ha. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 1,51 ha. + Đất mặt nước sông, suối: 108,74 ha Đánh giá: Xã Buôn Choah có tài nguyên đất đai màu mỡ, được bao quanh bởi 02 con sông Krông Nô và Krông Na, đây là điều kiện thuận lợi cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và trao đổi hàng hoá... 2. Mặt nước: Nguồn nước mặt khá phong phú biến đổi theo lượng mưa hàng năm và mực nước của 02 con sông Krông Nô và Krông Ana, vào mùa khô mực nước sông xuông thấp, nguồn nước bị nhiễm phèn, vào mùa mưa lượng nước của 02 sông dâng cao gây lũ lụt làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Theo số liệu thống kê của xã Buôn Choah số diện tích sông, suối và ao hồ trên địa bàn xã là: 117 ha, trong đó: + Sông, suối là: 108 ha + Ao, hồ là: 9 ha Số diện tích mặt nước sông, suối và ao hồ có khả năng nuôi trồng thủy sản là: 30 ha, trong đó số diện tích mặt nước sông, suối và ao hồ đã nuôi trồng thủy sản là khoảng 10 ha 3. Rừng: Về diện tích đất rừng hiện nay trên địa bàn xã Buôn Choah chủ yếu là đất do công ty lâm nghiệp Đức Lập quản lý với diện tích là 2.079,14 ha chiếm gần 40% diện tích tự nhiên trong toàn xã. Diện tích đất rừng này được phân bổ trên dạng địa hình cao chủ yếu là đá tổ ong, trầm tích của núi lửa Trong đó:.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Đất rừng tự nhiên: 2.076,14 ha do công ty lâm nghiệp Đức Lập quản lý - Đất rừng trồng: 3,0 ha do hộ gia đình quản lý 4. Khoáng sản: Xã Buôn Choah được bao quanh bởi sông Krông Nô và sông Krông Ana, chính vì vậy tiềm năng khai thác cát trên sông là rất lớn, hiện nay trên địa bàn xã đã có các hộ kinh doanh khai thác cát trên địa bàn xã. Tuy nhiên quy mô vẫn còn chỉ là nhỏ lẻ, hộ gia đình, vẫn chưa tập trung quy mô lớn. 5. Nhân lực: 5.1. Dân số: Đến năm 2012 xã hiện có tổng số 6 thôn buôn với tổng dân số là 2.292 nhân khẩu/568 hộ. Do địa bàn rộng nên sự phân bố một số thôn của xã khá rải rác, gây khó khăn cho công tác quản lý và đầu tư kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước) và hạ tầng xã hội (trường học, trạm xá) nên điều kiện sống của một số hộ dân ở các thôn xa trung tâm còn nhiều khó khăn. Thành phần dân tộc của xã gồm 9 dân tộc: Kinh, Nùng, Tày, Ê Đê, Sán Chỉ, Mường, Dao, Thái, Cao Lan, trong đó dân tộc Kinh là 8 7 5 n h â n k h ẩ u /235 hộ, chiếm tỷ lệ 38,2%), các dân tộc khác chiếm tỷ lệ 61,8%. DÂN SỐ XÃ BUÔN CHOAH ĐẾN NĂM 2012 STT 1 2 3 4 5 6. Tên thôn Buôn Choah Cao Sơn Thanh Sơn Nam Tiến Ninh Giang Bình Giang Tổng cộng:. Số hộ 149 110 87 54 83 85 568. Số nhân khẩu 598 459 385 178 338 334 2.292. 5.2. Lao động: Tổng số lao động của xã là: 1.094 người, chiếm 47,7% tổng số dân trong toàn xã. Trong đó: lao động nông nghiệp là 1.046 người chiếm tỷ lệ: 95,6%, lao động công nghiệp là 8 người chiếm tỷ lệ 0,7%, lao động dịch vụ là 40 người chiếm tỷ lệ 3,7% trong tổng số lao động của xã. Nhìn chung chất lượng nguồn lao động của xã còn thấp, toàn xã hiện mới chỉ có 49 người được qua đào tạo, chiếm 4,5%, còn lại phần lớn lao động của xã.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> là lao động phổ thông, tham gia chủ yếu trong ngành sản xuất nông lâm nghiệp, chiếm hơn 95,6%. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG XÃ BUÔN CHOAH NĂM 2012 STT 1 2. 3. 4. Chỉ tiêu Số hộ Số khẩu Lao động Lao động nông nghiệp Lao động công nghiệp Lao động dịch vụ Lao động qua đào tạo Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Lao động chưa qua đào tạo Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học. ĐVT Hộ Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người. Số lượng 568 2.292 1.094 1.046 8 40 49 10 4 20 15 1.043 159 303 581. Tỷ lệ (%). 47,7 95,6 0,7 3,7 4,5 0,9 0,4 1,8 1,4 95,3 14,5 27,7 53,1. Với số lao động trong độ tuổi so với tổng dân số trên toàn xã có những thuận lợi và khó khăn - Thuận lợi: Lượng lao động trong độ tuổi trẻ dồi dào, rất thích hợp trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp, nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa phương. - Khó khăn: Phần lớn lao động đều có trình độ thấp, chưa được nắm bắt được khoa học kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất nông nghiệp, dẫn đến trong sản xuất vẫn còn thủ công nhiều, năng suất sản lượng thấp. Không đáp ứng được thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. 6. Đánh giá chung: 6.1. Thuận lợi: - Xã có vị trí nằm ở vị trí bằng phẳng, được bao quanh bỡi 02 con sông Krông Nô và Krông Ana, rất phù hợp cho giao thông đi lại đường thủy để giao thương kinh tế với huyện Krông Ana. - Được bao quanh bỡi 02 dòng sông trên nên đất đai trên địa bàn tương đối màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, trong đó đáng chú ý là cây lúa, ngô,.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Là một xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của huyện, nên luôn được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, bằng các nguồn vốn hỗ trợ 135, hỗ trợ thoát nghèo bền vững - Lực lượng lao động khá dồi dào, nếu được đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất sẽ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế, từng bước nâng cao đời sống. - Các công trình cơ sở hạ tầng đã và đang chuẩn bị được đầu tư; góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân. - Xã có 07 điểm khai thác cát có thể khai thác nguyên liệu phục vụ cho các hoạt động xây dựng trên địa bàn toàn huyện và các vùng lân cận. 6.2. Khó khăn: - Là một xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của huyện; tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông lâm nghiệp, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ chưa được phát triển nhiều. - Trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, chưa tập trung do đó việc đầu tư áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế, trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính tự phát chưa tập trung. - Lao động nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác còn lạc hậu, thiếu chủ động sáng tạo và vươn lên trong sản xuất nên năng suất và chất lượng lao động thấp. - Trên địa bàn xã còn xuất hiện nhiều điểm dân cư nhỏ lẻ, nằm tách biệt cách xa các khu dân cư tập trung hiện nay đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội chung của xã. - Các công trình cơ sở hạ tầng như: giao thông, điện, trạm y tế, trường học… đã được đầu tư xây dựng, nhưng vẫn còn chưa tập trung và chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. - Môi trường nông thôn chưa đảm bảo: Do diện tích đất của xã rộng lớn, tập tập tục của người dân vẫn còn lạc hậu người dân trong xã vẫn chưa có ý thức về môi trường xung quanh, mặc dù trên địa bàn xã đã có bãi rác tập trung của huyện nhưng người dân vẫn chưa gom rác về nơi tập trung. Các công trình chăn nuôi chưa hợp vệ sinh, tỷ lệ các hộ có đủ 3 công trình nhà tắm, hố xí, bể nước đạt tiêu chuẩn còn thấp. - Đời sống của người dân vẫn còn khó khăn, nên việc huy động vốn phục vụ cho phát triển sản xuất và xây dựng trong dân cư còn gặp nhiều khó khăn, trong khi đây là động lực chính cho việc phát triển kinh tế - xã hội của các vùng nông thôn. - Tình hình an ninh tuy đã ổn định nhưng tiềm ẩn những diễn biến bất ngờ nên rất cần được sự phối hợp quan tâm thường xuyên chặt chẽ về mọi mặt của các cấp, các ngành..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Phần lớn lao động chưa qua đào tạo, tập trung chủ yếu là lực lượng lao động nông thôn, hiệu quả lao động năng suất thấp. Việc sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản mang tính tự phát, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, có nguy cơ hủy hoại nguồn lợi thiên nhiên, phương pháp khai thác tiềm năng lợi thế của xã chưa được quy hoạch đúng mức. Trình độ năng lực, quản lý dự án của cán bộ xã còn nhiều hạn chế, người dân còn nghèo nên việc đối ứng để xây dựng cơ sở hạ tầng còn gặp khó khăn..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Phần II: THỰC TRẠNG NÔNG THÔN. Căn cứ Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới và Thông tư số 54/2009/TTBNNPTNT, ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND xã Buôn Choah (Ban quản lý Chương trình xây dựng nông thôn mới xã) tiến hành khảo sát, đánh giá và xác định mức độ đạt được của từng Tiêu chí so với Bộ Tiêu chí quốc gia tại thời điểm lập Đề án như sau: 1. Quy hoạch. Tiêu chí 1 - Quy hoạch và phát triển theo quy hoạch của xã. Mục tiêu: nhằm đáp ứng Tiêu chí số 1 về Quy hoạch, làm cơ sở để triển khai các nội dung xây dựng nông thôn mới của xã. Quy hoạch: Theo đồ án quy hoạch nông thôn mới đã được UBND huyện phê duyệt, hiện nay địa phương đã có các quy hoạch làm cơ sở cho việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, gồm các quy hoạch sau; * Quy hoạch không gian tổng thể toàn xã bao gồm: - Định hướng về cấu trúc phát triển không gian toàn xã - Định hướng tổ chức hệ thống khu dân cư mới và cải tạo thôn, xóm cũ - Định hướng tổ chức hệ thống các công trình công cộng - Định hướng tổ chức các công trình hạ tầng kỹ thuật. * Định hướng QH sử dụng đất bao gồm: Định hướng sử dụng đất trên địa bàn xã. * Quy hoạch phát triển sản xuất: - Quy hoạch sản xuất nông nghiệp. - Quy hoạch sản xuất lâm nghiệp. - Quy hoạch sản xuất thủy sản. - Quy hoạch hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp. - Quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ. * Quy hoạch xây dựng: - Định hướng không gian điểm dân cư. - Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật. - Quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã. Trong quá trình thực hiện địa phương sẽ có những điều chỉnh bổ sung cho phù hợp với sự phát triển KT- XH từng thời kỳ..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 2. Hạ tầng kinh tế - Xã hội. 2.1. Tiêu chí 2 - Giao thông. Hệ thống giao thông trên địa bàn xã hiện vẫn chưa được hoàn thiện. Đến nay, xã có 1 tuyến đường liên xã, 0 6 tuyến liên thôn và nhiều tuyến đường nội thôn và nội đồng. Chất lượng nhiều tuyến đường, đặc biệt là đường giao thông nội đồng và đường trục thôn hầu hết còn là đường đất, khá lầy lội vào mùa mưa. Hiện trạng giao thông xã Buôn Choah. Liên thôn. Liên xã. Tuyến. Stt 1. Tuyến giao thông. Chiều dài (km). Tình trạng Nhựa, bê tông. Cấp phối. Đất. UBND xã - Đăk Đrô. 15,15. 5,95. 5,5. 3,7. Tổng. 15,15. 5,95. 5,5. 3,7. Tỷ lệ (%). 100. 39,3. 36,3. 24,4. 1. Bình Giang - Ninh Giang. 2,1. 2,1. 2. Ninh Giang - Nam Tiến. 2. 2. 3. Nam Tiến - Thanh Sơn. 1,3. 1,3. 4. Thanh Sơn - Cao sơn. 1,5. 1,5. 5. Ninh Giang - Cao Sơn. 0,6. 0,6. 6. Nam Tiến – Cao Sơn. 1,8. 1,8. 7. Buôn Choah – Cao Sơn. 4. 1. 3. Tổng. 13,3. 1. 0. 12,3. Tỷ lệ (%). 100,0. 7,5. 0,0. 92,5. Giao thông nội thôn, nội đồng. 23,5. 23,5. Cụ thể, thực trang giao thông của xã Buôn Choah như sau: - Đường liên xã, trục xã: Đoạn từ UBND xã đi xã Đăk Đrô: dài 15,15 km, trong đó chỉ có 5,95 km là đường nhựa nhưng đã xuống cấp, còn lại từ UBND đi các thôn buôn là 9,2 km, trong đó 5,5km đường cấp phối, 3,7 km là đường đất. Hiện nay tuyến đường này đang được nhà nước đầu tư xây dựng làm mới hoàn toàn. Dự kiến đến cuối năm 2013 sẽ hoàn thành. - Đường liên thôn: tổng chiều dài 13,3 km, trong đó có 1 km đường bê tông, 12,3 km vẫn còn là đường đất mùa mưa đi lại tương đối khó khăn,.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> hàng năm người dân cùng chính quyền xã đều phải tiến hành tu sửa. Hiện nay xã đã vận động nhân dân đăng ký làm đường bê tông theo chủ trương nhà nước và nhân dân cùng làm. Dự kiến đến cuối năm 2016 toàn bộ tuyến đường này được bê tông hóa 70%. - Đường nội thôn, nội đồng tổng chiều dài 23,5 km, trong đó 2,4 km đường bêtông, còn lại 21,10 km là đường đất do người dân tự làm, vào mùa mưa đi lại rất khó khăn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của người dân. Dự kiến đến năm 2020 toàn bộ các tuyến đường nội thôn, nội đồng sẽ đạt 70% bê tông hóa. Tóm lại: Hệ thống các trục đường giao thông liên xã, đường trục chính của xã chưa đáp ứng được theo tiêu chí tại QĐ 491. Hệ thống các đường liên thôn, đường nội thôn, nội đồng hầu hết vẫn còn là đường đất, nên vào mùa mưa nhiều đoạn đường thường bị hư hỏng, gây hạn chế rất lớn đến việc lưu thông, vận chuyển, thu hoạch nông sản của người dân. Dự kiến đến năm 2020 xã Buôn Choah sẽ đạt tiêu chí về giao thông. 