Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

(Sáng kiến kinh nghiệm) giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên ở TTGDTX cẩm thủy bằng các hoạt động ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.13 KB, 20 trang )

1.Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Thanh niên là người chủ tương
lai của đất nước, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh mô ̣t phần lớn là do các
thanh niên"[1]. Đảng ta cũng từng khẳng định: "Sự nghiê ̣p của đất nước thành công
hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng với cô ̣ng đồng thế
giới hay không chủ yếu là do lực lượng thanh niên ngày nay quyết định . Dân tô ̣c
Viê ̣t Nam, sự phát triển của đất nước phu thuô ̣c vào viê ̣c bồi dưỡng, rèn luyê ̣n thế
hê ̣ thanh niên".[8]
Công cuô ̣c đổi mới của Đảng ta khởi sướng đã tạo điều kiê ̣n cho thanh niên
có cơ hô ̣i để học tâ ̣p, rèn luyê ̣n, phấn đấu và để tự khẳng định mình. Song bên cạnh
những chuyển biến tích cực đó là mă ̣t trái của cơ chế thị trường, đang len lỏi làm
suy thoái về đạo đức , mờ nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng của mô ̣t bô ̣
phâ ̣n thanh niên từ thành thị cho tới nông thôn . Hàng loạt các câu hỏi được đă ̣t ra?
Làm thế nào để thế hê ̣ thanh niên tương lai có thể đáp ứng với những yêu cầu của
Đất nước đă ̣t ra? Làm thế nào để họ có thể định hướng đúng, hình thành và rèn
luyê ̣n phẩm chất đạo đức trong nền kinh tế thị trường hiê ̣n nay? Làm thế nào để
những ảnh hưởng đó không làm suy giảm đi nguồn lực trẻ ...đang trở nên hết sức
cấp bách .
Trước tình đó Đảng ta đã xác định viê ̣c giáo dục đạo đức cho thế hê ̣ trẻ là
mô ̣t nhiê ̣m vụ quan trọng trong chiến lược phát triển con người Viê ̣t Nam toàn
diê ̣n.[8]
Trong những năm qua , công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở TTGDTX
Cẩm Thủy có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ, tuy nhiên công tác giáo dục
đạo đức cho ĐVTN còn nhiều bức xúc cần được quan tâm giải quyết, các biện pháp
giáo dục đạo đức được chú trọng, trong đó vai trị của tở chức Đoàn thanh niên.
Là mô ̣t cán bô ̣ Đoàn, đồng thời là giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, tôi
nhâ ̣n thấy học sinh ở TTGDTX Cẩm Thủy rất lười học nhưng lại rất thích tham gia
các hoạt đô ̣ng ngoại khóa như văn nghê ̣, TDTT. Thiết nghĩ nếu phát huy hết được
vai trò, sức mạnh của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thông qua các hoạt đô ̣ng ngoại
khóa, thì sẽ góp phần vào viê ̣c giáo dục đạo đức toàn diê ̣n cho học sinh ở TTGDTX


Cẩm Thủy.
Phạm trù đạo đức là mô ̣t phạm trù khá rô ̣ng và được thực hiê ̣n bằng nhiều
con đường, nhiều phương pháp khác nhau. Trong phạm vi này tôi chỉ mạnh dạn
nêu ra cách mà tôi đã làm trên cương vị của mô ̣t cán bô ̣ Đoàn trong công tác thanh
niên đó là : "Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên bằng các hoạt đô ̣ng


ngoại khóa’’. Với mong muốn thiết tha là tìm cho mình và đồng nghiê ̣p nhiều cách
đê giáo dục học sinh , giúp các em sau này lớn lên sẽ trở thành những người công
dân có ích cho xã hô ̣i.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài này là cách tổ chức các hoạt đô ̣ng ngoại khóa của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh .Thông qua hoạt đô ̣ng này sẽ giúp ĐVTN hiểu rõ hơn về vai
trò của tổ chức mình tham gia, đồng thời qua hoạt đô ̣ng này sẽ giúp cán bô ̣ Đoàn
tìm hiểu rõ hơn về đối tượng mà mình quản lý, giúp đỡ. Từ đó sẽ có những biê ̣n
pháp giáo dục phù hợp cũng như phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường, giáo
đục đạo đức cho học sinh ngay khi cịn ngời trên ghế nhà trường.
Tở chức các hoạt đơ ̣ng ngoại khóa cho ĐNTN chính là góp mô ̣t phần thực
hiê ̣n phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” chính
là cụ thể hoá phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”[4] trong giai đoạn hiện nay, là
giải pháp đột phá để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đặc biệt là giáo dục
đạo đức cho học sinh TT. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa học sinh và thầy,
cô giáo là tạo sự gắn kết giữa học sinh, thầy cô giáo, gia đình, nhà trường, làm
giảm đi những vấn đề bức xúc đang diễn ra hằng ngày trên lớp học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đoàn viên, thanh niên TTGDTX Cẩm Thủy trong suốt 2 năm học 2015 2016 và 2016 - 2017. Và phương pháp giáo dục đạo đức cho ĐVTV thông qua hình
thức của các hoạt động ngoại khóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luâ ̣n giáo dục và tài liê ̣u công tác Đoàn .
Trên cơ sở lý luận về mục tiêu của Luật giáo dục năm 2005[9], những kiến

thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản
hướng dẫn, chỉ thị của cấp trên, thông tư 58 của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh
giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh, quy định đánh giá, xếp lọai học lực,
đạo đức học viên TTGDTX ...
Tôi tiến hành nghiên cứu các hoạt đô ̣ng ngoại khóa phù hợp với lứa tuổicũng
như nô ̣i dung hoạt đô ̣ng của nhà trường vào các dịp 8/3; 26/3; 20/10; 20/11; 19/5.
Đồng thời các tài liê ̣u tâ ̣p huấn cho cán bô ̣ Đoàn cũng như các hoạt đô ̣ng của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh.
- Phương pháp khảo sát thực tế.
Dựa trên những tư liê ̣u về chuyên đề đã được nghiên cứu, tôi tiến hành khảo
sát đối tượng ĐVTN, đây là đối tượng khá phức tạp về tâm sinh lí, các em đang ở
đô ̣ tuổi" vị thành niên" '' muốn làm người lớn’' nên rất dễ thay đổi hành đô ̣ng của
2


