Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Luận văn thạc sĩ sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử cổ trung đại việt nam ở trường THPT tại tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LAM THỊ THANH HƯỜNG

SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG THPT TẠI TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LAM THỊ THANH HƯỜNG

SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
Ở TRƯỜNG THPT TẠI TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ HỒNG THÁI



THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử
cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh” là cơng trình nghiên cứu
của riêng tơi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, không
trùng lặp với các đề tài khác và chưa từng được ai công bố ở bất cứ tài liệu nào. Tơi
xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan trên của mình.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Lam Thị Thanh Hường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đỗ Hồng Thái đã tận tình, chu
đáo, trách nhiệm hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cơ giáo trong Khoa Lịch sử, Phịng
Đào tạo Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được học tập và nghiên cứu trong suốt khóa học.
Tơi xin cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh; Ban lãnh đạo, giáo viên
môn Lịch sử và học sinh Trường TH, THCS & THPT Văn Lang, Trường THPT Minh

Hà, Trường THPT Đơng Triều, Trường THPT Hịn Gai, Trường THPT Lương Thế
Vinh; Ban Quản lí Khu di tích núi Bài Thơ (Hạ Long - Quảng Ninh) đã nhiệt tình giúp
đỡ tơi trong quá trình điều tra và tiến hành thực nghiệm sư phạm.
Cảm ơn người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ để bản thân
tơi hồn thành khóa học nói chung và nghiên cứu đề tài nói riêng.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả
Lam Thị Thanh Hường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ............................................................................... v
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 9
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 9
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ........................................... 10
6. Giả thuyết khoa học ................................................................................................ 11
7. Đóng góp mới của đề tài ......................................................................................... 11
8. Cấu trúc đề tài ......................................................................................................... 11
Chương 1. SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH

SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................................................... 13
1.1.

Cơ sở lí luận của việc sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử ở trường THPT.......13

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...............................................................................................13
1.1.2. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng KTLM trong dạy học lịch sử ..................... 15
1.1.3. Mối quan hệ giữa kiến thức lịch sử với kiến thức các mơn học khác ............. 22
1.1.4. Vai trị, ý nghĩa của việc sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử ở trường THPT ..... 27
1.2.

Cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử
ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 31

1.2.1. Về phía giáo viên ............................................................................................. 31
1.2.2. Về phía học sinh............................................................................................... 34
Chương 2. MỘT SỐ HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP SỬ DỤNG KIẾN THỨC
LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ CỔ TRUNG ĐẠI VIỆT
NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH QUẢNG NINH ...................................... 37
2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung chính phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam trong
Sách giáo khoa lịch sử lớp 10 ở trường THPT ................................................ 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1.1. Vị trí ................................................................................................................. 38
2.1.2. Mục tiêu ........................................................................................................... 38
2.1.3. Nội dung cơ bản ............................................................................................... 40

2.1.4. Xác định những bài học sử dụng KTLM trong dạy học trên lớp Lịch sử cổ
trung đại Việt Nam........................................................................................... 41
2.1.5. Những yêu cầu khi sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt
Nam (từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX) - Lịch sử 10, chương trình chuẩn....... 49
2.2.

Một số hình thức, biện pháp sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử cổ
trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh..................................... 53

2.2.1. Sử dụng KTLM trong dạy học trên lớp ........................................................... 53
2.2.2. Sử dụng KTLM trong dạy học di sản tại thực địa ........................................... 68
2.3.

Thực nghiệm sư phạm ..................................................................................... 77

2.3.1. Mục đích của thực nghiệm ............................................................................... 77
2.3.2. Nội dung thực nghiệm ..................................................................................... 78
2.3.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm ............................................................... 78
2.3.4. Tiến hành thực nghiệm .................................................................................... 79
2.3.5. Kết quả thực nghiệm ........................................................................................ 80
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 89
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


BCH

: Ban Chấp hành

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GD

: Giáo dục

GDCD

: Giáo dục công dân

GDTX

: Giáo dục thường xuyên

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KTLM


: Kiến thức liên môn

NXB

: Nhà xuất bản

SGK

: Sách giáo khoa

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH


Bảng:

Bảng 1.1. Danh sách các trường phổ thông tham gia khảo sát........................ 31
Bảng 2.1. Thống kê bài học sử dụng KTLM phần Lịch sử cổ trung đại Việt
Nam ................................................................................................. 42
Bảng 2.2. Thống kê bài học lịch sử sử dụng KTLM gắn với kiến thức thực
tế phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ........................................... 65
Bảng 2.3. Thống kê bài học lịch sử tích hợp dạy học di sản tại Quảng Ninh
phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam..................................................... 70
Bảng 2.4. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm dạy học trên lớp..................... 80
Bảng 2.5. Bảng thống kê kết quả thực nghiệm dạy học di sản........................ 82
Hình:
Hình 1.1.

Biểu đồ so sánh kết quả thực nghiệm dạy học trên lớp ...........................81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghị quyết số 29/NQ-TW của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI, ngày 4
tháng 11 năm 2013 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã nhấn mạnh vấn đề căn cốt của đổi mới giáo dục là
“chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn
diện năng lực và phẩm chất người học” [2]. Theo đó, phương pháp dạy học phải thay
đổi căn bản theo hướng:Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng

hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi
mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa
học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học.
Sự bùng nổ thông tin trong thời đại tồn cầu hóa, đặc biệt ảnh hưởng của cuộc
cách mạng 4.0 đã làm cho kiến thức của nhân loại tăng lên vơ cùng nhanh chóng. Để
người học lĩnh hội một cách chủ động, linh hoạt và chọn lọc khối lượng tri thức khổng
lồ của nhân loại và hình thành những năng lực căn cốt thích ứng với cuộc sống, các
nhà giáo dục khơng cịn cách nào khác ngồi việc phải thay đổi chương trình, phương
pháp và hình thức tổ chức dạy học dạy học. Đây cũng là biện pháp ưu tiên hàng đầu,
là con đường duy nhất đúng cho sự chuyển đổi mục tiêu giáo dục từ trang bị nội dung
kiến thức sang phát hiện, phát triển năng lực của người học.
1.2. Là một bộ mơn thuộc nhóm ngành khoa học xã hội, việc dạy học Lịch sử
trong các trường trung học phổ thơng khơng nằm ngồi những yêu cầu chung của ngành
giáo dục trong bối cảnh hiện nay. Hơn nữa, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học để
thu hút sự say mê, hứng thú của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục Lịch sử đã được
đề cập đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Vai trị, thế mạnh của mơn Lịch sử trong
giáo dục tư tưởng, thái độ, nhận thức của học sinh quan trọng như thế nào là điều chúng
ta không cần bàn cãi. Không phải ngẫu nhiên, Xi xê rông - một chính trị gia nổi tiếng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




của La Mã thời cổ đại đã khẳng định“Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Nhưng hiện
tượng “chán” Lịch sử lại ngày càng phổ biến. Việc lí giải nguyên nhân cũng đã được
đưa ra và mấu chốt vẫn xoay quanh phần lớn ở phương pháp dạy học hiện nay.
Theo đó, kiến thức lịch sử khơng đơn thuần gói gọn trong việc nghiên cứu, tìm

hiểu, hệ thống những sự kiện, hiện tượng, nhân vật trong bộ môn lịch sử, mà cần có sự
hỗ trợ của các mơn khoa học liên ngành. Vì thế, việc sử dụng kiến thức liên mơn trong
dạy học lịch sử sẽ góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học chuyển từ
tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
1.3. Khóa trình Lịch sử cổ trung đại Việt Nam thể hiện lịch sử dân tộc từ nguồn
gốc đến giữa thế kỉ XIX. Tuy nhiên, nội dung này đưa vào chương trình lịch sử lớp 10
hiện hành chỉ có thời lượng trên lớp là 15 tiết học, sắp xếp từ bài 13 đến bài 28 là 14
tiết học kiến thức mới (tiết 19 đến tiết 34 trong phân phối chương trình chuẩn), và tiết
thứ 15 là kiểm tra 45 phút. Như vậy, để có thể giúp học sinh tiếp cận và thấu hiểu được
lịch sử dân tộc thời kì này, giáo viên phải thực sự quan tâm đến đổi mới phương pháp
một cách phù hợp, hiệu quả nhất, giúp học sinh vừa có được kiến thức trọng tâm, chi
tiết lại vừa có cái nhìn tổng thể quá trình dựng nước, giữ nước của cha ông. Những kiến
thức liên môn nếu được khai thác và sử dụng phù hợp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả
dạy học khóa trình lịch sử trên đây.
Xuất phát từ những lí do đó, tơi chọn đề tài “Sử dụng kiến thức liên môn
trong dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh
Quảng Ninh” cho luận văn thạc sĩ của mình để góp phần nâng cao chất lượng dạy
học bộ môn Lịch sử nói chung, dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam nói riêng
trong các trường THPT tại Quảng Ninh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Việc sử dụng KTLM nói chung và KTLM trong dạy học lịch sử nói riêng đã và
đang được các nhà lý luận dạy học, các nhà giáo dục lịch sử trong và ngoài nước nghiên
cứu, đề cập đến trong các cơng trình nghiên cứu. Trong q trình sưu tầm, tìm hiểu tư
liệu phục vụ đề tài, tôi đã tiếp cận được những nguồn tài liệu về vấn đề sử dụng KTLM
sau:
2.1. Tài liệu nước ngoài
2.1.1. Tài liệu giáo dục học
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Các nhà giáo dục Xô Viết trước đây rất coi trọng các mối liên hệ giữa các môn
học, hơn nữa là sự phối kết hợp giữa các giáo viên của những bộ môn khác nhau trong
nhà trường. Nhà giáo dục học T.A.I Lina trong cuốn “Giáo dục học” (NXB Giáo dục
Hà Nội, 1973) cho rằng: “Ngày nay, không một khoa học nào được giảng dạy mà lại
không sử dụng những số liệu của các khoa học tiếp cận khác, những tài liệu, những sự
kiện và những thí dụ lấy từ trong cuộc sống hàng ngày và từ các lĩnh vực tri thức khác
nhau” [50; tr.245]. Trong phần nhiệm vụ của việc giảng dạy kĩ thuật tổng hợp tác giả
viết: “Việc xác lập mối liên hệ giữa các bộ môn nhằm vạch ra cho học sinh thấy mối
liên hệ qua lại của các khoa học” [50; tr.253]. Những nghiên cứu trên cho chúng ta
thấy, sự liên hệ giữa các môn học trong trường phổ thơng cũng gắn bó mật thiết, tác
động qua lại như các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống.
Cùng quan điểm trên, nhà giáo dục học nổi tiếng người Nga, M.T.Ogơrơtnhicơp
nhấn mạnh: “…giải thích những tài liệu nghiên cứu bằng những môn học khác nhau xung
quanh môn học đó” [39; tr.43].
Trong cuốn “Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong trường phổ thông” (Tập 1),
NXB Giáo dục, 1975, tác giả N.M.Iacơplép đã nhấn mạnh vai trị của dạy học liên môn
“…là hệ thống công tác liên hệ hữu cơ giữa các giáo viên các bộ môn khác - tức là mối
liên hệ giữa các bộ môn” [42; tr.35].
L.F.Kharlamốp trong tác phẩm “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh
như thế nào?” (NXB Giáo dục, 1979) đã chỉ rõ tác dụng, ý nghĩa của việc vận dụng
kiến thức các mơn học: “Việc giáo viên có khả năng tìm được mối liên hệ giữa các vấn
đề mà các nhà bác học đã nghiên cứu với điều mà các em đã học ở nhà trường thuộc
một môn học nào đó cũng gây cho học sinh niềm hứng thứ đặc biệt với việc học tập tài
liệu mới” [27; tr.102]. Rõ ràng, sự liên hệ kiến thức liên môn vừa giúp làm sáng tỏ nội
dung đang học lại vừa tạo hứng thứ cho các em trong học tập.
Tác giả M. Alêcxêep trong tác phẩm “Phát triển tư duy học sinh”(NXB Giáo
dục, 1976) cũng bàn đến vấn đề logic trong quá trình dạy học. “Bất cứ một yếu tố nào
trong hệ thống tri thức ở nhà trường bao giờ cũng đòi hỏi học sinh phải biết một yếu

