Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.12 KB, 5 trang )

SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG,
BẢN SẮC DÂN TỘC VÀ
PHÁT TRIỂN HIỆN ĐẠI
Cải lương ra đời cách đây chưa tới một trăm năm. Ngay
từ lúc mới ra đời, cải lương đã chịu ảnh hưởng có tính chất
quyết định của hai dòng sân khấu: sân khấu tuồng truyền thống
của Việt Nam và sân khấu kịch hiện đại của Pháp.
Sân khấu tuồng Việt Nam mang đặc trưng chung của sân khấu châu
Aá là cấu trúc kịch bản, vở diễn theo kiểu tự sự và sân khấu kịch Pháp mang
đặc trưng chung của sân khấu châu Âu là cấu trúc kịch bản, vở diễn theo
kiểu A-ri-xtốt. Vì vậy, cải lương cũng đã có hai kiểu vở diễn rất khác nhau,
nhưng cả hai lại có chung một nguồn âm nhạc. Các bài bản âm nhạc của cải
lương đậm chất dân tộc, có đầy đủ để thể hiện tâm trạng nhân vật với tất cả
các trạng thái khác nhau, tạo điều kiện cho diễn viên ca hát kết hợp với diễn
xuất dù biểu diễn theo kiểu tuồng Việt Nam hay theo kiểu kịch Pháp.
Trong quá trình phát triển, các bài bản cải lương đã được bổ sung
thêm từ nguồn dân ca, hò, lý. Và khi tiếp cận, giao lưu với sân khấu kịch hát
Quảng Đông (Trung Quốc) và tân nhạc của phương Tây, cải lương cũng đã
chọn lọc một số bài bản, dân tộc hóa để làm giàu thêm vốn âm nhạc sẵn có.
Cùng lúc bổ sung thêm các bài bản, dàn nhạc dân tộc của cải lương đã biết
cách tiếp nhận các nhạc cụ hiện đại. Những cây đàn vi-ô-lông, măng-đô-lin,
ghi-ta của phương Tây được các nghệ sĩ Việt Nam khoét phím để khi chơi
đàn, cung bậc và giai điệu phù hợp với dàn nhạc dân tộc đã có sẵn. Cho tới
nay, cây đàn ghi-ta phím lõm là nhạc cụ chính của cải lương và đã trở thành
cây đàn dân tộc của Việt Nam.
Một thời gian khá dài, hai kiểu biểu diễn trong hai loại vở diễn của cải
lương tồn tại gần như độc lập nhau và cuộc đấu tranh giữa việc giữ gìn bản
sắc dân tộc với việc phát triển hiện đại diễn ra chủ yếu trong lĩnh vực âm
nhạc.
Những bài bản sẵn có của cải lương khó về nhạc lý, một số bị trùng
lắp cho nên các nghệ sĩ đã thu ngắn, giảm dần khi sử dụng trên sân khấu,