mình. Do đó tôi tiến hành khảo sát sở thích, hoàn cảnh gia đình của từng đoàn viên,
thanh niên rồi mới lâ ̣p kế hoạch và triển khai, thực hiê ̣n.
- Phương pháp quan sát.
Là phương pháp mà cán bộ Đoàn sử dụng các giác quan để trực tiếp quan sát
học sinh thông qua các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí… từ đó hiểu và nắm bắt
được đặc điểm, khả năng, tính cách cụ thể của từng học sinh.
- Phương pháp tổng kết.
Sau khi triển khai thực hiê ̣n theo kế hoạch,tôi đã bám sát kết quả thu được.
Trên cơ sở đó điều chỉnh cách làm để phù hợp với nô ̣i dung nghiên cứu , rồi tổng
kết quá trình thực hiê ̣n.Từ đó có cơ sở đề xuất những biê ̣n pháp thực hiê ̣n cho
những hoạt đô ̣ng đoàn thể khác, nhằm nâng cao hơn nhâ ̣n thức của đoàn viên thanh
niên đối vói tổ chức Đoàn, giúp học sinh có đời sống tinh thần phong phú, tránh xa
các tê ̣ nạn xã hô ̣i, hoàn thiê ̣n nhân cách, đạo đức của mô ̣t người học sinh.
Ngoài ra tơi cịn sự dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác để bổ trợ cho
quá trình nghiên cứu sáng kiến.

2. Nô ̣i dung của sáng kiến kinh nghiê ̣m.
2.1. Cơ sở lí luâ ̣n của SKKN.
* Khái niêm
̣ về đạo đức.
Đạo đức là mô ̣t hình thái ý thức xã hô ̣i , mô ̣t trong những giá trị tinh thần mà
xã hô ̣i lại người sáng tạo ra. Đó là hê ̣ thống chuẩn mực, quan niê ̣m giá trị và
nguyên tắc được hình thành trong đời sống xã hô ̣i nhằm điều chỉnh hành vi của con
người, qua đó điều chỉnh mối quan hê ̣ giữa người này và người khác, giữa cá nhân
với xã hô ̣i, được thực hiê ̣n bởi niềm tin cá nhân, truyền thống, tâ ̣p quán và sức
mạnh của dư luâ ̣n xã hô ̣i.[3]
Theo tác giả Bandzelaz" Đạo đức là nô ̣i dung cốt yếu của tính cách con
người" sự khác nhau giữa nhân cách này hay nhân cách khác là khác nhau về đạo
đức. Và những phẩm chất đạo đức như lòng nhân ái , trung thành, dũng cảm được
khẳng định như giá trị, phẩm chất, nhân cách con người nói chung và thanh niên
nói riêng.
Đạo đức là mô ̣t giá trị bền vững, là chuẩn mực cơ bản và là thành phần của
nền tảng của sự phát triển và hoàn thiê ̣n nhân cách. Vai trò của đạo đức với sự phát
triển nhân cách con người đã khách quan hóa tầm quan trọng của giáo dục đạo đức
với sự phát triển nhân cách thanh niên.
* Giáo dục đạo đức.

3


Giáo dục đạo đức là quá trình tác đô ̣ng đến đối tượng giáo dục nhằm hình
thành ở họ ý thức, tình cảm , niềm tin, lý tưởng, hành vi đạo đức, đó là những phẩm
chất đạo đức cần thiết. Theo yêu cầu của xã hô ̣i trong từng giai đoạn hiê ̣n nay.[2]
Giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên là truyền lại cho thế hê ̣ trẻ
những giá trị đạo đức truyền thống . Đó là giáo dục lịng trung thành đới với Đảng,
hiếu với dân, u quê hương đất nước, có lòng vị tha,nhân ái, chính trực và bao

dung. Giáo dục đạo đức cho đoàn viên , thanh niên gắn chă ̣t với tư tưởng - chính
trị, giáo dục truyền thống và giáo dục bản sắc dân tô ̣c, giáo dục pháp luâ ̣t nhà nước
xã hô ̣i chủ nghĩa, cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử đúng đắn
trước những vấn đề của xã hô ̣i. Giúp thanh niên chống lại những tiêu cực về lối
sống.
* Vai trò của giáo dục đạo đức .
Thông qua giáo dục đạo đức, hình thành những xúc cảm, tình cảm, như tình
yêu quê hưong đât nuớc, yêu thưong con ngưịi, tơn trọng lao động. Chính những
tình cảm đạo đức là động lực thúc đẩy ĐVTN thực hiện những hành vi đạo đức, là
động lực làm tăng thêm sự phong phú, sâu sắc và tinh tế của thế giới nội tâm, thúc
đẩy con người vươn lên trong cuộc sống. Có đuợc tình cảm đạo đức là nguồn sức
mạnh tinh thần giúp thanh niên phấn đấu cho những giá trị Chân, Thiện, Mĩ.
* Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên.[1]
Khi nói đến thanh niên, Người đã đưa ra mô ̣t khái niê ̣m đầy hình ảnh: "Mô ̣t
năm bắt đầu từ mùa xuân, mô ̣t đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hô ̣i.’’Hồ Chí Minh cho rằng:" tuổi trẻ là lứa tuổi sống đô ̣ng nhất, mạnh mẽ nhất và
đẹp đẽ nhất của cuô ̣c đời".
Người quan niê ̣m đạo đức là sức mạnh, là đạo đức của người cách mạng, coi
đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước. Người cách mạng phải có đạo
đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiê ̣m vụ vẻ vang vì sự
nghiê ̣p dân tô ̣c và chủ nghĩa xã hô ̣i .
Cho nên những chuẩn mực đạo đức cách mạng đó là : Trung với nước, hiếu
với dân, yêu thương con người; Cần, Kiê ̣m, Liêm, Chính; Chí Công Vô Tư.
* Chức năng, nhiê ̣m vụ của đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường học. [7]
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy, là đội quân xung kích cách
mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguồn bổ sung lực lượng ưu tú cho Đảng, Nhà
nước và các đoàn thể xã hội;
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là trường học XHCN của thanh niên; là môi
trường lành mạnh để tập hợp đoàn kết, giáo dục, rèn luyện và phát triển nhân cách