tố tri thức khác thì mới hiểu được, mặt khác nó lại là cơ sở để hiểu một yếu tố tri thức
khác nữa… Toàn bộ hệ thống tri thức học tập trong nhà trường đều có mối liên hệ móc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




xích như vậy, giữa các yếu tố của mình. Trong việc dạy học nhất thiết phải tính đến
mối liên hệ này” [37; tr.19].
Cuốn “Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi” của Giselle O.MartinKniep có đề cập đến qui trình xây dựng các đơn vị bài học tích hợp là gì nêu “Tích hợp
nội dung là hình thức kết nối với nội dung trong nội bộ môn học và giữa các môn học
với nhau” [19; tr.27]. Việc giáo viên Khoa học xã hội sử dụng nghệ thuật, văn học, địa
lí để giúp học sinh hiểu rộng hơn một vùng văn hóa là một ví dục về tích hợp nội dung
trong phạm vi lớp học. Hay khi một giáo viên Khoa học xã hội và một giáo viên tiếng
Anh dạy một đơn vị bài học về văn hóa do hai người cùng xây dựng làm lu mờ ranh
giới giữa hai bộ mơn thì cũng là ví dụ cho sự tích hợp nội dung giữa các mơn học. “Cả
hai hình thức tích hợp nội dung trên đều được gọi là chương trình liên mơn” [19; tr.27].
Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, Linđa đã chỉ ra vai trị của người
thầy là vô cùng quan trọng. “Thầy giáo là người có kiến thức tồn diện và có trình độ
văn hóa cao. Ngồi kiến thức chun mơn của mình, các thầy giáo cần phải hướng vào
một vài lĩnh vực khác của khoa học và kĩ thuật mà hiện nay thanh niên ta bất cứ ngành
nào cũng yêu thích” [49; tr.229].
Bàn về những phẩm chất của người giáo viên, James H.Stronge trong cuốn
“Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả” (NXB Giáo dục, 2011) do Lê Văn
Canh dịch đã nhận định: “Giảng dạy là nơi gặp gỡ của nhiều ngành học phức hợp và
liên quan đến việc tương tác với nhiều học sinh đa dạng và phức hợp” [25; tr.93].
Tác giả Robert J.Marzano, với cuốn sách “Nghệ thuật và khoa học dạy học” do
GS.TS Nguyễn Hữu Châu dịch, cũng khẳng định: “Trong thực tế, khơng có một chiến
thuật dạy học riêng lẻ nào đáp ứng được yêu cầu của việc xử lí tích cực kiến thức trong
q trình trải nghiệm với kiến thức trọng tâm mới” [48; tr.47].

2.1.2. Tài liệu giáo dục lịch sử
Trong cuốn sách “Lịch sử là gì”, tác giả N.A.E Rơ-phê-ép (NXB Giáo dục,
1981) chỉ ra: “Khơng có bộ mơn khoa học nào có thể phát triển một cách đơn độc”
[40; tr.147]. Tác giả đã nêu được mối quan hệ giữa lịch sử với các khoa học nghiên cứu
xã hội khác nhau, như xã hội học, dân tộc học, tâm lí xã hội,… rất khăng khít. “Sở dĩ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




các khoa học này xích lại gần nhau vì chúng cùng nghiên cứu một đối tượng như nhau”
[40; tr.147].
Cuốn sách “Bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử” của tác giả I.Ia.Léc-ne
(Viện Khoa học Giáo dục, 1968) đề cập đến mối liên hệ giữa các tri thức khác nhau có
mối quan hệ với nhau: “Ở chỗ nào nến tài liệu cho phép, chỗ nào có những vấn đề gần
gũi với nhau thì khả năng đó phải được sử dụng” [24; tr.149]. “Bất kì tri thức lịch sử
nào là thơng tin lĩnh hội đầu tiên được thực hiện nếu như nó được tổng hợp với các tri
thức khác nhau của chúng. Cần dần dần dạy cho học sinh hiểu được tính đa diện, đa
dạng của các quan hệ đó” [24; tr.177]. Khẳng định này chỉ rõ, trong quá trình dạy học
giáo viên cần chú ý đến tính đa dạng, đa chiều của mỗi vấn đề.
Nhà giáo dục N.G.Đairi trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử” (NXB Giáo dục,
1973) cũng chỉ ra: “Để có một giờ học tốt, người giáo viên phải kết hợp được nhiều
khâu khác nhau, quan trọng nhất là tham khảo các tài liệu để làm cho nội dung bài
giảng phong phú, chính xác,…” [41; tr.23]. “Phải sử dụng khơng ngừng và có hệ thống
tất cả mọi nguồn tư liệu mn hình mn vẻ” [41; tr.76]. Tác giả đã cho ta thấy được
tầm quan trọng của việc sử dụng các nguồn tài liệu khác nhau để chuẩn bị một giờ học
bởi chính việc tham khảo nhiều nguồn tài liệu khác nhau sẽ giúp bài giảng thêm sinh
động, giúp học sinh hứng thú hơn.
Như vậy có thể thấy, thơng qua các cơng trình nghiên cứu trên, vấn đề sử dụng