2.2. Tiêu chí 3 - Thuỷ lợi. Xã Buôn Choah có 03 trạm bơm điện do HTX thủy nông quản lý và một số trạm máy bơm của hộ gia đình cá nhân được đặt ở bờ sông dùng để bơm tưới. Với tổng số trên 60 km kênh mương các loại (Trong đó có kênh tưới là 50 km và kênh tiêu là 10 km). Với hệ thống 03 trạm bơm điện và các máy bơm của hộ gia đình cùng với hệ thống số kênh mương các loại đã phục vụ tưới, tiêu cho cánh đồng xã Buôn Choah được trên 90% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của toàn xã - Số km kênh mương do xã quản lý đã được cứng hóa là 28 km, đạt tỷ lệ 56% so với tổng số kênh tưới trong toàn xã và đạt chuẩn so với tiêu chí đề ra. - Thực trạng công tác quản lý các công trình thủy lợi: Hệ thống 03 trạm bơm điện và 28 km kênh mương kiên cố UBND xã giao cho HTX Thủy nông quản lý hàng năm vẫn tiến hành duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng, nạo vét kênh và vận hành công trình, cán bộ quản lý trạm bơm và kênh mương đều đã được qua đào tạo về chuyên môn nên năng lực quản lý rất đảm bảo và chắc chắn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2.3. Tiêu chí 4 - Điện. Xã đã có hệ thống lưới điện Quốc gia cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của hầu hết các hộ dân trong xã. Theo số liệu điều tra hiện nay toàn xã có 15 km hệ thống đường điện trung thế và 6,06 km đường điện hạ thế, với tổng số 7 trạm biến áp (tổng công suất 220 KVA) phân bổ ở khắp các thôn, buôn trên toàn xã. Hiện trạng điện của xã Buôn Choah năm 2012 Tên trạm T52 T53 T54 T55 T58 T59 T60. Công suất 15 15 15 50 75 25 25. Nơi lắp đặt Thôn Buôn Choah UBND xã Buôn Choah Thôn Thanh Sơn+Cao Sơn Thôn Ninh Giang Thôn Ninh Giang Thôn Bình Giang. Đường dây trung thế đã phủ đến tất cả các thôn của xã, 100% hộ dân được dùng điện, trong đó có 480/563 hộ đã được sử dụng điện an toàn đạt 85% số hộ được sử dụng điện an toàn. Do địa bàn rộng, một số hộ dân ở phân tán nên các hộ vẫn phải tự kéo đường dây và cột không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Nhìn chung hệ thống điện lưới của xã hiện đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân, tuy nhiên còn tồn tại một tỷ lệ nhỏ hộ dân đang sử dụng đường dây điện tự kéo kém an toàn kỹ thuật cần được khắc phục. So sánh với tiêu chí tại QĐ 491, thì hệ thống cấp điện của xã chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện, số hộ sử dụng điện an toàn mới chỉ đạt 85% trong tổng số hộ đang sử dụng điện. Dự kiến đến năm 2013 xã sẽ đạt được tiêu chí về điện. 2.4. Tiêu chí 5: Trường học: Trên địa bàn xã có 03 trường học, trong đó: 2.4.1. Trường mầm non: có 02 điểm, điểm chính ở thôn Cao Sơn; diện tích: 2.198m2, điểm phân hiệu ở thôn Bình Giang có diện tích: 1.043 m2 - Tổng số : 07 phòng + Trường chính 4 phòng học + Phân hiệu: 03 phòng học - Tổng số học sinh: 122 cháu - Tổng số CBGV – NV: 9 Đ/c, Trong đó: GV: 06 đ/c; NV: 03 đ/c - Trình độ chuyện môn: Đại học: 01 đ/c; Trung cấp: 08 đ/c Trường chính được đặt tại trung tâm khu dân cư tại thôn Cao Sơn, thuận lợi cho trẻ đến trường, đảm bảo các quy định về an toàn và vệ sinh môi trường..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Diện tích khu đất xây dựng nhà trường đủ với yêu cầu so với tổng số cháu. Hiện nay nhà trường chưa có phòng chức năng, khối phòng hành chính quản trị, phòng ngủ, phòng ăn, phòng y tế được xây dựng kiên cố. 2.4.2. Trường tiểu học: Có 02 điểm, điểm chính ở thôn Buôn Choah, diện tích: 12.000m2, phân hiệu ở thôn Ninh Giang, diện tích là: 5.000 m2 - Tổng số phòng học đã có 10 + Trường chinh: 05 phòng + Phân hiệu: 05 phòng - Tổng số học sinh: 253 em. - Tổng số CBGV – NV: 18 Đ/c, Trong đó: GV: 14 đ/c; NV: 04 đ/c. - Trình độ chuyên môn: ĐH: 05 đ/c, CĐ: 07 đ/c, TC: 06 đ/c Trường đã đảm bảo mỗi lớp không quá 35 học sinh, có đủ phòng học cho mỗi lớp học. Hiện nay nhà trường vẫn chưa có nhà tập đa năng, thư viện, phòng chức năng: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục, phòng thường trực. 2.4.3. Trường Trung học cơ sở: có 01 điểm ở thôn Cao Sơn, diện tích: 24.000m2. - Số phòng học đã có 08, - Tổng số học sinh: 280 em. - Tổng số CBGV – NV: 15 Đ/c, Trong đó: GV: 11 đ/c; NV: 04 đ/c. Trình độ chuyên môn: Đại học 10 đ/c, Cao đẳng 5 đ/c Trường đã có đủ phòng học cho mỗi lớp học và diện tích trên tổng số hiện có của trường Hiện nay nhà trường vẫn chưa có nhà tập đa năng, thư viện, phòng chức năng: phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng giáo viên, phòng hoạt động Đội, phòng y tế học đường. So với bộ tiêu chí quốc gia hiện nay xã chưa đạt theo chuẩn về tiêu chí trường học. Dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ đạt chuẩn theo bộ tiêu chí 2.5. Tiêu chí 6 - Cơ sở vật chất văn hoá. Hiện nay khu trung tâm văn hóa xã gồm: hội trường, phòng chức năng và sân thể thao phổ thông (sân bóng đá, sân bóng chuyền, các sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ và tổ chức các môn thể thao dân tộc của địa phương) chưa được xây dựng, tuy nhiện xã đã quy hoạch 01 ha nằm tại thôn Cao Sơn, diện tích khu đất hiện nay thuộc công ty lâm nghiệp Đức Lập. UBND đã lập tờ trình đề nghị các cấp có thẩm quyền giao về để UBND xã quản lý và sử dụng. Dự kiến đến năm 2019 mới xây dựng được theo chuẩn của Bộ tiêu chí. Hiện nay trên địa bàn xã 06 thôn, buôn đã có diện tích để xây dựng hội trường và sân thể thao của thôn, nhưng chỉ mới có 04 thôn đã xây dựng được hội.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> trường, nhưng chưa được trang bị đầy đủ trang thiết bị. Còn lại 02 hội trường có diện tích chưa đạt theo quy định. Dự kiến đến năm 2014 sẽ đạt theo tiêu chuẩn. So với bộ tiêu chí hiện nay xã chưa đạt theo tiêo chuẩn về tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Dự kiến đến năm 2019 sẽ đạt chuẩn theo bộ tiêu chí. 2.6. Tiêu chí 7 - Chợ. Hiện xã vẫn chưa có chợ, các hoạt động giao thương buôn bán nhỏ lẻ thông qua trao đổi mua bán trực tiếp với các tiểu thương trong xã, hoặc từ nơi khác đến. Các hoạt động giao thương buôn bán lớn thì phần lớn diễn ra tại chợ Buôn Trấp, chợ Quỳnh Ngọc huyện Krông Ana. UBND xã đã quy hoạch diện tích đất xây dựng chợ là 1,0 ha, địa điểm tại thôn Cao Sơn. Dự kiến sau năm 2020 xã mới hoàn thành tiêu chí về chợ. 2.7. Tiêu chí 8 - Bưu điện. - Hiện nay trên địa bàn xã đã có 01 điểm bưu điện - văn hoá và 04 trạm phát sóng di động: Mobi phone, viettel, vina phone. Tiêu chuẩn này xã đã đạt được - Hiện nay tại các thôn, buôn trên địa bàn xã đã có cáp quang phục vụ mạng internet, nhưng vẫn chưa có điểm cung cấp dịch vụ truy nhập Internet. Tiêu chí chuẩn này xã chưa đạt So với bộ tiêu chí thì hiện nay xã Buôn Choah vẫn chưa đạt về tiêu chí bưu điện. Dự kiến cuối năm 2017 xã mới đạt được tiêu chí này 2.8. Tiêu chí 9 - Nhà ở dân cư nông thôn. Hiện trạng hầu hết nhà ở dân cư trên địa bàn xã có thiết kế đơn giản, bao gồm phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp. Khu vệ sinh được xây dựng riêng, kết cấu nhà bằng hai loại vật liệu phổ biến là nhà gỗ mái tôn và nhà xây tường gạch mái lợp tôn. Riêng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Buôn Choah, nhà ở có kết cấu đặc trưng, mang sắc thái chung của người đồng bào Tây Nguyên, nhà ở được thiết kế theo kiến trúc nhà sàn, dài, kết cấu bằng gỗ lợp tôn. Theo rà soát số nhà tạm trên địa bàn xã là 26 nhà chiếm tỷ lệ 4,6%, còn lại là nhà kiên cố có có niên hạn sử dụng trên 20 năm. Số nhà đạt chuẩn đầy đủ theo quy định của Bộ xây dựng là 160 nhà, chiếm 28,4%. Dự kiến đến năm 2017 trên địa bàn xã sẽ không còn nhà tạm, đến năm 2020 có 75% số nhà đạt theo tiêu chuẩn của Bộ tiêu chí. 3. Thực trạng kinh tế và tổ chức sản xuất. 3.1. Tiêu chí 10 - Thu nhập. - Tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã chủ yếu là các lĩnh vực sản xuất trồng trọt (cây lương thực), chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chiếm 95,6%, dịch vụ chiếm 3,7%. Thu nhập chính của hộ dân trong xã chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, bình quân thu nhập bình quân đầu người là 18,2 triệu đồng/người/năm chưa đạt so với bộ tiêu chí. Dự kiến đến năm 2016 sẽ đạt tiêu chí về thu nhập..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3.2. Tiêu chí 11 - Hộ nghèo. Toàn xã có 141 hộ nghèo, chiếm 25% tổng số hộ, đời sống nhân dân chủ yếu là sản xuất nông nghiệp chiếm trên 95%. So với Bộ tiêu chí thì hiện nay số hộ nghèo trong toàn xã > 7% nên tiêu chí này chưa đạt. Dự kiến cuối năm 2017 xã mới đạt về tiêu chí hộ nghèo. 3.3. Tiêu chí 12 - Cơ cấu lao động. Số lao động trong độ tuổi 1.094 người/2.292 tổng số dân trong toàn xã Trong những năm gần đây, mặc dù nguồn lao động của xã đang có xu hướng chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, nhưng mức độ chuyển dịch còn chậm và trình độ nguồn lao động xã chưa cao. Lao động hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn nông nghiệp chiếm tỷ lệ 95,6%, lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ 0,7%, lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ 3,7% trong tổng số lao động của xã. Tính đến năm 2012, theo số liệu điều tra sơ bộ toàn xã hiện có 49 lao động đã qua đào tạo (chiếm 4,5% tổng số lao động), đây là tỷ lệ tương đối thấp. Vì vậy trong thời gian tới cần chú trọng đến công tác đào tạo và chuyển dịch cơ cấu lao động để có thể phát triển nền kinh tế xã một cách nhanh chóng, bền vững hơn. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG XÃ BUÔN CHOAH NĂM 2012 STT 1 2. 3. 4. Chỉ tiêu Số hộ Số khẩu Lao động Lao động nông nghiệp Lao động công nghiệp Lao động dịch vụ Lao động qua đào tạo Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Lao động chưa qua đào tạo Trung học phổ thông Trung học cơ sở Tiểu học. ĐVT Hộ Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người Người. Số lượng 568 2.292 1.094 1.046 8 40 49 10 4 20 15 1.043 159 303 581. Tỷ lệ (%). 47,7 95,6 0,7 3,7 4,5 0,9 0,4 1,8 1,4 95,3 14,5 27,7 53,1. So với Bộ tiêu chí thì hiện nay trên địa bàn xã Buôn Choah tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 95,6%, còn rất lớn so với Bộ Tiêu chí là 40%. Dự kiến sau năm 2020 thì xã Buôn Choah mới đạt tiêu chí về lao động. 3.4. Tiêu chí 13 - Hình thức tổ chức sản xuất..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> - Hiện nay trên địa bàn xã chưa có hợp tác xã và tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Dự kiến về tiêu chí này đến cuối năm 2017 xã Buôn Choah mới đạt chuẩn theo bộ tiêu chí 4. Văn hóa - xã hội và môi trường. 4.1. Tiêu chí 14 - Giáo dục. Trường tiểu học đã được công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ từ năm học 2008-2009 và duy trì đến nay. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 90% từ năm 2008 đến nay. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 85% trở lên. Số còn lại từ 11 đến 14 tuổi đang học ở các lớp. Huy động 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm vào lớp 6 trung học cơ sở phổ thông. Trường THCS đã được công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2010 và duy trì đến nay. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học lên trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 90% tổng số học sinh trong độ tuổi. - Lao động chưa qua đào tạo có 1.043 người, chiếm tỷ lệ 95,3%, lao động qua đào tạo từ sơ cấp (03 tháng) trở lên 49 người chiếm tỷ lệ 4,5% với tỷ lệ đào tạo vẫn còn thấp như vậy hiện nay xã Buôn Choah vẫn chưa đáp ứng theo tiêu chuẩn của bộ tiêu chí. Dự kiến đến cuối năm 2020 tỷ lệ sẽ tăng lên hơn 20% sẽ hoàn thành chi tiêu theo bộ tiêu chí 4.2. Tiêu chí 15 - Y tế. Hiện xã đã có trạm y tế được xây dựng năm 2007, với đầy đủ các phòng chức năng, vườn thuốc nam và trang thiết bị thiết yếu, cơ bản đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh thông thường cho người dân. Với đội ngũ cán bộ y tế gồm 06 cán bộ trong đó có 1 bác sỹ, 2 y sỹ đa khoa, 1 nữ hộ sinh và 2 dược sỹ. Xã chưa được công nhận đạt chuẩn y tế Quốc gia. Thời gian qua hệ thống y tế tiếp tục được củng cố và phát triển, nhất là mạng lưới y tế thôn với 6/6 thôn đã có cộng tác viên y tế, đã góp phần thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người dân trong xã. Bên cạnh đó xã cũng đã tích cực thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng đầy đủ và đạt kết quả tốt. Tổng số người dân ở xã tham gia các hình thức bảo hiểm y tế là 1.562/2.232 người, đạt tỷ lệ 70% so với tổng dân số. Theo tiêu chí quy định tại QĐ 491 thì hiện xã chưa đạt tiêu chí nông thôn mới về y tế (trạm y tế xã chưa đạt chuẩn quốc gia). Trong thời gian tới cần phải đầu tư thêm trang thiết bị để trạm y tế có thể đảm bảo khám chữa bệnh cho người dân tốt nhất. Dự kiến đến cuối năm 2014 sẽ đạt chuẩn theo bộ tiêu chí 4.3. Tiêu chí 16 - Văn hoá..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hiện toàn xã có 4/6 thôn, buôn văn hóa đạt 66%. Toàn xã có 450 hộ gia đình văn hóa chiếm 79,9. % tổng số hộ. Hiện nay theo chuẩn của bộ tiêu xã Buôn Choah chưa đạt được. Dự kiến đến cuối năm 2013 xã sẽ đạt được chuẩn theo bộ tiêu chí 4.4. Tiêu chí 17 - Môi trường. - Số hộ dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 327 hộ, chiếm tỷ lệ 58% tổng số hộ. Số hộ gia đình có đủ 3 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) là: 510 hộ, số hộ có đủ 3 công trình đạt chuẩn là 165 hộ, chiếm 29,3% tổng số hộ trên địa bàn xã. - Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh chưa đạt chuẩn về môi trường. - Trên địa bàn xã chưa có hình thức thu gom rác thải, người dân xử lý rác thải còn mang tính tự phát, chưa có bãi thu gom và xử lý rác thải. Do đó tỷ lệ người dân sử dụng hình thức này là chưa có - Hiện nay trên địa bàn xã có 02 nghĩa trang đã được lập quy hoạch nhưng vẫn chưa có quy chế hoạt động, chưa được xây dựng. So với chuẩn của bộ tiêu chí là chưa đạt. Dự kiến đến cuối năm 2020 xã Buôn Choah mới đạt được theo chuẩn của Bộ tiêu chí. 5. Hệ thống chính trị. 5.1. Tiêu chí 18 - Hệ thống tổ chức chính trị xã hội. - Đảng bộ xã đã có 09 chi bộ trực thuộc, 68 đảng viên, trong đó có 06 chi bộ thôn, buôn, 03 chi bộ nhà trường, 01 chi bộ y tế và 01 chi bộ quân sự. Hiện nay Đảng bộ không còn chi bộ ghép. Đoàn thể chính trị - xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh xã đã có chi hội ở các thôn, buôn - Tổng số cán bộ, công chức hiện đang công tác ở xã 21 người, cơ cấu tổ chức của xã cũng có đầy đủ các tổ chức đoàn thể theo quy định. Trình độ học vấn của cán bộ xã như sau: * Công chức cấp xã: 10 người Trình độ Đại học. : 01 người. Trình độ cao đẳng. : 03 người. Trình độ trung cấp. : 04 người. Trình độ sơ cấp. : 01 người. Tốt nghiệp THPT. : 01 người. * Cán bộ chuyên trách: 11 người Trình độ Đại học. : Không.