Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Vận dung quan điểm HCM về đạo đức cách mạng liên hệ với sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.36 KB, 19 trang )

1

MỞ ĐẦU
Tư tưởng Hồ chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện,
sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam… Đây là di
sản mà Hồ Chi Minh đã để lại cho Đảng và dân tộc. Trong hệ thống quan
điểm của Người, quan điểm về về đạo đức cách mạng có ý nghĩa vơ
cùng quan trọng. Việc nhận thức một cách đúng đắn, vận dụng sáng tạo
quan điểm của Người xây dựng và rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế
hệ trẻ nói chung, cho sinh viên hiện nay nói riêng có ý nghĩa vơ cùng to
lớn, là việc làm có tính cấp thiết.


2

NỘI DUNG
1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
1.1. Vai trò của đạo đức cách mạng
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức cách mạng là đạo đức của người
cách mạng xuất hiện trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc và đi
lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng
là trung với nước, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự
do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hồn thành, khó
khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng; là cần, kiệm, liêm,
chính, chí cơng vơ tư; ln u thương, q trọng con người, sống có
tình, có nghĩa và tinh thần quốc tế trong sáng… Và đạo đức cách mạng
là cái gốc của nhân cách, là nền tảng của người cách mạng.
* Đạo đức là gốc của người cách mạng
Cách mạng là thay cũ đổi mới, người làm cách mạng là người tiên
phong về lý luận, thực tiễn và đạo đức cách mạng, có vai trị thức tỉnh, tập
hợp quần chúng nhân dân đứng dậy đấu tranh cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ


rõ: “Cũng như sơng thi có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng
cạn. Cây phải gốc, khơng có gốc thì cây hẻo. Người cách mạng phải có đạo
đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân
dân". Hơn nữa, cách mạng là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là
một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh phúc tạp, lâu dài gian khổ.
Đạo đức khơng chỉ là gốc, nền tảng mà cịn là sức mạnh của người
cách mạng. Vì có đạo đức cách mạng thì thành cơng hay thất bại cũng
vẫn giữ vững tinh thần, chất phác, khiêm tốn, "lo trước thiên hạ, vui sau
thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt
hưởng thụ; không công thần, khơng quan liêu, khơng kiêu ngạo, khơng
hủ hóa. Đó cũng là biểu hiện của đạo đức cách mang. Những lời nói, cử
chỉ, hành động tốt đẹp của người cách mạng được lan tỏa trong nhân
dân, được họ tiếp nhận, tin tưởng và sẵn lòng giúp đỡ... Đây thực sự trở
thành sức mạnh của người cách mạng.


3

* Có đạo đức cách mạng mới tập hợp, lãnh đạo được quần chúng
Trong mối quan hệ này, đạo đức cách mạng là tiêu chuẩn hàng đầu
của người cách mạng. Bởi theo Hồ Chí Minh cán bộ có vai trị hết sức quan
trọng trong suốt tiến trình cách mạng, họ khơng chỉ là người đi đầu, mà cịn
là người tổ chức, tập hợp, hướng dẫn nhân dân, tập dượt nhân dân thực
hành đấu tranh cách mạng, cán bộ là những người đương đầu với mọi khó
khăn gian khổ, chịu tủ đầy, hy sinh, khơng những thế họ cịn phải gương
mẫu về mọi mặt, nói đi đơi với làm để nhân dân tin tưởng noi theo. Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức.
Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt
chước”.
Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc, nền tảng của người cách mạng,

khơng có nghĩa tuyệt đối hóa vai trị của đạo đức, hay hạ thấp, tách rời với
tài năng, mà "đức - tài" ln hịa quyện với nhau trong nhân cách của người
cách mạng. Theo Hồ Chí Minh thì tài lớn đức càng phải cao. Vì đức là cái
đảm bảo cho người cách mạng giữ vững được chủ nghĩa mà mình đã giác
ngộ và lựa chọn.
Tóm lại, đạo đức cách mạng là vơ luận trong hoàn cảnh nào, cũng
phải kiên quyết đấu tranh chống mọi kẻ địch; cũng đặt lợi ích của Đảng lên
trên hết. Thấy rõ vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của đạo đức đối với
người cách mạng, trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh đã ln
coi trọng giáo dục, rèn luyện “đức - tài” cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
1.2. Những chuẩn mực đạo đức cách mạng
* Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân
Đây là phẩm chất Hồ Chí Minh tu tiên đặt lên hàng đầu trong hệ
thống các chuẩn mực đạo đức. Bởi, điều chủ chốt nhất của đạo đức cách
mạng là: “Quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng”.
Trung với nước, là trung thành với sự nghiệp dụng nước và giữ nước
của dân tộc, phải đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên hết, lên trước hết và quyết
tâm đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ quốc, sự phồn vinh của đất nước,