KTLM trong dạy học đã được bàn tới ở nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, tất cả
đều có xu hướng chung về quan điểm thừa nhận vai trò, ý nghĩa, tác dụng của KTLM
trong việc nâng cao hiệu quả giờ dạy, bài học cũng như góp phần thu hút và gây hứng
thú cho học sinh.
2.2. Tài liệu trong nước
Thể hiện sự tương đồng với những nghiên cứu của các học giả nước ngoài, nhiều
tài liệu của các nhà giáo dục học Việt Nam cũng đề cập tới sự cần thiết của việc sử
dụng KTLM trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng.
2.2.1. Tài liệu tâm lí học và giáo dục học
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt trong tập 1, cuốn “Giáo dục học” (NXB Giáo dục,
1987) đã nêu một cách khái quát và tương đối đầy đủ về vai trò, ý nghĩa của việc sử
dụng kiến thức liên môn: “Tiềm năng giáo dục thế giới quan cho học sinh đặc biệt
được khai thác trong mối liên hệ giữa các môn học. Các mối liên hệ giữa các mơn học,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




phản ánh bản chất biện chứng của nhận thức khoa học, giúp xem xét một sự vật hay
một hiện tượng từ nhiều quan điểm khác nhau” [45; tr.123]. Đồng thời, các tác giả
cũng đưa ra phương hướng hoàn thiện nội dung dạy học và nhấn mạnh: “Tăng cường
mối liên hệ giữa các môn học” [45; tr.200].
Đặng Thành Hưng trong cuốn “Dạy học hiện đại - lí luận, biện pháp, kĩ thuật”
(NXB Đại học Quốc gia, HN, 2002) cho rằng: “Trong khoa học giáo dục cịn có những
bộ mơn, chun ngành, liên môn lấy những quan hệ qua lại làm đối tượng” [23; tr.15].
Tác giả đã đề cập đến những khả năng khác của vấn đề sử dụng KTLM trong dạy học
là ngành học nghiên cứu cụ thể mối liên hệ qua lại giữa các ngành học.
Trần Bá Hoành với cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách
giáo khoa” (NXB ĐHSP Hà Nội, 2006) nhấn mạnh phương pháp học tích cực trong
đó đề cập đến vấn đề giáo dục theo mục tiêu với nội dung “xuyên môn” và “liên mơn”.

Cuốn giáo trình triết học Mác - Lênin (NXB Chính trị Quốc gia, 2006) có đoạn
viết: “Tùy theo khoa học cụ thể mà có thể tích hợp các mơn khoa học khác lại với nhau
như: Lí-Hóa-Sinh; Văn-Sử-Địa. Ở mức độ cao, sự tích hợp này sẽ hình thành những
mơn học mới, chứ không phải là một sự lắp ghép thông thường các môn riêng rẽ lại
với nhau. Các môn vẫn giữ vị trí độc lập với nhau, chỉ tích hợp những phần gần nhau.
Ở mức độ thấp, việc tích hợp được kiến thức hiện tượng trong mối quan hệ liên mơn
đến các bộ mơn khác, khơng trình bày trùng lặp trong biên soạn sách giáo khoa và quá
trình dạy học mà chỉ khai thác, vận dụng các kiến thức có liên quan đến các bộ mơn
khác” [6].
2.2.2. Tài liệu giáo dục lịch sử
Đầu tiên phải kể đến cuốn sách “Bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1992 - 1996,
dùng cho giáo viên phổ thông cấp II” bàn về phương pháp lịch sử cũng đã khẳng định:
“Thực hiện nguyên tắc liên môn trong dạy-học lịch sử. Điều này không chỉ làm cho
việc tiếp thu của các em được toàn diện, sâu sắc mà cịn gây hứng thú học tập. Bộ mơn
lịch sử liên quan đến kiến thức của nhiều môn học về khoa học xã hội cũng như khoa
học tự nhiên cho nên việc đưa những kiến thức môn học khác có liên quan sẽ nâng cao
chất lượng học tập, mà cũng tiết kiệm được thời gian học” [4; tr.74].
Cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” do Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị chủ
biên (NXB Giáo dục, 1998) đã đề cập đến một số nguyên tắc dạy học thường xuyên có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




mặt trong quá trình dạy học lịch sử. Những nguyên tắc này làm cho việc sử dụng hệ
thống phương pháp sinh động, cụ thể, có hiệu quả sư phạm cao như nguyên tắc dạy học
liên môn, nguyên tắc dạy học nêu vấn đề…: “Dạy học liên mơn và tính kế thừa trong
việc học tập các khóa trình lịch sử làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội
một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội,
hiểu được tính tồn diện của lịch sử. Điều này khắc phục được tình trạng rời rạc, tản