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Trình độ cao đẳng. : Không. Trình độ trung cấp. : 02 người. Trình độ sơ cấp. : 01 người. Tốt nghiệp THPT. : 04 người. Tốt nghiệp THCS. : 04 người. - Kết quả đánh giá, phân loại Đảng bộ, chính quyền của xã trong 03 năm gần đây chỉ đạt hoàn thành nhiệm vụ. - Kết quả đánh giá, phân loại các tổ chức đoàn thể chính trị của xã trong 03 năm gần đây có 02 khối đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 03 khối hoàn thành tốt nhiệm vụ. Với 04 nội dung nêu trên so với bộ tiêu chí là chưa đạt, dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành tiêu chí về hệ thống chính trị - xã hội 5.2. Tiêu chí 19 - An ninh, trật tự xã hội. - Hàng năm Đảng uỷ đã ban hành Nghị quyết, UBND có Kế hoạch về công tác đảm bảo an ninh, trật tự. - An ninh chính trị trên địa bàn ổn định - An toàn xã hội: Lực lượng công an xã luôn duy trì chế độ trực ban, kiểm tra địa bàn, nắm chắc tình hình, phối hợp với xã đội về an toàn các ngày lễ, ngày tết, phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các thôn, buôn tuyên truyền bảo vệ an ninh tổ quốc trong nhân dân. - Đã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp bảo vệ an ninh, trật tự và “ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”. - Hàng năm phân loại xã về “Phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ” đạt từ loại khá. - Lực lượng Công an xã được xây dựng, củng cố ngày càng trong sạch, vững mạnh theo quy định của Pháp lệnh Công an xã và hướng dẫn của ngành Công an. Hàng năm phân loại thi đua tập thể Công an xã đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”; Trong bộ phận công an xã không có cá nhân bị kỷ luật. - Hàng năm trên địa bàn xã không để xảy ra hoạt động phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hoá, an ninh, quốc phòng. Không để xảy ra các hoạt động chống đối Đảng, chống chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; không để xảy ra các hoạt động tuyên truyền, phát triển đạo trái pháp luật; gây rối an ninh trật tự... - Hàng năm vẫn để xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp phức tạp trong nội bộ nhân dân; dẫn đến khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Theo tiêu chuẩn này thì xã Buôn Choah vẫn chưa đạt về chỉ tiêu trên. Phấn đấu trong thời gian tới sẽ khắc phục tình trạng trên.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> - Trong thời gian qua lực lượng công an xã đã kiềm chế và làm giảm các loại tội phạm và vi phạm pháp luật khác năm sau so với năm trước, không để xẩy ra tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng (từ 7 năm tù trở lên). - Hàng năm đã kiềm chế và làm giảm tai nạn, tệ nạn xã hội so với năm trước. Không để xảy ra cháy, nổ, tai nạn giao thông và tai nạn lao động nghiêm trọng. 6. Đánh giá: 6.1. Đánh giá thực trạng các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn xã. - Hiện tại trên địa bàn xã Buôn Choah các chương trình dự án không nhiều, chỉ có các chương trình 135, 134, 132 và chương trình giảm nghèo bền vững. Hầu hết các chương trình trên đã được UBND xã tận dụng triệt để nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân trên địa bàn. Thời gian qua xã đã thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội theo chính sách của Nhà nước như: chương trình cấp lương thực cho các hộ nghèo, chương trình hỗ trợ người nghèo ăn tết, chương trình trợ cước trợ giá đối với giống cây trồng vật nuôi mới, chương trình kiên cố hoá trường lớp học, chương trình phát thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho hộ nghèo, chương trình xoá nhà tạm bợ, nhà dột nát, chương trình kiên cố hoá kênh mương, kiên cố hoá đường giao thông nông thôn, chương trình nước sạch nông thôn, chương trình vay vốn từ NHCSXH huyện… Nhìn chung, kết quả thực hiện các chương trình hỗ trợ trên đã đi vào cuộc sống, giúp hỗ trợ nâng cao đời sống đối với các hộ nghèo, các hộ gia đình chính sách, giúp giảm dần cách biệt đời sống giữa các nhóm hộ và đặc biệt một số chương trình đã giúp cải thiện chất lượng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ tốt hơn nhu cầu đời sống và sinh hoạt của nhân dân trong xã. 6.2. Đánh giá chung. 6.2.1. Những kết quả đạt được Những năm qua Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Buôn Choáh đã ra sức thi đua tích cực xây dựng kinh tế - xã hội, làm cho bộ mặt nông thôn của xã đã có nhiều đổi thay đáng kể: - Đảng bộ và chính quyền xã được người dân tin tưởng. - Lực lượng lao động trẻ dồi dào, đây là yếu tố quan trọng cho quá trình hiện đại hoá công nghiệp hoá nông thôn. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã năng động nhiệt huyết đã được nhân dân.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> tín nhiệm tin tưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. 6.2.2. Những tồn tại, hạn chế và khó khăn - Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, do phụ thuộc rất lớn vào ngành nông nghiệp, mà ngành nông nghiệp luôn chịu sự chi phối lớn của tự nhiên và giá cả thị trường, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm. - Năng suất và chất lượng các sản phẩm sản xuất trên địa bàn không cao, tình hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp diễn ra còn manh mún, chưa tập trung, ngành chăn nuôi chưa phát triển mạnh. - Các ngành kinh tế phi nông nghiệp mặc dù đã hình thành, nhưng tốc độ phát triển chưa cao, tỷ trọng cơ cấu kinh tế của các ngành này còn quá thấp và đến nay hầu như sự phát triển của ngành vẫn mang tính tự phát, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao (25% hộ nghèo). - Hệ thống giao thông thôn xóm, đường nội đồng hiện nay phần lớn là đường đất, mùa mưa đi lại khá khó khăn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và đời sống sản xuất của người dân. - Nguồn điện an toàn chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Vẫn tồn tại tình trạng các hộ dân không có đường dây hạ thế, phải tự kéo điện từ đường dây chính vào nhà cách vài trăm mét (trụ gỗ, dây không đủ tải…) - Hiện xã chưa có nhà văn hóa xã và chưa được đầu tư xây dựng công trình thể thao theo đúng tiêu chuẩn nào, nên các phong trào văn hoá, văn nghệ và thể dục thể thao hoạt động còn hạn chế. - Trang thiết bị của trạm y tế xã còn thiếu, ảnh hưởng không tốt đến việc khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã. - Môi trường nông thôn chưa đảm bảo như: chưa có hệ thống thu gom và xử lý rác thải, hầu hết các công trình chăn nuôi của các hộ còn chưa hợp vệ sinh, tỷ lệ các hộ có đủ 3 công trình nhà tắm, hố xí, bể nước đạt tiêu chuẩn còn thấp. Để xây dựng thành công nông thôn mới trên địa bàn xã Buôn Choah cần phải đầu tư, khắc phục những yếu kém còn tồn tại đã nêu trên.. THỰC TRẠNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NĂM 2012.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> TT. I. 1. II. 2. 3. 4. 5. 6. 7. Mô tả tiêu chí. Quy định của Bộ tiêu chí quốc gia (Khu vực Tây nguyên). Thực trạng của xã so với các tiêu chí nhỏ. 1.1. Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển SX nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, TTCN, dịch vụ. Đạt. Đạt. 1.2. Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng KTXH- Môi trường. Đạt. Đạt. 1.3. Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh bảo tồn được bản sắc văn hoá tốt đẹp. Đạt. Đạt. 100%. 39,3%. 70%. 7,5%. 100% (50% cứng hóa). 0%. 70%. 0%. Đạt. Đạt. Tiêu chí. Thực trạng của xã so với 19 tiêu chí lớn. QUY HOẠCH. Quy hoạch. Đạt. HẠ TẦNG KINH TẾ-XÃ HỘI. Giao thông. Thủy lợi. Điện. Trường học. 2.1. Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hoá hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 2.2. Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. 2.3. Tỷ lệ km đường ngõ xóm sạch và không lầy lội trong mùa mưa. 2.4. Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hoá, xe cơ giới đi lại thuận tiện. 3.1. Hệ thống thuỷ lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu SX và dân sinh. Chợ. Đạt. 3.2. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá. 45%. 56%. 4.1. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện. Đạt. Đạt. 4.2. Tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn. 98%. 85%. Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có CSVC đạt chuẩn quốc gia. 70%. 0%. 6.1. Tỷ lệ Nhà văn hoá và khu thể thao xã đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VHTT-DL. Đạt. Chưa. Cơ sở văn hóa 6.2. Tỷ lệ thôn có nhà văn hoá và khu thể thao thôn đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ VH-TT-DL Tỷ lệ chợ đạt chuẩn theo tiêu chí của Bộ Xây dựng so với tổng số chợ toàn huyện. Chưa đạt. Chưa Đạt. Chưa Đạt. Chưa Đạt 100% Đạt. 66% Chưa. Chưa Đạt.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 8. 9 III 10. Bưu Điện. Nhà ở Dân cư. 8.1. Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông.. Đạt. 8.2. Tỷ lệ xã có Internet đến thôn. Đạt. 9.1. Nhà tạm, dột nát 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng. Đạt Chưa Đạt. Không. Chưa 4,6% Chưa Đạt. 75%. 28,4%. 1,3 lần. 0,7 lần. Chưa đạt. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT Thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh. 11. Tỷ lệ hộ Tỷ lệ hộ nghèo nghèo. 7%. 25%. Chưa Đạt. 12. Cơ cấu lao động. 40%. 95,6%. Chưa Đạt. 13. Hình thức tổ Có Tổ hợp tác hoặc HTX hoạt động có chức hiệu quả sản xuất. Có. Không. Chưa Đạt. IV. VĂN HOÁ-XÃ HỘI-MÔI TRƯỜNG 14.1. Phổ cập giáo dục trung học. Đạt. Đạt. 14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học THPT (Phổ thông, bổ túc, học nghề). 70%. 90%. 14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo. >20%. 4,5%. 15.1. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm Y tế. 20%. 70%. 15.2. Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đạt. Chưa. Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt Văn hóa tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL. Đạt. 66%. 17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia. 85%. 58%. 17.2. Tỷ lệ cơ sở SX-KD đạt tiêu chuẩn về môi trường. Đạt. Chưa. 17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp. Đạt. Chưa. 17.4. Tỷ lệ nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch so với số nghĩa trang toàn huyện. Đạt. Chưa. 17.5. Chất thải được thu gom và xử lý theo quy định. Đạt. Chưa. 14. 15. 16. 17. V. Giáo dục. Y tế. Môi trường. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ. Chưa Đạt. Chưa Đạt. Chưa Đạt. Chưa Đạt.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> 18. 19. Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh. 18.1. Tỷ lệ cán bộ xã đạt chuẩn. Đạt. Đạt. 18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định. Đạt. Đạt. 18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn "trong sạch vững mạnh". Đạt. Chưa. 18.4. Các tổ chức đoàn thể chính trị của xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. Đạt. Chưa. Đạt. Đạt. An ninh trật tự An ninh trật tự xã hội được giữ vững xã hội. Chưa Đạt. PHẦN III NỘI DUNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2012 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030. Đạt.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> I. MỤC TIÊU. 1. Mục tiêu chung: Xây dựng xã Buôn Choah đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới, thể hiện các đặc trưng: có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng nâng cao; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, có hình thức sản xuất phù hợp gắn phát triển nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; điểm dân cư nông thôn được xây dựng theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, văn minh, giàu bản sắc dân tộc; trình độ dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, nâng cao sức mạnh của hệ thống chính trị ở xã, thôn, buôn dưới sự lãnh đạo của Đảng. 2. Mục tiêu cụ thể theo từng giai đoạn từ năm 2012 – 2020 và định hướng đến năm 2030 2.1. Giai đoạn 2012 – 2015: - Tiêu chí 1: Quy hoạch; - Tiêu chí 3: Thủy lợi; - Tiêu chí 4: Điện; - Tiêu chí 8: Bưu điện; - Tiêu chí 10: Thu nhập bình quân; - Tiêu chí 15: Y tế; - Tiêu chí 16: Văn hóa; - Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị - Tiêu chí 19: Giữ vững trật tự an ninh - XH; 2.2. Giai đoạn 2016 – 2020 - Tiêu chí 2: Giao thông; - Tiêu chí 5: Trường học; - Tiêu chí 6: Cơ sở văn hóa; - Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư; - Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo - Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức SX; - Tiêu chí 14: Giáo dục; - Tiêu chí 17: Môi trường;.