4

hạnh phúc của nhân dân. Theo Hồ Chí Minh, trung với nước là trung thành
với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; trung thành với sự
nghiệp dựng nước, giữ nước của dân tộc, quyết đưa đất nước tiến lên theo
quy luật khách quan và xu thế thời đại; trung thành với mục tiêu, lý tưởng,
con đường mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trung với Đảng, là trung thành với mục tiêu, lý tưởng cách mạng
của Đảng Cộng sản Việt Nam, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt
Nam. Ngày nay, trung với Đảng là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn

liên chủ nghĩa xã hội, tin tưởng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và các
chủ trương đường lối chiến lược, sách lược của Đảng.
Trung với nước, trung với Đảng thực chất là trung thành với mục
tiêu độc lập dân tộc, gắn liền chủ nghĩa xã hội. Bao giờ “Nước” cũng gắn
liền với một chế độ xã hội nhất định, xã hội mà chúng ta đang xây dựng là
xã hội xã hội chủ nghĩa, do nhân dân lao động làm chủ, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên "trung với nước” luôn gắn liền
trung với Đảng", đây là mối liên hệ biện chứng.
Hiếu với dân, là tôn trọng, u kính nhân dân, gắn bó máu thịt
với nhân dân, thấy được sức mạnh là ở nơi dân, một lòng một dạ phục
vụ nhân dân. Hiếu với dân là phải quán triệt và thực hiện tốt tư tưởng
dân là "gốc", đề cao vai trị của dân, kính trọng dân, học hỏi dân; mọi
hành động của cán bộ đảng viên đều xuất phát từ tâm tư, tình cảm,
nguyện vọng, lợi ích của dân.
* u thương con người
Hồ Chí Minh ln rất mực yêu thương con người và đây là một
trong những phẩm chất cao đẹp nhất, chuẩn mực không thể thiếu trong
chuẩn mực đạo đức cách mạng.
Trước hết, Hồ Chí Minh giành tình yêu thương cho "quần chúng cần
lao”, những người đang phải chịu cảnh lầm than nô lệ, bị áp bức, bóc lột.
Tuy nhiên yêu thương con người theo Hồ Chí Minh là phải đứng vững trên
lập trường giai cấp công nhân, yêu những người cùng khổ mặc dù khác


5

nhau về màu da, văn hóa, tơn giáo; phải gắn liền với đấu tranh không khoan
nhượng với những kẻ áp bức, bóc lột.
Yêu thương con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh phải khoan
dung, độ lượng với con người. Mỗi con người sinh ra đều có nguồn gốc tự

nhiên, xã hội; là một chỉnh thể thống nhất của các mặt đối lập; cùng tồn tại
phần tốt và phần xấu. Nhưng tính hướng thiện ln là bản chất cốt lõi. Bởi
vậy, vì sự tiến bộ của con người và vì lợi ích chung của cách mạng, mỗi
người cần phải có lịng khoan dung, độ lượng, biết phát triển phần tốt, sửa
đổi phần xấu.
Hồ Chí Minh cịn xác định u thương con người phải được thể hiện
trong giải quyết các mối quan hệ: với mình, với người và với việc. Với
mình phải nghiêm khắc, với người phải khoan dung, với việc phải tận tụy.
Ở Hồ Chí Minh, tình u thương con người đã trở thành nét văn hóa đặc
sắc và chính Người được quốc tế cơng nhận là nhà văn hóa kiệt xuất.
* Cần, kiệm, liêm, chính, chỉ cơng vơ tư
Cần, kiệm, liêm, chính là những khái niệm cũ của đạo đức phương
Đơng được Hồ Chí Minh sử dụng nhưng đã bổ sung, phát triển, để trở
thành một trong những chuẩn mực đạo đức không thể thiếu của người
cách mạng đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Vi sao người cách mạng lại phải có đầy đủ các
chuẩn mực này? Vì những chuẩn mực này là nền tảng của đời sống mới,
nền tảng của thi đua ái quốc.
Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai, coi lao động là
quyền và nghĩa vụ của mỗi người công dân trong xã hội, làm việc một cách
tự chủ, có kế hoạch; toàn tâm, toàn ý với chức trách, nhiệm vụ và cơng việc
được tổ chức và các đồn thể giao; khơng chỉ bàn thân “cần", mà phải biết
làm cho mọi người, mọi nhà, mọi tổ chức, đoàn thể đều “cần".
Kiệm là tiết kiệm, khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi,
chi tiêu có kế hoạch, có tính tốn, cân nhắc. Theo Hồ Chí Minh, nội
dung tiết kiệm bao gồm: Tiết kiệm thời gian, công sức, của cải của bản