mạn trong kiến thức của học sinh. Nắm được mối liên hệ kiến thức giữa các mơn học,
tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp các em có khả năng phân tích các sự kiện,
tìm ra bản chất qui luật chi phối sự phát triển của lịch sử” [31; tr.165].
Tác giả Phan Ngọc Liên và Trịnh Đình Tùng (Chủ biên) trong cuốn “Phát huy
tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trung học cơ sở” (NXB Giáo dục,
1998), một lần nữa khẳng định vai trò của việc sử dụng kiến thức của các môn học khác
nhau trong quá trình dạy và học lịch sử: “Trong học tập lịch sử, học sinh phải tích cực
tiến hành nhiều biện pháp sư phạm để cụ thể hóa thời gian, địa điểm, diễn biến của sự
kiện xảy ra trong quá khứ với nhiều nguồn tư liệu khác nhau (tài liệu lịch sử, văn học,
tài liệu địa phương, hiện vật, tài liệu truyền miệng,…). Thơng qua quan sát bản đồ, đọc
kí hiệu, nội dung lịch sử được biểu diễn trên bản đồ, việc sử dụng bản đồ lịch sử cịn góp
phần phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ
năng đọc bản đồ, củng cố thêm về kiến thức địa lí…” [32; tr.81].
Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử”, tập 1 (NXB Đại học sư phạm Hà
Nội, 2010) do tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên) cũng đã khẳng định dạy học liên môn
là một trong những nguyên tắc quan trọng của dạy học ở trường phổ thơng nói chung,
mơn lịch sử nói riêng. “Một số nước đã tiến hành tích hợp ở nhiều mức độ khác nhau…
Ở nước ta, nguyên tắc liên môn được chú trọng nhiều, nhằm làm cho kiến thức các
môn học bổ sung cho nhau, hiểu sâu sắc hơn các sự kiện đang học… Việc dạy học theo
nguyên tắc liên mơn địi hỏi giáo viên lịch sử khơng chỉ có kiến thức vững chắc về bộ
mơn mà cịn phải nắm vững nội dung, chương trình các mơn học được giảng dạy ở
trường phổ thông, trước hết là Văn học, Địa lý, Giáo dục cơng dân. Học sinh có vai
trị tích cực, chủ động trong việc học tập theo ngun tắc liên mơn, vì ở đây các em huy
động những kiến thức đã học để hiểu sâu, toàn diện một sự kiện. Các em được ơn tập,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức cao hơn và biết vận dụng thông minh trong học

tập” [33; tr.343].
Bên cạnh đó, quan điểm về dạy học liên mơn trong bộ mơn Lịch sử ở trường
phổ thơng cịn được đề cập đến trong các bài viết trên các tạp chí Giáo dục, Nghiên
cứu lịch sử… Tiêu biểu như bài của các tác giả Nguyễn Quang Vinh “Dạy học theo
quan điểm liên mơn” (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 10/1986), Trần Văn
Cường “Vận dụng nguyên tắc liên mơn khi dạy học các vấn đề về văn hóa trong sách
giáo khoa lịch sử THPT” (tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12/1997), tác giả Trần Viết
Thụ với bài “Vận dụng nguyên tắc liên môn khi dạy học các vấn đề văn hóa trong SGK
lịch sử”, Trần Đức Minh “Vận dụng quan điểm liên môn - một yếu tố nâng cao tính
tích cực học tập của học sinh” (Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 4/1999). Mỗi bài viết
khai thác, phân tích một khía cạnh, nội dung cụ thể nhưng đền thể hiện sự cần thiết
cũng như vai trò, ý nghĩa của nguyên tắc liên môn trong việc nâng cao hiệu quả bài học
cũng như chất lượng bộ môn.
Vấn đề sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học cũng đã được nghiên cứu qua
một số đề tài khóa luận của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh như:
- Tác giả Phạm Văn Thiện: “Sử dụng kiến thức văn học, địa lí, chính trị trong
giờ học lịch sử ở trường THPT theo nguyên tắc liên môn”, luận văn thạc sĩ khoa học
lịch sử năm 1989.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Viết Thụ: “Giảng dạy những nội dung văn học
trong khóa trình lịch sử dân tộc ở trường THPT” năm 1997.
- Đề tài: “Sử dụng kiến thức liên môn để gây hứng thú trong học Lịch sử Việt
Nam từ 1930 đến 1945 ở trường THPT”, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Nhung
năm 2012, trường Đại học Giáo dục.
- Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Trinh: “Sử dụng kiến thức liên môn
để giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945 1954) THPT - Chương trình chuẩn”.
- Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Nguyễn Thị Kim Dung: “Sử
dụng kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử Việt Nam (thế kỉ X - thế kỉ XV) lớp 7
trường THCS”, năm 2016.
Ngoài ra, hưởng ứng cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn trong dạy - học ở
trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, nhiều khía cạnh cụ thể của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




việc sử dụng kiến thức liên môn đã được các tác giả dự thi (gồm cả giáo viên và học
sinh) đề cập tới tương đối phong phú, cụ thể và sinh động.
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ giáo dục trung học năm
2014 - 2015; 2015 - 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đặt việc dạy học tích hợp liên
mơn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của môn học, năm học.
Đáng chú ý, chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể 2018 đã nhấn mạnh việc
sử dụng KTLM trong dạy học ở trường phổ thơng: “Dạy học tích hợp là q trình dạy
học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động nội dung, kiến thức, kĩ
năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thơng qua
đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển năng lực cần thiết” [18;
tr.67].
Việc tìm tịi, nghiên cứu các nguồn tài liệu trên đã hỗ trợ cho bản thân tơi có
được những tư liệu tham khảo quan trọng, quí giá trong việc xác định, lựa chọn và
nghiên cứu đề tài của mình. Tuy nhiên, bản thân tơi nhận thấy, chưa có tài liệu nào
đề cập một cách hệ thống vấn đề sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử
cổ trung đại Việt Nam nói chung và ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh. Vì vậy, trên cơ
sở kế thừa thành quả những cơng trình trước đó, đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu cơ
sở lí luận, thực tiễn và đề xuất một số biện pháp cụ thể sử dụng KTLM trong dạy học
phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam theo thực tiễn các trường THPT ở tỉnh Quảng
Ninh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là q trình vận dụng kiến thức liên mơn trong dạy học lịch sử cổ trung đại Việt
Nam trong sách giáo khoa Lịch sử 10 - chương trình chuẩn, ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu cơ sở, biện pháp sử dụng kiến thức liên môn trong các bài học
nội khóa, ngoại khóa thuộc phần lịch sử cổ trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa
Lịch sử 10 - chương trình chuẩn, tại các trường THPT ở tỉnh Quảng Ninh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trên cơ sở lí luận, thực tiễn của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học
Lịch sử, đề tài đề xuất những biện pháp ứng dụng cụ thể việc sử dụng kiến thức liên
môn trong dạy học trên lớp và dạy học di sản tại thực địa phần lịch sử cổ trung đại Việt
Nam ở các trường THPT tỉnh Quảng Ninh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học phát triển năng lực nói chung
và vận dụng kiến thức liên mơn trong dạy học lịch sử nói riêng nhằm nâng cao chất
lượng bộ mơn, đáp ứng u cầu đổi mới tồn diện giáo dục.
- Điều tra, phân tích thực trạng giảng dạy lịch sử ở trường THPT tại Quảng
Ninh, lấy đó làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp vận dụng kiến thức liên môn để
nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam.
- Xác định những bài học nội khóa sử dụng kiến thức liên mơn để nâng cao chất
lượng bộ mơn nói chung và phần Lịch sử cổ trung đại Việt Nam nói riêng.
- Đề xuất cụ thể các biện pháp vận dụng kiến thức liên mơn trong các bài nội
khóa, dạy học thực địa thuộc phần lịch sử cổ trung đại Việt Nam trong sách giáo khoa
Lịch sử 10 - chương trình chuẩn.
- Tiến hành thực nghiệm, xử lí kết quả, phân tích để rút ra kết luận về vấn đề
nghiên cứu.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận

Đề tài dựa theo nguyên lý phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục nói chung,
nghiên cứu và giảng dạy Lịch sử nói riêng trong các trường THPT trong điều kiện đất
nước mở cửa, hội nhập.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết: dựa vào những nguồn tài liệu tâm lí
học, giáo dục học, giáo dục lịch sử để khái quát những cơ sở lí luận của đề tài.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




+ Phân tích, khảo sát đánh giá điều kiện thực tế tại địa phương và thực trạng dạy
học lịch sử cổ trung đại Việt Nam trong các trường THPT tỉnh Quảng Ninh để tổng
quan cơ sở thực tiễn của việc sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học.
+ Điều tra cơ bản qua sử dụng phiếu hỏi, phỏng vấn trực tiếp đối tượng liên
quan đề tài là giáo viên lịch sử, học sinh tại một số trường trên địa bàn Quảng Ninh
(tập trung trước hết tại trường TH, THCS & THPT Văn Lang cùng một số trường trên
địa bàn thành phố Hạ Long). Thống kê các số liệu, dữ liệu từ kết quả điều tra và phân
tích, đánh giá vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả
thi của các biện pháp sư phạm mà luận văn đề xuất, làm căn cứ rút ra kết luận khoa học
của đề tài.
6. Giả thuyết khoa học
Vận dụng kiến thức liên môn vào các bài học trên lớp và dạy học di sản tại thực
địa trong chương trình Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Quảng
Ninh đúng với phương pháp dạy học hiện đại phù hợp điều kiện thực tiễn sẽ góp phần
nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn tại địa phương.

7. Đóng góp mới của đề tài
Về mặt lí luận: thơng qua q trình tổng hợp, nghiên cứu, thực nghiệm, đề tài
góp phần làm phong phú hơn lí luận và phương pháp dạy học theo hướng phát triển
năng lực người học nói chung và phương pháp vận dụng kiến thức liên mơn nói riêng
trong bộ mơn Lịch sử ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh.
Về mặt thực tiễn: đề tài góp phần đề xuất và tổ chức các giờ học vận dụng kiến
thức liên mơn trong chương trình Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở các trường THPT
tại Quảng Ninh; cung cấp thêm các hình thức, biện pháp nâng cao hiệu quả giờ dạy mà
giáo viên Lịch sử THPT có thể ứng dụng; bổ sung chủ đề, nội dung, phương pháp giáo
dục về các di tích lịch sử văn hóa của tỉnh nhà qua hoạt động trải nghiệm ở các nhà
trường; làm phong phú hơn hình thức tổ chức dạy học bộ môn Lịch sử ở cấp THPT
tỉnh Quảng Ninh.
Những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn trên của đề tài sẽ góp phần thúc
đẩy sự đổi mới mục tiêu giáo dục, tiếp cận và phát triển toàn diện các năng lực của học
sinh THPT của địa phương.
8. Cấu trúc đề tài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
gồm 2 chương:
Chương 1: Sử dụng kiến thức liên môn trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Một số vấn đề lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Một số hình thức, biện pháp sử dụng kiến thức liên môn trong dạy
học Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ở trường THPT tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