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> 2.3. Sau năm 2020 - Tiêu chí 7: Chợ; - Tiêu chí 12: Cơ cấu lao động; * Trong năm 2012 UBND xã thực hiện công tác tuyên truyền chương trình xây dựng nông thôn mới đến từng hộ dân trên địa bàn xã và tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình xây dựng chưa hoàn thiện. Phấn đấu giai đoạn 2012 – 2015 đạt 9 tiêu chí. - Trong năm 2012 UBND xã đã phấn đấu đạt được 03 tiêu chí đó là: tiêu chí thứ 1: Quy hoạch và thực hiện theo quy hoạch của xã; tiêu chí thứ 3: Tiêu chí về thủy lợi; tiêu chí thứ 19: Giữ vững an ninh trật tự - xã hội; - Trong năm 2013 UBND xã phấn đấu đạt 02 tiêu chí đó là: tiêu chí thứ 16: Văn hóa; Tiêu chí 10: Thu nhập bình quân. - Trong năm 2014 UBND xã phấn đấu đạt được 02 tiêu chí đó là: Tiêu chí 4: Điện; tiêu chí thứ 15: Y tế; - Trong năm 2015 UBND xã phấn đấu đạt được 02 tiêu chí đó là: Tiêu chí số 9: Bưu điện; Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị - Khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động cho phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. - Cải tạo, phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng xã Buôn Choah có kinh tế phát triển, có hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiên tiến, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội nông thôn lành mạnh, an toàn, dân chủ, công bằng, văn minh, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG HOÀN THÀNH TIÊU CHÍ THEO TỪNG NĂM GIAI ĐOẠN 2012 – 2020, SAU 2020.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> TT. Chỉ tiêu. Năm 2012. Năm 2013. Năm 2014. Năm 2015. 2016 2020. Sau năm 2020. Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt 28,40%. Duy trì Chưa đạt Duy trì Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt 35,00%. Duy trì Chưa đạt Duy trì. Duy trì Chưa đạt Duy trì. Duy trì. Duy trì. Đạt. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Đạt. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt 40,00%. Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt. Đạt. Duy trì. Đạt. Duy trì. Chưa đạt. Đạt. Đạt. Duy trì. Duy trì. 54,00%. Đạt. Duy trì. 18,2. Đạt. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Duy trì. 25,00%. 18,00%. 15,00%. 10,00%. Đạt. Duy trì. 95,50% Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt. 91,20% Chưa đạt Chưa đạt Chưa đạt. 89,70% Chưa đạt Chưa đạt. 88,00% Chưa đạt Chưa đạt. 70%. Đạt. Đạt. Duy trì. Đạt. Duy trì. Đạt. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Đạt. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Chưa đạt. Chưa đạt. Chưa đạt. Đạt. Duy trì. 1. Quy và thực hiện quy hoạch. 2. Giao thông. 3. Thủy lợi. 4. Điện. 5. Trường học. 6. Cơ sở vật chất văn hóa. 7. Chợ. 8. Bưu điện. 9. 11 12. Nhà ở dân cư Thu nhập bình quân/người (Triệu đồng) Hộ nghèo Cơ cấu lao động. 13. Hình thức tổ chức sản xuất. 14. Giáo dục. 15. Y tế. 16. Văn hóa. 17. Môi trường. 18. Hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh. Chưa đạt. Chưa đạt. Chưa đạt. Đạt. Duy trì. Duy trì. 19. An ninh trật tự xã hội. Đạt. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Duy trì. Duy trì. 10. II. NỘI DUNG CỤ THỂ: 1. Hoàn chỉnh Quy hoạch nông thôn mới: a. Mục tiêu: Xây dựng hoàn chỉnh toàn bộ các loại quy hoạch để thực hiện theo đúng quy hoạch góp phần bố trí các loại quỹ đất một cách hợp lý. Nhằm giúp cho công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã có định hướng phát triển theo đúng quy trình. b. Giải pháp thực hiện: Duy trì và bổ sung các quy hoạch đã có trên hai lĩnh vực: Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 2. Phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn. 2.1. Giao thông: a. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Đến năm 2013: 100% đường liên xã được nhựa và bê tông hóa hết. Đến năm 2016 đường liên thôn được 70% cứng hóa, đến năm 2020 đường nội thôn, trục chính nội đồng được cứng hóa 50% b. Nội dung thực hiện: - Thời gian thực hiện: 2013 – 2020: Tập trung phát triển các mạng lưới giao thông của xã gồm: cải tạo, nâng cấp và làm mới các đường trục chính liên thôn; và các tuyến đường trục chính nội đồng, bao gồm: Tổng số 35 tuyến giao thông liên thôn, nội thôn, trục chính nội đồng tổng chiều dài 36,8 km. + Cải tạo, nâng cấp: 32 tuyến; trong đó: có 07 tuyến liên thôn với chiều dài 13,3 km, 25 tuyến nội thôn và nội đồng với chiều dài 20,10 km + Làm mới: 3 tuyến đường nội đồng với tổng chiều dài 2,8 km CÁC TUYẾN ĐƯỜNG LIÊN THÔN, NỘI THÔN VÀ TRỤC CHÍNH NỘI ĐỒNG TT I 1 2 3 4 5 6 7 II 1. Tuyến đường Nâng cấp Đường liên thôn Bình Giang - Ninh Giang Ninh Giang - Nam Tiến Nam Tiến - Thanh Sơn Thanh Sơn – Cao sơn Ninh Giang – Cao Sơn Nam Tiến – Cao Sơn Buôn Choah – Cao Sơn Tổng cộng: Nâng Đường trục chính nội đồng Từ đầu đường nhà ông Ma Cáp đến trạm bơm số 1. Địa chỉ. Dài Rộng Dày (km) (m) (cm) 2,1 2,0 1,3 1,5 0,6 1,8 4,0 13,3. 5 5 5 5 5 5 5. 15 15 15 15 15 15 15. Thôn Buôn Choah. 1. 3. 15. 2. Từ Ngã ba đất nhà ông Tư thôn Cao sơn đến đất nhà ông Nguyễn Tiến Đại (Khu láng 1). Thôn Cao Sơn. 1,1. 4. 15. 3. Từ nhà ông Bình đến nhà ông Hà Văn Thành và ông Phùng Tuấn Đăng. Thôn Buôn Choah. 1,5. 3.5. 15. Từ nhà ông Lương Ích Định đến nhà ông Lương Văn Đoàn Từ trạm bơm 3 đến đất nhà ông Thành Từ nhà ông Nguyễn Hồng Phước đến trạm bơm 3. Thôn Cao Sơn. 1. 3. 15. Thôn NinhGiang. 0,4. 3. 15. Thôn NinhGiang. 1,2. 5. 15. 7. Từ Nịnh Văn Ít đến giáp ruộng nhà ông Triệu Sinh An. Thôn NinhGiang. 1,1. 3. 15. 8. Từ Mương trạm bơm số 3 đến ruộng nhà ông La Văn Cầu. Thôn NinhGiang. 0,4. 3. 15. 4 5 6.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19. Từ giáp trạm bơm số 3 đến ruộng nhà ông Lực Từ trạm bơm số 3 đến đầu ruộng nhà ông La Văn Vùng Từ giáp đường liên xã đến ruộng nhà ông Đinh Văn Tạm Từ Ngã ba nhà ông Pha đến Ngã tư nhà ông Lượng Ngã tư nhà ông Lương đến nhà ông Ngọc Từ nhà ông Phạm Văn Sổ đến ngã tư đi cánh đồng 15 ha Từ nhà ông Lê Minh Tâm đến ngã ba đường đi cánh đồng 15 ha Từ nhà ông Nguyễn Văn Hùng đi đến nhà ông Vũ Chí Điền Từ dốc nhà ông phong đến cầu nhà ông Hương Từ ruộng nhà ông Lai đến ruộng ông Nở Từ Ngã từ ruộng nhà ông Lợi đến cánh đồng 15 ha. Thôn NinhGiang. 0,7. 3. 15. Thôn NinhGiang. 1. 3. 15. Thôn NinhGiang. 0,5. 3. 15. Thôn Bình Giang. 1,5. 3,5. 15. Thôn Bình Giang. 0,7. Thôn Bình Giang. 0,17. 3,5. 15. Thôn Bình Giang. 0,29. 3,5. 15. Thôn Bình Giang. 0,63. 3,5. 15. Thôn Bình Giang Thôn Bình Giang. 0,82 0,38. 3,5 3,5. 15 15. Thôn Bình Giang. 0,72. 3,5. 15. 20. Từ nhà ông Nguyễn Văn Hùng đến nhà ông Đỗ Văn Sản. Thôn Nam Tiến. 1,2. 3.5. 15. 21. Từ nhà ông Hứa Văn Buổi đến nhà ông Nông Văn Ngậu. Thôn Cao Sơn. 0,5. 3.5. 15. Thôn Thanh Sơn. 0,5. 3.5. 15. IV. Từ nhà ông Nông Văn Ngậu đến nhà ông Đỗ Văn Sản Tổng cộng Nâng cấp Đường nội thôn Từ giáp đường liên xã (Đường tránh lũ) nhà ông Chu Ngọc Kim đến ngã ba trước nhà ông Linh Văn nhất Từ giáp đường liên thôn đến nhà ông Đinh Đăng Linh Từ giáp đường liên thôn đến nhà ông Khanh Từ đường liên thôn đến nhà ông Hương Tổng cộng Làm mới đường trục chính nội đồng. 1. Đất nhà ông Viêm đến trước cửa nhà ông Vận. 22 III 1 2 3 4. 2 3. Nối từ đường ra hội trường thôn Thanh Sơn (Đất nhà ông Hàn) đến giáp tuyến đường đi Láng nhà ông Tiền Sau lưng sân bóng đi qua Bầu sen tiếp giáp với đường tránh lũ Tổng cộng:. 17,3. Thôn Buôn Choah. 0,7. 3.5. 15. Thôn NinhGiang. 0,04. 3. 15. Thôn NinhGiang Thôn NinhGiang. 0,2 0,08 1,02. 3 3 3 3. 15 15 15 15. Cao Sơn. 0,8. 3. 15. Thanh Sơn. 1. 3. 15. Buôn Choah. 1. 3. 15. 2,8. CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> TT. Tuyến đường. I 1 II. Nâng cấp Đường liên thôn Nam Tiến – Cao Sơn Nâng Đường trục chính nội đồng Từ đầu đường nhà ông Ma Cáp đến trạm bơm số 1 Từ Ngã ba đất nhà ông Tư thôn Cao sơn đến đất nhà ông Nguyễn Tiến Đại (Khu láng 1) Từ nhà ông Lương Ích Định đến nhà ông Lương Văn Đoàn Từ trạm bơm 3 đến đất nhà ông Thành Từ giáp trạm bơm số 3 đến ruộng nhà ông Lực Từ nhà ông Nguyễn Hồng Phước đến trạm bơm 3 Từ Ngã ba nhà ông Pha đến Ngã tư nhà ông Lượng Từ nhà ông Phạm Văn Sổ đến ngã tư đi cánh đồng 15 ha. 1 2 3 4 5 6 7 8. Từ nhà ông Lê Minh Tâm đến ngã ba đường đi cánh đồng 15 ha. 9 10 11 12 13 14 III. Từ nhà ông Nguyễn Văn Hùng đi đến nhà ông Vũ Chí Điền Từ nhà ông Nguyễn Văn Hùng đến nhà ông Đỗ Văn Sản Từ nhà ông Hứa Văn Buổi đến nhà ông Nông Văn Ngậu Từ nhà ông Nông Văn Ngậu đến nhà ông Đỗ Văn Sản Từ ruộng nhà ông Lai đến ruộng ông Nở Nâng cấp tuyến đường nội thôn Từ giáp đường liên thôn xã buôn Choah đến nhà ông Đinh Đăng Linh Từ giáp đường liên thôn đến nhà ông Khanh Từ đường liên thôn đến nhà ông Hương. 1 2 3 4. Quy mô Đường bê tông. Địa chỉ. Dài (km). Rộng Dày (m) (cm). Năm thực hiện. 1,8. 5. 15. 2014. Thôn Buôn Choah. 1. 3. 15. 2013. Thôn Cao Sơn. 1,1. 4. 15. 2014. Thôn Cao Sơn. 1. 3. 15. 2015. Thôn NinhGiang. 0,4. 3. 15. 2014. Thôn NinhGiang. 0,7. 3. 15. 2014. Thôn NinhGiang. 1,2. 5. 15. 2015. Thôn Bình Giang. 1,5. 3,5. 15. 2014. Thôn Bình Giang. 0,174. 3,5. 15. 2015. Thôn Bình Giang. 0,287. 3,5. 15. 2015. Thôn Bình Giang. 0,632. 3,5. 15. 2015. Thôn Nam Tiến. 1,2. 3.5. 15. 2014. Thôn Cao Sơn. 0,5. 3.5. 15. 2014. Thôn Thanh Sơn. 0,5. 3.5. 15. 2014. Thôn Bình Giang. 0,379. 3,5. 15. 2015. Thôn NinhGiang. 0,04. 3. 15. 2013. Thôn NinhGiang. 0,2. 3. 15. 2013. Thôn NinhGiang. 0,08. 3. 15. 2013. Từ nhà ông Mạnh đến nhà ông Yên. 2,4. 2012. CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 TT. Tuyến đường. I. Nâng cấp Đường liên thôn. Địa chỉ. Dài (km). Rộng Dày (m) (cm). Năm thực hiện.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 1 2 3 4 5 6 II 8 3 7 10 11 13 17 19 III 1. Bình Giang - Ninh Giang Ninh Giang – Nam Tiến Nam Tiến – Thanh Sơn Thanh Sơn - Cao sơn Ninh Giang – Cao Sơn Buôn Choah – Cao Sơn Nâng Đường trục chính nội đồng Từ Mương trạm bơm số 3 đến ruộng nhà ông La Văn Cầu. Thôn NinhGiang. Từ nhà ông Bình đến nhà ông Hà Văn Thành và ông Phùng Tuấn Đăng Từ Nịnh Văn Ít đến giáp ruộng nhà ông Triệu Sinh An. Thôn Buôn Choah Thôn NinhGiang. Từ trạm bơm số 3 đến đầu ruộng nhà ông La Văn Vùng. Thôn NinhGiang. Từ giáp đường liên xã đến ruộng nhà ông Đinh Văn Tạm Ngã tư nhà ông Lương đến nhà ông Ngọc Từ dốc nhà ông phong đến cầu nhà ông Hương Từ Ngã tư ruông nhà ông Lợi đến cánh đồng 15 ha Nâng cấp Đường nội thôn Từ giáp đường liên xã (nhà ông chu Ngọc Kim) đến ngã ba trước nhà ông Linh Văn nhất. Thôn NinhGiang Thôn Bình Giang Thôn Bình Giang Thôn Bình Giang Thôn Buôn Choah. 2,1 2,0 1,3 1,5 0,6 4,0. 5 5 5 5 5 5. 15 15 15 15 15 15. 2017 2016 2016 2016 2017 2019. 0,4. 3. 15. 2016. 1,5. 3.5. 15. 2016. 1,1. 3. 15. 2017. 1. 3. 15. 2019. 0,5. 3. 15. 2020. 0,7. 2020. 0,816. 3,5. 15. 2017. 0,724. 3,5. 15. 2016. 0,7. 3.5. 15. 2017. * Giải pháp thực hiện về giao thông: + Lập kế hoạch đề nghị Nhà nước hỗ trợ ngân sách hàng năm. + Huy động đóng góp của nhân dân các thôn, buôn bằng tiền mặt hoặc hiến đất, không nhận đền bù tiền đất… + Kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ và đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã. c. Kinh phí thực hiện: 31,426 tỷ đồng, bao gồm: - Ngân sách địa phương: 21,368 tỷ đồng (68%) - Dân, cộng đồng đóng góp: 10,058 tỷ đồng (32%) KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2020. TT. Tuyến đường. Thành tiền (Tr.đồng). Phân kỳ đầu tư hàng năm. Vốn ngân. Dân đóng.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> sách 2012 I II III IV. Nâng cấp tuyến Đường liên thôn Nâng cấp Đường trục chính nội đồng Nâng cấp tuyến đường nội thôn Làm mới đường trục chính nội đồng Tổng công:. 2013. 10.640. 2016 2020. 2015. 1.440. 13.850 2.176. 2014. 800,0 1.920. 4.720. 2.937,6. 9.200. 7.448. 3.19 2. 5.392. 9.694,0. 4.15 5. 256,0. 4.760. 1.500,0. góp. 2.700,0. 56 0. 1.916,0. 821,0. 2.310,0. 1.890,0. 21.368. 10.058. 31.426. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2012- 2015 TT. Tuyến đường. Thành tiền (Tr.đồng). I. Nâng cấp tuyến Đường liên thôn. 1.440,0. 1. Nam Tiến – Cao Sơn. 1.440,0. Phân kỳ đầu tư hàng năm 2012. 2013. 2014. 2015. 0. 0. 1.440. 0. 1.440. Vốn ngân sách. Dân đóng góp. 1.008. 432. 1.008. 432. 5.920,3. 2.537,3. 560. 240. 616. 264. 560. 240. 0,0. II. Nâng cấp Đường trục chính nội đồng. 8.457,6. 1. Từ đầu đường nhà ông Ma Cáp đến trạm bơm số 1. 800,0. 2. Từ Ngã ba đất nhà ông Tư thôn Cao sơn đến đất nhà ông Nguyễn Tiến Đại (Khu láng 1). 880,0. 3. Từ nhà ông Lương Ích Định đến nhà ông Lương Văn Đoàn. 800,0. 4 5. Từ trạm bơm 3 đến đất nhà ông Thành Từ giáp trạm bơm số 3 đến ruộng nhà ông Lực. 0,0. 800,0. 4.720. 2.937,6. 800. 880. 800. 320,0. 320. 224. 96. 560,0. 560. 392. 168. 672. 288. 840. 360. 97,44. 41,76. 6. Từ nhà ông Nguyễn Hồng Phước đến trạm bơm 3. 960,0. 7. Từ Ngã ba nhà ông Pha đến Ngã tư nhà ông Lượng. 1.200,0. 8. Từ nhà ông Phạm Văn Sổ đến ngã tư đi cánh đồng 15 ha. 139,2. 960 1.200. 139,2.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 9. Từ nhà ông Lê Minh Tâm đến ngã ba đường đi cánh đồng 15 ha. 229,6. 229,6. 160,72. 68,88. 10. Từ nhà ông Nguyễn Văn Hùng đi đến nhà ông Vũ Chí Điền. 505,6. 505,6. 353,92. 151,68. 11. Từ nhà ông Nguyễn Văn Hùng đến nhà ông Đỗ Văn Sản. 960,0. 960. 672. 288. 12. Từ nhà ông Hứa Văn Buổi đến nhà ông Nông Văn Ngậu. 400,0. 400. 280. 120. 13. Từ nhà ông Nông Văn Ngậu đến nhà ông Đỗ Văn Sản. 400,0. 400. 280. 120. 14. Từ ruộng nhà ông Lai đến ruộng ông Nở. 303,2. 212,24. 90,96. III. Nâng cấp tuyến đường nội thôn. 256,0. 