đồng thời để bù đắp, một số sáng tác mới đã ra đời. Sáng tác mới của các
nghệ sĩ ít hiểu biết về âm nhạc dân tộc dần dần đã làm cho âm nhạc cải
lương phai nhạt bản sắc. Ban đầu còn "tân, cổ giao duyên" nhưng theo thời
gian nhạc tân đã hoàn toàn lấn ác nhạc cổ. Không còn hồn nhạc dân tộc, chỉ
biết chạy theo cái mới, nhiều vở diễn cải lương đã bị lai căng, mất gốc.
Các bài bản có sẵn của cải lương chính là sự định hình về âm nhạc.
Trong quá trình tiếp cận cái mới, không thể không căn cứ vào cái đã định
hình, cái đã tạo nên bản sắc dân tộc cho cải lương. Nhưng sự định hình này
không đồng nghĩa với sự cố định, bất di bất dịch vì cải lương đã chứng minh
rằng, các bài bản đó có thể thu ngắn, hoặc có thể từ đó phát triển thêm thành
những bài bản mới (như từ bài Dạ cổ hoài lang phát triển thành bài vọng cổ).
Và như vậy, âm nhạc cải lương đã tạo cho mình một khả năng đặc biệt. Đó
là vừa định hình, vừa phát triển. Nói cách khác, âm nhạc cải lương định hình
để phát triển và phát triển để định hình. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa
bản sắc dân tộc và phát triển hiện đại của cải lương xét theo góc độ âm nhạc.
Không nhìn nhận và giải quyết mối quan hệ giữa định hình và phát triển của
âm nhạc, cải lương có tính biện chứng thì khó giữ được bản sắc dân tộc. Nếu
chỉ biết định hình cải lương không đáp ứng được với các yêu cầu mới của
thời đại và nếu chỉ biết phát triển hiện đại thì cải lương sẽ mất gốc, lai căng.
Từ những kinh nghiệm của âm nhạc cải lương đã nêu trên, những
người hoạt động sáng tạo cũng đã nhận ra mối quan hệ giữa truyền thống và
hiện đại khi viết kịch bản và xây dựng vở diễn cho loại hình cải lương. Kế
thừa sân khấu tuồng truyền thống Việt Nam, cải lương được cấu trúc kịch
bản theo kiểu tự sự, mở, thoáng. Trang trí, biểu diễn theo phong cách ước lệ,
tượng trưng tạo điều kiện để diễn viên phát huy tối đa các trình thức biểu
diễn kết hợp múa và hát.
Tiếp nhận sân khấu kịch Pháp cải lương lại được cấu trúc kịch bản
theo kiểu A-ri-xtốt, khép, chặt. Trang trí, biểu diễn theo phong cách tả thực.
Diễn viên đi sâu vào khai thác nội tâm nhân vật phù hợp với các vai diễn
khác trong hệ thống hình tượng chung để làm rõ chủ đề của tác phẩm. Yếu

tố múa không được chú trọng ở dạng vở diễn này dù thể hiện đề tài cổ.
Ở hai kiểu cấu trúc tưởng chừng trái ngược nhau đó, cải lương lại tạo
được vùng giao thoa, tạo được cho mình một kiểu cấu trúc, mở thoáng của
tuồng cùng lúc với cấu trúc khép, chặt của kịch A-ri-xtốt. Được như vậy, vì
cải lương không chỉ kế thừa sân khấu tuồng truyền thống và tiếp nhận sân
khấu kịch hiện đại là hai thực thể độc lập như nhiều người đã làm, mà hai
yếu tố này còn được nhìn nhận và giải quyết như là hai mặt đối lập, tồn tại
thống nhất, biện chứng trong một tác phẩm. Và sự thống nhất biện chứng
giữa hai yếu tố kế thừa truyền thống của sân khấu tuồng và yếu tố tiếp nhận
hiện đại của sân khấu kịch sẽ tạo điều kiện cho sân khấu kịch sẽ tạo điều
kiện cho sân khấu kịch sẽ tạo điều kiện cho sân khấu cải lương luôn luôn
phát triển hiện đại mà vẫn giữ trong nó bản sắc của sân khấu dân tộc.
Theo quan niệm này, trong một tác phẩm (kịch bản, vở diễn) cải
lương luôn bao gồm hai yếu tố truyền thống và hiện đại tồn tại trong sự
thống nhất biện chứng và trong một tác phẩm âm nhạc cải lương luôn bao
gồm hai yếu tố định hình và phát triển tồn tại trong sự thống nhất biện
chứng. Có như vậy, trong quá trình phát triển cả về biểu diễn và âm nhạc,
cải lương luôn giữ trong mình tố chất dân tộc với bản sắc riêng. Và bản sắc
dân tộc có được bao nhiêu tùy thuộc vào bản lĩnh những người sáng tạo giải
quyết các mối quan hệ biện chứng đã được đề cập trong từng tác phẩm.

×