4


toàn diện, định hướng lý tưởng cao đẹp của con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo cơ
hội, điều kiện cho thanh niên cống hiến trưởng thành;
Đoàn là người đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng
của tuổi trẻ; phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh; là lực lượng nịng cớt chính trị
trong phong trào thanh niên và trong các tổ chức thanh niên Việt Nam.
2.2. Thực trạng về giáo dục đạo đức cho đoàn viên, thanh niên ở TTGDTX
Cẩm Thủy.
- Đặc điểm tình hình.
TTGDTX Cẩm Thủy nằm trên địa bàn thi trấn Cẩm Thủy, năm học 20082009 Trung tâm được chuyển về cơ sở mới với những điều kiện vật chất đầy đủ
khang trang phục vụ cho việc dạy và học. Là đơn vị có đô ̣i ngũ đoàn viên thanh
niên khá ít, với khoảng 150 ĐVTN ( Năm học 2016-2017). Chủ yếu là con em các
dân tô ̣c Mường ,Dao, Kinh. Sinh sống chủ yếu là quanh khu vực sông Mã hoă ̣c
dưới các triền núi , triền đồi. Đa số các ĐVTN đều xuất thân trong những gia đình
nông nghiê ̣p, điều kiê ̣n kinh tế khó khăn, có rất nhiều học sinh đi học xa nhà, phải ở
nhà trọ. Hoă ̣c không có xe đi học phải đi nhờ với bạn nên ảnh hưởng không nhỏ
đến viê ̣c chuyên cần của các em.[6]
Mô ̣t thực tế cho thấy thanh niên ở các TTGDTX nói chung và TTGDTX
Cẩm Thủy nói riêng đầu vào thấp, nhâ ̣n thức về viê ̣c học là rất kém. Nhiều học sinh
bị bố mẹ bỏ rơi hoă ̣c đi làm ăn xa, có những học sinh là con mồ côi phải sống với
anh em họ hàng, nên viê ̣c phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục là rất
khó khăn chứ chưa nói là tham gia các hoạt đô ̣ng đoàn thể.[6]
Mô ̣t thực trạng đáng báo đô ̣ng đang diễn ra đó là nhiều học sinh vi phạm đạo
đức, sống buông thả, thiếu lý tưởng ngày mô ̣t gia tăng. Số đoàn viên ,thanh niên
hút thuốc lá, bỏ giờ, trốn tiết, nghiê ̣n game , sử dụng điê ̣n thoại trong giờ học ngày
mô ̣t nhiều gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục của nhà trường.[5]
Theo thống kê của BCH đoàn, năm học 2015-2016 số ĐVTN vi phạm ATGT
bị xử lý hành chính là 15 trường hợp, hầu hết là không đô ̣i mũ bảo hiểm hoă ̣c trở

quá người quy định khi tham gia giao thông. Có tới 5-6 vụ đánh nhau trong hoă ̣c
ngoài nhà trường.[6]Số ĐVTN vi phạm nô ̣i quy lớp học, nô ̣i quy của trường thì
ngày nào cũng có.
Nguyên nhân:
-Nguyên nhân khách quan.
Trong xu thế toàn cầu hóa, nên kinh tế nước ta đang dần từng bước chuyển
mình trong thời kỳ mở cửa. Cơ chế thị trường đang dần từng bước len lỏi vào mọi
lĩnh vực của đời sống xã hô ̣i, làm cho nhiều giá trị đạo đức ngày càng bị sói mòn .
5


Những mă ̣t trái của cơ chế thị trường đang làm xuất hiê ̣n nhiều tê ̣ nạn xã hô ̣i.
Trước những cám dỗ của đồng tiền đã làm cho rất nhiều ĐVTN xa ngã. Ngoài ra sự
buông lỏng của các cấp, các nghành về các hoạt đô ̣ng văn hóa, du lịch đã làm xuất
hiê ̣n nhiều tụ điểm văn hóa không lành mạnh ở gần trường học, như các quán
Chát, Game. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến viê ̣c nhiều ĐVTN trốn học, nghỉ
học, gây gổ đánh nhau, thâ ̣m chí vi phạm pháp luâ ̣t.
Mô ̣t số gia đình kinh tế khó khăn, chỉ lo kiếm sống, hay phải đi làm ăn xa
gửi con lại cho ông bà đã già hoă ̣c người thân nuôi dưỡng. Hay mô ̣t số ít gia đình
có "Con trai mô ̣t" nên nuông chiều con đáp ứng đủ vâ ̣t chất nhưng lại không để ý
đến đời sống tinh thần của con. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ ly hôn, cha rượu
chè, bê tha. Và phần lớn là thiếu hiểu biết về tâm sinh lý lứa tuổi, thiếu kiến thức
trong viê ̣c giáo dục,chăm sóc con cái.
-Nguyên nhân chủ quan.
*Về phía ĐVTN :
ĐVTN ở TTGDTX Cẩm Thủy đa số là không đủ điều kiện vào học ở các
trường THPT, hầu hết những đối tượng này yếu về kiến thức văn hóa, đồng thời
cũng có nhiều mặt hạn chế về việc rèn luyện và trau dồi đạo đức, hình thành nhân
cách [5] các em chưa thực sự coi trường học là “Nhà” của mình, chưa gắn bó, đoàn
kết với các bạn trong lớp, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn. Những