1.523,2. 652,8. 2.176,0. 303,2 1.920. 1. Từ giáp đường liên thôn xã buôn Choah đến nhà ông Đinh Đăng Linh. 32,0. 32. 22,4. 9,6. 2. Từ giáp đường liên thôn đến nhà ông Khanh. 160,0. 160. 112. 48. 3. Từ đường liên thôn đến nhà ông Hương. 64,0. 64. 44,8. 19,2. 4. Từ nhà ông Mạnh đến nhà ông Yên. 1.920. 1.920. 1344. 576. IV. Làm mới đường trục chính nội đồng. 4.200,0. 0,0. 2.700,0. 2.310,0. 1.890,0. 1. Đất nhà ông Viêm đến trước cửa nhà ông Vận. 1.200,0. 1.20 0. 660. 540. 2. Nối từ đường ra hội trường thôn Thanh Sơn (Đất nhà ông Hàn) đến giáp tuyến đường đi Láng ông Tiền. 1.500,0. 825. 675. 3. Sau lưng sân bóng thôn đi qua Bầu sen tiếp giáp với đường tránh lũ. 1.500,0. 825. 675. Dân đóng góp 2.760,0. 0,0. 1.500,0. 1.500. 1.50 0. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020. TT. Tuyến đường. Thành tiền (Tr.đồng). I. Nâng cấp đường liên thôn. 9.200,0. 1. Bình Giang - Ninh Giang. 1.680,0. 2 3 4. Ninh Giang – Nam Tiến Nam Tiến - Thanh Sơn Thanh Sơn - Cao sơn. 1.600,0 1.040,0 1.200,0. Phân kỳ đầu tư hàng năm 2016. 2017. 2018. 2019. 2020. Vốn ngân sách. 3.840,0. 2.160,0. 0,0. 3.200,0. 0,0. 6.440,0. 1.68 0 1.600 1.040 1.200. 1.176. 504. 1.120 728 840. 480 312 360.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> 5. Ninh Giang - Cao Sơn. 6. Buôn Choah – Cao Sơn Nâng cấp Đường trục chính nội đồng Từ Mương trạm bơm số 3 đến ruộng nhà ông La Văn Cầu Từ nhà ông Bình đến nhà ông Hà Văn Thành và ông Phùng Tuấn Đăng Từ Nịnh Văn Ít đến giáp ruộng nhà ông Triệu Sinh An Từ trạm bơm số 3 đến đầu ruộng nhà ông La Văn Vùng Từ giáp đường liên xã đến ruộng nhà ông Đinh Văn Tạm Ngã tư nhà ông Lương đến nhà ông Ngọc Từ dốc nhà ông phong đến cầu nhà ông Hương Từ Ngã tư ruông nhà ông Lợi đến cánh đồng 15 ha. II 1 2. 3. 4 5 6 7 8. 48. 480,0. 336. 144. 2.240. 960. 3.774. 1.618. 320. 224. 96. 1.200. 840. 360. 616. 264. 560. 240. 280. 120. 392. 168. 457. 196. 405. 174. 0. 3.200,0. 5.392,0 320,0. 1.200,0. 3.200 2.099. 1.53 3. -. 800. 88. 880,0. 0. 800,0. 800 40. 400,0. 0 56. 560,0. 0 652, 8. 652,8 579,2. 579. -. III. Nâng cấp Đường nội thôn. 560,0. 1. Từ giáp đường liên xã (nhà ông chu Ngọc Kim) đến ngã ba trước nhà ông Linh Văn Nhất. 560,0. 96 0. 56 0. -. -. -. 56. 39 2 392. 0. 2.2. Thuỷ lợi: a. Mục tiêu: Hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi nội đồng đáp ứng tốt nhu cầu tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. b. Nội dung thực hiện: - Thời gian thực hiện từ 2012 – 2020: Nâng cấp và xây mới 13,6 km tuyến kênh Bêtông, trong đó nâng cấp 11,6 km, xây mới 2 km, nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho nhân dân trong xã. - Xây dựng mới 03 trạm bơm điện tại thôn Nam Tiến, Bình Giang, Buôn Choah, xây mới 2 km kênh mương kiên cố phục vụ cho 100 ha lúa ở các thôn Bình Giang và Buôn Choah. HỆ THỐNG THỦY LỢI CẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 TT. Hạng mục. Địa chỉ. Quy mô Rộng Dài (m) (m). Cao (m). Năm thực hiện. 168. 168.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> I. II 1 2 3 4 5 6 7 8 9. 10. 11. 12. 13 14 15 16. Trạm bơm điện Trạm bơm Bình Giang Trạm bơm Nam Tiến Trạm bơm Buôn Choah Mương tưới Mương, tưới, tiêu thôn Bình Giang Mương tưới thôn Buôn Choah (Khu vực Cù lao cát) Nối từ mương bê tong trạm số 01 qua đất nhà ông Lý Văn Bù đến mương tiêu Từ đất ông Chu Ngọc Kim đến đất ông Hoàng Văn Hùng Từ đất ông Trần Mạnh Thắng đến đất ông Ma Pó Từ đất ông Vi Văn Thành đến đất ông Vi Văn Thiệu Nối mương bêtông trạm số 01 qua đất ông Dòi Đất Ma Choi đến đất Mị Khối Nối mương bêtông trạm số 01 qua đất ông Lương Văn Chăm giáp mương tiêu bầu Sen Nối mương bê tông Trạm số 01 qua đất nhà ông Hoàng Văn Hùng đến khu đất 132 Nối mương bê tông trạm số 01 qua đất bà Lê Thị Hợp đến đất ông Luân Văn Quyết Từ đất nhà ông Hoàng Văn Vận đến đất nhà ông Trương Lộc Bờ Nối mương bê tông trạm số 02 qua đất ông Nguyễn Văn An Nối tiếp mương bê tông đến đất ông Toàn Từ đất nhà ông Vận đến đất nhà ông Viêm Từ đất nhà ông Hoàng Văn Láng đến đất nhà ông Bế Văn Bao. Thôn Bình Giang Thôn Nam Tiến Thôn Buôn Choah. 2013 2015 2013. Thôn Bình Giang. 600. 3. 1,2. 2012. Thôn Buôn Choah. 1000. 0,6. 0,6. 2013. Thôn Buôn Choah. 250. 0,6. 0,6. 2018. Thôn Buôn Choah. 1000. 0,6. 0,6. 2017. Thôn Buôn Choah. 400. 0,6. 0,6. 2015. Thôn Buôn Choah. 300. 0,6. 0,6. 2018. Thôn Buôn Choah. 200. 0,6. 0,6. 2019. Thôn Buôn Choah. 200. 0,6. 0,6. 2015. Thôn Buôn Choah. 300. 0,6. 0,6. 2020. Thôn Buôn Choah. 500. 0,6. 0,6. 2017. Thôn Buôn Choah. 500. 0,6. 0,6. 2016. Thôn Cao Sơn. 400. 0,6. 0,6. 2014. Thôn Cao Sơn. 100. 0,6. 0,6. 2017. Thôn Cao Sơn. 700. 0,6. 0,6. 2015. Thôn Cao Sơn. 800. 0,6. 0,6. 2019. Cao Sơn. 600. 0,6. 0,6. 2015.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 17. Từ đất nhà ông Nông Văn Chỏn đến đất nhà ông Hà Văn Bật. Cao Sơn. 550. 0,6. 0,6. 2017. 18. Từ mương bê tông trạm số 03 đến đất nhà ông Đào Văn Vỹ. Ninh Giang. 300. 0,6. 0,6. 2013. 19. Từ mương bê tông trạm số 3 đến đất nhà ông Lã Vân Phương Phương. Ninh Giang. 600. 0,6. 0,6. 2018. Ninh Giang. 400. 0,6. 0,6. 2014. Ninh Giang. 600. 0,6. 0,6. 2013. Bình Giang. 700. 0,6. 0,6. 2017. Bình Giang. 300. 0,6. 0,6. 2018. Bình Giang. 350. 0,6. 0,6. 2017. 3. 3. 2015. 3. 3,0 0. 2012. Từ mương bê tông trạm số 3 đến đất nhà ông Nguyễn Sỹ Tiến Từ mương bê tông trạm số 03 đến đất nhà ông Đỗ Ngọc An Từ cầu (gần đất nhà ông Hà) đến đất nhà ông Nở Từ ngã tư đi cánh đông 15 ha đến đất ông Nở Trước cửa nhà ông Hùng nối tiếp mương bê tông trạm số 03. 20. 21 22 23 24. 13.65 0. Tổng cộng: III. Kênh tiêu Kênh tiêu thôn Bình Giang (Bầu bà Hém). 1 2. Kênh tiêu thôn Nam Tiến. Bình Giang Thôn Nam Tiến. 70 0 1. * Giải pháp thực hiện về thủy lợi: + Lập kế hoạch đề nghị Nhà nước hỗ trợ ngân sách hàng năm. + Huy động đóng góp của nhân dân các thôn, buôn bằng tiền mặt hoặc hiến đất, không nhận đền bù tiền đất… c. Kinh phí thực hiện: 13,1 tỷ đồng, cụ thể: - Trạm bơm điện: 3 tỷ đồng, ngân sách nhà nước 100% - Mương tưới và tiêu: 10,1 tỷ đồng + Ngân sách Nhà nước: 7,405 tỷ đồng. (73%) + Dân, cộng đồng đóng góp: 2,569 tỷ đồng. (27%) KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ THỦY LỢI GIAI ĐOẠN 2012 – 2020 TT. Hạng mục. Thành tiền (Tr.đồng ). Phân kỳ đầu tư hàng. 2016 – 2020. Vốn ngân sách. Dân đóng góp.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> năm 2012. 2013. 2014. 2015. 0. 2.000. 0. 1.000. Xây mới. I. II 1 2. 3. 4 5 6 7 8 9. 10. 11. 12 13. Trạm bơm điện Trạm bơm Bình Giang Trạm bơm Nam Tiến Trạm bơm Buôn Choah Mương tưới Mương, tưới, tiêu thôn Bình Giang Mương tưới thôn Buôn Choah (Khu vực Cù lao cát) Nối từ mương bê tong trạm số 01 qua đất nhà ông Lý Văn Bù đến mương tiêu Từ đất ông Chu Ngọc Kim đến đất ông Hoàng Văn Hùng Từ đất ông Trần Mạnh Thắng đến đất ông Ma Pó Từ đất ông Vi Văn Thành đến đất ông Vi Văn Thiệu Nối mương bêtông trạm số 01 qua đất ông Dòi Đất Ma Choi đến đất Mị Khối Nối mương bêtông trạm số 01 qua đất ông Lương Văn Chăm giáp mương tiêu bầu Sen Nối mương bê tong Trạm số 01 qua đất nhà ông Hoàng Văn Hùng đến khu đất 132 Nối mương bê tong trạm số 01 qua đất bà Lê Thị Hợp đến đất ông Luân Văn Quyết Từ đất nhà ông Hoàng Văn Vận đến đất nhà ông Trương Lộc Bờ Nối mương bê tong trạm số 02 qua đất ông. 3.000 1.000 1.000 1.000 8.980. 750. 750. 750. 1.000. 0. 1.000. 0. 1.000 1.000. 1.000. 1.000. 1.540. 3.000. 1.000. 480. 2.340. 3.870. 6.461. 2.519. 700. 50. 700. 300. 150. 105. 45. 600. 420. 180. 168. 72. 180. 126. 54. 120. 84. 36. 84. 36. 180. 126. 54. 300. 210. 90. 300. 210. 90. 168. 72. 42. 18. 1.000. 240. 120. 240. 60.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 14 15 16. 17. 18. 19. 20. 21. 22 23 24. III. Nguyễn Văn An Nối tiếp mương bê tong đến đất ông Toàn Từ đất nhà ông Vận đến đất nhà ông Viêm. 420. 126. 336. 144. 252. 108. 231. 99. 126. 54. 252. 108. 168. 72. 252. 108. 840. 360. 420. 294. 126. 180. 126. 54. 210. 147. 63. 0. 944. 50. 294. 126. 650. 50. 480. Từ đất nhà ông Hoàng Văn Láng đến đất nhà ông Bế Văn Bao. 360. Từ đất nhà ông Nông Văn Chỏn đến đất nhà ông Hà Văn Bật Từ mương bê tông trạm số 03 đến đất nhà ông Đào Văn Vỹ Từ mương bê tông trạm số 3 đến đất nhà ông Lã Vân Phương Phương. 330. 180. 360. Từ mương bê tông trạm số 3 đến đất nhà ông Nguyễn Sỹ Tiến Từ mương bê tông trạm số 03 đến đất nhà ông Đỗ Ngọc An Từ nhà ông Thành đến nhà ông Ngọc Từ cầu (gần đất nhà ông Hà) đến đất nhà ông Nở Từ ngã tư đi cánh đông 15 ha đến đất ông Nở Trước cửa nhà ông Hùng nối tiếp mương bê tông trạm số 03 Kênh tiêu Kênh tiêu thôn Bình Giang (Bầu bà Hém) Kênh tiêu thôn Nam Tiến. 294. 240. 360. 1200. 1.120. 700. 0. 0. 420 420. 700. 700. 2.3. Điện: a. Mục tiêu: - Nâng tỷ lệ hộ sử dụng đỉện thường xuyên, an toàn từ mạng lưới điện quốc gia đạt 100%. - Hoàn chỉnh hệ thống điện đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và phục vụ sản xuất của các tổ chức, cá nhân. b. Nội dung thực hiện:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Nâng cấp 07 trạm biến áp trong toàn xã - Xây mới 02 trạm biến áp tại thôn Bình Giang và Buôn Choah - Xây mới 4 km đường dây hạ thế * Giải pháp thực hiện: + Đề nghị Nhà nước đầu tư nâng cấp các tuyến đường điện đảm bảo cho người dân được sử dụng điện được thường xuyên và an toàn từ các nguồn… + Vận động nhân dân cùng tham gia, hỗ trợ ngành điện trong quá trình thi công, xây dựng các công trình tại địa phương. c. Kinh phí thực hiện: 5,7 tỷ đồng, nguồn vốn 100% của doanh nghiệp KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 TT. 2015. 2016 2020. Vốn DN. Dân đóng góp. 700. 0. 1.400. 0. Phân kỳ đầu tư hàng năm. Thành tiền (Tr.đồng). 2012. 2013. 2014. Trạm biến áp Trạm biến áp thôn Buôn Choah (Khu vực nhà văn hóa cộng đồng) Trạm biến áp thôn Bình Giang (Gần nhà ông Nhân). 1.400. 0. 700. 0. Đường dây hạ thế 2 km thôn Buôn Choah 2 km thôn Bình Giang. 1.600. Hạng mục Xây mới. I. II 1 2. 700. 700. 700. 700. 700. 0. 800. 800. 0. 800. 700. 0. 800. 1.600. 0. 800 8. 800. 800. 00. Nâng cấp III. Trạm biến áp Trạm biến Buôn Choah Trạm biến Cao Sơn Trạm biến Thanh Sơn Trạm biến Nam Tiến Trạm biến Ninh Giang. áp thôn áp thôn áp thôn áp thôn áp thôn. Trạm biến áp thôn Bình Giang. 2.700 450 450. 0. 450. 0. 1.350. 450. 2.700 450. 450. 450. 450 450. 450. 450. 450. 50. 450. 900. 450 450. 4. 450. 450. 450. 0.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 2.4. Trường học: a. Mục tiêu: đảm bảo cho 100% số trẻ trong độ tuổi đi học được đến trường. b. Nội dung thực hiện: Thời gian từ 2012 – 2020: Kiên cố hoá trường, lớp, hoàn thiện các điều kiện về cơ sở vật chất trong hệ thống các trường học đạt chuẩn qui định. - Cải tạo, nâng cấp 25 phòng học ở các trường THCS Buôn Choah, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Mầm non chồi non. Bổ sung cơ sở vật chất, bàn ghế, thiết bị ánh sáng và thiết bị dạy học ở các điểm trường. - Xây dựng mới 05 phòng học trường THCS Buôn Choah, 10 phòng học trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân. Đồng thời xây dựng các phòng chức năng cho các trường học trên địa bàn xã. THỰC HIỆN XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 Quy TT Tên công trình ĐVT Năm thực hiện mô I. Trường THCS Buôn Choah. 1. Xây dựng mới nhà lớp học. 2 3. phòng. 5. 2016. Khối công trình thể thao Khối công trình phục vụ. CT CT. 1 1. 2016 2016. 4. Khối công trình hành chính. CT. 1. 2016. II. TrườngTH Nguyễn Viết Xuân. 1. Trường chính (TT xã) Phòng. 10. 2017. 1.2 Khối phục vụ học tập 1.3 Khối công trình thể thao 1.4 Khối công trình phục vụ. CT CT CT. 1 1 1. 2017 2017 2017. 1.5 Khối công trình hành chính. CT. 1. 2017. 2 Phân hiệu Ninh Giang 2.1 Khối phục vụ học tập 2.2 Khối công trình phụ trợ. CT CT. 1 1. 2015 2015. 1.1 Xây dựng mới nhà lớp học. III Trường Mầm non - Chồi non 1. Phân hiệu chính (TT xã).