6


thân, của đoàn thể, của nhân dân. Thời gian cũng phải tiết kiệm như của
cải. Của cải nếu hết, còn thể làm thêm. Thời gian khi đã qua thì khơng
bao giờ kéo nó trở lại được. "Kiệm" khơng đồng nghĩa với keo kiệt, bủn
xin.
Chính nghĩa là khơng tà, ngay thẳng, đứng đắn, khơng tự cao, tự đại;
ln chịu khó học tập tiến bộ; luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay.
Điều nào không đúng đắn, thẳng thắn, tức là tà. Việc làm chính, là người
thiện. Việc làm tà, là người ác. Người nói: “Trên quả đất, có hàng mn
triệu người. Song số người ấy có thể chia làm hai hạng: người THIỆN và
người ÁC. Trong xã hội, tuy có trăm cơng, nghìn việc. Song những cơng
việc ấy có thể chia làm 2 thứ: việc CHÍNH và việc TÀ. Làm việc CHÍNH,
là người THIỆN. Lâm việc TÀ, là người ÁC.".
Cần, kiệm, liêm, là gốc rễ của chính, nhưng cịn phải có chính mới là
con người hồn tồn. Bởi vì, nếu không "cần", "kiệm" sẽ sinh ra tham lam,
mà tham lam dẫn đến bất chính. Cần, kiệm, liêm, chính là tiền đề của nhau,
quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một chính thể đạo đức cách mạng
Chỉ cơng vơ tư, là cơng minh, chính trực, cơng bằng, cơng tâm và
khơng thiên tư, thiên vị. Đặt lợi ích của Đảng, của cách mạng, của Tổ quốc
và của nhân dân lên trên lợi ích của bản thân, nó đối lập với chủ nghĩa cá
nhân. Đây là những đức tính được gắn với quy luật của trời đất và là những
chuẩn mực đạo đức cần phải có trong mỗi người dân nói chung, với cán bộ,
đảng viên nói riêng.
* Tinh thần quốc tế trong sáng
Tinh thần quốc tế trong sáng là một phẩm chất đạo đức căn bản,
quan trọng của người cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, sự kết hợp chặt chẽ
giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản, gắn mục
tiêu cách mạng của mỗi nước với mục tiêu chung của thời đại là xu thế
chung và là quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của lịch sử xã
hội loài người. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, chính Hồ Chí Minh đã đặt



7

cách mạng Việt Nam hòa chung vào dòng chảy của cách mạng thế giới, coi
cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng vơ sản.
Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã tác động tích cực đến phong trào
giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng vô sản trên thế giới phát triển.
1.3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng
* Nói đi đơi với làm, nêu gương sáng về đạo đức
Nói đi đơi với làm là đặc trưng tồn tại và phát triển của đạo đức cách
mạng, là nguyên tắc hàng đầu trong giáo dục, tự giáo dục, rèn luyện đạo
đức cách mạng cho cản bộ, đảng viên và nhân dân ta.
Theo Hồ Chí Minh, lời nói phải đi đơi với việc làm thì mới mang lại
hiệu quả thiết thực cho mỗi cá nhân và tập thể. Bởi nói nhiều, làm ít,
hoặc nói mà khơng làm, thậm chí nói một đằng, làm một nẻo, khơng
những khơng có hiệu quả mà cịn nguy hại cho cả bản thân và tập thể.
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng trong thực hiện nói đi đơi với
làm. thường Người làm nhiều hơn nói, thậm chí có việc khơng nói nhưng
làm rất hiệu quả. Vì vậy, sức lan tỏa, sự thán phục, cảm hóa trong đại
chúng là rất lớn.
* Xây đi đơi với chống
Theo Hồ Chí Minh, xây là xây “cái hay", “cái tốt", "cái tích cực, tiến
bộ”. Chống là chống cái sai", “cái xấu", "cái tiêu cực, lạc hậu”, trái với đạo
đức cách mạng. Mục đích của chống là để xây, nhưng muốn xây thì phải
chống, khi chống càng đạt hiệu quả, thì xây càng nhanh, càng vững chắc.
Do đó, xây và chống phải kết hợp chặt chẽ với nhau, trong đó xây là nhiệm
vụ thường xuyên, cơ bản chủ chốt và lâu dài.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một việc làm rất khó khăn, phức tạp,
lâu dài, nếu xa rời nguyên tắc xây đi đơi với chống sẽ khơng thành cơng,
thậm chí thất bại. Bởi vậy, phải quán triệt và thực hiện nghiêm ngặt nguyên