em hạnh kiểm trung bình, yếu là những em còn tham gia đánh nhau, bỏ tiết, vi
phạm nội quy của trường, lớp. Các em dành nhiều thời gian cho việc chơi bời
(game, facebook…) nhiều hơn là học tập và rèn luyện.
Qua thực tế cho thấy, các em còn chưa tự giác, chưa có ý thức đúng đắn
trong các hành vi hàng ngày của mình về phạm trù đạo đức. Sống chưa lành mạnh,
chưa có tinh thần giúp đỡ, tương trợ lẫn, không đoàn kết, kĩ năng ứng sử còn rất
yếu.
*Về phía giáo viên:
Giáo viên chủ nhiệm: Một số giáo viên chủ nhiệm chưa thực sự quan tâm
đến học sinh, khi giao tiếp với các em chưa thể hiện được lòng nhiệt huyết và sự
say mê của mình nên học sinh không phục, không nghe lời và không hợp tác với cô
giáo chủ nhiệm.
Về phía giáo viên bộ môn: Một số giáo viên bộ môn chưa nhiệt tình, chưa
thể hiện trách nhiệm của mình trong việc“Thông qua dạy chữ để dạy người”.
Không ít giáo viên day bộ môn còn tư tưởng “giáo dục ý thức đạo đức học sinh” là
việc của giáo viên chủ nhiệm. Thậm chí một sớ giáo viên bộ mơn cịn sử dụng
những ngun tắc cứng nhắc khi giáo dục học sinh, đôi lúc giáo viên bộ mơn cịn
áp đặt một cách máy móc quan điểm, cách nhìn nhận, xử lí của mình đối với học
6


sinh. Thậm chí vì nóng giận mà giáo viên bộ mơn cịn sử dụng những lời lẽ thiếu
tơn trọng, xúc phạm đến nhân cách và lòng tự trọng của các em gây ra sự bướng
bĩnh, chống đối, vô lễ…[5]
Trước thực trạng ấy, các hoạt đô ̣ng ngoại khóa của đoàn TN là vô cùng cần
thiết để giúp các em nhâ ̣n thức đúng về tổ chức mà mình tham gia, có cơ hô ̣i được
thể hiê ̣n những khả năng của bản thân như hát, múa , kể chuyê ̣n, diễn kịch... Và
hơn hết là các em sẽ được biết rút ra cho mình những bài học, ý nghĩa từ các hoạt
đô ̣ng đó, để rồi mỗi mô ̣t ĐVTN sẽ cố gắng hơn nữa trong học tâ ̣p, biết trau dồi
những kiến thức kĩ năng, biết bài trừ những thói xâú, phân biê ̣t những cái tốt, sẽ

hiểu được vì sao phải dũng cảm, phải nhân ái, bao dung, sống có lý tưởng, có mục
đích và hơn hết là lịng u Tở q́c, u Đất nước, u Q hương.
Trong quá trình thực hiê ̣n đề tài bản thân đã gă ̣p phải mô ̣t số thuâ ̣n lợi và khó
khăn nhất định:
- Thuâṇ lợi:
+ Bản thân là mô ̣t cán bô ̣ Đoàn, phụ trách các hoạt đô ̣ng ngoại khóa của trường,
nhiều năm làm công tác Đoàn nên cũng có mô ̣t số kinh nghiê ̣m khi tổ chức các hoạt
đô ̣ng ngoại khóa.
+ Giáo viên chủ nhiê ̣m lớp hỗ trợ nhiê ̣t tình trong việc xây dựng đề cương cũng
như thực hiện các chỉ tiêu thi đua đã đề ra
+ Sự đồng thuâ ̣n nhất trí cao của Ban giám đốc, hô ̣i cha mẹ học sinh.
+ Đoàn trường, đôn đốc kiểm tra thực hiê ̣n viê ̣c xây dựng đề cương của các lớp
đúng nô ̣i dung, đúng thời gian.
+ Cơ sở vật chất rộng rãi, khang trang, sạch đẹp đó là điều kiện tốt cho quá trình
học tập cũng như việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa của Đoàn thanh niên.
-Khó khăn:
ĐVTN ở TTGDTX Cẩm Thủy khá ít, lại ở xa điều kiê ̣n đi lại khó khăn,
nhiều em không thiết tha với các hoạt đô ̣ng đoàn thể, cũng có nhiều em yêu thích
nhưng lại không có thời gian vì phải phụ giúp bố mẹ kiếm tiền hoă ̣c làm các công
viê ̣c nhà. Hay bản thân mô ̣t buổi đi học, mô ̣t buổi phải đi làm thuê để nuôi thân.
Hay ý thức chăm lo việc học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa của các bậc
phụ huynh còn hạn chế.
Địa bàn huyện lại khá rộng nên cự ly di chuyển của nhiều ĐVTN cũng còn
xa đặc biệt là các em thuộc các xã Cẩm Long, Cẩm Yên, Cẩm Quý.
Cụ thể như sau: Số ĐVTN ở xã Cẩm Quý là: 30/150 ĐVTN; Cẩm Châu: 20/150;
Cẩm Long 15/150,Cẩm Yên : 10/150 ..vv. Những xã này cách trường học từ 10-15
7


km. Do đó việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho tất cả các ĐVTN trong nhà