Chương 1
SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận của việc sử dụng KTLM trong dạy học Lịch sử ở trường THPT
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Khái niệm “kiến thức”
Trong cuộc sống, khái niệm “kiến thức” được chúng ta sử dụng thường xuyên
và phổ biến ở nhiều phương diện, lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, khi xét về bản chất khái
niệm “Thế nào là kiến thức?” lại có khá nhiều quan niệm phong phú, đa dạng.
Với ngành giáo dục học, “Kiến thức là sự thông hiểu và lưu trữ trong trí nhớ
những sự kiện cơ bản của khoa học và những qui tắc kết luận và qui luật xuất xứ từ
những sự kiện ấy” [26; tr.14]. Tác giả Trần Viết Vượng, trong cuốn Giáo dục học cho
rằng, “kiến thức là hệ thống những khái niệm, phạm trù, những qui tắc, lí thuyết của
từng mơn học mà học sinh cần phải nắm vững. Kết quả học tập môn học được đánh
giá bằng khả năng nhận thức của học sinh với số lượng và chất lượng kiến thức đó”
[58; tr.84-85].
Với các nhà sinh lí học, “kiến thức” chẳng quan là một dạng nhất định của
những mối liên hệ tạm thời, được tạo trên vỏ các bán cầu đại não do ảnh hưởng những
kích thích bên ngồi và hoạt động tư duy tích cực của chủ thể nhận thức. Như vậy,“kiến
thức” chỉ mang tính “tạm thời”, khơng tồn tại mãi. Nếu khơng thường xun “nhắc
lại”, “kiến thức” đã hình thành trên vỏ đại não đó sẽ bị lu mờ, thậm chí biến mất và bị
thay thế bởi điều mới mẻ hơn.
Theo từ điển Tiếng Việt, “kiến thức” được định nghĩa “là những điều hiểu biết
do học tập, tìm hiểu mà có” [47; tr.635].
Như vậy có thể thấy, tùy theo góc độ tiếp cận mà mỗi ngành khoa học sẽ đưa ra
những định nghĩa cụ thể khác nhau về “kiến thức” song tất cả đều đi tới điểm chung
khẳng định “kiến thức” là kết quả của quá trình nhận thức. “Kiến thức” chính là những

kinh nghiệm có được trong q trình lao động, sản xuất, nghiên cứu, học tập nhằm
chinh phục tự nhiên, phát triển cuộc sống của con người. Vì vậy, “kiến thức” trở thành
cơng cụ hữu ích, trang bị cho con người trong quá trình phát triển. Ngược lại, qua thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




tiễn, “kiến thức” lại được kiểm chứng, bổ sung làm cho phong phú, chân xác hơn. Và
cuối cùng, một cách bao quát nhất có thể xác định, “kiến thức” là những hiểu biết về
tự nhiên, xã hội mà con người có được do q trình học tập, tìm hiểu mà có.
1.1.1.2. Khái niệm “kiến thức lịch sử”
Kiến thức lịch sử thuộc phạm trù ý thức xã hội. Việc nắm vững kiến thức lịch
sử là cơ sở đầu tiên giúp chúng ta hiểu đúng hiện thực lịch sử một cách chính xác,
khách quan. Kiến thức lịch sử là nền tảng cho sự nhận thức, tìm hiểu, nghiên cứu qui
luật phát triển trong tương lai.
Kiến thức lịch sử phát triển theo nhận thức của con người. “Một trong những
mặt quan trọng của lịch sử là sưu tầm và nghiên cứu các sự kiện, những tế bào cơ bản
của hiện thực. Sự kiện có thể coi là ngun liệu để hình thành tri thức khoa học”[43;
tr.5]. Khi khoa học lịch sử ra đời, kiến thức lịch sử được sắp xếp, khái quát, trừu tượng
hóa để từ đó rút ra qui luật phát triển xã hội.
Kiến thức lịch sử ghi lại lịch sử chân thật của con người, phản ánh quá trình phát
sinh, phát triển khách quan của tự nhiên và xã hội theo trình tự thời gian. Vì vậy nó có
tác động lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm và hình thành thế giới quan khoa
học.
Kiến thức của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông là những hiểu biết trang bị
cho học sinh về lịch sử phát triển của xã hội loài người, được khoa học lịch sử xác nhận
và ghi chép chủ yếu trong các cuốn sách giáo khoa lịch sử. “Kiến thức lịch sử phổ
thông gồm nhiều yếu tố: sự kiện, nhân vật, địa điểm, thời gian, khái niệm… phản ánh
sự hiểu biết về những lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư

tưởng…”[23; tr.7-8].
Như vậy, kiến thức lịch sử là sự phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, là kết quả
nghiên cứu của ngành khoa học lịch sử, được sử dụng vào nhận thức và hoạt động xã hội
giúp con người hiểu một cách đầy đủ về quá trình phát triển của lịch sử loài người.
1.1.1.3. Khái niệm về kiến thức liên môn trong dạy học lịch sử
Môn học Lịch sử ở trường phổ thơng có chức năng cung cấp cho học sinh những
tri thức về sự phát sinh, phát triển của mọi mặt đời sống xã hội loài người. Theo đó,
kiến thức lịch sử khơng tách biệt, riêng lẻ mà là sự tổng hòa những kiến thức giữa
ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu với người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




giáo viên dạy Lịch sử là phải chọn lọc, tổng hợp những khái niệm, nội dung từ những
môn học khác nhau trong chương trình giáo dục phổ thơng để làm nổi bật kiến thức
lịch sử học sinh cần lĩnh hội. Xác định những điểm đồng tâm trong tri thức các bộ môn
ở trường phổ thông với kiến thức lịch sử để đạt tới mục tiêu giáo dục tồn diện chính
là biểu hiện của việc sử dụng KTLM trong dạy học lịch sử.
Đối với học sinh, KTLM giúp các em nhận thức được sự phát triển của xã hội
một cách liên tục, thống nhất, hiểu được tính tồn diện của lịch sử. Điều này góp phần
khắc phục tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh. Khi học lịch sử có
sử dụng KTLM, học sinh sẽ phát huy được vai trò chủ động của người học khi huy
động những kiến thức đã học ở các bộ môn khác để lí giải sự kiện, hiện tượng trong
lịch sử. Điều này sẽ trực tiếp giúp học sinh tự củng cố kiến thức đã biết, mở rộng kiến
thức mới và vận dụng giải quyết những tình huống phát sinh trong quá trình học tập.
Như vậy, phương pháp sử dụng KTLM sẽ trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả giờ
học, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh, giúp các em có khả năng phân
tích các sự kiện, tìm ra bản chất, qui luật khách quan trong sự phát triển của lịch sử.
1.1.2. Cơ sở xuất phát của việc sử dụng KTLM trong dạy học lịch sử