tắc này, trước hết phải làm tốt công tác giáo dục nâng cao nhận thức, xây
dựng các chuẩn mực đạo đức mới trong nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh phê
phán những thói hư, tật xấu, những hành vi phi truyền thống, phi đạo đức,


8

Mỗi con người đều có thiện và ác nên phải đấu tranh để cái thiện, cái
tốt nẩy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi. Tích cực đẩy mạnh
các phong trào thi đua, xung kích, các cuộc vận động trở thành phong trào
rộng rãi trong xã hội. Tạo dư luận xã hội lành mạnh để chống các tệ nạn xã
hội, để phần thiện, phần tốt trong mỗi con người, mỗi tổ chức nẩy nở như
hoa mùa xuân, phần ác, phần xấu mất dần đi.
* Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức suốt đời
Đây là nguyên tắc nhất quán trong xây dựng đạo đức mới, bởi đạo
đức cách mạng khơng tự nhiên có được, mà là sản phẩm của quá trình tự
giáo dục, rèn luyện của mỗi người cách mạng. Trước hết, mỗi người phải tự
nguyện, tự giác tu dưỡng rèn luyện. Theo Hồ Chí Minh, rèn luyện đạo đức
cách mạng chủ yếu do tự nguyện, tự giác của mỗi người là chính. Tu
dưỡng rèn luyện phải gắn với hoạt động thực tiễn. Vì thực tiễn khơng
những đặt ra yêu cầu, là thước đo, kiểm nghiệm các chuẩn mực đạo đức
cách mạng mà còn là cơ sở đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức cách
mạng của mỗi cá nhân. Thông qua thực tiễn để xây dựng, hoàn chỉnh các
chuẩn mực đạo đức mới và loại bỏ những hủ tục, thói quen lạc hậu, phi
đạo đức cách mạng.
Phải tự dựa vào lương tâm mình, du luận tập thể để tự điều chỉnh
hành vi đạo đức của mình. Trong mỗi con người đều có sức ì và những
thói hư tật xấu, để rèn luyện đạt các chuẩn mực đạo đức mới, cần phải có
lương tâm, gắn với cương vị, chức trách. Bởi khơng có lương tâm, thì vơ
trách nhiệm, không tự giác, trung thực, không chuẩn xác khi rèn luyện.

Đồng thời tạo du luận xã hội xây dựng mặt tốt, lên án mặt xấu và những
hành vi phi đạo đức, Tu dưỡng rèn luyện đạo đức thông qua các tổ chức,
đoàn thể cách mạng. Các tổ chức, đoàn thể cách mạng giữ vai trò rất
quan trọng trong việc tạo môi trường rèn luyện, đặc biệt là tổ chức đảng,
chi bộ nơi trực tiếp quản lý, giáo dục, rèn luyện, cán bộ, đảng viên, phải


9

tự kiểm điểm, tự phê bình việc rèn luyện của mình, như rửa mặt hằng
ngày mới trở thành người có đạo đức cách mạng.
Những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng nêu trên là một
thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau, tương trợ lẫn nhau. Khi rèn
luyện đạo đức cách mạng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các ngun tắc
đó thì mới đạt hiệu quả cao.
2. Xây dựng và rèn luyện đạo đức cách mạng trong cho sinh
viên hiện nay
2.1. Học tập, rèn luyện theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là
địi hỏi khách quan đối với thế hệ trẻ nói chung, sinh viên Việt Nam
hiện nay nói riêng.
Cơng cuộc đổi mới, chỉnh đốn Đảng ở nước ta đã thu được những
thành tựu rất to lớn, đời sống của nhân dân được nâng lên. Tuy nhiên
nước ta vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức và nguy cơ lớn,
còn bộc lộ những yếu kém khuyết điểm kéo dài chưa khắc phục được:
“Tình trạng suy thối về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí
cịn nghiêm trọng”, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp... ở một số cơ
quan đang làm xói mịn lịng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước,
Uy tín của Đảng, vai trị lãnh đạo của Đảng đang bị hạ thấp, một bộ phận
không nhỏ học sinh, sinh viên có lối tư tưởng, lối sống bng thả, thờ ơ

chính trị. Hơn lúc nào hết phải đẩy mạnh: “Học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” – đây là địi hỏi khách quan và là
vấn đề cấp thiết của sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế do sự
bùng phát của lối sống thực dụng chạy theo danh lợi bất chấp đạo lý đã
dẫn đến những tiêu cực trong xã hội ngày càng phổ biến. Những biểu
hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chưa được khắc phục, sự
chống phá của các thế lực phản động quốc tế nhằm thực hiện âm mưu