trường cũng gặp không ít khó khăn.
Vì vâ ̣y khi thực hiện chuyên đề tôi phải xây dựng kế hoạch chi tiết ngay từ
đầu năm học, tham mưu xin ý kiến của BGĐ, phối hợp với GVCN và các đoàn thể
trong trường để triển khai kế hoạch. Là chuyên đề mới, lại thực hiê ̣n xuyên suốt
trong hai năm học nên phải theo sát ĐVTN để nhắc nhở, đô ̣ng viên, đă ̣c biê ̣t phải
tâ ̣p huấn cho các cán bô ̣ Đoàn của các chi đoàn về kĩ năng tổ chức các hoạt đô ̣ng
ngoại khóa. Hướng dẫn tỉ mỉ từng phần cũng như kịch bản, cách diễn kịch trên sân
khấu, cách kể chuyện và thể hiện giọng kể sao cho phù hợp và truyền cảm nhất.
2.3. Các hoạt động giáo dục đạo đức cho ĐVTN.
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động đến ĐVTN để hình thành cho họ một
ý thức, tình cảm, và một niềm tin đạo đức mà cái đích cuối cùng là tạo lập những
thói quen và hành vi đạo đức. Ở các TTGDTX hiện nay các hoạt động ngoại khóa
chưa được chú trọng hay tổ chức. Do một phần học sinh ở TTGDTX ít, lại thờ ơ
đối với việc học tập và các hoạt động đoàn thể, vì thế việc tổ chức các hoạt động
Đoàn thanh niên chỉ mang tính đơn điệu, năm nào cũng thế, ngoài các hoạt động
như văn nghệ( chủ yếu là hát), TDTT như : bóng đá , bóng chuyền, kéo co, làm báo
tường thì thực sự cũng chưa có hoạt động nào mang tính đột phá mới mẻ lạivừa có
tính giáo dục sâu sắc.
Là một cán bộ Đoàn, lại là giáo viên dạy Ngữ văn, tôi hiểu rất rõ tâm lí của
các em ở lứa tuổi này, nông nổi, bồng bột nhưng lại rất thích làm " người lớn". Chỉ
cần nói nặng hoặc trái ý là có ý nghĩ tiêu cực.Chỉ cần " khuyến khích"" động viên"
hay một lời khen tặng hay "được hướng dẫn" được" tôn trọng" là các em sẽ thay
đổi, sẽ nhiệt tình và hơn hết sẽ dần hoàn thiện nhân cách của bản thân. Vì vậy trong
năm học 2015-2016 và 2016- 2017, tôi đã xây dựng kế hoạch các hoạt động ngoại
khóa cho cả 3 khối 10, 11, 12 dưới2 hình thức chính :
1.Giáo dục thông qua các" Hoạt động ngoài trời" gồm: các hoạt động : "Thi
kể chuyê ̣n về Bác Hồ" vào dịp 20-11; "Chuyên đề văn học dân gian" vào dịp 26-3
và " "Truyê ̣n kể về những tấm gương anh hùng" vào những buổi chào cờ đầu tuần
kết hợp với các chuyên đề " nóng".
2. Giáo dục thông qua các "hoạt động trong nhà: gồm: "Tập huấn kỹ năng

giao tiếp" và "giáo dục bảo vệ môi trường"( kết hợp với giáo viên dạy mơn GDCD)
a.Tở chức các hoạt động ngoại khóa ngoài trời.
* Quá trình thực hiên:
̣
A. Thi kể chuyện về Bác Hồ.
1- Xây dựng kế hoạch:
8


Mỗi lớp chọn một câu chuyện kể có thật về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
để xây dựng thành một đề cương hoàn chỉnh, sau mỗi câu chuyện ĐVTN sẽ rút ra
đuợc ý nghĩa của câu chuyện, những việc mà mình sẽ học tập và làm theo từ Bác
rồi ghi lại vào cuốn sổ tay đoàn viên. BCH sẽ kiểm tra giám sát từng chi đoàn theo
việc mà mình đã đăng ký làm theo.
Địa điểm: Trên sân trường.
2. Góp ý xây dựng đề cuơng.
* Hướng dẫn các lớp đến thư viện tìm tư liệu, hình ảnh về cuộc đời sự nghiệp của
Bác, những câu chuyện kể về Bác.
* Hướng dẫn các lớp xây dựng đề cương hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
* Đề cương có đăng ký chỉ tiêu thực hành theo tấm gương đạo đức của Bác về đạo
đức nhân cách, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo gương của Bác một cách
cụ thể.
* Hướng dẫn các lớp chọn học sinh có giọng hát hay, sâu lắng,có khả năng diễn đạt
trước tập thể để chuyển tải nội dung câu chuyện đến người nghe.
* Đưa âm nhạc vào câu chuyện kể:
Để tạo sự thu hút và lắng đọng nơi ngưòi nghe, việc đưa âm nhạc vào trong
mỗi câu chuyện là hết sức cần thiết. Nội dung những bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi
Bác Hồ đựoc xen vào trong lúc kể gây đựoc hiệu quả cao, bởi âm nhạc đã góp phần
chuyển tải những tình cảm yêu thưong về Bác đến với người nghe.
* B. Chuyên đề văn học dân gian.

* Xây dựng kế hoạch
- BTC lên kế hoạch, kịch bản, thống nhất với Bí thư các chi đoàn chọn ra hai đội
( mỗi đội khoảng 5-6 thành viên). Rồi lên kế hoạch tập luyện với hai trích đoạn:
"Trích đoạn trong truyện cổ tích Tấm Cám" và trích đoạn trong truyền thuyết" An
Dưong Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ".(Có kịch bản chi tiết do BCH lựa chọn)
- Ngoài ra chọn một số học sinh có giọng hát hay để tham gia hát dân ca cùng với
các thầy cô trong nhà trường.
- Địa điểm : Trên sân trường .
* Kịch bản chi tiết: Chương trình "Chuyên đề Văn học dân gian" gồm 3 phần:
Phần 1: Văn nghê ̣ : Hát song ca dân ca " Bèo dạt mây trôi" và " Hoa thơm
bướm lượn"- Dân ca quan họ Bắc Ninh( Cô giáo với mô ̣t học sinh)
- Hát ru: Mẹ yêu con ( Mô ̣t cô giáo)

9


Phần 2: Phần thi kiến thức( dành cho khán giả) : Sẽ có 10 câu hỏi liên quan
đến Văn học dân gian, mỗi câu trả lời đúng sẽ được mô ̣t phần quà.
Câu hỏi 1: Văn học dân gian lưu truyền bằng phương thức này?
Câu hỏi 2: Là tác phẩm tự sự kể về những biến cố lớn lao có ý nghĩa lịch sử,
có tính chất cô ̣ng đồng? Đó là thể loại gì?
Câu 3: Sử thi Đăm Săn của dân tô ̣c nào? Ê ĐÊ; Ba Na; Mường, Thái.
Câu 4: Trong sử thi Đăm Săn, nhân vâ ̣t Đăm Săn đã chiến thắng Mtao-Mxây
bằng vật gì? A: Chày mòn, B: Miếng trầu, C: Cây smuk, D: Mái tóc.
Câu 5: Trong truyền thuyết An Dưong Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ. An
Dương Vương đã cầm gì xuống biển?
Câu 6: Bạn hãy điền từ còn thiếu vào câu ca dao sau:
" Làm trai cho đáng nên trai
Khom lưng chống gối gánh hai hạt....
Câu 7: Tục ngữ thể hiện điều gì?