1.1.2.1.Đổi mới giáo dục trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0
Đặt trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của cuộc Cách mạng 4.0,
thời đại số với sự bùng nổ thơng tin, xu thế hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, Việt
Nam đã và đang chuyển mình mạnh mẽ, tồn diện trên các lĩnh vực để khơng ngừng
đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, cũng trong
điều kiện đó, cơ hội lớn ln đi kèm với những thách thức, địi hỏi mới. Ngay từ Hội
nghị lần thứ VIII, BCH Trung ương Đảng khóa XI đã chỉ ra mục tiêu chung cho toàn
Đảng, toàn dân là: “Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự
nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo
vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội và nền văn hóa Việt Nam, giữ vững ổn
định chính trị và mơi trường hịa bình để phát triển đất nước theo định hướng XHCN”
[18; tr.3].
Với ngành giáo dục, Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm và đưa ra những chỉ đạo cụ
thể nhằm đáp ứng yêu cầu chung của thời đại. Cũng trong Nghị quyết của Hội nghị Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




ương VIII, khóa XI, Đảng nêu rõ: “Giáo dục con người Việt Nam phát triển tồn diện,…
u gia đình, u Tổ quốc, hết lòng phục vụ nhân dân và đất nước” [18; tr.9]. Luật Giáo
dục 2005 đã thể chế hóa mục tiêu giáo dục phổ thông là: “Đào tạo con người Việt Nam
phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành
với lí tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của
công dân, đáo ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [36; tr.23].
Đặc biệt, Nghị quyết 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo” nêu rõ mục tiêu tổng quát là: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất
lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc và như cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát

triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân;
yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Kèm theo đó
là đề ra mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông: “Đổi mới giáo dục phổ thông, tập
trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát triển,
bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp học sinh. Nâng cao chất lượng giáo
dục tồn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ,
tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển
khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [2; tr.9].
Như vậy, mục tiêu tổng quát nhất cho giáo dục hiện nay là hướng tới sự phát
triển tồn diện, giúp người học có phẩm chất và năng lực tiếp nhận, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, phát huy tối đa khả năng của bản thân, từng bước trở thành cơng dân
tồn cầu trong thời đại hội nhập. Do đó, việc sử dụng KTLM được xem như là một
trong những giải pháp tích cực để đáp ứng những yêu cầu đó.
1.1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông.
Bộ môn Lịch sử nằm trong hệ thống chương trình giáo dục phổ thơng nói chung.
Vì vậy, mục tiêu hướng tới của bộ môn được xây dựng trên cơ sở mục tiêu chung của
giáo dục, của cấp học và dựa trên quan điểm, đường lối định hướng chung của Đảng
và Nhà nước. Cụ thể, mục tiêu của môn Lịch sử ở trường THPT nhằm giúp học sinh
có được những kiến thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp
phần hình thành ở thế hệ trẻ nhân sinh quan, thế giới quan khoa học, giáo dục lịng u
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




quê hương, đất nước, truyền thống dân tộc, tinh thần cách mạng, bồi dưỡng năng lực
tư duy, hành động, thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội.
Mục tiêu của việc dạy học lịch sử ở trường THPT được thể hiện chủ yếu qua
việc hình thành cho HS những kiến thức, kĩ năng và thái độ, năng lực, phẩm chất:
Thứ nhất, hình thành kiến thức: giúp học sinh tiếp cận những kiến thức cơ bản

trong tri thức lịch sử dân tộc và thế giới, bao gồm: sự kiện, nhân vật, thời gian, không
gian, các khái niệm, thuật ngữ lịch sử, những hiểu biết về quan điểm lí luận sơ giản,
những vấn đề về phương pháp nghiên cứu, học tập phù hợp với u cầu bộ mơn và
trình độ nhận thức của học sinh.
Thứ hai, hình thành thái độ: giúp hình thành cho học sinh những quan điểm tư
tưởng, lập trường, phẩm chất, đạo đức, nhân cách, tình cảm đúng đắn, trung thành với
lí tưởng XHCN, góp phần đào tạo con người cách mạng tồn diện, có tinh thần yêu Tổ
quốc; Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, u q hương, có thái độ tích cực vì
xã hội, vì cộng đồng; Yêu lao động, sống nhân ái, có niềm tin, ý thức kỉ luật, tuân thủ
pháp luật; trân trọng các dân tộc và văn hóa trên thế giới, có tinh thần đồn kết quốc tế,
hữu nghị, u hịa bình, đấu tranh cho độc lập, tự do, văn minh, tiến bộ xã hội; nhận
thức đúng qui luật phát triển khách quan của lịch sử, giúp các em vững tin vào sự
nghiệp xây dựng CNXH của đất nước.
Thứ ba, phát triển toàn diện kĩ năng, năng lực, phẩm chất: rèn cho học sinh
những kĩ năng đặc trưng của bộ môn như: ghi nhớ các sự kiện, miêu tả, tường thuật,
phân tích, tổng hợp, khái qt hóa. Kĩ năng làm việc với sách giáo khoa, tài liệu tham
khảo liên quan. Kĩ năng thuyết trình, trình bày trước đám đơng; làm và sử dụng đồ
dùng trực quan; quan sát, đọc bản đồ lịch sử; ứng dụng công nghệ thông tin vào học
tập. Rèn cho các em biết vận dụng KTLM trong học tập để hiểu sâu sắc kiến thức và
vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn. Năng lực hợp tác, tự học, tư duy độc lập, sáng
tạo.
1.1.2.3. Đặc trưng của kiến thức lịch sử
Muốn đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn, trước hết,
mỗi giáo viên cần phải xác định được đặc trưng cơ bản của kiến thức lịch sử. Từ đó,
chúng ta mới có thể đề xuất, ứng dụng và thực hành những phương pháp dạy học tích

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×