10

"diễn biến hịa bình" đã tác động khơng nhỏ đến đời sống đạo đức công
dân. ảnh hưởng lớn đến tâm tư, tình cảm, ý chí phấn đấu của sinh viên,
thanh niên tri thức. Hậu quả là đã có một bộ phận sinh viên phai nhạt
niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu, khơng có trí lập thân,
lập nghiệp: chạy theo lối sống thực dụng, sống thử, sống dựa dẫm, thiếu
trách nhiệm, thờ ơ với gia đình và xã hội, sa vào nghiện ngập, hút xách:
thiếu trung thực, gian lận trong thi cử, chạy điểm, chạy thầy, chạy
trường, mua bằng cấp...
Cùng với đó, sự chống phá trên lĩnh vực đạo đức, dân chủ, nhân
quyền của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở nước ta đang diễn ra rất
quyết liệt, xuất hiện nguy cơ "tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Do vậy, phải
đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng cho
các lực lượng, trong đó có sinh viên – thế hệ tương lai của đất nước.
Đạo đức mới đang là xu hướng tích cực trong xã hội, hướng mọi
người tới cái hay, cái đẹp và vươn tới giá trị chân - thiện - mỹ trong mỗi
con người Việt Nam. Nhận rõ được nhu cầu của nhân dân, Đảng, Nhà nước
đã tổ chức nhiều phong trào, nhiều cuộc vận động như: Toàn dân đoàn kết

xây dựng nền văn hóa mới; Xây dựng nơng thơn mới; Đẩy mạnh thực hiện
cuộc vận động “Sinh viên 5 tốt”. Tổ chức đa dạng các các hoạt động giáo
dục truyền thống lịch sử dân tộc, các hoạt động về nguồn, hành trình đến
địa chỉ đỏ, các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc, tơn tạo và phát
huy địa danh lịch sử, văn hóa của dân tộc; tăng cường giáo dục đạo đức,
lối sống văn hóa cho sinh viên. Tập trung giáo dục về lịng nhân ái, tính
trung thực, tinh thần trách nhiệm, tinh thần hiếu học, yêu lao động, ý
thức chấp hành pháp luật, bảo vệ mơi trường.
Chủ động phê bình, đấu tranh với các biểu hiện sai trái, hành vi
lệch chuẩn của sinh viên, tích cực bài trừ các tệ nạn xã hội trong và


11

ngoài nhà trường. Hội Sinh viên Việt Nam ở nước ngoài tổ chức các hoạt
động lan tỏa những giá trị tốt đẹp của đất nước đến bạn bè quốc tế và
cộng đồng người Việt tại nước ngoài.
2.2. Một số giải pháp xây dựng, rèn luyện đạo đức cách mạng
cho sinh viên hiện nay
* Bám sát thực tiễn, cụ thể hóa các chuẩn mực đạo đức để mọi người
rèn luyện, phấn đấu, gắn với đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và các tiêu
cực xã hội
Thực tiễn luôn luôn vận động phát triển, con người cũng vận động
và phát triển không ngừng, đồng thời thực tiễn sự nghiệp cách mạng xã hội
chủ nghĩa đã bước sang giai đoạn mới, nhiều chuẩn mực đạo đức mới xuất
hiện theo xu thế chung của nền văn minh nhân loại, cùng với đó cũng xuất
hiện những hành vi phi đạo đức, mặt khác những hủ tục lạc hậu còn dai
dẳng đeo bám trong xã hội chúng ta, đang trở thành lực cản sự phát triển
của đất nước,
Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho nhân dân nói chung và cho