A. Trí tuệ dân gian
B. Tiếng nói trữ tình dân gian;
C Tri thức bách khoa dân gian.
D. Triết lí dân gian.
Câu 8: Trong những hình ảnh sau, hình ảnh nào chỉ người ra đi?
A. Bến nuớc

B. Con đò

C. Cây đa

D. Sân đình.

Câu 9: Cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám bị hoá kiếp mấy lần? hãy kể
tên những lần hoá kiếp của Tấm?
Câu 10: Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc loại truyện gì?
A. Truyện cổ tích thần kỳ
B. Truyện cổ tích về loài vật?
Phần 3: Diễn trích đoạn " Tấm Cám " và trích đoạn" An Dưong Vưong và
Mị Châu - Trọng Thuỷ.
( Lưu ý : Đây là phần trọng tâm của chương trình nên phần văn nghệ tùy
thuộc vào thời gian, thời tiết mà tổ chức xen kẽ)
Phần 4: Văn nghệ " hát dân ca " Ngưòi ơi ngưòi ở đừng về"10


Cũng như thi kể chuyện, phải có âm nhạc để tạo nên sự lắng đọng đới với
ngưịi nghe , đờng thời tạo nên những cao trào và hiệu quả trong vở diễn .
C. Sinh hoạt dưói cờ
- Sinh hoạt theo chuyên đề.
* Xây dựng kế hoạch: Cứ hai tuần một lần, sau mỗi tiết chào cờ, BGĐ sẽ

dành thời gian cho Đoàn thanh niên là 10-15 phút để giáo dục cho ĐVTV về
những chuyên đề "nóng" nhất hoặc thông qua những câu chuyện về những anh
hùng có thật trong lịch sử nước nhà.( BCH sẽ phối hợp với GV lịch sử để cung cấp
tài liệu)
Căn cứ vào kế họạch hoạt động của BCH đoàn nhiệm kì 2016-2017, tôi xây
dựng kế hoạch, cụ thể như sau:
Thời gian

Nội dung

Tháng 10 Chủ đề : "Bạo lực học đường
Nhân vật : "Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại"
Tháng 11 Chủ đề : Truyền thống "Tôn sư trọng đạo"
Nhân vật : "Đại Tướng Võ Nguyên Giáp"

Người thực
hiện
P. bí thư Đoàn:
Vũ Thị Nguyêṭ
1.P.bí thư Đoàn
2.Cao Bá Sơn GV lịch sử

Tháng 12 Chủ đề: "Thanh niên với an toàn giao thông"

Tháng 1

Bí thư Đoàn:

Nhân vật: "Nữ anh hùng Võ Thị Sáu"


Nguyễn Cường

Chủ đề : Sức khoẻ sinh sản vị thành niên

1.Đỗ MạnhHùng-GV

Nhân vật: Anh hùng Lê Lợi

2.P.Bí thư Đoàn

Tháng 2

Chủ đề : Tình yêu học trò và những hiểu biết về Phó GĐ TT HIV/AIDS.
Lê Mạnh Hùng.
Nhân vật: Anh hùng " Trương Công Man"

Tháng 3

Chủ đề : Truyền thống vẻ vang của đoàn TNCS Hồ Chí P. Bí thư Đoàn
Minh
Vũ Thị Nguyêṭ

Tháng 4

Chủ đề : Thanh niên lập thân, lập nghiệp.

P. Bí thư Đoàn

Nhân vật : Gương một số thanh niên làm kinh tế giỏi.


Vũ Thị Nguyêṭ

11


Tháng 5

Chủ đề : Thanh niên với phong trào xung kích, tình Bí thư Đoàn
nguyện và xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Nguyễn Cường

b. Tổ chức các hoạt động trong nhà.
* Hoạt động " Tập huấn kỹ năng giao tiếp cho ĐVTN"
- Địa diểm: Tại phòng học có máy chiếu.
- Cách thức : Từng khối lớp
- Thời gian : Sáng thứ 7 hàng tuần.
- Nội dung tập huấn:
Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập, ứng phó với các tình h́ng cuộc
sống:
- Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở nhà và ở nơi công cộng;
- Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kìm chế thói hư tật xấu, sở thích cá nhân;
- Biết phân biệt hành vi đúng - sai, phòng tránh tai nạn;
- Kỹ năng trình bày ý kiến, diễn đạt, thuyết trình trước đám đông;
- Kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu như động đất, sóng thần, bão lũ; kỹ năng
ứng phó với tai nạn như cháy, nổ...;
- Kỹ năng ứng phó với tai nạn đuối nước;
- Kỹ năng sớng cịn là những kiến thức về giới tính, chống lại sự cám dỗ từ tệ nạn
xã hội, chống xâm phạm tình dục;
- Kỹ năng ứng phó với một tình huống bạo lực trong học sinh (khi tình trạng bạo
lực trong học sinh thường xảy ra), …..

Những kỹ năng như "Ứng phó một tình huống bạo lực trong học sinh";
"chống xâm hại tình dục"; "chống lại sự cám dỗ từ các tệ nạn xã hội"; "ứng phó với
tai nạn đuối nước";"ứng phó với biến đổi khí hậu, động đất, sóng thần, bão lũ, cháy
nổ".Tôi chiếu trên máy chiếu những clip thực tế được tôi chọn lựa từ mạng
Internet, bản thân các ĐVTN sẽ đưa ra những thảo luận ý kiến về những clip đó rồi
tự rút ra bài học cho mình.
Còn những bài học còn lại sẽ được học từ thực tế .Ví dụ: Với kỹ năng trình
bày trước đám đông tôi ra nhiều chủ đề để mỗi người tự lựa chọn, viết thành bài
hoàn chỉnh sau đó lên trình bày. Sau mỗi một bài thuyết trình cả lớp sẽ nhận xét,
cuối cùng tôi sẽ đánh giá và tổng hợp lại. Hay mỗi ĐVTN sẽ phải tập chào lế phép
ở nhà và nơi công cộng theo những tình huống mà tôi đưa ra như: khi gặp người