<span class='text_page_counter'>(42)</span> 1.1 1.2 1.3 2 2.1 2.2 2.3. Khối công trình học tập Khối công trình phục vụ Khối sân, vườn, vui chơi Phân hiệu các thôn Khối công trình học tập Khối công trình phục vụ Khối sân, vườn, vui chơi. CT CT CT. 1 1 1. 2015 2015 2015. CT CT CT. 2 2 2. 2017 2017 2017. * Giải pháp thực hiện về trường học: + Lập kế hoạch đề xuất Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư hàng năm. + Xã hội hóa công tác giáo dục bằng công tác huy động nguồn đóng góp, ủng hộ của phụ huynh học sinh. + Lập kế hoạch đề nghị ngành giáo dục quan tâm hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ dạy và học tại các Trường. c. Kinh phí thực hiện: 6,750 tỷ đồng, bao gồm 100% Vốn ngân sách Nhà nước KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC GIAI ĐOẠN 2012 – 2020. TT I. Tên công trình Trường THCS Buôn Choah. 2016 2020. Vốn ngân sách. 1.850. 1.850. 1.850. 1.250. 1.250. 1.250. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 3.300. 3.700. 3.300. 3.300. 2.500. 2.500. 200. 200. 200. 200. Thành tiền (Tr.đ). 4. Xây dựng mới nhà lớp học Khối công trình thể thao Khối công trình phục vụ Khối công trình hành chính. II. TrườngTH Nguyễn Viết Xuân. 3.700. 1. Trường chính (TT xã). 3.300. 1.1. Xây dựng mới nhà lớp học. 1.2. Khối phục vụ học tập Khối công trình thể thao. 1 2 3. 1.3. Phân kỳ đầu tư hàng năm 2012. 2013. 2014. 2015. 400. Dân đóng góp.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> 1.4 1.5 2 2.1 2.2 III 1 1.1 1.2 1.3 2 2.1 2.2 2.3. Khối công trình phục vụ Khối công trình hành chính. 200. 200. 200. 200. -. 400. Phân hiệu Ninh Giang. 400. 400. Khối phục vụ học tập Khối công trình phụ trợ Trường Mầm non Chồi non Phân hiệu chính (TT xã) Khối công trình học tập Khối công trình phục vụ Khối sân, vườn, vui chơi Phân hiệu các thôn Khối công trình học tập Khối công trình phục vụ Khối sân, vườn, vui chơi. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 1.200. 600. 600. 1.200. 600. 600. -. 600. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. Tổng cộng:. 600. 600. 600. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 200. 6.750. 6.750. 2.5. Cơ sở văn hóa: a. Mục tiêu: - Nằm đáp ứng nhu cầu về sinh hoạt cộng đồng của nhân dân trong toàn xã và các thôn, buôn. Phấn đấu xã có nhà văn hóa xã, 100% thôn, buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đầy đủ tiện nghi b. Nội dung thực hiện: - Kiên cố hóa các hội trường thôn, xây mới nhà văn hóa xã, xây mới 03 hội trường thôn Thanh Sơn, Ninh Giang và Bình Giang. Nâng cấp 03 hội trường Nam Tiến, Cao Sơn và Buôn Choah THỰC HIỆN XÂY DỰNG CƠ SỞ VĂN HÓA GIAI ĐOẠN 2012 - 2020 TT. Tên công trình. ĐVT. Số lượng. Năm hoàn thành. I. Trung tâm văn hóa – TDTT. 1. Nhà văn hoá trung tâm xã. CT. 1. Năm 2019. 2. Sân thể thao trung tâm xã. Sân. 1. Năm 2020.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> 3. Thiết bị nhà văn hoá TT xã. II. Văn hóa, TDTT các thôn. 1. 2. Bộ. 1. Năm 2020. Nhà văn hoá thôn. CT. 6. 2015. + Thiết bị cho nhà văn hoá. Bộ. 6. 2017. + Công trình phụ trợ. CT. 6. 2018. Sân thể thao thôn. Sân. 6. 2015. * Giải pháp thực hiện về cơ sở văn hóa: + Lập kế hoạch đề xuất Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng Nhà văn hóa xã + Huy động nguồn đóng góp, ủng hộ của nhân dân trong việc xây dựng hội trường và sân thể thao trong thôn + Lập kế hoạch đề nghị chương trình quan tâm hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ trong nhà văn hóa xã và thôn, buôn c. Kinh phí thực hiện: 5,080 tỷ đồng, gồm các nguồn vốn - Vốn ngân sách: 2,890 tỷ đồng. (57%) - Nhân dân đóng góp: 2,190 tỷ đồng.(43%) KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ VĂN HÓA Stt. Hạng mục đầu tư. ĐVT. I. Trung tâm văn hóa – TDTT. 1. Nhà văn hoá trung tâm xã. CT. 2. Sân thể thao trung tâm xã. 3. Thiết bị cho nhà văn hoá, thể thao trung tâm xã. II. Thể thao, văn hóa thôn. 1. Nhà văn hoá thôn. CT. + Thiết bị cho nhà văn hoá. Bộ. Số lượng. Thành tiền (tr.đ). 20112015. 20162020. Sau 2020. Vốn Ng.sách. Dân đóng góp. 0. 2.500. 2.500. 2.500. 1. 1.500. 1.500. 1.500. Sân. 1. 500. 500. 500. Bộ. 1. 500. 500. 500. 780. 390. 2.580. 1.800. 6. 1.200. 1.200. 6. 180. 2.190 1.200. 180. 90. 90.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 2. + Công trình phụ trợ. CT. 6. 600. Sân thể thao thôn. Sân. 6. 600. Tổng cộng. 600. 300. 300. 600. 600. 5.080. 2.890. 2.190. 2.6. Chợ: Thời gian hoàn thành: Sau năm 2020 THỰC HIỆN XÂY DỰNG CHỢ TRUNG TÂM XÃ TT. Tên công trình. ĐVT. Số lượng. Năm thực hiện. 1 2 3. Nhà chợ lồng trung tâm xã Diện tích KD ngoài trời Công trình phụ trợ. CT CT CT. 1 1 1. Sau 2020 Sau 2020 Sau 2020. + Xây dựng mới chợ trung tâm xã tại thôn Cao Sơn lấy vào diện tích đất trồng cây hàng năm thuộc công ty lâm nghiệp Đức lập với diện tích 1,0. KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỤNG CHỢ TRUNG TÂM XÃ Stt. Hạng mục đầu tư. Thành tiền (tr.đ). 20112015. 20162020. Sau 2020. Vốn Ng.sách. Vốn DN. Vốn dân. 1.000. 300. 0. CHỢ 1. Nhà chợ lồng trung tâm xã. 1.300. 1.300. 2. Diện tích KD ngoài trời. 700. 700. 700. 0. 3. Công trình phụ trợ. 500. 500. 500. 0. 1.500. 0. Tổng cộng. 2.500. 0. 1.000. 2.7. Bưu điện: Mục tiêu: Thời gian hoàn thành: 2012 – 2015 Điểm xây dựng bưu điện văn hóa xã đặt tại thôn Cao Sơn. THỰC HIỆN XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN XÃ TT 1 2 3. Tên công trình Khối nhà chính Hạ tầng kỹ thuật Thiết bị viễn thông. ĐVT CT CT bộ. Số lương 1 1 1. Năm thực hiện 2015 2015 2015. KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỤNG BƯU ĐIỆN Stt. Hạng mục đầu tư. Thành tiền 2011-2015 (tr.đ). 20162020. Vốn NS. Vốn Vốn dân DN.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> I. BƯU ĐIỆN. 1. Khối nhà chính. 800. 800. 0. 800. 0. 2. Hạ tầng kỹ thuật. 100. 100. 0. 100. 0. 3. Thiết bị viễn thông. 100. 100. 0. 100. 0. 1.000. 0. Tổng cộng. 1.000. 2.8. Nhà ở dân cư nông thôn: a. Mục tiêu: - Tỷ lệ hộ dân có nhà tạm, dột nát: Hiện nay toàn xã có 26 hộ có nhà tạm, dột nát, chiếm tỷ lệ 4,6 %. Phấn Đến năm 2015 toàn xã còn 10 hộ có nhà tạm, dột nát, chiếm tỷ lệ 3,8% và phấn đấu đến năm 2017 không còn hộ có nhà tạm, dột nát. - Tỷ lệ hộ dân có nhà ở đạt chuẩn nhà cấp IV (diện tích nhà ở tối thiểu là 65 m2, niên hạn sử dụng từ 05 – 20 năm): Hiện nay trên địa bàn xã có 160 nhà đạt chuẩn chiếm 28% về chỉ này đến năm 2020 xã Buôn Choah sẽ đạt chuẩn. b. Nội dung thực hiện: - Giai đoạn 2012 - 2015: Thực hiện xoá nhà tạm, dột nát còn 10 hộ, đến năm 2017 sẽ xóa hết nhà tạm, dột nát. Đến năm 2020 số nhà đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí là >=75% c. Giải pháp thực hiện: - Khuyến khích nhân dân xây dựng nhà ở đạt chuẩn và đề nghị ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng cho vay vốn. - Tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân quan tâm đầu tư, cải tạo và nâng cấp nhà ở đạt chuẩn và đề nghị ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng cho người dân vay vốn. - Triển khai chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo như chương trình kế hoạch của Quyết định 167/CP và xây dựng nhà Đại đoàn kết do UBMTTQVN phát động, theo phương châm “Nhà nước hỗ trợ, hộ dân tự làm, gia đình và cộng đồng cùng đóng góp”..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> KHÁI TOÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ Ở Stt. Thành Hạng mục đầu tư tiền (tr.đ) Nhà Ở Nhà tạm, dột nát Tổng cộng. 750. 20112015. 20162020. 350. 400. 750. 0. Sau 2020. 750. Vốn NS. Vốn tín dụng. Vốn dân. 550. 200. 0. 550. 200. 0. 3. Kinh tế và tổ chức sản xuất: 3.1. Thu nhập bình quân đầu người: a. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2016 xã Buôn Choah đạt tiêu chí về thu nhập bình quân đầu người. Hiện nay nguồn thu nhập chính của người dân trên địa bàn là từ sản xuất nông nghiệp, trong đó cây trồng chủ lực chủ yếu phát triển các loại cây nông nghiệp (lúa, ngô) mức thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 18,2 triệu đồng/người/năm. b. Nội dung thực hiện: Tuyên truyền vận động nhân dân trên địa chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đưa nhiều loại con giống mới vào sản xuất, thay đổi phương thức canh tác, nuôi trồng cũ để tăng năng suất, sản lượng trong trồng trọt và chăn nuôi. c. Giải pháp thực hiện: Phát triển và khai thác tiềm năng sẵn có của địa phương trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế Nông nghiệp phù hợp và kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực CN – TTCN, thương mại – Dịch vụ và Nuôi trồng thủy sản. 3.2. Hộ nghèo a. Mục tiêu: UBND xã Buôn Choah dự kiến sau năm 2017 sẽ hoàn thành tiêu chí số 11 về giảm tỷ lệ hộ nghèo còn < 7% b. Nội dung thực hiện: Triển khai các nguồn vốn vay ưu đãi cho người nghèo của ngân hàng chính sách xã hội huyện, cũng như hỗ trợ nhân dân bằng các chương trình hỗ trợ thoát nghèo bền vững. c. Giải pháp thực hiện: - Tiếp tục nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu vượt nghèo để vươn lên làm giàu của chính hộ nghèo. Đề cao tinh thần trách nhiệm tổ chức thực hiện kế hoạch giảm nghèo nhanh và bền vững trong các cấp, các ngành, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở. - Tổ chức tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo có hiệu quả về giảm nghèo, tuyên truyền kết quả việc thực hiện kế hoạch để nâng cao trách nhiệm của các hộ dân và các ngành, các cấp. -Triển khai thực hiện các nguồn vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, nâng cao hiệu quả kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 3.2. Cơ cấu lao động: a. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp còn 50%, sau năm 2020 sẽ giảm xuống còn 40%, đạt tiêu chí về cơ cấu lao động. b. Nội dung thực hiện: Phối hợp với các đơn vị có liên quan duy trì phổ cập cho các đối tượng trong độ tuổi, cũng như mở nhiều lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho số lượng lao động dồi dào của xã. c. Giải pháp thực hiện: Triển khai thực hiện tốt Quyết định số 1956 của Thủ tướng chính phủ và đạo tạo nghề, giải quyết việc làm ở nông thôn, mở các lớp đào tạo ngắn hạn, nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, xuất khẩu lao động. Giao cho cán bộ văn hóa – thương binh xã hội chịu trách nhiệm phụ trách trực tiếp tổ chức đánh giá nội dung này và thường xuyên theo dõi báo cáo với UBND xã, sơ kết, tổng kết hàng năm theo quy định. 3.3. Hình thức tổ chức sản xuất: a. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn xã thành lập ít nhất một HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu cung ứng, cây, con giống cho nhân dân trên địa bàn xã. Xây dựng các mô hình khuyến nông (sử dụng giống mới và ứng dụng các tiến bộ KHKT) đối với các loại cây trồng (lúa, ngô…), các loại vật nuôi (heo, gà, bò) và các ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp để nhân dân địa phương (nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ) có điều kiện học tập và áp dụng làm theo. b. Nội dung thực hiện: Khuyến khích các tổ, nhóm có mô hình làm kinh tế giỏi thành lập các tổ hợp tác trong phát triển nông nghiệp trên địa bàn xã. c. Giải pháp thực hiện: - Xây dựng, nhân rộng các mô hình kinh tế hợp tác (tổ, nhóm hợp tác; tiểu vùng hợp tác, HTX; trang trại) đạt mục tiêu đề ra. - Phối hợp với ngành nông nghiệp (khuyến nông) của huyện xây dựng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả. - Đề nghị huyện hỗ trợ kinh phí cho công tác xây dựng mô hình khuyến nông và kinh phí tổ chức đia tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất. - Huy động sự đóng góp của người dân trong việc ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất. - Duy trì các tổ hợp tác, HTX liên kết với các doanh nghiệp để có thêm nguồn vốn hỗ trợ nhân dân sản xuất và bao tiêu sản phẩm. 4. Văn hóa – Xã hội – Môi trường: 4.1. Giáo dục: a. Mục tiêu:.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Phấn đấu đến năm 2020 xã Buôn Choah hoàn thành tiêu chí về giáo dục. Duy trì Trường tiểu học phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 90%. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 85% trở lên. Trường THCS duy trì phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 100%. Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học lên trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) 90% tổng số học sinh trong độ tuổi. b. Nội dung thực hiện: Có kế hoạch kiện toàn và phát huy trung tâm học tập cộng đồng xã làm nồng cốt phát triển và đào tạo nghề cho nhân dân trên địa bàn đây là giải pháp hiệu quả và đảm bảo tính lâu dài bền vững. Phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn trang bị kiến thức phát triển nông thôn cho cán bộ xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân để chuyển nông nghiệp sang phi nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở địa phương. Mở các lớp về kiến thức kỹ thuật, tổ chức sản xuất cho nông dân, để nâng cao tỉ lệ qua đào tạo theo mục tiêu đã đề ra.. c. Các giải pháp thực hiện: - Tiếp tục duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lương giáo dục. Hàng năm mở nhiều lớp phổ cập để duy trì đạt chuẩn - Khuyến khích phong trào hiếu học trong cộng đồng, cũng cố nâng chất hoạt động hội khuyến học thông qua các hoạt động tổ chức vận động nhân dân đóng góp nguồn quỹ khuyến học giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn; tuyên dương gia đình hiếu học; tiếp tục cho vay vốn tạo điều kiện cho sinh viên nghèo yên tâm học tập. - Nâng cao số lượng và chất lượng đào tạo nghề cho lao động phổ thông, khuyến khích đa dạng hóa các hình thức đào tạo nhất là đào tạo nghề trong lĩnh vực công nghiệp – thương mại và dịch vụ. 4.2. Y tế: a. Mục tiêu: - Xây dựng hạ tầng về y tế đảm bảo đạt chuẩn, xác định năm hoàn thành tiêu chí về y tế là năm 2014 - Duy trì tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện (>85%). - Nâng cao tinh thần, phương tiện khám chữa bệnh cho nhân dân, chăm sóc sức khoẻ sinh sản... b. Nôi dung thực hiện: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về y tế trong cộng đồng nhất là tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và xã hội hóa công tác y tế thông qua các hoạt động vận động nhân dân tự nguyện đóng góp mua sắm trang thiết bị y tế khám chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân nhất là khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> - Giao cho trạm y tế xã xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện để nâng cao tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế, y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo mục tiêu đề ra. c. Giải pháp thực hiện: + Lập kế hoạch đề xuất Nhà nước hỗ trợ kinh phí đầu tư hàng năm. + Lập kế hoạch đề nghị ngành y tế quan tâm hỗ trợ các trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh. 4.3. Văn hóa: a. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2013 đạt trên 70% số thôn, buôn đạt thôn, buôn văn hóa b. Giải pháp thực hiện: - Tiếp tục duy trì và nâng cao chất chất lượng gia đình văn hóa, thôn, buôn văn hóa, cơ quan văn hóa - Nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” phát huy truyền tốt đẹp, tương thân, tương ái, tình lành nghĩa xóm, bài trừ hủ tục, thực hiện nếp sống mới ở nông thôn. - Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa thông tin, TDTT nông thôn, phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ gắn với các hoạt động văn hóa, TDTT với các ngày lễ lớn trong năm. - Khuyến khích tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, vui chơi, giải trí lành mạnh trên địa bàn xã; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vức văn hóa đúng pháp luật. - Xây dựng trụ sở UBND xã với số vốn 8 tỷ đồng 100% ngân sách Nhà nước. 4.4. Môi trường: a. Mục tiêu: Phấn đấu năm 2020 nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế lên, tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt chuẩn, tỷ lệ số cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường có khu xử lý rác thải của xã. Nghĩa trang, nghĩa địa xã được xây dựng theo quy hoạch. b. Giải pháp thực hiện: - Tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, xét vay và giải ngân cho hơn 200 hộ xây dựng hố xí hợp vệ sinh vào năm 2020. - Vận động nhân dân xây bể chứa nước mưa từ 3 - 4 m3/bể, đào giếng và mở rộng thêm đường ống nước sạch tại thôn Cao Sơn đưa vào hoạt động. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi tập quán sinh sống, sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường; thường xuyên phát động các phong trào nhân dân tự giác tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường sống xanh, sạch, đẹp..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Tăng cường quản lý chặt chẽ về môi trường trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản; vận động nhân dân thu gom, xử lý chất thải, nước thải trong sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản và cơ sở sản xuất kinh doanh. - Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom rác thải, xây dựng nghĩa trang bảo vệ môi trường; đồng thời đề nghị về trên cải tạo, nâng cấp hệ thống đường ống, công suất trạm cấp nước hiện có. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CẤP NƯỚC SINH HOẠT Stt. Hạng mục. Xây dựng mới trạm nước sạch 2 Nâng cấp trạm nước sạch Tổng cộng 1. Số Đơn giá ĐVT lượng (tr.đồng). Thành tiền (tr.đ). 20122015. 2016 2020. Vốn Ng.sách. CT. 2. 3.000. 6.000. 3.000. 3.000. 3.000. CT. 3. 1.000. 3.000 9.000. 2.000 5.000. 1.000 4.000. 3.000 6.000. Vốn DN. Vốn dân. 3.000. 0 0. 3.000. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NGHĨA ĐỊA Stt. Hạng mục. 1 Nâng cấp các nghĩa trang Tổng cộng. Thành 2016 Sau 2020 Vốn tiền 2020 (tr.đồng) Ng.sách (tr.đ) (tr.đồng) 1.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000. Số Đơn giá ĐVT lượng (tr.đồng) CT. 2. Vốn DN. Vốn dân 0. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BÃI RÁC Stt. Hạng mục. 1 Xây mới bãi rác xã Tổng cộng. ĐVT. Thành 2016 Sau 2020 Vốn tiền 2020 (tr.đồng) Ng.sách (tr.đ) (tr.đồng) 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000 2.000. Số Đơn giá lượng (tr.đồng). CT. 1. Vốn DN. Vốn dân 0. 5. Hệ thống chính trị: 5.1. Hệ thống chính trị xã hội vững mạnh a. Mục tiêu: Phấn đấu đến năm 2015 hoàn thành tiêu chí số 18 về tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở. Chỉ tiêu phấn đấu: - Tỷ lệ cán bộ đạt tiêu chuẩn theo qui định vào năm 2015. - Đảng bộ, chính quyền xã đạt chuẩn: “Trong sạch, vững mạnh” vào năm 2015 - Các tổ chức đoàn thể chính trị xã đều đạt danh hiệu tiên tiến trở lên vào năm 2014.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Tình hình an ninh trật tự luôn được ổn định trên địa bàn b. Nội dung thực hiện: Xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ xã đạt chuẩn; kiện toàn hệ thống các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định; các biện pháp bảo đảm xây dựng Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể cấp xã đạt danh hiệu tiên tiến trở lên. c. Giải pháp thực hiện: - Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các đoàn thể hoạt động, bồi dưỡng các tổ chức đoàn thể. - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở địa phương, nhất là lãnh đạo Chính quyền thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương, giữ vững ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, duy trì Đảng bộ xã được công nhận trong sạch vững mạnh. - Quán triệt về nhận thức và trách nhiệm trong việc xây dựng mô hình nông thôn mới cấp xã cho toàn thể cán bộ và quần chúng nhân dân. c. Kính phí thực hiện: 990 triệu đồng, chủ yếu là vốn chương trình. 5.2 An ninh trật tự xã hội: Hiện nay trên địa bàn xã Buôn Choah tình hình an ninh trật tự xã hội luôn được ổn định, tiêu chí này đã đạt được. Xã phấn đấu duy trì và phát huy hơn nữa với những giải pháp thiết thực * Công an - Nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chủ động tổ chức tấn công các loại tội phạm, phát hiện và xử lý kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật. Chủ động nắm bắt tình hình, biểu hiện hoạt động của các loại đối tượng, có biện pháp đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động phá hoại của các phần tử lợi dụng tôn giáo dân tộc. - Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công an xã vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Chú trọng việc thực hiện các kế hoạch, quản lý tốt nhân hộ khẩu, quản lý tạm trú tạm vắng. - Công tác Dân tộc, tôn giáo: làm tốt công tác nắm tình hình hoạt động của các loại đối tượng trong tôn giáo, quản lý chặt số đối tượng nổi cộm trên địa bàn không để móc nối số đối tượng bên ngoài để hoạt động gây mất ANTT, chủ động xây dựng các kế hoạch phối hợp đảm bảo tình hình ANTT trong các ngày lễ, tết. Tham mưu đề xuất kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra. Làm tốt công tác phòng ngừa, đảm bảo tuyệt đối tình hình an ninh chính trị trên địa bàn xã. * Công tác quân sự:.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - Thường xuyên phối hợp cùng công an và tăng cường công tác nắm tình hình các loại đối tượng tăng cường công tác tuần tra truy quét trên địa bàn nhằm đảm bảo tốt an ninh chính trị – Trật tự an toàn xã hội trên địa bàn không để điểm nóng xảy ra. - Tiếp thục tham mưu cho Đảng ủy – UBND xã và HĐNVQS thực hiện tốt các bước công tác tuyển quân, 100% số thanh niên thi hành NVQS. II. VỐN VÀ NGUỒN VỐN Giai đoạn 2012-2020 và sau 2020: 105,101 tỷ đồng. 1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 79,306 tỷ đồng (chiếm 69%) + Giao thông: 31,426 tỷ đồng. + Thuỷ lợi: 13,1 tỷ đồng. + Điện: 5,7 tỷ đồng. + Trường học: 6,750 tỷ đồng. + Cơ sở vật chất văn hoá: 5,080 tỷ đồng. + Xây dựng khác: 17,250 tỷ đồng 2. Vốn phát triển sản xuất: 18,995 tỷ đồng (chiếm 25%). 3. Vốn cho các hoạt đông khác: 6,8 tỷ đồng (chiếm 6%). 4. Nguồn vốn: TT. Hạng mục. Thành tiền (Triệu đồng). Ngân sách. Lồng ghép. Nhân dân. I. Cơ sở hạ tầng. 79.306. 52.963. 1. Giao thông. 31.426. 21.368. 10.058. 6. Thủy lợi. 13.100. 10.405. 2.695. 2. Trường học. 6.750. 6.750. 3. Cơ sở vật chất văn hóa. 5.080. 2.890. 4. Chợ. 2.500. 1.000. 5. Điện. 5.700. 8. Nhà tạm. 10. Bưu chính viễn thông. 1.000. 11. Cấp nước. 9.000. 6.000. 12. Xây dựng nghĩa địa. 2.000. 2.000. 750. -. 14.943. Tín dụng 200. Doanh nghiệp 11.200. 2.190 1.500 5.700. 550. 200 1.000 3.000.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> 13. Xây dựng bãi rác. 2.000. 2.000. II. Hỗ trợ phát triển sản xuất. 18.995. 12.100. 1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông lâm. 800. 800. 2. Xây dựng các mô hình trình diễn. 600. 600. 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất khác. 6.000. 6.000. Hỗ trợ vay vốn. 6.000. 6.000. Đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động. 4.700. 4.700. Đào tạo nghề ngắn hạn. 3.500. 3.500. Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng. 1.200. 1.200. Xóa đói giảm nghèo. 5.495. 4. 5. Tập huấn về kỹ năng SXKD. 6. III 1. 2. 4.710. Đổi mới hình thức tổ chức xản xuất. 1.400. 3. 4. 1.000. Phát triển giáo dục - văn hóa xã hội. 6.800. 5. -. -. -. -. -. -. -. -. 5.495. -. -. -. -. -. 100. -. -. -. 100. -. -. 200. Hình thành quỹ khuyến học. 100. 100 1.400. Vận động, tuyên tru yền về chăm sóc sức khỏe. 800. 800. Bồi dưỡng cán bộ y tế thôn. 600. 600. Xây dựng đời sống văn hóa. 1.020. 1.020. Tuyên tru yền phổ biến nếp sống văn hóa. 600. 600. Tổ chức các cuộc thi, hội diễn văn nghệ, thể thao. 300. 300. Đào tạo cán bộ văn hóa thôn. 120. 120. 3.000 600. Hỗ trợ hoạt động các đoàn thể. 2.100. Tổ chức tham quan, tập huấn. 300 1.080. 3.000. -. -. -. -. -. -. -. -. -. -. -. -. -. -. -. -. 600 2.100 300 1.080. Tuyên tru yền vận động. 480. 480. Đào tạo đội ngũ công an xã. 600. 600. 105.101. 1.400. 6.700. 200. Tổng cộng. -. 1.000. Tuyên tru yền. An ninh trật tự. -. 400. 200. Đào tạo cán bộ xã. -. 4.710. 300. 1.400. 1.400. 785. Phát triển giáo dục đào tạo. Hệ thống chính trị xã. 5.495. 400. Trang trại. Phát triển y tế. -. 785. Tín dụng ưu đãi cho người nghèo. Hình thành các tổ hợp tác. -. -. 71.763. 0. 15.043. 5.695. 12.600.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 5. Phân kỳ các nguồn vốn đầu tư theo từng năm TT. Hạng mục. Thành tiền (Tr.đ). I. Cơ sở hạ tầng. 79.306. 1. Giao thông. 31.426. 2012 0. 6.750. -. 3. Cơ sở vật chất văn hóa. 5.080. 0. 4. Chợ. 2.500. 5. Điện. 5.700. 11. Cấp nước. 9.000. Xây dựng nghĩa địa. 2.000. 13. Xây dựng bãi rác. 2.000. II. Hỗ trợ phát triển sản xuất. 18.995. 1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông lâm. 800. 2. Xây dựng các mô hình trình diễn. 600. 3. Hỗ trợ phát triển sản xuất khác. 6.000. Hỗ trợ vay vốn. 6.000. Đào tạo nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động. 4.700. Đào tạo nghề ngắn hạn. 3.500. Tổ chức các lớp đào tạo cho cộng đồng. 1.200. Xóa đói giảm nghèo. 5.495. Tập huấn về kỹ năng SXKD. 785. Tín dụng ưu đãi cho người nghèo. 4.710. Đổi mới hình thức tổ chức xản xuất. 1.400. 5. 6. Hình thành các tổ hợp tác. III. 0. -. 00. 3.5. 1.0. 0. -. -. -. 950. 1.000. Phát triển giáo dục văn hóa xã hội. 6.800. 33.35 2 15.15 2 3.87 0. Sau 2020 2.500 -. 5.75. -. 0. 1.800. 1.800. 3.280. -. -. -. -. -. 850. 2.. 0. 4. 800. 0 2.50. 9 00. 4. -. 120. 150. 80. 350. 1. 000. 1. 000. -. 3. 000. 00. -. -. -. 1.. 000 5. 000. 9. 000. -. 2.0. -. -. -. -. 00. -. 2.000 2. 550. -. 2. 530. 1 00. 100. 6. 6. 5. 8. 2.0. 500. 500. 0. 00. 300. 500. 00. 1.. 5. 6 00. 90. 80. 00. 1. 3 2.0. 1. 10. 50. 00. 50. 50. 00. 7 00. 55 0. 1.0 00. 5 00. 50 0. 1.7 50. 20 0. 2 00. 8 20. 2 00. 1 00. 70 0. 1 1. 2.70 0. 3. 50. 43 5. 5 00. 3.13 5. 50. 5 00. 00. 2.0. 2.3 60. 1 5. -. 7. 80. 10. 2.70. 00. 00. 50. 3.0 00. 00. 8. -. 3. 000. 1 00. 6. 0. 3.0 00. 5 00. 1. 0. 3.. 1. 000. 00. 00. 300. 00. 000. 1.0 00. 00. 00. 1. 000. 1.0. -. 3. 1.0 00. 00. 300. 1. 1.0. -. 10.3 35 5. 100. 00. 00. 8. 660. 1. 1. 00. 2. 900. 00. 00. 400. Trang trại. 0. 2016 - 2020. 1.0 00. 1.. 1.000. 12. 4. -. 1.0. 1.45. Trường học. Bưu chính viễn thông. 43.4 54 16.2 74 9.2 30. 56. 2. 10. 40. 20.1 28 5.6 38 3.7 60. 1.92 0. 13.100. 750. 2015. 12.2 90 7.6 60 4 80. 66. Thủy lợi. Xóa nhà tạm. 2014. 7.6. 3.37. 6. 8. 2013. 2012 2015. Phân kỳ đầu tư theo giai đoạn. 3.1 50. 3.65 0. -.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> 1. 2. 3. 4. Phát triển giáo dục đào tạo. 300. Tuyên tru yền. 200. Hình thành quỹ khuyến học. 100. Phát triển y tế Vận động, tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe. 800. Bồi dưỡng cán bộ y tế thôn. 600. Xây dựng đời sống văn hóa. 1.020. Tuyên tru yền phổ biến nếp sống văn hóa. 600. Tổ chức các cuộc thi, hội diễn văn nghệ, thể thao. 300. Đào tạo cán bộ văn hóa thôn. 120. Hệ thống chính trị xã Đào tạo cán bộ xã Hỗ trợ hoạt động các đoàn thể Tổ chức tham quan, tập huấn. 5. 1.400. An ninh trật tự. 3.000 600 2.100. 1.080 480. Đào tạo đội ngũ công an xã. 600 105.101. 1. 19. 30. 30. 40. 10. 0. 20. 20. 30. 80. 0. 30. 0. 1 0. 12 7 10. 7 0. 10 1. 60 5. 0. 10 2. 00 1. 2 70. 1. 1 50. 4. 00. 20. 60. 80. 20. 00. 40. 60. 70. 00. 20. 20. 50. 00. 0. -. 0. 1. 0 2. 00. -. 1. 3. 20 12. -. 6. 10. 2. 20. 3. 30. 00. 0. 40 0. 1. 00. 0. 72 0. 2. 40 0. 40 0. 1 0. 1.1 40. 1 00. 2. 1.6 00. 2 00. 2. 1.40. 6 00. 3. 9. 00. 00. 00. 00. 30. 30. 40. 00. 3. 1. 1. 1. 1.20 0. 80. 80. 40. 50. 80. 80. 40. 54 0. 2 1 00. 3.920. 20 0. 5. 50 3. 0. 11.216. 1 00 15.640. -. 0. 1. 0. -. 40. 60. 1. 00. 3 0. 80 0. 00. 4 0. 6 00. 00 2. 0. 300. Tuyên tru yền vận động. Tổng cộng. 1 0. 1 00 24.778. 24 0. 3 00. 30 0 47.337. 2.500. III. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ. 