sinh viên nói riêng phải ln luôn bám sát với thực tiễn sự vận động, phát
triển của cách mạng. Bởi sự nghiệp cách mạng càng lên cao thì yêu cầu về
sự hy sinh và năng lực thực tiễn phải tương xứng, đặc biệt là việc rèn luyện
đạo đức cách mạng của thế hệ trẻ càng phải đạt các chuẩn mực mà xã hội
mới cần. Nếu thỏa mãn dừng lại thì cách mạng bị tụt lùi.
Bám sát thực tiễn chính là thực tiễn sự nghiệp cách mạng đang đặt ra
trên mọi lĩnh vực của xã hội, gắn với công việc, chuyên môn, lĩnh vực sinh
viên sẽ đảm nhiệm để đề ra các chuẩn mực đạo đức sát với công việc, nhằm
xây dựng đội ngũ trong ngành, lĩnh vực thật sự trong sạch.
Phải cụ thể hóa thành các tiêu chí, chuẩn mực phù hợp để động
viên, hướng dẫn mọi người tự giác rèn luyện, phấn đấu. Ở mỗi ngành,
mỗi lĩnh vực phạm vi hoạt động, các mối quan hệ, tính chất cơng việc là
khơng giống nhau. Tuy nhiên, về chuẩn mực đạo đức chung cho toàn xã


12

hội, thì mọi cơng dân đều phải rèn luyện và tuân theo. Mặt khác mỗi lĩnh
vực cần có tiêu chỉ riêng, chức vụ, cơng việc càng cao, thì các chuẩn
mực đạo đức càng phải cụ thể gắn với đạo đức nghề nghiệp. Các chuẩn
mực đạo đức của ngành mình phải đưa vào Nghị quyết và được cụ thể
hóa thành mục tiêu, chỉ tiêu trong các phong trào thi đua, các cuộc vận
động. Lấy kết quả rèn luyện đạo đức làm cơ sở nhận xét đánh giá sinh
viên, có biểu dương khen thưởng và kỷ luật nghiêm minh.
Nhận thức đúng chủ nghĩa cá nhân là một thứ giặc nội xâm, mẹ đẻ
của mọi thói hư, tật xấu, Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là cuộc đấu
tranh lâu dài, vô cùng khó khăn, phức tạp và quyết liệt. Trong giai đoạn
hiện nay, sự nghiệp đổi mới đất nước với xu thế hội nhập quốc tế đã và
đang mở ra những cơ hội lớn trong q trình phát triển tồn diện đất nước.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước những lực cản khơng nhỏ trong

q trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Một trong những lực cản đó, chính là chủ
nghĩa cá nhân đang hiện hữu trong tư tưởng và hành động khơng ít cán bộ,
đảng viên. Những hiện tượng tính tốn cá nhân vị kỷ, khơng chịu tu dưỡng,
rèn luyện của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã dẫn tới tha hóa, biến chất,
sa sút về tư tưởng, đạo đức, lối sống và có biểu hiện dao động, hồi nghi về
đường lối chủ trương của Đảng, phai nhạt niềm tin, đánh mất dần phương
hướng, bản lĩnh chính trị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tệ hại hơn, do
chủ nghĩa cá nhân, mà có những tổ chức Đảng, Đồn, Hội sinh viên lâm
vào thế bị động, tê liệt mất sức chiến đấu. Tại đó, các hiện tượng tiêu cực,
vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật Nhà nước không được kịp thời đấu tranh
ngăn chặn, xử lý nghiêm minh đã làm ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thống
nhất trong tổ chức, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Đoàn,
hạn chế sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
* Nâng cao nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy, quản lý các cấp trong hệ thống các nhà trường, học viện, trường cao


13

đẳng...; phát huy vai trò, trách nhiệm phối hợp giữa phịng cơng tác sinh
viên và với các khoa, bộ mơn giảng dạy về lý luận chính trị. Phải coi
cơng tác đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
phê phán các quan điểm sai trái, thù địch là một bộ phận cơ bản, không
thể thiếu trong các tài liệu, giáo trình, bài giảng lý luận chính trị. Đồng
thời, trong điều kiện cho phép, phối hợp, chủ động tổ chức hội thảo, các
buổi giao lưu, trao đổi, tọa đàm về đạo đức cách mạng trong giáo dục lý
luận chính trị với sự tham gia của các chun gia có uy tín trong lĩnh vực
này, nhằm tăng cường bản lĩnh chính trị, năng lực đấu tranh của sinh
viên đối với các quan điểm sai trái, phản động.
* Chú trọng nghiên cứu lý luận, các quan điểm, đường lối của