12


già, gặp người thân ở nơi công cộng, hay sử sự như thế nào trong tình huống có bạn
rủ đi chơi game mà bản thân không muốn đi...
Trong lúc giải lao hoặc thấy căng thẳng tôi tổ chức một số trò chơi tập thể tại
phòng hoặc mở nhạc cho các em nghe.
2.4 Kết quả đạt đuợc.
Qua hai năm triển khai và thực hiện chuyên đề sáng kiến "Giáo dục đạo đức
cho ĐVTN ở TTGDTX Cẩm Thuỷ qua các hoạt động ngoại khoá" đã gặt hái được
những thành công nhất định. Các hoạt động ngoại khoá đã có sức lan toả tới tất cả
các chi đoàn, tới các ĐVTN trong nhà trưịng ở cả ba khới lớp. Các ĐVTN đã thật
sự hịa mình vào trong khơng gian của văn học dân gian , không khí của những câu
chuyện cổ tích thấm đẫm chất nhân văn. Bản thân tôi cũng là một giáo viên dạy
môn Ngữ văn, tôi thấy các em yêu thích học môn văn hơn cũng như tìm hiểu các
câu chuyện cổ tích, giờ học trở nên hứng thú hơn bao giờ hết.
Chuyên đề đã tạo ra một phong trào thi đua sôi nổi đến từng cá nhân, mỗi
một ĐVTN đều có một cuốn sổ kế hoạch đựoc xây dựng chu đáo, tỉ mỉ về những

công việc hàng ngày của mình, cũng như những nhận thức, bài học về tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các câu chuyển kể về người.
Những kết qủa đạt đựoc:
* Có 6/6 chi đoàn đăng ký tham gia hội thi đạt 100% chỉ tiêu đề ra.
* 6/6 chi đoàn cam kết không vi phạm an toàn giao thông, tránh xa các tệ nạn
xã hội, không buôn bán, tàng trữ các chất ma túy..
* Học tập văn hóa: Các lớp hoàn thành các chỉ tiêu mà lớp đã đăng ký về giờ học
tốt, ngày học tốt.
* Lao động, vệ sinh môi trường : 6/6 Chi đoàn cam kết giữ gìn vệ sinh mơi
trưịng sạch đẹp, tham gia xây dựng các công trình thanh niên...
* Thực hành tiết kiệm chống lãng phí: Theo gương Bác toàn trường đã sôi nổi ra
quân trong phong trào làm sạch môi trường và kế hoạch nhỏ. Phong trào này đã trở
thành hoạt động truyền thống mang ý nghĩa giáo dục về tính tiết kiệm và thực hành
tiết kiệm chống lãng phí theo gương Bác một cách cụ thể nhất.
Đa số ĐVTN phần nào đã biết tắt quạt, tắt đèn, sau khi tan học, giữ gìn sách
vở cẩn thận hoặc góp vào "tủ sách tình nguyện" của Đoàn trưòng.
Sử dụng và phân bố thời gian hợp lý cho việc học, việc chơi, việc sinh hoạt
đê không lãng phí thời gian vào các trị chơi vơ bở.
* Đạo đức : Đã có sự chuyển biến rõ rệt.

13


Trong 2 năm học từ 2015-2016, từ 2016-2017 toàn trừờng không có ĐVTN vi
phạm luật ATGT, nhất là số lượng học sinh cá biệt hầu như giảm hoặc các em hoàn
toàn tiến bộ. Giảm hiện tượng nói tục, chửi bậy, khơng cịn ĐVTN hút th́c lá gần
như tuyệt đới. Những kết quả trên đều đã được ghi nhận qua thực tế của các phong
trào thi đua của nhà trường hằng kỳ, hằng năm. Việc vi phạm nội quy trường, nội
quy lớp học đã được kéo giảm đáng kể - các em lễ phép với thầy cô, người lớn tuổi,
thân ái, chia sẻ với bạn bè, người thân. Có tinh thần tương thân tương ái, lá lành

đùm lá rách bằng những việc làm cụ thể và đầy ý nghĩa như "Tết đầm ấm". Trong
hai năm đã có 24 xuất quà đựoc trao đến tận tay các bạn ĐVTN có hoàn cảnh khó
khăn và còn rất nhiều các việc làm ý nghĩa khác.
Truyền thống yêu nước, chống ngoại sâm, sẵn sàng hy sinh vì tổ quốc được
ĐVTN thấm nhuần qua những việc làm thiết thực, những hành động cụ thể như :
*6/6 chi đoàn treo ảnh Bác, ảnh Đại tướngVõ Nguyên Giáp và anh hùng
Trương Công Man ( Người con của Đất Cẩm Thủy).
*100 % các ĐVTN tham gia viết bài về cuộc thi " Tôi yêu tổ quốc tôi" và cuộc
thi " Lịch sử đảng bộ huyện Cẩm Thủy" do Tỉnh Đoàn và Huyện Đoàn phát động.
Qua những chủ đề mà tôi đã truyền đạt, tôi thấy có những tác động không
nhỏ tới nhận thức của các ĐVTN. Có nhiều học sinh tâm sự với tôi rằng " Bây giờ
thì em đã hiểu vì sao lại không nên yêu sớm và quan hệ tình dục trước hôn nhân"
Hay "em sẽ chọn một nghề theo năng lực của bản thân sau khi tốt nghiệp. Hay"hè
này em sẽ tham gia các phong trào tình nguyện ở địa phưong"vv. Có nhiều đoàn
viên nam nói rằng " Sau này em sẽ đi bộ đội để noi gương các anh hùng rồi mới đi
làm sau"
Đó là những tín hiệu cho thấy sự thay đổi trong nhận thức của ĐVTN sau khi
tham gia các hoạt động ngoại khoá.
*Những kinh nghiệm rút ra khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
- Khi thực hiện đề tài phải thực hiện nghiêm túc, xuyên suốt có chiều sâu.
- Theo sát ĐVTN để động viên và hỗ trợ, hướng dẫn ĐVTN cách thể
hiện đề tài, cách trình bày, cách kể chuyện, diễn kịch, phối hợp thật chặt chẽ
với giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời xin ý kiến chỉ đạo và sự giúp đỡ kịp
thời của Ban Giám Đốc từng lúc, từng giai đoạn, khen thưởng các cá nhân,
tập thể thực hiện đúng tiến độ thời gian thực hiện đề tài, có đánh giá, nhận xét
rút kinh nghiệm, cụ thể sau mỗi phần dự thi của ĐVTNịa
- BCH Đoàn TNCS Hờ Chí Minh lên kế hoạch cụ thể về thời gian , địa
điểm, hình thức thực hiện ngay từ đầu năm để triển khai tới tất cả các chi đoàn
thực hiện một cách nghiêm túc.