1. Hiệu quả về kinh tế: Đề án thực thi sẽ làm tăng giá trị gia tăng trên địa bàn xã, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên địa bàn xã, đặc biệt là cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - nuôi trồng thuỷ sản; thu nhập bình quân đầu người tăng 1,2 lần so với mức bình quân chung của tỉnh vào năm 2015; giá trị sản xuất bình quân 01 ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản tăng lên 84 triệu đồng/ha/năm, trong đó: 40% diện tích đất nông nghiệp của xã có thu nhập trên 96 triệu đồng/ha/năm; hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo từng lĩnh vực rõ rệt, thực hiện sản xuất đúng theo quy hoạch và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên việc sử dụng tài nguyên đất đai được hợp lý, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao; lượng hàng hoá sản xuất ra trong lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản tăng lên gấp 1,2 lần so với hiện nay, chất lượng ngày càng được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của thị trường góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho nhân dân trong xã..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> 2. Hiệu quả về văn hoá-xã hội: - Đề án thực hiện sẽ góp phần tăng thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 15% vào năm 2015. - Người dân được hưởng thụ các dịch vụ công cộng một cách tốt nhất góp phần bảo vệ sức khoẻ, thuận lợi trong quá trình tiếp nhận các nguồn thông tin, đặc biệt là thông tin thị trường, giá cả, dịch bệnh, dự kiến thời tiết để có các biện pháp trong sản xuất ứng phó kịp thời hạn chế được rủi ro. Bên cạnh đó người dân am hiểu về pháp luật, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, thực hiện được nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, mẫu mực, con cháu hiếu thảo; ý thức được về cuộc sống cộng đồng, tình làng nghĩa xóm ngày càng được thắc chặt, gắn bó hơn. - Tăng tỷ lệ hộ sử dụng điện lên trên 90%, đồng thời đẩy mạnh việc đưa điện vào phục vụ sản xuất nông nghiệp; có trên 60% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh và có trên 20% số hộ có đủ 03 công trình (nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn. - Phát triển mạnh các loại hình kinh tế hợp tác, kinh tế trang trại, sẽ góp phần lớn trong việc hình thành các vùng sản xuất tập trung đồng loạt có hiệu quả cao về mọi mặt. - Năng lực của cán bộ xã, thôn, buôn không ngừng được nâng lên, củng cố và phát triển được hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh; an ninh, trật tự xã hội được giữ vững và ổn định. 3. Kết quả của Đề án: Sau khi đề án được thực hiện hoàn chỉnh đến cuối năm 2015 xã sẽ đảm bảo thực hiện đạt 47%, đến năm 2020 đạt 89% chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Định hướng đến năm 2030 sẽ hoàn chỉnh các chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới.. PHẦN IV: TỔ CHỨC THỰC HIỆN I. THÀNH LẬP BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA XÃ 1. Trưởng ban: Đ/c: Dương Văn Lực – CT. UBND xã. 2. Phó ban: Đ/c: Lương Văn Đoàn – PCT. UBND xã 3. Thành viên gồm: - Đ/c: Nguyễn Đình Tuệ - Kế toán xã; - Đ/c: Nguyễn Cao Trí - Cán bộ địa chính xã; - Đ/c: Mai Quốc Vũ - Cán bộ Địa chính Nông nghiệp; - Đ/c: Triệu Văn Vinh – VP.UBND xã.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Đ/c: Lê Sỹ Tín - Chủ tịch Hội nông dân xã; - Đ/c: Nguyễn Văn Nam - Bí thư xã đoàn; - Đ/c: Phan Thị Bình - Chủ tịch Hội phụ nữ; - Đ/c: Chu Văn Khoa - Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã; - Trưởng các thôn, buôn; - Mời những người có uy tín và hiểu biết ở các thôn, buôn. II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của chính quyền, nâng cao vai trò của Mặt trận tổ quốc và đoàn thể: - Củng cố và xây dựng hệ thống chính trị đạt trong sạch vững mạnh hàng năm; quán triệt sâu rộng cho các đảng viên biết được Bộ tiêu chí và tầm quan trọng của mô hình thí điểm nông thôn mới triển khai thực hiện trên địa bàn xã để các đảng viên tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện một cách tích cực. - Tăng cường công tác quản lý nhà nước: Tổ chức quán triệt trong chính quyền và người dân về nội dung xây dựng nông thôn mới; xây dựng kế hoạch phát triển nông thôn mới và tổ chức cho người dân tham gia ý kiến vào kế hoạch; lập các bản thoả thuận giữa chính quyền với nhân dân về công việc của các bên phải thực hiện trong quá trình xây dựng nông thôn mới; thông báo rộng rải trong hệ thống đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc, các đoàn thể và trong nhân dân về các công việc đã làm và chuẩn bị thực hiện trong thời gian tới, đối với từng công trình, dự án cụ thể khi triển khai thực hiện phải có sự giám sát của nhân dân. - Tăng cường công tác vận động tuyên truyền của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong nhân dân. 2. Tăng cường công tác truyền thông và phát huy quyền làm chủ của người dân hưởng thụ: - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền sâu rộng về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để vận động người dân tham gia chương trình. - Các thông tin về nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới; các mục tiêu cần đạt được về xây dựng nông thôn mới; mức độ, hình thức đóng góp của người dân và cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới. Tổng kinh phí, nội dung hỗ trợ của Nhà nước, các nguồn vốn khác. - Nhằm phát huy quyền làm chủ của người dân trong quá trình xây dựng đề án và triển khai thực hiện các công trình, dự án đầu tư phải tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, có sự tư vấn của cán bộ chuyên môn để xác định được nhu cầu cấp thiết của các công trình, dự án ưu tiên đầu tư nhằm mang lại hiệu quả thiết thực. Qua đó, cũng thấy được trách nhiệm của người dân và cộng đồng trong việc thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> 3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ chương trình: Cử cán bộ xã và cán bộ thôn, buôn đi tập huấn về xây dựng nông thôn mới thời kỳ CNH-HĐH. Đảm bảo cho việc lập kế hoạch phát triển (trên cơ sở quy hoạch và tiêu chí xây dựng nông thôn mới) và tổ chức thực hiện các nội dung chương trình đạt hiệu quả, bao gồm: - Chuẩn hoá, bồi dưỡng và đưa đào tạo cán bộ cấp xã nhằm nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. - Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp như: xây dựng các mô hình trình diễn, mô hình khuyến nông, mô hình cơ giới hoá trong sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch để người dân tham quan học tập kinh nghiệm. - Thử nghiệm một số hình thức tổ chức học nghề phi nông nghiệp (chờ chuyển nghề) ngay tại cộng đồng để thuận tiện cho thanh niên trong xã đều có cơ hội tiếp cận theo học. 4. Đầu tư nghiên cứu khoa học để giải quyết những nhiệm vụ trong xây dựng xã nông thôn mới: - Nghiên cứu đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản và cơ chế quản lý vốn ngân sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo hướng đơn giản, dễ làm, phù hợp với đặc thù quản lý và đặc thù huy động vốn ở cấp cơ sở, phù hợp với phương thức trao quyền cho cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu cơ chế lồng ghép vốn các chương trình trên địa bàn xã. - Phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng nông thôn mới. - Nghiên cứu, tổng kết xây dựng nông thôn mới để bổ sung cho tổng kết các mô hình vào cuối năm 2015 5. Các giải pháp huy động vốn và cơ chế lồng ghép các nguồn vốn: 5.1 Giải pháp huy động: - Huy động các nguồn lực sẵn có trong nhân dân tuỳ theo khả năng để đóng góp sức người, sức của; phát huy tính sáng tạo và sự tham gia đóng góp của nhân dân nhưng phải đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc công khai, dân chủ trong suốt quá trình thực hiện. - Thoả thuận với Ngân hàng CSXH và ngân hàng NNPTNT huyện về việc cho vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải tạo và xây mới nhà ở. 5.2 Cơ chế lồng ghép các nguồn vốn: - Đối với các dự án Chương trình không hỗ trợ thì sẽ lồng ghép vốn ngân sách địa phương, lồng ghép các chương trình, dự án khác, huy động vốn trong dân và vốn tín dụng. - Việc lồng ghép các nguồn vốn phải thực hiện đẩy đủ các thủ tục theo qui định của các nguồn vốn..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> 5.2 Cơ chế huy động vốn tín dụng: - Lồng ghép các chương trình, dự án vay vốn khác của Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh và các dự án đầu tư phát triển hiện đang triển khai trên địa bàn xã. - Tiến hành lập các dự án đầu tư phát triển sản xuất theo các tổ nhóm để vay vốn thông qua các hình thức tín chấp. 5.3 Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào xã: - Ngoài các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, huyện xã Buôn Choah sẽ ưu tiên cho các doanh nghiệp được tham gia các chương trình dự án đầu tư phát triển sản xuất, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và một số chương trình dự án khác. - Tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn xã như mặt bằng để xây dựng cơ sở, nhà xưởng, đồng thời sẽ phối hợp, kết hợp với các chương trình, dự án lồng ghép để đào tạo lực lượng lao động phù hợp đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp. III. NHIỆM VỤ CỦA CÁC BÊN THAM GIA THỰC HIỆN XÂY DỰNG MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI. 1. Cấp uỷ, chính quyền xã: - Chỉ đạo các ban, ngành đoàn thể giúp Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã triển khai thực hiện tốt các nội dung công việc của đề án. - Bố trí các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn xã tập trung đầu tư nhất là nguồn xây dựng cơ bản của xã để tiến hành xây dựng hệ thống đường giao thông, thủy lợi, - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chỉ đạo nhằm giúp cho BQL xây dựng nông thôn mới xã triển khai thực hiện các công việc. 2. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã: - Xây dựng quy chế hoạt động của Ban Quản lý và phân công trách nhiệm cho từng thành viên. - Chịu trách nhiệm trực tiếp về nội dung xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. - Tiếp nhận các nguồn lực hỗ trợ và đóng góp của cộng đồng. - Tự triển khai xây dựng kế hoạch phát triển xã (trên cơ sở định hướng của Nhà nước, các tiêu chuẩn kỹ thuật và hướng dẫn đã ban hành và khả năng nội lực của địa phương). - Tổ chức cho người dân và cộng đồng thực hiện chương trình. - Phân công nhiệm vụ các thành viên của Ban Quản lý được phân công nhiệm vụ cụ thể thông qua tập thể đóng góp và được Trưởng ban quản lý quyết định..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> - Ở thôn, buôn thành lập ban quản lý xây dựng mô hình nông thôn mới gắn với Bí thư Chi bộ, Ban tự quản thôn, buôn. Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể thấy được vai trò và trách nhiệm trong việc xây dựng nông thôn mới. - Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng mô hình nông thôn mới theo định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, năm về tổ công tác giúp việc Ban chỉ đạo cấp huyện. 3 Vai trò của thôn, buôn, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở: - Xây dựng kế hoạch cụ thể trên địa bàn của từng thôn, buôn để triển khai. - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện các hạng mục công trình, dự án đầu tư trên địa bàn thôn, buôn. - Vận động nhân dân tham gia các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích cực và thực hiện tốt các qui định về xây dựng nông thôn mới. - Xây dựng qui chế về xây dựng mô hình nông thôn mới ở từng thôn, buôn đồng thời tổ chức các cuộc họp với cộng đồng, dân cư để xây dựng tiêu chí cho từng hộ gia đình trong việc triển khai thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới tại xã. 4. Vai trò của người dân hưởng lợi từ chương trình: - Tham gia tích cực trong việc đóng góp kế hoạch chuẩn bị triển khai thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn xã, đồng thời giám sát các công trình xây dựng cơ bản đối với đơn vị thi công, công trình. - Tham gia góp vốn đối với các công trình, dự án có huy động vốn của dân và cộng đồng tuỳ theo khả năng để đóng góp bằng công lao động, hiến đất để thực hiện công trình hoặc đóng góp bằng tiền. - Sau khi các công trình hoàn thành phải cùng nhau quản lý, bảo vệ và sử dụng một cách có hiệu quả cao nhất, tránh làm lãng phí, thất thoát hoặc hư hỏng nhanh do quản lý kém. - Có ý thức tự lực, tự cường, phát huy nội lực của người dân và cộng cộng nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển để tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN: Chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7, khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Để thực hiện được đề án xây dựng mô hình nông thôn mới là một nhiệm vụ lớn, nặng nề với Đảng bộ và nhân dân xã Buôn Choah. Đảng bộ và nhân dân xã Buôn Choah mong được sự quan tâm lãnh, chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành, đồng thời sẽ quyết tâm tập trung cao, nỗ lực hết mình để thực hiện Đề án đạt được kết quả tốt nhất, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng xã Buôn Choah trở thành xã nông thôn mới đạt được các tiêu chí của Chính phủ quy định..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> II. KIẾN NGHỊ: Đề nghị BCĐ huyện Krông Nô xem xét sớm thẩm định và phê duyệt Đề án xây dựng mô hình nông thôn mới xã Buôn Choah để triển khai thực hiện Đề án theo đúng tiến độ đề ra. TM. BAN QUẢN LÝ XÃ TRƯỞNG BAN. CHỦ TỊCH UBND XÃ Dương Văn Lực.

<span class='text_page_counter'>(64)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×