Đảng, kịp thời phát hiện những vấn đề mới, mang tính đột phá để vận
dụng sáng tạo vào tình hình thực tiễn; coi trọng tổng kết thực tiễn, bổ
sung lý luận, nhất là những mơ hình mới, khó, cách làm hay, hiệu quả đã
được thực tiễn kiểm nghiệm để vận dụng trong các bài giảng của các
môn học lý luận chính trị gắn với khắc phục tính hình thức học tập, quán
triệt, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị của Đảng. Quan tâm tạo điều
kiện cho đội ngũ cán bộ, giảng viên học tập, bồi dưỡng kiến thức chun
mơn, nghiệp vụ ở trong và ngồi nước, để mỗi giảng viên không chỉ nắm
bắt được những luận điểm mới trong hệ thống những quan điểm, tư tưởng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà cịn vận dụng sáng
tạo những luận điểm đó vào bài giảng gắn với thực tiễn cuộc sống, giúp
sinh viên trau dồi chuyên môn và đạo đức cách mạng, sống, học tập, làm
việc, ứng xử với nhau trên cơ sở các chuẩn mực đạo đức cách mạng.
Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa tính chất cách mạng, khoa học,
tiến bộ và sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức cách mạng trong sinh
viên; giúp họ nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, nội dung, nguyên tắc,
phương pháp xây dựng đạo đức cách mạng và tránh được sự giáo điều,


14

máy móc, cảm tính, quy giản chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh vào một số nguyên lý, quy luật, phạm trù, nguyên tắc phương pháp
luận khô khan; học khơng đi đơi với làm, thậm chí nói mà khơng
làm... Qua đó, phịng và chống những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”, tự làm mất đi bản chất cách mạng, khoa học,
sức sống của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong thực tiễn.
* Phát động, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng của các phong trào
hành động cách mạng cho sinh viên
Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước đã ra khỏi tình trạng kém

phát triển và đang vươn mình mạnh mẽ trên con đường đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Cùng với những thành tựu
của đất nước, tình hình thanh niên có sự chuyển biến mạnh mẽ, đa dạng,
đa chiều. Nhiều xu hướng, nhu cầu mới trong thanh niên về học tập,
nghề nghiệp, việc làm, vui chơi giải trí địi hỏi tổ chức đoàn cần đổi mới
mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của thanh niên.
Đặc biệt, cần thiết kế và triển khai các phong trào hành động cách mạng
phù hợp để thơng qua đó phát huy, tập hợp, đoàn kết đoàn viên, thanh
niên thực hiện chức năng “trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên”.
Các phong trào hành động cách mạng như “Thanh niên tình
nguyện”, “Thanh niên xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”,
“Thanh niên lập nghiệp”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Tuổi trẻ sáng tạo”,
“Tiếp sức mùa thi”, “Sinh viên 5 tốt”, “Sinh viên với biển, đảo Tổ
quốc”; cuộc thi viết và sáng tác ca khúc “Sinh viên Việt Nam những câu
chuyện đẹp”, cuộc vận động “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu
chuyện đẹp”; các phong trào bảo vệ môi trường, thực hiện nếp sống văn
minh đô thị, đảm bảo trật tự đơ thị; các cuộc vận động qun góp ủng
hộ quần áo, sách vở cho gia đình, trẻ em có hồn cảnh khó khăn, khắc
phục hậu quả thiên tai; các hoạt động tình nguyện dài ngày các trung
tâm thương bệnh binh, các chương trình văn hố hè cho thiếu niên, nhi


15

đồng, xây dựng tủ sách tại các trường tiểu học, tổ chức các hoạt động
thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình liệt
sĩ… thực sự là những hoạt động truyền cảm hứng, không chỉ vun đắp
những tình cảm cao đẹp, đậm tính nhân văn, cảm thơng, sẻ chia của
sinh viên mà cịn tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong xã hội.
Triển khai các phong trào hành động cách mạng của Đồn là để

góp phần trực tiếp vào quá trình giáo dục, đào tạo thanh niên thành
những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”, vừa
“chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ kính u. Phong trào hành động
cách mạng của Đồn đã trở thành đặc trưng của tuổi trẻ, là phương thức
hữu hiệu để Đoàn thực hiện chức năng “trường học xã hội chủ nghĩa
của thanh niên”, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, thu hút
thanh niên rèn luyện, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Qua 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh cho thấy, các phong trào hành động cách mạng góp phần giáo
dục, hình thành một lớp thanh niên có niềm tin, lý tưởng cách mạng,
tham gia tích cực, sẵn sàng hy sinh trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Và qua các phong
trào hành động cách mạng, thanh niên trở thành chủ thể tích cực của
cơng cuộc đổi mới, tích cực thi đua học tập, lao động sáng tạo, khởi
nghiệp, tham gia phát triển kinh tế  - xã hội và hội nhập quốc tế, nâng cao
chất lượng cuộc sống cộng đồng; đồng thời, thanh niên được chăm lo,
ngày càng trưởng thành, phát triển toàn diện hơn, ngày càng hiểu rõ hơn,
tin tưởng và quyết tâm hành động để thực hiện lý tưởng cách mạng của
Đảng.
Cùng với học tập, việc tích cực tham gia các hoạt động này chính
là thể hiện một cách đầy đủ nhất, đậm nét nhất vai trị xung kích, những