14


3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
a. Kết luận:
Qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy rằng giáo dục đạo đức cho ĐVTN
thành công hay thất bại, phải kết hợp nhiều phương pháp một cách biện chứng, phù
hợp với từng đối tượng học sinh và cịn phụ thuộc vào nhiều ́u tớ khác nữa.
Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bất kỳ một phương pháp
giáo dục nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “Con người” và Mác đã khẳng định: “
Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tởng hịa những quan hệ xã hội”.
Các hoạt động ngoại khoá tuy là rất phù hợp để gíáo dục đạo đức ĐNTN ở các
TTGDTX, xong ta cũng không nên vận dụng trong một thời gian dài mà phải thay
đổi để phù hợp với tình hình thực tế ở đơn vị , theo từng chủ đề năm học.
Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp
với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh,…
Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các
phong trào khác, những hoạt động khác, đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa nhà
trường với cha mẹ học sinh. Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, các
đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã hội cùng giáo
dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện.
b. Kiến nghị:
Trong đợt vận động hưởng ứng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hờ
Chí Minh, Phịng Giáo Dục, Sở Giáo Dục cũng có phát động và tổ chức hội thi
nhưng chỉ dừng lại ở đối tượng là giáo viên mà chưa tở chức cho học sinh. Thiết
nghĩ Phịng Giáo dục, Sở Giáo dục nên tạo điều kiện cho ĐVTN các trường gặp
nhau qua hội thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đấy chính là động
lực góp phần chuyển biến nhận thức về cách sống, cách học tập của ĐVTN về đạo
đức, phong cách, tác phong, tư tưởng của Người.
ĐVTN ở TTGDTX Cẩm Thủy nói riêng và các trường THPT nói chung đang

ở lứa tuổi trưởng thành nên tâm lí, nhâ ̣n thức luôn có sự thay đổi. Vì vâ ̣y trước khi
giáo dục đạo đức cho các em thì bản thân mỗi giáo viên phải luôn là tấm gương
sáng về đạo đức và nghiê ̣p vụ.
Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tế làm công tác Đoàn của
bản thân. Vì thời gian có hạn nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Đặc biệt là các biện pháp đua ra chưa có tính khả thi cao
nhưng ít nhiều đã cải thiện được thực trạng đạo đức ĐVTN hiện nay ở đơn vị tôi
công tác. Kính mong sự nhận xét, góp ý chân thành từ phía quý thầy cô để đề tài trở
nên hoàn thiện hơn nữa nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của
công tác giáo dục đạo đức cho ĐVTN trong thời gian tới.
15


Xin trân trọng cảm ơn./

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỎNG ĐƠN VỊ

Thanh hoá ngày 19 tháng 5 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người thực hiện

Vũ Thị Nguyệt

MỤC LỤC
16


1. Mở đầu:


Trang

1.1 Lí do chọn đề tài............................................................................................

1

1.2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................2
- Phương pháp nghiên cứu lý luận giáo dục và tài liệu công tác Đoàn....................2
- Phương pháp khảo sát thực tế................................................................................2
- Phương pháp quan sát............................................................................................3
- Phương pháp tổng kết...........................................................................................3
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1 Cơ sở lí luận...................................................................................................... 3
* Khái niệm về đạo đức.......................................................................................... .4
* Giáo dục đạo đức...................................................................................................4
* Vai trị của giáo dục đạo đức đới với ĐVTN.........................................................4
* Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên.......................4
* Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong trường học..............4
2.2 Thực trạng về giáo dục đạo đức cho ĐVTN ở TTGDTX Cẩm Thủy.
- Nguyên nhân : Khách quan - chủ quan............................................................. .5-6
- Thuận lợi- khó khăn............................................................................................. 7
2.3 Các hoạt động giáo dục đạo đức cho ĐVTN .
* Các hoạt động ngoài trời.................................................................................... 8
A. Thi kể chuyện về Bác Hồ....................................................................................8
B. Chuyên đề Văn học dân gian.............................................................................. 9
C. Sinh hoạt dưới cờ "Câu chuyện về những người anh hùng" và "các chuyên đề
nóng".................................................................................................................... 11

* Các hoạt động trong nhà.
- Tập huấn "kỹ năng giao tiếp, hòa nhập,ứng phó với các tình huống cuộc sống". 12
2.4 Kết quả đạt được............................................................................................13
17


3. Kết luận và kiến nghị.
- Kết luận................................................................................................................14
-Kiến nghị............................................................................................................. 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


********
[1]. Hồ Chí Minh ( 1980) Về giáo dục thanh niên. Nxb Sự thật.
[2] Bàn về Thanh niên: Hồ Chí Minh ( 1980). NXB Thanh niên.
[3]. Ang ghen- Mac- Lê Nin - NXB Sự thật: Bàn về Thanh niên.
[4]. Kế hoạch 307/KH-BGD ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về phát triển phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013..
[5] Báo cáo chính trị của TTGDTX Cẩm Thuỷ tại Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ
2015-2020.
[6] Báo cáo công tác Đoàn của BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TTGDTX
Cẩm Thuỷ tại đại hội Đoàn năm học 2015-2016; 2016-2017.
[7]. Kế hoạch công tác Đoàn thanh niên của BTV Huyện Đoàn Cẩm Thuỷ
năm 2016-2017.
[8]. Đảng cộng sản Việt Nam (2006) -Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X.NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
[9] Luật giáo dục 2005.


19


20



×