Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

DE KIEM TRA HK I LOP 12 CHINH THUC 20122013 mon Van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.82 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GD - ĐT BÌNH PHƯỚC KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2012 - 2013 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 ĐỂ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề). I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH: (5,0 điểm). Câu 1.(2,0 điểm): Nêu ý nghĩa văn bản của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh? Câu 2.(3,0 điểm): Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của anh (chị) về tính Tự tin. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm): Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu 3a hoặc 3b. Câu 3a: Chương trình cơ bản. Phân tích vẻ đẹp hình tượng người lính qua đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: “ Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành...” (Tây Tiến - Quang Dũng; Ngữ văn 12 CB - Tập một; NXB Giáo dục, 2008) Câu 3b: Chương trình nâng cao. Phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor - ca của Thanh Thảo: “ Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor- ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy không ai chôn cất tiếng đàn tiếng đàn như cỏ mọc hoang giọt nước mắt vầng trăng long lanh trong đáy giếng...” (Đàn ghi ta của Lor - ca - Thanh Thảo; Ngữ văn 12 NC - Tập 1; NXB GD, 2008) - HẾT -.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> SỞ GD - ĐT BÌNH PHƯỚC. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 12 HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2012 - 2013 CÂU 1. ĐÁP ÁN. Học sinh cần đạt được các ý sau: - Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do ấy. - Kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. - Là một áng văn chính luận mẫu mực. 2. 3a. a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Diễn đạt lưu loát, trong sáng. - Chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. / b/ Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được các ý cơ bản sau: - Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. Người tự tin là người hành động cương quyết, dám nghĩ, dám làm. - Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn. Nếu không tự tin, con người trở nên yếu đuối, bé nhỏ. - Rèn luyện tính tự tin bằng cách chủ động, tự giác học tập và tham gia các hoạt động của tập thể. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “ Tây Tiến” của Quang Dũng a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình; Phân tích đoạn thơ trữ tình. - Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.... b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức về nhà thơ Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Bức chân dung về người lính Tây Tiến trong nỗi “ nhớ chơi vơi” về một thời gian khổ mà hào hùng:. ĐIỂM 1,0. 0,5 0,5. 1,0. 1,0 1,0 5,0. 0,5. 3,0.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Vẻ đẹp lẫm liệt, kiêu hùng, hào hoa, lãng mạn. + Vẻ đẹp bi tráng. - Nghệ thuật: Bút pháp tả thực, cảm hứng lãng mạn. Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc... - Khẳng định lại vấn đề.. 1,0 0,5. 3b. Phân tích đoạn thơ trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor - ca” - Thanh Thảo a/ Yêu cầu về kĩ năng: - Đọc - hiểu một tác phẩm trữ tình, biết cách làm bài văn nghị luận văn học về một đoạn thơ. - Bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức về nhà thơ Thanh Thảo, bài thơ Đàn ghi ta của Lor - ca, hình tượng Lor - ca, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Giới thiệu vấn đề nghị luận - Phân tích đoạn thơ để làm nổi bật: + Bằng hệ thống hình ảnh vừa mang nghĩa thực vừa mang nghĩa ẩn dụ, tượng trưng, tác giả đã tái hiện cái chết bi thảm, dữ dội của Lor - ca. + Nhưng bất chấp tất cả, tiếng đàn - linh hồn người nghệ sĩ vẫn sống. Trong tiếng đàn ấy, nỗi đau và tình yêu, cái chết và sự bất tử hòa quyện vào nhau..... + Lời thơ di chúc của Lor - ca được nhắc lại, hàm ẩn cả tình yêu đất nước, tình yêu nghệ thuật và khát vọng cách tân mãnh liệt. - Nghệ thuật: Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là những hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi. - Khẳng định lại vấn đề.. 5,0. 0,5 3,0. 1,0 0,5. - HẾT -. Lưu y: - Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Giáo viên linh hoạt đối với các bài viết sáng tạo: chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học ….

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

×