16

việc làm thiết thực của sinh viên hướng đến cộng đồng, vì cộng đồng, vì
mái nhà chung; khơng chỉ đáp ứng nguyện vọng u nước, địi hỏi đích
thực và mong muốn cống hiến của tuổi trẻ mà còn tạo sức sống lâu bền
trong sinh viên, góp phần giáo dục lý tưởng cách mạng cho họ.

* Huy động và tăng cường sự tham gia của các tổ chức, cơ quan,
lực lượng liên quan về cơng tác giáo dục lý luận chính trị, trong đó có
giáo dục đạo đức cách mạng cho sinh viên trước những luận điệu xuyên
tạc, phản động để thiết thực đưa Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa
XII về "Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh" trở thành nhu cầu tự thân của mỗi sinh viên, với nhiều
hình thức và phương pháp đa dạng, phong phú. Bên cạnh đó, với sự phát
triển của khoa hoc cơng nghệ, việc sử dụng cơng nghệ tiên tiến mang tính
mơ phỏng như "công nghệ thực tại ảo" sẽ giúp sinh viên không cần đến
trực tiếp mà vẫn có thể tham quan, cảm nhận được một khơng gian mình
quan tâm cách xa hàng ngàn km. Thơng qua đó, mỗi sinh viên có điều
kiện, mơi trường để có thể trải nghiệm thực tế các khơng gian bảo tàng, di
tích lịch sử, cách mạng... một cách dễ dàng; từ đó đúc rút, chiêm nghiệm,
cảm nhận được hiệu quả những chân giá trị đạo đức cao quý mà bản thân
mỗi người cách mạng cần phải có, để nỗ lực, chủ động, tích cực trong học
tập, tu dưỡng, rèn luyện ở gia đình, nhà trường và xã hội, góp phần xây
dựng mơi trường văn hóa, đạo đức lành mạnh, tạo phong trào rộng rãi
trong từng lớp, từng khoa chuyên ngành, từng trường đại học, cao đẳng…
để nhân rộng trong xã hội. Cùng với đó, tăng cường giáo dục ý thức tự
giác của mỗi sinh viên trong quá trình tự rèn luyện đạo đức cách mạng
hằng ngày, thường xuyên, liên tục. Đồng thời, nâng cao ý thức về bản
lĩnh, lòng tự trọng của sinh viên khi tham gia các hoạt động trên không
gian mạng. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ
của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mạng xã hội, việc lợi dụng công


17

nghệ thông tin, mạng xã hội để chống phá cách mạng Việt Nam càng trở
nên tinh vi, phức tạp với mức độ nguy hiểm khó lường. Vì vậy, việc bảo

vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh chống lại những quan điểm sai
trái, thù địch trên mạng xã hội là nhiệm vụ vô cùng cấp bách hiện nay.
Kết hợp giữa kỹ năng tự bảo vệ và ý thức trách nhiệm trước tập thể, cộng
đồng khi tham gia không gian mạng để không chỉ cập nhật, sử dụng thông
tin đúng, chính xác mà cịn đảm bảo phản ánh đúng sự thật khách quan, có
chọn lọc, kiểm định, kiểm sốt chặt chẽ thơng tin của mình.


18

KẾT LUẬN
Quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng thật sâu sắc và
toàn diện, làn ngọn đèn, kim chỉ nam cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc hiện nay và trong tương lai. Đạo đức cách mạng khơng phải một sớm,
một chiều mà có, mà cần có q trình xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện lâu
dài, thường xuyên và liên tục. Sinh viên là thế hệ tương lai của nước nhà.
Xây dựng, bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ - trong
đó sinh viên là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.


19

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2011.
2. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
3. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009.
4. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc

lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
5. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc
lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện hội nghị lần thứ năm Ban
Chấp hành Trưng ương khóa VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.



×